Chuyện gia đình vị Tổng thống nghèo nhất thế giới
Tổng thống Hamid Karzai của đất nước Afghanistan chỉ được trả lương có 350
bảng Anh/tháng (khoảng 10.500.000 đồng VN). Số tiền này cao gấp 5 lần thu nhập
bình quân đầu người của đất nước Trung Đông này, nhưng lại quá lép vế khi so
với lương của nhiều nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Theo công bố, hiện tại, Tổng
thống Mỹ Barack Obama kiếm được 270.000 bảng Anh/năm, còn Thủ tướng Anh
David Cameron được 142.500 bảng Anh. Theo bảng kê khai tài sản cá nhân, ngoài
lương ra ông Hamid Karzai còn có chưa đầy 13.500 bảng Anh trong ngân hàng và
không có mảnh đất hay bất động sản nào. Tài sản của ông Karzai được Ủy ban
Giám sát và Chống tham nhũng Afghanistan công bố. Từ công bố này, ông Hamid
Karzai nhanh chóng được báo chí gán cho tên gọi nửa đùa nửa thật là vị Tổng
thống nghèo nhất thế giới.
Di sản hoàng gia
Hamid Karzai sinh ngày 24/12/1957 tại Karz, một ngôi làng nhỏ ở phía nam
Afghanistan. Sự ra đời của ông là lời chào của một sinh linh vương giả, bởi dòng họ gia
đình Karzai thuộc về thị tộc Populzai, những người cai trị đất nước này trong hơn 600
năm. Thị tộc Populzai là một phần của bộ lạc Pashtun, đây là nhóm người Hồi giáo lớn
nhất ở Afghanistan, số lượng lên tới nửa triệu người. Cha của Karzai là Chủ tịch Hội
đồng nhà nước dưới thời vua Mohammed Zahir Shah (1914–; cai trị từ 1933–73); cha
của ông có vai trò như một Thượng nghị sĩ trong Nghị viện của nhà vua. Karzai có 7
anh chị em – 6 anh em trai và một chị gái – 5 trong số này sống ở Hoa Kỳ, ở đó họ làm
chủ một hệ thống khách sạn của người Afghanistan có tên là Helmand.
Mặc dầu trải qua phần lớn những năm tháng đầu đời ở Kandahar, Karzai gia nhập
trường trung học ở Kabul, thành phố thủ đô của Afghanistan. Sau đó, ông theo học
trường Habibia ở Kabul, tại đây, ông đã giành được bằng cử nhân về Khoa học Chính
trị. Năm 1979, do những biến động chính trị, toàn bộ gia đình Karzai rời khỏi
Afghanistan và định cư ở Quetta, Pakistan. Trong khi đó, Karzai tiếp tục con đường
nghiên cứu Khoa học Chính trị của mình ở trường Đại học Himachal Pradesh tại Simla,
Ấn Độ.
Năm 1985, anh sinh viên chăm chỉ Karzai có chuyến đi tới Paris, Pháp, để nghiên cứu
về Báo chí ở Ecole Superieure. Vào tuổi 28, nhà ngoại giao tương lai đã thành thạo 7
ngôn ngữ với những bằng cấp, chứng chỉ chuyên nghiệp ấn tượng.
Trong những năm tháng sống lưu vong, Karzai vẫn tiếp tục gắn bó mật thiết với quê
nhà. Trong khi sống ở Pakistan, ông là người lãnh đạo Mặt trận Tự do Quốc gia của
người Afghanistan. Năm 1989, đất nước Afghanistan ở trong tình cảnh hỗn loạn. Rất
nhiều phe phái đấu tranh để giành quyền điều khiển chính phủ Afghanistan, và năm
1992, một liên minh các nhóm Hồi giáo với tên gọi Liên minh bảy đảng ra đời,
Burhanuddin Rabbani (1940–) được bầu làm Chủ tịch lâm thời của Hội đồng Hồi giáo.
Nếu ông Karzai được bầu làm Tổng thống vào mùa thu, như mong đợi, thì vợ ông có lẽ
sẽ bắt đầu tiểu sử của mình giống như những “bản sao” rực rỡ khác trong thế giới Hồi
giáo như Suzanne Mubarak của Ai Cập hay Asma Assad của Syria, những người đã
vận động cho quyền được lái xe, ly hôn hoặc du lịch nước ngoài của người phụ nữ mà
không cần sự cho phép của chồng họ.
Năm 1999, đám cưới của Tổng thống diễn ra khi ông Karzai đã ở tuổi ngoài 40, bởi
tuổi trẻ ông đã dành hết cho những cuộc chiến tranh. Phu nhân vẫn luôn dành thời gian
cho các chiến dịch của mình, dẫu cho ranh giới của nhà họ trong cung điện cũ ở Kabul
và trong sự giới hạn của văn hóa đã ngăn cản bà có các mối liên hệ với những người
đàn ông không có họ hàng với bà. Tuy vậy, gần như hàng ngày, bà đều đón nhận những
vị khách nữ, từ những người đàn bà thất học ở nông thôn cho tới các bác sĩ và các trí
thức đến từ thành thị.
“Họ nói với tôi họ muốn trường học, bệnh viện và một cuộc sống tốt hơn cho gia đình.
Tôi nói với họ rằng điều đó sẽ xảy ra, chỉ cần có thời gian thôi” – bà kể.
Tổng thống Karzai và phu nhân Zenat Quraishi Karzai rất hiếm khi xuất hiện cùng nhau
trước công chúng. Đây là một điều bình thường ở quốc gia có truyền thống nam giới
nắm quyền chi phối như Afghanistan. Hai người đính hôn cuối năm 1998 và làm lễ
cưới sau đó một năm.
Trước đây bà Zenat làm bác sĩ trong các bệnh viện chuyên chữa trị cho người
Afghanistan và phục vụ trong một số trại tị nạn của người Afghanistan ở thành phố
Quetta, tây nam Pakistan. Chính tại đây bà đã lần đầu tiên gặp ông Karzai, người sau
này trở thành Tổng thống đầu tiên của Afghanistan thời hậu Taliban.
Đệ nhất phu nhân lặng lẽ
Trong lần trả lời phỏng vấn đầu tiên với tư cách đệ nhất phu nhân, bà Zenat Karzai, phu
nhân Tổng thống Afghanistan không tiết lộ gì về đời tư mà chỉ nói về việc bầu cử và
văn hóa. Đệ nhất phu nhân Afghanistan bí ẩn đến nỗi hầu hết người dân Afghanistan,
nếu có biết đến sự tồn tại của bà, cũng thậm chí không biết tên của bà là gì. Zenat
Karzai sống một cuộc sống ẩn danh, bà thường tự đi siêu thị một mình ở Kabul trong
khi chồng bà đi đâu cũng kè kè 16 vệ sĩ người Mỹ và hiếm khi rời khỏi thủ đô vì nỗi sợ
bị ám sát. Báo chí nước ngoài miêu tả rằng để ra ngoài dinh, ông Karzai thường sử
dụng trực thăng. Còn trong trường hợp phải đi oto, các con đường quanh đó sẽ phải
chịu lệnh cấm trong hàng vài trăm cây số để tránh trường hợp bị quân khủng bố tấn
công.
Phu nhân Zeenat Quraishi
An ninh chung quanh ngôi nhà của Tổng thống Karzai luôn được thắt chặt, những ai ra
vào phải đi qua 4 điểm kiểm tra an ninh, hai lần khám người và một lần yêu cầu nhập
mật mã. Bên ngoài hàng rào cảnh sát, trong một căn phòng đầy ánh nắng, có một phụ
nữ xinh đẹp và nói năng lưu loát, người sở hữu mái tóc đen nhánh dưới chiếc chăn
choàng màu đỏ, nước da màu oliu và đôi mắt sáng.
Hai năm sau khi đến Kabul, bà dần dần nổi bật trong hình ảnh một nhân vật của công
chúng bên cạnh người chồng đầy sức lôi cuốn của mình, người sẽ dẫn dắt Afghanistan
vào những cuộc tuyển cử dân chủ đầu tiên trong gần 40 năm.
Bà Karzai vốn là một bác sĩ phụ khoa chuyên nghiệp, bà là người luôn khuyến khích sự
tiến bộ của nữ giới trong sự nghiệp. Trong một cuộc gặp gỡ giữa các đệ nhất phu nhân
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ở Pakistan, bà đã phát biểu trước hội thảo về cuộc
sống của những phụ nữ Afghanistan đã và đang được cải thiện kể từ sau khi lực lượng
Taliban suy sụp năm 2001.
“Mọi người không được biết nhiều về chúng tôi. Nhưng chúng tôi phải đi từng bước
nhỏ. Chúng tôi đã trải qua nhiều năm chiến tranh và đó là một thứ văn hóa thủ cựu.
Chúng tôi không thể đi trước chính mình nếu không thì chúng tôi sẽ xúc phạm người
khác”. – bà tự nhận.
Sự xuất hiện đầu tiên trước công chúng có phần lặng lẽ của bà Karzai khôn khéo hơn
cựu hoàng Zahir Shah, hăm hở đến hấp tấp cái sự Âu hóa, đã bỏ mạng che mặt vợ mình
trước công chúng vào cuối những năm 1950 và đã phải gánh chịu sự phẫn nộ của
những người bảo thủ.
Bà Karzai khẳng định bà không quan tâm tới những hạn chế trong cuộc sống của mình,
mặc dù chúng đồng nghĩa với việc bà sẽ phải từ bỏ công việc bác sĩ phụ khoa ở Quette,
bên kia biên giới Pakistan. Bà vẫn đọc các tài liệu y học để thư giãn sau một ngày vất
vả, trong khi ông Karzai chơi tennis trong vườn nhà. Họ là một cặp đôi sùng đạo Hồi và
bà vẫn mang chiếc khăn trùm đầu truyền thống.
“Đây là cuộc sống mà tôi đã chọn. Tôi muốn được ở Afghanistan, và không bao giờ
muốn rời đi”, bà nói. Đệ nhất phu nhân cũng muốn giúp đỡ phụ nữ Afghanistan nhưng
có phần bối rối vì vị trí của mình. “Tôi muốn mở một phòng khám ở đây, điều đó sẽ
thật tuyệt vời. Nhưng khi bạn trở thành phu nhân Tổng thống thì cuộc đời của bạn phải
khác. Thay vào đó, tôi muốn giúp đỡ xã hội Afghanistan trên một tầng mức vĩ mô,
không chỉ trong lĩnh vực y học mà còn trong các lĩnh vực giáo dục và tuyển cử quốc
gia. Tôi muốn giáo dục mọi người về trách nhiệm công dân của họ.”
Bà tiếp: “Cuộc sống đối với phụ nữ Afghanistan đã có những cải thiện trong hai năm
gần đây. Giờ đây, họ có thể kiếm tiền bằng cách dệt thảm hoặc lát đường phố ở Kabul.
Dưới thời Taliban, chúng tôi không thể đến trường. Dù bây giờ vẫn chưa phải hoàn hảo
nhưng mọi thứ sẽ được cải thiện thêm. Giáo dục là vấn đề then chốt. Nếu phụ nữ được
giáo dục và đàn ông được giáo dục, họ có thể có một cuộc sống bình thường”.
Bà Karzai là con gái của một công chức ở Kandahar, đã chuyển tới Quetta cùng gia
đình bà năm 1993 để trốn chạy khỏi cuộc nội chiến. Bà đã tốt nghiệp Đại học Kabul và
bắt đầu hành nghề y ở Pakistan. Gia đình bà đã vượt biên cùng với một người cô và
mấy người họ hàng khác: “Chúng tôi không biết điều gì có thể xảy ra với mình. Chỉ có
Thánh mới che chở được cho chúng tôi”.
Zenat Quraishi Karzai là một phụ nữ thuộc dân tộc Pashtun, năm nay 39 tuổi. Bà sống
với chồng và con trai trong dinh Tổng thống. Con trai của hai người sinh năm 2007,
được đặt tên là Mirwais Karzai, Mirwais được chính ông Karzai giải thích nghĩa là Ánh
sáng trong ngôi nhà. Tên cậu con trai của vợ chồng Tổng thống Afghanistan được đặt
theo Mirwais Khan, một tiểu vương người Pashtun từng cai trị tại Kandahar hồi thế kỷ
18. Ông Hamid Karzai cũng xuất thân từ vùng Kandahar và thuộc sắc tộc Pashtun, cộng
đồng người lớn nhất tại Afghanistan. Sau khi “tiểu hoàng tử” của Afghanistan chào đời,
phát ngôn viên của Tổng thống cho biết: “Tổng thống Karzai đã cầu nguyện để con trai