Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIẤ THÀNH SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.69 KB, 12 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dõn
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN
THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIẤ THÀNH SẢN
PHẨM
3.1. Nhận xét và đánh giá chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH Phương Nam
3.1.1. Ưu điểm
Cùng với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý của
Công ty cũng được từng bước nâng cao và hoàn thiện dần. Công ty đã luôn cố
gắng phấn đấu tìm mọi cách để hoà nhập cùng nhịp độ phát triển nền kinh tế,
nhất là trong cơ chế thị trường như hiện nay, sự linh hoạt và nhạy bén trong công
tác quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bảy tích cực cho quá trình phát
triển của Công ty.
Nhìn chung công tác kế toán ở Công ty TNHH Phương Nam là đúng đắn,
đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ hiện hành đồng thời đáp ứng được yêu cầu
của công tác quản lý, tạo điều kiện thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm. Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc
và kỹ năng trình độ của từng người. Đội ngũ kế toán có đầy đủ năng lực và kinh
nghiệm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Hệ thống sổ sách của Công ty
khá đầy đủ. Cách ghi chép, mở sổ kế toán nhìn chung là đúng theo quy định. Do
vậy, các phần hành kế toán thực hiện khá trôi chảy. Tuy nhiên, trong việc ghi
chép, vào sổ kế toán ở đây vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế.
Công ty đạt được sự thành công như ngày hôm nay có một phần đóng góp
rất lớn của bộ máy kế toán đặc biệt không thể không nhắc đến sự phân tích
khách quan khoa học của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm.
Phạm Thị Hiền Kế toán K36 định kỳ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dõn
Qua tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán nói chung, về công tác kế toán
tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty
TNHH Phương Nam kết hợp với những kiến thức được trang bị trong quá trình


học tập, tôi nhận thấy rằng trong quá trình hoạt động công tác kế toán của Công
ty có những ưu điểm sau:
+ Về bộ máy kế toán
- Bộ máy kế toán tương đối gọn, được phân chia theo từng phần hành kế
toán. Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu sắc cả về lý luận
và thực tiễn. Mỗi nhân viên kế toán đảm trách một phần hành phù hợp với khả
năng, trình độ của mình và tự chịu trách nhiệm đối với phần hành kế toán mà
mình phụ trách và phản ánh kịp thời các nhiệm vụ phát sinh trong quá trình hoạt
động của Công ty. Các thành viên cấp dưới chịu sự chỉ đạo của thành viên cấp
trên, tạo nên một hệ thống tổ chức kế toán thống nhất và xuyên suốt.
- Đội ngũ kế toán được đào tạo cơ bản, chuyên sâu, thành thạo nghiệp vụ,
am hiểu các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, với tinh thần
trách nhiệm cao, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Về hình thức kế toán
Hiện nay ở Công ty đang áp dụng Hình thức Chứng từ ghi sổ, phương pháp
này dễ dàng áp dụng. Nhờ có hệ thống sổ sách biểu mẫu rõ ràng, hợp lý nên
giảm bớt đựơc một phần ghi chép của nhân viên trong phòng kế toán đồng thời
việc cập nhật chứng từ vào sổ sách liên quan rõ ràng đầy đủ sẽ hạch toán chính
xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp kịp thời các số liệu kế toán khi
lãnh đạo cần thiết.
+ Về công tác hạch toán chi phí sản xuất
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty được tiến hành hàng
tháng, có nề nếp. Việc phối hợp giữa nhân viên kế toán nhịp nhàng giúp cho số
Phạm Thị Hiền Kế toán K36 định kỳ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dõn
liệu hạch toán ghi chép được chính xác đầy đủ là cơ sở đảm bảo cho quá trình
tập hợp chi phí một cách đầy đủ, hợp lý để giá thành được tính toán chính xác.
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường xuyên
theo định kỳ hàng tháng đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời cho ban
lãnh đạo Công ty để đề ra được các biện pháp quản lý thích hợp nhằm tiết kiệm

chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mang lại lợi ích cho Công ty. Đồng
thời việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành theo phương pháp tỷ
lệ là hoàn toàn phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty.
3.1.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên Công ty vẫn còn những nhược điểm đáng kể
như:
+ Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế nên việc khai thác nguồn hàng và tổ
chức kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.
+ Tay nghề công nhân vẫn chưa thực sự cao nên dẫn đến năng suất lao
động chưa đạt hiệu quả tốt, chưa thực sự linh hoạt trong khâu sản xuất.
+ Đội ngũ cán bộ kế toán mặc dù được đào tạo chuyên sâu nhưng do không
đồng đều nên vẫn gặp một số khó khăn và chưa phát huy hết hiệu quả trong
công tác quản lý kế toán.
+ Công tác quản lý phân công lao động chưa tốt làm cho công tác chỉ đạo
sản xuất kỳ tiếp theo gặp nhiều khó khăn.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phương Nam
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện
Để hoàn thiện bộ máy kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, Công ty đã luôn nỗ lực để nâng cao
trình độ nhân viên, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công tác kế toán,
Phạm Thị Hiền Kế toán K36 định kỳ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dõn
nhờ đó công tác kế toán trong Công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, theo tôi vẫn còn
một số vấn đề cần xem xét, hoàn thiện:
+ Phương pháp tính giá trị thực tế vật tư xuất kho.
+ Xác định lại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Cần đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
+ Công ty cần hạch toán phần hao hụt nguyên vật liệu và phần phế liệu thu
hồi.

3.2.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, qua sự nghiên cứu và tìm hiểu thực
tế tại Công ty, dưới sự nhiệt tình của các cô, chú phòng Tài chính kế toán tôi đã
đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tai Công ty. Với những kiến thức tiếp thu được trong trường và qua
nghiên cứu thực tế tại Công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số phưong hướng và
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty.
+ Về phương pháp tính giá trị thực tế vật tư xuất kho
Hiện nay ở Công ty đang tính giá trị thực tế vật từ xuất kho theo phương
pháp giá đích danh. Theo tôi việc áp dụng phương pháp này là chưa phù hợp. Vì
phương pháp này chỉ nên áp dụng với các loại vật liệu có giá trị cao và có tính
năng tách biệt.
+ Về cách xác định lại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Về cách xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: ở Công ty chỉ xác định
duy nhất nguyên vật liệu chính là gỗ nhưng để tạo nên các loại sản phẩm ngoài
ra còn cần đến một số nguyên vật liệu khác như sơn dầu. Theo tôi nên cho
những loại nguyên vật liệu này là nguyên vật liệu phụ trực tiếp tạo nên sản
phẩm.
+ Về việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phạm Thị Hiền Kế toán K36 định kỳ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dõn
Tuy sản phẩm làm ra trong thời gian ngắn nhưng trên thực tế khi tính giá
thành sản xuất sản phẩm thì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn diễn ra và
dĩ nhiên không tránh khỏi việc các loại nguyên vật liệu sản xuất ra đang trong
giai đoạn hoàn thiện sản phẩm. Nên theo tôi Công ty nên tiến hành đánh giá sản
phẩm làm dở dang cuối kỳ.
+ Về việc đánh giá phần hao hụt nguyên vật liệu, sản phẩm hỏng và
phần phế liệu thu hồi.
Ở Công ty có một phần lớn lượng gỗ đã bị hao hụt và hỏng sau quá trình

sản xuất nhưng Công ty không hạch toán phần hao hụt này. Điều này là không
hợp lý. Theo tôi Công ty nên quy định tỷ lệ hao hụt và sản phẩm hỏng nhất định
để việc theo dõi và quản lý được chặt chẽ và chính xác hơn.
Sản phẩm hỏng sẽ được chia ra làm hai loại là sản phẩm hỏng có thể sửa
chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Những sản phẩm hỏng
mà mà doanh nghiệp dự kiến được coi là hỏng trong định mức và được coi là chi
phí sản xuất chính. Còn những sản phẩm hỏng ngoài định mức thì sẽ không
được coi là chi phí sản xuất chính mà được xem là khoản phí tổn thời kỳ và phải
trừ vào thu nhập. Vì vậy, doanh doanh nghiệp phải xác định được nguyên nhân
gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo
dõi riêng trên một trong các tài khoản như 1381, 154, 627, 1421 (Chi tiết sản
phẩm hỏng ngoài định mức) sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu
có), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào chi phí bất thường.
Ngoài ra, hàng tháng ở công ty vẫn bán các phế liệu thu được sau quá trình
sản xuất như mùn cưa và các các mảnh gỗ vụn. Nhưng Công ty lại không hạch
toán, điều này cũng không hợp lý. Công ty nên phản ánh các khoản này giảm chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm hoàn thành được xác định chính xác hơn.
Phạm Thị Hiền Kế toán K36 định kỳ

×