Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính cá nhân tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.15 KB, 9 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Tiến Thành
Tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phổ biến tại các thị trường phát triển, tuy
nhiên đây là một khái niệm cịn mới tại thị trường Việt Nam. Tài chính cá nhân đóng
một vai trị quan trọng khơng chỉ đối với các cá nhân mà còn đối với tổng thể nền kinh tế
xã hội. Việc nâng cao nhận thức về tài chính nhân và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ về tài
chính cá nhân sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân nói riêng,
đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính cũng như sự
phát triển bền vững của xã hội nói chung. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các khái niệm
về tài chính nhân, đánh giá thực trạng dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân tại Việt Nam, từ
đó đưa ra những gợi ý nhằm thúc đẩy và phát triển dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân tại
Việt Nam.
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Để có thể hiểu về tài chính cá nhân, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ một khái niệm rộng
hơn, đó là tài chính. Tài chính là một phạm trù kinh tế, tồn tại khách quan và mang tính
lịch sử. Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Những điều kiện kinh tế xã hội này là những tiền đề khách quan cho sự ra đời và phát
triển của tài chính. Những tiền đề đó là nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ và nhà nước.
Có rất nhiều khái niệm về tài chính khác nhau dưới các góc nhìn khác nhau cả về góc độ
kinh tế lẫn pháp lý. Có thể hiểu một cách tổng quan, tài chính phản ánh tổng hợp các
mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính thơng qua tạo lập hay sử
dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể .
Tài chính cũng có thể được hiểu là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu việc quản lý tiền
tệ. Một trong các điểm mấu chốt của tài chính là giá trị thời gian của tiền. Tài chính
nhằm vào việc định giá các tài sản dựa vào mức độ rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của các
tài sản đó. Tài chính có thể được chia thành ba nhóm chính: Tài chính cơng, tài chính
doanh nghiệp và tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân là việc quản lý, chi tiêu, sử dụng tiền bạc và của cải của các cá thể
hoặc hộ gia đình với một mức độ rủi ro và các kế hoạch tương lai đã lường trước. Tài
chính cá nhân cũng là các quyết định tài chính, các hoạt động liên quan tới tài chính bao


gồm lập ngân sách, tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, hưu trí và di sản.


Khi nói đến tài chính cá nhân, một trong các vấn đề quan trọng nhất mà các cá nhân, hộ
gia đình cũng như những tổ chức cung cấp dịch vụ quan tâm là hoạch định tài chính cá
nhân. Hoạch định tài chính cá nhân là một quy trình thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh
giá thường xuyên một kế hoạch tổng thể nhằm đạt được các mục tiêu về tài chính trong
cuộc sống. Thơng thường hoạch định tài chính bao gồm 5 bước chính:
-

Đánh giá: tình hình tài chính của mỗi cái nhân được đánh giá dựa trên một báo cáo
tài chính giản lược, cũng bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Bảng
cân đối kế toán liệt kê các tài sản và các khoản nợ của cá nhân. Trong khi báo cáo thu
nhập liệt kê các khoản thu nhập và chi phí của khách hàng.

-

Thiết lập mục tiêu: Thông thường mỗi cá nhân thường có nhiều mục tiêu cùng lúc, cả
ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ mục tiêu dài hạn có thể như việc đảm bảo cuộc sống sau
khi nghỉ hưu trong khi mục tiêu ngắn hạn đơn thuần chỉ là việc mua một chiếc xe
máy trong năm tới. Thiết lập mục tiêu giúp cá nhân đáp ứng được các yêu cầu về tài
chính trong cuộc sống.

-

Lập kế hoạch: Việc lập kế hoạch tài chính chi tiết giúp các cá nhân có thể đạt được
các mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch có thể bao gồm việc cắt giảm các chi tiêu không cần
thiết, tăng nguồn thu nhập hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán.

-


Thực hiện: Bước thực hiện thường yêu cầu những quy tắc và kỷ luật nhất định.
Thông thường, bước này địi hỏi nhiều nhân sự có chun mơn hỗ trợ, có được th
ngồi như kế tốn, chun gia lập kế hoạch tài chính, chuyên gia tư vấn đầu tư và
luật sư.

-

Giám sát và đánh giá lại: Trong quá trình thực hiện, kế hoạch tài chính ban đầu cần
được giám sát, đánh giá lại và điều chỉnh cho phù hợp.

Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân
Dịch vụ Tài chính Cá nhân được cho là được phát triển đầu tiên vào năm 1969, khi
Loren Dunton, người sáng lập và đồng thời là chủ tịch Trung Tâm Quốc Gia về Đào Tạo
Tài Chính của Mỹ (NCFE - National Center for Financial Education) thành lập Cộng
đồng Đạo đức Tư vấn Tài chính. Sau đó cộng đồng này đã phát triển thành một nghề
nghiệp mới – Tư vấn Tài chính Cá nhân.
Chính vì tầm quan trọng của hoạch địch tài chính cá nhân nên nhiều người thường đồng
nhất khái niệm này với dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân. Trên thực tế, dịch vụ tư vấn tài
chính cá nhân có thể được nhìn nhận một cách rộng rãi hơn, dịch vụ tư vấn tài chính cá


nhân bao gồm các gói dịch vụ rất đa dạng, phục vụ những mục tiêu khác nhau của khách
hàng. Các mục tiêu này ngồi tiết kiệm và chi tiêu cịn mở rộng sang các mục tiêu khác
như đảm bảo thu nhập hưu trí, chi trả chi phí giáo dục cho con cái, thiết lập các khoản
thừa kế hay đơn thuần chỉ là dịch vụ quản lý và tối ưu hóa thuế thu nhập cá nhân. Chính
bởi vậy, các gói dịch vụ cũng như các sản phẩm đầu tư đưa ra cho khách hàng cũng vô
cùng phong phú.Theo Financial Planning Standards Board (2014) các dịch vụ này bao
gồm:
Đánh giá Tình hình Tài chính: Liên quan tới việc tìm hiểu các nguồn lực của cá nhân

bằng cách định giá tài sản và xác định dòng tiền. Đầu ra của dịch vụ là báo cáo tài chính
của cá nhân trong một năm, từ đó xác định khả năng và thời gian cần thiết để cá nhân
đạt được mục tiêu tài chính của mình.
Bảo hiểm rủi ro: Dịch vụ phân tích khả năng bảo vệ trước những rủi ro không lường
trước được. Các rủi ro này có thể được phân loại thành rủi ro trả nợ, tài sản, tử vong,
thương tật vĩnh viễn, sức khỏe và chăm sóc dài hạn. Một số rủi ro này có thể được tự
bảo hiểm, số cịn lại địi hỏi khách hàng phải mua một hợp đồng bảo hiểm để phòng
ngừa. Dịch vụ sẽ giúp xác định mức bảo hiểm cần mua để đạt tính tối ưu về chi phí, và
dó đó cần tới các kiến thức về thị trường bảo hiểm cá nhân. Đồng thời, ở các nước tiên
tiến, nguồn thu từ bảo hiểm thường được hưởng ưu đãi về thuế, dó đó các sản phẩm bảo
hiểm có thể đươc sử dụng như một phần quan trọng trong danh mục của khách hàng cá
nhân.
Tối ưu hóa chi phí Thuế: Ở các nước tiên tiến, chi phí thuế được coi là chi phí lớn
nhất của mỗi hộ gia đình, dó đó dịch vụ này tương đối phát triển giúp khách hàng trì
hỗn cũng như tiết kiệm tối đa lượng thuế phải nộp. Khách hàng sẽ được tư vấn đề có
thể tận dụng tối đa những ưu đãi như giảm thuế hay ân hạn thuế của Chính phủ, từ đó
có thể cải thiện dịng tiền của mình.
Đầu tư và các Mục tiêu Tích lũy: là dịch vụ lập kế hoạch để có đủ tài chính cho các
khoản mua sắm lớn hay các sự kiện lớn như: mua nhà, mua xe, khởi nghiệp, chi trả chi
phí giáo dục và tiết kiệm hưu trí. Để đạt được các mục tiêu này, trước tiên cần xác định
mức chi phí cũng như thời điểm cần tới số tiền đó. Đặc biệt, tư vấn viên cần tính tới yếu
tố giá trị thời gian của tiền tệ cũng như sự tăng giá do lạm phát và quan tâm tới yếu tố
rủi ro. Các rủi ro này thông thường sẽ được quản trị dựa trên việc đa dạng hóa danh
mục đầu tư, phân bổ tiền vào các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và các sản


phẩm thay thế khác. Sự lựa chọn các sản phẩm đầu tư luôn được cân nhắc dựa trên mức
độ cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của từng khách hàng.
Kế hoạch Hưu trí: là dịch vụ yêu cầu xác định được những chi phí cần thiết khi về
hưu, từ đó xây dựng một kế hoạch phân phối và đầu tư tài sản để đạt mục tiêu đó. Các

phương pháp xây dựng kế hoạch tài chính hưu trí bao gồm việc tận dụng các hình thức
quản lý thuế thu nhập hay các chính sách hưu trí của đơn vị tuyển dụng.
Kế hoạch di sản: là dịch vụ lên kế hoạch bán tài sản sau khi qua đời. Thông thường,
việc bán tài sản sẽ đi đôi với nghĩa vụ thuế. Do đó việc tránh hoặc giảm những khoản
thuế này có thể làm tăng giá trị cho người thừa kế.
Bởi sự đa dạng về dịch vụ và cơng cụ tài chính như vậy, các chun gia Tài chính Cá
nhân cần có sự am hiểu về nhiều lĩnh vực và nhiều thị trường tài chính. Thơng thường,
họ sẽ cần tới sự trợ giúp của các chuyên gia các lĩnh vực khác thông qua các dịch vụ
th ngồi.

2. VAI TRỊ CỦA TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
a. Đối với cá nhân
Đối với các cá nhân hoặc hộ gia đình, việc quản lý tài chính cá nhân hay lập kế hoạch
tài chính cá nhân đóng vai trị rất quan trọng trong suốt hành trình cuộc sống của họ.
Với sự quan tâm tới tình hình tài chính cá nhân, có kế hoạch cụ thể cho tương lai, các
cá nhân sẽ tránh được những sai lầm trước các quyết định tài chính, xa hơn họ sẽ có
được các con đường ngắn nhất để đạt được các kế hoạch về tài chính trong tương lai.
Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta vượt qua được những giai đoạn khó
khăn, giúp chúng ta tránh được những tình huống bấp bênh khơng đáng có trong
cuộc sống. Quản lý tài chính cá nhân cịn giúp chúng ta có thể tăng lượng tài sản một
cách hiệu quả, ngăn ngừa sự suy giảm của tài sản trong trường hợp xấu và ổn định
tiêu dung cá nhân (Hanna và Lindamood (2010)
Quản lý tài chính cá nhân khơng đơn thuần chỉ liên quan tới các vấn đề về tài chính
mà nó cịn gắn với các kế hoạch của cuộc đời. Nhờ quản lý tài chính cá nhân tốt,
chúng ta cũng có thể sẽ có được sự giáo dục tốt hơn hay có được sự thăng tiến trong
sự nghiệp một cách vững chắc. Thêm vào đó chúng ta có thể có những kế hoạch cho
sự phát triển của con em hoặc những phúc lợi cho người thân trong gia đình. Nhờ
vậy cuộc sống gia đình sẽ ổn định hơn, giảm thiểu những rắc rối hay nhưng tranh



chấp, cãi vã mà phần nhiều có nguồn gốc từ vấn đề tài chính. Cuối cùng quản lý tài
chính cá nhân tốt giúp chúng ta có một cuộc sống thoải mái hơn sau khi nghỉ hưu,
tránh bị phụ thuộc vào người khác, thậm chí trong trường hợp thuận lợi, chúng ta có
thể có một lượng di sản để lại cho đời sau.
b. Đối với nền kinh tế, xã hội
Khi tài chính cá nhân được quan tâm hơn, các cá nhân đều có các kế hoạch quản lý
tài chính phù hợp, khi đó từ việc chi tiêu, tiết kiệm cho đến đầu tư và kế hoạch hưu
trí của người dân trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Nhìn một cách tổng thể, dòng tiền
trong nền kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả hơn, khi đó thị trường tài chính sẽ
được hưởng lợi, các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách thông minh, đồng
tiền được sử dụng một cách phù hợp, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển hiệu quả
hơn. Thêm vào đó khi tài chính cá nhân được quan tâm nhiều hơn sẽ là động lực thúc
đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường ví dụ như các sản phẩm
tiết kiệm, tiêu dùng, bảo hiểm hay các sản phẩm đầu tư tài chính. Thơng qua các nhà
quản lý hay tư vấn tài chính cá nhân, thơng tin các sản phẩm sẽ được đưa tới các nhà
đầu tư hay các cá nhân một cách nhanh nhất. Nhờ đó nền kinh tế một lần nữa được
hưởng lợi, phát triển nhanh và bền vững hơn.
Khi người dân nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân, đây sẽ
là động lực để ngành dịch vụ về tài chính cá nhân phát triển. Các chuyên gia, nhà tư
vấn trong lĩnh vực tài chính sẽ nhiều cơ hội làm việc hơn. Nói tóm lại, lĩnh tư vấn tài
chính cá nhân sẽ phát triển mạnh mẽ, đóng góp chung vào sự phát triển của thị
trường tài chính cũng như tổng thể nền kinh tế.
Đối với xã hội, khi mỗi cá nhân đều có kế hoạch quản lý tài chính cho riêng mình,
chúng ta có thể hiểu rằng, cuộc sống của họ đang tốt lên, những khó khăn, bi kịch
trong cuộc sống giảm xuống, xa hơn hệ lụy của những khó khăn này là các tệ nạn xã
hội từ đó cũng giảm xuống. Cuộc sống gia đình và người thân của mỗi cá nhân ổn
định hơn, xét về tổng thể, toàn bộ xã hội chúng ta sẽ được hưởng lợi, cuộc sống sẽ
phồn vinh hơn đến từ những quyế định tài chính cá nhân đúng đắn. Như vậy chúng ta
có thể thấy vai trị của nhận thức về tài chính cá nhân trong cộng đồng xã hội là rất
quan trọng. Khi số lượng người quan tâm tới việc quản lý tài chính cá nhân lớn lên,

khi đó tồn bộ xã hội sẽ được hưởng lợi
3. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM


a. Hiểu biết về tài chính cá nhân của người Việt Nam
Theo một cuộc khảo sát nhỏ trên địa bàn Hà Nội về sự quan tâm của các cá nhân tới
các lĩnh vực chính của tài chính cá nhân như quản lý chi tiêu, lập kế hoạch tài chính,
kế hoạch bảo hiểm, đầu tư, hưu trí và di sản, kết quả cho thấy sự quan tâm tới tài
chính cá nhân của người Việt Nam là chưa nhiều, trên 80% số người được khảo sát
khơng biết tài chính cá nhân là gì và họ cũng khơng quan tâm nhiều tới các kế hoạch
trong tương lai.
Một bộ phận nhỏ hiểu biết về tầm quan trọng của tài chính cá nhân là những người
đã từng học, sống và làm việc tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc hoặc những
người làm trong ngành tài chính tại các tổ chức tài chính nước ngồi. Trong số những
người quan tâm tới tài chính cá nhân đều thừa nhận rằng họ mới chỉ quan tâm tới
việc quản lý tài chính cá nhân trong một vài năm gần đây.
Trên 90% số người được khảo sát không nắm rõ được các khoản chi tiêu của mình
trong tháng vừa qua và họ cũng khơng có các khoản tiết kiệm để phịng ngừa rủi ro
trong các tình huống khẩn cấp.
Như vậy chúng ta có thể thấy, về cơ bản người dân Việt Nam vẫn chưa quan tâm
nhiều tới việc quản lý tài chính cá nhân, họ có những khoản tiết kiệm, cũng như các
khoản đầu tư khác, tuy nhiên cũng chưa có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cụ thể và chưa
xác định được mức độ rủi ro phù hợp của mình trong đầu tư. Tuy nhiên, là một đất
nước đang trên đà phát triển, thu nhập cũng như mức sống của người dân đang tăng
lên nhanh chóng, cùng với sự hội nhập, giao thoa kinh tế văn hóa trên thế giới, người
dân Việt Nam bắt đầu để ý hơn đến tầm quan trọng của tài chính cá nhân, đây sẽ là
tiền đề để chúng ta có thể phát triển thị trường các dịch vụ liên quan đến tài chính cá
nhân.
b. Dịch vụ liên quan đến tài chính cá nhân
Ở Việt Nam, cụm từ tư vấn tài chính cá nhân được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên

các đơn vị cung cấp dịch vụ này chỉ đơn thuần là tư vấn giúp các cá nhân lựa chọn
các sản phẩm sẵn có của đơn vị mình hoặc các sản phẩm bán chéo khác. Những
người cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân chủ yếu là các nhân viên mơi giới
chứng khốn, nhân viên quan hệ khách hàng hay đại lý bán bảo hiểm. Ví dụ tại các
ngân hàng thương mại, dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân rất phổ biến, tuy nhiên dịch
vụ này được cung cấp bởi các nhân viên quan hệ khách hàng, và họ sẽ giúp các


khách hàng của mình lựa chọn các sản phẩm của ngân hàng mình phù hợp với túi
tiền của khách hàng.
Như vậy dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân ở Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần
nhiệm vụ của dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, việc cung cấp dịch vụ tập trung vào
bán sản phẩm hơn là tư vấn một kế hoạch tổng thể về quản lý tài chính cá nhân từ
tiêu dùng tới tiết kiệm, đầu tư tương ứng với các mức độ rủi ro mà khách hàng chấp
nhận hay các kế hoạch dài hạn hơn như hưu trí và di sản. Với bản chất dịch vụ tư vấn
tài chính cá nhân ở Việt Nam như trên thì lợi ích của khách hàng nhận được là không
nhiều, đồng thời trong một số trường hợp họ sẽ bị các nhà tư vấn chèo lái để mua các
sản phẩm của đơn vị họ mà thơng qua đó các nhà tư vấn sẽ được hưởng hoa hồng.
Vấn đề này sẽ tạo ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội cũng như tạo sự phát triển không
lành mạnh, bền vững cho thị trường tài chính.
Một trong các lý do của thực trạng trên xuất phát từ sự non trẻ của thị trường tài
chính Việt Nam, chúng ta chưa có các chuẩn mực nhất định về các nghiệp vụ hay các
sản phẩm tài chính, do đó các nhà tư vấn hay các tổ chức tài chính có thể thoải mái tư
vấn cho khách hàng mình theo hướng có lợi nhất cho tổ chức. Chúng ta cũng chưa có
nhiều sản phẩm tài chính đa dạng và các điều kiện để cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài
chính cá nhân. Chưa có cơ quan quản lý nào chịu trách nhiệm quản lý dịch vụ tư vấn
tài chính cá nhân, do đó mà hành lang pháp lý dành cho dịch vụ này cũng chưa có
trên thị trường. Về phía khách hàng, do nhận thức về tài chính cá nhân cịn hạn chế
nên những địi hỏi về dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân là chưa cao. Đối với những
người hành nghề tư vấn tài chính cá nhân thì chưa có một tổ chức nào quản lý các

chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, do vậy mức độ tin tưởng của khách
hàng đối với các nhân viên tư vấn cũng không cao. Xét một cách tổng thể, người dân
cũng như các tổ chức tài chính hay các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cịn có rất ít
thơng tin về dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân nên cả hai bên đều tham gia các dịch vụ
tài chính cá nhân ở một mức độ rất hạn chế. Đây là một tổn thất không hề nhỏ đối với
sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và cho tồn bộ nền kinh tế xã hội nói
chung, địi hỏi trong thời gian tới cần có các giải pháp đồng bộ đến từ nhiều phía
tham gia trên thị trường tài chính để thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ tiềm
năng này.


4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH CÁ
NHÂN TẠI VIỆT NAM
Như vậy chúng ta có thể thấy được vai trị của dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, và sự
phát triển dịch vụ này tại thị trường Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, để có thể
nhanh chóng phát triển dịch vụ này một cách bền vững, chúng ta cần thực hiện đồng
bộ một số giải pháp sau:
- Trước hết chúng ta cần nâng cao nhận thức vai trị của tài chính cá nhân trong xã
hội cũng như đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ. Cần giúp đại bộ phận người dân
hiểu việc quản lý tài chính cá nhân khơng chỉ quan trọng đối với những người giàu
mà kể cả với những người có thu nhập rất bình thường đều phải có kiến thức về quản
lý tài chính cá nhân. Giải pháp cụ thể có thể là tổ chức các hội thảo, các chương trình
tuyên truyền hay tạo lập các diễn đàn về tài chính cá nhân, đưa lĩnh vực tài chính cá
nhân này thành mơn học khơng chỉ ở trong trường đại học mà cả ở cấp phổ thông để
các bạn trẻ có thể nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chi tiêu nói riêng và tài
chính cá nhân nói chung, đây sẽ là lứa tham gia vào các dịch vụ về tài chính cá nhân
sau này khi chúng trưởng thành.
- Mở rộng và hoàn thiện dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân trên thị trường hiện có. Cụ
thể các tổ chức tài chính hay các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cần mở
rộng nghiệp vụ của mình để tư vấn cho các khách hàng một giải pháp tổng thể về tài

chính cá nhân, giúp họ nhận biết được khả năng tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro
của mình từ đó đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất. Đồng thời các gói tư vấn tài chính
cần mở rộng liên kết với các lĩnh vực khác như các chuyên gia về thuế, về luật, quản
trị rủi ro…. để có thể tư vấn một cách toàn diện nhất cho khách hàng mọi lĩnh vực
liên quan.
- Đối với các cơ quan quản lý và nhà làm luật, cần đưa ra các hàng lang pháp lý để
những người cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân hoạt động một cách thống
nhất và hợp pháp. Cơ quan quản lý cũng nên cho phép các cơng ty tư vấn tài chính cá
nhân độc lập được hoạt động bên cạnh các tổ chức tài chính hiện đang cung cấp các
dịch vụ tài chính trên thị trường để có được sự chuyên sâu và sự đa dạng trong phát
triển thị trường tư vấn tài chính cá nhân.
- Cơ quan quản lý hoặc các hiệp hội cần đưa ra các khóa học và chương trình đào tạo
áp dụng các chuẩn mực tiên tiến trên thế giới, cung cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn


tài chính cá nhân để giảm thiểu các rủi ro đạo đức, đảm bảo chất lượng tư vấn, từ đó
tạo được sử tin tưởng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, góp phần thúc đẩy dịch vụ
tư vấn tài chính cá nhân phát triển một cách bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Vickie Bajtelsmit (2006), Personal finace – skills for life, John Wiley & Son.
2. Frederic S. Mishkin (2009), The Economics of Money, Banking, and Financial
Markets, Addison Wesley.
3. Hanna, Sherman D. and Lindamood, Suzanne (2010), Quantifying the Economic
Benefits of Personal Financial Planning Financial Services Review, Vol. 19, No.
2, 2010.
4. Altfest, L. (2004), Personal financial planning: Origins, developments and a plan
for future direction.American Economist, 48(2), 53–60.
5. Nguyễn Hữu Tài (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB ĐH Kinh tế
quốc dân.
Website:

6.
7.
8. />9. />10. />


×