Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ tài chính cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.51 KB, 9 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
TS. Nguyễn Đăng Tuệ1
Hồng Thị Mai2
Dịch vụ tài chính cá nhân là một lĩnh vực mới xuất hiện ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên
cứu về ngành này chưa nhiều. Các khái niệm trong ngành còn chưa thống nhất có thể dẫn
đến những cách hiểu khác nhau. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu một số khái niệm cơ
bản của dịch vụ tài chính cá nhân (đại lý sản phẩm tài chính, tư vấn tài chính, hoạch định tài
chính) nhằm hướng đến một cách nhìn nhận và tiếp cận chung đối với ngành này.
Các khái niệm cơ bản về dịch vụ tài chính cá nhân
a.

Tài chính cá nhân và hoạch định tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân là ứng dụng những nguyên tắc tài chính vào những quyết định về tiền bạc
của một cá thể hoặc một gia đình. Nó chỉ ra phương thức để những cá thể hoặc hộ gia đình
hoạch định ngân sách, tiết kiệm, kiếm tiền và tiêu tiền theo thời gian, có tính tốn đến
những rủi ro về tài chính và những kế hoạch trong cuộc sống tương lai. Một kế hoạch tài
chính thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi người và đặc biệt là tuổi tác.
Các vấn đề liên quan đến an tồn tài chính và sự thịnh vượng kinh tế của hộ gia đình đã
được các nhà nghiên cứu và những nhà tạo lập chính sách quan tâm trong vòng hơn một thế
kỷ. Tuy nhiên, việc phát triển một nghề nghiệp chuyên biệt bao gồm các chuyên gia tập
trung riêng vào việc cải thiện cuộc sống tài chính của khách hàng mới chỉ được thực hiện
gần đây. Theo Lytton, Grable và Klock (2006) lĩnh vực hoạch định tài chính phát triển từ
một cuộc gặp giữa các chuyên gia cung cấp dịch vụ tài chính vào năm 1969. Những chuyên
gia đầu ngành này, chủ yếu đến từ ngành bảo hiểm và quỹ tương hỗ, nhận ra rằng người tiêu
dùng sẽ được phục vụ tốt hơn nếu được làm việc với những người chuyên nghiệp tuân theo
những chuẩn mực về đạo đức và nghề nghiệp. Williams (1991) là một trong những người
đầu tiên định nghĩa hoạch định tài chính như một lĩnh vực nghiên cứu và thực hành. Nhà
nghiên cứu này xác định những đặc trưng của hoạch định tài chính như một hành vi được
thiết kế để giúp khách hàng thay đổi hoặc sắp xếp lại các tài sản tài chính của mình nhằm
đạt được các mục tiêu và mục đích tài chính. Lập kế hoạch (hoạch định) tài chính cá nhân


có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau. Kapoor, Dlabay và Hughes (2012) cho
rằng: “ Kế hoạch tài chính cá nhân là q trình quản lý tiền bạc của mình để đạt được lợi
1
2

Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội
Học viện Bưu chính Viễn thơng


nhuận cao nhất. Quá trình lập kế hoạch này cho phép kiểm sốt tình hình tài chính. Mỗi
người hoặc hộ gia đình có những cách quản lý tài chính khác nhau và bất kỳ hoạt động tài
chính nào cũng phải được lên kế hoạch cẩn thận để đạt được lợi nhuận mục tiêu.” Gitman ,
Joehnk và Billingsley (2012) cho rằng: “Kế hoạch tài chính cá nhân là một q trình có hệ
thống xem xét các yếu tố quan trọng của vấn đề tài chính của một cá nhân và nhằm thực
hiện các mục tiêu tài chính của mình”
Các nhà hoạch định tài chính sử dụng một q trình lập kế hoạch được bắt đầu bằng việc
thiết lập mối quan hệ với khách hàng và kết thúc với việc thực thi và theo dõi những gợi ý
được đưa ra. Nhìn chung, kết quả của q trình hoạch định tài chính là việc khách hàng mua
một sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính nào đó. Theo Altfest (2004), hoạch định tài chính là
quá trình tập hợp “tất cả các mối quan tâm tài chính” của một cá nhân trong những lĩnh vực
sau: thuế, luồng tiền, đầu tư, quản lý rủi ro, hưu trí và thừa kế. Các chủ đề khác có thể bao
gồm hoạch định kinh doanh và giáo dục (Lytton và cộng sự, 2006).
Tư vấn tài chính bắt đầu phát triển vào cùng thời gian với sự ra đời của hoạch định tài
chính, một nhóm các cá nhân đã định hình về một lĩnh vực nghiên cứu và thực hành tập
trung vào việc giúp các khách hàng cá nhân nâng cao kỹ thuật quản lý tài chính và hành vi
ra quyết định. Nghề tư vấn cá nhân nổi lên trong những năm cuối 1970 và đầu những năm
đầu 1980 như một nhánh của kinh tế cá nhân hoặc hộ gia đình truyền thống. Trong thời gian
đầu khinghề nghiệp này được hình thành, các nhân viên tư vấn tài chính đơi khi thực hiện
các nghiệp vụ với khách hàng tương tự như việc lập kế hoạch tài chính. Tuy vậy trong hầu
hết các trường hợp, tư vấn tài chính tập trung vào việc giúp khách hàng sử dụng kỹ năng và

nguồn lực của gia đình để đáp ứng các mục tiêu tài chính. Theo Langrehr (1991) nhân viên
tư vấn tài chính thường giúp khách hàng có nguồn lực hạn chế (thu nhập, thời gian, tài
sản,..) làm việc thông qua cả vấn đề tài chính đơn giản và phức tạp. Khi làm việc với khách
hàng, một nhân viên tư vấn tài chính có xu hướng dành phần lớn thời gian của họ để đối phó
với ngân sách, quản lý nợ, tiếp cận với công chúng, hành vi tiêu dùng và các vấn đề tương
tự của các hộ gia đình.
b.

Phân biệt giữa đại lý sản phẩm tài chính, tư vấn tài chính vàhoạch định tài
chính

Như vậy, hoạch định tài chính (financial planning) cần được phân biệt rõ với tư vấn tài
chính (financial counseling). Hoạch định tài chính và tư vấn tài chính có những phương
pháp tiếp cận khác biệt để giúp khách hàng cá nhân thay đổi hành vi tài chính và kết quả thu


được. Hoạch định tài chính làm việc một cách chủ động. Đó là việclên kế hoạch bắt đầu với
mục tiêu tài chính của một cá nhân hay hộ gia đình và sau đó sử dụng sản phẩm(bảo hiểm,
đầu tư) và dịch vụ (lập kế hoạch thuế, quản lý tài sản) để giúp khách hàng đạt được mục tiêu
tài chính. Ngược lại, q trình tư vấn tài chính bắt đầu bằng việc đánh giá nhằm xử lý một
vấn đề của khách hàng. Theo nghĩa này, tư vấn tài chính có xu hướng thụ động. Pulvino và
Lee (1979) gọi hoạch định tài chính là phịng ngừa và tư vấn tài chính làkhắc phục. Nói theo
cách khác, chun gia tư vấn tài chính thường được tham gia trong việc hỗ trợ khách hàng
thay đổi tình huống và hành vi tiêu cực của họ để đạt được sự ổn định tài chính trong hiện
tại. Điều này khác với những định hướng tương lai của việc hoạch định tài chính.
Hoạch định tài chính và tư vấn tài chính cũng cần được phân biệt với đại lý sản phẩm tài
chính (financial/insurance agent). Theo luật các dịch vụ thị trường vốn của Malaysia (Điều
2 khoản 2): “hoạch định tài chính là phân tích tình hình tài chính của người khác và cung
cấp một kế hoạch đề đáp ứng những nhu cầu và mục tiêu tài chính của người đó, bao gồm
bất cứ kế hoạch đầu tư nào vào chứng khốn, bất kể có tính phí hay khơng.” Như vậy điều

khác nhau cơ bản là nhà hoạch định tài chính sẽ phân tích tình hình tài chính của khách
hàng và đưa ra kế hoạch, trong khi người đại lý (của các cơng ty bảo hiểm, sản phẩm tài
chính) chỉ quan tâm tới việc đại diện cho sản phẩm của cơng ty mình mà khơng phân tích
tình hình tài chính của khách hàng.
Đại lý sản phẩm tài chính là hành vi đơn thuần cung cấp thông tin về các sản phẩm tài chính
cho khách hàng nhằm mục đích bán hàng. Người đại lý giả định rằng các sản phẩm của
mình đáp ứng được nhu cầu chung của các đối tượng khách hàng khác nhau (về rủi ro hoặc
đầu tư) mà khơng cần đưa ra kế hoạch.Tư vấn tài chính hướng đến việc giải quyết các vấn
đề tài chính trước mắt của khách hàng. Hoạch định tài chính bao gồm những hoạt động cung
cấp thông tin về các sản phẩm tài chính cho khách hàng sau khi đã nghiên cứu kỹ các thông
tin về tài sản, thu nhập và rủi ro của khách hàng đó đồng thời đưa ra cho khách hàng không
chỉ những thông tin về sản phẩm tài chính mà cả một kế hoạch giúp khách hàng đạt được
những mục tiêu tài chính của mình. Những người thực hiện hoạch định tài chính nhất thiết
phải có đầy đủ thông tin và kiến thức về các sản phẩm tài chính trong khi những đại lý sản
phẩm tài chính nói chung không cần thiết phải biết cách hoạch định tài chính, khơng cần
thiết phải tìm hiểu thơng tin của khách hàng.
Một điểm khác nhau cơ bản nữa là thu nhập (phí) của dịch vụ tài chính cá nhân. Các đại lý
sản phẩm tài chính nhận thu nhập hồn tồn từ lương và hoa hồng do các tổ chức cung cấp


sản phẩm tài chính cung cấp. Các nhà tư vấn tài chính và hoạch định tài chính có thu nhập
từ hai nguồn: khoản hoa hồng từ việc bán các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, chứng
khốn, đầu tư được trả bởi các công ty cung cấp các sản phẩm tài chính và phí tư vấn từ các
lời khuyên và kế hoạch tài chính được thiết lập cho khách hàng. Phí tư vấn có thể dưới hình
thức một khoản phí một lần cho một kế hoạch tài chính, phí thời kỳ để được tư vấn liên tục
hoặc trên cơ sở phần trăm của các tài sản được quản lý. Điều này sẽ được quyết định dựa
trên bản chất của mối quan hệ giữa khách hàng với các chuyên gia tư vấn và các dịch vụ
cung cấp. Các nhà tư vấn và hoạch định tài chính cần có vị trí độc lập đối với các nhà cung
cấp các sản phẩm tài chính để có thể đưa ra những tư vấn lựa chọn tốt nhất đối với khách
hàng trong khi các đại lý sản phẩm tài chính phụ thuộc hồn tồn vào những nhà cung cấp

này.
Tuy nhiên, sự đan xen giữa các khái niệm rất dễ xảy ra. Chẳng hạn, ở Malaysia “Tư vấn tài
chính” trong ngành bảo hiểm có thể bao gồm 1 hoặc tất cả các dịch vụ sau đây:
 Phân tích nhu cầu hoạch định tài chính liên quan đến các sản phẩm bảo hiểm
 Gợi ý các sản phẩm bảo hiểm phù hợp
 Tìm nguồn sản phẩm bảo hiểm từ những nhà bảo hiểm
 Sắp xếp các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm bảo hiểm
Ở Hoa Kỳ, các khái niệm này càng dễ bị nhầm lẫn do các chuyên gia tư vấn tài chính vừa
cung cấp các dịch vụ giải quyết vấn đề tài chính vừa là người hoạch định tài chính. Dữ liệu
từ Cerulli Associates - một công ty nghiên cứu ngành công nghiệp hàng đầu cho thấy rằng
trong năm 2013 có hơn 166.000 nhà tư vấn tài chính tự nhận là thành viên của các tổ chức
cung cấp dịch vụ hoạch định tài chính. Cerulli phân tích số liệu bổ sung và chỉ ra rằng chỉ
có 38% trong số này thực sự thực hiện hoạch định tài chính. Nói cách khác, hơn 100.000
chun gia hoạch định tài chính tự nhận trên thực tế khơng phải là người hoạch định tài
chính. Con số này được duy trì qua các năm và cho thấy khơng có dấu hiệu giảm.
Ở Việt Nam, các khái niệm nói trên được sử dụng lẫn với nhau do ngành tư vấn tài chính
cịn rất mới mẻ ở Việt Nam và chưa có cơ quan quản lý nào phân biệt rạch rịi các khái niệm
này. Vì vậy các khái niệm này được sử dụng lẫn với nhau và được xếp chung vào nhóm tư
vấn tài chính cá nhân (personal financial advising).
Nếu khơng có các tiêu chuẩn pháp lý phù hợp, khách hàng cá nhân sẽ gặp khó khăn trong
việc phân biệt giữa các chức danh công việc khác nhau liên quan đến việc hoạch định tài
chính. Nghiên cứu của Financial Planning Coalition – Hoa Kỳ cho thấy 82% khách hàng cá


nhân tin rằng hoạch định tài chính giống như một “tư vấn tài chính ”, hơn 70% tin rằng kế
hoạch tài chính giống như một “người quản lý tài sản”.
Trong ba khái niệm được nhắc đến trong lĩnh vực tài chính cá nhân, nghề hoạch định tài
chínhvà tư vấn tài chính có những địi hỏi khắt khehơn so với đại lý sản phẩm tài chính.
Những người làm hoạch định hoặc tư vấn tài chính hồn tồn có khả năng thực hiện các
nghiệp vụ tư vấn tài chính và đại lý sản phẩm tài chính. Phần tiếp theo của bài này sẽ cung

cấp thêm một số thông tin chi tiết hơn về hoạch định và tư vấn tài chính.
Sự cần thiết, nội dung, yêu cầu và quy trình hoạch địnhvà tư vấn tài chính
a.

Sự cần thiết củahoạch định và tư vấn tài chính cá nhân

Nhiều người cho rằng việc hoạch định tài chính cá nhân chỉ phù hợp cho những người có
thu nhập cao. Tuy nhiên điều này là khơng đúng. Nếu là người thu nhập thấp hoặc khơng có
tiền rảnh rỗi, lập kế hoạch sẽ giúp chi tiêu và đầu tư một cách khôn ngoan cải thiện cuộc
sống tốt hơn. Việc hoạch định tài chính phù hợp với mọi đối tượng như sinh viên, cặp vợ
chồng trẻ mới cưới, ca sĩ, cầu thủ bóng đá hay giám đốc. Hiểu rõ những gì mình cần và lập
các kế hoạch để thực hiện nó sẽ là lợi thế hơn những người đơn thuần đầu tư theo xu hướng
thị trường.
Nghiên cứu của Schulake, C. (2009) cho thấy những người sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính
tự tin hơn vào tương lai.Các kế hoạch tài chính cần được xem xét một cách cẩn thận, dành
một phần thu nhập hiện tại cho chi tiêu hiện tại, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đến hạn.
Một kế hoạch tài chính tồn diện có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng sự hài
lịng bằng cách giảm sự khơng chắc chắn về thu nhập và các nguồn lực trong tương lai.
Theo Hanna và Lindamood (2010) ba tác dụng mà những người tư vấn tài chính đem lại là
tăng tài sản, ngăn ngừa sự suy giảm tài sản và ổn định tiêu dùng cá nhân. Giá trị của tư vấn
tài chính sẽ thay đổi dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi cá nhân và phần trăm tài sản
có thể được gia tăng hoặc mất đi. Những người càng ít khả năng chấp nhận rủi ro những tư
vấn tài chính giúp cho họ tránh được việc mất đi các tài sản càng có giá trị cao. Bởi vì các
dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến tiền, có thể dễ dàng định lượng những lợi ích liên
quan đến tăng tài sản. Tuy nhiên đối với những lợi ích từ việc bảo vệ tài sản hoặc ổn định
tiêu dùng sẽ khó có thể định lượng hơn. Kinh tế học thường ước lượng những lợi ích này
thơng qua hàm lợi ích cá nhân có bao gồm mức độ chịu rủi ro để tính toán giá trị đo lường
tương đương bằng tiền do lợi ích kỳ vọng tăng lên.



b.

Quy trình lập kế hoạch và tư vấn

Trong khi hoạch định tài chính và tư vấn tài chính khác nhau về kết quả khách hàng nhưng
cả hai phương pháp đều dựa vào một quá trình cách tiếp cận tương tự. Đối với những người
không quen với những ngành nghề mới nổi, thì điểm này là rất quan trọng. Về bản chất, kế
hoạch tài chính và tư vấn tài chính là quá trình định hướng ( tức là sau một loạt các bước)
hơn là xác định lý thuyết. Có một số cách mà q trình hoạch định tài chính và tư vấn tài
chính có thể được khái niệm hóa. Một trong những phương pháp tiếp cận sớm nhất là được
mô tả bởi Williams (1991). Tác giả đã tóm tắt q trình đó bao gồm “sưu tập các dữ liệu có
liên quan, đánh giá vị thế kinh tế và nguồn lực hiện tại, làm rõ quan niệm sai lầm, xác định
các thay đổi và quyết định, cung cấp thông tin, tạo ra các lựa chọn thay thế và thực hiện kế
hoạch”. Hội đồng tiêu chuẩn của cơ quan cấp chứng chỉhoạch định tài chính(CFP) địi hỏi
các nhà hoạch định tài chính phải tuân theo 6 bước tương tự như sau:
 Bước 1: Thiết lập và xác định các mối quan hệ khách hàng - kế hoạch
 Bước 2: Thu thập dữ liệu khách hàng, bao gồm các mục tiêu
 Bước 3: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng
 Bước 4: Xây dựng và trình bày các đề xuất kế hoạch tài chính
 Bước 5: Thực hiện các kiến nghị hoạch định tài chính
 Bước 6: Giám sát các khuyến nghị kế hoạch tài chính
Lytton và các cộng sự (2006) mở rộng tiêu chuẩn CFP bằng cách cung cấp chi tiết hơn tại
bước thứ 3. Cụ thể, họ lưu ý rằng một kế hoạch tài chính đặc biệt phải xác định và định
lượng nhu cầu kế hoạch, tài liệu và đánh giá những nỗ lực lập kế hoạch hiện tại, xem xét
hành vi thay đổi chiến lược tương lai và phát triển các khuyến nghị dựa trên nhu cầu của
khách hàng.
c.

Nhiệm vụ của nghề hoạch định và tư vấn tài chính cá nhân


Hoạch định tài chính cá nhân liên quan đến tư vấn cho khách hàng về kế hoạch tài chính sử
dụng kiến thức về thuế và chiến lược đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, kế hoạch hưu trí, và
bất động sản. Do đó nhiệm vụ của nghề này là thẩm định tài sản của khách hàng, các cơng
nợ, dịng tiền, bảo hiểm, tình trạng thuế, và các mục tiêu tài chính. Các cơng việc cụ thể mà
nhà tư vấn tài chính thực hiện bao gồm:
 Phỏng vấn khách hàng để xác định thu nhập của họ hiện tại, các chi phí, bảo hiểm, tình
trạng thuế, mục tiêu tài chính, rủi ro , hoặc các thơng tin khác cần thiết để phát triển một
kế hoạch tài chính .


 Trả lời câu hỏi của khách hàng về mục đích và các chi tiết của kế hoạch tài chính và
chiến lược.
 Giới thiệu cho khách hàng chiến lược trong quản lý tiền mặt , bảo hiểm , kế hoạch đầu tư
, hoặc các khu vực khác để giúp họ đạt được mục tiêu tài chính của họ .
 Phân tích thơng tin tài chính thu được từ khách hàng để xác định chiến lược để đáp ứng
các mục tiêu tài chính của khách hàng.
 Thực hiện các khuyến nghị kế hoạch tài chính hoặc giới thiệu khách hàng cho những
người có thể hỗ trợ họ với việc thực hiện kế hoạch .
 Xem xét các tài khoản và kế hoạch của khách hàng thường xuyên để xác định xem cuộc
sống thay đổi, những thay đổi kinh tế, vấn đề mơi trường , hoặc hoạt động tài chính cho
thấy cần có kế hoạch đánh giá lại.
 Quản lý danh mục đầu tư của khách hàng , giữ khách hàng có kế hoạch cập nhật
 Liên hệ với khách hàng theo định kỳ để xác định bất kỳ thay đổi trong tình hình tài chính
của họ
 Chuẩn bị hoặc giải thích cho khách hàng các thông tin như báo cáo đầu tư, tóm tắt tài
liệu tài chính, hoặc dự đốn thu nhập
 Thành lập và duy trì cơ sở dữ liệu khách hàng
d.

Yêu cầu đối với nghề tư vấn và hoạch định tài chính cá nhân


Ở các quốc gia có ngành dịch vụ tài chính phát triển, những người thực hiện dịch vụ tư vấn
và hoạch định tài chính phải đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ. Chẳng hạn ở Hoa Kỳ,
về kiến thức những người này phải:
 Hoàn tất chương trình giáo dục tiêu chuẩn đã đăng ký với ban CFP ( bao gồm hơn 300
chương trình cao đẳng và đại học).
 Nắm giữ các bằng như CPA và CFA
 Có thể yêu cầu đánh giá bảng điểm nếu họ chưa hồn thành chương trình giáo dục đã
đăng ký.
 Vượt qua bài kiểm tra kéo dài 10 giờ được chia thành ba buổi riêng biệt và trả lời tất cả
các câu hỏi với nhiều sự lựa chọn bao gồm cả những câu hỏi tình huống.
Về kinh nghiệm, những chuyên gia hoạch định tài chính cần có ít nhấtba năm làm việc toàn
thời gian hoặc tương đương 2000 giờ bán thời gian tương đương một năm toàn thời gian
cùng với sáu tháng kinh nghiệm đã đạt được trong phạm vi 12 tháng báo cáo kinh nghiệm
làm việc


Về đạo đức, những người nàyphải tuân thủ các tiêu chuẩn của hội đồng quản trị ứng xử
chuyên nghiệp CFP bao gồm quy tắc đạo đức và trách nghiệm chuyên nghiệp, quy tắc ứng
xử, tiêu chuẩn thực hành kế hoạch tài chính.
Thực trạng về dịch vụ tài chính cá nhân ở Việt Nam
Ở Việt Nam các dịch vụ được cung cấp không bao gồm đầy đủ các nhiệm vụ của nghề tư
vấn tài chính cá nhân, việc cung cấp dịch vụ tập trung vào bán các sản phầm tài chính hơn là
quan tâm đến nhu cầu tổng thể của khách hàng, cân đối giữa yêu cầu rủi ro và lợi nhuận của
khách hàng và đánh đồng khái niệm tư vấn tài chính cá nhân và các dịch vụ ngân hàng,bảo
hiểm. Những người cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân chủ yếu là các nhân viên mơi giới
chứng khốn, nhân viên ngân hàng, đại lý bảo hiểm. Số lượng các nhà tư vấn, hoạch định
độc lập có rất ít.
Ngun nhân chủ yếu của thực trạng này là do thị trường tài chính Việt Nam cịn non yếu,
chưa đủ điều kiện để cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cá nhân như các nước phát triển.

Mặt khác, chưa có một cơ quan quản lý hay tổ chức nào cấp chứng chỉ nghề tư vấn tài chính
cá nhân nên chưa có một chuẩn mực đạo đức hay trách nghiệm nghề nghiệp để được sự tin
tưởng của khách hàng cá nhân. Những người quản lý và xây dựng khung pháp lý cho thị
trường tài chính chưa quan tâm đến ngành dịch vụ cịn mới mẻ này. Cơng chúng và các tổ
chức tài chính có rất ít thơng tin về ngành này và do đó tham gia vào dịch vụ tài chính cá
nhânmột cách dè dặt. Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới cần có nhiều nghiên cứu hơn về
lĩnh vực này nhằm giúp công chúng và những người làm luật hiểu rõ hơn, góp phần cho
ngành dịch vụ tài chính cá nhân của Việt Nam ngày càng phát triển.
Tài liệu tham khảo
1. Altfest, L. (2004). Personal financial planning: Origins, developments and a plan for
future direction.American Economist, 48(2), 53–60.
2. Brandon Jr., E. Denby & Welch, H. Oliver (2009). The History of Financial
Planning: The Transformation of Financial Services Hoboken, New Jersey, John
Wiley & Sons Inc.
3. Bruce, Ken., Abdullahi Ahmed, Helen Huntly (2011) An Approach to Understanding
The Professionalism of Financial Planners - Society of Interdisciplinary Business
Research (SIBR) 2011 Conference on Interdisciplinary Business Research


4. Dasan, K.P. Bose (2011) Competent Financial Planners: The Way Towards
Professional Acceptance, 4E Journal 2011 Volume 1 P9-11
5. Eyssell, Thomas, H. 1999. Learning by doing: offering a university practicum in
personal financial planning. Financial Services Review 8,293-303.
6. Financial Planning Coalition (2014) “Amid surge in demand for financial planners,
consumers are harmed by lack of appropriate regulatory standards”
7. Gitman Lawrence J., Joehnk Michael D. và Billingsley Randall S. (2012) Personal
Financial Planning, Thomson
8. Godfrey, J., Hodgson, A., Holmes, Scott., Tarca, A.2006. Accounting Theory, New
York, John Wiley & Sons.
9. Hanna, Sherman D. and Lindamood, Suzanne (2010)., Quantifying the Economic

Benefits of Personal Financial Planning Financial Services Review, Vol. 19, No. 2,
2010. Available at SSRN: />10. Kapoor, Dlabay và Hughes (2012) Personal Financial, – McGraw-Hill/Irwin (New
York)
11. Lytton, R. H., Grable, J. E., & Klock, D. D. (2006).The process of financial planning:
Developing a financial plan. Erlanger, KY: National Underwriter.
12. Pulvino, C. J., & Lee, J. L. (1979) Financial counseling: Interviewing skills.
Dubuque, IA: Kendall-Hunt.
13. Schulake, C. (2009). What is the value of financial planning? Journal of Financial
Planning, 22(3), 14.
14. Thompson, Duane R. . 2002. Financial Planner DNA. Journal of Financial Planning
[Online], 2002_Issues/jfp0702. Available: www.fpanet.org[Accessed 1 July 2010].
15. Warschauer, Thomas 2002. The Role of Universities in the Development of the
Personal Financial Planning Profession. Financial Services Review,11,201.
16. Webb, Farrell J. (2011) - Financial Planning and Counseling Scales - Springer New
York
17. Williams, F. L. (1991).Theories and techniques in financial counseling and planning:
A premier text and handbook for assisting middle and low income clients. West
Lafayette, IN: Purdue Research Foundation



×