Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 97 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------  ------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM”
----------------

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Uyên
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Linh
Khóa: QH2016E KTQT CLC
Khoa: Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Hà Nội, tháng 4 năm 2020


1

Mục lục
Trang
Mở đầu

6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN

19



THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM VÀ ĐỒ
UỐNG
1.1. Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại

19

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nhượng quyền thương mại

19

1.1.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại

19

1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của mơ hình nhượng quyền

21

thương mại
1.1.3.1. Đối với bên nhượng quyền

22

1.1.3.2. Đối với bên nhận quyền

22

1.1.4. Các hình thức của nhượng quyền thương mại


26

1.1.4.1. Theo tiêu chí lãnh thổ

26

1.1.4.2. Theo tiêu chí hoạt động kinh doanh

27

1.1.4.3. Theo tiêu chí phát triển hoạt động

28

1.2. Giới thiệu chung về lĩnh vực thực phẩm và đồ uống

29

1.2.1. Sự phát triển của ngành kinh doanh thực phẩm

29

1.2.2. Các tiêu chuẩn cần thiết trong kinh doanh thực phẩm

30

1.3. Mơ hình hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh

31


vực thực phẩm và đồ uống


2

1.3.1. Ứng dụng nhượng quyền thương mại trong kinh doanh

31

thực phẩm
1.3.2. Quy trình nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực

32

phẩm và đồ uống
1.3.2.1. Chuẩn bị nhượng quyền

32

1.3.2.2. Thực hiện nhượng quyền

35

1.3.2.3. Duy trì và phát triển hệ thống

38

1.3.3. Quy trình nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực

39


thực phẩm
1.3.3.1. Chuẩn bị mua nhượng quyền

39

1.3.3.2. Thực hiện mua nhượng quyền

40

1.3.3.3. Triển khai kinh doanh hoạt động nhượng quyền

41

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG

44

QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM TRONG LĨNH
VỰC THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG
2.1. Giới thiệu chung về ngành thực phẩm đồ uống tại Việt

44

Nam
2.2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong

48

lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam

2.2.1. Hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực

48

phẩm và đồ uống tại Việt Nam
2.2.2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam

53


3

2.3. Hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực

56

phẩm và đồ uống của một số doanh nghiệp tiêu biểu tại Việt
Nam
2.3.1. Hoạt động nhượng quyền thương mại của McDonald’s tại

56

Việt Nam
2.3.2. Hoạt động nhượng quyền thương mại của KFC tại Việt

59

Nam
2.3.3. Hoạt động nhượng quyền thương mại của Starbucks tại


64

Việt Nam

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

68

CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG TẠI
VIỆT NAM
3.1. Ưu điểm

68

3.2. Nhược điểm

73

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI

78

THIỆN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
4.1. Tiềm năng phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại

78


trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống của các doanh nghiệp
Việt Nam
4.2. Đề xuất kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt

80

động trong lĩnh vực nhượng quyền F&B
4.2.1. Xây dựng chiến lược dài hạn về kinh doanh nhượng quyền
thương mại

80


4

4.2.2. Xây dựng mơ hình kinh doanh có thể nhượng quyền

81

4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

85

4.2.4. Tiến hành đào tạo, hỗ trợ đối tác và xây dựng hệ thống

85

kiểm sốt nhượng quyền
4.2.5. Hồn chỉnh hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại


86

trong lĩnh vực thực phẩm

4.2.6. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp

87

nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm

KẾT LUẬN

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

91


5

Danh mục từ viết tắt

Chữ cái

Cụm từ đầy đủ

viết tắt
NQTM


Nhượng quyền thương mại

IPA

Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc
tế

PCA

Ủy ban Nhượng quyền thương mại Úc

FTC

Hội đồng Thương mại Liên bang Hòa Kỳ

F&B

Food and Beverage


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhượng quyền thương mại được nhìn nhận như là một hệ thống đầu
tiên ở Mỹ vào thế kỷ 19. Với sự phát triển như hiện nay hệ thống nhượng
quyền thương mại đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới và đang tiếp tục tăng
trưởng trên cả số lượng lẫn cả về quy mô ở khắp mọi nơi. Kết quả thực tiễn ở
nhiều nước trên thế giới đã chứng minh hoạt động hệ thống nhượng quyền
thương mại đã đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của một nền kinh tế

ở Việt Nam. Hình thức nhượng quyền thương mại cịn khá mới mẻ ở Việt
Nam nhưng đã được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá là có tiềm
năng phát triển mạnh trong tương lai. Đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia
nhập vào thị trường bán lẻ vào ngày 01/01/2009 thì các cơng ty về nhượng
quyền ngày càng xâm nhập vào nước ta nhiều hơn. Việt Nam được coi là
mảnh đất màu mỡ cho mơ hình nhượng quyền thương mại quốc tế này. Thực
tế trong những năm gần đây, ta hồn tồn có thể thấy được sự xuất hiện khá
dày đặc của các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Thơng qua hình thức chuyển nhượng quyền thương mại, bí quyết
kinh doanh của doanh nghiệp thành công sẽ được chuyển giao và nhân rộng
cho nhiều doanh nghiệp khác, như thế sẽ hạn chế được nhiều thiệt hại, rủi ro
cho nền kinh tế nói chung. Chuyển nhượng quyền kinh doanh thương mại là
một cửa ngõ rất thuận tiện và thích hợp để các thương hiệu nổi tiếng trên thế
giới đi vào Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội học hỏi kinh
nghiệm điều hành từ một hệ thống bài bản và đã được chứng minh thành công
của chủ thương hiệu. Sau khi được trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực tế,
người được chuyển nhượng quyền kinh doanh thương mại sẽ tự tin hơn nếu
muốn bắt đầu xây dựng riêng cho mình một mơ hình kinh doanh mới. Xã hội


7

và nền kinh tế nói chung sẽ giảm bớt thiệt hại gây ra bởi những doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ do thiếu kinh nghiệm.
Hiện nay, có khơng ít những thương hiệu lớn trên thế giới ở các lĩnh
vực như: nhà hàng-ăn uống, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, cửa hàng
tiện lợi... đến từ Mỹ, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã đầu tư
và tìm kiếm đối tác nhượng quyền tại Việt Nam như: McDonald’s, Starbucks,
KFC, Pizza Hut, Lotteria, 7-Eleven, Baskin Robbins, Burger King…. Các
doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu tham gia vào hệ thống nhượng quyền,

tạo ra một mơ hình kinh doanh hiệu quả, hạn chế được những rủi ro, chi phí
ban đầu. Và đặc biệt phát triển nổi bật nhất trong những lĩnh vực này thì
phương thức nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp F&B đang
được nhiều doanh nghiệp nước ngồi mở rộng quy mơ nhiều ở Việt Nam…
Trên thực tế, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh
nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Chúng ta có một truyền
thống văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều món ăn ngon truyền thống, nhiều
loại đặc sản, nơng thủy hải sản nổi tiếng… Lợi thế này mở ra nhiều cơ hội
cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực thực
phẩm. Với ưu điểm nổi bật là hiệu quả cao và chi phí thấp, phương thức
nhượng quyền có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu
và nhân rộng mơ hình kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm một cách nhanh
chóng và tiết kiệm. Mơ hình kinh doanh này đặc biệt phù hợp với nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam với đa số các doanh nghiệp có quy mơ vừa và
nhỏ.
Dù có tiềm năng lớn nhưng do thiếu kinh nghiệm, trình độ, nhân lực
cũng như chính sách hỗ trợ, sự quan tâm thích đáng từ phía Nhà nước và các
Bộ, Ban, Ngành đối với lĩnh vực mới mẻ này nên nhượng quyền thương mại


8

trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm ẩn, chưa thực sự
phát huy hết thế mạnh. Làm thế nào để có thể phát triển kinh doanh nhượng
quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam đang là một vấn đề cấp thiết,
địi hỏi phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực. Bởi lẽ đó, bài khóa luận
với đề tài: “ Đánh giá thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực
thực phẩm và đồ uống tại thị trường Việt Nam” sẽ là nghiên cứu cần thiết khi
mang lại ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tài liệu

Nhượng quyền thương mại là hình thức đã phát triển và thành công ở
nhiều nước trên thế giới và hàng loạt các nước tên tuổi lớn. Nhượng quyền
thương mại đã thể hiện tính ưu việt của nó, sức mạnh hệ thống và là một trong
những hình thức được ưu tiên lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh của
các công ty, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi mà
nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và thương hiệu thành cơng ln là địn bẩy
cho sự phát triển của đất nước.
*Tài liệu nước ngoài:
-Robert Hayes (2011), “Cẩm nang hướng dẫn nhượng quyền kinh doanh”,
nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM. Đây được xem là một nguồn tài liệu tham
khảo rất hữu ích dành cho tất cả các bên nhượng quyền và nhận quyền tiềm
năng, cung cấp thông tin chi tiết về mơ hình nhượng quyền cũng như lợi ích
mà các bên tham gia nhận được. Cẩm nang đã phân tích những ưu và nhược
điểm của mơ hình nhượng quyền, cách thức xây dựng hoặc mua được một
thương hiệu thành công, cách thức lựa chọn được một thương hiệu nhượng
quyền phù hợp với khả năng và mục tiêu tài chính. Cuốn sách này cũng
hướng dẫn cả cách thức quản lý các hoạt động thường nhật, thu hút và giữ
chân khách hàng, tuyển dụng và huấn luyện nhân viên, kiểm sốt chi phí,


9

hạch tốn tài chính, thỏa thuận pháp lý, chào hàng, tiếp thị, mở rộng thị
trường quốc tế cùng nhiều vấn đề liên quan khác.
-Andrew J.Sherman (2008), “Nhượng quyền thương mại & cấp Li-xăng”, nhà
xuất bản lao động xã hội. Cuốn sách đã tổng kết đầy đủ và chi tiết về hoạt
động nhượng quyền tại Mỹ, một trong những nước phát triển hình thức này
sớm nhất, mạnh mẽ và quy mơ nhất. Cuốn sách cũng đưa ra những hướng dẫn
xuyên suốt quá trình nhượng quyền, cả về mặt chiến lược, pháp lý và tài
chính, đưa ra những ý tưởng, tầm nhìn và sự tập trung nguồn lực có thể mang

lại kết quả cho doanh nghiệp.
- Dave Thomas & Michael Seid (2006), “Franchising for dummies-Second
Edition”. Cuốn sách đã cung cấp đầy đủ thơng tin, giúp cho người đọc tìm
hiểu, khám phá những cơ hội nhượng quyền thương mại, cách để bắt đầu vận
hành tốt nhượng quyền thương mại và đạt mục tiêu, chỉ ra cách thu hút và giữ
khách hàng, đảm bảo lựa chọn đúng cơ hội đầu tư và tận dụng tối đa nó và chỉ
ra con đường xây dựng nhượng quyền thương mại của riêng mình. Cuốn sách
cũng đưa ra được những mặt trái khi xây dựng nhượng quyền thương mại.
- Eric Stites, “Franchise Relations: Different Ideas Great Solution”. Nghiên
cứu này tác giả đã chỉ ra có rất nhiều cách để đo sự thành công trong NQTM
nhưng thước đo này thành công rõ ràng nhất đứng trên mọi thước đo chính là
mối quan hệ trung thực giữa hai bên trong NQTM.
- David Home, “Building and Repairing Trust Of the Franchisee Franchisor Relationship”, đưa ra những đặc điểm để chứng minh nhượng
quyền thương mại khơng khác với bất kì hình thức kinh doanh nào khác,
nghiên cứu sâu vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các bên giao nhận
NQTM như thế nào, cách thức tiến hành và việc duy trì mối quan hệ này ra


10

sao. Nêu ra vai trò tương ứng của bên nhượng quyền và bên nhượng quyền
trong việc xây dựng lòng tin.
- Steve White, “Helping Franchisees Develop a Strategic Plan” lại nhấn
mạnh về cách thức phát triển kế hoạch chiến lược NQTM như thế nào để đi
đến thành công. Cuốn sách cung cấp lời khuyên về việc giúp người nhượng
quyền phát triển một kế hoạch chiến lược. Khuyến khích các thành viên
nhượng quyền viết một tuyên bố sứ mệnh rõ ràng nhiệm vụ của họ. Thực hiện
các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh và để thiết lập một ngày mà
chúng sẽ được hoàn thành. Sách đưa ra tất cả các thơng tin cần thiết có trong
kế hoạch chiến lược, bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và mục tiêu, và cả

thơng tin chính được sử dụng trong quản lý và hoàn thành các mục tiêu.
- “Franchising 101: The Complete Guide to Evaluating, Buying and Growing
Your Franchise Business Paperback” được phát hành bởi hiệp hội Trung tâm
phát triển kinh doanh nhỏ được đánh giá là một trong cuốn sách cần thiết để
nghiên cứu chủ đề này. Cuốn sách đưa ra những hướng dẫn chu đáo, kỹ
lưỡng, cung cấp lời khuyên về mọi thứ bạn cần biết về việc đánh giá, mua và
phát triển nhượng quyền - từ việc chọn nhượng quyền phù hợp đến xử lý thuế
và ngân hàng để lưu giữ hồ sơ. Cuốn sách như một cuốn sổ tay nhỏ dành cho
những ai muốn tìm hiểu và tìm cách đạt được thành cơng thực hiện nhượng
quyền.
- Clive Sawer, “How to Franchise Your Business: The Plain Speaking Guide
for Business Owners” tập trung những kiến thức cơ bản, nền tảng rất quan
trọng về hoạt động NQTM. Tác giả đã viết cuốn sách này để giải thích sự
nhầm lẫn và phức tạp xung quanh việc nhượng quyền kinh doanh. Clive, theo
cách nói đơn giản nổi tiếng của mình giúp người đọc đánh giá liệu nhượng
quyền thương mại có phải là mơ hình mở rộng phù hợp với họ hay không.


11

Sau đó, ơng dẫn dắt người đọc, từng bước một xây dựng nhượng quyền
thương mại. Trong cuốn sách đã đưa ra những gợi mở để có thể giảm được
những rủi ro, điều hành tốt hoạt động nhượng quyền của doanh nghiệp.
*Tài liệu trong nước:
- Lý Quý Trung ( 2006), “Franchise - Bí quyết thành cơng bằng mơ hình
nhượng quyền kinh doanh”, Nhà xuất bản trẻ. Cuốn sách đã chia sẻ những
kiến thức và kinh nghiệm thực tế với nhiều doanh nhân khác được hình thành
trong suốt quá trình tác giả tự nghiên cứu để áp dụng mơ hình kinh doanh
nhượng quyền cho chính doanh nghiệp của mình.
- Nguyễn Khánh trung (2008), “Franchise - Chọn hay không?”, Nhà xuất bản

Đại học quốc gia TP.HCM. Cuốn sách đã đưa ra những nghiên cứu và trải
nghiệm thực tế, đặc biệt nhấn mạnh đến các mối quan hệ, cam kết giữa nhà
nhượng quyền và nhà nhận quyền cũng như mong muốn xây dựng một hệ
thống Franchise thực sự trường tồn theo thời gian, Bằng việc phân tích một số
hệ thống Franchise tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam, tác giả đã có những
nhận định khá sâu sắc, đưa ra bức tranh toàn cảnh của Franchise.
- Nguyễn Phi Vân (2015), “Nhượng quyền khởi nghiệp - Con đường ngắn để
bước ra thế giới”, Nhà xuất bản trẻ. Bằng kinh nghiệm 20 năm hoạt động
trong lĩnh vực nhượng quyền, tác giả đã phác thảo một bức tranh tổng quát về
ngành nhượng quyền, tác giả đã phác thảo một bức tranh tổng quát về ngành
nhượng quyền thế giới, đồng thời đã phác thảo một bức tranh tổng quát về
ngành nhượng quyền thế giới, đồng thời cũng chi tiết một số mơ hình nhượng
quyền ở các lĩnh vực khác nhau.
- Nguyễn Bá Thành (2008), “Hợp đồng NQTM có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Luật học. Bài viết đã phân tích những
quy định của pháp luật Việt Nam đối với hợp đồng NQTM có yếu tố nước
ngồi.


12

- Nguyễn Khánh Trung, “ NQTM tại Việt Nam - Giải pháp nào cho sự phát
triển bền vững”, đăng trên thời báo kinh tế Sài Gòn. Bài viết đã phân tích sự
phát triển của các hệ thống NQTM bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn lực
của các nhà nhượng quyền và nhận quyền tại Việt Nam. Trong xu thế đó, vấn
đề đặt ra là làm sao củng cố vững chắc hệ thống đại lý nhượng quyền trong xu
thế cạnh tranh quốc tế như hiện nay.
- Trịnh Thị Mỹ Châu (2007), “Phát triển hệ thống NQTM của phở 24h” khóa
luận tốt nghiệp , trường Đại học Ngoại Thương. Luận văn đã nghiên cứu
những thành công và hạn chế về mô hình NQTM của Phở 24h,đưa ra bài học

kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam và các giải pháp hoàn thiện hệ
thống nhượng quyền này.
- Nguyễn Minh Dũng (2010), “Hoạt động NQTM của hệ thống nhà hàng
pizza và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đồ ăn nhanh Việt Nam”, khóa
luận tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại Thương. Luận văn đã nghiên cứu về hệ
thống nhượng quyền của Pizza Hut trên thế giới cũng như Việt Nam, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh nhượng
quyền ở lĩnh vực đồ ăn nhanh.
- Nguyễn Thị Phương Châm: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh theo phương thức NQTM của các doanh nghiệp Việt Nam”, khóa
luận tốt nghiệp, trường Đại học ngoại thương. Luận văn chủ yếu tập trung
phân tích một số mơ hình nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam như: Phở 24,
Kinh đơ Bakery… từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho doanh
nghiệp Việt Nam khi lựa chọn hình thức NQTM cho hoạt động kinh doanh
của mình.
- TS. Hoàng Văn Hoàn, Viện Nghiên cứu Thương mại với đề tài nghiên cứu
cấp Bộ “Vai trò của nhượng quyền thương mại trong việc củng cố và mở
rộng thị trường”. Đề tài hình thành quan điểm và định hướng về phát triển


13

NQTM có sự kết hợp giữa lý thuyết chung về NQTM và thực tế phát triển
loại hình này ở Việt Nam. Trên cơ sở những kinh nghiệm phát triển các loại
hình NQTM ở một số nước trên thế giới bài viết đánh giá triển vọng của hoạt
động NQTM ở Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, tác giả không đưa ra những
giải pháp hoăc các định hướng phát triển cho các loại hình NQTM ở Việt
Nam, mà chỉ nêu ra những vai trị chính của NQTM đối với sự phát triển thị
trường của các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới chiến lược thị trường Việt
Nam trong tương lai.

- NCS. Hoàng Thu Thủy với Luận án “Nhượng quyền thương mại (franchise)
- kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”. Luận án đã khái quát những
vấn đề lý luận cơ bản về Franchise. Phân tích kinh nghiệm áp dụng phương
thức franchise ở một số nước và thực trạng áp dụng phương thức này tại các
doanh nghiệp ở Việt Nam, trong giai đoạn từ những năm 1990 đến năm 2006.
Luận án cũng cần tiến hành đối chiếu thực tiễn Việt Nam so với các nước để
rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị. Từ việc phân tích những thuận lợi, thách
thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng phương thức Franchise
trong thời gian sau hội nhập WTO, dự báo triển vọng phát triển phương thức
Franchise, luận án đã đưa ra một số gợi ý góp phần thúc đẩy sự phát triển của
phương thức này ở Việt Nam. Luận án cập nhật số liệu mới nhất và phân tích
một vài “case study” về kinh nghiệm cũng như quá trình áp dụng phương thức
franchise của một số nước. Đồng thời, phân tích hoạt động kinh doanh
nhượng quyền của một vài doanh nghiệp Việt Nam đã thành công với phương
thức franchise. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra một số ý kiến về chính sách
cho các nhà lập pháp, các doanh nghiệp đang có mục tiêu áp dụng phương
thức franchise và người tiêu dùng có quan tâm đến vấn đề này.
- TS. Nguyễn Thị Hồng Vân có nghiên cứu “Các thoả thuận hạn chế cạnh
tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” tập trung các giải pháp làm


14

giảm thiểu các rủi ro về tranh chấp giữa các bên bằng những thỏa thuận có
tính ràng buộc, pháp lý trong hợp đồng NQTM.
- Hai tác giả Nguyễn Khánh Trung, Trần Thị Kim Phương có bài viết “Cân
bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” trên tạp
chí Kinh tế và Dự báo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 516 (2/2012), tr. 30 – 33.
Bài báo tập trung phân tích điểm mạnh yếu của các bên khi ký kết hợp đồng
nhượng quyền và gợi ý những biện pháp đảm bảo tính cơng bằng về mặt pháp

lý với các bên.
- PGS.TS Vũ Chí Lộc nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Chuyển nhượng thương hiệu
trong ngành thực phẩm và khả năng phát triển ở Việt Nam”. Mã số: B200708-17. Đề tài đã làm rõ những vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương hiệu và
lịch sử phát triển của nhượng quyền trên thế giới. Đề tài đã phân tích những
ưu, nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu, cũng như những lợi ích của
hình thực kinh doanh đặc thù này đối với các bên tham gia. Đề tài nghiên cứu
một số vấn đề luật pháp quốc tế và Việt Nam liên quan tới nhượng quyền
thương hiệu nói riêng và nhượng quyền thương mại nói chung. Đề tài nghiên
cứu kinh nghiệm nhượng quyền trong ngành thực phẩm trên thế giới, đặc biệt
kinh nghiệm của các công ty nổi tiếng như Mc Donald, Kentucky (KFC),
Starbucks, 7-Eleven, Subway, Pizza Hut. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu hệ
thống nhượng quyền tại một số nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Dựa trên kết quả thu thập thông tin của các doanh nghiệp nhượng quyền
thương hiệu trong ngành thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, em đã tiến
hành phân tích mơ hình nhượng quyền của 2 cơng ty nổi tiếng của Việt Nam
đó là Trung Nguyên với hệ thống G7 Mart và An Nam Group và Phở 24. Đây
là 2 công ty đi đầu trong hoạt động nhượng quyền của Việt Nam trong ngành
thực phẩm với 2 mơ hình khác nhau và cũng đưa đến kết quả rất khác nhau.
Đề tài đã dự báo khả năng phát triển nhượng quyền thương hiệu trong ngành


15

thực phẩm ở Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam
kết theo lộ trình gia nhập WTO. Bên cạnh làn sóng nhượng quyền của các
cơng ty nổi tiếng nước ngồi vào Việt Nam, sẽ có nhiều cơng ty Việt Nam
tham gia kinh doanh nhượng quyền. Trên cơ sở phân tích thực trạng nhượng
quyền thương hiệu trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, nghiên cứu kinh
nghiệm các nước và dự báo khả năng phát triển trong những năm tới, khi Việt
Nam thực hiện đầy đủ cam kết khi gia nhập WTO, đề tài đưa ra các giải pháp

và kiến nghị đối với Chính phủ, đối với doanh nghiệp nhằm khắc phục những
hạn chế nhằm đẩy mạnh nhượng quyền thương hiệu trong ngành thực phẩm ở
Việt Nam.
 Đóng góp của đề tài
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã phản ánh khá đầy đủ bản
chất, đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại; các bước
triển khai hoạt động kinh doanh NQTM dưới góc độ là bên nhượng quyền và
bên nhận quyền; phân tích các trường hợp điển hình thành cơng trong kinh
doanh nhượng quyền; đưa ra được thực trạng những cơ hội và thách thức
trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Một số bài viết đã chỉ
ra những hạn chế trong môi trường pháp lý đối với hoạt động NQTM tại Việt
Nam và đề xuất những giải pháp phát triển nhưng chưa đi sâu vào việc phân
tích nền tảng cho hoạt động NQTM ở Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu lý luận chung về nhượng quyền thương mại (Franchise).



Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam tỏng lĩnh
vực thực phẩm và đồ uống.


16



Đánh cơ hội và thách thức hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt

Nam trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống



Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra
trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên đề tài chỉ
nghiên cứu hoạt động nhượng quyền và chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực thực phẩm và đồ uống của các doanh nghiệp Việt Nam và
nước ngoài đang hoạt động trên thị trường Việt Nam. Đề tài tập trung
đánh giá thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực
thực phẩm tại Việt Nam từ 2013-2019.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp tổng hợp
Bài nghiên cứu này có sự so sánh, phân tích, xem xét, kết quả của nhiều
bài báo, khoa học, bài nghiên cứu cùng lĩnh vực qua đó tạo ra cơ sở lý luận
tương đối đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp kế thừa
Bài nghiên cứu có sự cập nhật, tham khảo các tài liệu, sách báo khoa học
cùng lĩnh vực, có nguồn dữ liệu đa dạng, khá chính xác và cập nhật, qua



17

đó giúp cho việc nghiên cứu trở nên khách quan, ứng dụng tốt cho bài
nghiên cứu này. Các số liệu, dữ liệu trong bài nghiên cứu đều được tìm
hiểu và thu thập qua nhiều nguồn(Tổng Cục Thống Kê, Bộ kế hoạch đầu
tư và một vài nguồn dữ liệu sơ cấp, thứ cấp khác …) nhằm đảm bảo sự
khách quan và chính xác giúp bài nghiên cứu đạt hiệu quả cao.
- Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng khá nhiều trong bài nghiên cứu
này nhằm mô tả được những đặc tính cũng như thay đổi của dữ liệu thu
thập được. Qua đó cung cấp những thơng tin đơn giản về đối tượng trong
bài nghiên cứu. Ngồi ra mơ tả cũng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan
hơn về dữ liệu nghiên cứu và giúp cho việc sở sánh số liệu, dữ liệu theo
từng nhóm, từng năm được thể hiện trong bài nghiên cứu một cách khoa
học nhất.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để thấy được số liệu thay đổi qua
các năm là cơ sở đẻ đánh giá bản chất các hiện tượng.

6. Kết cấu bài nghiêm cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực
phẩm và đồ uống
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.
Chương 3: Đánh giá cơ hội và thách thức của hoạt động nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.


18


Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện thực trạng hoạt động nhượng
quyền thương mại tại Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.


19

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM VÀ
ĐỒ UỐNG
1.1.

Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó
bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành
việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Nhượng quyền thương mại được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa
như sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao với người nhận chuyển giao.
Để phát triển một thương hiệu nhượng quyền hay kinh doanh nhượng
quyền có thể nói là khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hơn so
với các mơ hình kinh doanh khác.
1.1.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
 Thứ nhất, chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên

nhượng quyền và bên nhận quyền.
Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong
nước hoặc nước ngoài. Trong thực tế, đa số các bên tham gia vào quan hệ
nhượng quyền thương mại là thương nhân, Có thể có hai bên hoặc nhiều bên


20

tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền và bên
nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm đối
với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
 Thứ hai, đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương
mại.
Nội dung của khái niệm quyền thương mại phát triển rất phong phú và
có mối liên hệ đặc biệt với đối tượng sở hữu trí tuệ. Nội dung của quyền
thương mại có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại hinh của nhượng quyền
thương mại và thỏa thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các
tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, bí mật kinh
doanh… và quyền kinh doanh theo mơ hình, với phương thức quản lý, đào
tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền… Quyền thương mại là một sự
kết hợp các yếu tố nêu trên, từ đó tạo nên sự khác biệt của cơ sở kinh doanh
trong hệ thống nhượng quyền thương mại, giúp phân biệt với các cơ sở kinh
doanh khác là đối thủ cạnh tranh. Sự lựa chọn và cách sử dụng các yếu tố này
cấu thành một khía cạnh cơ bản của chính sách chung của doanh nghiệp để
tạo ra sức mạnh cạnh tranh.
 Thứ ba, nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh theo mơ
hình thống nhất.
Theo đó, bên nhận quyền phải tn thủ mơ hình nhượng quyền thương
mại. Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền và các
bên nhận quyền cùng tiến hành kinh doanh trên cơ sở cùng khai thác quyền

thương mại. Điều đó tạo ra một hệ thống thống nhất. Tính thống nhất thể hiện
ở:


Thống nhất về hành động của bên nhượng quyền và các bên nhận
quyền. Các thành viên trong hệ thống nhượng quyền thương mại phải


21

thống nhất về mọi hành động nhằm duy trì hình ảnh đặc trưng và duy
trì chất lượng đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ.


Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền.
Lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Việc tiến hành hoạt động kinh doanh tốt hay xấu
của bất kỳ một thành viên nào trong hệ thống nhượng quyền thương
mại đều có thể làm tăng hay giảm uy tín của tồn bộ hệ thống, từ đó sẽ
gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của các thành viên cịn
lại
Như vậy, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và nhận quyền là mối

quan hệ mang tính bổ sung lẫn nhau. Trong khi bên nhượng quyền cung cấp
các tài sản chủ chốt thì bên nhận quyền lại là người thực hiện các chức năng
tại thị trường nước ngoài, như marketing và phân phối, vốn là những hoạt
động mà bên nhượng quyền không thể thực hiện. Bên nhượng quyền là bên
nắm giữ hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, sở hữu dồi dào tài sản trí tuệ và các bí
quyết cơng nghệ trong ngành công nghiệp đang hoạt động, trong khi bên nhận
quyền lại là bên có hiểu biết sâu về thị trường địa phương cũng như các

phương pháp quản lý một doanh nghiệp tại đó. Hình thức nhượng quyền
thương mại là sự kết hợp giữa việc quản lý tập trung các hoạt động nước
ngoài cùng các phương pháp kinh doanh tiêu chuẩn hóa với các kỹ năng của
doanh nghiệp trong nước, những người có khả năng linh hoạt để đương đầu
với các điều kiện thị trường trong nước.
1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của mơ hình nhượng quyền thương mại
Mơ hình kinh doanh nào cũng ln mang lại tính hai mặt, do đó cần
phải có một cái nhìn chính xác và khách quan khi đưa ra các quyết định lựa


22

chọn phương thức kinh doanh. Ưu và nhược điểm của mơ hình nhượng quyền
thương mại cần được xem xét từ cả bên nhượng quyền và nhận quyền.
1.1.3.1.

Đối với bên nhượng quyền

 Ưu điểm
- Nhân rộng mơ hình kinh doanh hiệu quả với chi phí và rủi ro thấp:
Các doanh nghiệp ln ln có nhu cầu mở rộng thị trường, phát triển
mạng lưới kinh doanh. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn và các vấn đề về rủi ro
luôn là rào cản cho bước tiến của doanh nghiệp. Nhượng quyền thương
mại là một giải pháp hữu ích khi giải quyết được phần lớn các rào cản trên.
Khi nhượng quyền, phía đối tác sẽ phải bỏ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng,
trả tiền thuê nhân viên, tiền nguyên vật liệu để kinh doanh theo mơ hình
của chủ thương hiệu. Đối với chủ thương hiệu, nhượng quyền chính là
dùng vốn của người để kinh doanh. Điều này, một mặt đã giải quyết vấn
đề về vốn, mặt khác khơng tạo áp lực hồn trả vốn cho doanh nghiệp
nhượng quyền.

- Tăng ngân sách để phát triển thương hiệu: Bởi vì các doanh nghiệp
nhận franchise cùng hoạt động chung theo một chương trình thống nhất
định sẵn bởi chủ thương hiệu, chính vì vậy có thể chỉ cần một kế hoạch
marketing cho toàn bộ hệ thống franchise. Ví dụ, khi một đoạn clip quảng
cáo đồ ăn nhanh KFC được phát trên kênh CNN, thì khơng chỉ các cửa
hàng KFC ở Mỹ được hưởng lợi mà tất cả các cửa hàng KFC ở Trung
Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.. nơi mà có sự hiện diện của kênh CNN cũng
sẽ thu được nhiều giá trị từ đoạn quảng cáo này. Xét trên một đơn vị nhận
franchise thì chi phí quảng cáo là rất nhỏ và điều đó là cơ sở để các doanh
nghiệp tằng ngân sách dành cho quảng cáo, chiếm lĩnh thị trường.


23

- Tối ưu hóa doanh thu: Khi sử dụng mơ hình franchise, chủ thương
hiệu thường nhận được các khoản tiền sau: Thứ nhất là phí nhượng quyền
ban đầu (franchise fee). Đây là khoản phí đào tạo, chuyển giao cơng thức
kinh doanh cho bên mua franchise. Thứ hai là phí hàng tháng (royalty fee).
Phí này là phí mà bên mua franchise phải trả cho việc duy trì quyền sử
dụng nhãn hiệu, cơng thức kinh doanh... Phí này tùy thuộc vào thỏa thuận
giữa người mua và người bán franchise. Và cuối cùng là từ việc bán các
nguyên liệu đặc thù. Nhiều chủ thương hiệu yêu cầu bên mua franchise
phải mua nguyên liệu đặc thù do mình cung cấp. Ví dụ như McDonald’s
cung cấp và bán cho các cửa hàng nhượng quyền của mình một số nguyên
liệu như: khoai tây chiên, pho mát, bánh táo,..
 Nhược điểm
- Kiểm soát chất lượng hệ thống, rủi ro giảm uy tín của thương hiệu:
Thương hiệu là một trong những chìa khóa quan trọng nhất trong
nhượng quyền. Vì vậy phải xây dựng được chuỗi tất cả các doanh nghiệp
nhận quyền cùng một thương hiệu về chất lượng và tiêu chuẩn là tương

đương nhau. Nếu bên nhượng quyền chọn sai đối tác, hay khơng kiểm sốt
được tính đồng bộ của hệ thống thì nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh
của thương hiệu mà bên nhượng quyền đã mất bao công sức gây dựng là rất
cao. Lấy ví dụ, một khách hàng bước vào khách sạn Hilton ở Hồng Kơng và
nhận sằng khách sự tiếp đón không chu đáo hoặc thái độ phục vụ kém hơn so
với Mỹ thì rất có thể vị khách này sẽ cho rằng khách sạn Hilton đang có vấn
đề và lần sau sang Mỹ, Hilton sẽ không phải là sự lựa chọn hàng đầu nữa.
- Khó khăn trong điều hành quản lý: Một trong những vấn đề khi tiến
hành hoạt động nhượng quyền thương mại là khả năng xảy ra vấn đề “thương


24

hiệu nhái”. Do các hàng giả thương hiệu không đạt tiêu chuẩn, khách hàng
đơi lúc có sự nhầm lẫn và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín
của nhà nhượng quyền và doanh thu của họ.
- Khả năng xảy ra tranh chấp giữa hai bên trong hợp đồng nhượng
quyền: Các tranh chấp thường đến từ hai bên, do nhiều nguyên nhân và
thường là rất khó để giải quyết. Theo hợp đồng nhượng quyền, quy trình kinh
doanh và kiểm sốt là do bên nhượng quyền đặt ra và có tính thống nhất đối
với tất cả doanh nghiệp trong hệ thống. Nhưng vì một lý do nào đó mà bên
nhận quyền muốn giữ bản sắc riêng, thêm vào một vài sản phẩm kèm theo thì
sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa bên mua và bên bán franchise.
1.1.3.2. Đối với bên nhận quyền
 Ưu điểm:
- Đầu tư an toàn hơn (giảm thiểu rủi ro khi đầu tư)
Lí do là vì các cơ sở nhượng quyền được thành lập theo hình mẫu có
sẵn với một thương hiệu nổi tiếng, nhờ đó sẽ sinh lợi nhanh hơn. Một lý do
khác nữa là sau khi nhận quyền, doanh nghiệp sẽ được đào tạo các kiến thức
và kỹ năng điều hành doanh nghiệp đồng thời nhận được sự hỗ trợ của doanh

nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh. Trước khi khai trương, bên mua
franchise thường được hỗ trợ và đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm cửa hàng,
nguồn hàng, tiếp thị và quảng cáo. Sau khi khai trương, họ tiếp tục được hỗ
trợ nhiêu mặt, trong đó nổi bật nhất là khâu tiếp thị, quảng cáo và tái đào tạo.
Xét về bản chất, mua franchise chính là mua lại mơ hình kinh doanh đã thành
cơng.
- Dễ vay tiền ngân hàng hơn


×