Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực trạng vốn oda từ nhật bản trong nông nghiệp tại việt nam giai đoạn 2010 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.47 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (2010-2018)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN TIẾN MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM DIỄM THỦY TIÊN
LỚP: QH2016 E KTQT
HỆ: CLC

Hà Nội – Tháng 11 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (2010-2018)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN TIẾN MINH
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM DIỄM THỦY TIÊN
LỚP: QH2016 E KTQT
HỆ: CLC

Hà Nội – Tháng 11 năm 2020



Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ........................................................................... 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
TRONG NƠNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ........................................................... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ...................................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận chung về ODA: .......................................................................... 12
1.2.1. Nguồn gốc ra đời: .......................................................................................... 12
1.3. Khái niệm ODA: ............................................................................................... 13
1.3.1. Phân loại: ....................................................................................................... 14
1.3.2. Đặc điểm của ODA: ...................................................................................... 16
1.3.3. Vai trò của ODA: ........................................................................................... 18
1.4. Vai trò của ODA trong nơng nghiệp: ............................................................... 20
1.4.1. ODA góp phần cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn........ 20
1.4.2. ODA tác động tới đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông sản
theo hướng thị trường .............................................................................................. 21
1.4.3. ODA góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng tồn diện và xóa đói giảm
nghèo của Chính phủ ............................................................................................... 21
1.4.4. ODA góp phần phịng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, thích ứng với
biến đổi khí hậu. ...................................................................................................... 22
1.4.5. ODA góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn .......................... 23


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC CỦA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC NƠNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2018 ........................................................................... 24
2.1. Thực trạng cam kết và giải ngân ODA của Nhật Bản trong nông nghiệp tại Việt
Nam (2010 – 2018): ................................................................................................. 24
2.1.1. Tình hình cam kết ODA: ............................................................................... 24

2.1.2. Tình hình giải ngân ODA: ............................................................................. 28
2.2. Các ngành, lĩnh vực cụ thể: .............................................................................. 29
2.3. Kênh chuyển giao ODA: .................................................................................. 31
2.4. Loại hình tài trợ: ............................................................................................... 32
2.5. Một số dự án tiêu biểu: ..................................................................................... 33
2.5.1. Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (2013-2020): ..................... 33
2.5.2. Dự án Quản lý nước Bến Tre (2017-2024): .................................................. 36
2.5.3. Dự án Khôi phục các hồ chứa nước quy mô nhỏ tại tỉnh Quảng Ngãi (20102012):……………………………………………………………………………...38
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM GẶP PHẢI
TRONG QUÁ TRÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.................... 40
3.1. Các khó khăn mà Việt Nam và Nhật Bản đang gặp phải trong quá trình đầu tư,
thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA:....................................................................... 40
3.1.1. Vướng mắc về các thủ tục pháp lý: ............................................................... 40
3.1.2. Tình trạng thiếu vốn đối ứng: ........................................................................ 41
3.1.3. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm trễ: ........................................... 41
3.1.4. Giải ngân ODA chậm: ................................................................................... 41


3.1.5. Công tác thiết kế gặp nhiều vấn đề: ............................................................... 42
3.1.6. Năng lực quản lý dự án của cơ quan chủ quản còn hạn chế:......................... 43
3.2. Các giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn mà Việt Nam và Nhật Bản đang
gặp phải trong quá trình đầu tư, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA .................... 43
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý: ..................... 43
3.2.1.1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan: ............................. 43
3.2.1.2. Hài hịa hóa quy trình và thủ tục giữa Nhật Bản và Việt Nam:.................. 44
3.2.1.3. Đẩy nhanh quá trình thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án ODA
trong nơng nghiệp, nơng thơn .................................................................................. 45
3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu vốn đối ứng: ............................. 46
3.2.3. Nhóm giải pháp khắc phục tính trạng đền bù giải phóng mặt bằng chậm

trễ:……..…………………………………………………………………………...47
3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân: ...................................... 47
3.2.5. Nhóm giải pháp tối ưu quy trình thiết kế: ..................................................... 48
3.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án của cơ quan chủ quản: ... 49
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 51


4

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

CPO
DAC

Ban quản lý trung ương các dự án thủy
lợi
Uỷ ban Hỗ trợ phát triển

EU


Liên minh Châu Âu

FDI

đầu tư trực tiếp nước ngồi

GACE

Viện trợ khơng hồn lại để Trao quyền
cho Cộng đồng

IDA

Tổ chức Phát triển Quốc tế

IMF

Quĩ tiền tệ quốc tế

JBIC

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OA

Viện trợ chính thức

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OEEC

Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu

OOF

Các luồng chính thức khác

QLDA

Quản lý dự án

UBND

Ủy ban nhân dân


UNDP

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

UNICEF
WB

Quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc
Ngân hàng thế giới


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ sau Đổi mới (1986), ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn và đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Nông nghiệp phát triển đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo
việc làm và thu nhập cho 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp
phần phát triển kinh tế đất nước. Bất chấp những khó khăn về thị trường, thiên tai và
dịch bệnh, nơng nghiệp ln duy trì tăng trưởng ở mức tương đối khá. Sản xuất nơng
nghiệp đã có sự tăng trưởng khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu
đã hình thành một nền sản xuất hàng hóa, nhiều vùng chuyên canh đã được xác lập.
Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã được thị trường thế giới biết đến và khẳng
định vị thế, từ những nơng sản đã sớm có chỗ đứng trên thị trường quốc tế như gạo,
cà phê đến những nông sản mới như vải, xồi. Mặc dù tỷ lệ đóng góp của nơng nghiệp
trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm, nhường chỗ cho công nghiệp và dịch vụ nhưng
cho đến năm 2018, nơng-lâm-thủy sản vẫn đóng góp khoảng 15% GDP quốc gia. Khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua
(2012-2018), khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt

trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu cây trồng được chuyển
dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa
truyền thống, phát triển mơ hình theo tiêu chuẩn VietGap cho giá trị kinh tế cao. Đặc
biệt, khối lượng và giá trị sản phẩm do nông nghiệp làm ra khơng ngừng tăng lên,
nhờ đó nơng nghiệp đã góp phần quan trọng vào ổn định và đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia. Ngồi ra, nơng nghiệp cịn là khu vực tạo việc làm cho phần lớn lực
lượng lao động xã hội, đặc biệt là ở những vùng nông thơn. Hơn nữa, nơng nghiệp
cịn là bệ đỡ cho nền kinh tế trong những năm kinh tế đất nước gặp khó khăn do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhờ đó giúp giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu
cực của khủng hoảng kinh tế tới nền kinh tế cả nước. [10]


6

Để đạt được những thành công trên, bên cạnh việc khai thác hiệu quả nguồn
lực tích lũy trong nước cũng và huy động vốn từ nhân dân, việc tiếp nhận hỗ trợ từ
bên ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) cũng đóng một vai trị quan trọng. Nguồn vốn ODA trong nông
nghiệp được tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững như xây dựng, nâng cấp,
sửa chữa các cơng trình thủy lợi, giao thơng nơng thơn, cảng cá, chợ đầu mối, hệ
thống cung cấp nước sạch nông thơn, hồn thiện thể chế... Các dự án có phạm vi hoạt
động tại 63 tỉnh thành trên cả nước và đa dạng về lĩnh vực. Đồng thời, nguồn vốn này
còn góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nơng thơn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ nông nghiệp tại các địa phương, nâng cao trình độ sản xuất cho nơng dân, hình
thành các vùng chun canh phục vụ xuất khẩu… đưa nước ta từ một nước thiếu
lương thực trở thành nước bảo đảm vững chắc về an ninh lương thực và là một nước
xuất khẩu nông sản sang nhiều thị trường khó tính. Nhờ có nguồn vốn này, đã có gần
5.000 km đường giao thơng nơng thơn được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện cho hoạt
động đi lại, sản xuất thuận lợi hơn; trên 700km kênh mương cùng các cơng trình hồ
đập thủy lợi, 22 trạm bơm được cải tạo bảo đảm tưới tiêu cho khoảng 100 nghìn ha

cây trồng; gần 100 km đê biển, đê sơng được kè, nâng cấp, cải tạo; 21 cảng cá, bến
cảng và gần 50 vùng nuôi được nâng cấp cơ sở hạ tầng; Bên cạnh đó, có gần 600 chợ
nơng thơn và chợ an toàn thực phẩm được cải tạo và nâng cấp tại 18 tỉnh, thành phố
với 25 nghìn tiểu thương được hưởng lợi. Gần 30 viện, trường đại học thuộc ngành
NN&PTNT được đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị. Hàng chục nghìn cán bộ
ngành nơng nghiệp được tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực. [1]
Trong số các nhà nước tài trợ ODA cho Việt Nam thì Nhật Bản là quốc gia có
đóng gớp lớn với ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng song phương cùng phát
triển. Từ năm 2010 đến năm 2018, Nhật Bản đã có nhiều chương trình viện trợ chính
thức cho nơng nghiệp Việt Nam dưới nhiều hình thức với số vốn trung bình mỗi năm
trên 50 triệu USD. Số vốn ODA này đã và đang đóng góp một phần khơng nhỏ trong
phát triển nông nghiệp và cải thiện đời sống nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, trong
quá trình viện trợ ODA, cả Nhật Bản và Việt Nam đều khơng tránh khỏi những khó


7

khăn trở ngại. Chẳng hạn như năng lực hấp thu viện trợ chưa cao, tiến độ thực hiện
và giải ngân vốn ODA còn chậm so với kế hoạch, thủ tục trong nước vẫn còn phức
tạp, khác biệt với quy định của các nhà tài trợ quốc tế,… Mặt khác, từ khi Việt Nam
trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA với Việt Nam sẽ
thay đổi cả về số lượng và tính chất tài trợ. Để tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn ODA từ Nhật Bản đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn
trong những năm tới, vấn đề cần thiết là phải đánh giá đúng thực trạng thu hút và sử
dụng ODA trong lĩnh vực này để có các giải pháp cụ thể, phù hợp. Vì vậy, đề tài
“Thực trạng vốn ODA từ Nhật Bản trong nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 20102018” sẽ phân tích thực trạng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ Nhật
Bản trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018, từ đó đề
xuất một số giải pháp thu hút vốn ODA từ Nhật Bản vào lĩnh vực này.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
2.1.


Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực
nơng nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục các khó khăn mà
hai nước đang gặp phải trong quá trình tài trợ và tiếp nhận ODA.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến ODA

-

Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA từ Nhật Bản vào
lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2018

-

Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị để tháo gỡ các khó khăn trong việc thu
hút và sử dụng ODA của Nhật Bản vào lĩnh vực nơng nghiệp Việt Nam.
2.3.

-

Câu hỏi nghiên cứu:

Tình hình cam kết và giải ngân vốn ODA của Nhật Bản vào lĩnh vực nông

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018 diễn ra như thế nào?


8

-

Vốn ODA của Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn
2010 – 2018 phân bổ theo những kênh chuyển giao và loại hình tài trợ nào?
Những ngành nào trong lĩnh vực nông nghiệp nhận được nhiều vốn ODA?

-

Nhật Bản và Việt Nam đang gặp phải những khó khăn gì trong q trình thu
hút và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nơng nghiệp? Có thể giải quyết những
khó khăn này bằng các giải pháp nào?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.

Đối tượng nghiên cứu:

Nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam: tình
hình cam kết và giải ngân, kênh chuyển giao chủ yếu, các ngành trực thuộc, loại hình
tài trợ được sử dụng, những khó khăn mà hai bên đang gặp phải trong quá trình thu
hút và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nơng nghiệp. Từ đó, luận văn sẽ đề xuất một
số giải pháp giải quyết những khó khăn này.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi nghiên cứu là nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực nông
nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn lấy cơ sở dữ liệu chính từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) và sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính:
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong cả ba phần:
Tổng hợp cơ sở lý luận về ODA nói chung và ODA trong nơng nghiệp tại Việt
Nam nói riêng; Tổng hợp số liệu về nguồn vốn cam kết và giải ngân ODA của
Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam theo ngành, theo kênh tài trợ,
theo khu vực tài trợ; Phân tích xu hướng thay đổi, tình hình cam kết và giải
ngân; Tổng hợp các khó khăn mà hai phía gặp phải trong q trình thu hút và
sử dụng vốn ODA trong nông nghiệp tại Việt Nam; Phân tích các giải pháp đề
xuất.


9

-

Phương pháp so sánh: so sánh số vốn cam kết giữa Nhật Bản và các nhà tài trợ
khácc, các ngành, các kênh tài trợ và các khu vực tài trợ; so sánh số vốn cam
kết với số vốn giải ngân để tính ra tỷ lệ giải ngân.

-

Phương pháp thống kê: thống kê số liệu từ OECD về vốn cam kết và giải ngân,
vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản, các kênh tài trợ, khu

vực tài trợ trong giai đoạn 2010-2018.

5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và phần phụ lục, bài luận văn gồm ba
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận chung về nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong nơng nghiệp tại Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản
trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018
Chương 3. Những thách thức Nhật Bản và Việt Nam gặp phải trong quá trình
thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và một số giải
pháp đề xuất


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC (ODA) TRONG NƠNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vũ Hà (2019) với chủ đề “Vốn hỗ trợ phát

triển chính thức vào Việt Nam giai đoạn 2010-2017: nhìn từ cơ sở dữ liệu của các
nhà tài trợ”. Bài viết phân tích thực trạng vốn hỗ trợ chính thức vào Việt Nam từ số
liệu về tình hình thực hiện các dự án ở Việt Nam của các nhà tài trợ, thông qua hệ
thống dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Nga (2019), “Hiệu quả đầu tư công

trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam”, nghiên cứu phân tích về thực trạng đầu tư
cơng trong lĩnh vực nơng nghiệp tại VIệt Nam, từ đó rút ra hàm ý chính sách để nâng
cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn này.
Bài viết của Trang Phát Triển Mở Việt Nam (2018), “Chuyên đề về viện trợ
phát triển ODA tại Việt Nam”, đưa ra cái nhìn tổng qt về vốn hỗ trợ phát triển chính
thức tại Việt Nam: các nhà tài trợ chính, xu hướng phát triển, tình hình giải ngân, các
chính sách liên quan,...
Nghiên cứu của tác giả Hà Thị Thu (2014), “Thu hút và sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại Việt
Nam: nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung”, phân tích thực trạng thu hút và sử
dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp tại duyên hải miền Trung, đồng thời đưa ra
các giải pháp để khắc phục khó khăn trong công tác thu hút vốn hỗ trợ và sử dụng
nguồn vốn này.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim Oanh (2002), “Những giải pháp chủ yếu
nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA”, đã phân tích,
đánh giá vai trị của vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang


11

và kém phát triển; thực trạng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong những năm qua,
đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt
Nam trong thời gian đến 2010 như: cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA, nhanh
chóng xây dựng và hồn thiện các quy hoạch phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại,
bao gồm quy hoạch ODA, đẩy nhanh tốc độ giải ngân...
Nghiên cứu của tác giả Vũ Quỳnh Loan (2015), “Thu hút và sử dụng ODA ở
Việt Nam giai đoạn 2010-2015: Thực trạng và giải pháp”, đã tập trung phân tích ,
đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam từ năm 20102015. Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
trong thu hút và sử dụng ODA đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường thu hút, sử dụng vốn ODA từ các nhà tài trợ.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Linh (2016), “Thu hút và sử dụng oda
của Nhật Bản vào phát triển nông nghiệp Việt Nam”, phân tích thực trạng thu hút và
sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào phát triển nông nghiệp Việt Nam, từ đó suy
ra giải pháp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn và tăng cường thu hút ODA cho phát
triển nông nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Nghĩa (2009), “Nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng vốn oda tại Việt Nam”, từ thực tiễn quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt
Nam, tìm ra các mặt hạn chế và đưa ra kiến nghị nâng cao hiệu quản lý và sử dụng
vốn ODA tại Việt Nam cho giai đoạn hiện tại cũng như giai đoạn tiếp theo.
Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi:
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Trung Thành, Hồng Thị Hà Giang,
Nguyễn Thị Nga (2012),“Attracting and using ODA in Agriculture, Rural Areas in
Viet Nam. Hoa Binh Case Study”, phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA
trong nông nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là ở tỉnh Hịa Bình. Từ đó đưa ra giải pháp tối
ưu hóa việc sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn và xóa đói giảm nghèo.


12

Nghiên cứu của nhóm tác giả Ozgur Kaya, Ilker Kaya và Lewell Gunter
(2013), “Foreign Aid and the Quest for Poverty Reduction: Is Aid to Agriculture
Effective?”, phân tích hiệu quả của viện trợ trong nông nghiệp bằng cách phân chia
tổng số viện trợ thành các nhóm nhỏ và điều tra cụ thể mối quan hệ giữa viện trợ cho
ngành nông nghiệp và giảm nghèo.
Nghiên cứu của tác giả Dennis D. Trinidad (2007), “Japan's ODA at the
crossroads: Disbursement patterns of Japan's development assistance to Southeast
Asia”, phân tích về xu hướng giải ngân ODA của Nhật Bản với các nước Đông Nam
Á từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2006
Sau khi đọc các nghiên cứu trên, tôi nhận ra rằng các nghiên cứu này đã cung

cấp rất nhiều thông tin về cơ sở lý luận, về thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA
nói chung và trong ngành nơng nghiệp và phát triển nơng thơn nói riêng. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào chỉ phân tích thực trạng của vốn ODA từ Nhật Bản trong
riêng ngành nông nghiệp trong phạm vi thời gian gần đây nhất. Do vậy, cần phải có
một đề tài phân tích thực trạng của vốn ODA từ Nhật Bản trong nơng nghiệp tại Việt
Nam, phân tích tình hình cam kết và giải ngân, các loại hình tài trợ, các kênh tài trợ.
1.2.

Cơ sở lý luận chung về ODA:

1.2.1. Nguồn gốc ra đời:
Sau chiến tranh, các nước Châu Âu, đồng minh chủ chốt của Mỹ chịu tổn thất
nặng nề. Để giúp các nước này sớm hồi phục kinh tế, năm 1947, Mỹ triển khai kế
hoạch Marshall hay còn gọi là kế hoạch phục hưng Châu Âu, viện trợ ồ ạt cho các
nước Tây Âu. Ngày 16/4/1948, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC) được thành
lập với sự tham gia của 16 nước châu Âu nhằm khôi phục kinh tế và giám sát phân
bổ viện trợ. Năm 1950, Mỹ và Canada tham gia OEEC với tư cách quan sát viên.
Năm 1960, OEEC được chuyển thành Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD).
16 nước châu Âu trong OEEC cùng với Mỹ và Canada trở thành những thành viên
sáng lập của OECD, đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song
phương và đa phương. Các nước này cũng thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC),


13

với nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD đến
các nước đang và kém phát triển. DAC bắt đầu ghi chép về các dòng vốn hỗ trợ đến
các nước đang phát triển từ năm 1961 và đặc biệt chú ý đến phần chính thức và ưu
đãi của dòng vốn này, phần mà được gọi là “hỗ trợ phát triển chính thức” (ODA). [5]
1.3.


Khái niệm ODA:
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là một thuật ngữ do Ủy ban hỗ trợ phát

triển (DAC) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra để đo lường
viện trợ. Định nghĩa của ODA được DAC chính thức đưa ra vào năm 1969, và được
hồn thiện hơn vào năm 1972. Từ đó, ODA trở thành thước đo được sử dụng chủ yếu
trong tất cả các mục tiêu viện trợ và đánh giá hoạt động viện trợ. [17]
Theo Danh sách các thuật ngữ thống kê của OECD, ODA là “dịng tài chính
chính thức được phân bổ với mục tiêu chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc
lợi của các nước đang phát triển, và có tính ưu đãi với ít nhất 25% tài trợ (sử dụng
tỷ lệ chiết khấu 10% cố định). Theo quy ước, dịng chảy ODA bao gồm sự đóng góp
của các cơ quan chính phủ của nước tài trợ, ở tất cả các cấp, cho các nước đang phát
triển (ODA song phương) và cho các tổ chức đa phương. Biên lai ODA bao gồm các
khoản giải ngân của các nhà tài trợ song phương và các tổ chức đa phương.” [18]
Nói cách khác, ODA cần chứa ba yếu tố: Được thực hiện bởi khu vực chính
thức (các cơ quan chính thức, bao gồm chính quyền trung ương và địa phương, hoặc
các cơ quan điều hành chính thức khác); Có mục tiêu chính là thúc đẩy phát triển kinh
tế và phúc lợi xã hội; Có các điều khoản tài chính ưu đãi (nếu là khoản vay thì phải
có yếu tố tài trợ ít nhất là 25%).
Định nghĩa này được sử dụng để loại trừ viện trợ phát triển khỏi nhóm hai loại
viện trợ khác từ các thành viên của DAC là viện trợ chính thức (OA) và các luồng
chính thức khác (OOF). OA là các luồng viện trợ đáp ứng đủ điều kiện để trở thành
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), trừ việc nước tiếp nhận không nằm trong Phần
II của Danh sách người nhận hỗ trợ phát triển (DAC) của Ủy ban hỗ trợ phát triển.
OOF bao gồm những giao dịch của khu vực chính thức với các quốc gia trong Danh


14


sách nhận viện trợ, không đáp ứng đủ điều kiện để trở thành Hỗ trợ phát triển chính
thức hoặc Viện trợ chính thức vì mục tiêu chính khơng phải là phát triển, hoặc vì yếu
tố tài trợ dưới 25%.
Khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý nợ cơng 2017 thì quy định: “Vay hỗ trợ phát
triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngồi có thành tố ưu đãi đạt ít nhất
35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và
dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay
khơng có điều kiện ràng buộc.” Trong đó, theo Khoản 8 Điều 3 của bộ luật này, thành
tố ưu đãi là “tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi
của vốn vay nước ngồi được tính tốn trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn
vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi
suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính tốn.” [8]
1.3.1. Phân loại:
Phân theo phương thức hồn trả ODA:
Viện trợ khơng hồn lại: bên nước ngồi cung cấp viện trợ (mà bên nhận khơng
phải hồn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước
giữa các bên.Viện trợ khơng hồn lại thường được thực hiện dưới các dạng: Hỗ trợ
kỹ thuật. (đặc biệt trong giáo dục và đào tạo nhân sự) và viện trợ bằng hiện vật.
Viện trợ có hồn lại: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo
quy mơ và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
Những điều kiện ưu đãi thường là: Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước
vay), thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm) và có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm).
ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA khơng hồn
lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế
và phát triển.


15

Phân loại theo nguồn cung cấp ODA:

ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia
thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
ODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB...)
hay tổ chức khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho
Chính phủ của một nước khác, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa
phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (Quĩ nhi đồng
Liên Hiệp quốc). Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu: Ngân hàng
thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Phân loại theo mục tiêu sử dụng ODA:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: Hỗ trợ cán cân thanh tốn thường được định nghĩa
là hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp, nhưng đơi khi lại là hỗ trợ hiện vật hoặc hỗ trợ
nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hố chuyển vào trong nước thơng qua hình thức hỗ
trợ cán cân thanh tốn có thể được chuyển thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra
khi hàng hoá nhập vào nhờ hình thức này được bán ra trên thị trường trong nước, và
số thu nhập bằng bản tệ được đưa vào ngân sách của Chính Phủ.
Tín dụng thương mại: Hình thức hỗ trợ bằng tín dụng thương mại là hình thức
cho vay với các điều khoản mềm như: lãi suất thấp, hạn trả dài…. Trên thực tế hình
thức hỗ trợ tín dụng thương mại là một dạng hỗ trợ có ràng buộc.
Viện trợ chương trình: Viện trợ chương trình là hình thức viện trợ khi đạt được
một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích
tổng quát với thời hạn nhất định, mà khơng phải xác định chính xác nó sẽ phải được
sử dụng như thế nào.
Hỗ trợ dự án: Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của ODA. Hỗ trợ dự án thường
liên quan đến hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật và trên thực tế thường có cả hai yếu
tố này: Hỗ trợ cơ bản thường chủ yếu về xây dựng như: đường xá, cầu cống, trường
học, bệnh viện, hệ thống viễn thông …. Các dự án này thường có kèm theo một bộ


16


phận của viện trợ kỹ thuật, dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những
hoạt động nhất định nào đó, hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các đối tác
tham gia nhận viện trợ. Hỗ trợ kỹ thuật thường chủ yếu chỉ tập trung vào chuyển giao
trí thức hoặc tăng cường lập cơ sở kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu tình hình cơ bản,
nghiên cứu trước khi đầu tư: Quy hoạch, lập các luận chứng kinh tế, kỹ thuật….
Chuyển giao trí thức có thể là chuyển giao công nghệ thông thường, nhưng quan trọng
hơn là đào tạo về kỹ thuật phân tích kinh tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành
chính nhà nước, các vấn đề xã hội …
Phân loại theo điều kiện ODA:
ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng vốn tài trợ khơng bị ràng buộc
bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
ODA có ràng buộc nước nhận được chia thành 2 loại. ODA ràng buộc bởi
nguồn sử dụng và ODA ràng buộc bởi mục đích sử dụng. Có nghĩa là việc mua sắm
hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số
công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc
các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương); chỉ được sử dụng
cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể.
ODA có thể ràng buộc một phần: ví dụ, một phần chi ở nước viện trợ, phần
còn lại chi ở bất cứ nơi nào.
1.3.2. Đặc điểm của ODA:
Thứ nhất, ODA có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối
với các nước đang và kém phát triển do vốn ODA có thời gian cho vay (hồn trả vốn
dài), có thời gian ân hạn dài. Ví dụ, vốn ODA của WB, ADB, JBIC (Ngân hàng Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản) có thời gian hồn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
Hơn nữa, vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu
phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể
nhận được ODA. Điều kiện thứ nhất là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân
đầu người thấp. Điều kiện thứ hai là mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này



17

phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ
giữa bên cấp và bên nhận ODA
Thứ hai, ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định. ODA có
thể ràng buộc hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc nước nhận về địa điểm
chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và
nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy định
vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Vốn ODA cũng mang
yếu tố chính trị khi các nước viện trợ thường gây ảnh hưởng chính trị đến các nước
nhận viện trợ thông qua việc bắt buộc xuất/nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ [22]. Ví
dụ như Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% nước nhận viện trợ phải mua hàng
hóa, dịch vụ nước mình trong khi Canada yêu cầu tới 65%. Nhìn chung 22% viện trợ
của DAC được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Hơn
nữa, các nước phát triển sử dụng ODA như một cơng cụ chính trị để xác định vị thế
và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA. Nhật Bản hiện là
nhà tài trợ hàng đầu thế giới và cũng là nhà tài trợ đã sử dụng ODA như một cơng cụ
đa năng về chính trị và kinh tế. ODA của Nhật khơng chỉ đưa lại lợi ích cho nước
nhận mà cịn mang lại lợi ích cho chính họ. Trong những năm cuối thập niên 90, khi
phải đối phó với những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợ
giúp tài chính rất lớn cho các nước Đông Nam Á, nơi chiếm tỷ trọng tương đối lớn
về mậu dịch và đầu tư của Nhật Bản. Nhật đã dành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhu
cầu vốn ngắn hạn, chủ yếu là lãi suất thấp, tính bằng đồng Yên và dành 15 tỷ USD
cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vịng 3 năm. Các khoản cho vay được
tính bằng đồng Yên và gắn với những dự án có các cơng ty Nhật tham gia. Những
nước cấp tài trợ cũng thường đòi hỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát
triển cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ. Vì vậy nên khi nhận viện trợ các nước
nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ khơng vì lợi ích trước
mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo
tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau,

bình đẳng và cùng có lợi. [23, tr.95-125]


18

Thứ ba, ODA có khả năng gây nợ. Việc khơng sử dụng hiệu quả ODA có thể
tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian, quốc gia đó có thể lại lâm
vào vịng nợ nần do khơng có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA khơng có
khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại
dựa vào xuất khẩu để thu về ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng
ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng
xuất khẩu.
1.3.3. Vai trò của ODA:
Đối với nước viện trợ:
Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt
động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự gia
tăng của vốn ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với
những điều kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc
gia. Ngồi ra, nước viện trợ cịn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng
của họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên.
Đối với nước tiếp nhận viện trợ
Về tác động tích cực, đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là
trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thơng qua ODA song phương có thêm vốn
để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, ODA mang lại nguồn
lực cho đất nước. Theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát
triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng
trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến q trình tự duy trì và
phát triển.
Thêm vào đó, nó cịn tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn
của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA.

ODA có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục
hồi đồng tiền của nước mình thơng qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài
chính quốc tế mang lại. ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên,


19

đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thơng qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là
nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế.
ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và
vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện
điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn
ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn, phát triển
nơng nghiệp, xố đói giảm nghèo...
Đồng thời, ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều
kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mơ
doanh nghiệp. Ngồi ra ODA cịn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu
máy móc thiết bị cần thiết cho q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, từ
các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm
nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ
lớn hơn về vốn từ các tổ chức này.
Về tác động tiêu cực, hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA
là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên
cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Ngay ở trong
một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự
mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu
nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt.
Nguồn ODA đa phương mặc dù cũng có ưu điểm giúp các nước tiếp nhận khơi
phục và phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực ở chỗ dễ tạo ra nạn tham
nhũng trong các quan chức Chính phủ hoặc phân biệt giàu nghèo trong các tầng lớp

dân chúng nếu khơng có những chính sách kiểm sốt và quản lý chặt chẽ việc sử dụng
nguồn vốn này trong nước.


20

1.4.

Vai trị của ODA trong nơng nghiệp:
ODA được chia làm 8 khu vực: Nhóm cơ sở hạ tầng xã hội và dịch vụ; Nhóm

cơ sở hạ tầng kinh tế và dịch vụ; Nhóm sản xuất; Nhóm đa ngành/liên ngành; Nhóm
viện trợ hàng hóa/ Hỗ trợ chương trình chung; Nhóm các hoạt động liên quan đến nợ;
Nhóm viện trợ nhân đạo; Nhóm khác (khơng xác định được).
Trong đó, mỗi nhóm lại chia thành nhiều mục nhỏ, tổng cộng có hơn 300
ngành khác nhau. Lĩnh vực nông nghiệp là một lĩnh vực nằm trong nhóm sản xuất,
phần về nơng-lâm-ngư nghiệp. Tuy chỉ là một ngành nhỏ, nhưng do là một nước nông
nghiệp, Việt Nam nhận được khá nhiều vốn hỗ trợ phát triển vào ngành này. Nguồn
vốn này có vai trị lớn trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
cũng như phát triển nơng thơn.
1.4.1. ODA góp phần cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn
Mục tiêu tổng qt và dài hạn của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn là xây dựng một nền nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn có cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp để tăng
năng suất lao động và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm,
xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân nông thôn,
đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.
Để đạt được mục tiêu này Việt Nam cần số vốn đầu tư rất lớn. Trong khi nguồn
vốn đầu tư trong nước cịn hạn chế thì ODA chính là nguồn vốn cần thiết giúp Việt
Nam thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp và nông thôn. Sử dụng

vốn ODA đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trong
nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sạch, y tế, chợ,
hệ thống thông tin, các trang thiết bị kỹ thuật,…Vốn ODA cùng với các nguồn đầu
tư khác trong nước cũng như vốn FDI tạo ra một lực lượng sản xuất công nghiệp tiến
bộ hơn, có tác động tích cực đến sự thành cơng của q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển sẽ


21

là điều kiện đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác ở nông
thôn tăng trưởng nhanh, bền vững.
1.4.2. ODA tác động tới đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến
nông sản theo hướng thị trường
Công tác phát triển nguồn lực thông qua các chương trình đào tạo trong và
ngồi nước của các chương trình, dự án ODA trong nơng nghiệp đã góp phần nâng
cao chất lượng nguồn lực của tồn ngành cũng như người dân vùng hưởng lợi. Từ đó,
góp phần đẩy nhanh sự tiếp cận với sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường, nâng
cao đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư. Công tác đào tạo kèm theo các
hỗ trợ tín dụng cần thiết đã giúp người dân dám nghĩ, dám đầu tư lớn vào sản xuất
cũng như chế biến nông sản theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày một
cao của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, các chương trình, dự án ODA trong nông
nghiệp đã đầu tư mới trang thiết bị cho các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp
và PTNT, qua đó đã góp phần cải tạo giống cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng cả
về số lượng, cũng như chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một cao của thị
trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, nhờ nguồn vốn ODA của các chương trình, dự án trong nông nghiệp
mà hệ thống thông tin về khuyến nông và thông tin thị trường được trang bị hiện đại,
chuyển giao các phương thức canh tác, các mơ hình sản xuất tiến bộ, đã góp phần cập
nhật, áp dụng nhanh và kịp thời công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong nước cũng như

trên thế giới vào ngành sản xuất nông nghiệp nói chung, và trực tiếp là vào các đối
tượng cây trồng, vật ni trong phạm vi các chương trình, dự án ODA nói riêng, ví
dụ: Dự án Phát triển chè và cây ăn quả (VIE-1781, vay vốn ADB),...
1.4.3. ODA góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng tồn diện và xóa đói
giảm nghèo của Chính phủ
Theo như đánh giá của Liên Hợp Quốc (UN) và những tổ chức tài chính quốc
tế lớn, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo. Điều này đạt được một phần là do sự hỗ trợ từ ODA.


22

Trong những năm qua, hơn 130 tổ chức phi chính phủ quốc tế đã huy động
khoảng 1 tỉ USD hàng năm từ nguồn lực ODA để giảm nghèo tại Việt Nam. Kể từ
khi quay trở lại đầu tư ở Việt Nam vào năm 1993, WB đã tài trợ 35 dự án để giúp cho
cuộc chiến xố đói giảm nghèo tại Việt Nam thơng qua hỗ trợ tài chính cho nơng
nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chương trình y tế nơng thôn, trường học và các nhu cầu
thiết yếu khác [11]. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam và WB, tỷ lệ
nghèo của Việt Nam đã giảm liên tục trong vòng 15 năm trở lại đây, từ 29% năm
2002 xuống còn 20,7% năm 2010 và 9,8% vào năm 2016. Những kết quả này có sự
góp phần quan trọng của ODA. [4, tr.1]
1.4.4. ODA góp phần phịng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, thích ứng
với biến đổi khí hậu.
Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vị trí
và địa hình làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia chịu nhiều thiên
tai (bão, lốc xoáy, lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn, sạt lở đất và cháy rừng) nhất trên thế
giới. Trong những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan đã
làm gia tăng thảm họa thiên tai cả về số lượng, tần suất, mức độ trầm trọng và biến
đổi phức tạp. Trung bình hàng năm Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp 8-12 cơn bão.
Bão kèm theo mưa lớn đã gây ra hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, làm ảnh hưởng nghiêm

trọng đến các cơng trình cơ sở hạ tầng như đường giao thơng nơng thơn, các cơng
trình thủy lợi, các cơng trình bảo về đê điều, cầu, cống và gây tổn thất về tính mạng,
tài sản và cuộc sống của hàng triệu người dân. Vì vậy, cơng tác phịng chống và giảm
thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra là một công việc cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, công
tác này đòi hỏi số vốn lớn để đầu tư cho trang thiết bị dự báo bão tầm xa; cũng như
cho việc khơi phục các cơng trình cơ sở hạ tầng, nhà cửa bị phá hủy. Trong khi nguồn
vốn trong nước cho cơng tác phịng chống và giảm thiểu hậu quả thiên tai cịn hạn
chế thì nguồn vốn ODA do các nhà tài trợ cung cấp có vai trị và ý nghĩa hết sức quan
trọng. Các dự án trong lĩnh vực phòng chống thiên tai như Dự án khắc phục khẩn cấp
hậu quả thiên tai năm 2005 của ADB, Dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của


23

WB,… đã góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang
thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ lụt, bão, lũ quét, và sạt lở đất.
1.4.5. ODA góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn
Trong những năm gần đây, năng lực, trình độ ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm
quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện dự án của Việt Nam đã có nhiều tiến
bộ, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, cơng tác đào tạo, tập huấn
nhằm nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho cán bộ trực tiếp quản lý và thực
hiện các chương trình, dự án ODA trong nơng nghiệp được các nhà tài trợ chú trọng.
Thông qua các dự án hỗ trợ và tăng cường năng lực, các cán bộ quản lý và thực hiện
dự án được tiếp cận phương pháp thực hiện dự án, tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới
qua chuyên gia tư vấn Quốc tế. Phương pháp tiếp cận dự án đầu tư một cách toàn
diện, kỹ năng quản lý dự án đầu tư xây dựng từ các chuyên gia nước ngoài đã giúp
cho các cán bộ quản lý và thực hiện dự án của Việt Nam có thể xử lý được những khó
khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện. Từ đó, đã giúp đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các chương trình, dự án ODA. Cùng với việc tổ chức thực hiện thành cơng các
chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua,

năng lực của cán bộ trong các Ban quản lý dự án các cấp cũng từng bước được nâng
cao. Nhờ vậy, các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp, nông thôn đã nhận
được sự ủng hộ của nhân dân các địa phương.


×