Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Tác động của chiến tranh thương mại mỹ trung đến hoạt động thu hút nguồn vốn fdi của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 162 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
____________________________________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN VỐN
FDI CỦA VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. Nguyễn Lan Anh

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Minh Trang

LỚP:

QH-2016-E KTQT CLC

HỆ:

Chất lượng cao

Hà Nội – Tháng 04 Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
____________________________________________


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN VỐN
FDI CỦA VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. Nguyễn Lan Anh

GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Minh Trang

LỚP:

QH-2016-E KTQT CLC

HỆ:

Chất lượng cao

Hà Nội – Tháng 04 Năm 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ......................................................................................... 15
1.1. Cơ sở lý luận về chiến tranh thương mại ................................................................ 15
1.1.1. Khái niệm về chiến tranh thương mại ................................................................ 15
1.1.2. Các hình thức của chiến tranh thương mại ........................................................ 16
1.1.2.1. Chiến tranh tiền tệ....................................................................................... 16
1.1.2.2. Chiến tranh thuế quan ................................................................................. 17
1.1.2.3. Cấm vận kinh tế .......................................................................................... 17
1.1.2.4. Chiến tranh kinh tế ..................................................................................... 18
1.1.3. Tác động của chiến tranh thương mại đến nền kinh tế thế giới ......................... 19
1.2. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................... 21
1.2.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................................. 21
1.2.2. Phân loại các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi.......................................... 22
1.2.2.1. Theo tỷ lệ sở hữu vốn của chủ đầu tư ......................................................... 23
1.2.2.2. Theo mục đích đầu tư ................................................................................. 25
1.2.2.3. Theo chiến lược đầu tư ............................................................................... 26
1.2.2.4. Theo động lực đầu tư .................................................................................. 28
1.2.3. Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................ 29
1.2.3.1. Các yếu tố hút ............................................................................................. 29
1.2.3.2. Các yếu tố đẩy ............................................................................................ 31
1.2.3.3. Môi trường quốc tế ..................................................................................... 33
i


CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 2018 ....... 36
2.1. Khái quát nền kinh tế, thương mại của Mỹ và Trung Quốc trước năm 2018 ......... 36
2.1.1. Tình hình kinh tế và thương mại của Mỹ trước năm 2018 ................................ 36
2.1.1.1. Tình hình kinh tế của Mỹ ........................................................................... 36
2.1.1.2. Tình hình thương mại của Mỹ .................................................................... 37
2.1.2. Tình hình kinh tế và thương mại của Trung Quốc trước năm 2018 .................. 45
2.1.2.1. Tình hình kinh tế của Trung Quốc ............................................................. 45

2.1.2.2. Tình hình thương mại của Trung Quốc ...................................................... 47
2.2. Quan hệ thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc trước năm 2018 ........ 50
2.2.1. Về phía Mỹ......................................................................................................... 52
2.2.2. Về phía Trung Quốc........................................................................................... 57
2.3. Diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung 2018 ............................................... 58
2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung 2018 ...................... 58
2.3.2. Những cột mốc chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung 2018 ............. 60
2.3.3. Một số kịch bản của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung 2018 ......................... 70
2.4. Một số nhận định về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2018 ............................. 72
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 2018
ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA VIỆT NAM ...................... 76
3.1. Bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2019 ................ 76
3.2. Tình hình thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam trước chiến tranh thương mại Mỹ Trung 2018 ..................................................................................................................... 79
3.2.1. Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam theo quy mô vốn đầu tư ................. 79
3.2.2. Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam theo ngành kinh tế ......................... 88
3.2.3. Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam theo đối tác đầu tư ......................... 92
3.3. Tình hình thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung 2018 ..................................................................................................................... 97
3.3.1. Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam theo quy mô vốn đầu tư ................. 97

ii


3.3.2. Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam theo ngành kinh tế ...................... 103
3.3.3. Thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam theo đối tác đầu tư ...................... 105
3.4. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2018 đến hoạt động thu hút nguồn
vốn FDI của Việt Nam ................................................................................................. 109
CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 2018 ........... 118
4.1. Cơ hội và thách thức đối với thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2018 .................................................................... 118

4.1.1. Cơ hội ............................................................................................................... 118
4.1.1.1. Có thể đón nhận làn sóng đầu tư nước ngồi mới trên quy mơ lớn ......... 118
4.1.1.2. Thuế suất cao đánh vào hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ làm tăng khả
năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ, từ đó thu hút vốn FDI vào các ngành
xuất khẩu................................................................................................................ 121
4.1.1.3. Cơ hội mua hàng hóa trung gian của Trung Quốc là đầu vào sản xuất với chi
phí thấp .................................................................................................................. 122
4.1.1.4. Mở ra cơ hội để Việt Nam tiếp cận những dự án trong các ngành nghề và
lĩnh vực như: điện, điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may ............................................. 123
4.1.1.5. Tận dụng thành công từ cuộc chiến chống dịch Covid-19 của Việt Nam để
thu hút vốn ĐTNN ................................................................................................. 125
4.1.2. Thách thức........................................................................................................ 126
4.1.2.1. Tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại của Việt Nam, qua đó gián tiếp
tác động lên dòng vốn FDI .................................................................................... 126
4.1.2.2. Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia khác trong ASEAN trong việc
thu hút dòng vốn FDI rời khỏi Trung Quốc .......................................................... 129
4.1.2.3. Nguy cơ gia tăng những dòng vốn đầu tư kém chất lượng với công nghệ lạc
hậu và ô nhiễm môi trường từ Trung Quốc ........................................................... 130

iii


4.2. Một số hàm ý chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung 2018 ............................................................................. 131
4.2.1. Hàm ý cho Chính phủ ...................................................................................... 131
4.2.2. Hàm ý cho doanh nghiệp ................................................................................. 135
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 141

iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

1

ADB

Asian Development Bank

2

AFTA

ASEAN Free Trade Area

3

APEC

4

APPF

5


ASEAN

6

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN

Asia – Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Cooperation

Châu Á – Thái Bình Dương

Asia – Pacific Parliamentary

Diễn đàn Nghị viện Châu Á –

Forum

Thái Bình Dương

Association of South East

Hiệp hội các quốc gia Đông


Asian Nations

Nam Á

ASEM

Asia – Europe Meeting

Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

7

BIT

Bilateral Investment Treaty

Hiệp định song phương

8

BTA

Bilateral Trade Agreement

9

CFETS

10


CIEM

11

CNTT

12

DTT

13

ĐTNN

14

EFTA

Hiệp định Thương mại song
phương

China Foreign Exchange Trade

Cơ quan điều hành thị trường

System

tiền tệ Trung Quốc

Central Institute for Economic


Viện nghiên cứu Quản lý Kinh

Management

tế Trung ương
Công nghệ thông tin

Double Taxation Treaty

Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần
Đầu tư nước ngoài

European Free Trade Area

v

Khu vực thương mại tự do
Châu Âu


15

EU

European Union

Liên minh Châu Âu


16

EVFTA

European Union – Vietnam

Hiệp định thương mại tự do

Free Trade Agreement

Việt Nam – EU

17

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

18

FIPA

Foreign Investment Promotion

Hiệp định Khuyến khích và

and Protection Agreement


Bảo hộ đầu tư

19

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

20

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

21

GMS

Greater Mekong Subregion

22

IMF

International Monetary Fund


Quỹ Tiền tệ Quốc tế

23

JCCI

Japan Chamber of Commerce

Phòng Thương mại và Công

and Industry

nghiệp Nhật Bản

24

JETRO

Japan External Trade

Tổ chức Xúc tiến mậu dịch

Organization

Nhật Bản

25

JICA


The Japan International

Cơ quan Hợp tác Quốc tế

Cooperation Agency

Nhật Bản

26

JVEPA

Japan – Vietnam Economic

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt

Partnership Agreement

Nam - Nhật Bản

27

KFW

Kreditanstalt für Wiederaufbau

Ngân hàng Tái thiết Đức

28


KOTRA

Korea Trade-Investment

Văn phòng Xúc tiến Thương

Promotion Agency

mại và Đầu tư Hàn Quốc

29

M&A

Merger & Acquisition

Mua lại và sáp nhập

30

MFN

Most Favored Nation

Quy tắc tối huệ quốc

31

NDT


Hội nghị hợp tác tiểu vùng Mê
Kông mở rộng

Nhân dân tệ

vi


Official Development

32

ODA

33

OECD

34

OPIC

35

PBOC

People’s Bank of China

36


PPP

Purchasing Power Parity

Ngang giá sức mua

37

R&D

Research & Development

Nghiên cứu và Phát triển

38

SDR

Special drawing rights

Quyền rút vốn đặc biệt

39

TIFA

Trade and Investment

Hiệp định khung về Thương


Framework Agreement

mại và Đầu tư

40

TNC

Transnational Corporation

Công ty xuyên quốc gia

41

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Agreement

Bình Dương

42

UNCTAD

United Nations Conference on


Hội nghị Liên Hợp Quốc về

Trade and Development

Thương mại và Phát triển

43

VCCI

Vietnam Chamber of

Phòng Thương mại và Công

Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

44

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

45

WEF


World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế thế giới

46

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Cooperation and Development

Kinh tế

Overseas Private Investment

Công ty Đầu tư tư nhân hải

Corporation


ngoại

vii

Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Số bảng

1

Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4


5

Bảng 2.5

6

Bảng 2.6

7

Bảng 3.1

8

Bảng 3.2

9

Bảng 3.3

10

Bảng 3.4

Tên bảng
Các nhóm hàng và sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
Mỹ giai đoạn 2012 – 2017 (đơn vị: tỷ USD)
Các nhóm hàng và sản phẩm nhập khẩu chủ lực của
Mỹ giai đoạn 2012 – 2017 (đơn vị: tỷ USD)
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc giai

đoạn 2012 – 2017 (đơn vị: tỷ USD)
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Trung Quốc giai
đoạn 2012 – 2017 (đơn vị: tỷ USD)
Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Mỹ sang Trung
Quốc giai đoạn 2012 – 2017 (đơn vị: tỷ USD)
Các sản phẩm nhập khẩu chủ lực của Mỹ từ Trung
Quốc giai đoạn 2012 – 2017 (đơn vị: tỷ USD)
Tình hình hợp tác quốc tế của Việt Nam giai đoạn
1990 – 2019
Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam giai đoạn 1988 – 2017
Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam theo từng giai đoạn từ năm 1988 – 2017
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi được cấp phép
phân theo ngành kinh tế (Lũy kế tính đến 20/12/2017)

Trang
39

41

49

50

54

55

76


80

83

89

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi được cấp phép
11

Bảng 3.5

phân theo khu vực đối tác đầu tư (Lũy kế tính đến
20/12/2017)

viii

93


12

Bảng 3.6

13

Bảng 3.7

14


Bảng 4.1

Danh sách 10 quốc gia đứng theo nguồn vốn FDI vào
Việt Nam giai đoạn 1988 – 2017
Số dự án và vốn đăng ký theo hình thức đầu tư giai
đoạn 2018 – 2019
Lợi thế cạnh tranh của Singapore và Thái Lan trong
thu hút FDI

ix

96

101

130


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Số hình

Tên hình

Trang

1


Hình 1.1

Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngồi

35

2

Hình 2.1

3

Hình 2.2

4

Hình 2.3

5

Hình 2.4

6

Hình 2.5

7

Hình 2.6


8

Hình 2.7

Quy mơ và tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ giai đoạn
1990 – 2017
Tình hình xuất - nhập khẩu hàng hóa của Mỹ giai
đoạn 1990 – 2017 (đơn vị: tỷ USD)
Cán cân thương mại của Mỹ với các đối tác thương
mại giai đoạn 2000 – 2017 (đơn vị: triệu USD)
Các thị trường xuất - nhập khẩu hàng hóa lớn nhất
của Mỹ giai đoạn 2000 – 2017
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
giai đoạn 1990 – 2017
Tình hình xuất - nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc
giai đoạn 1990 – 2017 (đơn vị: tỷ USD)
Tình hình xuất - nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc
giai đoạn 1990 – 2017 (đơn vị: triệu USD)

36

38

44

45

46

48


51

Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong
9

Hình 2.8

khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 1990

53

– 2017
10

Hình 2.9

11

Hình 2.10

Các mốc chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung 2018 giai đoạn 2017 – 2018
Các mốc chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung 2018 giai đoạn 2019 – 01/2020

x

61

65



12

Hình 3.1

13

Hình 3.2

14

Hình 3.3

Xu hướng thu hút đầu tư trực tiếp trực tiếp nước
ngoài của Việt Nam giai đoạn 1988 – 2017
Cơ cấu số dự án FDI vào Việt Nam phân theo ngành
kinh tế giai đoạn 1988 – 2017
Cơ cấu tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam phân
theo ngành kinh tế giai đoạn 1988 – 2017

88

91

92

Cơ cấu số dự án và tổng vốn đăng ký FDI vào Việt
15

Hình 3.4


Nam phân theo khu vực đối tác đầu tư giai đoạn 1988

95

– 2017
16

Hình 3.5

17

Hình 3.6

18

Hình 3.7

19

Hình 3.8

20

Hình 3.9

21

Hình 3.10


22

Hình 3.11

23

Hình 3.12

Tình hình thu hút FDI 12 tháng qua các năm giai
đoạn 2012 – 2019
Tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn
2018 – 2019
Cơ cấu số dự án FDI vào Việt Nam theo hình thức
đầu tư năm 2018 và 2019
Cơ cấu vốn đăng ký FDI vào Việt Nam theo hình
thức đầu tư năm 2018 và 2019
Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành kinh tế giai
đoạn 2018 – 2019 (đơn vị: triệu USD)
Tỷ trọng vốn FDI của Việt Nam theo ngành kinh tế
giai đoạn 2018 – 2019 (đơn vị: %)
Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam theo khu
vực đầu tư giai đoạn 2018 – 2019 (đơn vị: triệu USD)
Tỷ trọng vốn FDI của Việt Nam theo khu vực đầu tư
giai đoạn 2018 – 2019 (đơn vị: %)

xi

98

100


102

102

104

105

106

107


24

Hình 3.13

Tổng vốn FDI một số đối tác đầu tư chính của Việt
Nam giai đoạn 2018 – 2019 (đơn vị: triệu USD)

109

Tổng vốn FDI 12 qua từng năm của một số đối tác
25

Hình 3.14

đầu tư chính vào Việt Nam giai đoạn 2012 – 2019
(đơn vị: triệu USD)


xii

116


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, thương mại quốc tế đã được coi là “động lực tăng trưởng” của nhiều quốc
gia qua nhiều thế kỷ, trong đó, mối quan hệ thương mại giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và
Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Kể từ khi hai nước bắt đầu quan hệ ngoại thương
vào thế kỷ XIX cho tới bây giờ, việc giao thương giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng
phụ thuộc vào nhau. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Mỹ từ Trung Quốc là chất
bán dẫn, thiết bị y tế, di động, …; còn Trung Quốc lại nhập khẩu máy bay, đậu tương và
các sản phẩm tự động của Mỹ. Mặc dù vậy, cán cân thương mại lại cho thấy sự chênh
lệch giữa hai quốc gia, khi phía Hoa Kỳ liên tục chịu tình trạng thâm hụt thương mại
nặng nề với Trung Quốc trong vài năm trở lại, đến cuối năm 2018 giá trị thâm hụt đã đạt
khoảng 419 tỷ USD (Binh Ngo, 2019). Sau sự kiện Donald Trump đắc cử Tổng thống
Mỹ, vấn đề này đã được ông chú ý. Kết quả, vào ngày 22/03/2018, Tổng thống D. Trump
tuyên bố áp mức thuế 50 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, khơi ngòi cho cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ. Cho tới cuối năm 2019, cuộc chiến này vẫn chưa
có dấu hiệu dừng lại, mặc dù hai bên bước đầu đã có động thái nhượng bộ.
Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có quy mô nền kinh tế đứng đầu
thế giới hiện nay, với tổng GDP ước tính chiếm khoảng 40,01% quy mơ GDP tồn cầu
năm 2018 (theo IMF). Thêm vào đó, hai quốc gia này cũng là hai bạn hàng thương mại
lớn nhất của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương cao
trong giai đoạn gần đây. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc và Mỹ năm 2018 đạt khoảng 89 tỷ USD (chiếm 36,5% tổng kim ngạch xuất
khẩu), trong đó riêng xuất khẩu sang Mỹ đạt 47,5 tỷ USD (tăng 14,2% so với năm 2017),
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 41,3 tỷ USD (tăng 16,6% so với năm 2017)

(theo Tổng cục Hải quan). Chính vì vậy, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung sẽ có ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế tồn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng (IMF,
1


2019). Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), trong điều kiện căng thẳng
thương mại tiếp tục kịch bản áp thuế bổ sung 25% với 250 tỷ USD hàng hóa của Trung
Quốc thì có khả năng làm giảm tăng trưởng GDP của nước ta là 0,29% vào năm 2019 và
0,28% vào năm 2022. Trong trường hợp Mỹ áp thuế cao hơn lên tất cả hàng hóa của
Trung Quốc, tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn. Ảnh hưởng của cuộc
chiến đối với Việt Nam cịn diễn ra trên quy mơ rộng, trên mọi khía cạnh của kinh tế,
trong đó khu vực vốn ĐTNN của Việt Nam cũng phải chịu tác động từ cuộc thương
chiến này.
Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào cuối năm 1987, FDI trở thành khu
vực phát triển năng động, ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp
đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam: (i) Đóng góp lớn vào tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội và đã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế;
(ii) Ngày càng có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách
quốc gia; (iii) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở Việt Nam;
(iv) Thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, chuyển đổi cơ cấu hàng hóa ngoại
thương, từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị tồn
cầu; (v) Thực hiện chuyển giao cơng nghệ ở một số ngành, lĩnh vực và có tác động lan
tỏa công nghệ nhất định tới khu vực doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ; (vi) Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, 2018). Vì thế, vị thế và vai trò của khu vực FDI tiếp tục được xác định là hết sức
quan trọng trong giai đoạn tới, đồng thời hoạt động thu hút FDI cũng đặt ra yêu cầu phải
có những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới của thế giới và Việt Nam, cụ thể là trong
tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của
nhiều quốc gia.

Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại, chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung còn được nhận định là sẽ tạo ra ảnh hưởng gián tiếp tới dòng vốn FDI

2


vào các quốc gia thứ ba không tham chiến, trong đó khu vực ASEAN (đặc biệt là Việt
Nam) được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến (Nguyễn Sơn, 2018). Ảnh hưởng
tiêu cực của thuế quan lên hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc được dự báo là sẽ làm
chuyển hướng nguồn vốn FDI khi các nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà ĐTNN tại
Trung Quốc dịch chuyển một phần sản xuất sang các nước thứ ba, chủ yếu là tới các
nước thuộc khu vực ASEAN. Với lợi thế về sự tăng trưởng vượt trội về GDP, chi phí
sản xuất tương đối thấp so với thế giới, chất lượng cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và
quy mô thị trường khu vực rộng lớn, những quốc gia trong khu vực ASEAN đã thu hút
được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Trong đó, Việt Nam là một trong những điểm đến
đầu tư đầy tiềm năng với mạng lưới FTA lớn mạnh và nhiều chính sách ưu đãi thu hút
ĐTNN. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là làm sao để thu hút có hiệu quả làn
sóng FDI mới này dưới tác động của mâu thuẫn thương mại Mỹ - Trung. Trước những
diễn biến khó lường từ cuộc chiến, việc đánh giá tác động lên hoạt động thu hút vốn
ĐTNN của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và cịn chưa rõ ràng. Chính vì những
lý do cấp thiết này, khóa luận với đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG
MẠI MỸ - TRUNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA VIỆT
NAM” hy vọng có thể cung cấp tồn cảnh ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Mỹ Trung tới tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam, qua đó gợi mở những hàm ý chính
sách cho Việt Nam nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn này trong bối cảnh mới.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của khóa luận là đánh giá tác động của chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi của Việt Nam, qua đó đề
xuất một số hàm ý chính sách cho chính phủ và doanh nghiệp nhằm tận dụng tối đa
những lợi thế mà Việt Nam được hưởng từ cuộc chiến này.

Từ việc xác định mục đích nghiên cứu, khóa luận chủ yếu đi sâu vào giải quyết các
mục tiêu chính như sau:

3


Thứ nhất, phân tích mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, chỉ
ra nguyên nhân và mô tả diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tính đến tháng
01/2020, sau đó xây dựng một số kịch bản có thể xảy ra đối với thương chiến này.
Thứ hai, tổng quan tình hình quan hệ kinh tế quốc tế cũng như hoạt động thu hút
vốn FDI của Việt Nam trước và trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, từ đó phân
tích tác động của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đến hoạt động thu hút vốn FDI của
Việt Nam.
Thứ ba, từ những phân tích về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,
khóa luận cũng sẽ đề cập tới những cơ hội và thức thách của Việt Nam đối với việc thu
hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung, đồng thời đề xuất những
giải pháp để chính phủ và doanh nghiệp nước ta có thể tận dụng thời cơ và giảm bớt khó
khăn phát sinh từ cuộc chiến này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến hoạt
động thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi không gian: Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc

-

Phạm vi thời gian: Dữ liệu phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam

từ năm 1988 đến năm 2019, tức là tính từ 1 năm sau khi Luật Đầu tư nước ngoài
của Việt Nam ra đời.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục đích và tính cấp thiết, khóa luận tập trung vào làm rõ câu hỏi nghiên cứu
chính là: “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động
thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam?”

4


Ngoài ra, để củng cố thêm luận điểm cho câu hỏi chính này, khóa luận cũng sẽ giải
quyết những câu hỏi phụ khác như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân và diễn biến chính của cuộc tranh chấp thương mại Mỹ Trung là gì?
Thứ hai, hoạt động thu hút vốn FDI của Việt Nam trước và trong cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung có thay đổi như thế nào?
Thứ ba, cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam khi thu hút nguồn vốn FDI trong
bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là gì?
Thứ tư, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tận dụng tốt nhất những
cơ hội mà chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo ra cho Việt Nam trong việc thu hút
vốn FDI?

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để phù hợp với mục đích nghiên cứu đã đề ra, khóa luận sẽ tập trung vào 2 nhóm
nghiên cứu, bao gồm:
-

Nhóm bài nghiên cứu về tác động của chiến tranh thương mại đến kinh tế

-


Nhóm bài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI
5.1. Nhóm bài nghiên cứu về tác động của chiến tranh thương mại đến kinh tế
Tìm hiểu về tác động của tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên kinh

tế và hoạt động thương mại giữa hai nước này, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra những
tác động tiêu cực của cuộc chiến đối với cả hai nước tham chiến. Về tác động trực tiếp,
chiến tranh thương mại thực sự đã làm giảm thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ và gia
tăng sản xuất nội địa của nước này đối với những ngành chịu ảnh hưởng từ thuế nhập
khẩu cao, đúng như kỳ vọng của Tổng thống D. Trump khi phát động cuộc chiến
(Monique Carvallo & cộng sự, 2019). Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong ngắn hạn.
Nếu chiến tranh thương mại kéo dài, nền kinh tế của hai quốc gia tham chiến đều sẽ chịu
thiệt hại nặng nề. Những thiệt hại này có thể kể đến: sụt giảm tổng sản lượng xuất – nhập
5


khẩu, tổn hại hoạt động thương mại song phương (Ken Itakura, 2019; Monique Carvallo
& cộng sự, 2019; Antoine Berthou & cộng sự, 2020); suy giảm tổng GDP hai nước
(Satoru Kumagai & cộng sự, 2019; Ken Itakura, 2019) và làm chậm tốc độ tăng trưởng
GDP của Trung Quốc (Mari Panstu, 2019; Gordon H. Hanson, 2020). Mặc dù việc tiếp
tục cuộc chiến thương mại đều gây ra những khoản mất trắng xã hội của hai nước tham
chiến do việc tái định vị hiệu suất giữa các ngành sản xuất khi thuế tăng (Monique
Carvallo & cộng sự, 2019), song mức độ ảnh hưởng của thương chiến đối với Mỹ và
Trung Quốc lại khác nhau. Để đo lường mức độ này, Chunding Li & cộng sự (2018) đã
sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể đa quốc gia nhằm dự đoán những tác động có thể
xảy ra dựa trên việc giả lập những kịch bản của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Kết
quả cho thấy, phía Hoa Kỳ có thể có lợi từ những biện pháp trừng phạt đơn phương,
nhưng sẽ bị thiệt hại nếu Trung Quốc có động thái đáp trả. Ngồi ra, Trung Quốc cũng
sẽ bị tổn thương nặng nề từ thương chiến và mức độ thiệt hại của Trung Quốc lớn hơn
so với Mỹ. Trong trường hợp hai nước có thể đi đến hòa giải, Mỹ sẽ hưởng lợi nhiều hơn

Trung Quốc - chứng tỏ Mỹ có sức mạnh thỏa thuận lớn hơn. Nhìn chung, chiến tranh
thương mại đều dẫn tới tổn thương về kinh tế cho cả hai bên, trong đó thiệt hại của Mỹ
là do người tiêu dùng phải chịu mức giá hàng hóa cao hơn, cịn Trung Quốc bị tổn thất
về xuất khẩu (UNCTAD, 2019). Không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế giữa hai nước
tham chiến, các nghiên cứu của Chunding Li & cộng sự (2018), Mari Pangestu (2019),
Nguyen Hoang Tien & cộng sự (2020) và Gordon H. Hanson (2020) nhận định rằng, cho
dù tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung rất khó dự đoán, nhưng về mặt dài
hạn đều khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP và thương mại toàn cầu chững lại, thậm chí
có xu hướng sụt giảm. Theo nghiên cứu của IMF (2019), chiến tranh thương mại Mỹ Trung có thể khiến tổng GDP toàn cầu giảm 455 tỷ USD đến năm 2020.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây bàn về vấn đề ai có thể hưởng lợi từ chiến tranh
thương mại dựa trên lý thuyết trò chơi đều thống nhất rằng: “Khơng có người thắng cuộc
trong một cuộc chiến thương mại” (Glenn W. Harrison & cộng sự, 2016; KPMG, 2018).

6


Trên thực tế, việc đo lường tác động của chiến tranh thương mại tới các bên thứ ba không
tham gia vào cuộc chiến là khá phức tạp. Vì thế, nhiều cơng trình nghiên cứu gần đây đã
tập trung khai thác vấn đề này, chủ yếu đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung lên các quốc gia có quan hệ thương mại sâu sắc với hai nước
tham chiến này, bao gồm EU và một số nước thuộc khu vực Châu Á (trong đó ASEAN
là tâm điểm nghiên cứu). Những nghiên cứu này nhìn chung đều thống nhất quan điểm,
cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thực sự đã tạo cơ hội cho một vài ngành
sản xuất của các nước Châu Á, đặc biệt là ASEAN. Satoru Kumagai & cộng sự (2019)
đã đề xuất mơ hình giả lập cân bằng tổng thể IDE-GSM nhằm đo lường tác động kinh tế
của thương chiến với kịch bản khi hai nước “đối đầu toàn diện” (đều cùng áp mức thuế
bổ sung 25% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu). Kết quả tính tốn cuối cùng cho
thấy, mặc dù kịch bản này khiến cho nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giảm trung bình
0,5% nhưng một số quốc gia trong Châu Á lại hưởng lợi từ cuộc chiến này. Cụ thể, ngành
CNTT có Malaysia và Việt Nam hưởng lợi; với ngành hàng may mặc có Bangladesh,

Việt Nam và Ấn Độ; ngành tự động hóa thì có Malaysia và Thái Lan. Cũng đưa ra kết
luận tương tự, Mohamed Aslam (2019) cho rằng nhờ sự tranh chấp thương mại giữa Mỹ
và Trung Quốc, các nước ASEAN có thể tận dụng thời cơ trở thành đối tác thương mại
với Hoa Kỳ thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay đã giảm, đồng
thời cũng nhân cơ hội này gia tăng thương mại song phương ASEAN – Trung Quốc.
Một nghiên cứu khác từ Joergen O. Moeller (2018) nhận định rằng một số ngành sản
xuất ở Đơng Nam Á có thể gặp khó khăn ban đầu, song về trung và dài hạn, chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung lại có tính tích cực đối với các quốc gia này. Tuy nhiên, nghiên
cứu của Kamran & Seyed (2019) lại có kết quả trái ngược hẳn khi cho rằng cuộc chiến
này có ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế khu vực ASEAN. Tác giả cho rằng, vì ASEAN là
một trong những đối tác thương mại lớn của cả Mỹ và Trung Quốc nên đây là những
nước dễ bị tổn thương hơn cả trong cuộc chiến. Trong trường hợp này, hội nhập kinh tế
khu vực sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro trong tương lai. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu

7


đã được tiến hành để xem xét cụ thể về ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại này tới một
vài nước thuộc ASEAN. Lấy Thái Lan làm đối tượng nghiên cứu chính, Bhanupong
Nidhiprabha (2019) đã sử dụng mơ hình tự hồi quy vector, qua đó cho biết sự leo thang
của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm giảm sản lượng xuất khẩu của Thái Lan tới
các thị trường trọng điểm. Trái ngược với trường hợp của Thái Lan, nghiên cứu của Ting
K.Y (2020) nhận định hoạt động xuất khẩu của Malaysia sẽ tăng trưởng mạnh khi trở
thành thị trường thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt là ở lĩnh vực xuất khẩu khí gas tự
nhiên và hợp kim. Ngồi ra, thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đem lại tác động
tích cực trong việc thu hút nguồn vốn FDI của nước này.
Khơng nằm ngồi xu hướng chung của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được cho
là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Seah, 2018).
Nhận thấy được thực trạng này, một vài nghiên cứu đã khai thác những tác động có thể
xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như đề xuất hàm ý chính sách trong bối cảnh

sự tranh chấp thương mại đang ngày càng leo thang giữa hai cường quốc này. Khi cuộc
chiến mới trải qua giai đoạn đầu, các nghiên cứu của Tuan Ho & cộng sự (2018), Do
Tien Sam (2018) đã nêu ra cái nhìn tồn cảnh về những cơ hội và khó khăn mà Việt Nam
phải đối diện trước cuộc thương chiến. Hai bài viết đều đồng tình khi dự đốn rằng trong
ngắn hạn Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc chiến khi trở thành thị trường xuất khẩu
thay thế cho Trung Quốc và là điểm đến mới của đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, Việt
Nam cũng khơng thể khơng đề phịng trước những xu hướng tiêu cực mà cuộc chiến có
thể gây ra trong dài hạn. Vì thế, các tác giả gợi ý rằng Việt Nam cần có những chiến lược
lâu dài để đối phó với những tình huống bất lợi và hướng đến phát triển bền vững. Cũng
đề cập đến rủi ro kinh tế của Việt Nam trước ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung,
Nguyen Hoang Tien & cộng sự (2020), Pham Hoang Tu Linh & Trinh Thi Nhuan (2020)
cịn nêu lên việc Trung Quốc có thể lợi dụng việc chuyển sản xuất sang Việt Nam để
tránh thuế quan, cũng như khả năng nhà sản xuất trong nước sẽ chịu áp lực cạnh tranh
nặng nề hơn khi hàng xuất khẩu Trung Quốc chuyển hướng vào thị trường Việt Nam.

8


Ngồi ra cịn có nghiên cứu của Binh Ngo (2019) đã tiếp cận tác động của chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung dưới góc độ của một doanh nghiệp cụ thể. Kết quả được phân
tích cụ thể bằng cách thu thập dữ liệu và phỏng vấn giám đốc công ty Seditax VN, cho
thấy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến cơng ty gặp khó khăn trong khâu quản lý
chất lượng và dịch vụ tư vấn. Từ nhận xét này, bài viết còn đưa ra một số hàm ý để các
doanh nghiệp khác trong khu vực Đơng Nam Á có chính sách phù hợp thích nghi với
những diễn biến phức tạp của cuộc chiến.

5.2. Nhóm bài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI
Về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
của một quốc gia, nhiều nghiên cứu tiền nhiệm đã tiếp cận vấn đề này bằng nhiều phương
thức và góc độ khác nhau. Đa số các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng GDP thực tế

(đại diện cho độ lớn thị trường) là nhân tố quan trọng, vừa đóng vai trị là yếu tố hút, vừa
là yếu tố đẩy (Nunnenkamp, 2002; Kyrkillis & cộng sự, 2003; Nasser, 2007; Kumari &
cộng sự, 2015). Bên cạnh đó, những nghiên cứu này cũng đưa ra một số nhân tố khác cụ
thể với từng trường hợp của các quốc gia. Với tư cách là nước đi đầu tư, các nhà đầu tư
từ EU có xu hướng đầu tư vào các yếu tố con người, trong khi đó, các nước ngồi EU
chủ yếu tập trung vào các FDI có hàm lượng công nghệ cao (Kyrkillis & cộng sự, 2003).
Trong trường hợp của các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, nghiên
cứu của Nasser (2007) và Kumari & cộng sự (2015) còn nhận định được một số yếu tố
khiến các nước này trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư (khơng tính tổng GDP thực tế),
bao gồm: lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng GDP, độ mở thương mại, chất
lượng cơ sở hạ tầng, …. Tiếp cận vấn đề theo một phương pháp khác, Nunnenkamp
(2002) đã đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đến việc thu hút dòng
vốn FDI trong thời kỳ cuối những năm 1980 trước bối cảnh tồn cầu hóa phát triển. Điểm
khác biệt của nghiên cứu này là tác giả đã chia các yếu tố nghiên cứu thành hai nhóm:
các yếu tố truyền thống (dân số, GDP/người, tốc độ tăng trưởng GDP, …) và các yếu tố

9


phi truyền thống (rào cản thương mại, giá cả, các nhân tố sản xuất bổ sung, ….). Kết quả
cuối cùng đã cho thấy, các yếu tố truyền thống vẫn đóng vai trị nổi bật trong q trình
thu hút FDI, cịn các yếu tố phi truyền thống chỉ thực sự có tác động khi xu hướng tồn
cầu hóa phát triển mạnh.
Nhiều nghiên cứu khác còn tập trung vào đánh giá tác động của thương mại tới
dòng vốn FDI vào một quốc gia. An-loh Lin (1995) đã kiểm tra ảnh hưởng của hoạt động
thương mại tới dòng vốn FDI vào và ra, với trường hợp của Đài Loan trong mối quan hệ
giao thương với 4 quốc gia thuộc khu vực ASEAN, gồm: Indonesia, Malaysia,
Phlippines và Thái Lan. Kết quả hồi quy cho biết thương mại có tác động cùng chiều tới
dịng vốn đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan, nhưng với dịng vốn từ nước khác vào Đài
Loan lại khơng có kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Soo Khoon Goh (2013)

khi lấy Malaysia làm đối tượng nghiên cứu lại cho kết quả trái ngược với An-loh Lin.
Bằng việc sử dụng phương pháp ước lượng Hausman – Taylor, tác giả đã nhận định rằng
hoạt động xuất - nhập khẩu có mối quan hệ bổ sung với tình hình thu hút FDI của
Malaysia, còn với dòng vốn đầu tư ra nước ngồi lại khơng thu được kết quả cụ thể. Bên
cạnh đó, cịn có nghiên cứu của Jyothi Pantulu & Jessie P.H.Poon (2003) cũng đi vào
kiểm định liệu dòng vốn FDI có mối quan hệ bổ trợ hay thay thế cho thương mại quốc
tế. Qua việc phân tích tình hình đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản và Hoa Kỳ tới lần
lượt 29 và 30 quốc gia trong giai đoạn 1996 – 1999, nghiên cứu đã bác bỏ những luận
điểm từ các nghiên cứu tiền nhiệm khi cho rằng FDI có xu hướng thay thế thương mại,
Thay vào đó, FDI tạo ra thương ra thương mại với mức độ khác nhau tùy vào từng quốc
gia. Ngoài ra, một trong những yếu tố thường được xem xét đánh giá tác động tới việc
thu hút dòng vốn FDI của nước chủ nhà là độ mở thương mại. Độ mở thương mại được
định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu với tổng GDP của
một quốc gia. Xu hướng mở rộng thương mại là kết quả của việc giảm hàng rào thuế
quan thơng qua các chính sách thương mại, hướng dần đến thị trường thế giới tự do và
thống nhất. Bàn về tầm quan trọng của yếu tố độ mở thương mại đến dòng vốn FDI vào

10


một quốc gia, Aldo F. Ponce (2006) tập trung đánh giá cơng tác thu hút vốn FDI của
chính phủ các nước Mỹ Latin thơng qua các cơng cụ chính sách thương mại, qua đó nhấn
mạnh vai trị của độ mở thương mại nền kinh tế. Mẫu nghiên cứu được xây dựng từ việc
thu thập dữ liệu của 17 quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latin trong giai đoạn 1985 – 2003.
Ngồi biến độ mở thương mại, mơ hình cịn xem xét các yếu tố khác như: độ lớn nền
kinh tế nước chủ nhà, lạm phát, sự thay đổi của tỷ giá hối đối, cán cân tài khoản vãng
lai, tính tư nhân hóa dịch vụ viễn thơng và tổng giá trị FDI toàn cầu. Tuy nhiên, sau khi
cân nhắc các yếu tố này, tác giả kết luận rằng mối quan hệ giữa thương mại và đầu tư
trực tiếp rất phức tạp và khó kiểm chứng. Vì thế, mức độ mở của nền kinh tế khơng thực
sự có tác động mạnh tới lượng vốn FDI trong trường hợp của các nước Mỹ - Latin. Ngoài

ra, nghiên cứu của Nasser (2007) đã đề cập ở trên cũng cho ra kết luận tương tự khi nhận
xét giữa lượng vốn FDI và độ mở thương mại mặc dù mang mối quan hệ đồng biến, song
cũng khơng có ảnh hưởng q mạnh.
Liên quan đến tác động của thương mại tới FDI, một số chuyên gia cũng tập trung
nghiên cứu tác động của việc ký kết FTA (một hình thức ưu đãi về thương mại) tới dịng
vốn FDI song phương. Yeyati (2003) nghiên cứu tác động của các cam kết hội nhập khu
vực (RIA) đến việc lựa chọn nước đầu tư thông qua dữ liệu đầu tư song phương của 20
nước OECD với 60 nước chủ nhà từ năm 1982 đến 1999. Dựa trên cơ sở lý thuyết về mơ
hình Tri thức - Vốn và mơ hình trọng lực, tác giả cho biết sự khác biệt trong tỷ lệ các
nhân tố sản xuất càng cao thì quốc gia tiếp nhận đầu tư càng được hưởng lợi nhiều, đồng
thời yếu tố độ lớn nền kinh tế cùng với hội nhập khu vực cũng giúp quốc gia đó trở nên
hấp dẫn hơn với các nhà ĐTNN. Tuy nhiên, nghiên cứu của Yeyati chưa kiểm định được
trường hợp nước chủ nhà là các nước đang phát triển. Khắc phục điểm yếu này, Jaumotte
(2004) cũng kiểm định tác động của hội nhập khu vực tới việc thu hút FDI của 71 nước
đang phát triển trong khoảng từ 1980 – 1999. Cũng như Yeyati, nghiên cứu của Jaumotte
ủng hộ việc xúc tiến để đạt được cam kết hội nhập khu vực nhằm thu hút nguồn vốn FDI.
Mặc dù vậy, Jaumotte đã nhấn mạnh rằng, không phải tất cả các nước đều được hưởng

11


×