Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước ta trong những năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.33 KB, 37 trang )

Lời mở đầu
Một nền kinh tế phát triển và bền vững đòi hỏi phải có một kết cấu hạ
tầng mạnh và hiện đại. Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm
động lực phát triển kinh tế xã hội và an ninh – quốc phòng, nhất là mạng lưới giao
thông đường bộ. Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao, có nhiều
đặc tính của hàng hoá công cộng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và hàng hoá công cộng
về cơ bản do chính phủ cấp, chính phủ là người đứng ra bỏ vốn đầu tư xây dựng
mà chủ yếu là vốn từ ngân sách, vốn tư nhân thì rất ít. Vốn đầu tư vào các công
trình này thường rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, thậm trí rất khó thu hồi vốn.
Vốn ngân sách nước thì còn phải chi cho nhiều hoạt động kinh tế - xã hội khác để
đảm bảo phát triển bền vững. Chính vì vậy, vốn ngân sách không thể đáp ứng đủ
cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải thu hút các
nguồn tài trợ khác cho hoạt động này, và khi tính đến việc thu hút nguồn vốn cho
hoạt động đầu tư không thể không lưu ý đến nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực tư
nhân. Đó là lý do em chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn tư
nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước ta trong những năm qua”.
Kết cấu bài viết bao gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Lý luận chung
Chương 2: Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn tư nhân cho đầu tư vào cơ
sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút vốn
đầu tư tư nhân đầu tư xây dựng CSHT
Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Mai Hương đã giúp đỡ em hoàn
thành đề án này. Trong quá trình nghiên cứu khó có thể tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
1
Mục lục
Lý luận chung....................................................................................................................................4
1.1 Vị trí & vai trò của kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.........................4
Khái niệm.............................................................................................................................................................4
Vị trí 4


1.2 Khái niệm & đặc điểm của vốn đầu tư..........................................................................................5
Khái niệm vốn đầu tư...........................................................................................................................................5
Đặc điểm về vốn đầu tư........................................................................................................................................6
1.2.1 Bản chất của nguồn vốn đầu tư....................................................................................................................7
1.2.2 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân....................................................................................................................9
1.3 Khái niệm và đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật.....................................................................10
1.3.1 Khái niệm...................................................................................................................................................10
1.3.2 Phân loại.....................................................................................................................................................10
1.3.3 Đặc điểm.....................................................................................................................................................11
1.4 Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng & phát triển kinh tế..........................................12
1.5 Sự cần thiết phải huy động nguồn vốn tư nhân cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng.............................................................................................................................................14
2 Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào CSHT tại Việt Nam trong
những năm qua.................................................................................................................................18
2.1 Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp phần không nhỏ vào GDP..................................................18
2.2 Sự tiến bộ trong cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước..............................................20
2.3 Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ ..........................................................23
2.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong giới tư nhân vẫn còn hạn chế........................................25
2.5 Thu hút đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng: Chính sách nhiều nhưng chưa tốt .......................27
2.6 DNTN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sau đăng ký............................................29
3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút vốn đầu tư tư nhân đầu tư
xây dựng CSHT.................................................................................................................................31
3.1 Cần có những chính sách tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng về chất lượng
31
3.2 Cần nâng cao chất lượng trong công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế cho từng
vùng, địa phương.................................................................................................................................32
3.3 Đẩy mạnh phát triển hình thức hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP)..........................................33
3.4 Giải quyết toàn diện các vấn đề về đầu tư theo BOT..................................................................34
3.5 Cần có những chính sách hỗ trợ phát triển một cách bền vững hệ thống DN vừa và nhỏ tại
Việt Nam..............................................................................................................................................35

2
Phụ lục những cụm từ viết tắt & Tài liệu tham khảo
Từ viết tắt:
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
XDCB: Xây dựng cơ bản
PTBV: Phát triển bền vững
XĐGN: Xoá đói giảm nghèo
PPP: Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân
BOT: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao
BTO: Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
BT: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
CSHT: Cơ sở hạ tầng
KTTN: Kinh tế tư nhân
KVKTTNTN: Khu vực kinh tế tư nhân trong nước
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
DNVVNVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế đầu tư
www.gso.gov.vn
w ww.mpi.gov.vn
www.moc.gov.vn
www.dddn.com.vn
www.doanhnghieptre.vn
3
Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư
vào cơ sở hạ tầng nước ta trong những năm qua
Lý luận chung
1.1 Vị trí & vai trò của kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế
Khái niệm

Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế tự nhiên của quá trình phát triển xã
hội, tồn tại và phát triển ngoài ý muốn chủ quan của những nhà chính trị cho dù họ
đại diện cho bất kỳ lực lượng xã hội nào, hoặc nhân danh ai, hoặc với mục đích
nhân đạo hay cao cả đến đâu chăng nữa. Chừng nào con người còn cần đến kinh tế
tư nhân như là một phương tiện hữu hiệu để xây dựng và kiến tạo cuộc sống của
mình và đồng loại, thì kinh tế tư nhân còn tồn tại như một hành trang của con
người trong tiến trình đi tới tương lai.
Vị trí
Kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế
của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính
trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa
dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát
triển.
Ngày nay sở hữu tư nhân đã phát triển lên một trình độ mới về chất, quy
mô sở hữu của nhiều Cty ngày càng đồ sộ và nhiều Cty tạo ra lượng tài sản có giá
trị lớn hơn cả GDP của một số quốc gia. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhân
loại càng ngày càng sáng tạo ra nhiều loại hình sở hữu mới. Ngoài sở hữu tài sản
hữu hình, người ta không chỉ sở hữu những tài sản vô hình như các nhãn hiệu hàng
4
hóa, bí quyết công nghệ mà còn sở hữu cả không gian ảo trên mạng Internet và tài
sản ảo là những bit thông tin đang tràn ngập trên mạng thông tin toàn cầu.
Nền kinh tế mà nước ta đã lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Theo đó, nếu không có kinh tế nhà nước sẽ không có định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhưng nếu không có kinh tế tư nhân, cũng sẽ không có kinh tế thị
trường. Chính vì thế mà phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung và phát triển
kinh tế tư nhân nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi
mới kinh tế của Đảng ta.
Trước đổi mới, kinh tế tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh
doanh cá thể, hoạt động chủ yếu ở thị trường tự do, tức là khu vực không chính
thức. Cho đến năm 1990, nếu số hộ công-thương nghiệp kinh doanh cá thể mới có

khoảng 840 nghìn; thì đến năm 2006 đã có trên 3 triệu hộ.
Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trước năm 1991 hầu như
không có, nếu có thì chủ yếu hoạt động ở thị trường ngầm, không được chấp nhận
chính thức. Từ sau khi có Luật Công ty (năm 1990), số doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân mới chính thức ra đời và chỉ thực sự tăng lên nhanh chóng từ
sau khi có Luật Doanh nghiệp, sau 5 năm thi hành, số doanh nghiệp đăng ký mới
đã đạt gần 110 nghìn, cao gấp hơn 2,4 lần so với thời kỳ 1991 - 1999.
1.2 Khái niệm & đặc điểm của vốn đầu tư
Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau
như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để : tái sản xuất, các
tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi
mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các
cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện
5
cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc
mới được đổi mới.
Đặc điểm về vốn đầu tư
Thứ nhất, đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và
sinh lời. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lời, trong đó có
yếu tố đầu tư. Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá trình
này, trước hết phải có vốn đầu tư. Nhờ sự chuyển hoá vốn đầu tư thành vốn kinh
doanh tiến hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời. Trong các yếu tố tạo ra
sự tăng trưởng và sinh lời này vốn đầu tư được coi là một trong những yếu tố cơ
bản. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong việc phát
triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm
mục đích sinh lời. Tuy nhiên, động lực này thường vấp phải những lực cản bởi một
số đặc điểm khác.
Thứ hai, đầu tư đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng vốn đầu tư

lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần
thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ
sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp
hoá dầu, công nghiệp lưng thực thực phẩm, ngành điện năng...
Vì sử dụng một khối lượng vốn khổng lồ, nên nếu sử dụng vốn kém hiệu
quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, sử dụng vốn
đầu tư nước ngoài với khối lượng vốn lớn và kém hiệu quả thì gánh nợ nước ngoài
ngày càng chồng chất vì không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn sẽ
dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Các cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
Mêhicô và các nước Đông nam á vừa qua là những điển hình về tình trạng này.
Thứ ba, quá trình đầu tư XDCB phải trải qua một quá trình lao động rất
dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn vì sản phẩm XDCB
6
mang tính đặc biệt và tổng hợp. Sản xuất không theo một dây truyền hàng loạt mà
mỗi công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục và phân tán, thời
gian khai thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn tuỳ
thuộc vào tính chất dự án.
1.2.1 Bản chất của nguồn vốn đầu tư
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay
tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã
hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và
kinh tế học hiện đại chứng minh.
Trong tác phẩm “Của cải của dân tộc” (1776), Adam Smith, một đại
diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “Tiết kiệm là
nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho
quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có
tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.
Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ
giữa các khu vực của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích

luỹ, C. Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế hai khu vực, khu vực I sản
xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị
của từng khu vực đều bao gồm (c + v + m) trong đó (c) là phần tiêu hao vật chất, (v
+ m) là phần giá trị mới tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng
không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v + m) của khu vực I lớn hơn
tiêu hao vật chất (c) của khu vực II. Tức là:
(v + m)I > cII
Hay nói cách khác:
(c + v + m)I > cII + cI
7
Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không
chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế (của cả hai khu vực) mà còn
phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất
tiếp theo.
Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo:
(c+v+m)II < (v+m)I + (v+m)2
Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản
phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tế
mới có thể dành một phần để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng
sẽ gia tăng.
Như vậy để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô
đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời
phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Mặt khác phải tăng cường
sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết kiệm tư liệu tiêu dùng ở cả
hai khu vực.
Với phân tích như trên, chúng ta thấy rằng theo quan điểm của C.Mác,
con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản
xuất và thực hành tiết kiệm ở trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác,
nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng
sản xuất và tích luỹ của nền kinh tế.

Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà
kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quan
về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, Jonh Maynard Keynes đã chứng minh
được rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không được chuyển vào tiêu
dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập
so với tiêu dùng.
Tức là:
8
Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng
Như vậy:
Đầu tư = Tiết kiệm
(I) (S)
Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính song
phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu
dùng. Thu nhập chính là mức chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hoá hoặc
cung ứng dịch vụ và tổng chi phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra phải được
bán cho người tiêu dùng hoặc cho các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện
hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về
tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm
không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư.
1.2.2 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần
tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu
vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa
được huy động triệt để.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ
trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ
truyền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là
nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80%

tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ
thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình.
9
1.3 Khái niệm và đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.3.1 Khái niệm
Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng
phục vụ trực tiếp dịch vụ sn xuất đời sống của dân cư, được bố trí trên một phạm vi
lãnh thổ nhất định.
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động
chỉ là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố đó là lao động, đối tượng lao động và tư
liệu lao động chưa có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Nhưng khi lực lượng sản xuất
đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của
cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc
cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chính vì sự phát
triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ
tầng xã hội từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành
phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 3. Giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật vừa phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày
càng được nâng cao thì cơ sở hạ tầng càng phát triển.
1.3.2 Phân loại
Căn cứ vào chức năng, tính chất và đặc điểm người ta chia các công trình
cơ sở hạ tầng thành 3 loại
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Cơ sở hạ tầng xã hội.
- Cơ sở hạ tầng môi trường
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống
bao gồm: các công trình thiết bị chuyển tiếp và cung cấp năng lượng, mạng lưới
giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc.
10
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các cồn trình phục vụ cho các địa điểm dân

cư như nhà văn hoá, bệnh viện, trường học, nhà ở và các hoạt động dịch vụ công
cộng khác. Các công trình này thường gắn với các địa điểm dân cư làm cơ sở góp
phần ổn định, nâng cao đời sống dân cư trên vùng lãnh thổ.
Cơ sở hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ
cho việc bảo về, giữ gìn và bo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trường
sống của con người. Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai,
các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.3.3 Đặc điểm
Hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với hệ thống
kinh tế xã hội khác. Đứng dưới góc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần xem xét
các đặc điểm sau:
- Bản thân hệ thống cơ sở hạ tầng là một tập hợp các cồn trình xây dựng
có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài thường là thông qua các hoạt động
kinh tế khác để thu hồi vốn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng vốn luôn vận
động một cách năng động và chịu sự chi phối của lợi nhuận, nơi nào có lợi nhuận
cao, thời gian thu hồi vốn nhanh thì sẽ được đầu tư nhiều và ngược lại. Vì thế, lĩnh
vực kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật thường được các nhà đầu tư ít quan tâm hơn
là dịch vụ kinh doanh buôn bán khác.
- Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao, có nhiều đặc
tính của hàng hoá công cộng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thì không chỉ có sự tham
gia của chính phủ mà còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân, còn hàng hoá công
cộng về cơ bản do chính phủ cấp, chính phủ là người đứng ra bỏ vốn đầu tư xây
dựng mà chủ yếu là vốn từ ngân sách, tư nhân thì rất ít, đầu tư thì các công trình
này thường có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, thậm trí rất khó thu hồi
vốn.
11
- Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính kỹ thuật cao,
quy mô lớn nó không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sản xuất, dịch vụ, đời sống
con người... trong hiện tại và cả trong tương lai. Mặt khác thời gian tồn tại của các
công trình cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ là rất lâu dài. Vì thế những sai lầm trong bố

trí địa điểm, áp dụng công nghệ sẽ đều phải trả giá rất đắt. Do đó, yêu cầu khi xây
dựng cơ sở hạ tầng bên cạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, phải căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng và dự kiến được những biến động
trong tương lai.
- Các công trình cơ sở hạ tầng trên phạm vị lãnh thổ có chức năng phục
vụ sản xuất và đời sống. Tuy vậy, nếu xét về bản chất kết quả hoạt động của các cơ
sở hạ tầng lại là từ dịch vụ chứ không phải là sản xuất vật chất cụ thể chẳng hạn
dịch vụ bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo đây chính là điểm điểm phân biệt
giữa cơ cở hạ tầng với các ngành sản xuất vật chất khác.
1.4 Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng & phát triển kinh tế
Một nền kinh tế phát triển và bền vững đòi hỏi phải có một kết cấu hạ
tầng mạnh và hiện đại. Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm
động lực phát triển kinh tế xã hội và an ninh – quốc phòng, nhất là mạng lưới giao
thông đường bộ.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu, mà trước hết là xây dựng đường
giao thông, thực hiện phương châm “giao thông đi trước một bước”. Cần xây dựng
hệ thống đường giao thông liên hoàn, kết nối các hệ thống hương lộ, huyện lộ, tỉnh
lộ với các trục quốc lộ đi qua khu vực dân cư nghèo. Đây là những kinh nghiệm,
bài học được rút ra từ những thành công của công tác XĐGN ở các nước đang phát
triển trong khu vực cũng như ở những nước phát triển trên thế giới trong nhiều
năm qua. Có hệ thống giao thông đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao
lưu kinh tế, thương mại, trao đổi hàng hoá giữa cộng đồng dân cư vùng nghèo
12
nông thôn miền núi với dân cư vùng giàu thành thị. Từ đó cũng tạo điều kiện dễ
dàng cung cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc đối với dân cư
vùng nghèo, vùng khó khăn.
Tiếp theo việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông là đầu tư xây
dựng một số cơ sở hạ tầng quan trọng khác như: cơ sở y tế khám chữa bệnh; cơ sở
giáo dục dạy nghề; hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt, các công trình thuỷ lợi,
phục vụ sản xuất cho cộng đồng dân cư các vùng nghèo.

Cơ sở hạ tầng và công nghệ là những nhân tố quan trọng của sự PTBV và
XĐGN. Những nghiên cứu ở cấp vĩ mô cho thấy cứ 1% tăng trưởng về cơ sở hạ
tầng thì sẽ có được 1% tăng trưởng GDP.
Các cấp độ và chủng loại cơ sở hạ tầng khác nhau thì cũng có nhũng tác
động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế và XĐGN.
Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ được coi là cần nhưng chưa đủ.
Để XĐGN được một cách bền vững, thì ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, còn
cần phải thực hiện và hỗ trợ cải cách để cho các cơ sở hạ tầng ở tất cả các cấp được
quản lý tốt, phát huy tính hiệu quả cao.
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế, nó là cầu nối liên kết giữa các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như các quốc
gia với nhau. Sẽ không có một hoạt động kinh tế nào diễn ra thuân lợi và đạt hiệu
quả cao nếu như hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém. Cụ thể như: Hệ thống giao thông
đường bộ, hàng không, đường sông, đường biển yếu kém sẽ gây cản trở rất lớn đến
việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, và cũng gây ảnh hưởng tương tự
đối với việc buôn bán hàng hoá, chuyển giao công nghệ; Hệ thống thông tin liên
lạc kém phát triển sẽ làm chậm trễ mọi hoạt động kinh tế.
Ngoài ra, một quốc gia có một hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh và hiện đại
sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại, giao lưu buôn bán với các quốc gia trên
thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Có được hệ thống cơ sở hạ tầng
13
đồng bộ, hiện đại sẽ có tác dụng thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào
các lĩnh vực kinh tế cửa đất nước cũng như vào chính bản thân cơ sở hạ tầng.
Từ những lý luận trên chúng ta có thể thấy rõ được vai trò, tầm quan
trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy, việc
đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ là một nhiệm
vụ hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
1.5 Sự cần thiết phải huy động nguồn vốn tư nhân cho hoạt động
đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
Như chúng ta đã biết, bất cứ một hoạt động đầu tư nào muốn tiến hành

đều phải có vốn. Đặc biệt là hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì khối
lượng vốn cần cho nó lại càng lớn. Nhận biết được tầm quan trọng của việc xây
dựng cơ sở hạ tầng nên Đảng và nhà nước ta đã dành những khoản đầu tư không
nhỏ cho hoạt động đầu tư này. Chính vì dành nhiều nguồn lực cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng nên nguồn vốn dành cho các mục tiêu phát triển khác đã bị hạn chế.
Vấn đề đặt ra ở đây là tìm những nguồn tài trợ mới tiếp sức cho ngân sách nhà
nước thực hiện đầu tư vào lĩnh vực này.
Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá
trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống cơ sở hạ
tầng. Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà nước và vốn từ
các cá nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà
nước và cá nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và
cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là lĩnh vực khó thu
hồi vốn, quá trình thực hiện một dự án cơ sở hạ tầng lại phức tạp vô cùng. Chẳng
hạn như khi quy hoạch tuyến đường giao thông được công bố, sẽ có một số nhà
đầu tư khác "ăn theo", hay chuyện có nhiều người đổ xô mua đất dọc theo tuyến
đường, gây khó khăn trong việc giải tỏa đền bù, làm nản lòng nhà đầu tư.
14

×