Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thu hút fdi vào ngành nông nghiệp thái lan và hàm ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NƠNG NGHIỆP
THÁI LAN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Thu Phương

Sinh viên thực hiện

: Lưu Minh Trang

Lớp

: QH-2016-E KTQT

Hệ

: Chất lượng cao

Hà Nội – Tháng 04 Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng, khóa luận “Thu hút FDI vào ngành nông nghiệp
Thái Lan và hàm ý chính sách cho Việt Nam” là nghiên cứu của riêng tơi.


Những số liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa được cơng bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2020

Sinh viên

Lưu Minh Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám
hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy giáo, cô
giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu. Em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Phạm Thu Phương
- người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp
để em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài, song có thể cịn có những mặt hạn
chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các
thầy cơ giáo nhằm hồn thiện tốt hơn kiến thức của mình.
Sinh viên

Lưu Minh Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ..................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài .............................................................................. 7
7. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP10
1.1. Khái niệm và đặc điểm....................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nông nghiệp ............................................................ 10
1.1.2. Khái niệm về FDI ............................................................................................ 12
1.1.3. Đặc điểm về FDI ............................................................................................. 12
1.2. Vai trò của FDI với phát triển nông nghiệp ....................................................... 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ....................... 21
1.3.1. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................... 21
1.3.2. Nhân tố bên trong............................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO NGÀNH
NÔNG NGHIỆP THÁI LAN .................................................................................... 31
2.1. Thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Thái Lan giai đoạn 2014 - 2019 ... 31
2.1.1. Đặc điểm nông nghiệp Thái Lan hiện nay ...................................................... 31


iv


2.1.2. Thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của Thái Lan ...................... 33
2.1.2.1. Thực trạng chính sách thuế và ưu đãi đầu tư phát triển nông nghiệp của
Thái Lan .................................................................................................................... 34
2.1.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Thái Lan ............ 40
2.2. Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Thái Lan .................. 43
2.2.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 43
2.2.2. Hạn chế ........................................................................................................... 46
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế đó ............................................................... 48
2.3. Bài học ............................................................................................................... 49
CHƯƠNG 3: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ........................................ 51
3.1. Thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam ............................... 51
3.1.1. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam ................................................................ 51
3.1.2. Thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp Việt Nam .................................... 53
3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam
trong thời gian tới ...................................................................................................... 58
3.2.1. Giải pháp thành lập cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới ............. 58
3.2.2. Giải pháp hồn thiện khung chính sách ưu đãi hiện hành ............................. 59
3.2.3. Giải pháp hồn thiện nhóm chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp................ 61
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 66


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cộng đồng kinh tế
!

1


AEC

ASEAN Economic Community
!

2

ASEAN

!

!

chung Đông Nam Á

Association of South East Asia

Hiệp hội các quốc

Nations

gia Đông Nam Á
Ngân hàng Nông

3

BAAC

Bank for Agriculture and


nghiệp và hợp tác

Agricultural Cooperatives

nông nghiệp Thái
Lan

4

BOI

The Board of Investment of
Thailand

5

FDI

Foreign Direct Investment

6

ODA

Official Development Assistance

7

ROH


Regional Operating Headquarters

8

9

UNCTAD

WTO

!

Ủy ban Đầu tư Thái
!

!

!

!

!

Lan

Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi
Vốn Hỗ trợ phát triển
chính thức
Trụ sở điều hành khu


!

United Nations Conference on
Trade and Development

World Trade Organization

vực
Diễn đàn Thương
mại và Phát triển
Liên Hiệp quốc
Tổ chức thương mại
thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Số
trang

1

Bảng 2.1: Chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu


37

2

Bảng 2.2: Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 2.3: Số dự án và vốn FDI vào ngành nông nghiệp Thái

37

3

Lan giai đoạn 2014 – 2019

44


vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
STT

Tên hình

Số
trang

1
2

Hình 1.1: Các yếu tố tác động tới FDI (theo Peter 2001)
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn FDI phân theo tiểu ngành trong nông

nghiệp Thái Lan năm 2019

25
45


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với một quốc gia đang phát triển, việc lựa chọn đúng định hướng để
phát huy những tiềm lực của mình nhằm phát triển kinh tế là một mục tiêu
quan trọng hàng đầu trong chính sách quốc gia. Ở Việt Nam, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, đưa ra các chính sách có ý
nghĩa chiến lược khơng chỉ địi hỏi cần có định hướng rõ ràng mà còn cần
tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới. Điều
này không chỉ giúp Việt Nam nắm bắt và học hỏi các sáng kiến, kinh nghiệm
của nước bạn, mà còn xem xét đánh giá từ đó tránh những vấn đề rủi ro, khúc
mắc trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách ở Việt Nam.
Với đặc thù thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có đủ tiềm lực để phát triển
nền nông nghiệp hiện đại, đặc biệt khi cuộc cách mạng 4.0 đang đến gần. Tuy
nhiên bên cạnh việc khai thác tối đa năng lực của ngành nơng nghiệp, cịn cần
có một chính sách thu hút FDI phù hợp, từ đó góp phần quan trọng nhằm phát
triển ngành nơng nghiệp theo hướng chun mơn hóa, hiện đại hóa, cập nhật
các tiến bộ của ngành nông nghiệp thế giới. Tuy nhiên nguồn vốn trong nước
cho phát triển nơng nghiệp hiện cịn hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp đầu
tư, phát triển sản xuất nơng nghiệp cịn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Từ đó đặt ra yêu cầu cần khai thác nguồn vốn nước ngoài, cụ thể là vốn
đầu tư trực tiếp (FDI). Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia thành cơng
trong việc thu hút FDI vào phát triển ngành nơng nghiệp. Trong bối cảnh đó,
Việt Nam cần học tập các quốc gia đó nhằm bắt kịp với xu thế của thế giới, để

nền sản xuất nông nghiệp theo kịp bước phát triển của nền kinh tế đất nước và
cả khu vực.
Ở khu vực Đông Nam Á, đã có nhiều quốc gia đẩy mạnh hoạt động thu
hút vốn FDI vào ngành nơng nghiệp, trong đó thành công nhất phải kể đến


2
Thái Lan. Là một quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN, có nhiều đặc
điểm, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và truyền thống sản xuất nơng nghiệp
lâu đời giống với Việt Nam. Trong những năm qua, đặc biệt từ sau năm 2014,
khi Thái Lan ban hành thêm nhiều chính sách thu hút mạnh mẽ nguồn vốn
FDI cho ngành nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp của Thái Lan đã
có nhiều bước phát triển vượt bậc, góp phần không nhỏ trong việc giúp quốc
gia này phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản hàng
đầu trong khu vực [1]. Những chính sách thu hút vốn FDI của Thái Lan
không chỉ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển sản
xuất trong nước, mà cịn góp phần khơng nhỏ trong việc tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và hoạt động sản xuất, từ đó xây dựng những vùng chuyên canh
cho xuất khẩu nơng sản. Các chính sách thu hút vốn FDI của Thái Lan hiện đã
được nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á học tập như: Malaysia, Indonesia,
Philippines. Trong vài năm trở lại đây, do yêu cầu cần phải đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng cho nông sản xuất
khẩu, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các chính
sách thu hút FDI vào ngành nơng nghiệp. Do đó nghiên cứu về chủ trương
chính sách của Thái Lan trong phát triển ngành nơng nghiệp nói chung và
trong việc thu hút FDI nhằm phát triển ngành nơng nghiệp nói riêng là những
kinh nghiệm quý giá để Việt Nam học tập và nghiên cứu, từ đó góp phần hồn
thiện hệ thống chính sách thu hút FDI vào ngành nơng nghiệp ở Việt Nam.
Do đó em lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là “Thu hút
FDI vào ngành nơng nghiệp Thái Lan và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.

Đề tài sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Vai trò và ý nghĩa của thu hút FDI đối với sản xuất nông nghiệp đối
với mỗi quốc gia.


3
+ Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách
thu hút FDI của Thái Lan hiện nay.
+ Tính tương đồng về các yếu tố như điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị
trường, chính sách pháp luật giữa Thái Lan và Việt Nam, là cơ sở để xác định
những nội dung cần học tập trong việc xây dựng chính sách thu hút FDI.
+ Đặc điểm chính sách thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam
hiện nay và phương hướng hoàn thiện trong tương lai.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp và
xu thế hội nhập mạnh mẽ trên thế giới, nhu cầu nghiên cứu các vấn đề khoa
học về chính sách nói chung và về hồn thiện hệ thống chính sách thu hút FDI
vào ngành nơng nghiệp Việt Nam nói riêng vẫn ln được triển khai. Ngồi ra
trên thế giới cũng có nhiều tổ chức, cá nhân có uy tín đã tiến hành nhiều
nghiên cứu xung quanh việc thu hút FDI ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong
đó phải kể đến một số tài liệu, đề tài sau:
+ Viện Nghiên cứu Trung Quốc (2014), chuyên đề "Đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc tại Việt Nam sau hơn 20 năm nhìn lại", Viện Hàn Lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam. Chuyên đề tập trung phân tích và đánh giá việc thu hút đầu
tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam trong hơn 20 năm qua, qua đó chỉ ra
ưu điểm và hạn chế trong việc thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Tuy nhiên
chuyên đề chỉ tập trung vào việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
từ Trung Quốc và chưa đi sâu vào một nhóm ngành cụ thể như công nghiệp,
nông nghiệp hay dịch vụ.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Đề án "Tăng cường

thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông - lâm - ngư
nghiệp giai đoạn 2014 - 2020, định hướng 2030". Đề án đã chỉ ra phương


4
hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp
vào nông - lâm - ngư nghiệp Việt Nam.
+ Phan Ngọc Trung (2016), bài viết "Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực
tiếp (FDI) của Nhật Bản vào nông nghiệp Việt Nam", Báo điện tử Lý luận
chính trị. Bài viết đã đi vào phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào nơng nghiệp Việt Nam, qua đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt
động này trong tương lai.
+ Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
(2016), báo cáo "ASEAN Investment Report 2016 - Foreign Direct Investment
and MSME Linkages". Báo cáo đã trình bày và phân tích hoạt động đầu tư
FDI ở khu vực ASEAN trong năm 2016 và chỉ ra những cơ hội cũng như
thách thức của các quốc gia ASEAN trong việc thu hút hoạt động đầu tư trực
tiếp vào quốc gia của mình.
+ Lê Văn Hùng (2017), "FDI và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt
Nam - ngụ ý đối với dòng vốn FDI từ EU", Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam. Nghiên cứu này đã phân tích đầy đủ những kết quả và hạn chế
trong việc thu hút FDI từ EU và ảnh hưởng đối với cơ cấu lao động trong các
nhóm ngành ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập sâu đến
lao động cụ thể trong lĩnh vực nào.
+ Lê Thị Khánh Ly, Nguyễn Thị Thúy (2018), bài viết "Một số giải pháp
tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0" Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số ra tháng 3/2018. Bài viết đã phân tích và đánh giá thực
trạng điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam trong việc thu hút FDI hiện nay, từ
đó đưa ra một số giải pháp trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên bài viết chỉ
phân tích chung về việc tăng cường thu hút FDI trong nền kinh tế, chứ không

tập trung cụ thể vào việc thu hút FDI vào một ngành nào.


5
+ Bộ Kế hoạch Đầu tư (2018), "Kỷ yếu hội nghị 30 năm đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam", Hà Nội. Tài liệu này đã cung cấp cho các nhà
nghiên cứu một bức tranh tồn cảnh về tình hình thu hút FDI trong 30 năm trở
lại đây (1988 - 2018). Từ đó chỉ rõ phương hướng, những hạn chế cần khắc
phục và những mục tiêu cần đạt được trong thu hút FDI giai đoạn tiếp theo.
+ Đàm Thị Thanh Thủy, Phí Thị Nguyệt (2019), bài viết "Thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam", Báo điện tử Tạp chí Ngân hàng. Bài viết
đã đi sâu vào phân tích những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong q
trình thu hút FDI vào ngành nơng nghiệp, qua đó đề cập một số giải pháp để
khắc phục và đẩy mạnh thu hút FDI vào ngành nông nghiệp trong tương lai.
Ngồi ra cịn có nhiều bài viết, nghiên cứu khác. Nhìn chung, các tài
liệu, nghiên cứu kể trên đều tập trung vào nghiên cứu hoạt động đầu tư FDI
nói chung, đầu tư FDI vào ngành nơng nghiệp nói riêng ở nhiều quốc gia. Qua
đó là tài liệu tham khảo và là sự bổ sung cần thiết vào hệ thống nghiên cứu
khoa học về chính sách ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một số
vấn đề lý luận về đầu tư FDI vào ngành nơng nghiệp, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm góp phần hồn thiện hệ thống chính sách thu hút đầu tư FDI vào
ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài gồm:
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
đầu tư trực tiếp vào ngành nông nghiệp, cũng như những nhân tố ảnh hưởng
đến thu hút FDI trong ngành nơng nghiệp.
- Phân tích và đánh giá hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi
vào ngành nơng nghiệp ở Thái Lan trong những năm qua, qua đó chỉ ra ưu



6
nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm đó, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm.
- Thực trạng thu hút FDI trong ngành nơng nghiệp Việt Nam, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện hệ thống chính sách thu hút
FDI vào ngành nơng nghiệp Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài phải tập trung thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Trình bày khái niệm và đặc điểm của nơng nghiệp.
+ Trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trị của FDI đối với ngành nơng
nghiệp.
+ Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư FDI vào ngành nông
nghiệp, gồm các nhân tố bên trong và bên ngồi.
+ Trình bày thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Thái Lan giai
đoạn 2014 - 2019, đồng thời đưa những đánh giá, nhận định về ưu điểm, hạn
chế và chỉ ra nguyên nhân.
+ Trình bày thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam
hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, từ đó cải
thiện và nâng cao hiệu quả việc thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Việt
Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả phân tích và đánh giá đối tượng
chính là FDI vào ngành nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu



7
Trên góc độ phạm vi nội dung, tác giả xin trình bày những lý thuyết và
thực tiễn của hoạt động thu hút FDI vào ngành nơng nghiệp.
Trên góc độ phạm vi khơng gian, tác giả xin trình bày các vấn đề nêu
trên trong khuôn khổ ngành nông nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam.
Trên góc độ phạm vi thời gian, tác giả xin trình bày các số liệu, thơng tin
về vấn đề thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam trong
giai đoạn 2014 – 2019. Đây là giai đoạn mà cả Thái Lan và Việt Nam đều có
nhiều chính sách mới như cải cách pháp lý và thuế quan, ưu đãi cho doanh
nghiệp FDI. Đây là cơ sở để so sánh ưu điểm và hạn chế trong việc thu hút
FDI vào ngành nông nghiệp ở từng quốc gia, từ đó chỉ ra những điểm Việt
Nam cần học tập.
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống hóa: là phương pháp giúp người viết tập hợp các
tài liệu và hệ thống hóa những vấn đề về thu hút FDI vào ngành nông nghiệp
ở Thái Lan và Việt Nam. Phương pháp này nhằm giúp tiếp cận với cơ sở lý
luận của khoa học chính sách phát triển, là căn cứ để nghiên cứu vấn đề thu
hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: là phương pháp được áp
dụng nhằm phân tích và tập hợp các nội dung của hoạt động thu hút FDI vào
ngành nông nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam.
- Phương pháp phân tích hệ thống hóa: Dựa trên các nội dung đã hệ
thống hóa và tổng hợp được, từ đó rút ra các nhận xét và đề ra các giải pháp.
Hiện nay hệ thống các chính sách nhằm thu hút FDI vào ngành nông
nghiệp chủ yếu thể hiện ở một số khía cạnh đó là: Các chính sách ưu đãi đầu
tư đối với doanh nghiệp nước ngồi; Các chính sách ưu đãi về thuế đối với
sản xuất nông nghiệp; Các chính sách hỗ trợ ngành nơng nghiệp khác. Do đó,



8
để nghiên cứu thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Thái Lan và
Việt Nam, cần đi vào phân tích theo khung dưới đây:
Nội dung chính cần nghiên

Mục tiêu, kết quả nghiên

cứu

cứu cần đạt

Lý do chọn đề tài.
Mở đầu

Phương pháp
hệ thống hóa

Mục đích, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu
Tổng quan các cơng trình
nghiên cứu

Chương 1

Phương pháp
hệ thống hóa

Cơ sở lý luận về thu hút FDI
vào ngành nông nghiệp


Xác định cơ sở lý
luận

Vai trị của FDI với phát
triển nơng nghiệp

Xác định vai trị đối
với ngành nơng
nghiệp nói chung và
với nơng nghiệp Việt
Nam nói riêng

Các nhân tố ảnh hưởng đến
thu hút FDI vào ngành nơng
nghiệp

Chương 2

Chương 3

Phương pháp
thống kê,
phân tích,
tổng hợp

Phương pháp
thống kê, phân
tích, tổng hợp.
Phân tích, hệ

thống hóa kiến
thức

Xác định mục đích
nghiên cứu và
khoảng trống nghiên
cứu cần làm rõ

Xác định căn cứ để
phân tích thực trạng
trong chương 2

Đặc điểm ngành nơng
nghiệp Thái Lan

Chứng minh ngành nơng
nghiệp Thái Lan có điều
kiện thuận lợi để thu hút
FDI

Thực trạng thu hút FDI
vào ngành nông nghiệp
Thái Lan

Nhận xét, đánh giá, rút ra
bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam

Thực trạng thu hút FDI
vào ngành nông nghiệp

Việt Nam

Là căn cứ rút ra hàm ý
chính sách cho Việt Nam


9
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Tài liệu tham khảo thì đề tài được kết
cấu làm ba chương bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút FDI vào ngành nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng chính sách thu hút FDI vào ngành nơng nghiệp
Thái Lan
Chương 3: Hàm ý chính sách cho Việt Nam


10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI VÀO NGÀNH
NÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận
chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên
liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm khơng
những gắn liền với q trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên
của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn điều quan
trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật kinh tế của sự phát triển động
vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt
và chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, cây công nghiệp,
khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành chăn ni bao gồm

việc ni súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm.
Theo Bộ Nông nghiệp (2008) đưa ra khái niệm thì nơng nghiệp là ngành
sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn
nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ
yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng
trọt, chăn nuôi, sơ chế nơng sản; theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả lâm
nghiệp, thủy sản.
Nơng nghiệp nhìn chung mang những đặc điểm chính sau:
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đây là đặc
điểm quan trọng phân biệt nơng nghiệp với cơng nghiệp. Khơng có sản xuất
nơng nghiệp nếu khơng có đất đai. Quy mơ và phương hướng sản xuất mức
độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc


11
điểm này địi hỏi trong sản xuất nơng nghiệp phải duy trì và nâng cao độ pH
cho đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi. Đối
tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống. Chúng sinh
trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của
quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học,
quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nơng
nghiệp.
- Sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ. Đây là đặc điểm điển hình của
sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát
triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua
hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời
gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không
phù hợp nói trên là ngun nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng

này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nơng nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất
(tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Đặc điểm này
bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật ni.
Cây trồng và vật ni chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tố cơ
bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Các
yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất
và không thể thay thế nhau.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nơng nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng
hóa. Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các
vùng chun mơn hóa nơng nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng
cao giá trị thương phẩm.


12

1.1.2. Khái niệm về FDI
Các quan điểm và định nghĩa về FDI được đưa ra tuỳ gốc độ nhìn nhận
của các nhà kinh tế nên rất phòng phú và đa dạng. Tuy nhiên sau khi so sánh
khái niệm FDI trong những nghiên cứu của Vernon, Raymond (1966),
Dunning, John H. (1981), hoặc theo khái niệm chung mà UNCTAD (2016)
đưa ra thì có thể rút ra một định nghiã chung đó là: FDI là hoạt động đầu tư
nước ngoài, ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập
kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc
tế. FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu
của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước
công nghiệp mới hay những nước phát triển cao.
Bản chất của FDI theo UNCTAD (2016) là:
+ Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một
nước khác.

+ Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được
đầu tư.
+ Có kèm theo quyền chuyển giao cơng nghệ và kỹ năng quản lý.
+ Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia.
+ Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương
mại quốc tế.
1.1.3. Đặc điểm về FDI
Là hình thức đầu tư nên FDI mang những đặc điểm chính sau:
+ Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tại phải tuân thủ pháp
luật của nước đó.
+ Hình thức này thường mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao.
+ Tỷ lệ vốn quy định vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ các chủ đầu
tư.


13
+ Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
+ Hiện tượng đa cực và đa biến trong FDI là hiện tượng đặc thù, không
chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà cịn các hình thức khác
nhau của tư bản tư nhân và tư bản nhà nước cũng tham gia.
+ Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa
thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước.
+ Do nhà đầu tư muốn đầu tư vào thì phải tuân thủ các quyết định của
nước sở tại nên vốn tỷ lệ, vốn tối thiểu của nhà đầu tư và vốn pháp định của
dự án là do luật đầu tư của mỗi nước quyết định. Campuchia quyết định là
40% trong khi ở Mỹ lại quyết định 10% và một số nước khác lại là 20%.
+ Các nhà đầu tư là nguồn bỏ vốn và đóng thời tự mình trực tiếp quản lý
và điều hành dự án. Quyền quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu
tư đã góp trong vốn pháp định của dự án, nếu doanh nghiệp 100% vốn nước
ngồi thì họ có tồn quyền quyết định.

+ Kết quả thu được từ dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn
góp vào vốn pháp định sau khi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ
phần cho các cổ đông nếu là công ty cổ phần.
+ FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại
một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ
phiếu để thơng tin xác nhận.
1.2. Vai trị của FDI với phát triển nông nghiệp
Đối với phát triển nông nghiệp của quốc gia nói chung, và từng địa
phương nói riêng, thu hút FDI đóng vai trị sau:
+ Tăng trưởng ngành. Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của quốc gia là
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và thúc đẩy sự phát triển của ngành
nơng nghiệp nói riêng. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích
cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ


14
sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế; tiếp nhận
chuyển giao cơng nghệ hiện đại, kỹ thuật chuyên môn và phát triển khả năng
công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất
nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới; tạo liên kết giữa ngành nông
nghiệp và các ngành phụ trợ khác.
+ Chuyển giao và phát triển công nghệ. FDI được coi là nguồn quan
trọng để phát triển khả năng công nghệ của quốc gia. Vai trị này được thể
hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao cơng nghệ sẵn có từ bên ngồi
vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của
quốc gia. Đây là những mục tiêu quan trọng được Chính phủ mong đợi từ các
nhà đầu tư nước ngồi. Chuyển giao cơng nghệ thơng qua FDI thường được
thực hiện chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia, dưới các hình thức:
Chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một Công ty xuyên quốc gia
và chuyển giao giữa các chi nhánh của các cơng ty xun quốc gia. Những

năm gần đây, các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa
dạng. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của Công ty
xuyên quốc gia sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngồi
và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nuớc ngồi, dưới các hạng mục
chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết
kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, cơng nghệ
marketting. Nhìn chung, các cơng ty xun quốc gia rất hạn chế chuyển giao
những cơng nghệ mới có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh ở nước ngồi
vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền cơng nghệ do việc sao chép, cải biến hoặc
nhái lại công nghệ của các cơng ty nước ngồi. Mặt khác, do ngành nơng
nghiệp trong nước cịn chưa đáp ứng được u cầu sử dụng công nghệ của các
Công ty xuyên quốc gia. Bên cạnh chuyển giao cơng nghệ sẵn có, thơng qua
FDI các cơng ty xun quốc gia cịn góp phần tích cực đối với tăng cường


15
năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông
nghiệp. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động đầu tư trực tiếp của các
chi nhánh cơng ty xun quốc gia ở nước ngồi là cải biến công nghệ cho phù
hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vậy, các hoạt động cải tiến
công nghệ của các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung
cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong
nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa
phương. Mặt khác, trong qúa trình sử dụng cơng nghệ nước ngồi, các nhà
đầu tư và phát triển cơng nghệ nước ngồi, các nhà đầu tư và phát triển công
nghệ trong nước học được cách thiết kế, chế tạo…cơng nghệ nguồn, sau đó
cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng
thành cơng nghệ của minh. Nhờ có những tác động tích cực trên, khả năng
cơng nghệ của nước chủ nhà được tăng cường, vì thế nâng cao năng suất các
thành tố, nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng.

+ Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm. Nguồn nhân lực có ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu
dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sông thông qua đầu tư vào
các lĩnh vực: Sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng
quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao được năng suất
lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngồi ra,
tạo việc làm khơng chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà cịn góp phần
tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn
đến tốc độ tăng trưởng. FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc
làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước
ngồi. FDI cịn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các
nhà đầu tư nước ngồi mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước,
hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn ở một số


16
nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử
dụng nhiều lao động như ngành may mặc, điện tử, chế biến. Thông qua khoản
trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI cịn góp phần quan
trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục
đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà đầu tư nước ngồi
đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết bị
giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình
phổ cập kiến thức cơ bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án
(trong đó có nhiều lao động được đi đào tạo ở nước ngoài). FDI nâng cao
năng lực quản lý của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như các khố học
chính quy, khơng chính quy, và học thơng qua làm. Tóm lại, FDI đem lại lợi
ích về tạo cơng ăn việc làm. Đây là một tác động kép: Tạo thêm việc làm
cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó tạo điều kiện
tăng tích luỹ trong nước. Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI đối với việc làm

trong các nước nhận đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng
kỹ thuật của nước đó.
+ Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới. Xuất nhập
khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưỏng kinh tế. Mối quan hệ này được
thể hiện ở các khía cạnh xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh,
hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chun mơn hố sản xuất; nhập khẩu
bổ sung các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất
nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin
dịch vụ, tăng cường kiến thức marketing cho các doanh nghiệp nội địa và lôi
kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng. Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận
với thị trường thế giới bởi vì, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty
xuyên quốc gia thực hiện, mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận


17
với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy
tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và giao hàng đúng hẹn.
Bên cạnh các vai trò cơ bản trên, FDI còn có những vai trị quan trọng
đối với nơng nghiệp Việt Nam hiện nay, đó là:
+ Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: Cơ cấu nguồn
vốn đầu tư những năm gần đây tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng
của khu vực tư nhân - dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực
nhà nước. Theo đó, khu vực nhà nước giảm mạnh tỷ trọng đầu tư tới 6,6 %, từ
39,9% năm 2014 xuống còn 33,3% năm 2018. Tuy nhiên, tỷ trọng của khu
vực FDI trong tổng đầu tư cơ bản giữ ổn định ở mức trung bình 23,5% trong
cả giai đoạn 2015 - 2018 và khẳng định vai trò quan trọng đối với đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam [9].
+ Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước: Nguồn
vốn FDI đóng vai trị như là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

của Việt Nam nói chung, hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng trong nơng nghiệp
nói riêng. Mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nước tăng từ
9,3% năm 1995 lên 16,9% năm 2008 và 19,6% năm 2017. Tỷ trọng thu ngân
sách nhà nước từ khu vực FDI cũng gia tăng đáng kể, từ 1,8 tỷ USD trong
giai đoạn 1994 - 2000 lên 23,7 tỷ USD trong giai đoạn 2011 - 2015, chiếm
gần 14% tổng thu ngân sách nhà nước. Riêng năm 2017, khu vực FDI đã
đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu ngân
sách nhà nước [8].
+ Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu: Thành tích xuất khẩu ấn tượng của Việt
Nam nhiều năm qua ghi dấu ấn đậm nét của các doanh nghiệp FDI. Tỷ trọng
đóng góp vào xuất khẩu của khối này đã tăng mạnh từ dưới 50% tổng kim
ngạch trước năm 2003 lên trên 60% và 2012, tiếp tục tăng vượt 70% từ 2015
trở lại đây. Nhìn chung, tác động lan tỏa xuất khẩu từ doanh nghiệp FDI đến


×