Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Giải quyết việc làm ở việt nam trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nguyễn Thị Thu Trà

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nguyễn Thị Thu Trà

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị.
Mã số: 62.31.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG

Hà Nội, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
trong luận án có xuất xứ rõ ràng, bảo đảm độ tin cậy. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Trà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
Số thứ tự

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CLC

Chất lƣợng cao

2

CNH

Cơng nghiệp hóa

3


CNH,HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

4

ĐH,CĐ

Đại học, cao đẳng

5

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

6

BCH

Ban chấp hành

7

BGH

Ban giám hiệu

8


NCS

Nghiên cứu sinh

9

NNL

Nguồn nhân lực

10

NNLCLC

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao

11

PTNNL

Phát triển nguồn nhân lực

12

PTNNLCLC

Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

13


KTTT

Kinh tế tri thức

14

KH-CN

Khoa học - công nghệ

15

KH-XH

Khoa học – xã hội

16

TNCS

Thanh niên cộng sản

17

R$D

Nghiên cứu và triển khai

18


CNTB

Chủ nghĩa tƣ bản

19

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

20

TBCN

Tƣ bản chủ nghĩa

21

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

22

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

23


ILO

Tổ chức lao động quốc tế

24

GQVL

Giải quyết việc làm

25

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

i


26

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

27

CHXHCNVN


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

28

TCHKT

Tồn cầu hóa kinh tế

29

CMKT

Chun mơn kỹ thuật

30

USD

Đồng đơ la

31

LLLĐ

Lực lƣợng lao động

32

THCS


Trung học cơ sở

33

THPT

Trung học phổ thông

34

LĐTBXH

Lao động thƣơng binh xã hội

35

TNTH

Tốt nghiệp tiểu ọc

36

TNCS

Tốt nghiệp cơ sở

37

TNPT


Tốt nghiệp phổ thông

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. ................................................................................... i
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................................... 3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án. ....................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ..................................................................... 4
6. Những đóng góp khoa học của luận án ................................................................................ 9
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................................ 9
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI..................................................................................................................... 10
1.1. Khái qt các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ....................................... 10
1.1.1. Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trƣờng nói
chung ......................................................................................................................... 10
1.1.2. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở các nƣớc đang phát triển, đang trong
q trình cơng nghiệp hóa ......................................................................................... 12
1.1.3. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh phát triển kinh tế tri
thức............................................................................................................................ 14
1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 17
1.2.1. Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong q trình cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa nói chung ở Việt Nam .......................................................................... 17
1.2.2. Về vấn đề việc làm, giải quyết việc làm trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam ............................................. 20
1.3. Nhận xét rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................. 24
iii


1.3.1. Những kết quả chủ yếu của các cơng trình nghiên cứu đã công bố ............... 24
1.3.2. Những "khoảng trống" và một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................... 25
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 27
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ...................................... 28
2.1. Việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị
trường ..................................................................................................................................... 28
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 28
2.1.2. Nguyên nhân của thất nghiệp.......................................................................... 35
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc làm và giải quyết việc làm ............................. 38
2.2. Giải quyết việc làm trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức ....................................................................................... 45
2.2.1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giải quyết việc làm ở các nƣớc đang
phát triển ................................................................................................................... 45
2.2.2. Đặc điểm của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
và ảnh hƣởng của nó đến xu thế việc làm ................................................................. 50
2.2.3. Nội dung của giải quyết việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ....................................................................... 59
2.2.4. Các tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm trong bối cảnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ......................................................... 65
2.3. Kinh nghiệm của các nƣớc về giải quyết việc làm trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức .............................. 68

2.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số quốc gia ................................... 68
2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 77
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 77

iv


Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYÉT VIỆC LÀM Ở
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HÓAGẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ....................................... 80
3.1. Chủ trƣơng và chính sách giải quyết việc làm của Việt Nam trong bối cảnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ..................... 80
3.1.1. Các chủ trƣơng và định hƣớng cơ bản ............................................................ 80
3.1.2. Hệ thống chính sách ........................................................................................ 81
3.2. Thực trạng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ........................................... 85
3.2.1. Quy mô và chất lƣợng nguồn nhân lực ........................................................... 85
3.2.2. Tình hình giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ......................................................... 89
3.3. Thu nhập của ngƣời lao động ....................................................................... 109
3.3.1. Mức tăng thu nhập chung của ngƣời lao động ............................................. 109
3.3.2. Thu nhập theo ngành nghề ............................................................................ 111
3.3.3. Thu nhập giữa các vùng kinh tế .................................................................... 112
3.4. Đánh giá về kết quả giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ................... 114
3.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc ............................................................................ 114
3.4.2. Những hạn chế, yếu kém .............................................................................. 115
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .................................................. 118
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 120
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CNH, HĐH
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC .............................................. 122
4.1. Quan điểm và định hƣớng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối
cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển KTTT ......................... 122
4.1.1. Quan điểm về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ................................... 122

v


4.1.2. Định hƣớng, mục tiêu giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức .......................... 127
4.2. Các giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ............................ 134
4.2.1. Hồn thiện các thể chế thị trƣờng nói chung, thể chế liên quan đến thị trƣờng
lao động nói riêng ................................................................................................... 134
4.2.2. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng lao động ...... 136
4.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lƣợng của hệ thống giáo dục
- đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức ..................................................................................................................... 138
4.2.4. Đẩy nhanh nhịp độ và nâng cao hiệu quả của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa thơng qua đổi mới mơ hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xác lập các
điều kiện thuận lợi cho sự tăng trƣởng nhanh, bền vững, phù hợp với điều kiện của
kinh tế tri thức ......................................................................................................... 142
4.2.5. Mở mang ngành nghề mới và những ngành sử dụng nhiều lao động để giải
quyết việc làm tại chỗ ............................................................................................. 144
4.2.6. Một số giải pháp khác ................................................................................... 146
Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................. 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CƠNG BỐ LIÊN QUANĐẾN

LUẬN ÁN .............................................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 152
Phụ lục.................................................................................................................... 166

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Số lƣợng và cơ cấ u LLLĐ theo trình độ CMKT
, 2004-2015

87

2

Bảng 3.2

Tỷ lệ sinh viên đại học qua các năm


88

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9


10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

12

Bảng 3.12

13

Bảng 3.13

14

Bảng 3.14

15

Bảng 4.1

Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng lao động có việc làm theo
khu vực thành thị-nông thôn, 2004-2015
Số lƣợng và cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế,
2004-2015
Cơ cấu và tốc độ tăng lao động có việc làm theo vị thế việc

làm, 2005-2015
Cơ cấu nhân lực có trình độ đại học theo ngành kinh tế
Cơ cấu sử dụng lao động một số ngành công nghệ cao và
dịch vụ (%)
Số lƣợng lao động chia theo các loại hình kinh tế trong khu
vực FDI thời kỳ 2009-2014 (Đơn vị: ngƣời)
Cơ cấu và tốc độ tăng lao động có việc làm theo hình thức sở
hữu, 2004-2015
Quy mơ, cơ cấu và tốc độ tăng lao động đi làm việc ở nƣớc
ngoài theo nƣớc tiếp nhận, 2005-2015
Tiền lƣơng bình quân tháng của lao động và tốc độ tăng
lƣơng bình quân tháng của lao động, 2009-2015
Tốc độ tăng tiền lƣơng bình quân, GDP, chỉ số giá tiêu dùng
và năng suất lao động theo giá hiện hành, 2009-2015
Tiền lƣơng bình quân tháng của lao động và tốc độ tăng chia
theo nhóm ngành, 2009-2015
Mức lƣơng tối thiểu vùng, 2009-2015
Dự báo một số chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm chủ yếu,
2016-2025

vii

90
95
100
101
104
105
106
108

110
100
111
112
128


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

3

Hình 3.3

4

Hình 3.4

5


Hình 3.5

6

Hình 3.6

7

Hình 3.7

8

Hình 3.8

Nội dung
Số lƣợng và cơ cấ u lực lƣợng lao động có bằng cấp
, chứng
chỉ theo các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2015
Số lƣợng và tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam, 2007-2015
Tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chun mơn kỹ thuật và theo
nhóm tuổi, 2014-2015
Số lƣợng và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động,
2007-2015
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt nam và các
nƣớc trong khu vực, năm 2013
Biến động việc làm theo ngành kinh tế, năm 2015 so với
năm 2014
Cơ cấu lao động theo nghề (%), năm 2014
Tốc độ tăng tiền lƣơng tối thiểu vùng, chỉ số giá và tăng
trƣởng kinh tế, 2009-2015


viii

Trang
88
91
92
93
95
98
99
113


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hạn chế và cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra và duy trì mức công ăn, việc làm
cao luôn là một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng hàng đầu đối với mỗi quốc gia.
Chính vì vậy, giải quyết việc làm ln là một hƣớng ƣu tiên trong mọi chính sách của
các quốc gia trên thế giới.
Giải quyết việc làm cũng là một định hƣớng chính sách đặc biệt quan trọng
đối với các nƣớc đang và kém phát triển, đang ở thời kỳ đầu của quá trình CNH, lao
động và việc làm thƣờng tập trung cao ở khu vực nông nghiệp. Với kỹ thuật sản
xuất truyền thống, lạc hậu, đây là khu vực kinh tế có giá trị gia tăng và năng suất lao
động thấp, ngƣời lao động dù không rơi vào tình cảnh thất nghiệp “tuyệt đối” vẫn
thƣờng thiếu việc làm và có thu nhập thấp. Q trình CNH cũng chính là q trình
mở mang các ngành cơng nghiệp và dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao hơn, có khả
năng thu hút dần lƣợng lao động thừa, dôi dƣ từ lĩnh vực nơng nghiệp, năng suất
thấp. Khi q trình CNH chƣa hồn thành, nền cơng nghiệp và khu vực dịch vụ hiện
đại tƣơng ứng chƣa đủ lớn mạnh để trở thành khu vực tạo ra của cải và việc làm

chính cho nền kinh tế. Tình trạng thiếu cơng ăn việc làm vẫn là vấn đề kinh tế- xã
hội căng thẳng, thƣờng trực, nhất là trong bối cảnh dân số gia tăng nhanh, hàng năm
ln có một lực lƣợng hùng hậu dân số bổ sung vào lực lƣợng lao động. Trong điều
kiện đó, giải quyết việc làm là một nội dung cực kỳ quan trọng trong các chiến lƣợc
phát triển kinh tế - xã hội của các nƣớc đang phát triển.
Sự xuất hiện của thời đại KTTT đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế
thế giới, ảnh hƣởng khơng nhỏ đến các tiến trình kinh tế ở hầu hết mọi quốc gia,
trong đó có q trình CNH và giải quyết việc làm ở các nƣớc đang phát triển. “Nền
kinh tế tri thức chẳng những vận hành trên cơ sở một nguyên lý sáng tạo của cải mới
mà cịn là nền kinh tế thực sự mang tính chất tồn cầu hóa [90, tr10]. Nó dần dần kết
nối các nền kinh tế quốc gia thành một nền kinh tế tồn cầu chung, bất chấp sự khác
biệt về trình độ phát triển giữa chúng. Trong bối cảnh đó quá trình CNH, HĐH, sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở các nƣớc đang phát triển sẽ diễn ra khơng hồn toàn

1


theo những con đƣờng và cách thức truyền thống. Cơ cấu việc làm, ngành nghề, vì
thế cũng sẽ biến đổi nhanh hơn, với sự triệt tiêu nhanh hơn của nhiều ngành nghề
truyền thống và sự xuất hiện linh hoạt của các ngành nghề mới, đặc biệt là những
ngành nghề phù hợp với yêu cầu của thời đại KTTT. Yêu cầu về lao động có trình độ
cao, kỹ năng cao ngày càng trở nên bức thiết hơn, và điều này tạo ra những áp lực to
lớn đối với năng lực cung ứng lao động của nền kinh tế. Bởi thế, nó sẽ tạo ra những
thách thức mới, khác trƣớc đối với bài toán GQVL ở các nƣớc đang phát triển.
Là một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ của thời kỳ CNH, HĐH. Xét về tổng thể, nền kinh tế đất nƣớc vẫn chƣa
thốt khỏi tính chất của một nền kinh tế nơng nghiệp – nơng dân, với trình độ dân trí
chung cịn chƣa cao, quy mơ dân số vẫn tăng nhanh, nguồn cung lao động vẫn dồi dào
trong khi các nguồn lực kinh tế khác cịn nhiều hạn chế. Q trình CNH, HĐH ở Việt
Nam vẫn chƣa hoàn thành nhƣng Việt Nam không tránh khỏi sự tác động của xu

hƣớng phát triển KTTT bộc lộ ngày càng rõ rệt trong nền kinh tế thế giới. Khơng né
tránh những thay đổi có ý nghĩa thời đại này, Việt Nam lựa chọn chiến lƣợc chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế nhƣ một chiến lƣợc phát triển.Chấp nhận hội nhập quốc tế
và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu đƣợc xem là cách thức để Việt Nam tận dụng
cơ hội phát triển to lớn và mới mẻ do thời đại kinh tế tri thức mang lại. Tuy vậy, quá
trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT không khỏi làm biến đổi cấu trúc kinh tế và
cơ cấu lao động, tác động đến giáo dục đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực,
ảnh hƣởng không nhỏ đến phƣơng thức giải quyết vấn đề việc làm ở Việt Nam. Trong
bối cảnh đó, vấn đề GQVL ở Việt Nam chẳng những là một vấn đề thời sự gay gắt, ảnh
hƣởng đến an ninh xã hội và phát triển bền vững, mà còn là một vấn đề hàm chứa
những nội dung và khía cạnh mới, cần đƣợc nghiên cứu để tìm ra các phƣơng hƣớng và
giải pháp đúng đắn, phù hợp. Do đó “ Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” đƣợc chọn làm đề
tài nghiên cứu của luận án này.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Cần phải làm gì để thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm ở Việt Nam trong

2


bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức?.
Để trả lời đƣợc câu hỏi này, cần làm rõ đƣợc những câu hỏi nhánh sau:
- Xu hƣớng phát triển kinh tế tri thức có ảnh hƣởng thế nào đến quá trình CNH,
HĐH và lĩnh vực lao động, việc làm ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam?
- Đánh giá nhƣ thế nào về thực trạng GQVL trong quá trình CNH,HĐH trong
điều kiện thời đại KTTT? Những thách thức và vấn đề đặt ra?
- Cần có quan điểm tiếp cận và định hƣớng giải pháp nào để thúc đẩy quá
trình giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh trên?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tíchvấn đề việc làm và giải quyết
việc làm ở Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH gắn với bối cảnh thời đại KTTT
để từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình GQVL ở Việt
Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên luận án giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
Giải quyết vấn đề lý luận:Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về
việc làm và GQVL trong điều kiện CNH,HĐH gắn với bối cảnh phát triển KTTT.
Giải quyết vấn đề thực tiễn: Phân tích thực trạng GQVL ở Việt Nam trong
bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, chỉ ra những vấn đề nổi lên cần giải
quyết cũng nhƣ nguyên nhân của chúng.
Đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải phápnhằm thúc đẩy quá trình
giải quyết vấn đề việc làm phù hợp với điều kiện ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,
HĐH gắn với phát triển KTTT.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án.
4.1. Đối tƣợng
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam
trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian và thời gian
Luận án phân tích thực trạng giải quyết việc làm trên phạm vi cả nƣớc ở Việt

3


Nam trong hơn 10 năm (từ năm 2004 cho đến năm 2015) xét trong điều kiện của
tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Ở đây, thực chất xu hƣớng chuyển
sang thời đại KTTT đƣợc xem nhƣ là bối cảnh mới chi phối quá trình CNH, HĐH ở
các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam.
- Về góc độ nghiên cứu

Tham gia vào q trình GQVL có nhiều chủ thể khác nhau: nhà nƣớc, ngƣời
lao động, các doanh nghiệp...Ngƣời lao động, một khi đã lựa chọn tham gia vào lực
lƣợng lao động, đƣơng nhiên có động cơ tự thân tìm kiếm việc làm khi họ rơi vào
trạng thái thất nghiệp. Họ sẽ có động lực tự nhiên, phù hợp với sở thích và điều
kiện, hồn cảnh của mình để chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm đáp
ứng đƣợc các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Họ sẽ tích cực tìm kiếm các thơng tin về
các cơ hội việc làm và sẵn sàng biến các cơ hội đó thành hiện thực. Cái mà những
ngƣời lao động cần là một mơi trƣờng thuận lợi, an tồn để chuẩn bị về mặt năng
lực, để tìm kiếm việc làm cũng nhƣ để làm việc sau khi đƣợc tuyển dụng. Các
doanh nghiệp có vai trị to lớn trong việc tạo ra các chỗ làm việc. Trên thị trƣờng
lao động, họ đóng vai trị ở phía cầu lao động. Tuy nhiên, tạo ra việc làm là hệ quả
chứ không phải là mục tiêu hay chức năng tối cao của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
không thể vì mục tiêu tạo thêm việc làm cho xã hội mà thuê mƣớn số nhân công
vƣợt quá mức tối ƣu, để phải chịu thêm những gánh nặng về chi phí một cách khơng
cần thiết, do đó, làm tăng thêm giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, thu hẹp
quy mơ lợi nhuận. Nói cách khác, các doanh nghiệp khơng có động cơ tự thân trong
việc tạo ra việc làm. Vì thế, khi đề cập đến vấn đề GQVL, luận án chỉ tập trung
phân tích vai trị của nhà nƣớc trong lĩnh vực này. Các giải pháp đề xuất cũng là
những giải pháp hƣớng đến phía nhà nƣớc. Góc độ nghiên cứu nhƣ vậy phù hợp với
cách tiếp cận kinh tế chính trị.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
5.1.Phƣơng pháp luận
Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị, chủ yếu
là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phƣơng pháp trừu tƣợng hóa
khoa học để nghiên cứu.
Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu

4



quá trình GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT
trƣớc hết phải kế thừa những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Bởi vậy,
tác giả luận án đã tích cực sƣu tầm các tài liệu viết về việc làm và GQVL nói chung,
các tài liệu viết về quá trình CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT. Các tài liệu có
liên quan đến đề tài nhƣ: Phát triển nguồn nhân lực, lao động – việc làm...Trên cơ
sở đó luận án tập trung nghiên cứu làm rõ bản chất, nguyên nhân, nội dung và các
yếu tố ảnh hƣởng tới việc làm và GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát
triển KTTT.
Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên
cứu về GQVL cho ngƣời lao động phải xuất phát từ điều kiện khách quan nhƣ sự
vận động của thị trƣờng lao động, nhu cầu việc làm của ngƣời lao động .. do các
quy luật khách quan chi phối. Bên cạnh những quy luật khách quan, quá trình
GQVL cho ngƣời lao động chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan nhƣ sự tác
động của các chính sách của Nhà nƣớc, tác động của luật pháp...Bởi vậy, tác giả đã
tập trung nghiên cứu tồn diện trong đó chú trọng đến vai trị của Nhà nƣớc trong
q trình GQVL cho ngƣời lao động vì nhân tố này giữ vai trị quyết định.
Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học địi hỏi loại bỏ những cái ngẫu nhiên,
không cơ bản ra khỏi quá trình nghiên cứu nhƣng khơng ảnh hƣởng đến bản chất
vấn đề nghiên cứu ...Bởi vậy, trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến GQVL
nhƣ: Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và ngƣời lao động nhƣng luận
án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nƣớc trong quá trình GQVL cho ngƣời
lao động.
Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu, đồng
thời khung lý thuyết đó phải đƣợc kiểm chứng bằng thực tiễn. Do đó luận án đã
nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc cho việc xây dựng chính sách về GQVL để
kiểm nghiệm cho khung lý thuyết đƣợc xây dựng trong luận án. Đồng thời, luận án
còn nghiên cứu các yếu tố tác động tới quá trình GQVL nhƣ: dân số và chất lƣợng
dân số, khoa học...Các quan hệ đó ln đƣợc xem xét trong sự vận động, biến đổi.
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc áp dụng
Luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nhƣkết hợp logic với lịch sử, phƣơng

pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh vàđối chiếu…trên nền

5


tảng kết hợp giữa lý luận với thực tiễn.
- Phương pháp kết hợp logich với lịch sử
Quan hệ logich là quan hệ tất yếu, nó xảy ra khi có những tiền đề cho mối
quan hệ đó, lịch sử là hiện thực của logich ở một đối tƣợng cụ thể trong một khoảng
không gian và thời gian nhất định. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để xem xét
và trình bày quá trình GQVL ở Việt Nam theo một trình tự liên tục và nhiều mặt.
Khi sử dụng phƣơng pháp này tác giả luận án đã đã bảo đảm tình liên tục về thời
gian trong quá trình nghiên cứu, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh phát triển từ
thấp đến cao, làm rõ các mối liên hệ đa dạng trong quá trình GQVL trong bối cảnh
CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT.
Luận án sử dụng phƣơng pháp logich và phƣơng pháp lịch sử nhằm đạt đƣợc
các mục đích sau:
+ Xác định đƣợc thời gian nghiên cứu của luận án: giai đoạn 2004 -2015 là
thời gian nghiên cứu hợp lý. Đây là giai đoạn vừa bảo đảm đƣợc độ dài của một
cơng trình nghiên cứu vừa là giai đoạn Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc
trong q trình GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT; giai
đoạn trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO; giai đoạn khu vực ASEAN có
những bƣớc phát triển hợp tác và chuyển mình tích cực hƣớng tới xây dựng cộng
đồng kinh tế ASEAN trên mọi lĩnh vực...tất cả những yếu tố đó tác động sâu sắc tới
việc làm và GQVL nói chung và Việt Nam nói riêng.
+ Tìm đƣợc logich của quá trình GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh
CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT. Đây là một trong những vấn đề trọng tâm gắn
với quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và cũng là vấn đề trọng tâm của kinh
tế chính trị.
Khi trình bày q trình GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển

KTTTluận án đã chú ý đến sự vận động logich của quá trình GQVL, chỉ ra xu hƣớng
vận động có tính quy luật của vấn đề việc làm, loại bỏ các chi tiết không cơ bản và dự
báo xu hƣớng GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng trong cả 4 chƣơng của luận
án. Ở chƣơng 1 tác giả đã phân tích các tác phẩm kinh điển, các cơng trình khoa học

6


liên quan đến luận án để xem xét các công trình đó đã nghiên cứu những vấn đề gì cả
về lý luận và thực tiễn. Sau đó tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đánh giá, hệ
thống hóa các kết quả đạt đƣợc và nêu ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
Trong chƣơng 2, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích để xem xét các yếu
tố hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn để nội dung của vấn đề GQVL nói chung trong
bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Sau đó phƣơng pháp tổng hợp sẽ
đƣợc sử dụng để khái qt những vấn đề phân tích hình thành khung khổ lý luận và
thực tiễn của luận án.
Chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng
GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Phân tích
chủ trƣơng chính sách về GQVL ở Việt Nam trong hơn 10 năm ( 2004 -2015).
Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc, hạn chế
và nguyên nhân...trong quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian nghiên cứu.
Trên cơ sở những vấn đề đƣợc bàn ở chƣơng 2 và chƣơng 3, luận án sử dụng
phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra các quan điểm, định hƣớng và đề xuất các giải
pháp ở chƣơng 4. Sau đó phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để lý giải lý do mà
tác giả đƣa ra các giải pháp đó.
Trong q trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đề tài có sử
dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý với các bảng, biểu đồ thích hợp nhằm làm rõ
hơn những đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô... của nội dung vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê mô tả
Luận án sử dụng phƣơng pháp thông kê mô tả chủ yếu trong chƣơng 3 để phân
tích và cắt nghĩa thực trạng GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với
phát triển KTTT theo những lát cắt khác nhau phù hợp với khung lý thuyết đã đƣợc
trình bày ở chƣơng 2. Dựa vào các số liệu thống kê đƣợc thu thập, cố gắng bám sát các
tiêu chí đánh giá kết quả GQVL trong điều kiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT,
luận án đã phân tích, suy luận, diễn giải và biểu diễn các số liệu dƣới các hình thức
thích hợp nhằm đƣa ra những nhận định, đánh giá cần thiết về thực trạng GQVL của
Việt Nam trong khoảng thời gian phân tích. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu

7


So sánh và đối chiếu là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong chƣơng 2 và
chƣơng 3 của luận án. Việc so sánh, đối chiếu các quan điểm và cách tiếp cận lý
thuyết khác nhau giúp tác giả khái quát đƣợc những thành tựu và kết quả nghiên
cứu mà những cơng trình đi trƣớc đã đạt đƣợc, có thể và cần đƣợc kế thừa, đồng thời
nó cũng cho thấy những khoảng trống có liên quan đến chủ đề luận án cần đƣợc tiếp
tục tìm tịi, nghiên cứu, nhất là khi xem xét vấn đề GQVL trong điều kiện phát triển
mới mà thời đại quy định. Đó cũng là tiền đề để tác giả luận án tiến hành hệ thống hóa
và bổ sung một vài kiến giải riêng nhằm xây dựng khung lý thuyết thích hợp cho luận
án. Việc so sánh, đối chiếu các kinh nghiệm xử lý vấn đề GQVL ở các nƣớc khác nhau
giúp cho tác giả rút ra đƣợc một số bài học thành công cũng nhƣ không thành cơng mà
Việt Nam có thể tham khảo. Ở chƣơng 3, phƣơng phápso sánh đƣợc sử dụng để xác
định xu hƣớng và động thái diễn tiến theo thời gian của các chỉ tiêu phân tích: quy mơ,
cơ cấu nguồn nhân lực; tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp; sự chuyển dịch cơ cấu
việc làm trong các khu vực kinh tế và các kênh GQVL khác nhau; tỷ lệ việc làm trong
những ngành công nghệ cao.... Đây là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng

cũng nhƣ chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời
gian qua xét theo các tiêu chí đánh giá theo chủ đề luận án.
5.3 Nguồndữ liệu
- Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích các tƣ liệu có sẵn của các bộ, ban
ngành nhằm tổng kết và đƣa ra những kết luận về thực trạng việc làm và GQVL ở
Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT.
- Nguồn dữ liệu thực hiện luận án
Nguồn dữ liệu mà luận án sử dụng là các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Đó trƣớc hết là các dữ
liệu khai thác từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ:
Cục Thống kê: Các niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan đến thị
trƣờng lao động Việt Nam.
Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội: Các văn bản pháp luật, các báo cáo và
số liệu có liên quan đến vấn đề việc làm và GQVL.
Các văn bản. tài liệu có liên quan của Bộ Giáo dục – đào tạo, Bộ kế hoạch
đầu tƣ, Bộ khoa học công nghệ..

8


Ngoài các tài liệu đƣợc cung cấp từ các cơ quan, doanh nghiệp còn các tài
liệu thứ cấp đƣợc tác giả thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet
và các cuộc hội thảo khoa học.
6. Những đóng góp khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp chủ yếu sau:
- Góp phần làm rõ cơ sở khoa học về vấn đề việc làm vàGQVL cho ngƣời
lao động trong bối cảnh mới: CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT thông qua việc
làm rõ các đặc điểm của tiến trình CNH, HĐH đặt trong bối cảnh của thời đại
KTTT, chỉ ra ảnh hƣởng của bối cảnh này đến xu hƣớng việc làm, GQVL cũng nhƣ
đề xuất các các tiêu chí đánh giá tƣơng ứngvề kết quả GQVL cho ngƣời lao động.

- Trên cơ sở hệ thống dữ liệu, số liệu phong phú, luận án đã mơ tả, phân tích,
diễn giải và đƣa ra những đánh giá khoa học về thực trạng GQVL ở Việt Nam
những năm gần đây trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT theo các
tiêu chí đã xác định. Luận án cũng chỉ ra đƣợc những bất cập, hạn chế và phân tích
nguyên nhân của những hạn chế trong lĩnh vực này.
- Luận ánđã đề xuất và luận giải một số quan điểm, định hƣớng và các giải
pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
4 chƣơng:
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN

VIỆC LÀM VÀ GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC.
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CƠNG NGHIỆP
HĨA, HIỆN ĐẠI HĨAGẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

9


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Thất nghiệp và việc làm là chủ đề đƣợc bàn luận từ lâu trong khoa học kinh

tế, đƣợc nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm. Nó
trƣớc tiên đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh phát triển của một nền kinh tế thị trƣờng,
khởi phát từ các nƣớc hiện thuộc nhóm phát triển. Các kết quả này sau đó đƣợc áp
dụng cho trƣờng hợp các nƣớc đang phát triển, đang trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ CNH, HĐH. Gần đây, khi thế giới bƣớc vào kỷ nguyên KTTT, vấn đề
việc làm và GQVL lại nổi lên khi chúng cần đƣợc xem xét, cắt nghĩa phù hợp với
bối cảnh mới, khác nhiều so với các thời kỳ trƣớc đây.
1.1.Khái qt các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị
trƣờng nói chung
Trải qua các giai đoạn của lịch sử xã hội đã xuất hiện nhiều lý thuyết khác
nhau về thất nghiệp – việc làm. Các nhà kinh tế cổ điển thời kỳ đầu, sống trong thời
kỳ khoa học – công nghệ chƣa phát triển, lao động thủ cơng là chính, mức cầu về lao
động rất lớn, nên họ cho rằng thất nghiệp chỉ là hiện tƣợng tạm thời, Theo họ, sở dĩ
có thất nghiệp là do ngƣời lao động lƣời biếng, không chăm chỉ...Các nhà kinh tế thời
kỳ này cho rằng thất nghiệp (tức sự lƣời biếng) tỷ lệ thuận với mức tiền cơng. Nếu
tiền lƣơng cao sẽ khiến cơng nhân thích ăn chơi, nhậu nhẹt, không muốn lao động.
Khi khoa học – kỹ thuật phát triển, sự ra đời của máy móc đã dẫn tới nạn
“nhân khẩu thừa” thì lý thuyết của Thomas Robert Malthus cho rằng thất nghiệp
trong xã hội chỉ do con ngƣời sinh đẻ quá nhiều.
Các. Mác (1818-1883) đã gắn vấn đề thất nghiệp với quy luật nhân khẩu
thừa tƣơng đối trong CNTB. C.Mác cho rằng cầu về lao động xã hội không quan hệ
trực tiếp với tổng số tƣ bản mà nó chỉ liên quan trực tiếp đến bộ phận tƣ bản khả
biến. Do sự phát triển của khoa học cơng nghệ và do quy luật tích lũy TBCN, đã
làm cho cấu tạo hữu cơ tƣ bản ngày càng tăng, bộ phận tƣ bản khả biến có xu hƣớng
giảm tƣơng đối trong tổng số tƣ bản và đó là nguyên nhân gây ra hiện tƣợng thất
nghiệp [38, tr877]. Theo C. Mác thì việc ứng dụng các thành tựu KH - CN hiện đại
thƣờng dẫn đến tăng kết cấu hữu cơ tƣ bản và tăng năng suất lao động. Sự tăng năng
suất lao động thể hiện ra ở việc giảm bớt khối lƣợng lao động sống so với khối


10


lƣợng tƣ liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động, hay là thể hiện ra ở sự
giảm bớt đại lƣợng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với nhân tố
khách quan của quá trình đó [43, tr123]. Khi trình bày quy luật nhân khẩu thừa
tƣơng đối, có lẽ C.Mác khơng hình dung đƣợc tiến trình “động” của việc ứng dụng
tiến bộ khoa học, cơng nghệ. Thực tế, việc áp dụng máy móc và các kỹ thuật sản
xuất mới, một mặt làm cắt giảm nhu cầu về lao động do máy móc thay thế con
ngƣời, song mặt khác, nó lại làm xuất hiện những ngành nghề sản xuất và dịch vụ
mới, do đó lại tạo ra những nhu cầu mới về lao động. Điều này khiến cho những dự
báo rút ra từ “quy luật nhân khẩu thừa” không hẳn là phù hợp với thực tiễn của các
nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa.
Các nhàkinh tế thuộc trƣờng phái tân cổ điển vẫn tiếp tục duy trì niềm tin cổ
điển về sức mạnh tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trƣờng nói chung và thị trƣờng
lao động nói riêng với phƣơng pháp phân tích khác về cung – cầu thị trƣờng dựa
trên lý thuyết cận biên thay cho lý thuyết giá trị - lao động trƣớc đây. Với giả định
về tính linh hoạt của giá cả và tiền lƣơng (đây là giả định chung của các nhà kinh tế
học cổ điển mọi thời kỳ), họ cho rằng các thị trƣờng sẽ nhanh chóng xác lập sự cân
bằng. Trong điều kiện đó, những ngƣời lao động muốn tìm việc và sẵn lịng chấp
nhận mức lƣơng hiện hành trên thị trƣờng sẽ nhanh chóng tìm đƣợc việc làm. Tỷ lệ
thất nghiệp cao chỉ tồn tại nhƣ một hiện tƣợng tạm thời, và thất nghiệp không đƣợc
xem là một vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế.
Thực tế của cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ở
hầu hết các nƣớc trong thế giới tƣ bản đã giáng một đòn mạnh vào quan điểm cổ
điển về hoạt động của nền kinh tế vĩ mơ, trong đó có vấn đề việc làm và thất nghiệp.
J.M. Keynes, trong tác phẩm nổi tiếng của mình“Lý thuyết chung về việc làm, lãi
suất và tiền tệ” (1936) đã đƣa ra cách nhìn hồn tồn mới có thể cắt nghĩa vấn đề
thất nghiệp nhƣ nó bộc lộ trong thời kỳ Đại suy thoái. Khác với giả định của trƣờng
phái cổ điển, Keynes cho rằng giá cả và đặc biệt là tiền lƣơng có tính cứng nhắc, do

đó sản lƣợng của nền kinh tế sẽ thấp, nếu tổng cầu bị suy yếu và duy trì ở mức thấp.
Chẳng hạn, điều này sẽ xảy ra, khi vì một lý do nào đó mà các gia đình cắt giảm chi
tiêu tiêu dùng quá nhiều và tiết kiệm quá mức, khiến cho tổng cầu bị sụt giảm. Khi
tổng cầu suy giảm, do gặp khó khăn trong việc bán hàng, các doanh nghiệp sẽ thu

11


hẹp quy mô sản xuất cũng nhƣ cắt giảm nhu cầu thuê mƣớn lao động. Kết quả là
nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái và thất nghiệp sẽ gia tăng. Từ đó ơng rút ra kết
luận: để tăng việc làm, giảm thất nghiệp phải gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế và
trong trƣờng hợp này, chính sách của nhà nƣớc có vai trị quan trọng. Khi nền kinh
tế suy thoái, cầu tiêu dùng và đầu tƣ ở khu vực tƣ nhân thấp, Keynes đề xuất rằng
chính phủ cầnthực hiện chính sách kích cầu bằng cách tăng các khoản chi tiêu chính
phủ hoặc các biện pháp nhƣ: hạ lãi suất cho vay, giảm thuế, trợ giá đầu tƣ, in thêm
tiền để cấp phát cho ngân sách nhà nƣớc..
Quan điểm cổ điển và quan điển Keynes là hai cách tiếp cận trái ngƣợc
nhau về vận hành của nền kinh tế vĩ mô và thị trƣờng lao động. Sau này, ngƣời ta
cho rằng cách tiếp cận cổ điển phù hợp khi phân tích nền kinh tế trong dài hạn,
cịn quan điểm của Keynes lại tỏ ra thích hợp hơn khi xem xét nền kinh tế trong
ngắn hạn. Sự tổng hợp hai cách nhìn này tạo ra dịng kinh tế học chính thống ở các
nƣớc Phƣơng Tây.
1.1.2.Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở các nƣớc đang phát triển,
đang trong q trình cơng nghiệp hóa
Nổi bật trong các nghiên cứu có tính chất nền tảng có liên quan đến vấn đề
việc làm và GQVL ở các nƣớc đang phát triển là các cơng trình sau:
-Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của
nền kinh tế của Anthur Lewis - nhà kinh tế học Jamaica đƣợc giải thƣởng Nobel
1979. Tƣ tƣởng cơ bản của lý thuyết này là quá trình GQVL ở các nƣớc đang phát
triển thực chất là quá trình chuyển số lao động dƣ thừa từ khu vực nông nghiệp sang

khu vực công nghiệp hiện đại thông qua việc đầu tƣ phát triển công nghiệp (CNH).
Do trong khu vực nông nghiệp đất đai chật hẹp, lao động lại quá dƣ thừa nên việc di
chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực cơng nghiệp có hai tác dụng.
Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp mà không làm giảm sản
lƣợng lƣơng thực cần cho cả nền kinh tế. Từ đó nâng cao sản lƣợng theo đầu ngƣời
đồng thời tạo việc làm cho số lao động dôi dƣ trong nông nghiệp. Mặt khác, việc di
chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng
cao sức tăng trƣởng và phát triển kinh tế nói chung.

12


Sau đó Jonh Fei và Gustav Ranis đã chỉnh lý lại mơ hình của Anthur Lewis,
biến nó thành mơ hình Lewis - Ranis – Fei (LRF). Mơ hình LRF giải thích hiện
tƣợng di chuyển lao động ở điều kiện bắt đầu cơng nghiệp hóa diễn ra ở lớp lao
động phổ thông nhằm GQVL cho lao động dôi dƣ trong nông nghiệp và tạo ra mức
thu nhập ngày càng cao cho ngƣời lao động.
- Lý thuyết của Harry Toshima: Theo Harry Toshima, lý thuyết của Anthur
Lewis khơng có ý nghĩa thực tế với tình trạng dƣ thừa lao động trong nơng nghiệp ở
các nƣớc châu Á gió mùa. Bởi vì, nền nông nghiệp lúa nƣớc vẫn thiếu lao động lúc
đỉnh cao của thời vụ và chỉ dƣ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, ơng cho
rằng cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng
nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hố cây trồng vật ni... Đồng thời, sử dụng
lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều
lao động. Việc tạo thuận lợi hơn nữa để có việc làm đầy đủ cho mọi thành viên gia
đình nơng dân trong những tháng nhàn rỗi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của
họ và sẽ mở rộng đƣợc thị trƣờng trong nƣớc cho các ngành công nghiệp và dịch
vụ. Nhƣ vậy, lực lƣợng lao động sẽ đƣợc sử dụng hết.
- Mơ hình thu nhập dự kiến về sự di cƣ nông thôn - thành thị (Harris - Todaro)
Do q trình đơ thị hóa diễn ra đồng thời với q trình cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa, nên việc dân cƣ ở khu vực nông thôn, ngoại thành di chuyển vào
thành thị là một xu hƣớng có tính quy luật trong q trình phát triển của tất cả các
nƣớc, đặc biệt là đối với các nƣớc phát triển. Theo mơ hình này thì ngƣời di cƣ sẽ
xem xét các cơ hội khác nhau trong thị trƣờng lao động dựa vào việc tối đa hóa lợi
ích dự kiến có đƣợc từ việc di cƣ bằng cách so sánh mức thu nhập dự kiến có đƣợc
trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình
đang có ở nơng thơn. Nếu thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập thực tế hiện có thì
họ sẽ quyết định di cƣ. Thu nhập dự kiến thu đƣợc của lao động di chuyển tùy
thuộc vào khả năng có thể kiếm đƣợc việc làm ở thành thị, mức lƣơng ở đó cũng
nhƣ độ tuổi của ngƣời di cƣ. Theo Todaro, việc chính phủ giảm mức lƣơng ở
thành thị, xóa bỏ những “méo mó” trong giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng việc
làm ở nông thôn, áp dụng cơng nghệ và có chính sách phù hợp sẽ là biện pháp tạo
thêm việc làm.

13


Khi áp dụng mơ hình này vào các nƣớc đang phát triển, ngƣời ta thấy: bên
cạnh khu vực kinh tế hiện đại ở thành thị (khu vực chính quy) ở các nƣớc này cịn
có một khu vực kinh tế rộng lớn với nhiều ngành nghề nhƣ: các nghề thủ công, dịch
vụ sửa chữa nhỏ, buôn bán nhỏ tự tạo việc làm hoặc kinh doanh có th nhân cơng
và thỏa thuận ngồi hệ thống luật pháp chính thức với giá nhân công rẻ. Đây là khu
vực thu hút một lực lƣợng lao động rất lớn của những nƣớc này vào làm việc – khu
vực phi chính thức. Thực tế cho thấy, việc phát triển khu vực kinh tế phi chính thức
đã, đang và sẽ có những tác dụng rất to lớn trong việc GQVL, tăng thu nhập, làm
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị.
1.1.3. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh phát triển
kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là hiện tƣợng mới, chỉ xuất hiện trong một vài thập kỷ gần
đây. Tuy nhiên, nó đƣợc xem là một thời đại kinh tế mới, gắn với một cung cách

sản xuất, sáng tạo của cải hoàn toàn khác trƣớc của xã hội loài ngƣời. Là một bƣớc
phát triển mới có ý nghĩa tạo lập thời đại, rõ ràng sự xuất hiện của KTTT (mang bản
chất toàn cầu hóa) có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở
mọi quốc gia, trong đó có lĩnh vực lao động, việc làm.
Việc nhận diện bản chất, đặc điểm và tác động nhiều mặt của KTTT thu hút
đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Có thể kể đến những cơng trình
của các tác giả tiêu biểu nhƣ: “ Xã hội hậu tƣ bản” của Peter F. Drucker; bộ ba cuốn
sách nổi tiếng “Cú sốc tƣơng lai”, “Làn sóng thứ ba”, “Thăng trầm quyền lực” của
nhà tƣơng lai học Alvin Toffler; “Làm giàu trong nền kinh tế tri thức” của Lester
C.Thurow; “Nghịch lý toàn cầu” và “Lối tƣ duy của tƣơng lai” của John Naisbitt;
“Nền kinh tế tri thức” của Walter W. Powell và Kaisa Snellman; Kinh tế tri thức:
“Xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI” của Ngô Quý Tùng, “Thời đại kinh tế tri thức”
của Tần Ngôn Thƣớc; “Thế giới phẳng – Tóm lƣợc lịch sử thế giới thế kỷ 21” của
Thomas L. Friedman; “Vận hành toàn cầu hóa” của J.E. Stiglitz hay những cơng
trình có tính chất tổng kết của Ngân hàng thế giới nhƣ “Tri thức cho phát triển. Báo
cáo về tình hình phát triển thế giới 1998”, hay “Nhà nƣớc trong một thế giới đang
chuyển đổi”...các cơng trình này cho thấy nền kinh tế thế giới đang chuyển nhanh
sang một giai đoạn phát triển mới, cực kỳ khác trƣớc: nguồn lực tri thức đang dần

14


×