Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty tnhh nhà cố vấn an thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN MẠNH QUÝ

ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN
TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ CỐ VẤN AN THÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN MẠNH QUÝ

ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN
TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ CỐ VẤN AN THÁI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐĂNG MINH

Hà Nội – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bài luận văn tốt nghiệp: “Áp dụng quản trị tinh gọn
tại Công ty TNHH Nhà cố vấn An Thái ” là cơng trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm thực
tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đăng Minh – Trƣờng
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016

Trần Mạnh Quý

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn GVHD TS. Nguyễn Đăng Minh –
Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, nhận xét,
giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể sƣ phạm các thầy, cô giáo trong
Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, những ngƣời đã dạy
dỗ, chỉ bảo tôi trong suốt những năm học tập tại trƣờng.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể cán bộ công tác tại Công ty
TNHH Nhà cố vấn An Thái đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chun mơn cịn nhiều hạn chế

nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo và các bạn để
hồn thành bài luận văn với kết quả cao nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016

Trần Mạnh Quý

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Về tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................... 2
2.1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Những đóng góp của luận văn ........................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ QUẢN TRỊ TINH GỌN .................................................................................. 4
1.1

Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...................................................................... 4


1.2 Cơ sở lý luận chung về Quản trị tinh gọn ........................................................ 8
1.2.1 Lịch sử ra đời Quản trị tinh gọn .................................................................... 8
1.2.2 Khái niệm quản trị tinh gọn .......................................................................... 9
1.2.3 Nhận dạng lãng phí .....................................................................................12
1.2.4 Các cơng cụ và phƣơng pháp của Quản trị tinh gọn ...................................16
1.2.5 Động lực áp dụng, duy trì quản trị tinh gọn ................................................28
1.2.6 Quản trị “Tâm thế” ......................................................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.....................................................................................31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................32
2.1 Quy trình nghiên cứu......................................................................................32
2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu: ........................................................................33
2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp .............................................................................33
2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp ...............................................................................33
2.3. Triển khai nghiên cứu thực tế .......................................................................34

iii


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.....................................................................................34
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TẠI
CÔNG TY TNHH NHÀ CỐ VẤN AN THÁI.....................................................35
3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Nhà cố vấn An Thái .......................................35
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................35
3.1.2 Sơ đồ tổ chức...............................................................................................36
3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh .................................................................38
3.2 Thực trạng các loại lãng phí tại Cơng ty TNHH Nhà cố vấn An Thái ..........41
3.2.1 Lãng phí hữu hình .......................................................................................42
3.2.2 Lãng phí vơ hình .........................................................................................46
3.3 Ngun nhân chính của các loại lãng phí ......................................................48
3.3.1 Lãng phí hữu hình ......................................................................................48

3.3.2 Lãng phí vơ hình ........................................................................................54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.....................................................................................61
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUẢN TRỊ TINH
GỌN TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ CỐ VẤN AN THÁI ...................................62
4.1 Một số giải pháp nhằm loại bỏ lãng phí tại Cơng ty TNHH Nhà cố vấn An
Thái.......................................................................................................................62
4.2 Mơ hình triển khai áp dụng quản trị tinh gọn tại Công ty TNHH Nhà cố vấn
An Thái .................................................................................................................65
4.2.1 Quá trình triển khai .....................................................................................66
4.2.2 Điều kiện thực hiện .....................................................................................67
4.2.3 Áp dụng các phƣơng pháp quản trị tinh gọn với “tâm thế” là yếu tố cốt lõi
..............................................................................................................................69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.....................................................................................73
KẾT LUẬN ..........................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................74
PHỤ LỤC .............................................................................................................74

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

2

DNSXNVV

Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa

3

QTTG

Quản trị tinh gọn

4

QLTQ

Quản lý trực quan

5

SXTG

Sản xuất tinh gọn

v



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

Các loại lãng phí trong sản xuất

14

2

Bảng 1.2

Các loại lãng phí trong dịch vụ

15

3

Bảng 1.3

So sánh giữa Kaizen và đổi mới sáng tạo

23


4

Bảng 2.1

Kế hoạch nghiên cứu của tác giả

34

5

Biểu 3.1

Chỉ tiêu tài chính của Anthai Advisor

39

6

Bảng 3.1

Thông tin mẫu thống kê

42

7

Biểu 3.2

8


Biểu 3.3

9

Biểu 3.4

Xác định ngun nhân lãng phí do tìm kiếm (1)

50

10

Biểu 3.5

Xác định ngun nhân lãng phí do tìm kiếm (1’)

50

11

Biểu 3.6

Xác định ngun nhân lãng phí do tìm kiếm (2)

51

12

Biểu 3.7


13

Biểu 3.8

14

Biểu 3.9

Xác định nguyên nhân lãng phí về sử dụng cơ
sở vật chất và trang thiết bị
Xác định nguyên nhân lãng phí do thiết bị hƣ
hỏng

Xác định nguyên nhân lãng phí trong sử dụng
phần mềm hỗ trợ
Xác định nguyên nhân lãng phí do thực hiện lỗi
văn bản
Xác định nguyên nhân lãng phí do kiến thức,
thơng tin rời rạc

vi

Trang

48

49

51


52

54


15

Biểu 3.10 Xác định nguyên nhân lãng phí do chờ đợi

55

16

Biểu 3.11 Xác định nguyên nhân lãng phí do trùng lặp (1)

56

17

Biểu 3.12 Xác định nguyên nhân lãng phí do trùng lặp (2)

56

18

Biểu 3.13

19


Biểu 3.14

20

Bảng 3.2

Xác định nguyên nhân lãng phí do chƣa đồng
bộ quy trình làm việc
Xác định ngun nhân lãng phí do khơng phát
huy tính sáng tạo của nhân viên
Thống kê các loại lãng phí và nguyên nhân gây
ra lãng phí

vii

57

58

60


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
1

Hình

Nội dung


Hình 1.1 Tiến trình hình thành sản xuất tinh gọn

Trang
8

Ảnh hƣởng của chi phí lãng phí vơ hình đối
2

Hình 1.2 với doanh nghiệp có cùng/hoặc khơng cùng

12

tƣ duy phát triển
3

Hình 1.3 “Chiếc ơ” Kaizen

22

4

Hình 1.4 Chu trình PDCA

26

5

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu

32


6

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Anthai Advisor

37

7

Hình 3.2 Bộ nhận diện thƣơng hiệu của Anthai Advisor

41

8

Hình 4.1

Mơ hình áp dụng quản trị tinh gọn tại Anthai
Advisor

viii

66


LỜI MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển mình đổi mới,
bắt nhịp xu thế chung, ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới và
khu vực. Điều này thúc đẩy ngành dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ doanh nghiệp cũng

phải có những thay đổi đáng kể để phù hợp với tiến trình phát triển của xã
hội. Hiện nay, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới trên 97% tổng số
doanh nghiệp đang hoạt động, đã và đang đóng góp lớn vào bức tranh chung
của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đóng cửa và giải thể
hàng năm từ 2010 đến nay vẫn chƣa có dấu hiệu giảm, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa đang tự mình xoay sở để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng.
Do đó, việc tìm ra hƣớng đi mới để bản thân doanh nghiệp có thể tự nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh đang là bài tốn khó giải.
Cơng ty TNHH Nhà cố vấn An Thái là một doanh nghiệp đƣợc thành
lập trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang trên con đƣờng phát triển và hội
nhập nhanh chóng với nền kinh tế thế giới. Ra đời từ năm 2010, xuất hiện trên
thị trƣờng nhƣ “một ngƣời” đến sau nhƣng Công ty cũng đã gặt hái đƣợc
những thành quả trong lĩnh vực tƣ vấn hỗ trợ doanh nghiệp.
Là một cán bộ trực thuộc Công ty, hàng ngày, hàng giờ đƣợc trực tiếp
tham gia vào hoạt động của Công ty, tác giả đã có nhiều suy nghĩ, trăn trở về
việc làm sao để có thể giúp Cơng ty sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực sẵn
có mà khơng địi hỏi sự gia tăng chi phí. Và thơng qua tìm hiểu, tác giả cho
rằng QTTG là phƣơng pháp có thể sử dụng thành cơng cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Việt Nam nói chung và Cơng ty TNHH Nhà cố vấn An Thái
nói riêng. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Áp dụng Quản trị tinh gọn tại Công ty TNHH Nhà cố vấn An Thái”

1


Đề tài nghiên cứu trên phù hợp với chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh
doanh và tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Các loại lãng phí đang tồn tại trong hoạt của Cơng ty TNHH
Nhà cố vấn An Thái? Nguyên nhân chính nào gây ra các loại lãng phí này?
- Câu hỏi 2: Áp dụng Quản trị tinh gọn tại Công ty TNHH Nhà cố vấn

An Thái để giải quyết các vấn đề liên quan tới các loại lãng phí nhƣ thế nào?
Bên cạnh đó, với mong muốn áp dụng cơng việc vào học tập và mang
kiến thức học tập phục vụ cho công việc, tác giả mong rằng đề tài nghiên cứu
của mình sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của Cơng ty. Hơn nữa, tác
giả cũng hi vọng q trình “học đi đôi với hành” sẽ thực sự tạo ra hiệu ứng
tích cực, giúp ích cho chính bản thân tác giả trong cơng việc và cuộc sống.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu những vấn đề liên
quan tới hoạt động quản trị tại Công ty TNHH Nhà cố vấn An Thái (đơn vị
công tác của tác giả) thời gian gần đây, từ đó đề xuất áp dụng mơ hình QTTG
phù hợp giúp Cơng ty nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự phát triển bền vững.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Hệ thống hố một số vấn đề lý luận về QTTG làm cơ sở để xây dựng
mơ hình QTTG thích hợp cho Cơng ty TNHH Nhà cố vấn An Thái.
- Nhận diện, điều tra, phân tích các loại lãng phí và xác định các
nguyên nhân chính gây ra các loại lãng phí này tại Cơng ty TNHH Nhà cố vấn
An Thái thời gian qua.
- Đề xuất mơ hình áp dụng QTTG phù hợp tại Cơng ty TNHH Nhà cố
vấn An Thái nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Công ty trong
những năm tới.

2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt
động QTTG tại Công ty TNHH Nhà cố vấn An Thái.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: Q trình nghiên cứu đƣợc triển khai tại trụ
sở chính của Công ty TNHH Nhà cố vấn An Thái.
+ Phạm vi về thời gian:
Luận văn nghiên cứu các thông tin, dữ liệu thực tế tại Công ty TNHH
Nhà cố vấn An Thái trong 03năm gần đây. Các số liệu phỏng vấn, điều tra
khảo sát đƣợc thực hiện trong năm 2016.
4. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTTG trong doanh nghiệp.
- Nhận diện và giúp công ty cắt giảm hoặc loại bỏ lãng phí đang tồn tại,
từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Là tài liệu tham khảo cho công ty để thúc đẩy kết quả hoạt động kinh
doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
5. Kết cấu của luận văn
Dự kiến, luận văn đƣợc kết cấu thành 04 chƣơng chính và những phần
phụ sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận chung và tổng quan nghiên cứu về Quản trị tinh gọn
Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động quản trị tinh gọn tại Công ty TNHH Nhà cố
vấn An Thái
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quản trị tinh gọn tại Công ty
TNHH Nhà cố vấn An Thái
Phần Kết luận

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN
CỨU VỀ QUẢN TRỊ TINH GỌN
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Ngày nay, Việt Nam đang trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, vấn đề nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh
là một vấn đề quan trọng quyết định tới sự tồn vong của một tổ chức, một
doanh nghiệp. Đây là một bài tốn khó mà bất cứ doanh nghiệp nào trên thị
trƣờng cũng phải tìm câu trả lời chính xác nhất cho mình. Có thể nói, bên
cạnh các yếu tố nhƣ nhân sự, máy móc, tài chính… thì chi phí của chính bản
thân sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đƣợc coi là yếu tố then chốt
để doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra đáp án cho bài toán nêu trên. Nhận thức
đƣợc điều này, các học giả ở các ngành, các nhà lãnh đạo ở mọi loại hình
doanh nghiệp trên tồn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã cùng nhau
nghiên cứu, bàn luận và hoàn thiện những vấn đề cốt lõi trong việc nhận diện
khái niệm “Quản trị Tinh gọn” và đƣợc gọi tắt là “Lean”. Nhờ vậy, đã có một
số hội thảo, cơng trình khoa học, sách báo … về “Lean” đƣợc tuyên truyền tại
Việt Nam. Điều này chính là một điều kiện thuận lợi giúp tác giả có thể tham
khảo, học tập cũng nhƣ ứng dụng những khái niệm quan trọng về “Lean” cho
q trình hồn thiện nghiên cứu của mình.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tìm tịi, học hỏi một số
nguồn tài liệu. Mỗi tài liệu mặc dù có liên quan ít hay nhiều tới đề tài nghiên
cứu đều đƣợc tác giả sử dụng trong bài tập. Dƣới đây là một số tài liệu, cơng
trình khoa học, sách, báo, tạp chí chính mà tác giả đã tìm hiểu:
Cơ sở lý thuyết về Quản trị tinh gọn
Tác giả chủ yếu sử dụng những khái niệm, đánh giá và những ý kiến
của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu thơng qua trích dẫn từ hai cuốn sách:

4


“Quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp” (Nguyễn Hồng Sơn – Nguyễn Đăng Minh đồng chủ biên
– NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2014). Sử dụng phƣơng pháp phân tích

tổng hợp lý thuyết (thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp) về QTTG, phƣơng
pháp so sánh việc áp dụng QTTG giữa các nƣớc trên thế giới và phƣơng pháp
thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua thực hiện điều tra khảo sát doanh nghiệp
bằng bảng hỏi đã nêu ra một số vấn đề còn tồn tại trong q trình áp dụng
QTTG ở các doanh nghiệp nhƣ: khơng duy trì thói quen, áp dụng các phƣơng
pháp QTTG, thiếu các tài liệu phù hợp để làm khung xây dựng các tiêu chuẩn,
chƣa có tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng QTTG, ban lãnh đạo chƣa xây
dựng đƣợc các chính sách, cơ chế khuyến khích. Qua đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp về cơ cấu tổ chức, phƣơng pháp thực hiện và tiêu chí đánh giá
hiệu quả áp dụng QTTG.
“Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đường tới thành công” (Nguyễn
Đăng Minh – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2015), cuốn sách này đƣợc
xem là chiếc la bàn giúp tác giả hoàn thiện luận văn của mình đi đúng hƣớng.
Cuốn sách này đã chỉ ra phƣơng pháp quản trị hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo
đƣợc nhiều giá trị gia tăng mà không tăng chi phí vốn và các phƣơng pháp
nâng cao năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp/tổ chức Việt Nam.
Với hai cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra thực trạng của
việc áp dụng 5S, một phƣơng pháp trong QTTG tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ Việt Nam thông qua thực hiện khảo sát 150 doanh nghiệp và từ đó đề
xuất một cách có hệ thống tƣ duy, mơ hình QTTG phù hợp với các doanh
nghiệp Việt Nam, phạm trù quản trị “Tâm thế” và mô hình “Ánh xạ” làm cơ
sở để triển khai các mơ hình “Quản trị” vào thực tiễn doanh nghiệp. Ngồi ra,

5


tác giả cũng tham khảo cuốn “Thực hành 5S – Nền tảng cái tiến năng suất”
(Phan Chí Anh, NXB Lao động, Hà Nội, 2008).
Các bài báo sau cũng giúp tác giả có đƣợc cái nhìn tổng quan về thực

trạng, mơ hình áp dụng “Lean” tại Việt Nam.
- Nguyễn Thị Đức Nguyên, Bùi Nguyên Hùng, “Áp dụng lean
manufacturing tại Việt Nam thơng qua một số tình huống”, Tạp chí Phát triển
và Hội nhập, Số 8 (2010) 41. Hai tác giả đã trình bày tổng quan về phƣơng
pháp SXTG và bốn bƣớc cơ bản để một tổ chức bắt đầu triển khai. Tuy nhiên,
tài liệu này chƣa đề cập đến các yếu tô mềm của tổ chức nhƣ nguồn nhân lực
hay các bƣớc chuẩn bị để có thể thực hiện đƣợc.
- Phạm Minh Tuấn, “Những thách thức trong quá trình áp dụng quản trị
tinh gọn: Nghiên cứu tình huống tại một doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số
1 (2015) 63-70. Bài viết phân tích những thách thức trong quá trình áp dụng
QTTG tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (DNSXNVV) Việt Nam.
Dựa trên những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong môi trƣờng sản xuất cũng
nhƣ những đặc điểm của cấu trúc quản lý giữa một doanh nghiệp sản xuất đồ
nội thất của Việt Nam với trƣờng hợp điển hình áp dụng QTTG là Cơng ty
Toyota của Nhật Bản, kết quả nghiên cứu chỉ ra hiện trạng của doanh nghiệp
đƣợc nghiên cứu, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp này trong
q trình áp dụng QTTG. Từ đó, các DNSXNVV khác có thể có sự chuẩn bị
về nguồn lực và năng lực kỹ lƣỡng hơn, góp phần áp dụng QTTG thành cơng
tại Việt Nam.
- Nguyễn Đăng Minh, Nguyễn Đăng Toản, Nguyễn Thị Linh Chi, Trần
Thu Hoàn, “Định hƣớng áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập
30, Số 1 (2014) 63-71. Với phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng tình hình áp

6


dụng QTTG ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, so sánh
giữa lý thuyết và thực tiễn cũng nhƣ phỏng vấn các chuyên gia đã nhận thấy

vấn đề đang tồn tại tại phần lớn các doanh nghiệp là QTTG chƣa phát huy
đƣợc hiệu quả trong quá trình áp dụng. Qua đó, nhóm tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp 5WHYS để tìm ra những ngun nhân chính mà QTTG chƣa
phát huy đƣợc vai trị của mình. Cuối cùng, nhóm tác giả đề xuất giải pháp
(mơ hình) gồm 02 phần chính: thứ nhất, q trình triển khai QTTG qua ba
giai đoạn; thứ hai, các nhân tố tác động đến quá trình triển khai QTTG.
- Nguyễn Đăng Minh, Đỗ Thị Cúc, Tạ Thị Hƣơng Giang, Hoàng Thị
Thu Hà, “Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam –
Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh
doanh, Tập 29, Số 1 (2013) 23-31. Các tác giả đã phân tích tình hình áp dụng
5S tại các DNSXNVV ở Việt Nam, đồng thời có những khuyến nghị đối với
Nhà nƣớc, doanh nghiệp, tổ chức đào tạo về việc phát triển 5S và kết luận tại
Việt Nam, 5S đƣợc xem là phƣơng pháp quản lý đơn giản, phù hợp với các
đặc điểm kinh doanh, đặc biệt với các DNSXNVV.
Về các phương pháp, cách thức nghiên cứu luận văn
Nội dung của hai cuốn sách: “Phƣơng pháp nghiên cứu và viết luận văn
thạc sĩ” (PGS. TS Đinh Phi Hổ - NXB Phƣơng Đông – 2014) và cuốn “Giáo
trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh” (PGS. TS
Nguyễn Văn Thắng – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – 2014) đã giúp tác giả
định hƣớng, hình dung cụ thể hơn về phƣơng pháp xây dựng ý tƣởng, thiết kế
khung nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu thực tế.
Trên đây là tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan của tác giả. Tiếp
theo là nội dung chi tiết cơ sở lý luận về QTTG mà tác giả đã nghiên cứu,
tổng hợp.

7


1.2 Cơ sở lý luận chung về Quản trị tinh gọn
1.2.1 Lịch sử ra đời Quản trị tinh gọn

QTTG đƣợc bắt nguồn sâu xa từ việc nghiên cứu những bí quyết để
thực hiện phƣơng pháp SXTG thành công. Những công trình tiêu biểu, đột
phá có thể nhắc đến trong giai đoạn này là: Adam Smith – lý luận về phân
công lao động; Eli Whitney (1765-1825) – ngƣời đầu tiên đặt ra tiêu chuẩn
cho sản phẩm; Frederick Taylor – tƣ duy “quản lý theo khoa học” và “làm
theo cách tốt nhất”; Henry Ford (1863-1947) – áp dụng phƣơng pháp sản xuất
hàng loạt …

Hình 1.1: Tiến trình hình thành sản xuất tinh gọn
Nguồn: Liker, 2004.

8


Tất cả những tƣ duy trên đã xây dựng nền tảng hình thành để tạo thành
tƣ duy, phƣơng thức quản trị mới – Quản trị tinh gọn, giúp rút ngắn thời gian
sản xuất, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống bằng cách loại bỏ lãng phí có
trong từng cơng đoạn của chu trình sản xuất để đạt đƣợc chất lƣợng tốt nhất
với chi phí thấp nhất, trong khi vẫn nâng cao đƣợc mức an toàn và tinh thần
ngƣời lao động (Liker, 2004).
Cũng từ đây, các nội dung tạo nên nguyên lý QTTG bắt đầu đƣợc
nghiên cứu, phát triển và áp dụng rộng rãi trên thế giới.
1.2.2 Khái niệm quản trị tinh gọn
Năm 1990, James Womack, Daniel Jones và Danile Roos cho ra đời
cuốn sách The Machine that Changed the World (Cỗ máy làm thay đổi thế
giới). Trong cuốn sách này, QTTG đƣợc định nghĩa là phương pháp quản lý
định hướng vào việc giảm thiểu lãng phí để nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả tồn bộ q trình sản xuất. Ý tƣởng cốt lõi của việc tinh gọn quá
trình sản xuất là nâng cao tối đa giá trị gia tăng cho khách hàng dựa trên việc
loại bỏ triệt để lãng phí trong các cơng đoạn tạo ra hàng hóa kể từ lúc sản xuất

cho tới khi tiêu dùng.
Năm 1996, trong cuốn sách Lean Thinking (Tƣ duy tinh gọn), James
Womack và Daniel Jones định nghĩa “tinh gọn” theo ba yếu tố: dòng sản xuất,
hệ thống kéo và nỗ lực để đạt đƣợc “sự xuất sắc”. “Sự xuất sắc” đƣợc định
nghĩa xuất phát từ khái niệm của SXTG là một hệ thống các phương pháp áp
dụng trong sản xuất nhằm hạn chế tốt đa sự lãng phí thơng qua tập trung vào
chính xác những gì khách hàng mong muốn. Cách “tƣ duy tinh gọn” chính là
nền tảng để triển khai phƣơng pháp QTTG hiệu quả.
John Shook – “Kacho” (quản lý) ngƣời Mỹ đầu tiên làm việc tại Tập
đoàn Toyota Nhật Bản, hiện là chuyên gia làm việc tại Viện Nghiên cứu Lean
tại Anh Quốc – định nghĩa “tinh gọn” là “một triết lý sản xuất rút ngắn thời

9


gian từ khi nhận được đơn hàng của khách hàng đến khi giao hàng bằng cách
cắt giảm lãng phí” (Liker, 2004).
Trên thế giới, QTTG là tƣ duy, phƣơng pháp quản trị đã đƣợc nhiều
doanh nghiệp, tổ chức áp dụng thành cơng và tạo ra sự khác biệt cho chính
sản phẩm, dịch vụ của mình. Trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt Nam đang trăn trở tìm kiếm tƣ duy quản trị mới hiệu quả để đƣa doanh
nghiệp vƣợt qua những thách thức trong quá trình hội nhập, tƣ duy QTTG sẽ
là lời giải đáp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây cũng chính
là tƣ duy mà tác giả muốn truyền thổi vào doanh nghiệp đang nghiên cứu.
QTTG (Lean Management) theo Nguyễn Đăng Minh và cộng sự 2013
là tƣ duy quản trị tạo ra lợi nhuận/giá trị gia tăng cho doanh nghiệp bằng cách
dùng trí tuệ của con ngƣời cắt giảm tối đa chi phí lãng phí.
Vậy, có thể nói “QTTG” là tƣ duy quản trị tiên tiến, thông qua sử dụng
các công cụ, phƣơng pháp khác nhau đƣợc áp dụng trong sản xuất kinh doanh
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nguồn lực và mơi trƣờng, cùng phát huy trí

tuệ của mỗi cá nhân góp phần tích cực vào q trình cải tiến liên tục, nhằm
tăng năng suất lao động, giảm thiểu tối đa lãng phí, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm, tăng lợi nhuận, cải thiện môi trƣờng giúp doanh nghiệp phát triển bền
vững. Tƣ duy này có thể đƣợc diễn giải thơng qua hệ công thức dƣới đây:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Trong đó:
Chi phí = Chi phí thực + Chi phí lãng phí
Chi phí lãng phí = Chi phí lãng phí hữu hình + Chi phí lãng phí vơ hình
(Nguồn: Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đường tới thành công, Nguyễn
Đăng Minh, 2015)
Hệ công thức cũng đã khái qt cho chúng ta thấy rằng mơ hình QTTG
tập trung vào việc phát hiện, nhận dạng lãng phí, từ đó sẽ loại bỏ các lãng phí

10


này nhằm giảm thiểu tối đa các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm,
hƣớng đến đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí lãng phí tồn tại dƣới hai hình thức là chi phí lãng phí hữu hình
và chi phí lãng phí vơ hình. Chi phí lãng phí hữu hình phổ biến và khá dễ
nhận dạng trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Các lãng phí này có thể tồn
tại dƣới dạng lãng phí về cơ sở vật chất (dƣ thừa kho bãi, máy móc thiết bị
khơng sử dụng hết cơng suất …); lãng phí ngun vật liệu trong q trình sản
xuất do dùng quá nhiều nguyên liệu, sản xuất thừa hay các thói quen lãng phí
nhƣ qn khơng tắt đèn , tắt van nƣớc, in ấn thừa tài liệu …; lãng phí do sai
hỏng (sản xuất sản phẩm lỗi, cung ứng dịch vụ khơng đúng mong muốn của
khách hàng); lãng phí thời gian (thời gian chờ đợi giữa các khâu của sản xuất,
chờ đợi trong q trình sử dụng dịch vụ) …
Chi phí lãng phí vơ hình gồm chi phí lãng phí trong tƣ duy (tƣ duy phát

triển, tầm nhìn, triết lý phát triển …) và trong phƣơng pháp làm việc (cách
thức triển khai, quy trình triển khai cơng việc) và trong việc bỏ lỡ các cơ hội
phát triển (cơ hội tăng trƣởng, cơ hội kinh doanh …); chi phí lãng phí này
đƣợc cho là nhiều hơn rất nhiều so với các chi phí lãng phí hữu hình mà chúng
ta thƣờng đề cập ở trên. Hình … dƣới đây minh họa sức ảnh hƣởng của lãng
phí vơ hình đối với doanh nghiệp có cùng/hoặc không cùng tƣ duy phát triển.

11


Giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng

Doanh nghiệp A

Doanh nghiệp B

:Tƣ duy/phƣơng pháp làm việc của cá nhân trong doanh nghiệp

Hình 1.2: Ảnh hƣởng của chi phí lãng phí vơ hình đối với doanh
nghiệp có cùng/hoặc khơng cùng tƣ duy phát triển
Nguồn: Nguyễn Đăng Minh, 2015
Áp dụng nguyên lý hình học, ta thấy rằng nếu nhƣ mỗi cá nhân trong
doanh nghiệp có tƣ duy, phƣơng pháp giải quyết cơng việc khơng đồng nhất
sẽ tạo ra lãng phí trong tƣ duy và phƣơng pháp của chính bản thân mỗi cá
nhân, từ đó ảnh hƣởng tới giá trị gia tăng của tồn doanh nghiệp. Ở mức độ
cao hơn, khi mỗi cá nhân trong một tổ chức (hay một quốc gia) có động lực
phấn đấu cùng hƣớng tới một mục tiêu chung thì sẽ tạo nên một nguồn sức
mạnh lớn giúp tổ chức (quốc gia) đó phát triển vƣơn lên và ngƣợc lại.

Theo đó, có thể nói con ngƣời là yếu tố trung tâm cho việc thực hiện
các phƣơng pháp QTTG. Các phƣơng pháp này là do con ngƣời sáng tạo, do
vậy chúng cũng không ngừng đƣợc phát triển về mặt nội dung, số lƣợng và
đặc biệt là phải phù hợp với việc cắt bỏ các chi phí lãng phí.
1.2.3 Nhận dạng lãng phí
Theo Tapping, D và Shuker., (2002) định nghĩa lãng phí là tồn bộ
những gì tăng chi phí sản xuất mà không tăng thêm giá trị gia tăng. Tác giả

12


cũng chứng minh áp dụng QTTG giúp nhận diện lãng phí và khẳng định áp
dụng QTTG sẽ giúp cắt giảm các lãng phí khơng cần thiết.
MacDuffie et al., (1996), McKone et al., (2001) cho rằng áp dụng
QTTG thông qua việc nhận diện các lãng phí và đƣa ra các cơng cụ để cắt
giảm lãng phí đó. Các nghiên cứu này tập trung vào các loại lãng phí cơ bản
về hàng tồn kho, lãng phí vận chuyển và lãng phí do sản xuất dƣ thừa thông
qua các công cụ nhƣ Just – in – time hay hệ thống Kanban.
Theo Liker., (2004) bằng việc thực hiện QTTG sẽ làm giảm thời gian
từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng bằng cách cắt giảm lãng phí liên quan
đến sản xuất kinh doanh.
 Phân loại lãng phí
* Lãng phí trong sản xuất:
Lean Manufacturing, cịn gọi là Lean Prodution, là một hệ thống các
cơng cụ nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong q trình sản xuất.
Đây là phƣơng pháp đƣợc hình thành từ Hệ thống sản xuất Toyota và đƣợc
nhận diện vào những năm 1980. Lợi ích của hệ thống này là giảm chi phí sản
xuất, tăng sản lƣợng và rút ngắn thời gian sản xuất. Nguyên thủy, có 7 loại
lãng phí chính đƣợc xác định bởi Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota
Production System), sau đó, Jeffey K. Liker sau khi quan sát và tìm hiểu hệ

thống sản xuất của công ty này đã đề xuất thêm thành 8 loại lãng phí trong
cuốn The TOYOTA way: 14 management principles from the world’s
greatest manufacturer đƣợc xuất bản vào năm 2004. Theo ông, các loại lãng
phí này bao gồm:

13


Các loại lãng phí trong sản xuất

STT
1

Sản xuất thừa
Sản xuất những khoản mục khơng có trong đơn đặt hàng, việc này
gây ra những lãng phí nhƣ tuyển dụng nhiều nhân viên hơn mức cần
thiết và tạo ra chi phí kho bãi và vận chuyển vì hàng tồn kho thừa

2

Thời gian chờ
Những nhân viên đơn thuần làm công việc theo dõi một thiết bị tự
động hóa hoặc phải đợi cơng đoạn, công cụ, cung cấp hay một phần
việc xử lý tiếp theo. Các lý do để có thời gian chờ có thể đơn giản
nhƣ khơng có việc để làm do hết hàng, hoặc có sự chậm trễ, trì hồn
xử lý, thời gian thiết bị không làm việc và các yếu tố đình trệ sản
xuất

3


Vận chuyển khơng cần thiết
Đó là những việc nhƣ vận chuyển sản phẩm dở dang trên những đoạn
đƣờng dài, tổ chức không hợp lý công đoạn vận chuyển, hoặc di
chuyển nguyên vật liệu, các bộ phận thành phẩm ra vào kho hoặc
giữa các q trình

4

Gia cơng q mức cần thiết hoặc khơng chính xác
Thực hiện các cơng đoạn không cần thiết để gia công các bộ phận,
không theo yêu cầu của khách hàng

5

Tồn kho quá mức
Nguyên vật liệu thô, sản phẩm dở dang, hoặc thành phẩm dƣ thừa
dẫn đến kéo dài thời gian sản xuất, tình trạng lỗi thời, hàng hóa hƣ
hỏng, phát sinh chi phí vận chuyển và lƣu kho, đình trệ. Tồn kho quá
mức cũng tiềm ẩn các vấn đề nhƣ mất cân đối trong sản xuất, việc
giao hàng chậm trễ của các nhà cung cấp, các khuyết tật, thời gian

14


thiết bị ngừng hoạt động và thời gian tổ chức kéo dài
6

Chuyển động thừa
Là bất kỳ chuyển động thừa nào mà ngƣời nhân viên phải thực hiện
trong quá trình làm việc của họ, chẳng hạn nhƣ hành động tìm kiếm,

vƣơn tới, hoặc sắp xếp các bộ phận, công cụ …

7

Khuyết tật
Việc sản xuất các bộ phận khuyết tật hoặc hiểu chỉnh chẳng hạn nhƣ
sửa chữa hoặc làm lại, sản xuất thay thế và kiểm tra đồng nghĩa với
sự lãng phí thời gian và sức lực, thực hiện xử lý không đáng có

8

Khơng khai thác sức sáng tạo của người lao động
Việc không thu hút hoặc lắng nghe nhân viên của mình có nghĩa là
bạn đang đánh mất thời gian, ý tƣởng kỹ năng, sự đổi mới và cơ hội
học hỏi
Bảng 1.1: Các loại lãng phí trong sản xuất
Nguồn: Jeffey K. Liker, 2004
* Lãng phí trong dịch vụ:
Trên cơ sở các lãng phí trong tổ chức sản xuất, Bicheno và Holweg

trong cuốn “The lean Toolbox” (2009) đã đề cập đến những lãng phí trong
các doanh nghiệp dịch vụ bao gồm:
Các loại lãng phí trong dịch vụ

STT
1

Trì hỗn
Làm cho khách hàng phải đợi chờ nhƣng không phục vụ theo đúng
lời hứa


2

Trùng lặp
Phải vào lại dữ liệu, lặp lại các chi tiết trong các biểu mẫu khác nhau,
sao chép thông tin, trả lời các truy vấn từ nhiều nguồn trong một tổ chức

15


×