Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Hoạt động kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------------

ĐINH THỊ BÍCH XN

HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

ĐINH THỊ BÍCH XN

HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƢƠNG MAI

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜICAMĐOAN
Tơi là Đinh Thị Bích Xn, tơi xin cam đoan luận văn này là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ một cơng trình
nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của
ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trong trích dẫn và
tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp
chí và website theo danh mục tham khảo của luận văn.
Tác giảluậnvăn

Đinh Thị Bích Xuân


LỜICẢMƠN
Luận văn “Hoạt động Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn Hà Nội” là kết quả nghiên cứu đƣợc chỉ dẫn hết sức tích cực
và quý giá từ các thầy cô giáo của Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội và sự hỗ trợ không kém phần quan trọng của các
bạn trong lớp QTKD1- K26, Đại học Kinh tế. Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn về những đóng góp có giá trị nêu trên cho cá nhân tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Phƣơng Mai đã trực
tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn ý nghĩa này. Cá nhân tôi nghĩ rằng nếu
thiếu sự hƣớng dẫn nhiệt tình, tâm huyết cũng nhƣ những kiến thức giá trị do
giáo viên hƣớng dẫn, luận văn này sẽ khơng đƣợc hồn thành tốt và đúng hạn.
Ngồi ra, tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của Viện Quản trị
kinh doanh - Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ
những kiến thức hết sức quan trọng trong thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Những kiến thức tiếp nhận đƣợc từ các thầy cô đã giúp tôi hệ thống hóa các
kiến thức căn bản mà cá nhân tơi tƣởng trừng có hiểu biết nhƣng thực tế lại
chƣađầy đủ và thiếu bài bản. Tôi tin rằng các kiến thức gặt hái đƣợc sẽ giúp
tôi phát triển sự nghiệp và hiểu biết hơn trong thực tế.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn Đặng Thị Huyền, Quản lý
Chƣơng trình Cải cách kinh tế và Thƣơng mại Toàn cầu, Đại sứ quán Anh tại
Hà Nội là ngƣời ngƣời đã truyền cảm hứng, khích lệ tơitiếp tục theo học
Chƣơng trình cao học chuyên ngành.Về chƣơng trình đào tạo do Nhà trƣờng
thiết kế, tơi đánh giá cao về tính hiệu quả, có tính ứng dụng thực tiễn và đáp
ứng tốt về mặt thời gian cho những học viên vừa đi làm và vừa đi học.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, ngƣời thân đã tạo điều
kiện để tơi chun tâm hồn thành chƣơng trình học và luận văn này.


MỤC LỤC

LỜICAMĐOAN
LỜICẢMƠN
DANH MỤCCÁC TỪVIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP . 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động kiểm sốt nội bộ
trong doanh nghiệp ...................................................................................................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi .............................................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc ............................................................ 11
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................... 14
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ..................... 15
1.2.1. Quản trị cơng ty và kiểm sốt nội bộ .......................................................... 15
1.2.1.1. Khái niệm quản trị công ty và các chủ thể liên quan .......................... 15
1.2.1.2. Khái niệm kiểm soát nội bộ ................................................................. 19
1.2.2. Vai trị của hoạt động kiểm sốt nội bộ trong doanh nghiệp ...................... 21
1.2.3. Các yếu tố cấu thành hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ...... 24
1.2.3.1. Mơi trƣờng kiểm sốt .......................................................................... 27
1.2.3.2. Đánh giá rủi ro ..................................................................................... 31
1.2.3.3. Các hoạt động kiểm soát ..................................................................... 35
1.2.3.4. Thông tin, truyền thông ....................................................................... 36
1.2.3.5. Giám sát kiểm soát .............................................................................. 37
1.2.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm
soát nội bộ trong doanh nghiệp. ............................................................................ 38
1.2.4.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 38
1.2.4.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 43
1.2.4.3. Những hạn chế cố hữu trong kiểm soát nội bộ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa………. .................................................................................................. 44
1.2.4.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hƣởng đến hoạt động
kiểm soát nội bộ của đơn vi.̣ ............................................................................. 46


CHƢƠNG 2:PHẠM VI, QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 47
2.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 47

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 49
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 49
2.3.1.1. Phƣơng pháp điều tra xã hội học ......................................................... 49
2.3.1.2. Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung .............................................. 50
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 51
2.4. Khung nghiên cứu .............................................................................................. 52
2.5. Công cụ nghiên cứu ........................................................................................... 54
2.5.1. Bảng câu hỏi phỏng vấn ............................................................................. 54
2.5.2 Bảng khảo sát ............................................................................................... 55
2.5.2.1. Hình thức khảo sát và mẫu khảo sát .................................................... 55
2.5.2.2. Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát ............................................................ 56
2.5.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: .................................................................. 56
CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................. 57
3.1. Khái quát chung về thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà
Nội ............................................................................................................................. 57
3.1.1. Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội hiện nay57
3.1.2. Khung pháp lý về hoạt động kiểm soát nội bộ đối các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay ........................................................................................................ 59
3.1.3. Đặc điểm mẫu khảo sát trong nghiên cứu .................................................. 62
3.1.4. Nhận thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội về kiểm
soát nội bộ trong doanh nghiệp ............................................................................. 65
3.2. Thực trạng về hoạt động kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................... 66
3.2.1. Thực trạng mơi trƣờng kiểm sốt trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn Hà Nội ...................................................................................................... 66
3.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Hà Nội ................................................................................................................... 69
3.2.3. Thực trạng các hoạt động kiểm soát trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................... 73

3.2.4. Thực trạng thông tin và truyền thông trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................... 77


3.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát, kiểm soát trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................ 79
3.3. Đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................ 81
3.3.1. Ƣu điểm ...................................................................................................... 81
3.3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 83
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội ................................................................ 88
CHƢƠNG 4:MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................................................................................................. 90
4.1. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................................................................................................... 90
4.1.1. Nâng cao tính hiệu quả của mơi trƣờng kiểm sốt ..................................... 90
4.1.2. Nâng cao tính hiệu quả của hoạt động đánh giá rủi ro ............................... 92
4.1.3. Nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kiểm sốt ....................................... 93
4.1.4. Nâng cao tính hiêu quả của thông tin truyền thông .................................... 95
4.1.5. Nâng cao tính hiệu quả của hoạt động giám sát ....................................... 102
4.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀ CÁC BÊN
LIÊN QUAN ........................................................................................................... 105
4.2.1. Thống nhất cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ nhằm áp dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................... 105
4.2.2. Thể chế hóa những quy định về pháp luật ................................................ 106
4.2.3. Đẩy mạnh cơng tác đào tạo về kiểm sốt nội bộ cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa .................................................................................................................. 107
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111
DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................ 116
PHỤ LỤC 01 ...................................................................................................... 117
PHỤ LỤC 02 ...................................................................................................... 121
PHỤ LỤC 03 ...................................................................................................... 131
PHỤ LỤC 04 ...................................................................................................... 132
PHỤ LỤC 05 ...................................................................................................... 133


DANH MỤCCÁC TỪVIẾT TẮT

AC

Chống tham nhũng

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

QTƢX

Bộ Quy tắc ứng xử

COSO

Ủy ban các tổ chức bảo trợ thuộc Hội đồng chống gian lận Hoa Kỳ

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


ESG

Môi trƣờng, xã hội và quản trị

FCPA

Đạo luật chống tham nhũng

GBII

Sáng kiến Liêm chính giữa Chính phủ và Doanh nghiệp

GSO

Tổng cục Thống kê Việt Nam

ICC

Phòng Thƣơng mại Quốc tế

IFAC

Liên đồn kế tốn quốc tế

ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

KSNB


Kiểm sốt nội bộ

MNC

Tập đồn đa quốc gia

OECD

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

PACI

Sáng kiến Đối tác Phòng, chống tham nhũng

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

SOE

Doanh nghiệp nhà nƣớc

UNDP

Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNGC

Hiệp ƣớc Tồn cầu Liên Hiệp Quốc


UNODC

Văn phịng Liên Hiệp Quốc về Chống Tội phạm và Ma Túy

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VCCI

Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giới

WBCSD

Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì sự Phát triển bền vững


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu kiểm soát nội bộ (Nguồn: COSO 2013) ............................... 25
Sơ đồ 1.2: Các nguyên tắ c kiểm soát nội bộ (Nguồn: COSO 2013) ................ 26
Sơ đồ 1.3: Khung quy trình đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp ...................... 32
Sơ đồ 2.1: Mơ tả quy trình tổng thể của nghiên cứu. ......................................... 48
Sơ đồ 2.2: Khung phân tích của đề tài.................................................................. 54


Hình 1: Nhận thức của doanh nghiệp về kiểm soát nội bộ (%)......................... 66
Hình 2: Áp dụng các biện pháp trong mơi trƣờng quản lý (%) ......................... 67
Hình 3: Đánh giá của doanh nghiệp về mơi trƣờng kiểm sốt của họ (% đồng
ý trên toàn mẫu và % đồng ý trên mẫu trả lời) .................................................... 68
Hình 4: Áp dụng các biện pháp đánh giá rủi ro (% DN trên toàn mẫu) ........... 71
Hình 5: Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động đánh giá rủi ro (% đồng ý
trên toàn mẫu và % đồng ý trên mẫu trả lời) ....................................................... 72
Hình 6: Áp dụng các hoạt động kiểm soát (% doanh nghiệp trên tồn mẫu) .. 74
Hình 7: Đánh giá về các hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp (% đồng ý
trên toàn mẫu và % đồng ý trên mẫu trả lời) ....................................................... 75
Hình 8: Áp dụng cơng nghệ thơng tin (% doanh nghiệp trên tồn mẫu) ......... 77
Hình 9: Đánh giá của doanh nghiệp về thông tin và truyền thông (% Đồng ý
trên tồn mẫu và % đơng ý trên mẫu trả lời) ....................................................... 78
Hình 10: Áp dụng hệ thống thơng tin (% doanh nghiệp trên tồn mẫu) .......... 79
Hình 11: Đánh giá của doanh nghiệp về các hoạt động giám sát kiểm sốt (%
đồng ý trên tồn mẫu và % đồng ý trên mẫu trả lời) .......................................... 80


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Châu Âu ................................ 41
Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc........................... 41
Bảng 1.3: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ............................... 43
Bảng 2.1: Nguyên tắc và thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ ............... 53
Bảng 3.1: Thống kê giới tính đối tƣợng khảo sát ................................................ 63
Bảng 3.2: Thống kê nghiệp vụ chuyên môn đối tƣợng khảo sát ...................... 63
Bảng 3.3: Thống kê chức vụ đối tƣợng khảo sát................................................. 64
Bảng 3.4: Thống kê thời gian công tác của đối tƣợng khảo sát ........................ 64
Bảng 3.5: Thống kê lĩnh vực đối tƣợng khảo sát hiện đang công tác .............. 65
Bảng 3.6: So sánh các thành phần của KSNB theo loại hình sở hữu .............. 87



LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và cải
cách hệ thống quản lý nhà nƣớc, Việt Nam đã và đang đạt đƣợc nhiều thành
tích lớn trong phát triển kinh tế, giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung
bình. Năm 2017, nền kinh tế nƣớc ta đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng vƣợt chỉ
tiêu ở mức 6,81% và mức độ tăng trƣởng này tiếp tục đạt đƣợc trong năm
2018. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, Việt Nam cũng đang đối mặt với
nhiều thách thức khác nhau, trong đó có vấn đề tham nhũng, tham ô tài sản và
hối lộ, gian lận trong các giao dịch kinh doanh gây bức xúc và bất an trong xã
hội.
Cùng với nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trƣờng kinh doanh tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc đã khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ “Liêm chính, hành động”
thơng qua tăng cƣờng sự minh bạch và huy động các chủ thể trong nền kinh tế
cùng hành động. Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa mới đƣợc thông qua năm
2017 nhằm tạo điều kiện cho khu vực tƣ nhân trở thành mũi nhọn cho tăng
trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó, Quốc hội đãphê chuẩn Luật Phịng, chống tham
nhũng (2018), trong đó từng bƣớc mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực
ngồi nhà nƣớc nhằm phịng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanh,
quy định áp dụng bắt buộc các biện pháp về công khai, minh bạch trong tổ
chức hoạt động, kiểm sốt xung đột lợi ích và u cầu doanh nghiệp thực hiện
xây dựng hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng giúp DNNVV nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời
góp phần duy trì những thành tựu đạt đƣợc về phát triển kinh tế, xã hội của

1



Việt Nam trong thời gian tới và qua đó giúp truyền tải tín hiệu tích cực tới các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài về một địa điểm đầu tƣ kinh doanh ngày càng hấp dẫn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều vụ việc liên quan tới tham
nhũng, gian lận nghiêm trọng đã bị phát hiện nhƣ vụ án Ngân hàng Đại
Dƣơng (Ocean Bank), Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN), vụ án tham ô tài
sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam
(PVP Land) và Công ty Minh Ngân và hàng loạt các vụ án liên quan khác đã
cho thấy những mặt hạn chế hay thậm chí khơng hiệu quả trong cơng tác quản
lý nói chung. Ngồi ra, tại các doanh nghiệp, vai trị của ban kiểm sốt hoạt
động cịn khá hình thức, chƣa thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ yêu cầu cao về
tính độc lập mà thực tế lại phụ thuộc rất lớn vào hội đồng quản trị và ban điều
hành vì cho rằng ban kiểm sốt vẫn là cấp dƣới. Các báo cáo vi phạm trong
quản trị doanh nghiệp vừa qua đã phần nào khẳng định hầu hết các vụ việc
này xảy ra là hậu quả của năng lực kiểm soát nội bộ yếu kém, thiếu minh
bạch. Tại các công ty nhỏ và vừa, do thiếu nguồn lực tài chính và nhận thức
cịn hạn chế nên hầu hết DNNVV còn thờ ơ, chƣa chú trọng thiết lập bộ phận
kiểm sốt nội bộ/bộ phận kiểm sốt rủi ro hoặc khơng có điều kiện tuyển
dụng, trả lƣơng nhân sự chuyên trách vào làm việc trong doanh nghiệp.
Trên thế giới, hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB) trong doanh nghiệp là
một trong những mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi các mắt xích của quản
trị doanh nghiệp vì kiểm sốt nội bộ là công cụ hữu hiệu giúp giảm thiểu rủi
ro, phát hiện gian lận và đảm bảo sự tuân thủ các quy định. Thông lệ tốt về
quản trị công ty của Cơng ty tài chính quốc tế - IFC khuyến cáo các doanh
nghiệp Việt Nam cần thiết củng cố, cải thiện hoạt động kiểm sốt nội bộ
và/hoặc kiện tồn ban kiểm soát nội bộ vững mạnh, đủ năng lực để trợ giúp
hội đồng quản trị, thực hiện tốt vai trò giám sát và đảm bảo lợi ích của các bên
có liên quan.

2



Nhận thức đƣợc các hạn chế trong hoạt động kiểm soát nội bộ tại các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội cũng nhƣ hiệu quả mà hoạt động kiểm soát nội
bộ mang lại cho doanh nghiệp, cao học viên đã lựa chọn đề tài “Hoạt động
kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” để
nghiên cứu. Đề tài mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Đề tài đƣợc xác định là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Dochủđềhoạt động kiểm soát nội bộ là một nội dung cơ bản trong chuyên đề
quản trị cơng ty. Việc nghiên cứu về kiểm sốt nội bộ trong phạm vi luận văn
này tập trung làm rõ mối quan hệ giữa việc tăng cƣờng kiểm soát nội bộ với
hiệu quả quản trị của doanh nghiệp.Đây là một lĩnh vực nghiên cứu thuộc
chuyên ngành quản trị kinh doanh nên hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành
đào tạo. Hơn nữa, chuyên ngành quản trị kinh doanh định hƣớng ứng dụng
cũng tập trung nhiều hơn vào các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp nên chủđề
nghiên cứu này hoàn toàn đáp ứng đƣợc yêu cầu của chuyên ngành khi nó
hƣớng đến vấn đề cụ thể trong quản trị hoạt động của doanh nghiệp.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc áp dụng một hệ thống KSNB đáng tin
cậy có thể giúp doanh nghiệp kiểm sốt đƣợc mọi hoạt động trong đơn vị,
nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cƣờng độ tin cậy của các thông tin và mức
độ tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, tại các DNVVN trên địa bàn Hà nội, các
khái niệm này còn tƣơng đối lạ lẫm, phần lớn các doanh nghiệp chƣa hiểu đầy
đủ và áp dụng công cụ quản lý này trong công tác quản lý tại doanh nghiệp.̣
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu về KSNB trong bối cảnh pháp luật về
phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam đã và đang đƣợc cải cách và sẽ có tác
động nhất định đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN hƣớng tới đề xuất
các cách thức trong đó sử dụng KSNB để cải tiến cách thức vận hành, hiệu
quả cũng nhƣ ngăn ngừa tham nhũng.


3


Trong phạm vi luận văn này, 02 câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra gồm:
Câu hỏi 1: Thực trạng nhận thức và thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội ra sao?
Câu hỏi 2: Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy hoạt động kiểm soát
nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là đƣa ra các giải pháp thúc đẩy
hoạt động kiểm soát nội bộ trong các DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng nhận thức và việc thực hiện hoạt động kiểm soát
nội bộ trong các DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kiểm soát nội bộ trong các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động kiểm soát nội bộ trong các DNNVV
trên địa bàn Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại các DNNVV trên
địa bàn Hà Nội là các doanh nghiệp hội viên của Phịng Thƣơng mại và
Cơng nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh từ một năm trở lên
và tập trung trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ sản xuất, thƣơng mại,
dịch vụ, xây dựng cơ bản, v.v.

4



- Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung tìm hiểu hoạt động kiểm sốt nội
bộ trong DNNVV trên địa bàn Hà Nội trong vòng một năm gần đây.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm sốt
nội bộ theo góc độ tiếp cận quản trị công ty trong các DNNVV trên địa
bàn Hà Nội. Đề tài khơng đề cập đến các khía cạnh về kiểm sốt tài
chính nội bộ của các doanh nghiệp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, Đề tài sử dụng kết hợp hai phƣơng pháp nghiên
cứu gồm phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng để đánh giá, thu
thập thơng tin.
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc vận dụng gồm phƣơng pháp
nghiên cứu tại bàn nhằm tổng hợp cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, làm rõ
các khái niệm nghiên cứu, tổng hợp tình hình các DNNVV hoạt động trên địa
bàn Hà Nội. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu chuyên gia đƣợc sử dụng nhằm thu
thập các ý kiến xây dựng và điều chỉnh phiếu khảo sát về hoạt động kiểm soát
nội bộ trong DNNVV trên địa bàn Hà Nội.Các số liệu định tính từ nghiên cứu
tài liệu, các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với các đối tƣợng khác
nhau đãđƣợc tổng hợp, phân loại theo từng chủ đề/nội dung và đƣợc dùng để
phát hiện ra các vấn đề cần nghiên cứu, làm minh chứng, so sánh và làm rõ
hơn các ý kiến, nhận định thu đƣợc từ phân tích kết quả khảo sát bằng phiếu
hỏi.
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng nhằm đánh giá các
hoạt động kiểm soát nội bộ tại các DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Một cuộc
điều tra xã hội học đƣợc thực hiện với đối tƣợng khảo sát là các DNNVVtại
Hà Nội.Số liệu khảo sát định lƣợng đƣợc phân tích thơng qua phƣơng pháp
thống kê mơ tả, thống kê so sánh giữa các nhóm để đƣa ra các nhận định chính
của vấn đề nghiên cứu.


5


6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp chủ yếu nhƣ sau:
- Đánh giá và làm rõ hơn hiện trạng hoạt động kiểm soát nội bộ của các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
- Đƣa ra các đề xuất, khuyến nghị thúc đẩy DNNVV áp dụng kiểm soát
nội bộ tại doanh nghiệp nhằm quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ các nhà lãnh đạo DNNVV có những định hƣớng tốt hơn và/hoặc
nhìn nhận cụ thể hơn về sự cần thiết của kiểm soát nội bộ và các bộ
phận cấu thành của kiểm soát nội bộ - một công cụ hữu hiệu giúp các
nhà doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và
tham gia sâu rộng vào các chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình
bày trong bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động
kiểm sốt nội bộ trong doanh nghiệp
Chƣơng 2: Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động kiểm soát nội bộ trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.

6


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động kiểm
sốt nội bộ trong doanh nghiệp
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ (KSNB) trên thế giới đã phát triển
mạnh mẽ từ những năm 1990, trong đó trọng tâm làm rõ về khái niệm KSNB,
các tiêu chí và cơng cụ để đánh giá hoạt động KSNB cũng nhƣ các yếu tố cấu
thành của KSNB trong doanh nghiệp.
Trong giai đoạn bắt đầu , kiểm soát nội bộ đƣợc quan tâm nhƣ một hình
thức hữu hiệu trong việc kiểm sốt tiền tại đơn vi ̣đƣợc kiểm tốn dƣới góc
nhìn của các tổ chức kiểm toán độc lập. Đến năm 1905, thuật ngữ KSNB mới
đƣợc ghi nhận bởi các nhà nghiên cứu hàn lâm trongcuốn “Lý thuyết và thực
hành kiểm toán” của Robert Montgomery.
Một trong những khái niệm đầu tiên về KSNB đƣợc thể chế hóa vào năm
1992 bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và sau đó vào năm 1934 bởi Ủy ban giao
dịch chứng khoán của Mỹ trong Luật giao dịch chứng khoán (1934). Thời
điểm này, KSNB đƣợc coi nhƣ một cơng cụ kiểm sốt nhằm đảm bảo hoạt
động của các đơn vi ̣trong việc đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản đề ra. Tuy nhiên,
phần lớn các bên đều cho rằng KSNB đóng vai trị chính trong việc duy trì các
kiểm soát nhằm mục tiêu đảm bảo độ tin cậy của thơng tin kế tốn tại một đơn
vị, phục vụ cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tƣ thực hiện các quyết
định đầu tƣ mua bán hay giữ chứng khốn một cách hợp lý.
Từ đó đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến
KSNB trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp.

7


Hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung vào các khía cạnh lý thuyết về

hoạt động KSNB, thảo luận về khái niệm, phạm vi, mơ hình KSNB ảnh hƣởng
tới quản trị doanh nghiệp nói chung hay tính hữu hiệu trong các hoạt động
kinh doanh nói riêng. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu nhƣ: Tác giả
Merchant, K.A (1985) về “Kiểm soát trong tổ chức kinh doanh”; Tác giả
Anthony R.N và Dearden, Jbedford (1989) về “Kiểm soát quản lý”; tác giả
Laura F.Spira và Micheal Page (2002) nghiên cứu về quản trị rủi ro trong mối
quan hệ với KSNB. Nghiên cứu của Nichkon và các cộng sự (2010) đƣa ra kết
luận rằng các chính sách về quản trị doanh nghiệp và khả năng học hỏi của
nhân viên có ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của kiểm sốt nội bộ.
Trong các nghiên cứu của Beeler và các cộng sự (1999); Jensen (2003);
Fadzil và các cộng sự (2005); Kenyon (2006); Brown và các cộng sự (2008),
Nyakundi và các cộng sự (2014), Zippoarah (2015) đều đƣa đến một kết luận
chung rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp, sự yếu kém hay thiếu sót trong hệ thống kiểm sốt nội
bộ đều có tác động tiêu cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nghiên cứu của Nyakundi và các cộng sự (2014) về ảnh hƣởng của hệ
thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động tài chính của các DNNVV
ở Thành phố Kisumu, Kenya. Mẫu đƣợc lựa chọn nghiên cứu bằng cách lấy
mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn, trong khi dữ
liệu thứ cấp đƣợc lấy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đƣợc chọn
trong mẫu. Thơng qua việc phân tích thống kê mơ tả, nghiên cứu cho thấy hệ
thống kiểm sốt nội bộ ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các
DNNVV đồng thời cũng nêu ra tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Zipporah (2015) đã xem xét tác động của các nhân tố

8



cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ lên hiệu quả tài chính tại các doanh
nghiệp sản xuất ở Nairobi, Kenya. Trong nghiên cứu này, hiệu quả tài chính
đƣợc đo lƣờng thông qua chỉ tiêu ROA (chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng
tài sản). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan hệ có ý nghĩa thống
kê giữa các nhân tố mơi trƣờng kiểm sốt, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền
thông; hoạt động kiểm sốt có mối quan hệ thuận hƣớng với hiệu quả tài chính
trong khi nhân tố giám sát có mối quan hệ ngƣợc hƣớng.
Các nghiên cứu cịn đi sâu tìm hiểu sự tác động của từng nhân tố trong hệ
thống kiểm sốt nội bộ đến hiệu quả hoạt động, q trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nhƣ nghiên cứu của Hooks (1994), Ezzamel (1997), Cohen
(2003), Springer (2004), Hevesi (2005). Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng
mơi trƣờng kiểm sốt chính là yếu tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả
của hệ thống kiểm sốt nội bộ, trong đó các nghiên cứu đƣa ra kết luận rằng
nhân tố đạo đức và phong cách điều hành, quản lý của ngƣời lãnh đạo có tác
động quan trọng tới hành vi của nhân viên, văn hóa của tổ chức và cũng tạo
ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Hướng nghiên cứu thứ hai đề cập nhiều hơn đến mối quan hệ giữa hoạt
động KSNB với chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả hoạt
động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu thuộc nhóm này thƣờng sử dụng cách
tiếp cận thực chứng. Chẳng hạn nhƣ tác giả Faudizah, Hasnah và Muhamad
(2005) nghiên cứu mối quan hệ chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp với
KSNB; tác giả Yuan Li, Yi Liu, Youngbin Zhao (2006) nghiên cứu về vai trị
định hƣớng thị trƣờng của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động
phát triển sản phẩm mới.
Bên cạnh đó, tác giả Mohammed Yousef Ayyash (2017) trong nghiên
cứu của mình về KSNB trong lĩnh vực ngân hàng tại Palestin đã cho thấy mức
độ tuân thủ của các ngân hàng với các quy định về KSNB rất tốt, đồng thời hệ

9



thống KSNB có ảnh hƣởng tích cực lớn (cùng chiều) đến khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp. Theodoridou Paraskevi (2016) nghiên cứu tính hiệu quả
của hệ thống KSNB trong các ngân hàng ở Hy Lạp.
Nhìn chung, trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB khơng
ngừng đƣợc mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách
kế toán. Tuy nhiên, trƣớc khi báo cáo COSO (1992) (Committee of
Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Uỷ ban của các Tổ
chức bảo trợ của Ủy ban phòng chống gian lận của Hoa Kỳ - Ủy ban
Treadway) ra đời, KSNB vẫn dừng lại nhƣ là một phƣơng tiện phục vụ cho
kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC). Đến năm 1992, các
cơng ty ở Hoa Kỳ phát triển nhanh kèm theo đó là tình trạng gian lận gia tăng
đã gây thiệt hại nặng nề, cản trở sự tăng trƣởng kinh tế. Trƣớc bối cảnh đó,
nhiều ủy ban đã đƣợc ra đời nhằm nghiên cứu, tìm ra các biện pháp ngăn
chặn, khắc phục gian lận và hỗ trợ phát triển kinh tế, cụ thể Ủy ban COSO là
một tổ chức đƣợc thành lập dựa trên sự khởi xƣớng và tài trợ của năm Tổ
chức gồm:
- Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA),
- Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA - Institute of Internal Auditors),
- Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI – Financial Executives Institude),
- Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (AAA - American Accounting Association),
- Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA - Institude of Management
Accountants).
Báo cáo của COSO bao gồm bốn phần và đƣợc xem là tài liệu đầu tiên
trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về hệ thống KSNB làm
nền tảng cho hệthống lý thuyết về KSNB sau này.
Nhƣ vậy, có thể nói báo cáo của COSO là khung lý thuyết căn bản để các
nhànghiên cứu sau này phát triển lý thuyết cũng nhƣ tiếp tục hoàn thiện lý

10



thuyết đó tốt hơn trong nhữngmơi trƣờng và điều kiện kinh doanh cụ thể.
Chinh vì vậy, khi nghiên cứu về KSNB, cácnhà quản lý sẽ nhìn nhận một cách
cụ thể hơn về vai trò cũng nhƣ các bộ phận cấuthành của KSNB để có thể
thiết kế, vận hành đƣợc một hệ thống KSNB mà phát huyđƣợc hiệu lực và
mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động. Sau báo cáo COSO,
nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, trong đó mở rộng và phát triển hệ thống
lýluận về KSNB trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ sử dụng báo cáo COSO
làm nền tảng đánh giá hoạt động KSNB trong kiểm toán độc lập và kiểm toán
BCTC; vận dụng KSNB của COSO vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng
trong Báo cáo Basel của Ủy ban Basel.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Hoạt động KSNB là một chủ đề mang tính liên ngành, có thể đƣợc tiếp
cận từ nhiều góc độ nhƣ quản trị kinh doanh, tài chính kế tốn hay thậm chí là
luật kinh doanh. Do vậy, nhiều nghiên cứu về KSNB trong nƣớc cũng đã đƣợc
thực hiện trong suốt thời gian qua và đƣợc xuất bản dƣới nhiều hình thức nhƣ
giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo chun đề, cơng trình nghiên cứu khoa
học hay các luận văn, luận án của nhiều trƣờng Đại học tại Việt Nam. Mặt
khác, các văn bản pháp luật, văn bản hƣớng dẫn ban hành bởi các cơ quan
quản lý nhà nƣớc cũng đã góp phần bổ sung các vấn đề mang tính lý luận và
thực tiễn cho hoạt động KSNB đối với doanh nghiệp Việt Nam. Một số hƣớng
nghiên cứu chính có thể đƣợc đề cập cụ thể nhƣ sau.
Thứ nhất, hệ thống lý luận về KSNB ở Việt Nam đƣợc thể hiện trong các
cuốn giáo trình, sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài
viết nghiên cứu về khái niệm KSNB, các yếu tố cấu thành KSNB, trình tự và
phƣơng pháp nghiên cứu hoạt động KSNB của kế toán viên cũng nhƣ những
hạn chế tiềm tàng của một hệ thống KSNB.
Trong giáo trình kiểm tốn của các trƣờng đại học nhƣ Học viện Tài


11


chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Hồng Đức, Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh… ln dành riêng một chƣơng để nói về KSNB, các yếu tố
cấu thành KSNB, những hạn chế tiềm tàng của KSNB, trình tự và phƣơng
pháp nghiên cứu, đánh giá KSNB của kiểm toán viên… Một số sách chuyên
khảo nhƣ “Kiểm toán”(tác giả Vƣơng Đình Huệ và Đồn Xn Tiên, NXB
Tài chính 1996) có đề cập đến KSNB ở các khía cạnh nhƣ khái niệm, mục
đích của KSNB trong quản lý, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Sách
tham khảo “Kiểm soát nội bộ” (PGS.TS Trần Thị Giang Tân chủ biên, nhà
xuất bản Phƣơng Đơng, 2012) có đề cập đến tổng quan KSNB, nội dung cơ
bản của hệ thống KSNB theo COSO, các loại gian lận và biện pháp phòng
ngừa, KSNB một số chu trình nghiệp vụ và tài sản… Nhìn chung, các tài liệu
này mới chỉ dừng ở việc cung cấp hệ thống lý luận chung về KSNB và chƣa
có khả năng vận dụng thực tế vào một tổ chức cụ thể.
Thứ hai,sự ra đời và phát triển lý luận về hệ thống KSNB ở Việt Nam
gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhu cầu quản trị của các doanh nghiệp
cũng nhƣ các hoạt động kiểm toán. Theo đó, một loạt các quyết định liên quan
đến KSNB ra đời nhƣ Quy chế kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành
vào tháng 1/1994, quy chế KTNB áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nƣớc do
Bộ Tài chính ban hành vào tháng10/1994. Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành ngày 03/01/1998.
Tháng 9/1999, Bộ Tài chính ban hành bốn chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và
26 chuẩn mực kiểm toán từ năm 2000 đến năm 2005. Ngày 06/12/2012, Bộ
Tài chính đã ban hành và chuẩn hóa lại 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
theo quan điểm quốc tế. Theo các quy định này, thuật ngữ “kiểm soát” đƣợc
hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của KSNB. Nhìn
chung, ở Việt Nam, hệ thống lý luận về KSNB còn sơ sài và chƣa đƣợc coi
trọng đúng mức vì KSNB chủ yếu vẫn chỉ đƣợc xem là cơng cụ quan trọng hỗ


12


trợ kiểm toán độc lập thực hiện hoạt động kiểm tốn và chƣa đƣợc đánh giá,
xem xét là cơng cụ quan trọng g hữu ích cho q trình quản lý các hoạt động
của doanh nghiệp để đặt đƣợc các mục tiêu đề ra.
Thứ ba, tại Việt Nam, việc nghiên cứu KSNB trong một đơn vị cụ thể
cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm, đề cập trong các luận văn thạc sỹ trong đó
có thể kể đến các tác giả nhƣ: Tác giả Trƣơng Thị Ánh (2018) “Kiểm soát nội
bộ tại Công ty TNHH Tokyo Development Consultants Việt Nam); Tác giả
Phạm Thị Bích Thu (2018) “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại các doanh nghiệp
sản xuất bia - rƣợu - nƣớc giải khát của Việt Nam”; Tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Hà (2017) “Hồn thiện kiể m soát nơ ̣i bơ ̣ ta ̣i Cơng ty TNHH Tập đồn Thang
máy Thiết bị Thăng Long”; Tác giả Nguyễn Văn Hiệp (2017) “Hoàn thiện hệ
thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty Cổ phần Viglacera Hà Nội”; Tác giả Phạm
Thị Thu Huyền 2017 “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Trung tâm hợp tác quốc
tế Thơng tấn –TTXVN”; Tác giả Hồng Minh Thắng

(2017) “Hoàn thiê ̣n

kiể m soát nô ̣i bô ̣ trong Công ty Xuấ t nhâ ̣p khẩ u Minexport” ; Tác giả Nguyễn
Mạnh Đức (2016) “Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động chi của Tổng công ty
Bảo hiểm Bảo Việt”; Tác giả Phạm Thị Thu Thịnh (2016) “Nghiên cứu kiểm
soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hố chất Lâm Thao”; Tác
giả Trƣơng Thị Hồi (2015) “Hồn thiện Hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng
ty Cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh”; Tác giả Phạm Kim Ngân (2015) “Nghiên
cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cơng ty Cổ phần Tập đồn Thái Bình”; Tác
giả Bùi Thị Hảo (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty Cổ
phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài”; Tác giả Phạm Lê Hoài Thƣơng

(2014) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB của cảng Hàng không Vinh Chi nhánh của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam”…
Hầu hết các nghiên cứu nêu trên đều tập trung nghiên cứu KSNB tại một
doanhnghiệp đơn lẻ nên có những hạn chế nhất định vì mới chỉ đánh giá đƣợc

13


thực trạng KSNB của từng chutrình nhƣ mua hàng - thanh tốn, chu trình tài
sản cố định, chu trình xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…
để từ đó đƣa ra các giải pháp hồn thiện. Các nghiên này chƣa có điều kiện
tiến hành đánh giá, hoàn thiện KSNB trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số luận văn, cơng trình nghiên cứu về KSNB
cũng đƣợc quan tâm thực hiện tại các DNNVV nhƣng việc đánh giá khâu thiết
kế và tổ chức thực hiện các hoạt động KSNB còn chƣa đƣợc chú trọng làm rõ
nét. Trên thực tế, cũng chƣa có tác giả nào đi sâu phân tích, đánh giá mối quan
hệ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Dựa trên tổng quan cơng trình nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc, tác
giả nhận thấy mặc dù tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về KSNB trong
các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị khác nhau nhƣng vẫn có khoảng trống để
đề tài tiếp tục nghiên cứu và khai thác cụ thể nhƣ sau:
Về nội dung, trên góc độ nghiên cứu lý luận về KSNB, phần lớn cácđề
tài chƣa làm rõ đƣợc mối quan hệ giữa vận hành hoạt động KSNB với quản trị
rủiro trong doanh nghiệp. Trên góc độ khảo sát thực tiễn, hầu hết các đề tài
chƣa nêuđƣợc các rủi ro chính có thể xảy ra trong q trình hoạt động của
doanh nghiệp vàviệc xây dựng các chính sách, thủ tục kiểm sốt để hạn chế
các rủi ro đó đƣợc thựchiện nhƣ thế nào. Chính vì vậy, các giải pháp đƣa ra
đều mang tính chung chung, khơng có tính tập trung vào từng rủi ro cụ thể.
Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả,về phạm vi nghiên cứu thực tế lại
chƣa có nghiên cứu cụ thể nào mang tính tổng quát về hoạt động KSNB của

các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt cách tiếp cận hoạt động KSNB từ
góc độ quản trị kinh doanh. Với các lý do đƣợc đề cập, cao học viên cho rằng
việc nghiên cứu đềtài “Hoạt động kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn Hà Nội”là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.

14


1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
1.2.1. Quản trị công ty và kiểm sốt nội bộ
1.2.1.1. Khái niệm quản trị cơng ty và các chủ thể liên quan
Thuật ngữ quản trị công ty (Corporate Governance) lần đầu tiên đƣợc đề
cập đến trong một nghiên cứu về đánh giá rủi ro và kiểm soát doanh nghiệp
khi tồn tại sự tách biệt về “quyền sở hữu” và “quyền kiểm soát” của F. Fama
và C. Jensen (1983). Sau hàng loạt các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra
nhƣ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, khủng hoảng toàn cầu
năm 2001 và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008…, vấn
đề quản trị công ty đặc biệt là quản trị các công ty niêm yết trở thành vấn đề
đƣợc quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (Organization for
Economic co-operation and development) là diễn đàn gồm các chính phủ của
34 quốc giacó sự tăng trƣởng kinh tếlớn nhất thế giới cũng nhƣ 70 nƣớc
không phải là thành viên cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải
quyết các vấn đề kinh tế cũng nhƣ các vấn đề chung khác. Bộ Nguyên tắc về
Quản trị công ty do OECD ban hành gần đây nhất vào năm 2015 đƣợc xem là
khuôn khổ chuẩn mực trong lĩnh vực quản trị công ty đƣợc nhiều quốc gia
tham khảo vì bộ nguyên tắc này đãđƣa ra các hƣớng dẫn chi tiết cho các nhà
hoạch định chính sách và đề cập khá đầy đủ các lĩnh vực trong phạm vi quản
trị công ty.
Theo các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp 2015 của OECD, quản trị

công ty đƣợc định nghĩa là một hệ thống các biện pháp nội bộ để quản lý,
kiểm sốt cơng ty mà trong đó tập trung vào mối quan hệ giữa hội đồng quản
trị, ban giám đốc, cổ đông và các bên có liên quan khác (OECD, 2015). Quản
trị cơng ty là cơ chế đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch để giải quyết các vấn

15


×