Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SU DUNG CAU DO TRONG MON TNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.73 KB, 6 trang )

Sử dụng cau đố trong dạy học
SỬ DỤNG CÂU ĐỐ TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
Th.S NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
TRẦN THỊ XUÂN HƯƠNG
Khoa Giáo dục Tiểu học - ĐHSP Huế
1. Thực trạng sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học
Môn Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) ở tiểu học là môn học tích hợp kiến thức khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội. Kiến thức môn học gần gũi với cuộc sống xung quanh các em. Qua thực tế
dạy học, một trong những biện pháp kích thích hứng thú tìm hiểu môi trường xung quanh và
khám phá khoa học cho học sinh tiểu học là việc sử dụng hợp lí câu đố trong dạy học. Chúng
tôi đã có khảo sát điều tra với 30 giáo viên tiểu học ở thành phố Huế. Kết quả điều tra cho thấy,
các giáo viên đã ý thức được rằng việc sưu tầm, thiết kế và sử dụng câu đố trong dạy học là
kết quả sáng tạo của giáo viên nhằm tìm ra cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh một
cách hợp lí. Phần lớn giáo viên đều nhận thấy đối với một số tiết dạy của môn TN-XH, việc sử
dụng câu đố là cần thiết (chiếm tỉ lệ 24/29 giáo viên được hỏi). Tuy nhiên việc sử dụng câu đố
trong dạy học môn TN-XH ở tiểu học đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là chưa
có tài liệu tham khảo (có tới 83,3% ý kiến của giáo viên cho thấy rằng tài liệu tham khảo là điều
khó khăn nhất). Chính vì do không có nhiều tài liệu tham khảo để hỗ trợ nên các giáo viên tiểu
học đã không thể thường xuyên sử dụng câu đố trong quá trình dạy học. Cũng qua kết quả
điều tra này, một vài ý kiến cho rằng thời gian trong mỗi tiết học cũng là một vấn đề khá khó
khăn. Giáo viên tiểu học mong muốn có một bộ sách câu đố và bộ sách hướng dẫn để làm tài
liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình dạy học, để họ có thể vận dụng câu đố trong dạy học
được thường xuyên hơn.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành điều tra 110 học sinh ở thành phố Huế về tình hình sử dụng
câu đố trong dạy học môn TN-XH. Chúng tôi có bảng thống kê như sau:
Vấn đề Mức độ
Hứng thú giải câu đố
liên quan đến bài
học
Mức độ sử dụng câu


đố của giáo viên
Thích
(92,7%)
Bình thường
(7,3%)
Không thích
(0%)
Thường xuyên
(30%)
Thỉnh thoảng
(60%)
Chưa khi nào
(10%)
Học sinh thích học
TNXH theo cách:
Đọc SGK
và trả lời
câu hỏi
(4,5%)
Nghe giảng
và trả lời
câu hỏi
(3,6%)
Thảo luận
nhóm và trình
bày trước lớp
(6,4%)
Giải câu đố
vui
(85,5%)

Tuy đối tượng và phạm vi điều tra của chúng tôi chưa nhiều và chưa rộng nhưng bước đầu cho
thấy câu đố có một vai trò nhất định trong dạy học môn TN-XH.
2. Vai trò của câu đố trong dạy học môn TN-XH ở tiểu học
Đối với học sinh tiểu học, câu đố giúp các em hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt,
bão, về đặc điểm thời tiết (nắng, mưa…) các mùa trong năm, về các con vật, cỏ cây, hoa lá...
Nhờ áp dụng câu đố vào dạy học, HS có được nhận thức một số hiện tượng và sự vật của thế
giới xung quanh. Ví dụ "Mùa gì trời nắng chang chang / Buổi trưa bé ngủ ve ran đầu hè?" (Mùa
hè)
Mỗi câu đố là một tình huống giao tiếp, là sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng từ các bài học
của môn học này cũng như các kiến thức, kĩ năng từ các môn học khác, vì để giải được câu đố
học sinh phải thực hiện cả 4 kĩ năng, phải tư duy một cách logic trong giải đố. Chính vì thế sử
dụng câu đố trong dạy học TN-XH cũng góp phần nâng cao và rèn luyện các kĩ năng cần hình
thành cho HS ở lứa tuổi tiểu học. Ví dụ " Vợ chồng hoàng tử An Tiêm / Bị đày hoang đảo trồng
lên dưa gì?" (dưa hấu)
Hơn nữa, câu đố có thơ giản dị, có vần vè, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc nên có sức lôi cuốn
các em trong việc học TN-XH. Việc thay đổi hình thức tổ chức học tập căng thẳng thành một
"cuộc đố vui" lại là hình thức "học mà chơi, chơi mà học". Vì thế, các em được thoải mái suy
nghĩ, tự do bàn bạc mà không bị nhàm chán. Mặt khác, các em còn có thể tạo ra những câu đố
tương tự dựa trên các câu đố đã có và vốn kiến thức về biểu tượng và khái niệm vừa được
học. Từ đó, càng khắc sâu biểu tượng và khái niệm trong tâm trí của các em. Ví dụ
Câu đố về chim Cánh cụt
1. Chim gì có cánh không bay/ Chỉ bơi với lặn suốt ngày dưới băng ?
2. Có cánh mà chẳng biết bay/ Sống nơi bắc cực thành bầy đông vui
3. Lạ chưa chim cũng biết bơi/Bắt cá rất giỏi, bé ơi chim gì?
Không phải lúc nào học sinh cũng có thể giải ngay các câu đố một cách dễ dàng, mà phải có
quá trình suy nghĩ, liên hệ thực tế cuộc sống. Vì vậy câu đố góp phần rèn luyện tư duy, phát
triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh. Từ đó giúp cho các em hoà nhập vào
cuộc sống cộng đồng. Ví dụ
1. Con gì không uống chỉ ăn/ Sống trong nhà gỗ, ăn nằm, nằm ăn?
2. Con gì nhai gỗ rất tài/ Tham nhũng cùng loài đục khoét của công ?

3. Con gì ăn gỗ hàng ngày/ Cả đời đục phá giường này, tủ kia ?
(Câu đố về con mọt gỗ)
Câu đố không phải chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà còn giáo dục cả ý thức dân
tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Ví dụ
1. Con gì nho nhỏ/ Trông giống con sâu/ Miệng ăn lá dâu/Nhả tơ vàng óng
2. Tôi là chiếc máy nhỏ xinh/ Lá cây lại hoá tài tình thành tơ/ Từ ngàn năm đến bây giờ/ Cho
người đẹp mãi - tôi chờ chi đâu
(câu đố về con tằm)
Do đó đưa câu đố vào dạy học môn TN-XH là điều rất nên làm.
3. Sử dụng câu đố vào dạy học môn TN-XH ở tiểu học
3.1. Để sử dụng câu đố vào dạy học có hiệu quả, trước hết giáo viên cần phải sưu tầm và thiết
kế các câu đố. Câu đố được sưu tầm và thiết kế cần phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau:
- Phải gắn liền với mục tiêu và nội dung từng bài học.
- Phải đảm bảo tính vừa sức và tạo hứng thú đối với học sinh.
- Phải đảm bảo tính phong phú, đa dạng và đầy đủ về số lượng
- Phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển (Nghĩa là trong quá trình thiết kế câu đố thì cần phải
kế thừa các ý tưởng dạy học môn TN-XH trong sách giáo khoa tiểu học, kế thừa một số câu đố
trong dân gian và trong một số tài liệu giảng dạy đã có để tiếp tục phát triển và hoàn thiện
những câu đố đó cho phù hợp với thời gian, với đặc điểm nhận thức của HS tiểu học. Ví dụ câu
đố nguyên văn trong dân gian về cây rau má như sau:" Rau gì có mẹ, không cha?" Như vậy ta
thấy rằng câu đố này gợi ý quá ít, HS lớp 1, 2, 3 khó có thể đoán ra nên ta có thể thiết kế thêm
như sau:" Rau gì có mẹ không cha / Giải khát tiêu độc, mọc hoang bên đường?")
- Phải đảm bảo tính giáo dục và thẩm mĩ (Giáo viên phải lựa chọn những câu đố có ngôn ngữ
rõ ràng, dễ hiểu đối với các em, hình ảnh được sử dụng để ví von trong câu đố phải là những
hình ảnh đẹp, trong sáng. Qua đó giáo dục thẩm mĩ, giúp các em biết yêu quý cái đẹp và sử
dụng ngôn ngữ đẹp, văn minh)
3.2. Sau khi đã sưu tầm, thiết kế được hệ thống các câu đố, giáo viên lựa chọn câu đố để sử
dụng vào tiết dạy cụ thể. Trong quá trình sử dụng câu đố cũng cần phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Xác định được mục đích sử dụng câu đố trong một tiết học

- Xác định rõ cách tổ chức và các phương tiện trực quan đi kèm nếu có.
- Xác định thời điểm sử dụng câu đố thích hợp
- Phải đảm bảo về số lượng câu đố trong mối tương quan giữa các yếu tố khác.
- Cần thu hút được mọi đối tượng học sinh tích cực tham gia vào hoạt động giải câu đố.
3.3. Sử dụng câu đó thường theo quy trình sau:
- Bước 1: Giáo viên phổ biến cách thực hiện với hoạt động giải câu đố
- Bước 2: Giáo viên đưa ra câu đố
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm hay cá nhân để tìm lời giải đố
- Bước 4: Học sinh đưa ra câu trả lời giải đố trước lớp
- Bước 5: Giáo viên đưa ra đáp án chính xác cuối cùng
- Bước 6: Tổng kết hoạt động
3.4. Phương pháp và hình thức sử dụng câu đố trong dạy học môn TN-XH ở tiểu học
- Sử dụng câu đố kết hợp với phương pháp hỏi đáp. Có nhiều hình thức để vận dụng phương
pháp hỏi- đáp nhưng thích hợp và phổ biến nhất là hình thức: giáo viên nêu ra từng câu đố
riêng lẻ cho mỗi cá nhân HS hoặc mỗi nhóm HS trả lời một câu. Hoặc có thể ra bài tập về nhà
bằng các câu đố để HS nắm vững, hiểu sâu kiến thức hay để giúp cho việc chuẩn bị trước nội
dung sẽ học trong bài học tiếp theo nhằm giúp bài dạy đạt hiệu quả cao.
- Sử dụng câu đố kết hợp với phương pháp trò chơi học tập. Trò chơi sử dụng câu đố trong
dạy học TN-XH ở tiểu học rất phong phú và đa dạng như giải ô chữ có gợi ý bằng các câu đố,
lựa chọn câu đố và hình ảnh tương ứng… Không nên tổ chức các trò chơi quá phức tạp hoặc
quá đơn giản dễ gây nhàm chán. Trò chơi sử dụng câu đố trong dạy học TN-XH có thể tổ chức
ở nhiều hoàn cảnh khác nhau: phần củng cố bài trong một tiết, bài ôn tập chủ đề, trong hoạt
động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể… )
4. Ví dụ minh họa
4.1. Sử dụng câu đố dưới hình thức cung cấp kiến thức mới
Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây (TN-XH 3) Hoạt động 2: Ích lợi của lá cây
Phiếu học tập
Câu 1: Em hãy giải các câu đố về các loại lá sau:
1. Lá gì gói bánh chưng xanh
Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong?

2. Xưa kia tôi ở trên rừng
Người lên cắt góc buộc lưng mang về
Người giữ, người đánh thỏa thuê
Bắt tôi chịu đựng trăm bề gió sương
Thế mà người vẫn chẳng thương
Treo tôi dốc ngược lợp lên mái nhà
3. Lá thì đánh phên lợp nhà
Quả trong đầy nước như pha chút đường
Cùi làm ra kẹo quê hương.
Vỏ thì dệt thảm, bện thừng, xảm ghe.
4. Tên một loài cá.
Lá gói bánh chưng
Quả xếp từng tầng
Xanh đem nấu cá.
Thân suông đuột trơn tru
5. Cà bung thường có lá này
Cháo ăn giải cảm cũng hay nấu cùng
6. Lá gì nấu chín mà tươi
Nắng hè họng khát bao người ước mơ?
(câu đố về lá dong, lá tranh, lá dừa, lá chuối, lá tía tô, lá chè).
Câu 2: Qua các câu đố trên em hãy cho biết tác dụng của từng loại lá cây đó?
- Cách tổ chức: Giáo viên phát phiếu học tập. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong vòng
4-5 phút để trả lời. Gọi đại diện một nhóm phát biểu và các nhóm khác bổ sung. Giáo viên nhận
xét, tổng kết đáp án và đưa ra kết luận về ích lợi của lá cây
4.2. Sử dụng câu đố dưới hình thức củng cố kiến thức
Bài 23: Côn trùng (TN-XH 3) Hoạt động củng cố bài: trò chơi: "Ô chữ kì diệu". Mục đích: Giúp
học sinh củng cố kiến thức về loài côn trùng. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi ô chữ che đi phần đáp án.
Các câu đố về các loài côn trùng để gợi ý các ô chữ, các hộp quà. Thời gian chơi: 6-7 phút cuối
giờ, sau khi học xong bài mới.
Cách tổ chức: Chia lớp thành 4 đội,1 HS lên làm thư kí. GV phổ biến luật chơi: Mỗi đội được

chọn 1 hàng ngang bất kì bắt đầu từ đội 1, GV sẽ đọc câu đố gợi ý của hàng đó. Các đội suy
nghĩ để trả lời. Trong vòng 5 giây đội 1 không trả lời được sẽ mất quyền trả lời, các đội khác lúc
này được quyền trả lời. Đội trả lời đúng trong 5 giây đầu tiên được 5 điểm. Đội khác trả lời sau
sẽ được 2 điểm. Đội nào trả lời được ô hàng dọc thì ghi được 10 điểm, trả lời sai sẽ không
được tham gia thi nữa. Tiếp tục như thế đến khi hết thời gian đội nào nhiều điểm thì đội đó
thắng cuộc.
4.3. Sử dụng câu đố dưới hình thức giới thiệu bài
Bài 25: Con cá (TN-XH 1). Mục tiêu: Giới thiệu cho học sinh biết biểu tượng về con cá. Chuẩn
bị: Hình ảnh và câu đố về con cá:Con gì có vẩy có đuôi/Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ/Mẹ
thường đem rán, đem kho/Ăn vào mau lớn giúp cho khỏe người?
- Thời gian chơi: 2-3 phút đầu giờ.
- Cách tổ chức:
+ GV nêu câu đố và yêu cầu HS giải đố. HS cả lớp suy nghĩ trả lời cá nhân. GV nhận xét, đưa
ra hình ảnh con cá và khen HS. GV chốt ý để giới thiệu thêm về bài học: Các em vừa giải câu
đố về loài cá vậy qua câu đố các em trả lời cho cô biết cá sống ở đâu và cá có đặc điểm gì?
HS trả lời: cá sống ở sông, hồ. Cá có vẩy, có đuôi. GV: Để tìm hiểu kĩ hơn về loài cá, hôm nay
chúng ta học bài Con cá.
4.4. Sử dụng câu đố dưới hình thức ra bài tập về nhà
Bài 47: Hoa (TN-XH 3).
Mục đích: nhằm giúp học sinh tìm hiểu và chuẩn bị trước cho bài 47: Hoa
- Chuẩn bị: Phiếu học tập có ghi sẵn các câu đố về một số loài hoa và yêu cầu của bài tập là:
PHIẾU BÀI TẬP
Họ và tên:
Câu 1: Hãy đọc và giải các câu đố sau rồi ghi vào chỗ chấm dưới đây cho thích hợp.
1. Hoa đào ngoài Bắc
Hoa gì trong Nam
Cánh nhỏ màu vàng
Cùng vui đón tết
2. Hoa gì nho nhỏ
Cánh màu hồng tươi

Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
3. Hoa gì nở hướng mặt trời
Sắc vàng rực rỡ thắm tươi vườn nhà
4. Tên mua được nhiều thứ
Mà lại là loài hoa
Nép trong đám cỏ lòa xòa
Cuống dài không lá, hoa mà chẳng thơm
5. Hoa gì chỉ nở mùa hè
Rung rinh trước gió, đỏ hoe bên đường?
6. Mùa thu thường có hoa nào
Thứ vàng, thứ trắng cài vào áo em
7. Hoa gì có đỏ có vàng
Có hồng, có trắng vẫn mang tên hồng
8. Hoa gì chỉ nở ban đêm
Trắng trong như cánh hoa sen giữa đầm
9. Một chiếc kèn nho nhỏ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×