Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề KTĐK lần 2 lớp 4 môn TV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 4 trang )

TRƯỜNG TH PHÚ SƠN 2 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN II
LỚP 4 - NĂM HỌC 2010-2011
Môn Tiếng việt
( Thời gian làm bài 40 phút cho bài đọc
hiểu, chính tả và tập làm văn)
Họ và tên: .........................................................................lớp: .................
Điểm bài thi:.........................................................
Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn bất kì trong SGK lớp 4 tập 1( từ
tuần 11 đến tuần 17, khoảng 75 tiếng) yêu cầu học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội
dung đoạn văn vừa đọc.
Bài 2: Đọc thầm và làm bài tập
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu
nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm
việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế
mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của anh khiến người dạy nghề cũng phải
kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một
pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm
tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng
vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là
pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng
xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là
điều không thể nào tưởng tượng nổi.
Theo LÂM NGŨ ĐƯỜNG
Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây
và viết trả lời cho câu 7, câu 8.
1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
a, Thiên nhiên.


b, Đất sét.
c, Đồ ngọc.
2. Điều gỉơ Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?
a, Sự tinh tế.
b, Sự chăm chỉ.
c, Sự kiên nhẫn.
3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
a, Pho tượng cực kì mĩ lệ.
b, Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.
c, Pho tượng toát lên sự ung dung.
4. Điều kiện nào là quan trọng nhất kiến trương Bạch trở thành một nghệ nhân
tài giỏi?
a, Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ.
b, Gặp được thầy giỏi truyền nghề cho.
c, Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình.
5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a, Ung dung, sống động.
b, Ung dung, lạ lùng.
c, Sống động, lạ lùng.
6. Trong câu “ Sự kiên nhẫn này khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc”, bộ
phận nào là chủ ngữ?
a, Sự kiên nhẫn.
b, Sự kiên nhẫn này.
c, Người dạy nghề.
7. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
a, Một từ ( là từ: ...........................................................................)
b, Hai từ (là từ: ............................................................................)
c, Ba từ (là từ: ................................................................................)
8. Trong câu “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt
trtần, mĩ mãn.” Có mấy tính từ?

a, Một tính từ (là từ: ....................................................................)
b, Hai tính từ (là từ: .....................................................................)
c, Ba tính từ (là từ: ......................................................................)
Bài 3: Giáo viên đọc cho HS chép đoạn văn trong bài “Kéo co”(TV4- tập 1 trang
156) Đoạn từ “Làng Tích Sơn .... chàng trai thắng cuộc”.
Bài 4: Tả quyển sách hoặc quyển vở mà em yêu thích.
Điểm bài kiểm tra:
Điểm bài 1: /5 điểm Điểm bài 2: /5 điểm
Điểm bài 3: /5 điểm Điểm bài 4: /5 điểm
Điểm đọc : /10 điểm Điểm viết: /10 điểm
Điểm chung: /10 điểm
GV coi và chấm thi
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Bài 1(5 điểm): Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ
nghĩa, bước đầu giọng đọc có biểu cảm, tốc độ đọc đạt yêu cầu cho 4 điểm
Trả lời đúng ý câu hỏi cho 1 điểm.
Bài 2 (5 điểm):
Câu 1: a (0,5 điểm) Câu 6: b (0,5 điểm)
Câu 2: c (0,5 điểm) Câu 7: a (1 điểm) HS không ghi đúng 2 danh
Câu 3: b (0,5 điểm) từ riêng Trương Bạch, Quan Âm cho
Câu 4: c (0,5 điểm) 0,5 điểm
Câu 5: b (0,5 điểm) Câu 8: b (1 điểm) HS không ghi đúng 2 tính từ
tuyệt trần, mĩ mãn cho 0,5 điểm
Bài 3 (5 điểm): Không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài, chữ viết rõ ràng, trình bày
đúng đoạn văn.
nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình
bày bẩn... trừ 1 điểm toàn bài.
Bài 4 (5 điểm):
- Viết được bài văn tả quyển sách hoặc quyển vở đủ các phần mở bài, thân
bài, kết bài theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng 12 câu.

- Viết đúng ngữ pháp, trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng, mạch lạc.
Người ra đề: Lê Khắc Sơn

×