Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Dạy học lịch sử hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững sustainable development goals ở trường thpt chuyên ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC Q́C GIA HÀ NỢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HỒNG THÚY TRÀ

DẠY HỌC LỊCH SỬ HƯỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG (SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS)
Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGỮ

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Hà Nợi - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DẠY HỌC LỊCH SỬ HƯỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊUPHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG (SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS)
Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGỮ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Người hướng dẫn: TS. Đoàn Nguyệt Linh
Sinh viên thực hiện: Hồng Thúy Trà

Hà Nợi – 2020



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa ḷn tớt nghiệp này, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc
đến TS. Đồn Nguyệt Linh người đã tận tình chỉ bảo, định hướng và động
viên tơi trong śt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa ḷn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt
tình giúp đỡ tơi trong q trình tìm kiếm tài liệu.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh
trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã giúp đỡ.
Cuối cùng xin gửi lời tri ân tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên
cổ vũ tơi trong śt thời gian qua.

Sinh viên

Hồng Thúy Trà


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
THPT

trung học phổ thông


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT ................................................................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. 8
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 6
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 7
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu .............................................................. 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 7
6. Bố cục đề tài nghiên cứu ............................................................................... 8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
VÀ DẠY HỌC HƯỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 9
1.1. Khái niệm phát triển bền vững ................................................................ 9
1.2. Khái niệm về giáo dục vì sự phát triển bền vững ....................................13
1.3. Dạy học Lịch sử hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững ................15
1.4. Ưu và nhược điểm của dạy học Lịch sử hướng tới các mục tiêu phát
triển bền vững ...............................................................................................18


1.4.1. Ưu điểm của dạy học Lịch sử hướng tới các mục tiêu phát triển bền
vững. ..........................................................................................................18
1.4.2. Nhược điểm của dạy học Lịch sử hướng tới các mục tiêu phát triển
bền vững ....................................................................................................19
CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ “VĂN HÓA VIỆT NAM THẾ KỶ
X-XIX HƯỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO
HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGỮ ...................................22
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung chuyên đề “Văn hóa Việt Nam Thế Kỷ XXIX” hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững ........................................22
2.1.1. Vị trí của chuyên đề “Văn hóa Việt Nam Thế Kỷ X-XIX” hướng đến
các mục tiêu phát triển bền vững................................................................22

2.1.2. Mục tiêu chuyên đề (lồng ghép mục tiêu hướng tới phát triền bền
vững) ..........................................................................................................23
2.1.3. Nội dung chuyên đề “Văn hóa Việt Nam Thế Kỷ X-XIX” hướng đến
các mục tiêu phát triển bền vững................................................................24
2.2 Một số nguyên tắc khi dạy học Lịch sử theo mục tiêu phát triển bền
vững ..............................................................................................................26
2.3 Thiết kế kế hoạch dạy học chuyên đề “Văn hóa nước ta Thế Kỉ X-XIX)
theo mục tiêu phát triển bền vững .................................................................29
2.4. Thử nghiệm sư phạm ..............................................................................47
2.4.1. Mục đích thử nghiệm ........................................................................47
2.4.2. Nội dung và phương pháp thử nghiệm ..............................................48
2.4.3. Tiến trình thử nghiệm .......................................................................48
2.4.4. Kết quả thử nghiệm ..........................................................................49
2.4.4.1 Kết quả nhận xét của Giáo viên ......................................................49
KẾT LUẬN ......................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................58
PHỤ LỤC THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................59


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận xét của giáo viên .................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Nhận xét của học sinh ................... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình phát triển bền vững
Hình 2.1. Tượng Phật Tích chùa Quỳnh Lâm.
Hình 2.2. Khoa thi thời phong kiến.
Hình 2.3. Tháp Báo Thiên ở Hà Nội
Hình 2.4. Sân khấu Tuồng

Hình 2.5. Ảnh những người sáng tạo ra các tơn giáo
Hình 2.6. Những cơng trình kiến trúc nước ta từ TK X-XV
Hình 2.7. Cảnh thi cử nước ta từ TK X-XV
Hình 2.8. Hình ảnh giáo dục hiện nay


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liên Hiệp Quốc xác định nguyên tắc của nền giáo dục vì sự phát triển
bền vững (Education for Sustainable Development), gọi tắt là Giáo dục bền
vững (GDBV) (Sustainability Education). GDBV được định nghĩa là quá
trình học dẫn đến kết quả là hình thành nơi người học khả năng giải quyết vấn
đề, trình độ hiểu biết về khoa học và xã hội và những hành động hợp tác cần
thiết để đảm bảo cho một xã hội công bằng, thịnh vượng và môi trường trong
lành. Năm 2003, UNESCO được đề cử điều hành thập kỉ Giáo dục vì sự Phát
triển bền vững (Decade of Education for Sustainable Development-DESD).
ESD muốn phá bỏ lối giáo dục truyền thống như: học theo môn học và ủng hộ
lối học kết hợp liên ngành trong GDBV; học theo giá trị; học có tư duy chứ
khơng học thuộc lịng; tiếp cận đa phương pháp, đa hình thức: thơ, kịch, vẽ,
tranh luận…; tham gia vào việc ra quyết định; tiếp cận thông tin địa phương
phù hợp vẫn hơn thông tin cấp quốc gia (Unesco, 2003). Chúng ta cũng đã
biết Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng
không phá hủy khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Hiện nay
học sinh đang có xu hướng thụ động và ỷ lại hơn khi khoa học kỹ thuật và
máy tính ngày càng phát triển. Giáo viên cần hỗ trợ học sinh nhận thức tốt về
tầm quan trọng của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) , từ đó rèn luyện
cho các em những kỹ năng mềm của thế kỷ 21, trang bị cho các em đủ tự tin
trở thành cơng dân tồn cầu.
Trong nhiều năm qua, dạy học lịch sử hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững đã được ngành giáo dục nước ta quan tâm và mong muốn lồng ghép

vào các môn học ở bậc phổ thông. Tuy nhiên việc thực hiện lồng ghép mục
tiêu phát triển bền vững qua môn học Lịch sử ở các lớp, các bậc ở phổ thông
chưa trở thành phổ biến; ngoài ra, dạy học lịch sử ở nước ta hiện nay cũng
còn nặng về lý thuyết từ chương, chưa được quan tâm đầy đủ. Hơn nữa, bên
1


cạnh dạy học lịch sử, thì Giáo dục bền vững (GDBV) cũng đang trở thành
một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt trong tình hình nước ta đang tiến hành quá
trình cơng nghiệp hố và hiện đại hóa và hội nhập kinh tế văn hóa tồn cầu,
cũng như q trình đơ thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự phân hoá giàu
nghèo ngày càng trở nên sâu sắc.
Trường THPT Chuyên ngữ - Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) với
sứ mệnh:


Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có tư chất thông minh đạt kết
quả xuất sắc trong học tập và rèn luyện; đào tạo học sinh giỏi ngoại
ngữ, tạo nguồn nhân tài ngoại ngữ cho đất nước.



Phát triển năng lực cho từng HS trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện;
trang bị cho HS những kĩ năng mềm cần thiết để HS có khả năng thích
ứng tớt với các môi trường học tập, làm việc trong nước và quốc tế.



Đi đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ngoại ngữ
trong nhà trường phổ thông.

Hiện nay học sinh THPT trên cả nước nói chung, ở trường THPT

chuyên ngữ nói riêng đang có xu hướng thụ động và ỷ lại hơn khi khoa học kỹ
thuật và máy tính ngày càng phát triển. Do đó cơng tác giáo dục cần hỗ trợ
học sinh nhận thức tốt về tầm quan trọng của giáo dục phát triển bền vững, từ
đó rèn luyện cho các em những kỹ năng mềm của thế kỷ 21, trang bị cho các
em đủ tự tin trở thành cơng dân tồn cầu. Tất cả học sinh ở mọi cấp lớp đều
có thể tìm hiểu về giáo dục phát triển bền vững theo các cách phù hợp với lứa
tuổi với các hoạt động miễn phí, chương trình giảng dạy và các hoạt động
hiện có sẵn trong mỗi lớp học. Học sinh sẽ ngày càng lớn lên và trường thành
trong một xã hội ngày càng kết nối và đa văn hóa. Học sinh cần phải nhận
thức được các tiêu chuẩn văn hóa và sự khác biệt trên toàn thế giới để chúng
có thể tồn tại, phát triển và thành cơng. Giáo dục vì sự phát triển bền vững là
các mục tiêu phổ qt mang tính tồn cầu cho tất cả mọi người. Tìm hiểu về
2


những sáng kiến này giúp học sinh phát triển những hiểu biết sâu sắc về các
vấn đề trên thế giới, như thiếu tiếp cận với nước sạch và bình đẳng giới.
Những vấn đề này không thể tách rời với văn hóa, và để thực sự hiểu về phát
triển bền vững, học sinh cần phải tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Trong các mục tiêu và nội dung của giáo dục hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững, giáo dục về văn hóa đóng một vai trò quan trọng. Vật chất và
tinh thần là hai mặt của đời sống xã hội nói chung và đời sống mỗi con người
nói riêng, nên, nếu coi kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội, đáp ứng nhu
cầu vật chất, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu
tinh thần của con người và xã hội. Không thể phát triển ổn định và bền vững
nếu chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà bỏ quên, thậm chí hy sinh các giá trị
văn hóa. Sự phát triển của mỗi q́c gia, dân tộc là một q trình nội sinh và
có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa phát triển kinh tế và văn hóa; trong đó văn

hóa bao trùm tất cả các phương diện của hoạt động xã hội; khơng chỉ chi phới,
tác động mà cịn có khả năng quy định sự phát triển của xã hội. Trong bối
cảnh đổi mới hội nhập toàn diện, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền
vững, phải tích cực, chủ động hội nhập, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
với giữ vững truyền thớng và bản sắc văn hố dân tộc; coi trọng kết hợp chặt
chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; gắn
phát triển kinh tế với phát triển văn hố, củng cớ q́c phịng an ninh, tăng
cường quan hệ đối ngoại, đặc biệt là chú trọng phát triển văn hố, xã hội hài
hồ với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng
bước và từng chính sách phát triển. Đồng thời, phải tăng cường huy động các
nguồn lực xã hội cho phát triển văn hoá, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa kế thừa, phát huy những truyền thớng văn
hố tớt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại, để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội và “phát triển
văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát
3


triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con
người có nhân cách, lối sớng tớt đẹp, với các đặc tính cơ bản: u nước, nhân
ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo…”. Trong các nhà
trường, việc giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa cho học sinh có ý nghĩa
hết sức quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác giáo dục lịch sử, truyền thống văn
hóa dân tộc thông qua các hoạt động giảng dạy và ngoại khóa đang đi đúng
hướng đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng, khơi dậy niềm tự
hào dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh,
hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của q́c gia về văn
hóa.
Xuất phát từ những nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục

phát triển bền vững nói chung và dạy học lịch sử nói riêng trong các nước và
ở trường THPT hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt các mục tiêu
liên quan đến văn hóa, em quyết định chọn đề tài “DẠY HỌC LỊCH SỬ
HƯỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS) Ở TRƯỜNG THPT
CHUYÊN NGỮ” đề làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến đề tài về giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển bền
vững đã có những cơng trình nghiên cứu như sau:
- Trong cơng trình “Giáo dục vì sự phát triển bền vững”, nhóm tác giả Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Min đã nhận định: Giáo dục có vai trị chính như
một nguồn sức mạnh cho tương lai. Giáo dục có thể đảm bảo rằng mọi cơng
dân, từ trẻ em đến người già, có kiến thức về những thay đổi cần thiết, có khả
năng xây dựng tầm nhìn về các tương lai, có cam kết thực hiện dân chủ, có
các kĩ năng cần thiết và có động lực để hành động tích cực để tạo ra thay đổi.

4


Và từ đó, các tác giả đã đưa ra những định hướng nhằm phát triển giáo dục
theo hướng bền vững.
- Ở cơng trình “Giáo dục - nền móng của phát triển bền vững”, tác giả Cao
Đức Tiến từ những khảo sát thực tiễn về tình hình dạy học đã khẩng định nền
móng của giáo dục là sự phát triển bền vững. Và từ đó tác giả cũng đã có
những đề xuất nhằm hiện thực hóa giáo dục theo định hướng phát tiển bền
vững. Tạp chí Giáo dục, Sớ 149.
- Liên quan tới giáo dục theo hướng phát triển bền vững, tác giả Phạm Xuân
Nam trong “Vai trò của văn hóa - giáo dục trong việc tạo lập một "tâm quyển"
cho sự phát triển bền vững của đất nước trên cơ sở kinh tế tri thức” đã cho
rằng cần phải mở rộng thành năm trụ cột của phát triển bền vững, đó là kinh

tế phồn vinh, xã hội hài hòa, văn hóa lành mạnh, chính trị ổn định và mơi
trường trong sạch. Theo tác giả, cả năm trụ cột này có mới quan hệ tác động
qua lại khăng khít với nhau. Tuy nhiên, ở bài viết này, tác giả chỉ tập trung
phân tích, làm rõ vai trị của văn hóa - giáo dục trong việc tạo lập một "tâm
quyển" cho phát triển bền vững của Việt Nam trên cơ sở kinh tế tri thức.
- Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng trong cơng trình “Điều tra nhận thức
của sinh viên về giáo dục vì sự phát triển bền vững” đã có những khảo sát và
thống kê thực tiễn về vấn đề “giáo dục vì sự phát triển biền vững”. Từ đó tác
giả đã nhận định việc nhận thức của sinh viên về giáo dục vì sự phát trienr
cịn có những hạn chế và cần khắc phục, cải thiện thông qua hệ thớng các biện
pháp cụ thể.
- Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên, cịn có thể kể tới cơng trình nghiên
cứu “Giáo dục và sự phát triển bền vững trong thời đại tồn cầu hố:
Education for sustainable development in the era of globalization” tại kỷ yếu
hội thảo khoa học, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội (2005) đã giới thiệu 50
báo cáo khoa học về giáo dục bền vững, những kinh nghiệm của Việt Nam và
thế giới; cơng trình “Giáo dục trong kỉ nguyên phát triển bền vững” của tác
5


giả D. Sachs, Jeffrey; “Giáo dục vì sự phát triển bền vững” của Nguyễn
Thanh Hồn (2006).
Tóm lại, các cơng trình này đều tập trung vào làm rõ các khía cạnh
của giáo dục hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt ở góc độ giáo dục học.
Cịn các cơng trình nghiên cứu cụ thể về dạy học lịch sử hướng đến mục tiêu
phát triển bền vững chưa có cơng trình nghiên cứu hệ thống nào. Đó là một
“khoảng trống” trong nghiên cứu về lí luận dạy học cũng như những nghiên
cứu trường hợp cụ thể để rút ra các kinh nghiệm thực tiễn về dạy học lịch sử.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế bài giảng chủ đề “Văn hóa nước ta từ Thế kỷ X-XVIII” để hỗ
trợ hoạt động dạy và học môn Lịch Sử lớp 10 ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về lí luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc dạy học lịch sử hướng đến các mục
tiêu phát triển bền vững chủ đề “Văn hóa nước ta từ Thế kỷ X-XIX” trong
dạy học lịch sử lớp 10.
3.2.2. Phạm vi thực tiễn
Điều tra, khảo sát và thực nghiệm tại trường THPT Chuyên ngữ ở Hà Nội.
3.2.3. Phạm vi đề xuất phương pháp
Đề xuất phương pháp vận dụng các phương pháp trong dạy học lịch sử
hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững chủ đề “Văn hóa nước ta từ Thế
kỷ X-XIX” và biện pháp sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại
trường THPT cho học sinh
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về sử dụng vận dụng các phương pháp
trong dạy học lịch sử hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững vào trong
6


quá trình dạy học lịch sử và thực tiễn sử dụng các phương pháp đó trong dạy
học lịch sử ở trường THPT, đề tài tập trung vào việc vận dụng, lồng ghép các
phần mềm công nghệ, tiếp cận đa phương pháp, đa hình thức: thơ, kịch, vẽ,
tranh ḷn… thơng qua chủ đề “Văn hóa nước ta từ thế kỷ X-XIX” trong dạy
học lịch sử lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua đó, góp
phần đổi mới phương pháp học tập, giúp học sinh nâng cao khả năng tiếp thu,
nhận thức trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề về cơ sở lý luận.

- Khảo sát thực tiễn việc sử dụng những phương pháp dạy học hướng tới các
mục tiêu phát triển bền vững trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT
cho học sinh.
- Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thơng mới môn Lịch sử, phần lịch sử
Việt Nam, chuyên đề “Văn hóa nước ta từ thế kỷ X-XIX” và xác định nội
dung, kiến thức cơ bản.
- Thiết kế bài giảng chủ đề “Văn hóa nước ta từ thế kỷ X-XIX”.
- Tiến hành thử nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng
những phương pháp dạy học hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững vào
dạy học lịch sử Việt Nam. Từ đó, rút ra kết luận khoa học liên quan đến đề
tài.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói
chung, dạy học lịch sử nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận thông qua các tài liệu sử học, và các tài liệu có
liên quan.
7


- Điều tra, khảo sát thực tiễn ứng dụng dạy học Lịch sử hướng đến các mục
tiêu phát triển bền vững trong các mơn học khác nói chung và trong dạy học
mơn lịch sử nói riêng ở các trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thơng đổi mới, chương trình dạy học
mơn Lịch sử mới.
- Thực nghiệm sư phạm: cho học sinh và giáo viên trải nghiệm dạy học Lịch
sử hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững trong trong quá trình dạy và
học, kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đó trong quá

trình dạy và học lịch sử Việt Nam với chủ đề “Văn hóa nước ta từ Thế Kỉ XXIX”.
6. Bố cục đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, tài liệu bổ sung, khóa luận tốt nghiệp gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục và dạy học hướng đến
các mục tiêu phát triển bền vững.
Chương 2: Thiết kế chuyên đề “Văn hóa Việt Nam thế kỉ X – XIX” hướng
đến các mục tiêu phát triển bền vững cho học sinh lớp 10 trường THPT
Chuyên Ngữ.

8


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC VÀ DẠY
HỌC HƯỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn
phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa”.
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế
giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn
hóa… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái
niệm “Phát triển bền vững“. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra năm 1980 thì: “Phát triển bền vững phải cân
nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo,
đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế
hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Định nghĩa này chú
trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh
toàn diện về phát triển bền vững. Một định nghĩa khác được các nhà khoa học
trên thế giới đề cập một cách tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách

nhiệm của mỗi một chúng ta: “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển
của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đới với
lịch sử hình thành và hồn thiện các sự sớng trên Trái đất”. Tuy nhiên, khái
niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) đưa ra
năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, “Phát triển bền vững
thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thoả
mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Như vậy, nếu một hoạt động có tính
bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể được thực hiện mãi mãi.

9


Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế
giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn
hóa… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với q́c gia đó.
Hiện nay, vẫn cịn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái
niệm “Phát triển bền vững“. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Q́c tế (IUCN) đưa ra năm 1980 thì: “Phát triển bền vững phải cân
nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo,
đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế
hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Định nghĩa này chú
trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh
toàn diện về phát triển bền vững. Một định nghĩa khác được các nhà khoa học
trên thế giới đề cập một cách tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách
nhiệm của mỗi một chúng ta: “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển
của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đới với
lịch sử hình thành và hồn thiện các sự sống trên Trái đất”. Tuy nhiên, khái
niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) đưa ra
năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, “Phát triển bền vững
thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thoả

mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Như vậy, nếu một hoạt động có tính
bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể được thực hiện mãi mãi.
Mơ hình phát triển bền vững
Tại Hội nghị về Mơi trường tồn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm về phát
triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung. Theo đó, “Phát triển bền vững
được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ thống
tương tác là hệ kinh tế, hệ xã hội và hệ môi trường”

10


Hình 1.1. Mơ hình
phát triển bền vững

Theo quan điểm này, phát triển bền vững là sự tương tác qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên. Như thế, phát triển bền vững không
cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thối,
tàn phá đới với hệ khác. Thông điệp ở đây thật đơn giản: Phát triển bền vững
khơng chỉ nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải dựa
trên tính bền vững cả về mơi trường-sinh thái, văn hố-xã hội và kinh tế. Phát
triển bền vững mang tính ba chiều, giớng chiếc kiềng 3 chân. Nếu một chân bị
gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài hạn. Cần phải nhận thức được rằng, ba chiều
này phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh
với nhau. Nói đến phát triển bền vững có nghĩa là tạo được sự cân bằng giữa
ba chiều (ba trụ cột). Cụ thể là:
Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh vượng cho cộng đồng dân cư và đạt
hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi là sức sống và sự phát triển
của doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp phải được duy trì một
cách lâu dài.
Sự bền vững xã hội: Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi

người. Địi hỏi phân chia lợi ích cơng bằng, chú trọng cơng tác xố đói giảm
nghèo. Thừa nhận và tôn trọng các nền văn hố khác nhau, tránh mọi hình
thức bóc lột.
11


Sự bền vững về môi trường: Bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên; hạn chế
đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các
tài sản thiên nhiên khác.
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỉ XX. Năm 1987, trong
báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" Hội đồng Thế giới về Môi trường và
phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa
"là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu hiện tại, nhưng không gây trở
ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức tại
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002, nhấn mạnh thêm rằng, phát
triển bền vững đòi hỏi ba khía cạnh chủ yếu là liên quan tới đời sớng của nhân
loại là phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải
thiện chất lượng mơi trường; phịng chớng cháy và chặt phá rừng; khai thác
hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). cả ba khía cạnh này cần
được lồng ghép và cân đối một cách có hiệu quả qua các chính sách, cơ chế,
cơng cụ và qua q trình thực hiện chính sách. Ngồi ra, văn hóa cũng là một
khía cạnh quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách thức cảm nhận và quyết
định các vấn đề phát triển bền vững, vì những giá trị, sự đa dạng, kiến thức,
ngôn ngữ, lịch sử và cả thế giới quan của nó.
Những mục tiêu của phát triển bền vững:
Tính bền vững là mục tiêu chung của sự phát triển bền vững. đó là sự nỗ

lực không ngừng nhằm cải thiện chất lượng của cuộc sống và môi trường của
con người, đồng thời đảm bảo sự thịnh vượng mà không hủy hoại các hệ
thống hỗ trợ cuộc sống của các thế hệ hơm nay và mai sau. Tính bền vững
được xem là ít đến vừa được xem là một chặng đường. Mục tiêu phát triển
12


bền vững có thể liên hệ chặt chẽ với mục tiêu phát triển thiên niên kỉ. các mục
tiêu cụ thể của phát triển bền vững là đảm bảo một xã hội công bằng dựa trên
pháp luật, các giá trị văn hóa, nhu cầu của mọi người- không phân biệt sắc
tộc, dân tộc, tơn giáo, giới tính, hay tuổi tác; mơi trường được bảo vệ nhiều sử
dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; kinh tế thịnh vượng thông qua phát
triển kinh tế và việc làm; phát triển phù hợp với văn hóa địa phương.
1.2. Khái niệm về giáo dục vì sự phát triển bền vững
Giáo dục vì sự phát triển bền vững là một sáng kiến giáo dục quốc tế, một
chủ trương lớn của nhà nước Việt Nam.
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình
phát triển của xã hội lồi người. Đây là một lựa chọn mang tính chiến lược mà
tất cả các quốc gia đều quan tâm. Trong đó, con người là trung tâm và cần
thiết được giáo dục để phát triển bền vững.
Liên hợp Quốc đã có sáng kiến chọn giai đoạn 2005-2014 làm "Thập kỷ
Giáo dục vì sự phát triển bền vững". Mục đích chung của "thập kỷ" là thúc
đẩy giáo dục giữ vai trò nền tảng cho một xã hội bền vững, lồng ghép nội
dung giáo dục vì sự phát triển bền vững vàng hệ thớng giáo dục ở tất cả các
cấp học, hình thành và tăng cường nhận thức về phát triển bền vững cho mọi
người, biến nhận thức thành hành động cụ thể vì một cuộc sống bền vững về
kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa.
Trên thế giới, giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được triển khai với các
sáng kiến và hoạt động đa dạng tại nhiều vùng, lãnh thổ. Tại Châu Âu và
Thụy Điển đã có một Viện Nghiên cứu Giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Hà Lan đã thành lập một liên kết hợp tác "Chương trình học vì sự phát triển
bền vững" giữa 6 bộ, chính quyền các tỉnh và Liên hiệp Quản lí các nước.
Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhiều q́c gia đã và đang nỗ lực
nâng cao nhận thức và thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững trong
nghiên cứu và đào tạo sau đại học. Nhiều Nội dung giáo dục vì sự phát triển
13


bền vững đã được tích học vào sách giáo khoa và chương trình giảng dạy, đào
tạo giáo viên, thực hành lối sống. Nhiều viện nghiên cứu và trường học đã trở
thành "trường học giáo dục phát triển bền vững".
Trong tuyên bố Bonn (UNESCO, 2009), đưa ra tại hội nghị thế giới của
UNESCO về giáo dục vì sự phát triển bền vững, giáo dục vì sự phát triển bền
vững được định nghĩa như sau: Giáo dục vì sự phát triển bền vững những là
đề ra một hướng đi mới về giáo dục và học tập cho tất cả mọi người. Nó thúc
đẩy giáo dục có chất lượng, và có tính ngồi nhập với tất cả mọi người. Nó
được dựa trên những giá trị, nguyên tắc và thực tiễn cần thiết để đáp ứng có
hiệu quả với những thách thức trong hiện tại và tương lai. giáo dục vì sự phát
triển bền vững giúp xã hội giải quyết những vấn đề ưu tiên và vấn đề khác
nhau như nước, năng lượng, biến đổi khí hậu, giảm thiểu nguy cơ và thiên tai,
mất đa dạng sinh học, khủng hoảng lương thực, nguy cơ sức khỏe, hiệp hội xã
hội và khơng an tồn. giáo dục vì sự phát triển bền vững rất quan trọng với sự
phát triển tư duy kinh tế mới. Giáo dục vì sự phát triển bền vững góp phần
xây dựng xã hội vững mạnh, lành mạnh và bền vững thông qua cách thức tiếp
cận hệ thớng và tích hợp. Nó mang sự phù hợp, chất lượng, ý nghĩa và mục
đích đến các hệ thống giáo dục và đào tạo. Nó bao gồm các bới cảnh giáo dục
chính quy, khơng chính quy, phi chính quy và tất cả các lĩnh vực của một xã
hội học tập śt đời. Giáo dục vì sự phát triển bền vững được dựa trên các giá
trị về sự cơng bằng, bình đẳng, khoan dung, quyền hạn và trách nhiệm. Nó
thúc đẩy bình đẳng giới, cớ kết xã hội và giảm nghèo, đồng thời nhấn mạnh

sự quan tâm, liêm chính và trung thực, như đã từng được quy định trong Hiến
Chương Trái đất. giáo dục vì sự phát triển bền vững được dựa trên nền tảng
của các nguyên tắc hỗ trợ sống bền vững, dân chủ và an sinh của con người.
Bảo vệ và phục hồi môi trường, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên, sử
dụng các phương thức sản xuất và tiêu dùng bền vững, xây dựng các xã hội
cơng bằng và Hịa Bình cũng là những nguyên tắc quan trọng là nền tảng cho
14


giáo dục vì sự phát triển bền vững. giáo dục vì sự phát triển bền vững được
nhấn mạnh các cách thức tiếp cận sáng tạo và phê bình, tư duy dài hạn, sáng
tạo và giải quyết vấn đề xử lí những bất ổn, và giải quyết những vấn đề phức
tạp. Giáo dục vì sự phát triển bền vững nêu bật sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
môi trường, kinh tế, xã hội và đa dạng văn hóa từ địa phương tới tồn cầu,
trong mới quan hệ q khứ, hiện tại và tương lai. Kết nối các nhu cầu khác
nhau và điều kiện sớng cụ thể của mọi người, giáo dục vì sự phát triển bền
vững những cung cấp các kỹ năng để tìm ra giải pháp và đúc kết các kinh
nghiệm và kiến thức chuẩn sâu trong các văn hóa địa phương cũng như những
lý tưởng và công nghệ mới. ảnh hưởng của giáo dục vì sự phát triển bền vững
đến các mục tiêu giáo dục quốc gia như sau: Trong tiêu giáo dục q́c gia có
vai trị quan trọng trong việc xây dựng tầm nhìn và các mục tiêu của một xã
hội. Các mục tiêu này thường phản ánh những chính sách ưu tiên trong xã
hội. Trong đó có các chính sách q́c gia về phát triển bền vững. Giáo dục vì
sự phát triển bền vững có tác dụng xem xét lại việc xây dựng các mục tiêu
giáo dục để phản ánh các ưu tiên về phát triển bền vững trong bối cảnh kinh
tế, xã hội, môi trường và văn hóa cụ thể của quốc gia.
1.3. Dạy học Lịch sử hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững
Hiện nay việc dạy học các môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng
vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, ít quan tâm đến vận dụng kiến thức của bộ
trong giải quyết vấn đề thực tiễn. Mà sứ mệnh của việc dạy và học môn Lịch

Sử không chỉ đơn thuần là dạy cho học sinh những sự kiện hay những mốc
thời gian đã diễn ra trong quá khứ mà môn Lịch Sử giúp hình thành cho học
sinh khả năng tư duy, suy ḷn, phán đốn; khả năng giải thích những hiện
tượng, sự kiện một cách logic. Do đó, phương pháp và định hướng, mục tiêu
dạy học của môn học này như hiện nay chưa tạo được động lực thực sự từ bên
trong để học sinh chủ động tìm đến và yêu thích mơn học.

15


Dạy học Lịch sử hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững được hiểu
là việc giúp giáo viên có tầm nhìn chiến lược, mở rộng hơn ranh giới học tập,
thay vì học theo hướng liệt kê các sự kiện theo trình tự thời gian nới tiếp nhau
qua các năm học, trong mỗi cấp học và chuyên sâu hơn khi lên cấp trên. Mỗi
giáo viên của mỗi một lớp học chỉ có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh những
nội dung kiến thức trong sách giáo khoa và theo phân phới chương trình của
bộ theo từng năm một cách rời rạc. Thì việc dạy học bộ mơn lịch sử theo
hướng phát triển bền vững hóa sẽ hình thành chương trình học của bộ môn
theo hướng phát triển cá nhân hóa, lấy người học là trung tâm và triển khai
bài giảng theo hướng tiếp cận năng lực. Nội dung kiến thức trong Khung
chương trình của từng năm sẽ được phân ra theo chuyên đề để giúp học sinh
hình thành năng lực nghiên cứu theo từng chuyên đề đó ví dụ: Chuyên đề
“Kinh tế nước ta từ Thế Kỉ X – XIX” năng lực nghiên cứu trong chuyên đề
này cụ thể học sinh hình thành tư duy khi tìm hiểu về tình hình kinh tế của bất
kì thời kì nào trước tiên cũng sẽ phải tìm hiểu về tình hình kinh tế thời kì đó
như thế nào trên các lĩnh vực: nơng nghiệp, cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp,
thương nghiệp… Tìm hiểu xem so với các thời kì trước thì thời kì này đã làm
được những gì và những gì cịn chưa làm được, có cái gì mới và cái gì cũ, cái
gì phát triển, cái gì chưa phát triển và lí giải lí do tại sao có thể là do chính
sách thời đó hay có lí do nào khác nữa, Chuyên đề “Văn hóa nước ta từ Thế

Kỉ X-XIX” chuyên đề này sẽ giúp hình thành cho học sinh nhận thức thơng
thường khi tìm hiểu về tình hình văn hóa của mỗi q́c gia, mỗi thời kì trước
tiên cần tìm hiểu về tình hình tơn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, khoa học kĩ
thuật, nghệ thuật…Tìm hiểu xem so với các thời kì trước thì thời kì này đã
làm được những gì và những gì cịn chưa làm được, có cái gì mới và cái gì cũ,
cái gì phát triển, cái gì chưa phát triển và lí giải lí do tại sao có thể là do chính
sách thời đó hay có lí do nào khác nữa. Mỗi một chuyên đề sẽ giúp học sinh
hình thành được nhóm năng lực riêng của mỗi chuyên đề đó. Nội dung kiến
16


thức được nhóm lại và phân cấp độ nặng nhẹ từ đó tương đối theo từng lớp
học và độ tuổi. Mỗi một lớp chỉ cần học vài chuyên đề bên cạnh đó sẽ có
những đề tài dự án bài tập lớn theo từng chuyên đề để giúp học sinh củng cố
lại kiến thức, đan xen vào đó là những phương pháp dạy học chuyên biệt cho
từng phần để tăng sức hấp dẫn của bài giảng. Với phương pháp đó sẽ giúp học
sinh khơng thấy nhàm chán vì nội dung của các buổi học luôn luôn được đổi
mới và đa dạng, kích thích tinh thần tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
giải quyết vấn đề và sáng tạo; môn Lịch sử giúp học sinh khám phá thế giới tự
nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên
nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển
các giá trị văn hố Việt Nam; tơn trọng sự khác biệt về văn hố giữa các q́c
gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Một số nhóm phương pháp trong dạy học Lịch Sử hướng tới các mục tiêu
phát triển bền vững:
Nhóm phương pháp truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm: đây là
những phương pháp rất tốt để dạy học những khái niệm và thông tin cơ bản
về phát triển bền vững. Có thể kể tới các phương pháp trong nhóm này như
sau: kể chuyện có sự dẫn dắt của giáo viên, thảo luận lớp có sự hướng dẫn của

giáo viên, khách mời diễn giả: từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mơi trường, văn
hóa nói chụn về những chủ đề và vấn đề, giải pháp phát triển bền vững tiêu
biểu và thiết thực.
Nhóm phương pháp lấy người học và thực tiễn làm trung tâm: đây là
những phương pháp rất tốt để dạy học những kỹ năng cơ bản trong giáo dục
vì sự phát triển bền vững. Có thể kể tới các phương pháp trong nhóm này như
sau: mô phỏng và sắm vai, đóng kịch: học sinh thảo luận nhóm; học sinh
giảng lẫn nhau; trải nghiệm, phân tích tranh ảnh, bảng biểu, bản đồ, sơ đồ;

17


×