Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam 1930 1945 trong chương trình ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.95 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI HƯƠNG GIANG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1930 – 1945
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1930 – 1945
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Đức Khuông
Sinh viên thực hiện khóa luận: Bùi Hương Giang

Hà Nội – 2018



LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trường Đại học Giáo Dục, Đại h ọc Qu ốc Gia
Hà Nội, em đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giáo d ục k ỹ
năng sống cho học sinh thông qua dạy học truyện ngắn Việt Nam 1930 1945 trong chương trình Ngữ Văn lớp 11”. Khóa luận này này được hồn
thành với sự giúp đỡ tận tình của:
Lãnh đạo trường Đại học Giáo Dục, Đại học quốc gia Hà Nội, các
phịng khoa và các thầy cơ trường Đại học Giáo Dục.
Lãnh đạo trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Đại học Ngoại Ngữ,
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Cô Trần Thị Thu Phương, giáo viên môn Ngữ Văn và học sinh l ớp
11C, 11Q, trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ.
Đặc biệt, sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Đức Khng
Với tấm lòng trân trọng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu của quý thầy cô và các em học sinh..
Dù đã rất cố gắng song chắc chắn khóa luận này khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy cơ.
Hà Nội tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Bùi Hương Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................4
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................5
6. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................5

7. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
9. Cấu trúc khóa luận..........................................................................................6
10. Đóng góp mới của đề tài...............................................................................7
11. Kế hoạch nghiên cứu...................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...8
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài...............................................................................8
1.1.1. Kỹ năng sống............................................................................................8
1.1.2. Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945..........................................13
1.1.3. Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 trong chương trình Ngữ Văn
lớp 11...............................................................................................................20
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài..........................................................................26
1.2.1. Cơ sở đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh THPT nói chung và học
sinh khối 11 nói riêng........................................................................................26
1.2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học hiện nay
.........................................................................................................................30
1.2.3. Nhận xét về vị trí và vai trò của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 1945 đối với chương trình Ngữ Văn THPT và Ngữ Văn 11...............................31
1.2.3. Những nhóm kỹ năng sống cần được giáo dục cho học sinh thông qua dạy
học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.............................................35


CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY
HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1930 - 1945 CHO HỌC SINH KHỐI
11.....................................................................................................................38
2.1. Mục tiêu....................................................................................................38
2.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp.........................................................38
2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu.................................................................38
2.2.2. Nguyên tắc sử dụng những phương pháp tích cực...................................39
2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo khối lượng kiến thức phù hợp...............................40
2.3. Những biện pháp được đề xuất.................................................................40

2.3.1. Sử dụng những phương pháp tích cực.....................................................40
2.3.2. Dạy học dự án........................................................................................43
2.3.3. Thay đổi phương pháp và hình thức kiểm tra - đánh giá phù hợp..............45
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................48
3.1. Mục đích thực nghiệm..............................................................................48
3.2. Kế hoạch thực nghiệm..............................................................................48
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm.....................................48
3.2.2. Thời gian thực nghiệm............................................................................48
3.2.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................48
3.2.4. Thiết kế hoạt động thực nghiệm.............................................................49
3.2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm................................................................49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................55
PHỤ LỤC.......................................................................................................58
Phụ lục 1: Giáo án truyền thống.......................................................................58
Phụ lục 2: Giáo án tích hợp kỹ năng sống.........................................................71
Phụ lục 3: Đề kiểm tra và đáp án......................................................................87
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát.................................................................................92


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
GV
HS
KNS
KT - ĐG
SGK
THPT

Nội dung

Giáo viên
Học sinh
Kỹ năng sống
Kiểm tra - đánh giá
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông


BẢNG DANH MỤC BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
Tên bảng, biểu
Bảng 1.1. Phân loại kỹ năng sống theo mục đích sống
Bảng 1.2. Mục tiêu dạy học các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra 45 phút của lớp 11Q và 11C
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ tiếp cận kỹ năng sống của
học sinh.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát mức độ yêu thích, hứng thú của học
sinh.

Trang
11
32
50
51
53


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội đang ngày càng phát triển, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên

công nghệ. Đất nước Việt Nam ta cũng đã bước vào thời kỳ Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Hịa trong xu thế chung của thời đ ại, t ất c ả các lĩnh v ực
đều đòi hỏi một sự thay đổi, cải cách nhằm tránh tình tr ạng l ạc h ậu, nh ằm
tìm ra những hướng đi mới và đúng đắn cho tương lai. Đặc bi ệt, có m ột
lĩnh vực rất cần những thay đổi từng ngày, từng giờ, đó chính là lĩnh vực
giáo dục. Giáo dục làm nên con người - những người chủ nhân của xã h ội
trong tương lai. Nếu giáo dục khơng có sự thay đồi phù hợp với nhu c ầu
của xã hội thì sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu đó chính là con ng ười không đ ủ
hành trang để sống, để lao động và hịa nhập. Như vậy, có thể thấy việc
đổi mới trong giáo dục là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, nhà nước ta đã có những định hướng đổi mới trong giáo d ục.
Tiêu biểu là sự thay đổi trong định hướng chương trình giáo dục cho h ọc
sinh. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực đã trở
thành một xu thế mới không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là xu thế chung
của tồn thế giới, thay thế cho chương trình giáo dục theo định hướng nội
dung như trước kia. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực không chỉ chú trọng vào kiến thức học sinh học được, mà còn t ập trung
phát triển năng lực cho người học. Năng lực bao gồm: kiến th ức, k ỹ năng,
thái độ. Trong đó, kỹ năng là nội dung ngày càng được chú tr ọng. Bên c ạnh
những kỹ năng chuyên môn, thì kỹ năng sống đang là một khía cạnh nhận
được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là những nhà giáo d ục, ph ụ
huynh và học sinh.
Lớp 11 là thời điểm quan trọng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đó là giai đoạn các em đã có sự trưởng thành và ổn định về mặt tâm, sinh
lý. Các em đã bước rất gần đến “ngưỡng cửa” 18 tuổi và c ần có nh ững
1


hành trang cần thiết để hòa nhập vào đời sống xã hội, giải quy ết nh ững
tình huống gặp phải trong đời sống hàng ngày. Hơn nữa, lúc này, học sinh

khơng cịn bỡ ngỡ với cách dạy, cách học ở bậc THPT như khi h ọc l ớp 10,
cũng chưa phải chịu áp lực thi cử như sang lớp 12, nên tâm thế tiếp nhận
của học sinh là hoàn toàn chủ động, năng lực tiếp nhận của học sinh cũng
đã được trau dồi. Điều này là vô cùng quan tr ọng trong vi ệc d ạy và h ọc
môn Văn và giáo dục kỹ năng sống. Những nội dung học sinh được giáo
dục ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và kết quả học
tập của học sinh trong tương lai.
Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2018, nội dung thi
môn Ngữ Văn, kỳ thi THPT Quốc gia sẽ bao quát chương trình lớp 11 và
lớp 12. Để đảm bảo kết quả tốt nhất cho học sinh, người giáo viên cần
nghiên cứu và tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả cho nội dung
chương trình học ở hai khối lớp này. Giai đoạn 1930 – 1945 là một giai
đoạn quan trọng của văn học Việt Nam nói chung và truyện ngắn nói
riêng. Nó đánh dấu sự thay đổi lớn về cả nội dung và hình thức sáng tác,
nó mang sức sống riêng và là bước đệm để truyện ngắn Việt Nam đ ến
với những giai đoạn phát triển sau này.
Một tác phẩm văn học có giá trị là một tác phẩm khơng chỉ có ý nghĩa
trong thời đại mà nó được sáng tác, mà giá trị của tác phẩm ấy còn c ần
phải được minh chứng qua sự phán xét nghiêm khắc của vị quan tòa thời
gian. Sức sống của một tác phẩm chỉ kéo dài khi những người đọc thuộc
nhiều thế hệ vẫn có khả năng tìm ra được, liên hệ được tác ph ẩm ấy v ới
những vấn đề họ đang đối mặt trong đời sống. Đối với h ọc sinh cũng
vậy. Nếu chỉ coi tác phẩm văn học như một nội dung kiến thức các em
được học do bắt buộc, học để kiểm tra, học để thi cử, các em sẽ khơng
thể có sự hào hứng, chủ động tiếp nhận đối với tác phẩm. Không chỉ vậy,
sau khi đã hoàn thành bài thi, bài kiểm tra, rất có th ể h ọc sinh s ẽ ngay l ập
2


tức quên đi những gì đã được học, đơn giản vì các em cho r ằng nh ững

kiến thức đó khơng thể áp dụng gì vào đời sống. Việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua dạy học tác phẩm văn học nói chung và tác
phẩm truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng khơng ch ỉ
giúp học sinh có những kỹ năng sống cần thiết, mà cịn giúp học sinh có
thêm hứng thú, động lực để tiếp nhận một cách khách quan, đa chiều và
đúng đắn đối với những tác phẩm truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 1945, từ đó học sinh sẽ chủ động ghi nhớ kiến thức và sẽ ghi nhớ lâu dài.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930
- 1945 trong chương trình Ngữ Văn lớp 11”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho mọi người, đặc bi ệt là th ế h ệ
trẻ là vấn đề đã được chú trọng từ xa xưa, ngay cả trước khi thuật ngữ “kỹ
năng sống” được biết tới và phổ biến rộng rãi. Trong kho tàng ca dao, tục
ngữ Việt Nam có những câu như: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho v ừa lịng nhau.” v…v. Đó
là lời đúc kết đơn giản, dễ nhớ và mang tính chất kinh nghiệm về những
kỹ năng sống cần thiết đối với từng thời kỳ, hoàn cảnh và giai cấp khác
nhau.
Trên thế giới, khái niệm “kỹ năng sống” bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn
cuối của thế kỷ XX. Thuật ngữ này được biết đến phổ biến qua những
chương trình giáo dục của UNICEF, một trong số đó là chương trình “giáo
dục những giá trị sống”. Chương trình có mục đích giáo dục 12 giá tr ị s ống
cần thiết cho thế hệ trẻ. Trong đó, “kỹ năng sống” được hiểu là bi ểu hiện,
là sự thực hiện một cách cụ thể những giá trị sống ấy. Ở giai đoạn này,
những nghiên cứu được thực hiện đều có xu hướng mong muốn đưa ra một
3


khái niệm thống nhất về kỹ năng sống và một danh mục thống nh ất nh ững

kỹ năng sống cần thiết và cần được giáo dục với mỗi người.
2.2. Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng s ống thông qua d ạy h ọc
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
Theo kết quả tìm kiếm, hiện nay chưa có tài liệu cụ thể nghiên c ứu v ề
giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945. Nôi dung này thường được đề cập tới trong các
cơng trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy
học. Tuy nhiên, những cơng trình này chỉ nhắc đến nội dung giáo dục kỹ
năng sống thông qua dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
như một ví dụ. Chúng chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể và mang
tính hệ thống nhằm giáo dục kỹ năng sống hiệu quả thông qua hoạt động
dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 cho học sinh kh ối 11
THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
-

Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong dạy học, dạy học

Ngữ Văn nói chung và giáo dục kỹ năng sống trong dạy học truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng cho học sinh khối 11.
Đề xuất phương pháp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho học sinh khối 11.
Đề xuất phương pháp tạo tâm thế hứng khởi, thái độ nhìn nh ận m ới
cho học sinh đối với tác phẩm truyện ngắn Việt Nam giai đo ạn 19 30 1945 trong chương trình phổ thơng bằng việc giáo dục kỹ năng sống trong
dạy học tác phẩm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về:
+ Kỹ năng sống;

4



+ Đặc trưng thể loại truyện ngắn;
+ Đặc trưng của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
-

Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong dạy học tác phẩm

truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho học sinh khối 11 hiện nay.
Đề xuất phương pháp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học tác phẩm
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho học sinh khối 11.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: phương pháp giáo dục kỹ năng sống trong

dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho học sinh khối 11.
Khách thể nghiên cứu: học sinh khối 11.
6. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng sống trong dạy học

truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong chương trình Ngữ Văn
lớp 11 nâng cao.
Về địa bàn nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, cụ
thể là học sinh khối 11 trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Đại học Qu ốc
Gia Hà Nội.
7. Giả thuyết nghiên cứu
-


Thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong dạy học truyện ngắn Việt

Nam giai đoạn 1930 - 1945 vẫn cịn chưa có định hướng và phương pháp rõ
ràng.
Học sinh vẫn chưa có tâm thế hào hứng khi tiếp nhận tác phẩm. Học
sinh chỉ tiếp cận tác phẩm như một nội dung kiến thức trong ch ương trình
phổ thơng, chưa biết cách liên hệ và áp dụng những gì đã được học vào
thực tế cuộc sống.
Nếu làm theo những đề xuất trong nghiên cứu, sẽ thay đổi thực trạng
này theo hướng tích cực. Trước hết, học sinh được hình thành và v ận d ụng
những kỹ năng sống cần thiết. Hơn nữa, việc tích hợp giáo dục k ỹ năng
sống vào dạy học tác phẩm sẽ góp phần tạo tâm thế học tập hứng khởi,

5


giúp học sinh quan tâm và hiểu hơn về bài học.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp lý thuyết
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản để về kỹ năng sống và truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, nghiên cứu những đề tài về giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học phổ thơng, từ đó xây dựng hệ thống lý
thuyết cho đề tài nghiên cứu.
8.2. Các phương pháp thực tiễn
-


Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp được sử dụng để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống
trong dạy học nói chung và giáo dục kỹ năng sống trong dạy h ọc truy ện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng.
-

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phương pháp được sử dụng để kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm
giáo dục kỹ năng sống trong dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930
– 1945.
-

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp được sử dụng để kiểm tra tính hiệu quả của những biện
pháp nghiên cứu đã đề xuất nhằm giáo dục kỹ năng sống trong d ạy h ọc
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
8.3. Các phương pháp khác
-

Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp được sử dụng để tổng hợp kết quả khảo sát.
9. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tham khảo và
Phụ lục, đề tài gồm 3 phần chính:
6



-

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học truyện ng ắn Vi ệt

Nam giai đoạn 1930 - 1945
Thực nghiệm sư phạm
10. Đóng góp mới của đề tài
10.1. Về lý luận
-

Phân tích khái niệm: kỹ năng sống.
Phân tích một số kỹ năng sống cơ bản và liên quan đến đ ề tài nghiên

cứu.
10.2. Về thực tiễn
-

Làm rõ thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong dạy học truy ện ng ắn

Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho học sinh khối 11.
Đề xuất phương pháp và định hướng giáo dục kỹ năng sống trong
dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho học sinh khối 11.
11. Kế hoạch nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thực hiện kế hoạch gồm các bước sau
đây:
-


Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.
Thu thập thông tin thực tiễn liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu
Phân tích dữ liệu, xử lý các số liệu đã thu thập được
Đề ra giải pháp
Thực nghiệm sư phạm
Giải thích và cơng bố kết quả

7


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Kỹ năng sống
1.1.1.1. Khái niệm
Kỹ năng là khả năng của mỗi người có thể thực hiện m ột ho ạt đ ộng nào
đó dựa trên cơ sở vận dụng có chọn lọc những kiến thức, kinh nghiệm…
đã có để phù hợp với một tình huống cụ thể của đời sống.
Để có được một kỹ năng nào đó, mỗi người cần phải:
-

Nắm vững kiến thức về vấn đề. Lý thuyết và thực hành luôn c ần đi

đôi với nhau. Kiến thức về vấn đề sẽ đóng vai trị là nền tảng, là đ ịnh
hướng cho kỹ năng.
Biết cách thực hiện hành động có hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đ ề
ra.
-

Biết cách vận dụng linh hoạt kỹ năng đã có trong những tình huống


khác nhau của đời sống.
Trên thực tế, có những trường hợp ta nắm rõ lý thuyết, nhưng lại khơng
thể nói ra hay thực hành. Như vậy, có một khoảng cách nhất định giữa
thơng tin chúng ta có và hành động chúng ta có thể làm.
Trong đời sống nói chung và giáo dục nói riêng, khả năng vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế đời sống của mỗi cá nhân là khác nhau. Ví d ụ
cùng được học về lý thuyết của mạch điện, nhưng khi thực hành lắp một
mạch điện, học sinh A có thể lắp rất nhanh và chính xác, trong khi h ọc sinh
B lại vô cùng lúng túng. Với kỹ năng sống cũng vậy. Chúng ta có th ể trang
bị rất đầy đủ các kiến thức trong đời sống, tuy nhiên lại chưa có kỹ năng
sống và biết sử dụng kỹ năng này một cách hợp lý trong các tình hu ống c ụ
thể. Như vậy, việc mỗi người chúng ta trang bị cho mình những kỹ năng
8


chuyên biệt cho cuộc sống là rất cần thiết. Những kỹ năng đó được gọi là
kỹ năng sống.
Kỹ năng sống (life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào
mọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đ ời
sống xã hội.
Vào đầu những năm 90, các tổ chức thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Liên hợp quốc, Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF),
Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã
thống nhất xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi
thanh thiếu niên. Theo UNICEF, ở lứa tuổi này thanh thiếu niên ph ải đ ối
mặt với nhiều thử thách và cần được trang bị nhiều hơn so với những kỹ
năng như đọc, viết hay tính tốn.
Theo UNESCO, kỹ năng sống là: “khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi
của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người có thể kiểm

sốt, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống
hàng ngày”.
Theo WHO (1993): “Năng lực tâm lí xã hội là khả năng ứng phó một cách
có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là
khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh
thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với
người khác, với nền văn hóa và mơi trường xung quanh. Năng lưc tâm lí xã
hội có vai trị quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất
về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực
thi năng lực tâm lí xã hội này. Đó là năng lực tâm lí xã hội đ ể đáp ứng và
đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.” [34]
Theo UNICEF: giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đ ổi hành
vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa ki ến th ức, thái
độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến th ức (ph ải làm
9


gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá
trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
Như vậy, kỹ năng sống là khả năng của mỗi người dựa trên s ự cân b ằng
giữa kiến thức và thái độ để có thể thực hiện hoạt động m ột cách hi ệu
quả, hợp lý và linh hoạt trong những tình huống thách thức khác nhau của
đời sống.
1.1.1.2. Phân loại kỹ năng sống
a.

Cách phân loại của UNESCO dựa trên lĩnh vực sức khỏe

Theo đó, kỹ năng sống được chia thành 3 nhóm:
-


Kỹ năng nhận thức: bao gồm các kỹ năng cụ thể như: đặt mục tiêu,

xác định giá trị, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả…
Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: bao gồm động cơ, ý thức trách
nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự quản lý,
giảm sát và điều chỉnh…
Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác: bao gồm tính quyết đốn, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, hợp tác, s ự thơng c ảm, nh ận
biết sự thiện cảm của người khác, kỹ năng thương thuyết/từ chối.
b.

Cách phân loại theo tài liệu về giáo dục kỹ năng sống của Bộ Giáo

dục và Đào tạo hợp tác với UNICEF
Theo đó, kỹ năng sống cũng được phân chia thành 3 nhóm:
-

Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình gồm: kỹ năng tự nhận thức;

lịng tự trọng; sự kiên định; đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng
thẳng.
Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm: kỹ năng
quan hệ/tương tác liên nhân cách; sự cảm thông; đứng vững trước áp lực
tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác; thương lượng, giao ti ếp có hi ệu

10


quả.

Các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kỹ năng:
tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề. [3]
c.

Cách phân loại theo mục đích sống

Hình 1.1. Cách phân loại kỹ năng sống theo mục đích sống

Nguồn: />Bảng 1.1. Phân loại kỹ năng sống theo mục đích sống
Nhóm kỹ năng tư Nhóm kỹ năng
duy (Head)
quản lý cảm xúc
(Heart)
- Suy nghĩ:
- Liên hệ
+ Học phương + Giao tiếp
pháp học tập
+ Hợp tác
+ Đưa ra quyết + Kỹ năng xã hội
định
(mềm)
+ Giải quyết vấn + Giải quyết xung
đề
đột
+ Tư duy phê phán + Chấp nhận sự
+ Học tập hiệu khác biệt
quả


- Quản lý

- Chăm sóc (chu
+ Đặt mục tiêu
đáo)
+ Lên kế hoạch/tổ + Quan tâm đến
chức
người khác
11

Nhóm kỹ năng làm Nhóm kỹ năng sức
việc (Hands)
khỏe (Health)
- Đóng góp
+ Thái độ đóng
góp tích cực
+ Khả năng lãnh
đạo
+ Tinh thần trách
nhiệm


- Sự sống
+ Lựa chọn lối
sống lành mạnh
+ Kiểm sốt áp
lực
+ Phịng chống
bệnh tật
+ An tồn của bản
thân



- Làm việc
+ Kỹ năng hữu ích
(cho cơng việc,
đối với từng cơng

- Tồn tại
+ Lịng tự trọng
+ Tự chịu trách
nhiệm


+ Sử dụng khôn + Đồng cảm
việc cụ thể)
ngoan nguồn tài + Chia sẻ
+ Làm việc nhóm
ngun
+ Duy trì các mối + Tự tạo động lực
+ Lưu trữ tài liệu quan hệ

+ Khả năng phục …
hồi
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy việc phân loại kỹ năng

+ Tính cách
+ Tính kỉ luật


sống thành các


nhóm kỹ năng dựa trên mục đích sống là rất hợp lý. Vi ệc phân chia này
giúp chúng ta liệt kê được một cách tương đối đầy đủ những kỹ năng cần
thiết đối với cuộc sống, giúp con người khơng chỉ tồn tại mà cịn kiểm sốt
bản thân, giúp cá nhân hịa nhập với xã hội, khẳng định vị trí của mình
trong xã hội.
Tuy nhiên, việc phân loại các nhóm kỹ năng này cũng gây trùng l ặp ở m ột
số kỹ năng hoặc một số khía cạnh của kỹ năng.
1.1.1.3. Vai trị của việc giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình với những hoạt động giáo d ục c ụ
thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức
(cái học sinh biết) và thái độ, giá trị (cái học sinh nghĩ, cảm th ấy, tin t ưởng)
thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào) một cách tích cực và mang
tính chất xây dựng.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách s ống
tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đ ổi ở các em các hành
vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát tri ển toàn diện nhân cách
người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá tr ị, thái đ ộ và k ỹ
năng phù hợp.
Vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT:
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu quan trọng để hình
thành nhân cách con người hiện đại.
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là thể hiện tính khoa học và
nhân văn của cơng tác giáo dục con người.
12


- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - xét từ góc độ văn hóa chính tr ị
- giúp con người sống an tồn, lành mạnh và có chất lượng trong m ột
xã hội hiện đại, đa văn hóa, với nền kinh tế hội nh ập, c ả th ế gi ới là
một mái nhà chung.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không dừng ở việc làm thay đổi nh ận
thức bằng cách cung cấp thông tin tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây
dựng hoặc làm thay đổi hành vi theo hướng tích cực, mang tính xây dựng.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm giúp các em có thái độ và hành vi
tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, và các v ấn đ ề c ủa
cuộc sống; định hướng tới cuộc sống lành mạnh, phù hợp với những giá tr ị
sống của xã hội; góp phần thúc đẩy sự phát triển bền v ững c ủa c ả cá nhân
và tập thể.
1.1.2. Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
1.1.2.1. Đặc trưng thể loại truyện ngắn
a.

Khái niệm truyện ngắn

Từ góc độ từ nguyên, thuật ngữ “truyện ngắn” ở mỗi ngôn ngữ thể hiện
sự chú trọng của mỗi quốc gia vào những khía cạnh khác nhau của truyện
ngắn. Trong tiếng Pháp, truyện ngắn là “nouvelle” với nghĩa gốc là “tin
tức / mới”. Điều đó cho thấy theo quan niệm của ng ười Pháp, truy ện ng ắn
cần có cốt truyện hay, gay cấn và kết thúc bất ngờ. Trong ti ếng Anh,
“truyện ngắn” là “short story”. Khác với người Pháp, người Anh chú trọng
đến vấn đề dung lượng của truyện. Người Trung Quốc cũng t ương t ự nh ư
vậy khi gọi truyện ngắn là “đoản thiên tiểu thuyết”, có thể hiểu một cách
đơn giản là thể loại tự sự ngắn.
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học của tác giả Trần Đình Sử, truyện ngắn
là: “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” [11,tr.117]
Theo định nghĩa của trang web wikipedia : “ Truyện ngắn là một thể
13


loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xi và có xu

hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu
thuyết.” [37]
Tổng kết lại, truyện ngắn có thể nhận diện khái niệm “truyện ng ắn” qua
những đặc điểm sau:
-

Là thể loại tự sự cỡ nhỏ (ngắn).
Là thể loại của sự súc tích và nghệ thuật kết cấu (khơng thừa, khơng

thiếu).
Có tính thống nhất chặt chẽ: biểu hiện một tình huống, một biến c ố,
một tình cảnh tiêu biểu.
Có tính bất ngờ.
b.

Một số đặc trưng của thể loại truyện ngắn

Truyện ngắn có số nhân vật và sự kiện ít hơn so với tiểu thuyết. Khơng gian
và thời gian trong truyện ngắn có tính thống nhất. Truyện ngắn bóc tách một
mảng hiện thực và biểu hiện trọn vẹn nó thay vì diễn tả dịng chảy của nó.
Thủ pháp nghệ thuật của truyện ngắn thiên về gợi tả hoặc dùng “điểm” để nói
“diện”. Truyện ngắn có tính biểu tượng, lựa chọn những khoảnh khắc quan
trọng, tiêu biểu, cô đọng nhất trong đời sống để phản ánh. Có thể nói truyện
ngắn là sự khái quát hóa một cách nghệ thuật về hiện thực đời sống theo chiều
sâu.
Về cốt truyện của truyện ngắn:
-

Cốt truyện là cái khung của tác phẩm, là hệ thống các sự kiện xoay


quanh tình huống nhất định để làm nổi bật tính cách hay một phương diện,
một giai đoạn nổi bật của tính cách gắn liền với mục tiêu tư tưởng và nghệ
thuật.
Cốt truyện của truyện ngắn truyền thống vận động theo 5 giai đoạn:
Trình bày => Khai đoạn (thắt nút ) => Phát triển => Đỉnh điểm => Kết thúc
-

Cốt truyện là nơi bộc lộ tính cách, tổ chức hệ thống tính cách, thể

14


hiện mối quan hệ giữa các tính các, cũng là nói phản ánh xung đột xã hội
thơng qua mâu thuẫn, kịch tính của nó. Thơng qua cốt truy ện, ng ười đ ọc có
thể đốn biết phương pháp sáng tác, phong cách và tài năng của nhà văn.
Về tình huống truyện ngắn: Tình huống của truyện ngắn được phân chia
thành:
-

Tình huống nhận thức: đây là kiểu tình huống thường gắn với một

luận đề nào đó về con người và cuộc sống, mang lại cho truyện chất tri ết
lý đậm nét. Đồng thời, nó cũng có tình khái qt, điển hình và t ượng tr ưng
rất cao. Ta có thể kể đến một số tác phẩm chứa tình huống nh ận th ức nh ư
các truyện ngắn “Bến quê”, “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh
Châu …
Tình huống hành động: đây là kiểu tình huống chứa đựng mâu thu ẫn,
xung đột. Trong kiểu tình huống này, hành dộng của nhân v ật mang tính
quyết định giải quyết mâu thuẫn. Từ đó, cuộc sống vận động, chuyển sang
trạng thái khác với quãng thời gian trước. Đây là kiểu tình hu ống xuất hi ện

với tần số cao trong những truyện ngắn truyền thống và truyện ngắn –
kịch. Truyện ngắn có tình huống hành động thường gắn với lời kể tuyện
ngắn gọn, ít bình luận, giãy bày, để cho bản thân sự kiện nói lên ý nghĩa
của nó. “Chí Phèo” của Nam Cao là một truyện ngắn có tình huống hành
động. Truyện xoay quanh những mâu thuẫn, xung đột của nhân vật Chí
Phèo, diễn tả những hành động của nhân vật hướng tới giải quyết mâu
thuẫn và kết quả của những hành động đó, nói lên sự thay đổi của cu ộc
sống xuất phát từ hành động của nhân vật.
Tình huống tâm trạng: đây là kiểu tình huống phổ biến trong truyện
ngắn trữ tình. Những truyện ngắn chứa tình huống tâm trạng để lại trong
tâm trí người đọc những ấn tượng dư ba về thế giới tinh thần, đời sống
tâm hồn phong phú của nhân vật trong một hồn cảnh nào đó. Một truyện
ngắn rất tiêu biểu cho tình huống tâm trạng chính là truy ện ng ắn “Hai đ ứa

15


trẻ” của tác giả Thạch Lam.
Về nhân vật của truyện ngắn:
-

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu t ả trong tác ph ẩm

bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ
hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần,
thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trị quan trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh
hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con ng ười
có tên (như An, Liên, Chí Phèo, Hộ...) có thể là những người khơng có tên
(như quản ngục, viên thư lại,…) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó
(như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn hiện đ ại). Khái ni ệm

con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện:
số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn h ọc hi ện đ ại
đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn
miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất
của con người.
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực
cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng
nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn
muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác
phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra
những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân v ật mu ốn
thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật
chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó.
Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo th ể hi ện q trình l ưu
manh hóa của một bộ phận nơng dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa
thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con
người...Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực
16


cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong
q trình mơ tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn nh ững chi ti ết, y ếu t ố
mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và
cuộc sống. Chính vì vậy, khơng nên đồng nhất nhân vật văn học với con
người trong cuộc đời.
Phân loại nhân vật:
+ Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật, nhân v ật đ ược
chia ra thàn hai loại: nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân v ật
phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho

lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật
chính diện được xây dựng với những phẩm chất hồn hảo, có tính chất tiêu
biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang nh ững
mầm mống lí tưởng trong cuộc sống...có thể được coi là nhân vật lí t ưởng.
Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái
ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án.
+ Xét từ góc độ kết cấu: Xem xét chức năng và vị trí của nhân v ật trong tác
phẩm, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung
tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trị quan trọng trong
việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu
tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát tri ển tính cách c ủa
nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên nh ững v ấn đ ề và
những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc
lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ. Nhân vật phụ phải góp phần
hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng khơng được làm mờ nhạt nhân
vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét,
có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một
bức tranh đời sống sinh động và hồn chỉnh.
Một trong những yếu tố khơng kém phần quan trọng của truy ện ng ắn đó

17


là những chi tiết cô đúc. Chi tiết là đơn vị nhỏ nh ất mang ý nghĩa ngh ệ
thuật của truyện. Tuy nhiên, trong truyện ngắn, chi tiết lại ch ứa dung
lượng lớn, ẩn chứa những ý nghĩa lớn lao và bao quát. Có thể kể đến nh ư
chi tiết đoàn tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, hay chi
tiết bát cháo hành của Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” c ủa Nam Cao,
v... v
Về ngơn ngữ truyện ngắn: ngôn ngữ trong truyện ngắn thường cô đọng,

hàm súc, biểu đạt một cách hiệu quả chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
Lối hành văn của truyện ngắn thường mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm
những chiều sâu chưa nói hết.
Trên đây là một số đặc trưng của thể loại truyện ng ắn. Trong d ạy h ọc
truyện ngắn theo đặc trưng thể loại ở nhà trường phổ thông, cần chú tr ọng
hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện ngắn theo các đặc điểm trên để học
sinh có được định hướng chính xác nhất trong q trình học tập.
1.1.2.2. Đặc trưng của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
a.

Khái quát Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Từ đầu thế kỷ XX, do những cuộc khai thác thuộc địa của th ực dân Pháp,
xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Sự xất hiện c ủa nh ững đ ộ th ị
dẫn đến sự hình thành nhiều tầng lớp mới trong xã hội. Bên cạnh đó,
những mâu thuẫn, xung đột giữa chính quyền và người dân dưới chế đ ộ
thực dân nửa phong kiến “một cổ hai tròng” vẫn diễn ra m ạnh mẽ. Ở th ời
kỳ này, trung tâm của đời sống Văn học chính là t ầng l ớp trí th ức Tây h ọc.
Được tiếp nhận nền giáo dục phương Tây, chính tầng lớp này đã góp ph ần
thay đổi diện mạo của nền Văn học nước nhà, đưa nền Văn học nước ta
đến một thời kỳ mới. Thời kỳ này là thời kỳ của Văn học hiện dại, chủ yếu
là Văn học của thị dân, đặc biệt là tầng lớp tiểu tư sản. Ở thời kỳ này, nh ờ
có những cuộc cách tân sâu sắc, nền Văn học Việt Nam đã thực sự được

18


×