Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG xử với cơ QUAN báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.49 KB, 14 trang )

KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VỚI CƠ QUAN BÁO CHÍ
CỦA ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CẤP PHỊNG
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VỚI TRUYỀN
THƠNG, BÁO CHÍ CỦA ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG
1. Một số khái niệm liên quan
- Theo Giáo trình Tâm lý học đại cương, giao tiếp là một q trình trong đó các
bên tham gia chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
- Theo Tâm lí học ứng xử, ứng xử là sự phản ứng của con người đối với tác
động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định.
Như vậy, giữa ứng xử và giao tiếp có sự khác biệt. Trong ứng xử, con người
không chủ động trong giao tiếp, mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn và
tính tốn, được thể hiện qua: thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng... Thái độ ứng
xử tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi cá nhân nhằm đạt kết
quả giao tiếp cao nhất. Còn trong giao tiếp, con người chủ động chia sẻ thông tin,
cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Vì vậy, ứng xử chỉ có được
trong các tình huống giao tiếp cụ thể, không phải mọi sự giao tiếp đều có sự ứng
xử xảy ra.
Trong bộ máy quản lý nhà nước, phịng là một đơn vị có chức năng tham mưu,
giúp cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lý chuyên môn trên các
lĩnh vực. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng đạt hiệu quả, đòi hỏi cán bộ,
nhất là cán bộ lãnh đạo cấp phòng thường xuyên thực hiện các hoạt động giao tiếp, ứng
xử với cấp dưới, cấp trên, báo chí và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng: Giao tiếp, ứng xử với báo
chí của lãnh đạo cấp phịng là q trình trao đổi, cung cấp thơng tin, trả lời phỏng
vấn …với đại diện của cơ quan báo chí về những hoạt động công vụ thuộc chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định hoặc theo phân công trực tiếp của lãnh đạo


cấp trên nhằm đạt mục tiêu phối hợp trong thực thi cơng vụ.
2. Vai trị của giao tiếp, ứng xử với cơ quan báo chí của đội ngũ lãnh đạo
cấp phịng


- Giúp chuyển tải thơng tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các quy định, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của
chính quyền địa phương đến dư luận, người dân, qua đó, giúp tổ chức, cá nhân
hiểu rõ, hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ công dân, về hoạt động công vụ, hoạt
động quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
- Cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và đa diện về các vấn đề xã hội, nhất là
vấn đề thời sự. Định hứng dư luận xã hội, xử lý thơng tin khi có khủng hoảng
truyền thơng liên quan đến hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước, ngành hoặc
vấn đề phát sinh tại địa phương.
- Hình thành thế giới quan, lập trường đúng đắn, tích cực, định hướng những
giá trị chuẩn mực cho các tầng lớp nhân dân.
- Cơ quan báo chí cũng cung cấp những thơng tin khách quan từ thực tiễn, từ
ý kiến phản ánh của dư luận nhân dân giúp cơ quan quản lý nhà nước có thêm cơ
sở bổ sung, hồn thiện chủ trương, chính sách, đáp ứng sát hơn, tốt hơn các nhu
cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
- Giúp cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp tun truyền những mơ hình
hay, nhân tố điển hình, tấm gương người tốt việc tốt, tạo sự lan tỏa trong cộng
đồng. Đồng thời, đấu tranh với những vấn đề tiêu cực, thói hư tật xấu,...
3. Yêu cầu trong giao tiếp, ứng xử với cơ quan báo chí của lãnh đạo cấp phịng
Giao tiếp, ứng xử với cơ quan báo chí của lãnh đạo cấp phịng được thực
hiện theoquy định của pháp luật, như Luật Báo Chí số 103/2016/QH13 được Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam thơng qua ngày 05 tháng 04 năm 2016 và Nghị Định
số 09/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 09 tháng 02 năm 2017, “Quy
định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí của các Cơ quan


Hành chính Nhà nước”...
Để đảm bảo hiệu quả cơng vụ, trong giao tiếp, ứng xử của lãnh đạo cấp
phòng với cơ quan báo chí cần phải thực hiện đúng các yêu cầu sau:
3.1. Đúng quy định về người phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí

Căn cứ vào Điều 3, Nghị Định số 09/2017/NĐ-CP, việc phát ngôn và cung
cấp thơng tin cho báo chí:
- Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm phát ngơn
và cung cấp thơng tin cho báo chí. Nếu người đứng đầu cơ quan hành chính nhà
nước giao nhiệm vụ phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí thường xuyên
(người phát ngôn). Nếu người phát ngôn không thể thực hiện nhiệm vụ thì phải báo
cáo để người đứng đầu cơ quan hành chính ủy quyền cho người có trách nhiệm
thuộc cơ quan mình thực hiện việc phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí.
Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể ủy quyền thực hiện phát ngơn
và cung cấp thơng tin cho cấp phó hoặc người có trách nhiệm thuộc cơ quan hành
chính nhà nước (người được ủy quyền phát ngôn) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp
cùng người phát ngôn thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thơng tin cho báo chí về
những vấn đề cụ thể được giao. Người phát ngôn và người được ủy quyền phát
ngôn không được ủy quyền tiếp cho người khác. Các cá nhân của cơ quan hành
chính nhà nước không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thơng
tin cho báo chí được cung cấp thơng tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng
khơng được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngơn, cung cấp thơng
tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung
cấp.
- Thực hiện Nghị Định số 09/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về
“Quy định chi tiết việc phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí của các Cơ
quan Hành chính Nhà nước”. Ngày 24 tháng 8 năm 2018, Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thông đã ban hành Hướng dẫn số 1105/STTTT-BCXB về việc “Đăng ký danh


sách người phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí” như sau:
+ Người phát ngơn của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, gồm:
Giám đốc các Sở, Trưởng các ban, ngành. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố.
+ Đối với người phát ngôn xã, phường, thị trấn:

Đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã
phân công Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là người phát ngôn.
Như vậy, lãnh đạo cấp phòng là những người được ủy quyền của người
đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước khi có những nhiệm vụ chuyên môn liên
quan cần phải phát ngôn và cung cấp thơng tin cho cơ quan báo chí.
3.2. Thực hiện đúng hình thức phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí
* Các hình thức phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí
- Tổ chức họp báo.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện
tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành
chính nhà nước.
- Phát ngơn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thơng cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng
viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí
do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính,
xin lỗi nội dung thơng tin trên báo chí.
* Lãnh đạo cấp phịng được ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin
cho báo chí trong một số trường hợp sau đây:
- Để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận khi xảy ra các sự kiện, vấn đề
quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến


không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính
nhà nước.
- Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thơng tin ban đầu của cơ quan hành
chính nhà nước thì lãnh đạo cấp phịng (được ủy quyền phát ngơn) có trách nhiệm
chủ động phát ngơn, cung cấp thơng tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là
24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra.

- Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có
u cầu phát ngơn hoặc cung cấp thơng tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí.
- Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thơng tin sai sự thật về lĩnh vực,
địa bàn do cơ quan mình quản lý, lãnh đạo cấp phịng (người được ủy quyền phát
ngơn) u cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo
quy định của pháp luật.
3.3. Thực hiện đúng quyền và trách nhiệmđược phân công
- Lãnh đạo cấp phịng (được ủy quyền phát ngơn) được nhân danh đại diện
cơ quan hành chính nhà nước phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí.
- Lãnh đạo cấp phịng được ủy quyền phát ngơn có quyền u cầu các đơn
vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp thơng tin, tập hợp thơng tin
để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định;
để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cơng dân
do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của
pháp luật.
Các đơn vị, cá nhân khi có yêu cầu của lãnh đạo cấp phịng được ủy quyền
phát ngơn về việc cung cấp thông tin để thực hiện việc phát ngôn và cung cấp
thơng tin cho báo chí có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời
hạn cung cấp thơng tin.
- Lãnh đạo cấp phịng được ủy quyền phát ngơn có quyền từ chối, khơng


phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí trong các trường hợp quy định.
- Lãnh đạo cấp phòng được ủy quyền phát ngơn có trách nhiệm phát ngơn và
cung cấp thơng tin cho báo chí theo quy định tại và chịu trách nhiệm trước pháp
luật, trước người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về nội dung phát ngơn và
thơng tin cung cấp cho báo chí.
- Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát khơng chính xác nội
dung thơng tin mà lãnh đạo cấp phịng được ủy quyền phát ngôn đã phát ngôn,

người phát ngôn, lãnh đạo cấp phịng có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản
đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo
chí hoặc khởi kiện tại Tịa án.
3.4. Lãnh đạo cấp phịng cần hợp tác với cơ quan báo chí trong thực thi công vụ
Cơ sở của sự hợp tác là tơn trọng và hài hịa lợi ích;hệ thống cơng vụ cần
xem báo chí như là một đối tác để hợp tác. Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các
cơ quan báo chí, cơ quan nhà nước cần thực hiện đúng quy định về chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền ... và có thái độ hợp tác, cầu thị trong q trình làm việc. Cử
bộ phận văn phịng xây dựng danh sách các cơ quan báo chí, có cán bộ chuyên
trách và biên tập các chương trình liên quan đến cơ quan, đơn vị để có thể trao đổi
trực tiếp và nhanh chóng với báo chí.
Đồng thời, trong giao tiếp, ứng xử với cơ quan báo chí, lãnh đạo phòng phải
cần phải trau dồi kỹ năng để thực hành chuyên nghiệp và bài bản hơn.
II. QUY TRÌNH VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VỚI TRUYỀN
THƠNG BÁO CHÍ CỦA ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG
1. Chuẩn bị trả lời phỏng vấn và cung cấp thơng tin cho báo chí
- Yêu cầu phóng viên cung cấp trước câu hỏi, các vấn đề phóng viên quan tâm.
- Nghiên cứu kỹ các Quy định về quyền và trách nhiệm của phóng viên báo
chí và người trả lời phỏng vấn và cung cấp thơng tin.
- Tìm hiểu cụ thể về nhu cầu thơng tin, cách thức đặt câu hỏi của truyền thông


để chủ động cấu trúc thông điệp và biểu hiện thái độ khi trả lời.
- Gắn những thông tin báo chí cần với các thơng tin cơ quan cơng vụ cần phổ
biến tuyên truyền. Khi trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin với cơ quan truyền
thông đại chúng, người cung cấp thông tin phải bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu của
cơ quan truyền thông đại chúng; vừa cung cấp các thông tin cơ quan công vụ cần
phổ biến tun truyền, khơng tuyệt đối hố thơng tin nào. Chính bảo đảm mục tiêu
này, có thể tạo sự thống nhất giữa cơ quan truyền thông đại chúng và đơn vị nhằm
đinh hướng dư luận xã hội

- Phải dự kiến các vấn đề mà báo chí có thể quan tâm và đề xuất với cấp có
thẩm quyền. Điều này khơng chỉ giúp lãnh đạo phòng chủ động trong trả lời và
cung cấp thơng tin, mà cịn có dữ liệu viện dẫn cơ sở pháp lý của thông tin
- Chuẩn bị kỹ nội dung dưới dạng văn bản hoặc những định hướng cung cấp
và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hặc cho phép, tránh ngẫu hứng trong cung
cấp thông tin, vượt quá thẩm quyền.
- Chuẩn bị kỹ nội dung, trình lãnh đạo có thẩm quyền của tổ chức phê duyệt.
- Chủ động liên hệ với phóng viên theo lịch hẹn.
2. Thực hiện việc trả lời phỏng vấn và cung cấp thơng tin cho báo chí
- Khi trả lời và cung cấp thông tin cần bám sát nội dung các thông điệp chính
và phương án đã chuẩn bị. Khơng để bị phóng viên dẫn dắt sang các vấn đề khác
chưa được chuẩn bị hoặc thiếu thông tin.
- Lựa chọn một vài phương án diễn đạt phù hợp với các loại hình báo chí và
sát ý đồ thơng điệp. Tránh cung cấp cùng một thông tin cho tất cả các cơ quan báo
chí hoặc khơng sát với nội dung thơng điệp chính. Điều đó dễ gây phản ứng của cơ
quan truyền thơng đại chúng hiểu lầm lảng tránh cung cấp thông tin, hoặc đi lệch
vấn đề.
- Lãnh đạo cấp phịng có thể khơng trả lời các câu hỏi của phóng viên nếu thấy
nhạy cảm, vì mục đích khác hoặc có tính chất cá nhân, hoặc là những câu hỏi mở rộng


của phóng viên mà lãnh đạo cấp phịng chưa có sự chuẩn bị, thiếu thông tin.
- Trong cuộc phỏng vấn cần sử dụng ngôn từ phù hợp với văn phong báo chí,
ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, gây ấn tượng. Đặc điểm của báo chí là thích giật gân và
giật tít ấn tượng nên rất cần trích dẫn hay.
- Lãnh đạo cấp phịng cần bình tĩnh, tự tin, nắm chắc và nói chính xác các
thơng tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, quy trình, thủ tục
công vụ.... Đưa ra thông điệp, thuyết phục và định hướng người nghe.
- Trình bày nội dung phỏng vấn rõ ràng, đúng trọng tâm, trọng điểm, ngắn
ngọn, xúc tích, dễ hiểu.

- Khi cần thiết, cần khẳng định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, trách nhiệm
trong phối hợp với các cơ quan liên quan.
- Biểu đạt thái độ đúng mực: Thân thiện và hợp tác với phóng viên thực hiện
nhiệm vụ, nhưng nghiêm túc với vấn đề cần giải quyết, cởi mở lắng nghe các luồng
quan điểm; kiên trì và nhất qn với quan điểm và chính sách.
- Có sử dụng các biểu hiện phi ngôn ngữ khi trao đổi để truyền tải thông điệp.
- Không được biểu hiện những thái độ tiêu cực với truyền thơng mà có thể
“kích động” sự “trả đũa”, như: thách đố (các anh cứ làm việc các anh muốn); coi
thường phóng viên (tơi khơng có thời gian; khơng phải việc của báo chí); chối bỏ
trách nhiệm (không phải việc của tôi).
- Phân biệt rõ quan điểm cá nhân và quan điểm của tổ chức.
- Trường hợp cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận được khiếu nại, tố cáo của
công dân về các dấu hiệu sai phạm của đơn vị hay cá nhân gắn với thực thi cơng
vụ. Lãnh đạo phịng khơng trả lời, cần phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc
Viện kiểm sát bằng văn bản. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm thụ lý
và trả lời cho báo chí về cách giải quyết.
3. Đánh giá, rút kinh nghiệm
- Rà sốt lại mục tiêu truyền thơng của cơ quan đơn vị. Nội dung trả lời và


cung cấp thông tin đúng chức năng, thẩm quyền chưa? Ngơn ngữ nói đã chuẩn
mực đúng quy định chưa, có lỡ lời khơng? Văn bản có truyền được nội dung thơng
điệp chính khơng?
- Hình ảnh cá nhân, tổ chức có bị ảnh hưởng gì khơng?...
- Biểu hiện phi ngơn ngữ đã phù hợp nội dung thông điệp?
III. CÁCH THỨC RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP, ỨNG XỬ VỚI TRUYỀN THƠNG, BÁO CHÍ CỦA LÃNH ĐẠO CẤP
PHỊNG
1. Một số vấn đề đặt ra hiện nay trong giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cấp
phịng với cơ quan báo chí

Trong quan hệ với truyền thơng đại chúng, lãnh đạo phịng cần tránh vấp phải
các lỗi thường gặp, như;
- Lảng tránh, không tiếp xúc với người đại diện cơ quan truyền thông đại chúng ;
- Cung cấp những thông tin không trung thực/nói dối cho cơ quan truyền
thơng đại chúng; có biểu hiện phủ định những sự kiện có thật gắn với trách nhiệm
của đơn vị.
- Cung cấp quá nhiều thông tin, nhưng thiếu thông tin trọng tâm, trọng điểm,
xa rời thơng điệp chính.
- Có thái độ nổi cáu trong q trình giao tiếp vì bị kích động hoặc xúc phạm,
thiếu sự kìm chế.
- Có biểu hiện mua chuộc, hối lộ hoặc cản ơn báo chí vượt giới hạn.
2. Cách thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử với truyền thơng, báo
chí của đội ngũ lãnh đạo cấp phịng
- Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật hệ thống kiến thức pháp luật về quyền
và trách nhiệm của Báo chí, của người phát ngơn, người ủy quyền phát ngơn, như, Luật
Báo Chí số 103/2016/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
05 tháng 04 năm 2016 và Nghị Định số 09/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ,


ngày 09 tháng 02 năm 2017, “Quy định chi tiết việc phát ngơn và cung cấp thơng tin
cho báo chí của các Cơ quan Hành chính Nhà nước”...
- Rèn luyện cách trình, diễn đạt, việc sử dụng ngơn ngữ nói và phi ngôn ngữ
chuẩn mực khi giao tiếp với báo chí.
Lãnh đạo cấp phịng cần tự tin, thoải mái, khơng né tránh tiếp xúc với phóng
viên báo chí. Phỏng vấn, đưa tin là cơng việc thường ngày của báo chí, nên lãnh đạo
cấp phòng khi được ủy quyền cung cấp thơng tin thì coi như đó là một hoạt động cơng
vụ cần phải làm tốt. Lãnh đạo cấp phịng lưu ý, nếu phỏng vấn trên truyền hình, cần
ngồi thẳng hoặc đứng thẳng với tư thế thoải mái, khơng gị ép. Sử dụng cử chỉ tay tự
nhiên, không đưa tay quá màn hình máy quay. Khơng nhìn chằm chằm vào camera, chỉ
nên nhìn vào máy quay với một thời gian ngắn. Chú ý đến âm lượng của giọng nói,

tốc độ nói, ngữ điệu và cách dùng từ,…
Muốn vậy lãnh đạo cấp phòng cần phải trau dồi kỹ năng giao tiếp với báo chí
trong thực thi cơng vụ. Ngồi ra, khi cung cấp thông tin, cần chuẩn bị thông tin cho
phù hợp với nhu cầu của cơ quan báo chí và trình bày phải phù hợp với loại hình
truyền thơng. Ví dụ, báo hình thì cần video và hình ảnh trong khi báo viết chú
trọng đến nội dung thông tin. Đối với cơ quan truyền thơng đại chúng lớn, có uy
tín, cần ưu tiên thông tin đã được cập nhật để tạo sức lan toả lớn.
3. Một số lưu ý trong giao tiếp ứng xử với báo chí của lãnh đạo cấp phịng
- Khi gặp những tình huống phỏng vấn bất ngờ, lãnh đạo cấp phịng nên hỏi lại
vấn đề mà phóng viên quan tâm. Nếu đó là vấn đề lãnh đạo cấp phịng cảm thấy chắc
chắn thì có thể trả lời ngay, nếu khơng thì nên đề nghị phóng viên gửi câu hỏi qua
email. Sau đó tìm kiếm tư liệu chắc chắn rồi gửi câu trả lời bằng email.
- Khi tâm thế củalãnh đạo cấp phòng chưa sẵn sàng cho một cuộc đối thoại
với báo chí, trường hợp này lãnh đạo cấp phịng có thể giải thích rõ lý do, khéo léo
từ chối và cố gắng sắp xếp việc tiếp xúc, đối thoại với phóng viên vào thời gian
gần nhất hoặc có thể giới thiệu cho phóng viên một cán bộ, cơng chức khác có thể


cung cấp những thông tin cần thiết. Quan trọng là tạo được sự cảm thơng từ phía
báo chí về việc bất đắc dĩ phải từ chối.
- Khi báo chí đeo bám dai dẳng, vượt quá mức cho phép, cần kiên quyết, khéo
léo từ chối.
- Lãnh đạo cấp phòng hạn chế làm việc với báo chí qua điện thoại, mà nên
làm việc trực tiếp.
- Khi tiếp xúc với phóng viên báo chí cầnu cầu phóng viên xuất trình thẻ Nhà
báo - như quy định tại Điều 8, Nghị định số 51/2002/NĐ-CP, ngày 26/4/2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Báo chí (sau đây gọi là Nghị định 51). Với trường hợp phóng viên chưa được
cấp thẻ Nhà báo thì phải có Giấy giới thiệu của cơ quan báo chí).
- Chỉ người có thẩm quyền phát ngơn mới được cung cấp thơng tin cho báo chí;

các phát ngơn khác chỉ mang tính cá nhân, khơng phải thơng tin chính thống.
- Đối với việc xử lý khủng hoảng truyền thơng, việc phịng ngừa và xử lý
khủng hoảng truyền thơng cần được đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chú trọng mọi
lúc, mọi nơi.
- Lưu ý trong công tác cung cấp thơng tin cho báo chí và xử lý khủng hoảng
truyền thông như: Bị động trong việc cung cấp thông tin, chậm thông tin, cung cấp
thông tin không nhất quán, né tránh việc cung cấp thông tin, đùn đẩy trách nhiệm
cung cấp thông tin, không hợp tác với báo chí, khơng tiếp thu và xử lý thơng tin
báo chí đăng phát,…
- Khơng được có thái độ coi thường hoặc e ngại tiếp xúc với báo chí, sợ báo chí.
- Tiếp xúc với báo chí mà khơng có sự chuẩn bị chu đáo.
- Muốn lợi dụng báo chí để đề cao cá nhân hoặc muốn tác động dư luận theo
chính kiến của mình.
- Cần tránh sử dụng biệt ngữ hoặc những từ ngữ q chun mơn, thay vào đó
hãy nói bằng ngôn ngữ thông thường dễ hiểu.


- Nếu chưa có câu trả lời ngay thì khơng nên nói mà hãy hẹn lại và phản hồi
sớm nhất có thể.
- Khơng nên đưa ra lời bình luận “đây là tiết lộ riêng" một khi đã nói ra điều đó.
- Chịu sự tác động từ bên ngồi hoặc từ các cơ quan báo chí để vội vàng bày
tỏ chính kiến về những vấn đề phức tạp; tính chính xác của thông tin chưa được
thẩm định.
- Đừng ra tuyên bố trước khi đã chuẩn bị một thơng cáo báo chí cũng như
không vội vàng đưa tin cho đến khi đã có trong tay những thơng tin đầy đủ...
- Trong q trình làm việc nếu có nghi vấn thì báo cho Công an tỉnh, đồng
thời liên hệ trực tiếp với cơ quan báo chí có cử phóng viên tác nghiệp./.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Làm rõ mối quan hệ giữa vai trò của giao tiếp, ứng xử trong lãnh đạo,
quản lý với hiệu quả cơng việc của phịng? Cho ví dụ minh họa?

2. Từ những nguyên tắc và yêu cầu trong giao tiếp, ứng xử của lãnh đạo,
quản lý, đồng chí hãy chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong giao tiếp, ứng xử của
cán bộ cấp phòng hiện nay?
3. Cán bộ cấp phịng cần làm gì để rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp,
ứng xử của bản thân ?
4. Nêu những khó khăn thường gặp hoặc một số tình huống phức tạp trong
giao tiếp tại nơi làm việc của đồng chí và đưa ra những biện pháp giao tiếp, ứng xử
trong những tình huống đó?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dự án DANIDA- NAPA (2006), Giáo trình kỹ năng giao tiếp hiệu quả
trong hành chính, Học viện hành chính Quốc gia.
2. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Thư ký lãnh đạo trong cơ quan, tổ
chức, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Mai Hữu Khuê (1997), Kỹ năng giao tiếp trong hành chính, Nxb Lao động,
Hà Nội.
4. Vũ Thị Phụng (2000), Nghiệp vụ thư ký văn phòng, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
5. Vũ Thị Phụng (2008), Xây dựng và nâng cao văn hóa cơng sở trong các cơ
quan hành chính nhà nước, Khóa luận tốt nghiệp Khóa cao cấp lý luận chính trị,
Tư liệu Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Đình Tấn, Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học hành chínhNghiên
cứu giao tiếp và dư luận xã hội trong cải cách hành chính nhà nước, Nxb Lý luận
Chính trị, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Thâm (2004), Tiếp cận và giải quyết công việc cho dân trong
tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đào Thị Ái Thi (2010), Kỹ năng giao tiếp của cơng chức trong tiến trình
cải cách hành chính nhà nước, Nxb Chính trị - Hành chính.

9. Trần Thị Thanh Thủy (2006), Văn hóa tổ chức và một số giải pháp phát
triển văn hóa cơng sở, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 9/2006.
10. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), Chuẩn mực giao tiếp thời
hội nhập, Nxb Lao động & xã hội.
11. Nguyễn Hữu Tri (2005), Quản trị văn phòng. Nxb Khoa học và kỹ thuật.
12. Theo Tâm lí học ứng xử, PGS - TS Lê Thị Bừng. Nhà xuất bản giáo dục,
Hà Nội, 2001.


13. Luật Báo Chí số 103/2016/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 05 tháng 04 năm 2016;
14.Nghị Định số 09/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 09 tháng 02
năm 2017, “Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí của
các Cơ quan Hành chính Nhà nước”.



×