Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện tân yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 113 trang )

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CCB

Cựu chiến binh

CN

Công nghệ

CNH

Công nghiệp hoá

CSVC

Cơ sở vật chất

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

HĐH

Hiện đại hoá

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTST



Học theo sở thích

HTX

Hợp tác xã

KH

Khoa học

KHCN

Khoa học công nghệ

KHCS

Khuyến học cơ sở

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

NSTP

Nông sản thực phẩm

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TTGDTX

Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên

TTHT

Trung tâm học tập

TTHTCĐ

Trung tâm học tập cộng đồng

TTN

Tạo thu nhập

UBND

Uỷ ban nhân dân

XMC

Xoá mù chữ

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

XHHT

Xã hội học tập

2


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Những chữ viết tắt trong luận văn
Mục lục
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giới hạn và phạm vị nghiên cứu
8. Đóng góp của đề tài
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRONG
CÁC TTHTCĐ

1
2
3

5
5
9
9
9
9
9
10
10
11

1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề TT học tập cộng đồng.
1.1.1. Sự phát triển TTHTCĐ ở thế giới
1.1.2. Sự phát triển TTHTCĐ ở Việt Nam
1.2. Trung tâm học tập cộng đồng.
1.2.1.Khái niệm
1.2.2. Tính chất giáo dục của TTHTCĐ
1.2.3. Mục tiêu giáo dục của TTHTCĐ
1.2.4. Nội dung và phƣơng pháp học tập ở các TTHTCĐ
1.2.5. Nguồn lực của TTHTCĐ
1.2.6. Quản lý các TTHTCĐ
1.3. Đặc điểm ngƣời học trong các TTHTCĐ
1.3.1. Về tâm lý
1.3.2. Về nhận thức
1.3.3. Về động cơ học tập
1.3.4 Về điều kiện học tập
1.4. Đặc điểm giáo viên trong các TTHTCĐ
1.4.1. Vị trí của ngƣời giáo viên
1.4.2. Đặc điểm lao động của giáo viên
1.4.3. Những yêu cầu về nhân cách của ngƣời giáo viên

1.4.4. Quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học
1.4.5. Chế độ cho ngƣời giáo viên trong các TTHTCĐ

11
11
14
19
19
22
22
28
33
35
40
40
40
41
41
41
42
43
43
45
45

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNCỦA
TTHTCĐ Ở HUYỆN TÂN YÊN

47


2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên có ảnh
hƣởng đến hoạt động của TTHTCĐ.
2.1.1. Vị trí, địa hình

47

3

47


2.1.2. Cơ cấu nền kinh tế
2.1.3. Công tác phát triển giáo dục
2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ huyện Tân Yên
2.2.1. Hoạt động tổ chức chỉ đạo
2.2.2. Nội dung hoạt động
2.2.3. Kết quả hoạt động
2.3. Thực trạng của đội ngũ giáo viên các TTHTCĐ
2.3.1. Đặc điểm đội ngũ giáo viên của các TTHTCĐ
2.3.2. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trị của GV trong các THTCĐ
2.3.3. Động cơ tham gia giảng dạy của giáo viên trong các TTHTCĐ
2.3.4. Đánh giá mức độ phù hợp và mức độ thực hiện các phƣơng pháp
giảng dạy của các giáo viên.
2.3.5. Thực trạng kỹ năng giảng dạy của giáo viên
2.3.6. Thực trạng kỹ năng tổ chức từng chuyên đề
2.3.7. Đánh giá tổng quan về đội ngũ giáo viên
2.3.8. Đánh giá về phƣơng pháp và thái độ của giáo viên
2.3.9. Đánh giá, tổng kết công tác quản lý giáo viên các TTHTCĐ
2.3.10. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lƣợng giảng dạy


48
50
51
51
54
54
58
59
63
63
64

CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TTHTCĐ

75

3.1. Một số nguyên tắc xây dựng đội ngũ giáo viên các TTHTCĐ
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính liên kết phối hợp
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng về lĩnh vực chun mơn
3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính linh hoạt và kiêm chức
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính tại chỗ ngay tại địa phƣơng
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính kết hợp hài hồ các lợi ích
3.2. Các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên
3.2.1. Biện pháp 1: Xác định nhu cầu và tuyển chọn đội ngũ
3.2.2. Biện pháp 2: Bố trí và sử dụng theo nguyên tắc liên kết phối hợp
3.2.3. Biện pháp 3: Đào tạo đội ngũ giáo viên cho các TTHTCĐ
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên trong các TTHTCĐ
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng chế độ đãi ngộ cho cán bộ, giáo viên
3.2.6. Biện pháp 6: Giám sát và đánh giá hiệu quả của giáo viên

3.3. Thăm dò nhận thức các khách thể về mức độ cần thiết và khả
thi của các biện pháp đã đề xuất
3.4. Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp.

75
75
76
76
77
77
78
78
78
81
83
85
87
89
90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

97

66
67
69
70
71

72

93
101

4


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhân loại đã bƣớc sang thế kỷ XXI, với những bƣớc tiến nhảy vọt của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống
vật chất và tinh thần của xã hội; kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trị quan
trọng, thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản xuất. Đó là những cơ hội và cũng là
những thách thức lớn cho mọi quốc gia. Trong bối cảnh đó, giáo dục đƣợc xem
là một trong những nhân tố quyết định tƣơng lai của các dân tộc. Điều đó địi hỏi
giáo dục phải phù hợp với thời đại. Hầu hết các nƣớc trên thế giới đã và đang
tiến hành cải cách giáo dục, nhằm đáp ứng một cách năng động, hiệu quả hơn,
trực tiếp hơn những nhu cầu phát triển đất nƣớc.
Hƣớng tới tƣơng lai, nhìn chung nền giáo dục của các nƣớc đều hƣớng tới
những tƣ tƣởng của giáo dục hiện đại nhƣ Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ
XXI của UNESCO đã kết luận: Giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột “Học để biết,
học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm ngƣời”. Bốn trụ cột
này phải đặt trên nền tảng học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Vậy xã hội học tập là gì?
Có thể hiểu xã hội học tập mà ở đó ai cũng đƣợc học tập, học ở mọi lứa
tuổi, ở mọi nơi, mọi lúc … Mọi hiện tƣợng, mọi sự kiện, mọi hoạt động … đều
có thể là đối tƣợng, nội dung học tập. Phƣơng pháp học tập đa dạng, mềm dẻo,
linh hoạt, có thể học theo những cách khác nhau, học ở trƣờng, trong lao động,

trong giao tiếp, trong giải trí và bằng mọi phƣơng tiện. Đó là xã hội tạo cơ hội
cho mọi ngƣời học tập để phát huy mọi tiềm năng trí tuệ của mình.
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VIII) đã khẳng
định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nƣớc và mỗi
cộng đồng, của từng gia đình và mỗi cơng dân. Kết hợp tốt giáo dục học đƣờng
với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành
mạnh; ngƣời lớn là gƣơng cho con trẻ noi theo. Phát động phong trào rộng khắp
5


toàn dân học tập, ngƣời ngƣời đi học, học ở trƣờng, lớp và tự học suốt đời,
ngƣời biết dạy ngƣời chƣa biết, ngƣời biết nhiều dạy ngƣời biết ít, mỗi ngƣời
phải khơng ngừng tự nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ. Tiếp
tục đa dạng hố các hình thức giáo dục và các loại hình trƣờng lớp phù hợp với
địi hỏi của tình hình mới với nhu cầu học tập của tuổi trẻ và toàn xã hội”. [5 –
Tr.11,12]
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần IX ( 4/2001 ) của Đảng
CSVN đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển giáo dục & đào tạo
(GD&ĐT)... thực hiện “Giáo dục cho mọi ngƣời”, “cả nƣớc trở thành một xã hội
học tập” [1-Tr.169]. Tiếp đó các văn kiện của TƢ Đảng và Nhà nƣớc đã từng
bƣớc cụ thể hoá nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập (XHHT). Chiến lƣợc phát
triển giáo dục giai đoạn 1001-2010 chỉ rõ quan điểm: xây dựng XHHT, tạo điều
kiện cho mọi ngƣời, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ đƣợc học tập thƣờng xuyên,
học suốt đời. Kết luận của hội nghị TƢ 6 (khoá I X) họp tháng 7/2002 chỉ rõ:
phát triển GD khơng chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã,
phƣờng gắn với nhu cầu thực tế đời sống kinh tế – xã hội, tạo điều kiện thuận lợi
cho mọi ngƣời có thể học tập suốt đời, hƣớng tới xã hội học tập. Hội nghị
TƢ7(khoá I X) đã ra nghị quyết “về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân
tộc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,
trong đó có nội dung “xây dựng phong trào” “ Cả nƣớc trở thành một xã hội học

tập” “Học tập suốt đời”, trƣớc hết trong cán bộ, Đảng viên, và thế hệ trẻ”. [4Tr.10].
Trong Công văn số 198/CV-KHVN ngày 26/5/2005 của Hội Khuyến học
Việt Nam về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến học, thực hiện đề án xây dựng xã
hội học tập của Chính phủ đã chỉ rõ: “Phát triển rộng khắp, bền vững, có hiệu
quả TTHTCĐ, là cơng cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Đối với
các địa phƣơng đã phủ kín 100% xã, phƣờng, thị trấn đƣợc thành lập TTHTCĐ
thì củng cố, mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động của TTHTCĐ, chú ý

6


việc huy động số lƣợng ngƣời đến học và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
dạy”.
Xây dựng XHHT là việc mới mẻ với nƣớc ta; nhƣng thế giới đã có những
kinh nghiệm, ta cần nghiên cứu có chọn lọc các bài học ở một số nƣớc, kết hợp
với nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn GD nhất là các mơ hình có tính chất
XHHT đã xuất hiện mấy năm nay; cần nghiên cứu những vấn đề lý luận về
XHHT, về quản lý nhà nƣớc về GD theo XHHT- HSĐ trên cơ sở từng bƣớc xây
dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý theo cơ chế Nhà nƣớc - xã hội phối hợp
quản lý GD để triển khai rộng rãi các mô hình GD ngồi cơng lập, khơng chính
quy và phi chính quy, GD cộng đồng phù hợp thực tế của ta...Nhƣ vậy việc xây
dựng XHHT trở thành vấn đề thời sự lớn của nƣớc ta nói chung, của ngành GD
nói riêng. Nhà nƣớc chủ trƣơng xây dựng và mở rộng ngay các mơ hình học tập
cho các cộng đồng dân cƣ trƣớc mắt là ở các thôn xã, đồng thời sẽ tập hợp lực
lƣợng nghiên cứu lý luận về vấn đề XHHT ở nƣớc ta. Với tiếp cận XHHT và
HSĐ thì GD nói chung, đào tạo giáo viên nói riêng sẽ phải có nhiều thay đổi lớn
về nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn để thực hiện nghị quyết IX “thực
hiện GD cho mọi ngƣời”, “xây dựng cả nƣớc thành một XHHT”. Vấn đề đào tạo
giáo viên và sử dụng giáo viên phải theo hƣớng xây dựng XHHT.
Giáo dục thế kỷ XXI và XHHT đòi hỏi nâng cao vai trò xã hội và thay đổi

hoạt động lao động của ngƣời giáo viên. GD Thế kỷ mới đang thay đổi sâu sắc
và toàn diện so với thời gian cách đây vài thập kỷ, khiến nhiều nƣớc trên thế
giới phải tiến hành khi cải cách GD. Cuộc cải cách GD có tính tồn cầu bƣớc
vào thế kỷ XXI đi theo các hƣớng lớn: tăng cƣờng GD nhân văn; tính cộng đồng
cao, có kỹ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin và thơng lƣu; đào tạo những con
ngƣời có năng lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, biết làm kinh tế, biết quản lý và phát
triển xã hội; hiện đại hoá phƣơng pháp GD theo các hƣớng bồi dƣỡng năng lực
sáng tạo của ngƣời học, tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện hiện đại và cá thể hố
học tập. Hình thành XHHT là mở rộng diện phục vụ của GD cho cả hai đối
tƣợng đều quan trọng là GD thế hệ trẻ và GD ngƣời lớn. Trong nền GD đó vai

7


trị XH và tính chất lao động nghề nghiệp nhà giáo thay đổi lớn, nhằm GD thế
hệ đang lớn lên có thái độ đúng và đủ bản lĩnh vừa đối mặt với các thử thách,
xây dựng tƣơng lai với quyết tâm và trách nhiệm. Nhà giáo cịn đóng vai trị
quyết định trong sự hình thành và phát triển thái độ đối với việc học, khơi dậy
sự ham hiểu biết, tinh thần nghiêm túc khoa họcvà tạo điều kiện sẵn sàng thực
hiện GD liên tục suốt cuộc đời, đảm bảo quyền và trách nhiệm học tập cho mọi
ngƣời. Tính chất lao động sƣ phạm đƣợc xác định bởi diện mạo xã hội và những
đặc thù lao động trí óc của nhà giáo. Hiện nay xã hội công nhận và tôn vinh
chức năng xã hội lớn của giáo giới vì GD đóng vai trò động lực của sự tăng
trƣởng sức sản xuất do thực hiện chức năng tạo nguồn nhân lực đƣợc coi là
nguồn lực hàng đầu trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.Trong nhà
trƣờng hiện đại nhà giáo khơng đóng vai trị hẹp là chỉ truyền thụ kiến thức nhƣ
trƣớc mà là ngƣời tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy các em biết
phƣơng pháp học và tổ chức tự học, học liên tục và học suốt đời. Giáo viên còn
phải là nhân vật tham gia vào công tác quản lý nhà trƣờng, xã hội hoá GD, tham
gia nhiều hoạt động xã hội đa dạng địi hỏi văn hố giao tiếp. Giáo viên sẽ phải

đảm nhiệm công việc tại các cơ sở GD công lập, GD ngồi cơng lập, tiến hành
phƣơng thức GD chính quy, khơng chính quy, phi chính quy tại các loại đơn vị
GD ngƣời lớn nhƣ các TTGDTX, TTHTCĐ, GD từ xa, GD mở và GD cá thể
hoá...
Thực hiện Chỉ thị số 02- CT/TƢ ngày 21/5/2003 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh
uỷ Bắc Giang về tăng cƣờng sự lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng TTHTCĐ
xã, phƣờng, thị trấn đến nay 24/24 xã, thị trấn của huyện Tân Yên đã thành lập
TTHTCĐ. Các TTHTCĐ đều đã hoạt động và đạt đƣợc hiệu quả. Nhiều chuyên
đề về thời sự chính trị, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đã đƣợc triển khai.
Nhiều chuyên đề chuyển giao khoa học kỹ thuật đã đƣợc tập huấn nhƣ: Kỹ thuật
chăn nuôi lợn siêu nạc, ngan Pháp, gà công nghiệp, chim cút, chăn nuôi cá … kỹ
thuật trồng dƣa bao tử, dƣa hấu, cây ăn quả … Nhiều chuyên đề chăm sóc sức
khoẻ, đời sống nhân dân đƣợc thực hiện góp phần giúp ngƣời lao động biết cách

8


xố đói giảm nghèo, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Góp phần thúc
đẩy việc thực hiện cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hố” ở cộng đồng dân cƣ.
Tuy nhiên, một số TTHTCĐ hoạt động chƣa hiệu quả, nội dung, hình thức
cịn nghèo nàn, cơ sở vật chất yếu kém, kinh phí duy trì hoạt động thƣờng xuyên
còn hạn hẹp, cơ cấu tổ chức bộ máy chƣa hợp lý, cơ chế vận hành còn nhiều
lúng túng. Đặc biệt là chƣa có một đội ngũ giảng viên tƣơng đối ổn định để đảm
bảo cho các trung tâm hoạt động. Hiện nay đội ngũ giáo viên chủ yếu là hợp
đồng với giảng viên cơ hữu của các trƣờng đại học nhƣ Đại học Nông nghiệp Hà
Nội I, Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Trƣờng Cao đẳng Nơng lâm Việt n.
Nguồn kinh phí do phịng khuyến nơng, khuyến lâm huyện và tỉnh cung cấp;
cịn giáo viên dạy văn hố chủ yếu là giáo viên của Phịng Giáo dục huyện và
giáo viên thuộc TTGDTX&DN của huyện đƣợc mời thỉnh giảng, hàng năm trạm

thú y và phịng nơng nghiệp huyện Tân Yên phối hợp với TTGDTX&DN mở
lớp thú y, lớp làm vƣờn, lớp chăn nuôi cá, nuôi tôm, lớp máy may công
nghiệp...; để tạo nguồn cán bộ kỹ thuật tại cơ sở.
Là một ngƣời làm công tác quản lý tại huyện Tân Yên, tôi không khỏi băn
khoăn, trăn trở làm thế nào để góp phần thúc đẩy các Trung tâm học tập cộng
đồng hoạt động thƣờng xuyên và đạt hiệu quả cao. Do đó, tơi chọn nghiên cứu
đề tài: “Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên các trung tâm học tập
cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang”; để giải quyết nhu cầu
nói trên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Nhằm tìm ra biện pháp xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên đủ về số
lƣợng, hợp lý về cơ cấu, vững về chun mơn, đáp ứng tối đa các loại hình học
tập của Trung tâm, để Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động thƣờng xuyên và
đạt hiệu quả cao.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:

3.1. Khách thể nghiên cứ: Hoạt động của TTHTCĐ các xã, thị trấn huyện
Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
9


3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Xây dựng đội ngũ giáo viên các TTHTCĐ của các xã, thị trấn huyện Tân
Yên tỉnh Bắc Giang.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Đội ngũ giáo viên còn chƣa ổn định, hiệu quả sử dụng còn thấp đã làm ảnh
hƣởng đến chất lƣợng giáo dục trong các TTHTCĐ. Vì thế, nếu tìm ra những
biện pháp thích hợp để xây dựng và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên thì sẽ góp

phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đội ngũ giáo viên TTHTCĐ.
5.2. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Tân
Yên và đội ngũ giáo viên tại các TTHTCĐ.
5.3. Đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cho các TTHTCĐ.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
Bao gồm phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hố, khái qt hố,…các
tài liệu lý luận, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến giáo viên các
TTHTCĐ nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến và phỏng vấn trực
tiếp học viên, giáo viên, cán bộ quản lý về những vấn đề liên quan đến đội ngũ
giáo viên của TTHTCĐ.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi, toạ đàm với cán bộ quản lý,
giáo viên, học viên về vấn đề đội ngũ TTHTCĐ; tổ chức các buổi hội thảo về
xây dựng đội ngũ giáo viên cho các TTHTCĐ, tham gia những hội nghị tổng kết
kinh nghiệm về các TTHTCĐ.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn công tác giảng dạy của các
giáo viên, sự tham gia học tập của các học viên, cách thức điều hành của Ban
quản lý các TTHTCĐ.

10


- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các mẫu phiếu và trao đổi trực tiếp
để xin ý kiến các chuyên gia về cách xử lý các kết quả điều tra, cách thức thực

hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên đã đề xuất.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học: Để xử lý các tài liệu lƣợng hoá kết
quả nghiên cứu đề tài.
7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Các TTHTCĐ của huyện Tân Yên.
Cơ cấu, trình độ đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên
trong các TTHTCĐ.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống các tri thức lý luận về TTHTCĐ và công
tác quản lý các TTHTCĐ, xác định đƣợc hệ thống một số biện pháp xây dựng
đội ngũ giáo viên cho các TTHTCĐ.
Về mặt thực tiễn: Luận văn này nêu lên thực trạng hoạt động của giáo viên
và thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ, đồng thời chỉ ra ngun nhân của
thực trạng đó. Luận văn trình bày kết quả điều tra khảo sát và thu thập ý kiến
đánh giá về các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên mà các TTHTCĐ đang
thực hiện.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG.
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề về Trung tâm học tập cộng đồng
(TTHTCĐ)
1.1.1 Sự phát triển TTHTCĐ ở thế giới [38-Tr.10]
- Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nƣớc có lịch sử lâu đời về giáo dục khơng
chính quy. Vào thời kỳ Edo, khoảng thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 ở Nhật Bản đã có
khoảng 15.000 TTHTCĐ ở tại các thơn, xã, gọi là TERAKOYA ( TERA là
đình, chùa; TERAKO là học viên học tại các lớp ở đình chùa, TERAKOYA là
nơi học tập quy mơ nhỏ ở cộng đồng - TTHTCĐ ). Chính các TTHTCĐ này đã

góp phần quan trọng vào việc hiện đại hoá nƣớc Nhật Bản.

11


Sau Thế chiến thứ II, Bộ Giáo dục Nhật Bản sáng tạo một mơ hình cơ sở
giáo dục mới, gọi là Kô-min-kan (TTHTCĐ). Ngày 5 tháng 7 năm 1946, Bộ
Giáo dục đã có thơng báo khuyến khích thành lập Kơ-min-kan. Thông báo xác
định mục tiêu sự nghiệp giáo dục Nhật Bản lúc đó nhƣ sau: “Điều quan trọng
nhất cho tƣơng lai của Nhật Bản là toàn dân Nhật Bản cần tiếp thu những kiến
thức nhiều ngành khác nhau, xây dựng một phong cách độc lập suy nghĩ và
phong cách hợp tác với ngƣời khác một cách hồ bình”. Để thực hiện mục tiêu
đó, Thơng báo khẳng định tiếp: “Cần hình thành các Kô-min-kan tại mọi làng,
xã - nhƣ một ngôi nhà của công dân - nơi mà nhân dân trong làng, xã có thể đến
bất cứ lúc nào; có thể là nơi đọc sách, trao đổi tranh luận; là nơi mà đơi lúc có
thể tiếp nhận sự giúp đỡ của ngƣời khác về các vấn đề sinh sống của cá nhân
hay các vấn đề liên quan đến công việc. Mọi ngƣời có thể thiết lập mối quan hệ
ngày càng mật thiết với nhau, tại đó, nơi mà cùng một lúc có nhiều chức năng
nhƣ là một trƣờng học cơng dân, một thƣ viện, một nhà bảo tàng, một hội
trƣờng, một nhà sinh hoạt cộng đồng của làng, xã. Đây cũng là nơi sinh hoạt của
nhiều tổ chức xã hội khác nhau nhƣ Đồn thanh niên, Hội phụ nữ,…”.
Kơ-mi-kan khơng những đƣợc thành lập do yêu cầu của dân mà còn đƣợc
dân tham gia quản lý. Về kinh phí hoạt động, ngoài sự hỗ trợ phần nào của nhà
nƣớc, chủ yếu là do uỷ ban địa phƣơng tự lo. Bên cạnh các văn bản pháp quy để
thể chế hố việc hình thành Kơ - mi – kan do Chính phủ ban hành, cịn có phong
trào quần chúng diễn ra trên cả nƣớc để thành lập Kô - mi-kan với khẩu hiệu:
Lập Kơ-mi-kan trƣớc tiên để xây dựng làng, xã. Chính nhờ chủ trƣơng đúng đắn
trên và phong trào quần chúng sôi nổi ấy mà Kô- mi-kan đã trở thành một hệ
thống phát triển rộng khắp đất nƣớc Nhật Bản. Hiện nay, trên tồn quốc Nhật
Bản có khoảng 18 nghìn Kơ-mi-kan, phủ khắp 90% tổng số thành phố, thị trấn,

làng, xã.
Kô- mi-kan tại các thành phố, thị trấn, làng, xã nhƣ là một Trung tâm văn
hố tại địa phƣơng. Nó là nơi cung cấp địa điểm và các phƣơng tiện, trang thiết
bị cho giáo dục xã hội nhằm mục đích phục vụ những lợi ích của cộng đồng với

12


những chƣơng trình đặc trƣng đƣợc xây dựng bởi những ngƣời quản lý và nhân
viên của Trung tâm. Các Trung tâm này có cơ sở vật chất (nhƣ phịng hội họp,
phòng học, thƣ viện…) và các trang thiết bị nhƣ sách, báo, máy chiếu phim,
dụng cụ thể dục thể thao, v.v…Các chƣơng trình đƣợc thực hiện tại Trung tâm
bao gồm: Các chƣơng trình ngắn hạn phục vụ cho phụ nữ và thanh niên; chƣơng
trình cho ngƣời lớn; các buổi sinh hoạt văn học, hội họp, học tập, triển lãm,
chiếu phim, tranh luận, thể thao, giải trí…
- Thái Lan:
Từ năm 1977, Thái Lan thực hiện dự án phát triển giáo dục khơng chính
quy trong khn khổ của giáo dục suốt đời. Dự án đã xây dựng lại hệ thống các
cơ sở giáo dục khơng chính quy cho ngƣời lớn nhƣ sau:
Xây dựng 5 Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại 5 vùng.
Xây dựng mạng lƣới các Trung tâm giáo dục khơng chính quy cấp tỉnh (6
tỉnh) và các Trung tâm giáo dục khơng chính quy các huyện (khoảng 700 Trung
tâm).
Xây dựng mạng lƣới các TTHTCĐ cấp xã hoặc liên xã (khoảng 6000 Trung
tâm).
Các TTHTCĐ cấp xã tại Thái Lan chịu sự quản lý của dân làng. Kế hoạch
hoạt động của Trung tâm do Hội đồng xã lập ra. Các Trung tâm này có thƣ viện,
phịng đọc sách báo, phịng họp cộng đồng, phòng xem ti vi, radio, và một số
phƣơng tiện giáo dục cơ bản cần thiết. Ngoài ra, tại các Trung tâm này cịn có
một số phƣơng tiện phục vụ cho các hoạt động xã hội nhƣ đài, loa phát thanh,

nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao v.v…Năm 1999, Thái Lan đã thành lập gần
6.000 TTHTCĐ, bảo phủ khoảng 85% cụm xã trong cả nƣớc.
-Ấn Độ:
Từ năm 1988, Chính phủ Ấn Độ quyết định thành lập hàng loạt các Trung
tâm học tập trong cả nƣớc nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho sau XMC và
GDTX. Các trung tâm học tập ( TTHT) này đƣợc coi là nơi triển khai chính thức

13


các chƣơng trình sau XMC và GDTX. Cứ 4-5 làng ( khoảng 5.000 dân ) có một
TTHT. Các hoạt động chủ yếu của TTHT này là:
Tổ chức các lớp học buổi tối để củng cố kỹ năng biết chữ và tính tốn;
Tổ chức các buổi thảo luận nhóm;
Tiến hành các chƣơng trình huấn luyện đơn giản, ngắn ngày;
Phổ biến thơng tin;
Tổ chức tuyên truyền qua đài, ti vi;
Tổ chức các hoạt động giải trí, văn hố, thể thao, v.v…
-Myanmar
Mơ hình TTHTCĐ đƣợc xây dựng tại Myanmar từ năm 1994. Đƣợc sự trợ
giúp của UNDP, UNESCO và các tổ chức phi chính phủ khác, đến nay
Myanmar đã có 480 TTHTCĐ.
TTHTCĐ tại Myanmar đƣợc xác định là một cơ sở giáo dục taị một làng
xã, nằm ngồi hệ thống giáo dục chính quy, đƣợc thành lập và quản lý bởi nhân
dân địa phƣơng, cung cấp cho nhân dân những cơ hội học tập đa dạng nhằm
phát triển và cải thiện chất lƣợng cuộc sống. TTHTCĐ là của cộng đồng, cho
cộng đồng và vì cộng đồng.
TTHTCĐ có thể là một trung tâm thơng tin; một trung tâm huấn luyện nghề
nghiệp; một CLB để trao đổi, thảo luận; một nơi đọc sách báo, một thƣ viện;
một trung tâm văn hố, vui chơi, giải trí.

TTHTCĐ đƣợc xây dựng nhằm những mục đích sau:
Cung cấp những cơ hội học tập cho mọi ngƣời;
Cung cấp thông tin đa dạng cho mọi ngƣời;
Cung cấp các chƣơng trình giáo dục khơng chính quy, các chƣơng trình đào
tạo kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng;
Phát triển nguồn nhân lực;
Phối kết hợp giữa dân làng với các cơ quan phát triển.
Tổng quan về sự phát triển của các TTHTCĐ ở một số nƣớc trên thế giới
cho thấy:

14


Các nƣớc đều quan tâm đến giáo dục cộng đồng, lấy cộng đồng làm mục
tiêu và động lực cho sự phát triển giáo dục vì cộng đồng. Sự cam kết, quan tâm
của chính phủ; sự tham gia của các lực lƣợng xã hội; sự đầu tƣ thích đáng của
các nguồn lực; sự bình đẳng đối với các đối tƣợng hƣởng thụ đảm bảo cho các
trung tâm đó hoạt động có kết quả.
- Việt Nam khơng thể nằm ngồi xu thế chung đó. Trƣớc yêu cầu của cuộc
sống, của sự nghiệp đổi mới kinh tế, văn hóa nƣớc ta, cần thiết phải quan tâm
đến việc xây dựng và phát triển các TTHTCĐ. Phải tạo điều kiện để ngƣời dân
tham gia học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời. Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ IX đã chỉ rõ: " Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những
hình thức giáo dục chính qui và khơng chính qui, thực hiện giáo dục cho mọi
ngƣời, cả nƣớc trở thành một xã hội học tập" [17-Tr.15].
1.1.2. Sự phát triển TTHTCĐ của Việt Nam [38-Tr.18]
Nhƣ trên đã nói, TTHTCĐ đã đƣợc xây dựng và phát triển rất sớm ở nhiều
nƣớc, đặc biệt là ở Nhật Bản.
Ở Việt Nam: Sau hơn 80 năm sống dƣới chế độ thuộc địa nửa phong kiến
với chính sách của thực dân Pháp “ngu dân dễ cai trị”. nƣớc ta có 99% dân số bị

mù chữ. Vì vậy ngay từ khi nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà mới đƣợc
thành lập, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Ngƣời mong “ai cũng đƣợc học hành”. Nhiệm vụ chống giặc dốt đã đƣợc xếp
thứ hai ngay sau chống giặc ngoại xâm. Để nhanh chóng chống nạn mù chữ
cho ngƣời
dân, ngày 8/9/1945 Chính phủ đã ký các sắc lệnh quan trọng về bình dân học vụ:
Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha bình dân học vụ.
Sắc lệnh số 19/SL quy định hạn trong 6 tháng làng nào, thị trấn nào cũng
phải có lớp học ít nhất 30 ngƣời theo học.
“ Chỉ trong một thời gian ngắn phong trào chống nạn mù chữ đã lan rộng
khắp cả nƣớc tạo nên một chiến dịch với sự tham gia đông đảo của đồng bào.

15


Nơi nào cũng có ngƣời cần học ở đó có lớp học, những ngƣời tham gia chiến
dịch, ngƣời dạy và ngƣời học đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, không phân biệt nam nữ
giàu nghèo”. [19-T.1-Tr.28]. Nhƣ vậy, có thể nói đây là những cơ sở đầu tiên, là
những TTHTCĐ đầu tiên ở Việt Nam, với nhiệm vụ nhanh chóng xố nạn mù
chữ cho ngƣời dân lao động.
“Từ chiến dịch chống nạn mù chữ năm 1945 - 1946 sau này đã trở thành
những kinh nghiệm quốc tế đến tận cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI (Tuyên
ngôn Jomtien - Thái Lan năm 1990 và khuôn khổ hành động Dakar - Sengal
năm 2000 về giáo dục cho mọi ngƣời), đó là: sự cam kết, quan tâm của chính
phủ; sự tham gia của các lực lƣợng xã hội; sự đầu tƣ thích đáng của các nguồn
lực; sự bình đẳng đối với các đối tƣợng hƣởng thụ” [19-T.1-Tr.28].
Có thể nói ở Việt Nam, việc xây dựng TTHTCĐ một công cụ thiết yếu để
xây dựng “xã hội học tập” từ cơ sở, chủ trƣơng mang tính chiến lƣợc mà Đảng
ta nêu lên bắt nguồn từ tƣ tƣởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ai cũng

có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành” [22-Tr.46]. Tƣ tƣởng này phù hợp
với xu thế thế giới.
Trong những năm 1995 - 1996, trƣớc đòi hỏi mở rộng nhiều hình thức giáo
dục khơng chính quy của nhân dân, Viện Khoa học giáo dục (nay là Viện Chiến
lƣợc và Chƣơng trình giáo dục) đã nghiên cứu, thí điểm mơ hình TTHTCĐ ở
các vùng kinh tế khác nhau, đƣợc UNESCO Băngkok và Nhật Bản nhiệt tình
giúp đỡ. Trung tâm XMC và GDTX thuộc Viện Khoa học giáo dục đã thử
nghiệm tại các xã Cao Sơn (Hồ Bình), Pú Nhung (Lai Châu), Việt Thuận (Thái
Bình) và An Lập (Bắc Giang)
Sau thí điểm có kết quả trên, từ đầu năm 1999, Bộ GD&ĐT đã mở rộng mơ
hình TTHTCĐ ở các tỉnh thành phố khác. Các tổ chức quốc tế - nhƣ Hiệp hội
Quốc gia và các tổ chức UNESCO Nhật Bản (NFUAJ) đã giúp 2 tỉnh Lai Châu,
Điện Biên xây dựng 40 TTHTCĐ và 3 TTGDTX (2000 - 2003); giúp đỡ 8 tỉnh
Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai và
Sơn La mỗi tỉnh một TTHTCĐ. UNESCO Hà Nội giúp 5 tỉnh Tây Nguyên (

16


Kon Tum, Gia Lai, Đăc Lắc, Đăc Nông, Lâm Đồng) và Bình Phƣớc mỗi tỉnh 1
TTHTCĐ. Các TTHTCĐ phát triển rất nhanh, từ 15 Trung tâm năm 1999 đến
tháng 2/2005, cả nƣớc đã có 4.783 Trung tâm, đạt tỷ lệ 44,5% xã, phƣờng, thị
trấn trong cả nƣớc. Đặc biệt tỉnh đạt 100% số xã, phƣờng, thị trấn có TTHTCĐ
(Thái Bình, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, TP Đà
Nẵng, Hải Dƣơng và Đồng Tháp).
Qua thực tiễn hoạt động của các TTHTCĐ trong cả nƣớc nhiều cấp uỷ
Đảng, chính quyền ở các tỉnh, thành phố đã khẳng định rằng: TTHTCĐ là cơng
cụ quan trọng góp phần ổn định tình hình chính trị, thúc đẩy cơng cuộc đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội. TTHTCĐ đã và đang trở thành trƣờng học của
nhân dân lao động, là cơ sở quan trọng để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Thực tế cho thấy, ở những xã, phƣờng, thị trấn có TTHTCĐ bƣớc đầu đã
tạo đƣợc phong trào học tập trong nhân dân. Nhiều TTHTCĐ hoạt động có đã
đạt đƣợc các kết quả đáng khích lệ, đó là:
TTHTCĐ đã góp phần đẩy mạnh việc củng cố và nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả của công tác XMC - phổ cập giáo dục tiểu học, nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và tăng tỷ lệ ngƣời biết chữ.
Có thể nói, TTHTCĐ là nơi tổ chức và tiến hành có hiệu quả các hoạt động
giáo dục nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập cơ bản, học tập suốt đời của các
nhóm thanh, thiếu niên và ngƣời lao động ở xã, phƣờng, thị trấn. Các lớp học
sau XMC đã đƣợc mở cho nhiều đối tƣợng, đặc biệt là những ngƣời mới đƣợc
công nhận biết chữ, nhằm ngăn chặn tái mù chữ và từng bƣớc góp phần nâng
cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời lao động nhờ kiến thức đƣợc cung cấp tại
các lớp này. Hoạt động của các TTHTCĐ cùng với các TTGDTX quận, huyện
đã góp phần nâng cao tỷ lệ ngƣời biết chữ.
TTHTCĐ đã góp phần ổn định chính trị - xã hội, xây dựng khối đoàn kết
nội bộ trong nhân dân và mối liên kết giữa các đoàn thể, tổ chức xã hội trong
cộng đồng xã, phƣờng, thị trấn.

17


Hoạt động của các TTHTCĐ đều bắt đầu bằng các hình thức nghe báo cáo
thời sự, chính trị, trao đổi, phổ biến các chế độ chính sách mới của Đảng, Nhà
nƣớc, chủ trƣơng của các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức, thảo luận những
chƣơng trình cơng tác sắp triển khai của địa phƣơng để dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra. Từ đó quyền làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy, khơng cịn
những khiếu kiện tập thể, mối quan hệ giữa chính quyền và quần chúng nhân
dân thêm gắn bó.
TTHTCĐ đã góp phần nâng cao nhận thức về hiến pháp và pháp luật.
Hầu hết các TTHTCĐ đều đem đến cho nhân dân sự hiểu biết về hiến pháp,

pháp luật nhƣ: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Giáo dục, Luật
Qn sự, Luật An tồn giao thơng … và nếp sống văn hố mới. Những nơi này,
cộng đồng đều có nhận thức khá sâu sắc về pháp luật, ngƣời dân đƣợc học tập,
đƣợc giải thích nên họ tin vào pháp luật và làm việc theo pháp luật; hoạt động
của TTHTCĐ đã góp phần là giảm đáng kể việc tranh chấp khiếu kiện về đất
đai, giảm các vụ tai nạn giao thông, giảm tỷ lệ phát triển dân số, thanh niên tham
gia nghĩa vụ quân sự và vƣợt chỉ tiêu …
Các TTHTCĐ đã góp phần giúp ngƣời lao động biết cách xố đói, giảm
nghèo, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống, phấn đấu làm giàu chính đáng
thơng qua việc truyền nghề và dạy nghề ngắn hạn.
- Về chăn nuôi: Nhiều chuyên đề mới đã đƣợc ứng dụng và đƣợc thực tiễn
đúc rút thành những bài học quý nhƣ nuôi ba ba thịt, ba ba giống ở xã Cảnh
Thuỵ (Yên Dũng - Bắc Giang), Quận 12 (Tp. Hồ Chí Minh), Đức Thuỵ (Quảng
Bình); ni heo, bị, ong, cá bằng phƣơng pháp áp dụng công nghệ mới ở tỉnh
Đồng Nai. Rất nhiều TTHTCĐ đã giúp bà con nơng dân ni tơm, lợn hƣớng
nạc, gà siêu trứng, bị sữa …
- Về trồng trọt: Phổ biến những tiến bộ kĩ thuật đƣợc cộng đồng chú ý nhƣ,
giống mới, phƣơng pháp phịng trừ sâu bệnh cho lúa, ngơ, cây ăn quả. Những
giống lúa mới và phƣơng pháp phun thuốc trừ sâu cho lúa đƣợc giới thiệu tại
TTHTCĐ qua các hình thức tập huấn (nhƣ ở Nghĩa Thắng -Nam Định, Quảng

18


Xƣơng, Tĩnh Gia - Thanh Hố). Có những cộng đồng mạnh dạn trồng rau sạch
cung cấp cho thành phố (Yên Dũng - Bắc Giang) hoặc trồng mai vàng cung cấp
cho cả nƣớc (phƣờng Thạch Lộc - Tp. Hồ Chí Minh). Mỗi địa phƣơng khác
nhau, có cách làm, cách nghĩ khác nhau để nâng cao hiệu quả cây trồng.
- Về nghề thủ cơng: Đã có những TTHTCĐ cử ngƣời đi học nghề để trở
thành chuyên gia về sản xuất mây tre đan; sản xuất muối tinh khiết với công

nghệ đơn giản nhƣng giá trị gấp 3 lần muối thô (Tĩnh gia - Thanh hoá); hƣớng
dẫn ngƣời khiếm thị dệt vải ( quận 12 - Tp. Hồ Chí Minh)
TTHTCĐ góp phần thúc đẩy việc thực hiện của cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cộng đồng dân cƣ.
Có rất nhiều hoạt động phổ biến kiến thức về văn hoá - xã hội đã đƣợc triển
khai trong các TTHTCĐ ở các tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh Tây Bắc, Tây
Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, thông qua các chuyên đề xây dựng nếp
sống mới ở nông thôn, miền núi; học và tập thể dục dƣỡng sinh, chăm sóc sức
khoẻ trẻ em, phụ nữ, ngƣời cao tuổi, đọc sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ thơ, ca
hát, hoạt động thể dục thể thao...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, trong quá trình xây dựng
và phát triển TTHTCĐ cịn có nhiều khó khăn, yếu kém và bất cập, cụ thể là:
Về chỉ đạo, các TTHTCĐ hoạt độngêtrong khi chƣa có quy chế chính thức
về tổ chức và hoạt động. Đây là trở ngại lớn, vì chƣa có hành lang pháp lý trong
q trình xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của TTHTCĐ.
TTHTCĐ là hình thức học tập mới đƣợc tổ chức tại nƣớc ta, chƣa nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân, nên chƣa có danh mục để đầu tƣ từ ngân sách
nhà nƣớc. Đây cũng là trở ngại rất lớn trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất,
cung cấp tài liệu và trang thiết bị học tập. Hoạt động của các TTHTCĐ đƣợc
duy trì chủ yếu dựa vào tinh thần trách nhiệm của ngành GD&ĐT, của Hội
Khuyến học và chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ lịng nhiệt tình của ngƣời dạy
và ngƣời học.

19


TTHTCĐ phát triển chƣa đều, mới phát triển ở các vùng ven đô, đồng bằng
và trung du. Tại các thành phố, thị xã hoặc vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, các
trung tâm này chƣa phát triển.
Một số TTHTCĐ hoạt động chƣa có hiệu quả, nội dung và hình thức tổ

chức học tập cho ngƣời lao động còn nghèo nàn. Mặt khác, do chƣa có cơ chế
phối hợp, phân rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ƣơng đến các đơn
vị cơ cở nên nhiều ngành, tổ chức xã hội chƣa có trách nhiệm hỗ trợ cho các
TTHTCĐ hoạt động.
- Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém đó là:
Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đồn thể chƣa thấy
hết vai trị quan trọng TTHTCĐ đối với việc học tập của nhân dân.
Tài liệu hƣớng dẫn, tài liệu học tập cho đội ngũ cán bộ còn thiếu. Việc tập
huấn nâng cao năng lực cho cán bộ trong Ban Quản lý trung tâm chƣa đƣợc thực
hiện. Chƣa xây dựng và sử dụng đƣợc đội ngũ giáo viên cho các TTHTCĐ.
1.2. Trung tâm học tập cộng đồng
1. 2.1. Khái niệm TTHTCĐ
Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục đƣợc thành lập tại xã,
phƣờng, thị trấn hoạt động theo phƣơng thức giáo dục không chính quy.
Là nơi học tập thƣờng xuyên của nhân dân, học khơng chỉ vì bằng cấp, chủ
yếu để nâng cao chất lƣợng cuộc sống, chăm sóc gia đình, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế xã hội ở địa phƣơng.
TTHTCĐ là nơi kết phối hợp, hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền giáo dục
của các ban, ngành, đoàn thể, dự án, … Các hoạt động đều do các ban ngành
đoàn thể cùng phối hợp tổ chức, cùng lo kinh phí. Do vậy nó khơng phải là tổ
chức của riêng ngành giáo dục hay bất cứ tổ chức xã hội nào.
Hình thức học tập khơng chính quy là một hình thức học tập linh hoạt, đa
dạng, mềm dẻo, đáp ứng yêu cầu “cần gì học nấy”, “học để làm ngay”, “vừa học
vừa làm”, rất phù hợp với nguyện vọng và hoàn cảnh của ngƣời lao động, cán bộ
đảng viên, thế hệ trẻ, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

20


TTHTCĐ làm phát triển mạnh hệ thống giáo dục bên ngồi nhà trƣờng, đáp ứng

u cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có văn hố, có khoa học kỹ
thuật để chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện
đại hố đất nƣớc ở ngay tại đại phƣơng họ sinh sống.
TTHTCĐ là nơi thu hút mọi ngƣời dân đến để học tập, góp phần thực hiện
“cả nước trở thành một xã hội học tập” nhƣ mục tiêu của Đại hội IX của Đảng
đã khẳng định. Việc xây dựng “xã hội học tập”, chủ trƣơng mang tính chiến
lƣợc mà Đảng ta nêu lên bắt nguồn từ tƣ tƣởng mang tính nhân văn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành”. Tƣ tƣởng
này đã trùng hợp với xu thế phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI.
Chúng ta đang sống trong thời đại của sự phát triển kinh tế tri thức, của
công nghệ thông tin. Thế giới đã hình thành nền văn minh trí tuệ. Với xu thế
tồn cầu hố, các quốc gia đang sống trong thời kỳ vừa thể hiện tính phụ thuộc
lẫn nhau, vừa bảo vệ tính độc lập của từng nƣớc, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Cuộc cách mạng thông tin hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu các
tinh hoa văn hoá của các nƣớc, nhƣng đồng thời cũng làm cho các nền văn hoá
dễ bị pha tạp, lai căng, mất bản sắc. Khi hội nhập vào q trình tồn cầu hố,
nếu biết phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, đồng
thời tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại thì sẽ có sức đề kháng với các cuộc
“xâm lược văn hố” diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Gìn giữ bản sắc văn hoá dân
tộc phải đƣợc quán triệt trong mọi lĩnh vực giáo dục và trong lĩnh vực hoạt động
chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, an ninh quốc phịng
… chính đó là nguồn sức mạnh của mỗi dân tộc.
Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia là tồn bộ những ngƣời trong độ tuổi có
khả năng tham gia lao động. Ngày nay, vai trò của nguồn nhân lực đƣợc nhận
thức nhƣ một yếu tố năng động nhất. Con ngƣời đƣợc xem nhƣ một tài nguyên,
một nguồn lực. Phát triển con ngƣời, hoặc phát triển nguồn lực con ngƣời giữ
một vai trò trung tâm trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực quan trọng

21



nhất. Phát triển vốn con ngƣời quyết định sự phát triển các vốn khác.Trƣớc sự
phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin; sự xuất hiện
của xã hội thông tin, của kinh tế tri thức, của xã hội học tập (XHHT); xu thế
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, liên kết chặt chẽ các quốc gia vào cộng
đồng chung thế giới và khu vực, thì việc học tập suốt đời lại càng có ý nghĩa hơn
bao giờ hết. Những kiến thức có đƣợc trong nhà trƣờng chính quy của mỗi
ngƣời khơng đủ đáp ứng những nhu cầu mới, luôn thay đổi của cuộc sống hiện
đại. Do đó, mỗi ngƣời phải học thƣờng xuyên, học suốt đời “Học để biết, học để
làm, học để tồn tại và học để chung sống cùng nhau”, nhƣ ông Jacque Delors,
Chủ tịch Uỷ ban quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI đã khẳng định.
Xây dựng XHHT để tiến tới nền kinh tế tri thức đang là một trong những
chủ đề trọng tâm của UNESCO, của các Hội nghị giáo dục quốc tế. Hiểu một
cách cơ bản nhất, XHHT là một xã hội mà mọi ngƣời đƣợc khuyến khích và hỗ
trợ để học tập, mọi ngƣời vừa làm vừa học, học thƣờng xuyên, học liên tục để
khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn và tay nghề nhằm đáp ứng những yêu
cầu của thời đại mới: tin học hố, tồn cầu hố, xã hội thơng tin và tri thức. Có
nhƣ vậy mới thực hiện đƣợc tinh thần bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thƣ
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mƣời tại Đại hội Đảng
bộ trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội tháng 4/1996 : “ Cần dấy lên phong trào diệt
“giặc dốt” trong toàn Đảng, toàn dân. Ai dốt gì diệt nấy, ngƣời biết dạy ngƣời
chƣa biết, xố mù chữ, mù công nghệ, mù nghề, mù tin học, mù ngoại ngữ để
nhân dân ta tự nâng mình lên một trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại, áp dụng
đƣợc công nghệ vào sản xuất, xây dựng đƣợc nếp sống văn hoá, văn minh”.
Một trong những cách thức tổ chức của XHHT là xây dựng TTHTCĐ.
TTHTCĐ nhằm thực hiện mục tiêu: Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời
trong cộng đồng đƣợc học tập, đƣợc hƣởng dịch vụ giáo dục, thực hiện đa dạng
các nội dung học tập. Là mơ hình chuyển giao kiến thức, khoa học kỹ thuật trực
tiếp, rộng rãi, nhanh nhất đến ngƣời lao động và cũng là nơi trang bị kiến thức
về cuộc sống cho cộng đồng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, cải thiện cuộc


22


sống, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, … góp phần làm lành mạnh
các quan hệ xã hội trong cộng đồng. “Cả loài ngƣời đang bƣớc vào ngƣỡng cửa
của thế kỷ XXI với tƣ tƣởng xây dựng một xã hội học tập, coi việc học là việc
làm thƣờng xuyên, suốt đời của mọi ngƣời, lấy việc học là động lực quyết định
hàng đầu để đƣa xã hội tiến lên”. [9-Tr.28].
TTHTCĐ ra đời và phát triển phù hợp với xu thế chung của thời đại và hợp
với nhu cầu, nguyện vọng học tập của quần chúng nhân dân lao động. Ngày
27/6/2005, Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng đã ký Lệnh số 11/2005/L/CTN công
bố Luật Giáo dục, đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghã Việt Nam
khố XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, bổ sung tại Mục 5, Điều 46,
khoản 1 “Cơ sở giáo dục thƣờng xuyên bao gồm:
a) TTGDTX đƣợc tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện;
b) TTHTCĐ đƣợc tổ chức tại xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã)”.
1.2.2. Tính chất giáo dục của TTHTCĐ
- Đây là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân đáp ứng nhu cầu “cần gì
học nấy”, “học để làm ngay”, “vừa học vừa làm” một cách thƣờng xuyên, liên
tục, học suốt đời của cán bộ và các tầng lớp nhân dân ở các cụm dân cƣ xã,
phƣờng, thị trấn. Mọi ngƣời dân tham gia xây dựng, ủng hộ và kiểm soát.
Những nhu cầu học tập do nhân dân đề xuất lên đƣợc kịp thời đáp ứng và mang
lại hiệu quả trong đời sống xã hội.
- Đây là nền giáo dục phổ cập, giáo dục cơ bản, giáo dục về văn hoá, kỹ
thuật, nghề nghiệp, cập nhật kiến thức tạo nguồn nhân lực thúc đẩy CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn.
- Đây là nền giáo dục hết sức đa dạng về nội dung, về hình thức tổ chức.
- Trong quá trình giáo dục ln diễn ra sự kết hợp hài hồ giữa giáo dục và

đời sống của ngƣời dân.
1.2.3. Mục tiêu: TTHTCĐ đƣợc thành lập ra nhằm cung cấp cơ hội học tập
cho mọi ngƣời trong xã, phƣờng, thị trấn để:

23


- Phát triển nguồn nhân lực,
- Cải thiện đời sống và phát triển cộng đồng,
- Xây dựng xã hội học tập, và
- Góp phần thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa
phương.
- Phát triển nguồn nhân lực xã, phƣờng, thị trấn là đơn vị hành chính cuối
cùng trong hệ thống tổ chức nhà nƣớc, là cấp trực tiếp nhất, gần dân nhất. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nền tảng của mọi cơng tác là cấp xã” [23T.6,Tr.458] và “cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã
làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xi”[24-T.5,Tr.371]. Xã, phƣờng, thị
trấn là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc, nơi cụ thể hoá thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ về
các mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng an ninh, trật tự an toàn xã
hội. Ở xã, phƣờng, thị trấn mọi thành viên gắn bó mật thiết bằng sinh hoạt cộng
đồng, dòng họ, phong tục tập quán. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử thăng trầm
của đất nƣớc làng, xã Việt Nam luôn luôn phát huy truyền thống cố kết, ý thức
tự lực, tự cƣờng, lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, thực sự là nền tảng của xã hội có
tính bền vững cao.
Những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, công
cuộc đổi mới thu đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp đã làm cho bộ mặt nông thơn có sự
thay đổi đáng kể về vật chất, tinh thần, trình độ dân trí, phong tục tập qn và
nếp sống theo hƣớng hiện đại hoá. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân có trình độ
thấp, năng lực hạn chế, tƣ tƣởng còn lạc hậu, chƣa tiến bộ, đời sống còn thấp
kém. Việc bổ sung kiến thức, năng lực là việc làm cần thiết đặc biệt là sự thay

đổi trong nhận thức để tìm ra cách đi mới, cách làm mới cho theo kịp thời đại.
- Cải thiện đời sống và phát triển cộng đồng:
Chƣơng trình tạo thu nhập (TTN) là một loại chƣơng trình GDTX giúp
ngƣời học tiếp thu hoặc nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp để họ tiến hành
những hoạt động tạo nhu nhập. Mục đích chính của chƣơng trình TTN là cải

24


thiện chất lƣợng cuộc sống cho những ngƣời tham gia chƣơng trình. Trọng tâm
của chúng ta là xố đói, giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực. Bởi vì, nguồn
nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của cộng đồng và của
quốc gia.
Chƣơng trình TTN cải thiện chất lƣợng cuộc sống nhằm trang bị cho học
viên những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết để họ có khả năng nâng cao
chất lƣợng cuộc sống của mình, góp phần nâng cao mức sống xã hội và phong
cách sống của mỗi ngƣời, tăng cƣờng lợi ích trong các lĩnh vực sinh học, xã hội,
kinh tế, nhân văn và mơi trƣờng,…
Vì tính đa dạng về nội dung của chƣơng trình, học viên có thể chọn cho
mình những nội dung cần thiết và phù hợp với điều kiện của mình nhƣ quỹ thời
gian, điều kiện học tập,…Khi chọn nội dung và các điều kiện đảm bảo khác
nhằm đạt đƣợc mục đích cuối cùng là giúp mình, gia đình và góp phần cùng
cộng đồng nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giúp cho ngƣời học áp dụng khoa
học kỹ thuật nâng cao công nghệ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh
tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho gia đình và cho cộng đồng.
Đối với lực lƣợng lao động ở nông thôn, tuỳ theo vùng miền và tính đặc thù
của từng địa phƣơng mà lựa chọn nội dung học tập theo các chƣơng trình
khuyến nơng, khuyến lâm hay khuyến ngƣ. Đối với các vùng đất đai trồng trọt,
việc dồn điền, đổi thửa tạo ra các vùng chuyên canh có năng suất, chất lƣợng và
hiệu quả kinh tế cao là nhu cầu cấp bách đang đƣợc các địa phƣơng triển khai

mạnh mẽ và có kết quả tốt. Đối với chăn ni thì ở địa phƣơng nào ni con gì
cho phù hợp với mục đích thu nhập cao. Các chƣơng trình TTN thực sự nâng
cao chất lƣợng cuộc sống vật chất và là đòn seo thúc đẩy phát triển kinh tế cho
mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng.
Tuy nhiên, nâng cao chất lƣợng cuộc sống không chỉ đơn thuần là nâng cao
đời sống vật chất, tạo cho ngƣời lao động có thu cao mà các chƣơng trình học
tập cịn phải nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân bằng cách tạo cho họ có
đƣợc đời sống văn hố lành mạnh, biết và phát huy đƣợc truyền thống lịch sử,
văn hố của gia đình, dịng họ và của địa phƣơng; giúp họ hiểu quyền lợi, nghĩa
25


vụ của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng quốc gia theo khuôn khổ hiến
pháp và pháp luật; giúp họ hiểu biết phép lịch sự trong giao tiếp; giúp cá nhân
hoà nhập trong cuộc sống cộng đồng trƣớc yêu cầu cao của quá trình hội nhập
khi bƣớc vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền văn minh tri thức,…giúp học viên
nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng thiên nhiên để họ yêu quý và
biết cách bảo vệ môi trƣờng; tạo điều kiện để họ đƣợc thụ hƣởng môi trƣờng
thiên nhiên trong sạch, nâng cao sức khoẻ cộng đồng,…
Nói tóm lại, tuỳ theo đặc thù của từng địa phƣơng mà cán bộ Trung tâm
giúp học viên định hƣớng cho việc lựa chọn nội dung học tập, một mặt đáp ứng
nhu cầu của ngƣời học, một mặt phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phƣơng đó.
Các chƣơng trình TTN, nâng cao chất lƣợng cuộc sống có ý nghĩa đặc biệt
vì nó liên quan trực tiếp đến việc cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần
cho ngƣời lao động; xây dựng môi trƣờng trong sạch; tăng cƣờng sức khoẻ cho
cá nhân, cộng đồng; tạo sự phát triển kinh tế - xã hội có kế hoạch. Chính vì vậy
mà chƣơng trình này đƣợc coi là cốt lõi của GDTX.
- Xây dựng xã hội học tập (XHHT) là một xã hội mọi ngƣời đều đƣợc học
hành bằng hình thức giáo dục chính quy, khơng chính quy và tự học ở trong nhà

trƣờng và ngoài nhà trƣờng, học thƣờng xuyên, học suốt đời; học chữ, học nghề,
học làm ngƣời; học để biết, học để làm việc, để chung sống, để phát triển cá
nhân và cộng đồng. Đồng thời, mỗi ngƣời đều có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng
góp phần xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX (4-2001) đã chỉ rõ: cần “Phát huy
nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của ngƣời Việt Nam; coi phát triển giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của sự nghiệp
CNH, HĐH”; “Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh,
sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh
phong trào học tập trong nhân dân bằng các hình thức giáo dục chính quy và

26


×