Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở trường đại học dân lập phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.23 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ MINH HUỆ

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐƠNG

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

HÀ NỘI - 2008


Luận văn được hoàn thành tại
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

Phản biện 1:……………………………………………………

Phản biện 2:……………………………………………………

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi ….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm 2008

Có thể tìm đọc luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Khoa Sư Phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
8. í nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9. Cấu trỳc đề tài nghiờn cứu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.1.1. Khái niệm quản lý
1.1.2. Quản lý giáo dục
1.1.3. Quản lý nhà trường
1.2. Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo
1.2.1. Chương trình đào tạo
1.2.2. Phát triển chương trình đào tạo
1.2.3. Những mơ hình phát triển chương trình đào tạo
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRèNH
ĐÀO TẠO VÀ CễNG TÁC QUẢN Lí PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRèNH ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐHDL PHƯƠNG ĐễNG

2.1. Tỡm hiểu đặc điểm riờng của trường Đại học Dõn lập Phương
Đụng
2.1.1. Sứ mạng, tầm nhìn và định hướng chiến lược đào tạo của trường
Đại học Dân lập Phương Đông
2.1.2. Công tác quản lý và tổ chức bộ máy
2.2.Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo của Trường Đại

1
3
3
3
3
3
4
4
5
6
6
6
8
8
12
12
15
17
28

28
28
30

33


học Dân lập Phương Đơng
2.2.1. Quy mơ, hình thức đào tạo và ngành nghề đào tạo của Trường
Đại học Dân lập Phương Đông
2.2.2.Thực trạng công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo của
trường Đại học Dân lập Phương Đông
2.2.3. Những vấn đề rút ra từ thực trạng phát triển chương trình đào tạo
trường Đại học Dân lập Phương Đơng
2.3. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo đại học ở các cấp quản lý
Nhà nước và ở các trường đại học hiện nay
2.3.1. Danh mục ngành đào tạo và các loại chương trình đào tạo
2.3.2. Quy trình xây dựng chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.3.3. Mơ hình phát triển chương trình đào tạo trong các Nhà trường
đại học hiện nay
2.3.4. Quản lý việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
Chương3: GIẢI PHÁP QUẢN Lí PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRèNH ĐÀO TẠO PHÙ HỢP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN
LẬP PHƯƠNG ĐễNG TRONG TèNH HèNH HIỆN TẠI VÀ BỐI CẢNH
HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM
3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo
3.1.1. Tuân thủ các chức năng của quản lý
3.1.2. Tuõn thủ quy trỡnh phỏt triển chương trỡnh đào tạo
3.1.3. Đảm bảo tính liên tục và tính hiệu quả phát triển chương trình
đào tạo
3.2. Lựa chọn mơ hình quản lý phát triển chương trình đào tạo trường
Đại học dân lập Phương Đông
3.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị
3.2.2. Giai đoạn 2: Xác định mục đích, mục tiêu chương trình dào tạo

3.2.3. Giai đoạn 3: Lựa chọn và tổ chức nội dung chương trình dào tạo
3.2.4. Giai đoạn 4: Thơng qua chương trình dào tạo
3.2.5. Giai đoạn 5: Lựa chọn chiến lược và xây dựng nguồn lực
3.2.6. Giai đoạn 6: Tổ chức thực thi chương trình dào tạo
3.2.7. Giai đoạn 7: Định kỳ đánh giá chương trình dào tạo
3.3. Quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo trường Đại học

33
35
47
49
49
54
59
60
65

65
65
66
69
71
72
72
72
72
72
72
72
73



Dân lập Phương Đông và nội dung các bước thực hiện
3.3.1. Bước 1: Chuẩn bị
3.3.2. Bước 2: Xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo
3.3.3. Bước 3: Lựa chọn và tổ chức nội dung chương trình đào tạo
3.3.4. Bước 4: Thơng qua chương trình đào tạo
3.3.5. Bước 5: Lựa chọn chiến lược và xây dựng nguồn lực
3.3.6. Bước 6: Tổ chức thực thi chương trình đào tạo
3.3.7. Bước 7: Tổ chức đánh giá chương trình đào tạo
3.4. Xây dựng các biện pháp tổ chức quản lý nhằm hiện thực hóa quy
trình và nâng cao hiệu quả quản lý phát triển chương trình đào tạo
trường Đại học dân lập Phương Đông
3.4.1. Lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch, xác định mục tiêu, yêu cầu và
hiệu quả cần đạt được trong việc quản lý phát triển chương trình đào tạo
3.4.2. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình phát triển
chương trình đào tạo
3.4.3.Thu thập và xử lý thơng tin, tiếp nhận các đóng góp cho chương
trình đào tạo
3.4.4. Thiết lập mối liên hệ với các địa chỉ tiếp nhận sinh viên thực tập và
sau khi ra trường
3.4.5. Hội đồng khoa học và đào tạo ngành định kỳ tổ chức cập nhật
chương trình dào tạo
3.4.6. Tăng cường cơng tác giám sát thực thi chương trình dào tạo
3.4.7. Thành lập Ban phát triển chương trình đào tạo
3.4.8. Kiểm tra, theo dõi, đánh giá thường xuyên công tác quản lý phát
triển chương trình đào tạo của Nhà trường.
3.5. Khảo sát tính khả thi của những biện pháp đề xuất
3.5.1. Mô tả cách thức khảo sát
3.5.2. Kết quả khảo sát

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

74
79
81
84
84
85
87
89

89
91
92
92
93
93
96
97
97
97
98
100
100
102
105



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, các cơ sở giáo dục đào tạo trở thành nơi cung cấp lực lượng lao
động trực tiếp quan trọng nhất. Tri thức dẫn đến những thay đổi lớn lao không chỉ trong quản lý
và sản xuất kinh doanh, mà còn làm thay đổi cuộc sống con người, thay đổi các quan niệm, các
thói quen, các thước đo giá trị. Do vậy việc cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân,
đặc biệt là chương trình đào tạo là cần thiết, và cấp thiết trong hệ thống giáo dục đào tạo Việt
Nam hiện nay, vì chương trình đào tạo phản ánh rõ nét nhất nền giáo dục của quốc gia đó đang
định hướng nguồn nhân lực gì cho tương lai và phản ánh trình độ, chất lượng đào tạo .
Chương trình đào tạo là xương sống của tồn bộ q trình đào tạo. Chương trình đào tạo
khơng chỉ thể hiện được năng lực chun mơn tích luỹ được mà phải đồng thời đảm bảo 6 nhân
tố của chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ văn hố, học vấn; Trí lực; Thể lực; Năng lực chun
mơn, nghề nghiệp; Hiểu biết xã hội, lối sống; Khả năng thích ứng, phát triển. Tuy nhiên các nhân
tố này phải hoà hợp với điều kiện hoàn cảnh từng giai đoạn phát triển đất nước.
Để có một chương trình đào tạo phù hợp khơng chỉ cập nhật hiện đại, mà cịn phải phù
hợp với thực tiễn, với điều kiện hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Nền giáo dục về việc quản lý và
định hướng chương trình đào tạo cịn nhiều vấn đề đáng nói. Vấn đề đặt ra cần giải quyết là giải
pháp nào để vừa quản lý được chương trình đào tạo ở các trường đại học vừa làm đảm bảo
chương trình đào tạo tại các trường khơng tụt hậu so với nền kinh tế, đảm bảo chương trình đào
tạo thể hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp và quy trình đào tạo được cập nhật
đi trước, đón đầu trước sự phát triển kinh tế một bước. Đây là một yêu cầu cần thiết trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay ở nước ta.
Lựa chọn đề tài “Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở trường Đại học Dân
lập Phương Đông” cũng xuất phát từ định hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay: “Thực tế đổi
mới của giáo dục đại học Việt Nam không theo kịp đổi mới kinh tế của đất nước kể cả trong tư
duy, trong hành động, trong cơ chế chính sách và các giải pháp cụ thể. Để nhanh chóng đáp ứng
yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, giáo dục đại học nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, cơ
bản, toàn diện theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 14/2005/NQ-Cp của Chính phủ”. (Báo cáo

của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Bành Tiến Long trình bày tại Hội nghị Hiệu trưởng
các trường Đại học, Cao đẳng diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/05/2006 bàn về đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010).
Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ trương từ năm học 2006-2007 tất cả các trường Đại học,
Cao đẳng trong cả nước chuyển dần hệ thống đào tạo từ HCNC sang HCTC. Trường ĐHDL
Phương Đông là một trong 6 trường ĐH đầu tiên và là trường ĐH dân lập duy nhất đăng ký
chuyển đổi hình thức đào tạo sang học chế tín chỉ (HCTC) từ khố tuyển sinh 2005. Đánh giá
1


cách triển khai, đưa ra một số kinh nghiệm và cách lựa chọn các giải pháp phù hợp giải quyết các
khó khăn gặp phải khi chuyển đổi hệ thống đào tạo đại học từ HCNC sang HCTC giúp cho các
trường ĐH đang trong quá trình chuyển đổi; giúp quá trình chuyển đổi có hiệu quả hơn, trong đó
chương trình đào tạo là vấn đề đầu tiên cần đề cập đến. Bởi triết lý của hệ thống tín chỉ là tơn
trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải
mềm dẻo để người học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực.
Đối với một nền giáo dục, có rất nhiều nội dung nhà nước quản lý để đảm bảo
vận hành tốt hệ thống giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục tốt, cũng như khẳng
định vị trí giáo dục trước sự phát triển xã hội, đất nước. Nhưng điều quan trọng nhất
là phải quản lý được mục tiêu, nội dung giáo dục; mà trong đó chương trình đào tạo
thể hiện rõ nhất. Phát triển chương trình đào tạo trở thành phần quản lý quan trọng
trong các trường đại học và đối với ngành giáo dục và với nhà nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp để phát triển chương
trình đào tạo ở trường Đại học Dân lập Phương Đơng có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của trường Đại học Dân lập Phương Đông trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các vấn đề nghiên cứu:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo.
2. Đánh giá thực trạng của cơng tác phát triển chương trình đào tạo và việc quản lý

cơng tác này ở Trường ĐHDL Phương Đông.
3. Đưa ra giải pháp thực hiện trong quá trình phát triển chương trình đào tạo của
Trường ĐHDL Phương Đông với định hướng nâng cao chất lượng đào tạo, đào
tạo theo nhu cầu và xu thế phát triển của xã hội.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Chu trình phát triển chương trình đào tạo trong trường đại học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo có hiệu quả.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu có được các giải pháp quản lý tốt, phát triển chương trình đào tạo triển khai tại trường
Đại học DL Phương Đơng sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả, các chương trình đào tạo
được xây dựng và cập nhật đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6. Phương pháp nghiên cứu
2


6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Tổng quan, khái quát.
 Phân tích các khái niệm.
 Nhận định, đánh giá.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
. Phương pháp khảo sát: Thu thập thơng tin, Khảo sát tính khả thi của các giải pháp
. Phương pháp So sánh
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Khơng gian
Phát triển chương trình đào tạo ở một trường đại học: Trường Đại học DL Phương Đông.
7.2. Thời gian
Giai đoạn Trường Đại học DL Phương Đông chuyển đổi sang hình thức đào tạo HCTC

từ tháng 01 năm 2005 - thời điểm Hội đồng quản trị Nhà trường có chủ trương và quyết định
chuyển đổi HTĐT từ HCNC sang HCTC, đến hiện tại.
7.3. Nội dung
Các giải pháp quản lý cho chu trình phát triển chương trình đào tạo đại học.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo theo định
hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay, nâng cao chất lượng đào tạo xuất phát từ nhu cầu phát
triển của xã hội.
8.2. Về mặt thực tiễn
Đưa ra một số kinh nghiệm và các giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý phát triển
chương trình đào tạo để mang lại hiệu quả, đảm bảo chương trình đào tạo thiết kế và cập nhật
theo nhu cầu xã hội, đón đầu sự phát triển; các giải pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo để đảm bảo quá trình đào tạo thực hiện đúng theo chương trình đào tạo đã thiết kế.
9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo
Chương 2: Thực trạng phát triển chương trình đào tạo và cơng tác quản lý phát triển
chương trình đào tạo ở Trường Đại học DL Phương Đông.
Chương 3: Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo phù hợp với Trường Đại
học DL Phương Đơng trong tình hình hiện tại và bối cảnh hội nhập của Việt Nam.
3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.2. Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo
1.2.1. Chương trình đào tạo

- Thuật ngữ chương trình đào tạo/chương trình giáo dục (Curriculum) xuất hiện từ năm
1820, tuy nhiên phải đến giữa thế kỉ 20, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên
nghiệp ở Hoa Kỳ và một số nước có nền giáo dục phát triển.
- Định nghĩa truyền thống của chương trình đào tạo là “một khoá học” (Course of Study).
Tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về chương trình giáo dục tùy thuộc vào quan điểm tiếp
cận với giáo dục: Tiếp cận nội dung; Tiếp cận mục tiêu; Tiếp cận phát triển.
- Cách tiếp cận phát triển:
Chương trình giáo dục là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động giáo dục (có thể
kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết tồn bộ
nội dung giáo dục, chỉ rõ những gì có thể trơng đợi ở người học sau khố học, nó phác hoạ ra quy
trình cần thiết để thực hiện nội dung giáo dục, nó cũng cho biết các phương pháp giáo dục và các
cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời
gian biểu chặt chẽ (Tim Wentling, 1993)
- Đối với chương trình giáo dục đại học, Điều 41. Luật Giáo dục 2005 của Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Quy chế Đào tạo đại
học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐBGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, viết : “Chương trình giáo dục đại
học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội
dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với
mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đào tạo”. [8, tr.5]
Như vậy, xác định những thành phần cơ bản của một chương trình đào tạo gồm là :
- Nhu cầu đào tạo
- Phương thức đào tạo
- Mục đích, mục tiêu đào tạo
- Các hình thức tổ chức hoạt động đào tạo
- Nội dung đào tạo
- Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo.
1.2.2. Phát triển chương trình đào tạo
Phát triển chương trình đào tạo là một q trình liên tục nhằm hồn thiện khơng ngừng
chương trình đào tạo.
Theo quan điểm này, chương trình đào tạo là một thực thể không phải được thiết kế một

lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của trình
4


độ phát triển kinh tế- xã hội của thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, và cũng là yêu cầu
của thị trường sử dụng lao động.
Nói cách khác, một khi mục tiêu của nền giáo dục quốc dân thay đổi để đáp ứng nhu cầu
xã hội, thì chương trình đào tạo cũng phải thay đổi theo, mà đây là quá trình diễn ra liên tục nên
chương trình cũng phải khơng ngừng phát triển và hồn thiện, gồm 3 giai đoạn cơ bản: Giai
đoạn 1. Thiết kế CTĐT ; Giai đoạn 2. Thực hiện CTĐT ; Giai đoạn 3. Đánh giá CTĐT
Nhu cầu của xã hội thay đổi theo sự phát triển và vì vậy chương trình đào tạo cũng phải
liên tục cập nhật. Phát triển chương trình là một quá trình liên tục, bao gồm nhiều yếu tố tạo thành
một chu trình.
1.2.3. Những mơ hình phát triển chương trình đào tạo
Hiện có một số mơ hình về phát triển CTĐT được trình bày các kiểu khác nhau. Bốn mơ
hình nổi tiếng là: Mơ hình mục tiêu ; Mơ hình q trình ; Mơ hình phân tích tình huống và Mơ
hình hỗn hợp (trang 6) [15,tr.50]
1. Chuẩn đốn
nhu cầu
2. Hình thành
mục đích

11. Thẩm định
thường kỳ

3. Chọn nội
dung

10. Sử dụng
CTĐT


4. Tổ chức nội
dung

9. Thông qua
CTĐT

5. Lựa chọn tổ
chức các hoạt
động học tập

8. Hiệu chỉnh
và thống nhất

6. Xác định tiêu chí đánh giá, phương
thức và phương tiện đánh giá

7. Thí điểm

Sơ đồ 1.2.3.4. Mơ hình hỗn hợp Hybrid PT CTĐT

Có nhiều cách quan niệm về chương trình đào tạo tuỳ theo cách tiếp cận trong thiết
kế, tuy nhiên mọi hoạt động đánh giá phải được căn cứ trên mục tiêu của chương trình đào
tạo và phải trả lời được 2 câu hỏi sau:
5


Chương trình đào tạo có đạt mục tiêu đã xác định của nó hay khơng? (kiến thức, kỹ
năng, thái độ.)
Làm thế nào để cải tiến chương trình đào tạo ?

Trả lời 2 câu hỏi này chính là q trình phát triển CTĐT trong các Nhà trường nói
chung và trường đại học nói riêng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
VÀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG ĐHDL PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo đại học và cơng tác quản lý phát triển
chương trình đào tạo ở trường Đại học Dân lập Phương Đơng
2.1.1. Tìm hiểu đặc điểm riêng (mục tiêu, sứ mạng) của Nhà trường
ĐHDL Phương Đơng chính thức đi vào hoạt năm 1994.
* Định hướng chiến lược phát triển đào tạo (strategic directions)
- ĐHDL Phương Đông tiếp tục duy trì và phát triển năng lực đào tạo đa ngành, đa hệ,
đa lĩnh vực; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt chú
trọng tính thích ứng và có chiến lược đi trước, đón đầu.
Hiện có 206 CB, GV CH; 437 GV TG
* Về Quy mô:
- Chỉ tiêu năm 2008 là 2100 đại học và cao đẳng chính quy; 1000 vừa
làm vừa học, 300 bằng hai, liên thơng, 500 THCN.
Tổng số:

32 chương trình đào tạo

19 ngành

2.2.2.Thực trạng công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo của Nhà trường
- CTĐT của trường ĐHDL Phương Đơng dựa vào chương trình khung của Bộ,
nhưng còn chắp vá, mang nặng dấu ấn của các trường công lập.
- Từ năm 2005, khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường ĐHDL
Phương Đơng đã tổ chức nhận diện lại tồn bộ chương trình đào tạo trong hơn 10 năm qua
theo mục tiêu “đổi mới nội dung chương trình đào tạo, có tính chất hiện đại, cập nhật, theo

sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ nhưng mang sắc thái Phương Đông”.
Trường ĐH Phương Đông phân cấp quản lý về các Khoa
Và còn mang nặng tư tưởng “thêm ngành để dành chỉ tiêu tuyển sinh cho khoa
mình”. Phát triển ngành theo ý chủ quan của chủ nhiệm khoa.
Khơng có một quy trình cụ thể cho các đơn vị đào tạo. Khơng có văn bản quy định
trách nhiệm, và quy trình thực hiện xây dựng/ cập nhật CTĐT.
6


Thực tế quy trình PT CTĐT trường ĐHDL Phương Đơng như sau:
Khoa/TT (Đơn vị đào tạo)
- CNK đề xuất mở ngành hoặc cập nhật CTĐT
- 1 GV của khoa (phụ trách ngành) xây dựng/ cập
nhật CTĐT theo mẫu số 3 (xem phụ lục 5)
Phê duyệt

Khơng phê
duyệt

Phịng đào tạo
- Kiểm tra cấu trúc, khối lượng, định dạng văn bản
- Trình Hiệu trưởng
Phê duyệt

Không phê
duyệt

Hiệu trưởng
- Ký duyệt và ban hành
-Gửi Hồ sơ về Bộ GD&ĐT (nếu là ngành mới)

Sơ đồ 2.2.2.1. Quy trình quản lý PT CTĐT trường ĐHDL Phương Đơng

* Một số bảng điều tra về CTĐT trường ĐHDL Phương Đông
Bảng 2.2.2.3.B1. Bảng thống kê số lượng phiếu trưng cầu ý kiến Về các chương
trình đào tạo Trường ĐHDL Phương Đông .
(Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý đào tạo và giảng viên)
STT

1

2

Nội dung điều tra

Số phiếu
tích chọn

Tính khoa học, thực tiễn, cập
nhật và liên thông của các
chương trình đào tạo Trường
ĐHDL Phương Đơng có đáp
ứng nhu cầu xã hội
CTĐT cần tăng khối lượng thực
hành, thực tập, thực tế,…

Ý kiến nhận xét/đánh giá

Khơng
SL
%

SL
%

33

22

66.67

9

33.33

33

32

96.97

1

3.03

15

50

Cách đánh giá hiện nay có
đúng với kiến thức người học
3

30
15
50
không?
Ghi chú:
- Một số phiếu để trống, không lựa chọn một số mục.
7


Bảng 2.2.2.1.B1. Bảng thống kê số lượng phiếu trưng cầu ý kiến Về việc tổ chức
xây dựng, thiết kế, cập nhật/điều chỉnh chương trình đào tạo Trường ĐHDL Phương
Đơng .
(Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý đào tạo và giảng viên)
STT

Nội dung điều tra

Số phiếu
tích chọn

Tích chọn

SL

%

Chương trình đào tạo Trường
ĐHDL Phương Đơng có được
xây dựng theo chương trình
1

33
33
100
khung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo
Khoa/TT khi xây dựng CTĐT
33
có lấy ý kiến từ:
- HĐKH&ĐT ngành
20
60.61
- Giảng viên
17
51.51
2
- Nơi tiếp nhận sinh viên ra
2
6.06
trường
- Các cán bộ đầu ngành
18
54.54
- Cán bộ quản lý đào tạo
11
33.33
- Cựu sinh viên
2
6.01
Khoa/TT khi xây dựng CTĐT
33

có các dữ liệu:
- Tài liệu về nhu cầu ngành
13
39.39
nghề phát triển xã hội
- Định nghĩa diện mạo nghề
15
45.46
nghiệp của ngành
3
- Bảng thống kê điểm bậc học
1
3.03
trước của đối tượng sẽ theo học
- Thống kê cơ sở vật chất, trang
10
30.30
thiết bị giảng dạy – học tập
- Nguồn lực cán bộ, giảng viên
14
42.42
- Khơng có dữ liệu nào
7
21.21
Ghi chú:
- Một số phiếu để trống, không lựa chọn một số mục.

8

Không

SL
%

0

13
16

39.39
48.49

31

93.94

15
22
31

45.46
66.67
93.94

20

60.61

18

54.54


32

96.97

23

69.69

19

57.58


Bảng 2.2.2.3.B2. Bảng thống kê số lượng phiếu trưng cầu ý kiến Về các chương
trình đào tạo Trường ĐHDL Phương Đông .
(Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý đào tạo và giảng viên)
STT

Nội dung điều tra

1

Ý kiến về CTĐT của Nhà
trường mà Ông (bà) tiếp
nhận được.

Mức độ
Chấp nhận được
SL

%

Số phiếu tích
chọn/ Số phiếu
Tốt
điều tra thu về SL %
31/33

0

31

100

Kém
SL %
0

Bảng 2.2.2.3.A3. Bảng thống kê số lượng phiếu điều tra về vấn đề Kiến thức các
môn học của ngành, chuyên ngành có phù hợp với nghề nghiệp tương lai.
(Phiếu điều tra dành cho Sinh viên năm cuối)
Kiến thức các môn học của
Số phiếu tích
ngành, chun ngành có phù hợp
chọn/ Số
với nghề nghiệp tương lai
STT
Ngành điều tra
phiếu điều tra


Khơng
thu về
SL
%
SL
%
1
Kế tốn
77
14
18.2
63
81.8
2
Tài chính ngân hàng
18/21
13
72.22
5 27.78
3
Cơng nghệ mơi trường
33
16
48.48
17 51.52
Tổng số
128/131
43
33.59
85 66.41

Ghi chú: Một số phiếu để trống, không lựa chọn mục này.
Bảng 2.2.2.3.A4. Bảng thống kê số lượng phiếu điều tra về vấn đề Khối lượng
thực hành, thực tập, thực tế… trong tồn khóa học của CTĐT.
(Phiếu điều tra dành cho Sinh viên năm cuối)

STT

Ngành điều tra

Số phiếu tích
chọn/ Số
phiếu điều tra
thu về

Khối lượng thực hành, thực tập, thực tế
trong toàn khóa học của CTĐT
Phù hợp

Q nhiều

Ít

SL

%

SL

%


SL

%

7

9.00

7

5.34

1

Kế tốn

77

18

23.37

52

67.53

2

Tài chính ngân hàng


21

3

14.28

18

85.72

3

Cơng nghệ môi trường

33

33

100

Tổng số

131

21

9

16.03 103 78.63



2.2.3. Những vấn đề rút ra từ thực trạng phát triển chương trình đào tạo trường Đại học
Dân lập Phương Đơng
Với quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo như trên của Trường ĐH
Phương Đơng, cho thấy có một số vấn đề bất cập. Theo 6 tiêu chí của tiêu chuẩn 3 – chương
trình đào tạo của điều 3 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học,
ban hành kèm theo quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số vấn đề bất cập đó như sau:
* Tiêu chí 1: Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương
trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình đào tạo được xây dựng với
sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp
và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.
Chương trình đào tạo của trường đại học của Trường ĐHDL Phương Đơng đã được xây
dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy nhiên, chương
trình đào tạo được xây dựng chưa có sự tham gia đầy đủ của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại
diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.
* Tiêu chí 2: Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết
kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại
học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
Cịn một số chương trình đào tạo của trường ĐHDL Phương Đông chưa đảm bảo về
cấu trúc và yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học. Và vì thế mức
độ đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động của các CTĐT này chưa đạt.
*Tiêu chí 3: Chương trình đào tạo chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo
quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo.
Việc các CTĐT được thiết kế theo chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo
là đúng theo quy định. Tuy nhiên, quá trình thực thi để đảm bảo chất lượng thì cịn nhiều
vấn đề bất cập như khơng có đủ đề cương chi tiết theo CTĐT đã thiết kế, tài liệu giảng dạy
– học tập còn thiếu, cơ sở vật chất mới ở mức chấp nhận được.
* Tiêu chí 4: Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham
khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao

động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước.
Việc điều chỉnh CTĐT trường ĐHDL Phương Đông chưa được thực hiện định kỳ.
Rất tản mạn, manh mún và do ý chủ quan của chủ nhiệm các Khoa đào tạo.
* Tiêu chí 5: Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thơng với các
trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác.
10


Từ cuối năm 2006, Trường ĐHDL Phương Đơng có chủ trương đào tạo liên thông
và đến tháng 6 năm 2007 triển khai xây dựng CTĐT các ngành liên thơng. Nói chung các
chương trình đào tạo đại học khi thiết kế có tính đến hướng đảm bảo liên thơng nhưng chỉ
với các hệ khác trong Trường và cùng ngành.
* Tiêu chí 6: Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng
dựa trên kết quả đánh giá.
Các CTĐT Trường ĐHDL Phương Đông chưa được định kỳ đánh giá.
Kết luận:
Như vậy, ở cả 6 tiêu chí của tiêu chuẩn 3-Chương trình đào tạo trong quy định về
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học, Trường ĐHDL Phương Đơng đều
cịn có vấn đề bất cập và chưa đạt yêu cầu hoặc chưa hoàn toàn đạt. Việc quản lý Phát triển
CTĐT của trường ĐHDL Phương Đông cần phải được quan tâm nhiều hơn và phải có
những giải pháp, kèm theo là các biện pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công
tác xây dựng, thực thi và đánh giá CTĐT của nhà trường.
2.3. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo đại học ở các cấp quản lý Nhà nước và ở
các trường đại học hiện nay
2.3.1. Danh mục ngành đào tạo và các loại chương trình đào tạo
2.3.2. Quy trình xây dựng chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.3.3. Mơ hình phát triển chương trình đào tạo trong các Nhà trường đại học hiện nay
2.3.4. Quản lý việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
PHÙ HỢP VỚI TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG ĐƠNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN TẠI
VÀ BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM.
3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo
3.1.1. Tuân thủ các chức năng của quản lý: Kế hoạch hoá. Tổ chức; Lãnh đạo; Kiểm tra
3.1.2. Tuân thủ quy trình phát triển chương trình đào tạo.
3.1.2.1. Phát triển CTĐT có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội
3.1.2.2. Phát triển CTĐT là phải đáp ứng nhu cầu xã hội và đón đầu xu thế phát triển
3.1.3. Đảm bảo tính liên tục và tính hiệu quả phát triển chương trình đào tạo
3.2. Lựa chọn mơ hình quản lý phát triển chương trình đào tạo trường Đại học Dân
lập Phương Đơng
Lựa chọn mơ hình hỗn hợp (Hybrid Model). Tuy nhiên từ thực tế quy mô, tổ chức
quản lý, cũng như việc điều hành trường của Trường ĐHDL Phương Đông, một số giai
11


đoạn khơng thể thực hiện. Ví dụ giai đoạn thí điểm CTĐT. Hoặc một số giai đoạn có thể
gộp chung lại để quy về một đầu mối – một bộ phận phụ trách.
Mơ hình mơ hình quản lý phát triển CTĐT đề xuất áp dụng cho trường ĐHDL
Phương Đông gồm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Chuẩn đoán nhu cầu
- Định nghĩa diện mạo nghề nghiệp
- Xác định đối tượng học tập
- Các kết quả đánh giá CTĐT trước

Giai đoạn 7:
Định kỳ đánh giá
CTĐT


Giai đoạn 2:
Xác định mục đích,
mục tiêu CTĐT

Giai đoạn 6:
Tổ chức thực thi
CTĐT

Giai đoạn 3:
Lựa chọn và tổ chức
nội dung CTĐT

Giai đoạn 5:
Lựa chọn chiến lược
và Xây dựng nguồn
lực

Giai đoạn 4:
Thông qua CTĐT

Sơ đồ 3.2. Mơ hình các giai đoạn PT CTĐT Trường ĐHDL Phương Đông

12


3.3. Quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo Trường Đại học Dân lập
Phương Đông và nội dung các bước thực hiện.

Phòng Đào tạo

- Tổ chức Đánh giá CTĐT
Trong trường
- SV, GVCH, CBQLĐT,
GVTG.
Ngoài trường
- Doanh nghiệp, Cơ sở
sản xuất, Viện NC
- Nhà khoa học
- Cựu SV
- Thống kê kết quả đánh
giá CTĐT và kết luận

Tổ chức thực thi CTĐT
Ban tuyển sinh
- TS theo Quy định

Phòng Đào tạo, Khoa
HĐKH Nhà trường
Chuẩn bị
- Chuẩn đoán nhu cầu
- Định nghĩa diện mạo nghề
nghiệp
- Xác định đối tượng học tập
- Các kết quả đánh giá
CTĐT (điều chỉnh CTĐT)
-Thành lập HĐKH ngành

Không
phê
duyệt


HĐKH&ĐT Nhà trường

HĐKH&ĐT Ngành
- Xác địch mục đích,
mục tiêu CTĐT

Ban phát
triển CTĐT
Hướng dẫn,
giám sát và
đánh giá
định kỳ ở tất
cả các bước.

HĐKH&ĐT Ngành
- Lựa chọn và tổ chức
nội dung CTĐT

Lãnh đạo Nhà trường
HĐKH&ĐT Nhà trường
- Ký duyệt CTĐT

Khoa (Đơn vị đào tạo)
Phòng Đào tạo
- Đề cương chi tiết môn
học/ học phần
- Quản lý việc lập Hồ sơ
môn học của giảng viên.
- Tốt nghiệp theo Quy định


Bộ Giáo dục và Đào tạo
-Thông qua CTĐT
- Quyết định mở ngành
Lãnh đạo Nhà trường
HĐKH&ĐT Nhà trường
- Lựa chọn chiến lược
giáo dục
Khoa (Đơn vị đào tạo)
Phòng Cơ sở vật chất
- Chuẩn bị nguồn lực đào
tạo (Cơ sở vật chất, đội
ngũ giảng viên, tài liệu
giảng dạy - học tập…)

Phê
duyệt

Sơ đồ 3.3. Quy trình quản lý phát triển CTĐT Trường ĐHDL Phương Đông
13


3.3.1. Bước 1: Chuẩn bị
Bước 1 - Chuẩn bị được giao cho Phòng Đào tạo của Nhà trường chịu tách nhiệm
chính. Cụ thể cần thực hiện các vấn đề sau:
3.3.1.1. Chuẩn đốn nhu cầu
Trả lời câu hỏi: Có thật sự tồn tại một nhu cầu nguồn lực...?
Khi chương trình đào tạo được xây dựng khơng trên cơ sở phân tích nhu cầu đào
tạo sẽ dẫn đến xây dựng những chương trình khơng thích hợp.
Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu đào tạo thường là: Quan sát, điều tra bằng

phiếu hỏi, đàm thoại, phỏng vấn, test.
Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguồn nhân lực từ các dự án phát triển giáo dục, dự
án kinh tế, kế hoạch phát triển đất nước của Nhà nước, Chính phủ...
3.3.1.2. Định nghĩa diện mạo nghề nghiệp
Phòng Đào tạo phối hợp với HĐKH&ĐT dựa trên dữ liệu có được từ việc chuẩn
đốn nhu cầu, xác định chương trình giáo dục, gồm các vấn đề sau:
- Lĩnh vực đào tạo?
- Khối ngành nào?
- Ngành nào?
- Chuyên ngành nào?
- Các đòi hỏi đặc trưng nghề nghiệp?
3.3.1.3. Xác định đối tượng theo học và đặc điểm đối tượng theo học
Trong xây dựng chương trình đào tạo cần thu thập thông tin về đối tượng theo học
- Đặc điểm thể lực., - Các đặc điểm giáo dục gồm: Trình độ văn hố, trình độ đào
tạo chun ngành, Bảng thống kê điểm của bậc học trước. - Các đặc điểm văn hố, tâm lý:
dân tộc, tơn giáo, thái độ, giá trị, tiêu chuẩn hành vi, động cơ thúc đẩy. - Các đặc điểm
kinh tế - xã hội: Địa vị xã hội, nghề nghiệp, thâm niên công tác, mức sống.
Sau khi xác định đối tượng theo học cần tìm hiểu đặc điểm người học, chú ý dến
các vấn đề sau: Thứ nhất: Nhu cầu của người học. Thứ hai: Sự tự nhận thức của người
học. Thứ ba: Kinh nghiệm cá nhân Thứ tư: Sự sẵn sàng để học. Thứ năm: Định hướng
học tập. Thứ 6: Động cơ học tập của người học.
3.3.1.4. Kết quả đánh giá CTĐT
Các kết quả đánh giá CTĐT mà Nhà trường đã thực hiện. Việc xác định mức độ
một CTĐT đạt được những mục đích đã đưa ra và các ý kiến phản hồi sẽ giúp cho việc
điều chỉnh CTĐT đem lại hiệu quả tích cực.
Các kết quả đánh giá CTĐT không chỉ được thống kê mà cần các chuyên gia giáo
dục phân tích kết quả và đưa ra những kết luận đúng các kết quả đó.
14



3.3.1.5. Thành lập HĐKH&ĐT ngành
Dựa trên các kết quả có được, HĐKH&ĐT Nhà trường, lãnh đạo Nhà trường đi
đến quyết định tiến hành xây dựng CTĐT. HĐKH&ĐT Nhà trường phối hợp với lãnh đạo
các đơn vị đào tạo (các Khoa của Nhà trường) sẽ tiến hành thành lập HĐKH&ĐT ngành,
dựa trên việc lựa chọn giảng viên cơ hữu, các cán bộ đầu ngành, các Nhà khoa học hoặc
chủ các doanh nghiệp...
Nhiệm vụ chính của HĐKH&ĐT ngành là chịu trách nhiệm hoàn chỉnh việc xây
dựng các CTĐT của ngành dựa trên việc kết nối các đầu mối thơng tin ngồi Nhà trường
và trong Nhà trường.
3.3.2. Bước 2: Xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo.
Mục đích, mục tiêu của CTĐT là cơ sở cho việc xây dựng nội dung và kiểm định
chương trình đào tạo.
Bước 2 này do HĐKH&ĐT Nhà trường (mục tiêu chung) và HĐKH&ĐT ngành
(mục tiêu cụ thể của CTĐT) xây dựng.
Mục tiêu (goals) và định hướng giáo dục (aims of education) được hình thành gắn
với bối cảnh xã hội và chi phối bởi nhu cầu và các giá trị mà xã hội chấp nhận. Mục tiêu
chung của các trường Đại học được phản ánh trong sứ mệnh của nhà trường từ khi thành
lập.
Mục tiêu cụ thể (objectives) và các mục đích cũng đồng thời được hình thành gắn
với khung các yêu cầu cần đạt được của CTĐT.
Các mục tiêu sẽ được sử dụng như là công cụ để đánh giá kết quả học tập và đánh
giá chương trình đào tạo.
* Xác định mục tiêu chung
- Mục tiêu giáo dục đại học Điều 39. Luật Giáo dục 2005 của Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Định hướng đào tạo của Trường ĐHDL Phương Đông “Đại học Phương Đông
cam kết lấy người học làm trung tâm. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo,
hinh thành năng lực tự học, tự nghiên cứu va học tập suốt đời. Chuyển đổi phương thức
đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ” (Trích Dự thảo Kế hoạch chiến lượng giai đoạn
2008 – 2020 trường Đại học DL Phương Đông).

* Xác định mục tiêu cụ thể CTĐT
- Mục tiêu cụ thể của CTĐT dựa trên các đòi hỏi và yêu cầu cần đạt được của
CTĐT. Cần chú ý phải phù hợp với sứ mạng và mục tiêu đào tạo chung của Nhà trường,
phải phù hợp với trình độ đào tạo (cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ) và thể hiện vấn đề
sau:
15


1. Mơ tả chung về vị trí cơng việc và các hoạt động nghề nghiệp mà người tốt
nghiệp sau này có thể đảm nhiệm.
2. Mơ tả những kiến thức, kỹ năng và thái độ người học cần có được khi tốt nghiệp.
3. Phải thể hiện được đặc điểm riêng của ngành/ chuyên ngành đào tạo
3.3.3. Bước 3: Lựa chọn và tổ chức nội dung chương trình đào tạo
Bước 3 do Hội đồng Khoa học Ngành phụ trách, với sự tham gia đóng góp ý kiến
của giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, các nhà khoa học, cán bộ quản lý đào tạo...
Các yêu cầu và nhiệm vụ các công việc của bước 3 như sau:
Dựa trên khung chương trình và chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy định về cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu cho các cấp đào tạo bậc đại học ban
hành theo quyết định số 2677/GD-ĐT ngày 03 ngày 12 năm 1993 và 2678/GD-ĐT ngày
31 tháng 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lựa chọn nội dung mơn học trong chương trình đào tạo của nhà trường thể hiện các
mục đích và mục tiêu đào tạo của Nhà trường định hướng theo nhu cầu của xã hội:
 Nội dung CTĐT thể hiện mục đích chung cho cả khóa học và mục tiêu cụ thể ở
từng nhóm môn học, từng môn học.
 Nội dung thể hiện được mục đích CTĐT, xác định những phương hướng cơ bản
trong thiết kế CTĐT.
Quy trình lựa chọn và sắp xếp nội dung các mơn học/ học phần cho các CTĐT tồn
trường theo sơ đồ sau:
HĐKH&ĐT Nhà trường
Ban KH Mác Lênin và Đại cương

Lựa chọn và sắp xếp, mô tả, đề cương chi tiết các môn học/học
phần giáo dục đại cương của tất cả các ngành trong trường.

Lãnh đạo Khoa (đơn vị đào tạo)
HĐ KH&ĐT các ngành trong đơn vị
Lựa chọn và sắp xếp, mô tả, đề cương chi tiết các môn học/học
phần thuộc khối ngành đơn vị đào tạo đang phụ trách.

HĐ KH&ĐT ngành
Lựa chọn và sắp xếp, mô tả, đề cương chi tiết các môn học/học
phần thuộc ngành và chuyên ngành.
Sơ đồ 3.3.3. Quy trình lựa chọn và sắp xếp nội dung
các mơn học/học phần cho các CTĐT trong tồn trường
16


Trong Bước 3 HĐKH&ĐT ngành thực hiện lựa chọn và tổ chức nội dung
CTĐT cần chú ý đến các vấn đề sau:
1. Xác định nội dung chương trình
2. Trình tự sắp xếp nội dung học tập cần tuân theo các ngun tắc
3.3.4. Bước 4: Thơng qua chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được xây dựng hồn chỉnh gồm 12 mục theo mẫu số 3
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phụ lục 5- Mẫu chương trình giáo dục đại học.
Sau khi HĐKH&ĐT Nhà trường thông qua, Lãnh đạo Nhà trường phê duyệt và
gửi kèm theo hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.3.5. Bước 5: Lựa chọn chiến lược và xây dựng nguồn lực
1. Xây dựng môi trường đào tạo 4 loại: - Mơi trường trí tuệ; - Xây dựng mơi
trường vật chất; - Xây dựng mơi trường tâm lý tích cực, bình đẳng, cơng bằng,
nghiêm túc và có tình bằng hữu; - Xây dựng môi trường xã hội;
2. Xây dựng và kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên thực hiện

chương trình.
3.3.6. Bước 6: Tổ chức thực thi chương trình đào tạo
Bước 6 gồm các cơng việc sau:
- Ban tuyển sinh chịu trách nhiệm tuyển sinh theo Quy định của Bộ giáo dục và
đào tạo và Quy định của Nhà trường.
- Khoa (Đơn vị đào tạo),
+ Quản lý việc lập Hồ sơ môn học của giảng viên.
+ Quản lý nguồn giảng viên giảng dạy.
+ Quản lý sinh viên
- Phòng Đào tạo
+ Kế hoạch giảng dạy – học tập.
+ Tốt nghiệp theo Quy định
- Phịng Cơng tác SVHS
+ Đề xuất và thực hiện các chính sách đối với sinh viên
+ Phối hợp với các Khoa quản lý hồ sơ sinh viên (bao gồm cả điểm học)
- Phòng Tổng hợp
+ Quản lý hồ sơ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng, và hợp
đồng giảng dạy.
+ Thành lập các Hội đồng tuyển chọn giảng viên dựa trên những đặc
tính dạy học mà chúng ta mong đợi của một giáo viên trong trường đại học:
3.3.7. Bước 7: Tổ chức đánh giá chương trình đào tạo
17


Trong khi Nhà trường chưa thành lập Ban kiểm định, Phịng Đào tạo chủ trì, phối
hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá CTĐT. Cần chú ý một số nội dung sau:
- Xác định rõ mục đích
- Có phương pháp đánh giá chương trình đào tạo dựa trên các điều kiện cụ thể để
phát triển chương trình.
- Thành phần tham gia đánh giá bao gồm đầy đủ các thành phần đã tham gia xây

dựng CTĐT.
Những tiêu chí cơ bản để đánh giá một CTĐT bao gồm:- Tính trình tự: - Tính gắn
kết- Tính thích hợp: - Tính cân đối: - Tính cập nhật: - Tính hiệu quả:
3.4. Xây dựng các biện pháp tổ chức quản lý nhằm hiện thực hóa quy trình và
nâng cao hiệu quả quản lý phát triển chương trình đào tạo Trường Đại học Dân
lập Phương Đông
3.4.1. Lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch, xác định mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả
cần đạt được trong việc quản lý phát triển chương trình đào tạo
Thứ nhất: Quản lý phát triển chương tình đào tạo gắn kết, hợp tác giữa đào
tạo với nhu cầu xã hội và nhà sử dụng trong phát triển chương trình đào tạo ở nhà
trường đại học
Thứ hai: Hợp tác giữa nhà trường đại học với các học viện, viện nghiên cứu,
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… trong quá trình đào tạo nhằm hước tới
các mục tiêu
Thứ ba: Công tác quản lý phát triển CTĐT có sự tham gia của tất cả các thành
viên trong Nhà trường
Thứ tư: Xây dựng kế hoạch và chính sách về tài chính cho việc phát triển
CTĐT
3.4.2. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình phát triển
chương trình đào tạo
Ban phát triển chương trình đào tạo giúp Ban giám hiệu Nhà trường xây dựng
hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình phát triển chương trình đào tạo.
Chỉ đạo cụ thể về quản lý chương trình đào tạo gồm các nội dung:
 Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các bước phát triển
chương trình đào tạo.
 Ban phát triển chương trình đào tạo cùng Ban giám hiệu, Hội đồng quản
trị nhà trường lựa chọn chiến lược giáo dục, chiến lược đào tạo, mục tiêu đào tạo
cũng như phương châm đào tạo của nhà trường để phát triển chương trình đào tạo
phù hợp.
18



 Xác định rõ nhiệm vụ, chức năng, yêu cầu cho từng phòng, ban, đơn vị
trong nhà trường trong việc quản lý phát triển chương trình đào tạo.
3.4.3.Thu thập và xử lý thơng tin, tiếp nhận các đóng góp cho chương trình đào
tạo
Phịng đào tạo của nhà trường chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin,
tiếp nhận các đóng góp cho chương trình đào tạo từ các nhà khoa học, các trường
đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đào tạo,
các cựu sinh viên…
- Xây dựng phiếu điều tra, phiếu trưng cầu ý kiến về chương trình đào tạo các
ngành trong Nhà trường.
- Xây dựng phiếu điều tra, phiếu trưng cầu ý kiến về chương trình mơn học/học
phần.
- Thống kê các kết quả trình HĐKH&ĐT ngành, HĐKH&ĐT&ĐT Nhà
trường, Lãnh đạo trường.
3.4.4. Thiết lập mối liên hệ với các địa chỉ tiếp nhận sinh viên thực tập và sau khi
ra trường
Phòng đào tạo, Phịng Cơng tác Sinh viên học sinh của nhà trường chịu trách
nhiệm thiết lập mối liên hệ với các cơ sở tiếp nhận sinh viên sau khi ra trường:
 Xây dựng mối liên hệ với các tổ chức doanh nghiệp sử dụng sản phẩm
đào tạo đề vừa nhận thông tin phản hồi đóng góp cho chương trình đào tạo vừa tìm
kiếm, kêu gọi các dự án đầu tư, cấp kinh phí cải thiện cơ sở vật chất; đồng thời đây
cũng là tạo cơ hội cho sinh viên của trường tiếp cận thực tế nhu cầu xã hội. Ký kết
giữa hai bên,
 Liên kết, mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục trong nước cũng như
nước ngoài để tăng cơ hội học tập kinh nghiệm và sự trợ giúp để học hỏi kiến thức
mới về thiết kế và thực thi chương trình đào tạo.
3.4.5. Hội đồng Khoa học và Đào tạo ngành định kỳ tổ chức cập nhật chương
trình đào tạo

Hội đồng khoa học ngành định kỳ tổ chức cập nhật CTĐT và nội dung từng
môn học dựa trên số liệu tổng hợp đánh giá CTĐT của Ban phát triển CTĐT.
- Có quyết định thành lập HĐKH&ĐT Ngành, định kỳ 2 năm một lần.
- Thành phần HĐKH&ĐT ngành bao gồm: Lãnh đạo đơn vị đào tạo, 1 giảng
viên cơ hữu phụ trách ngành và các giảng viên, nhà khoa học,chủ doanh nghiệp do
Lãnh đạo đơn vị đề cử.
- HĐKH&ĐT ngành thực hiện các nhiệm vụ của bước 4 trong quy trình.
19


×