Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

GA HKI Tin Học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.32 KB, 56 trang )

Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tuần : 1
Tiết : 1
Ngày soạn :10/8/2007
§1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
• Biết Tin học là một ngành khoa học : có đối tượng, ND và phương pháp nghiên cứu
riêng
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số
2. Nội dung :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS NỘI DUNG GHI
Chúng ta nhắc nhiều đến tin
học nhưng nó thực chất là gì
thì ta chưa được biết hoặc hiểu
biết về nó rất ít. Khi nói đến
Tin học là nói đến máy tính
cùng các dữ liệu trong máy
được lưu trữ và xử lý phục vụ
cho các mục đích khác nhau
trong mỗi lónh vực của đời
sống xã hội (Như ngành Y tế thì
cần lưu trữ thông tin về bệnh
nhân và bệnh án của người
bệnh, Thư viện thì lưu trữ thông


tin của sách, người mượn,…)
Vậy Tin học là gì ? Trước tiên
ta xem sự phát triển của Tin
học trong một vài năm gần
đây.
Thực tế cho thấy Tin học là
ngành ra đời chưa bao lâu
nhưng những thành quả mà nó
mang lại cho con người thì vô
cùng to lớn. Cùng với Tin học
hiệu quả công việc được tăng
lên đáng kể.
Hãy kể tên những ngành trong
thực tế có dùng đến sự hổ trợ
của Tin học ?
Trong vài thập niên gần đây sự
phát triển như vũ bão của Tin
học đã đem lại cho con người
Lắng nghe giáo
viên giảng bày.
Bưu điện, Ngân
hàng, điện lực,…
1. Sự hình thành và phát triển của Tin học :
- Tin học là một ngành khoa học mới hình
thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ và
động lực cho sự phát triển đó là do nhu cầu khai
thác tài nguyên thông tin của con người.
- Tin học dần hình thành và phát triển trở
thành 1 ngành khoa học độc lập, với nội dung,
mục tiêu và phương pháp nghiên cứu mang đặc

thù riêng.
Trang 1
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
một kỷ nguyên mới “ kỷ
nguyên của công nghệ thông tin
“. Câu hỏi đặt ra là: vì sao nó
lại phát triển nhanh và mang
lại nhiều lợi ích cho con người
đến thế ?
Để trả lời câu hỏi này ta qua
phần đặc tính và vai trò của
máy tính điện tử.
Ban đầu máy tính ra đời chỉ
với mục đích cho tính tóan đơn
thuần. Song thông tin càng
nhiều và càng đa dạng đã thúc
đẩy con người không ngừng cải
tiến máy tính để phục vụ cho
nhu cầu mới.
Trước sự bùng nổ thông tin
hiện nay máy tính được coi như
là một công cụ không thể thiếu
của con người. Trong tương lai
không xa một người không biết
gì về máy tính có thể coi là
không biết đọc sách. Vì vậy
càng nhanh tiếp xúc với máy
tính nói riêng và Tin học nói
chung thì càng có nhiều cơ hội
hòa nhập với cuộc sống hiện

đại.
Ví dụ : Một đóa mềm có thể
lưu trữ nội dung của một cuốn
sách dày đến 400 trang
Từ những thuật ngữ ở trên ta
có thể rút ra được khái niệm
Tin học là gì.
Hãy cho biết Tin học là gì ?
Tóm tắt ý chính và ghi bảng.
Lắng nghe giáo
viên giảng bày.
Đọc phần in
nghiên trong SKG
trang 6.
Trả lời câu hỏi
2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.
a. Vai trò :
- Ban đầu máy tính ra đời chỉ với mục đích
cho tính tóan đơn thuần, dần dần nó không
ngừng được cải tiến và hổ trợ rất nhiều lónh vực
khác nhau.
- Ngày nay máy tính đã xuất hiện ở khắp
nơi, chúng hổ trợ hoặc thay thế gần như hòan
tòan cho con người.
b. Các đặc tính ưu việt của máy tính :
- Máy tính có thể làm việc 24/24 mà không
mệt mỏi.
- Tốc độ xử lý thông tin nhanh.
- Độ chính xác cao.
- Máy tính có thể lưu trữ 1 lượng thông tin

lớn trong một không gian rất hạn chế.
- Giá thành máy tính càng hạ nhờ những tiến
bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật.
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.
- Các máy tính có thể liên kết với nhau
thành một mạng và có thể chia sẽ dữ liệu giữa
các máy tính với nhau. (Mạng LAN, WAN,
Internet,…)
3. Thuật ngữ Tin học :
Một số thuật ngữ Tin học được sử dụng là :
Informatique, Informatics, Computer Science.
Khái niệm Tin học :
- Tin học là một ngành khoa học dựa trên
máy tính điện tử.
- Nó nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung
của thông tin.
- Nghiên cứu phương pháp thu thập, lưu trữ,
tìm kiếm, biến đổi truyền thông tin một cách tự
động và ứng dụng máy tính vào các lónh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
3. Củng cố :
- Đặc tính của Tin học. Máy tính có thể làm việc 24/24, tốc độ nhanh
- Độ chính xác cao, lưu trữ lượng thông tin lớn
- Có thể nối kết lại với nhau để chia sẽ tài nguyên, dữ liệu,…
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng, giá thành hạ.
4. Dặn d :
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Làm bài tập sách BT trang 6,7.
Trang 2
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10

Tuần : 1,2
Tiết : 2,3
Ngày soạn :12/8/2007
§2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
 Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin trên
máy tính.
 Biết các dạng biểu thông tin trong máy tính.
 Hiểu đơn vò đo thông tin là bít và các đơn vò bội của bít.
 Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
• Về kỹ năng :
 Bước đầu mã hóa được thông tin đơn giản thành dãy bít.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nên các đặc tính ưu việt của máy tính ?
3. Nội dung :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS NỘI DUNG GHI
Trong cuộc sống xã hội, sự
hiểu biết về một thực càng
nhiều thì những suy đóan về
thực thể càng chính xác. Ví dụ:
những đám mây đen hay
những con chuồn chuồn bay
thấp báo hiệu một cơn mưa sắp
đến. Đó là thông tin. Nhìn thấy

hoa phượng nỡ, tiếng ve kêu
báo hiệu mùa hè đến, đó là
thông tin.
Em nào hãy cho 1 ví dụ về
thông tin ?
Muốn máy tính nhận biết được
một sự vật nào đó ta cần cung
cấp cho nó đầy đủ thông tin về
đối tượng này. Bit là lượng
thông tin vừa đủ để xác đònh
chắc chắn một sự kiện có 2
trạng thái và khả năng xuất
hiện của 2 trạng thái này là
như nhau. Người ta đã dùng 2
con số là 0 và 1 trong hệ nhhò
phân với khả năng sử dụng con
số đó là như nhau để qui ước.
Nếu có 8 bóng đèn nhưng chỉ
Nghe giảng bài
Trả lời câu hỏi
1. Khái Niệm Thông Tin Và Dữ Liệu:
a. Thông tin: Thông tin của một thực thể là
những hiểu biết có thể có được về thực thể đó
và có thể thu thập, lưu trữ và xử lý.
b. Dữ liệu : là thông tin đã được đưa vào máy
tính.
2. Đơn vò đo lượng thông tin :
Bit (Binary Digit) là đơn vò nhỏ nhất để đo lượng
thông tin. Bit chỉ nhận 1 trong 2 giá trò là 0 và 1.
ví dụ 1 :Giới tính con người chỉ có thể là nam

hoặc nữ
ví dụ 2: Trạng thái của bóng đèn chỉ có thể là
sáng(1) hoặc tối (0).
Nếu ta có 4 bóng đèn và chỉ có bóng số 1,3 là
sáng còn 2,4 là tối thì nó được biểu diễn như
sau:
1010.
Ngòai ra người ta còn dùng các đơn vò khác để
đo lượng thông tin như :
1 Byte ( Bai) = 8 Bit
1KB (Kí Lô Bai) = 1024 Byte=2
10
Byte.
1MB (Mêga Bai) = 1024 KB=2
10
KB.
1GB (Giga Bai) = 1024 MB=2
10
MB.
1TB (Têra Bai) = 1024 GB=2
10
GB.
Trang 3
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
có bóng 3,5 sáng, các bóng còn
lại tối thì em biểu diễn NTN ?
Thông tin cũng được chia làm
nhiều lọai như sau :
Hãy kể những thông tin dạng
văn bản ?

Hãy kể những thông tin dạng
hình ảnh ?
Hãy kể những thông tin dạng
âm thanh ?
Thông tin tuy có nhiều dạng
khác nhau nhưng đều được lưu
trữ và xử lý trong máy tính chỉ
1 dạng chung đó là mã nhò
phân.
Mỗi văn bản bao gồm 1 dãy
các kí tự thường như
a,b,c,..z,A,B,..Z, các chữ số
thập phân 0..9 và 1 số các kí
hiệu khác như các dấu ngắt
câu, pháp tóan,..để má hóa
thông tin dạng văn bản người
ta dùng mã ASCII gồm 256 kí
tự đánh số từ 0 đến 255. Bộ mã
này chỉ mã hóa được tốt đa 256
(2
8
) kí tự, chưa đủ để mã hóa
các bảng chữ cái của các ngôn
ngữ trên thế giới. Do đó người
ta đã xây dựng bộ mã Unicode
sử dụng 16 bít (2
16
) có thể mã
hóa được 65536 kí tự khác
nhau, cho phép thể hiện các

văn bản của tất cả các ngôn
ngữ trên thế giới.
Biểu diễn thông tin trong máy
tính qui về 2 lọai chính là số
và phi số
Hệ đếm không phụ thuộc vào
vò trí có nghóa là nó nằm ở vò
trí nào đi chăng nữa đều mang
cùng 1 giá trò.
Có nhiều hệ đếm khác nhau,
nên muốn phân biệt số được
biểu diễn ở hệ đếm nào người
ta viết cơ số làm chỉ số dưới
của số đó.
Ví dụ : biểu diễn số 5 ta viết
101
2
(hệ NP) hoặc 5
10
(hệ TP)
hay 5
16
(hệ 16)
00101000
Báo, sách, vở, tấm
bia,…
Biển báo, bức
tranh, ảnh, băng
hình,..
Tiếng nói, tiếng

sóng biển, chim,
tiếng đàn,..
Nghe giảng, quan
sát, ghi bài.
Nghe giảng, quan
sát, ghi bài.
Nghe giảng, quan
sát, ghi bài.
Nghe giảng, quan
sát, ghi bài.
1PB (Pêta Bai) = 1024 TB=2
10
TB.
3. Các dạng thông tin :
Thông tin có thể được phân làm hai lọai là số (
số nguyên, số thực, ..) Và phi số (văn bản, âm
thanh, hình ảnh)
- Dạng văn bản : báo chí, sách, vở,….
- Dạng hình ảnh : bức tranh, bản đồ, băng hình,…
- Dạng âm thanh : tiếng nói, tiếng sóng biển,
tiếng đàn, tiếng chim hót,…
4. Mã hóa thông tin trong máy tính :
- Thông tin muốn máy tính xử lý cần chuyển
hóa, biến đổi thông tin thành 1 dãy bit. Cách
làm như vậy được gọi là mã hóa thông tin.
Ví dụ : Nếu các bóng đèn có trạng thái như sau:
“ tối, sáng, sáng, tối, sáng, sáng, tối, tối” thì nó
sẽ được viết dưới dạng sau : 01101100
- Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta chỉ cần
mã hóa các kí tự. Bộ mã ASCII (American

Standard Code For Information Interchange) sử
dụng 8 bít để mã hóa kí tự.
- Trong bảng mã này các kí tự được đánh số từ 0
đến 255 và các số hiệu này được gọi là mã
ASCII thập phân của kí tự. Mỗi số nguyên từ 0
đến 255 đều có thể viết trong hệ nhò phân với 8
chữa số (8 bít) và sẽ được gọi là mã ASCII nhò
phân
Ví dụ : Kí tự “A “có mã ASCII thập phân là 65,
và mã nhò phân là 01000001
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính :
a. Thông tin lọai số :
• Hệ đếm : là tập hợp các kí hiệu và qui
tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn
và xác đònh giá trò các số.
• Có hệ đếm phụ thuộc vào vò trí như hệ
thập phân, nhò phân, hexa, và hệ đếm
không phụ thuộc vào vò trí như hệ đếm
La mã.
Ví dụ : X ở IX (9) hay XI (11) đều có nghóa
là 10
• Nếu 1 số n trong hệ đếm có cơ số b có
biểu diễn là : d
n
d
n-1
d
n-2
…d
1

d
0
d
-1
..d
-m
Thì
giá trò của nó là :
N= d
n
b
n
+d
n-1
b
n-1
+..+d
0
b
0
+d
-1
b
-1
+..+d
-m
b
-m
Ví dụ :
536,4=5x10

2
+3x10
1
+6x10
0
+4x10
-1
• Các hệ đếm dùng trong tin học :
Trang 4
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
Một byte có 8 bít, mỗi bit có
thể là 0 hay 1. các bit của một
byte được đánh số từ phải sang
trái bắt đầu từ 0. Ta gọi số bit
có số hiệu nhỏ là các bit thấp,
bốn bit số hiệu lớn là bit cao.
Số nguyên có thể có dấu hoặc
không có dấu. Ta có thể chọn
1 byte, 2 byte hay 4 byte để
biểu diễn. Trong phạm vi bày
này ta chỉ xét số nguyên 1
byte.
Để xử lý âm thanh, hình ảnh,
ta cũng phải mã hóa chúng
thành các dãy bit
Nghe giảng, quan
sát, ghi bài.
Nghe giảng, quan
sát, ghi bài.
+ Hệ thập phân : (hệ cơ số 10) dùng 10 chữ

số từ 0 đến 9 để biểu diễn. Giá trò số trong
hệ TP được xác đònh theo qui tắc : Mỗi đơn
vò ở 1 hàng bất kỳ có giá trò bằng 10 đơn vò
của hàng kế cận bên phải.
Ví dụ :536,4=5x10
2
+3x10
1
+6x10
0
+4x10
-1
+ Hệ nhò phân : (Hệ cơ số 2) chỉ dùng 2 kí
hiệu là 0 và 1
Ví dụ : 101
2
=1x2
2
+0x2
1
+1x2
0
=5
10
+ Hệ cơ số 16 : còn gọi là hệ Hexa, sử dụng
16 kí hiệu : 0..9,A,B,C,D,E,F để biểu diễn.
Trong đó : A=10,B=11,..F=15
Ví dụ : 1BE
16
=1x16

2
+11x16
1
+14x16
0
=446
10
• Biểu diễn số nguyên : Số nguyên có
thể có dấu hoặc không có dấu.
- Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte. Đối
với số nguyên có dấu, bit cao nhất thể hiện dấu
với qui ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương và bảy
bít còn lại biểu diễn giá trò của số viết dưới
dạng nhò phân. Theo đó, 1 byte BD được số
nguyên trong phạm vi từ -127 đến 127. Đối với
số nguyên không âm, tòan bộ 8 bit được dùng
để biểu diễn giá trò số, 1 byte BD được các số
nguyên không âm trong phạm vi từ 0 đến 255
• Biểu diễn số thực : Mọi số thực đều có
thể viết dưới dạng : ± M x 10
±K
được gọi là
dạng dấu phẩy động. Trong đó : M là phần đònh
trò và K được gọi là phần bậc.
- Ví dụ : 12345,26 được biểu diễn dưới dạng :
0.1234526 x 10
5
b. Thông tin lọai phi số :
• Văn bản: Để biểu diễn 1 xâu kí tự, máy
tính có thể dùng một dãy byte biểu diễn , mỗi

byte biểu diễn 1 kí tự theo thứ tự từ trái sang
phải.
Ví dụ : dãy 3 byte 01010100 01001001
01001110 dùng để biểu diễn xâu kí tự “TIN”
• Các dạng khác : (âm thanh, hình ảnh,..)
Để xử lý âm thanh, hình ảnh, ta cũng phải mã
hóa chúng thành các dãy bit.
6. Nguyên lý mã hóa nhò phân :
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn
bản, âm thanh, hình ảnh,…khi đưa vào máy tính,
chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy
bit. Dãy bit đó là mã nhò phân của thông tin mà
nó biểu diễn.
4. Củng cố :
- Thông tin và đơn vò đo thông tin
- Cách biểu diễn thông tin trong máy tính
- Lọai số :nhò phân, thập phân, Hexa
- Phi số : văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Trang 5
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
5. Dặn dò : Học bài và làm các bài tập cuối bài trong SGK.
Trang 6
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
Tuần : 2
Tiết : 4
Ngày soạn :12/8/2007
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
 Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học và máy tính.

• Về kỹ năng :
 Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự, số nguyên
 Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các đơn vò đo dung lượng bộ nhớ?
3. Nội dung :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS NỘI DUNG GHI
Gọi học sinh trả lời
Gọi học sinh trả lời
Gợi ý để học sinh một cách mã
hóa, chặng hạn tương ứng với
HS “nữ” là bit 1 và HS “nam”
tương ứng với bit 0
Hướng dẫn HS sử dụng bảng
phụ lục 1. Bộ mã ASCII cơ sở
để chuyển đổi.
Câu c và d
Đáp án b
Giả sử trong 10 HS
xếp hàng là: nam,
nữ, nam, nữ, nam,
nam, nam ,nữ, nữ,
nữ thì ta biểu diễn
như sau :
0101000111

“VN”=01010110
01001110
”Tin”= 01010100
01101001 01101110
“Hoa”
Cần dùng ít nhất 1
byte
1. Hãy chọn khẳng đònh đúng trong các khẳng
đònh sau :
a. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho
con người trong lónh vực tính toán.
b. Học tin học là học sử dụng máy tính.
c. Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con
người
d. Một người phát triển toàn diện trong xã
hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết
về Tin học
2. Trong các đẳng thức sau đây, những đẳng
thức nào là đúng ?
a. 1 KB=1000 byte
b. 1 KB=1024 byte
c. 1 MB=1000000 byte.
3. Có 10 học sinh xếp hàng ngang để chụp ảnh.
Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin, cho
biết mỗi vò trí trong hàng bạn nam hay bạn nữ.
4. Sử dụng bảng mã ASCII (xem bảng phụ lục)
để mã hóa và giải mã
a. Chuyển các xâu kí tự sau thành dạng mã
nhò phân:”VN”,”Tin”.
b. Dãy bit “01001000 01101111 01100001”

tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự nào ?
5. Biểu diễn số nguyên và số thực :
a. Để mã hóa số nguyên – 27 cần dùng ít nhất
Trang 7
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
0.11005 x E
5
0.25879 x E
2
0.984 E
-3
bao nhiêu byte ?
b. Viết các số thục sau đây dưới dạng dấu
phẩy động:
11005; 25,879; 0,000984
4. Củng cố :
- Đơn vò đo dung lượng bộ nhớ.
- Cách mã hóa kí tự
- Cách biễu diễn số thực
5. Dặn dò : Học bài và làm các bài tập sau :
a. Xác đònh và giải thích câu đúng trong các câu sau :
i. 65536 byte = 64 KB *
ii. 65535 byte = 64 KB
iii. 65535 byte = 65,535 KB
b. Trong Tin học dữ liệu là :
i. Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính.*
ii. Biểu diễn thông tin dạng văn bản.
iii. Các số liệu
Hãy chọn phương án ghép đúng.
Tuần : 3,4

Tiết : 5,6,7
Ngày soạn :14/8/2007
§3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
 Biết chức năng của các thiết bò chính của máy tính.
 Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. Von Neumann..
• Về kỹ năng :
 Nhận biết được các bộ phận của máy tính.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm mã hóa thông tin ?
Hãy biến đổi : 23
16
 cơ số 10; 10101100
2
 cơ số 10
3. Nội dung :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS NỘI DUNG GHI
Đặt vấn đề : tiết trước các em
Trang 8
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
đã được học về thông tin và
cách mã hóa thông tin trong
máy tính. Hôm nay ta tiếp tục
tìm hiểu về các thành phần

trong máy tính.
Giải thích thêm :
- Phần cứng : toàn bộ các thiết
bò như màn hình, chuột, CPU,..
- Phầm mềm : chương trình
tiện ích như Word, Excel,..
- Sử quản lý và điều khiển của
con người : con người làm việc
và sử dụng máy tính cho mục
đích công việc của mình.
Theo các em trong 3 TP trên
TP nào là quan trọng nhất ?
Nói chung TP nào cũng quan
trọng, xong TP thứ 3 là quan
trọng trọng bởi nếu không có
sự quản lý và điểu khiển của
con người thì 2 TP trên trở nên
vô dụng.
Chỉ vào máy tính mẫu và hỏi
HS : Theo em máy tính này
bao gồm các bộ phận nào ?
Gọi HS khác bổ sung và ghi lại
tất cả các câu trả lời lên bảng.
Thống kê, phân loại các bộ
phận.
Theo em thì thiết bò nào trong
máy tính sẽ lưu trữ thông tin ?
Đó là bộ nhớ trong máy tính và
nó được phân làm 2 loại : BN
trong và BN ngoài

Chỉ cho HS thấy từng bộ phận
trên máy tính mô hình.
Ngoài 2 bộ phận chính trên,
CPU còn có thêm một số thành
phần khác như : Thanh ghi
(Register) và bộ nhớ truy cập
nhanh (Cache). Thanh ghi là
vùng nhớ đặc biệt được CPU
sử dụng để lưu trữ tạm thời các
lệnh và dữ liệu đang được xử
lí. Cache đóng vai trò trung
gian giữa bộ nhớ và các thanh
ghi.
BN trong gồm các ô nhớ được
đánh số thứ tự bắt đầu từ 0. số
thứ tự của một ô nhớ được gọi
là đòa chỉ của ô nhớ đó. Các
đòa chỉ thường được viết trong
hệ hexa. Khi thực hiện chương
trình, máy tính truy cập dữ liệu
Nghe giảng và ghi
bày .
Trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Đóa cứng, đóa
mềm,..
Nghe giảng và ghi
bày
1. Khái niệm hệ thống tin học :
Hệ thống tin học dùng để thực hiện các thao tác

như nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
Hệ thống tin học gồm ba thành phần :
 Phần cứng (Hardware)
 Phần mềm (Software)
 Sự quản lý và điều khiển của con
người.
2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính :
• Gồm các bộ phận chủ yếu sau :
- Bộ xử lý trung tâm (CPU:Central Prosessing
Unit)
- Bộ nhớ trong (Main Memory
- Bộ nhớ ngoài.(Secondary Memory)
- Các thiết vào vào/ra
Sơ đồ cấu trúc máy tính
3. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
CPU là thành phần quan trọng nhất của máy
tính, đó là bò thực hiện và điều khiển việc thực
hiện chương trình.
CPU gồm 2 bộ phận chính :
- Bộ điều khiển CU – (Control Unit) : Điều
khiển các bộ phận khác làm việc.
- Bộ số học / Logic ALU (Arithmetic /
LogicUnit): thực hiện các phép toán số học và
logic.
4. Bộ nhớ trong :
BN trong là nơi chương trình được đưa vào để
thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử
lí.
BN trong gồm 2 phần :
- ROM (Read Only Memory) : là bộ nhớ chỉ đọc.

Chứa 1 số chương trình hệ thống được nhà sản
xuất nạp sẳn. Các chương trình trong ROM thực
Trang 9
Bộ nhớ ngoài
Bộ điều khiển Bộ số học logic
Bộ nhớ trong
BXL trung tâm
Thiết bò vào
Thiết bò ra
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
ghi trong ô nhớ thông qua đòa
chỉ của nó. Với phần lớn các
máy tính, mỗi ô nhớ có dung
lượng 1 byte.
Dữ liệu trong RAM chỉ tồn tại
khi máy tính đang họat động,
còn dữ liệu ở bộ nhớ ngoài có
thể tồn tại ngay cả khi tắt máy.
Bàn phím được chia thành
nhiều nhóm như nhóm phím kí
tự, nhóm phím chức năng,
nhóm phím số,…
Chuột là 1 TB rất tiện lợi khi
làm việc với máy tính. Bằng
thao tác nháy nút chuột, ta có
thể thực hiện 1 lựa chọn nào
đó trong bảng chọn đang hiển
thò trên màn hình.
Nghe giảng và ghi
bày

Nghe giảng và ghi
bày
hiện việc kiểm tra các thiết bò và tạo sự giao
tiếp ban đầu giữa người và máy. Khi tắt máy, dữ
liệu trong ROM không bò mất đi.
- RAM (Random Access Memory) : là bộ nhớ
truy xuất ngẫu nhiên. Ram là bộ nhớ có thể đọc,
ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ
liệu trong RAM sẽ bò mất đi.
5. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory):
Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hổ trợ cho bộ
nhớ trong.
Bộ nhớ ngoài gồm các thiết bò sau :
- Đóa cứng : có dung lượng lớn và tốc độ đọc/ghi
nhanh và được gắn cố đònh trong máy.
- Đóa mềm : Đường kính 3.5 Inch với dung
lượng 1.44 MB
Ngoài ra còn có đóa CD, thiết bò nhớ Flash là
môt thiết bò lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn
với kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng.
6. Thiết bò vào (Input Device)
TB vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.
TB vào gồm các TB sau : Bàn phím, con chuuột,
máy quét,…
7. Thiết bò ra (Output Device):
TB ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính
TB vào gồm các TB sau : màn hình, máy in,
máy chiếu,…
4. Củng cố :
- Các thành phần của hệ thống tin học.

• Phần cứng
• Phần mềm
• Sự quản lí của con người
- Các thành chính của máy tính:
• Bộ xử lí trung tâm
• BN trong.
• BN ngoài,
• Thiết bò vào /ra
5. Dặn dò : Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài SGK trang 28
Tuần: 4
Tiết : 7
Ngày soạn :
§3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (TT)
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
Trang 10
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
 Biết chức năng của các thiết bò chính của máy tính.
 Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. Von Neumann..
• Về kỹ năng :
 Nhận biết được các bộ phận của máy tính.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Bộ nhớ trong có mấy loại, kể ra ?
3. Nội dung :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS NỘI DUNG GHI

Cho HS xem bảng thống kê
các thiết bò trong máy tính.
Từ bảng thống kê trên, hãy so
sánh sự khác nhau giữa bộ nhớ
trong và bộ nhớ ngoài
Ngoài những thiết bò vào đã
được liệt kê, em nào cho biết
còn có thiết bò nào cũng được
coi là thiết bò vào ?
Theo em loa và tai nghe thuộc
thiết bò nào ?
Trên đây là các thành phần
của máy tính, với các thành
phần này máy tính đã họat
động được chưa ?
Vậy nó cần thêm cái gì nữa ?
đó là chương trình. Vậy chương
trình là gì ?
Ví dụ : để cộng 2 số a và b có
thể mô tà bằng lệnh :
“+” <a> <b> <t>
Trong đó : “+” là mã thao tác,
a,b,và t là đòa chỉ nơi lưu trữ
tương ứng hai số a,b và kết quả
thao tác “+”
Đòa chỉ của các ô nhớ là cố
đònh nhưng trong nội dung ghi
ở đó có thể thay đổi trong quá
trình máy làm việc.
Khi xử lí dữ liệu, máy tính xử

lí đồng thời một dãy bit. Dãy
bit như vậy được gọi là từ máy.
Độ dài từ máy có thể là 8, 16,
32 hay 64 bit phụ thuộc vào
kiến trúc của từng máy.
Em hãy cho biết nguyên lí
Phôn Nôi-man được thành
thành từ những nguyên lí nào ?
Bộ nhớ trong lưu
trữ dữ liệu một
cách tạm thời, còn
bộ nhớ ngoài lưu
trữ dữ liệu lâu dài.
Webcam, máy ảnh
KTS
Thuộc thiết bò ra
Máy tính chưa thể
hoạt động
Chương trình là
dãy các lệnh, mỗi
lệnh là một chỉ dẫn
cho máy tính biết
thao tác cần thực
hiện.
Nguyên lí Phôn
Nôi man được tạo
thành từ 4 nguyên
8. Hoạt động của máy tính :
a. Nguyên lí điều khiển bằng chương trình:
Máy tính họat động theo chương trình.

Chương trình là một dãy các lệnh. Thông tin của
1 lệnh bao gồm :
• Đòa chỉ của lệnh trong bộ nhớ
• Mã của các thao tác.
• Đòa chỉ các ô nhớ liên quan
b. Nguyên lí lưu trữ chương trình :
Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhò
phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
c. Nguyên lí truy cập theo đòa chỉ :
Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực
hiện thông qua đòa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
 Khi xử lí dữ liệu, máy tính xử lí đồng thời
một dãy bit. Dãy bit như vậy được gọi là từ máy
d. Nguyên lí Phôn Nôi-man
Mã hóa nhò phân, điều khiển bằng chương trình,
lưu trữ chương trình và truy cập theo đòa chỉ tạo
thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn
Nôi-man.
Trang 11
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
lí đó là : NL mã
hóa nhò phân, NL
điều khiển bằng
chương trình, NL
lưu trữ chương
trình và NL truy
cập theo đòa chỉ
4. Củng cố :
- Các thành phần của hệ thống tin học.
• Phần cứng

• Phần mềm
• Sự quản lí của con người
- Các thành chính của máy tính:
• Bộ xử lí trung tâm
• BN trong.
• BN ngoài,
• Thiết bò vào /ra
- Nguyên lí Phôn nôi-man
5. Dặn dò : Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài SGK trang 28
Tuần : 4,5
Tiết : 8,9
Ngày soạn :15/8/2007
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
 Quan sát và nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bò khác như
máy in, bàn phím, chuột, đóa, ổ đóa,..
• Về kỹ năng :
 Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím, chuột.
• Về thái độ :
 Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên chuẩn bò phòng máy và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
a.Trình bày bộ xử lý trung tâm CPU?
b. Phân biệt BN RAM và BN ROM

3. Nội dung :
1. Làm quen với máy tính :
Trang 12
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
Tại phòng máy, thông qua sự giới thiệu và hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan sát và nhận
biết :
- Các bộ phận của máy tính và một số thiết bò khác như : Ổ đóa, bàn phím, màn
hình, máy in, nguồn điện, cáp nối, cổng USB,…
- Cách bật / tắt một số thiết bò như máy tính, màn hình, máy in,..
- Cách khởi động máy tính.
2. Sử dụng bàn phím :
- Phân biệt các nhóm phím
- Phân biệt việc gõ một phím và gõ tổ hợp phím bằng cách nhấn giữ.
- Gõ một dòng kí tự tùy chọn.
3. Sử dụng chuột :
- Di chuyển chuột : Thay đổi vò trí của chuột trên mặt phẳng.
- Nháy chuột : nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay.
- Nháy đúp chuột : Nháy chuột nhanh 2 lần liên tiếp.
- Kéo thả chuột : Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vò trí
cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột.
4. Củng cố :
- Cách bật / tắt một số thiết bò như máy tính, màn hình, máy in,..
- Cách khởi động máy tính, cách sử dụng chuột.
5. Dặn dò : Học bài
Tuần : 5, 6
Tiết : 10, 11
Ngày soạn :15/8/2007
§4. BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (5 tiết)
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :

 Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.
 Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
 Hiểu một số thuật toán thông dụng.
• Về kỹ năng :
 Xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê từng
bước.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên các thiết bò nhập, thiết bò xuất đã được học ?
3. Nội dung :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS NỘI DUNG GHI
Để máy tính có thể hiểu và Nghe giảng
Trang 13
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
thực hiện ta cần viết chương
trình đưa vào máy tính. Nhưng
làm thế nào để viết được
chương trình. Trước tiên ta cần
biết thế nào thuật toán và bài
toán.
Trong toán học ta nhắc nhiều
đến khái niệm bài toán và ta
hiểu đó là những việc mà con
người cần phải thực hiện sao
cho từ những dữ kiện đã có
phải tìm ra hay chứng minh

một kết quả nào đó. Vậy khái
niệm “ Bài toán” trong tin học
có gì khác không ?
Ví dụ : ta yêu cầu máy tính cho
ra kết quả của phép tính cộng,
trừ của hai số là bài toán. Vậy
bài toán là gì ? Đứng trước một
bài toán công việc đầu tiên là
gì ?
Trong tin học các dữ kiện đã
cho gọi là Input, và cái cần tìm
là Output.
Cho HS mở SGK trang 32, với
mỗi ví dụ, ghi lên bảng gọi HS
xác đònh Input và Output
Nhưng muốn máy tính đưa ra
được từ Input cho ra Output thì
cần phải có chương trình, mà
muốn viết được chương trình
thì cần phải có thuật toán, vậy
thuật toán là gì ?
Trong thuật toán trên, i là biến
chỉ số và có giá trò nguyên thay
đổi từ 2 đến N+1
Mũi tên  trong thuật toán
trên được hiểu là gán giá trò
của biểu thức bên phải cho
biến ở bên trái mũi tên.
Trên đây là cách diễn tả giải
thuật theo cách liệt kê từng

bước. Ngoài ra ta còn có cách
diễn tả giải thuật bằng sơ đồ
khối. Tiết sau ta sẽ được học.
Nghe giảng, ghi
bài.
Công việc đầu tiên
là đi xác đònh đâu
là dữ kiện đã cho,
và đâu là cái cần
tìm.
Xem ví dụ trên
bảng và trả lời đâu
là Input và đâu là
Output
Nghe giảng, ghi
bài
1. Khái niệm bài toán :
a. Khái niệm : Bài toán là những việc mà con
người muốn máy tính thực hiện.
• Ví dụ :Giải phương trình bậc 2, chương trình
quản lí học sinh,.. là các bài toán.
• Khi giải bài toán ta cần quan tâm đến 2 yếu
tố:
- Input : thông tin đưa vào máy.
- Output: Thông tin lấy ra từ máy.
Ví dụ 1: Bài toán tìm UCLN của hai số nguyên
dương M và N.
- Input : 2 số nguyên dương M,N
- Output : UCLN của M và N.
Ví dụ 2: Bài toán tìm nghiệm của PTB2 :

ax
2
+ bx + c = 0 (a ≠ 0)
- Input : các số thực a,b,c (a ≠ 0)
- Output : Nghiệm x của phương trình.
Ví dụ 3: Bài toán kiểm tra tính nguyên tố của số
nguyên N
- Input : Số nguyên dương N
- Output : N là số nguyên tố hoặc N không là số
nguyên tố.
Ví dụ 4: Bài toán xếp loại học sinh của một lớp
- In put :Bảng điểm của học sinh trong lớp.
- Output : Bảng xếp loại học lực.
2. Khái niệm thuật toán
Khái niệm :Thuật toán để giải một bài toán là
một dãy hưu hạn các thao tác được sắp xếp theo
một trình tự xác đònh sao cho sau khi thực hiện
dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận
được Output cần tìm.
Ví dụ : Tìm giá trò lớn nhất của một dãy số
nguyên
• Xác đònh bài toán :
- Input : số nguyên dương N và dãy số nguyên
a
1
,..a
N
- Output : giá trò lớn nhất của dãy số.
• Ý tưởng :
- Khởi tạo giá trò Max=a

1
- Lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trò số
hạng a
i
với giá trò Max, nếu a
i
>Max thì Max
nhận giá trò mới là a
i
.
• Thuật toán :
Thuật toán của bài toán có thể được mô tả bằng
cách liêt kê từng bước như sau :
Bước 1: Nhập N và dãy a
1
,..a
N
Bước 2 : Max  a
1
, i  2;
Bước 3 : Nếu i > N thì đưa ra giá trò Max rồi kết
thúc.
Trang 14
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
Bước 4 :
Bước 4.1 : Nếu a
i
> Max thì Max  a
i
Bước 4.2 : i  i+1 rồi quay lại bước 3.

Ở tiết trước ta đã được học
cách diễn tả giải thuật theo
cách liệt kê từng bước. Hôm
nay chúng ta sẽ học cách diễn
tả thuật toán bằng sơ đồ khối.
Biến Max được khởi tạo bằng
giá trò a
1
, sau đó mỗi lần, tùy
kết quả so sánh với a
i
nếu a
i
>
Max thì Max sẽ nhận giá trò a
i
(biến Max tại thời điểm đang
xét có giá trò lớn nhất trong
dãy con từ a
1
đến a
i
)
Vì sao lại phải khởi tạo biến
Max = a
1
?
Về nguyên tắc có thể khởi tạo
số hạng bất kỳ của dãy cho
biến Max. Nhưng như vậy là

không hiệu quả vì lúc đó phải
khởi tạo biến chỉ số i là 1
(thêm 1 phép toán tăng i và
thêm 1 phép toán không cần
thiết là so sánh giá trò Max với
số hạng đã dùng để khởi tạo
biến Max)
Giải thích cho HS về ví dụ mô
phỏng việc thực hiện thuật
toán trên với N=11 và dãy số :
5, 1, 4, 7, 6, 3, 15, 8, 4, 9, 12
/T35
Cho 1 ví dụ khác :
N=5, và dãy số :10,7,8,4,12
Gọi HS lên minh họa bảng
Giải thích cho HS các tính chất
của thuật toán bằng ví dụ tìm
Max ở trên. (SGK/T35)
Ghi bảng mô
phỏng vào tập
Lên bảng trình bày
bảng mô phỏng
- Hình thoi : thao tác so sánh sánh.
- Hình chữ nhật : Thể hiện các phép toán.
- Hình Oval: thể hiện thao tác nhập, xuất dữ
liệu.
- Mũi tên : Qui đònh trình tự thực hiện các thao tác.
Ở bài toán trên, thuật toán có thể được diễn tả
bằng sơ đồ khối như sau :
Dãy số

10 7 8 4 12
I
2 3 4 5 6
Max
10 10 10 10 12
b. Tính chất của thuật toán :
• Tính dừng : Thuật toán phải kết thúc sau một
số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.
• Tính xác đònh : Sau khi thực hiện một thao tác
hì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng
một thao tác xác đònh để thực hiện thao tác tiếp
theo.
• Tính đúng đắn : Sau khi thuật toán kết thúc, ta
phải nhận được Output cần tìm.
4. Củng cố :
- Bài toán là việc mà ta muốn máy tính thực hiện.
- Muốn giải một bài toán trước tiên phải xác đònh được Input và Output
o Input là thông tin đưa vào máy.
Trang 15
Nhập N và dãy
a
1,..
a
N
Max  a
1,
, i  2
i>N ?
a
i


>Max ?
Max  a
i
i  i+1
Đưa ra
Max rối
KT
Đúng
Sai
Sai
Đúng
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
o Output là thông tin muốn lấy ra từ máy.
- Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp tuần tự mà khi thực hiện nó thì từ
Input đưa vào ta sẽ nhận được Output.
5. Dặn dò : Làm các bài tập 1,2,3 / SGK Trang 44
Trang 16
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
Tuần : 6,7
Tiết : 12, 13,14
Ngày soạn :16/8/2007
§4. BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (TT)
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
 Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.
 Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
 Hiểu một số thuật toán thông dụng.
• Về kỹ năng :
 Xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê từng

bước.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thuật toán ? Hãy xác đònh Input và Output của bài toán sau :
Tìm giá trò lớn nhất của một dãy số nguyên
3. Nội dung :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS NỘI DUNG GHI
Ở tiết trước ta đã biết cách
diễn tả thuật toán bằng sơ đồ
khối, biết được các tính chất
chung của thuật tóan. Hôm nay
ta đã đi xét một số ví dụ về
thuật toán.
Viết ví dụ 1 lên bảng, sau đó
gọi học sinh xác đònh Input và
Output.
Biến i nhận giá trò nguyên thay
đổi trong phạm vi từ 2 đến [
N
] +1 và dùng để kiểm tra
N có chia hết cho i hay không.
Lên bảng xác đònh
Input và Output
Nghe giảng, ghi
bài
3. Một số ví dụ về thuật toán :

a. Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số
nguyên dương
• Xác đònh bài toán :
o Input : N là một số nguyên dương
o Output : “N là số nguyên tố” hoặc
“N không là số nguyên tố”
• Ý tưởng : Một số nguyên dương N là số
nguyên tố nếu nó có đúng hai ước số khác
nhau là 1 và chính nó. Từ đó ta suy ra :
- Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố
- Nếu 1<N< 4 thì N là số nguyên tố.
- Nếu N>= 4 và không có ước số trong phạm
vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của n thì là
số nguyên tố.
• Thuật toán :
+ Cách liệt kê :
Bước 1 : Nhập số nguyên dương N
Bước 2 : Nếu N=1 thì thông báo N không là số
nguyên tố rồi kết thúc.
Bước 3 : Nếu N< 4 thì thông báo N là số nguyên
tố rồi kết thúc.
Bước 4 : i  2;
Bước 5 : Nếu i > [
N
] thì thông báo N là số
nguyên tố rồi kết thúc.
Trang 17
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
Nếu N chia hết cho i thì N là
không nguyên tố, ngược lại N

là số nguyên tố.
Vẽ sơ đồ khối lên bảng. Chỉ
Cho học sinh thấy các bước
thực hiện của thuật toán được
mô tả trong sơ đồ.
Xóa các ghi chú đúng, sai
trong sơ đồ và yêu cầu học
sinh viết lại và giải thích vì sao
?
Giải thích cho học sinh việc
mô phỏng thuật toán xác đònh
số nguyên tố trong SGK trang
37
Vẽ sơ đồ thuật
toán và hình dung
ra các bước giải
của thuật toán.
Lên bảng điền lại
đúng sai trên sơ
đồ.
Bước 6 : Nếu N chia hết cho i thì thông báo N
không là số nguyên tố rồi kết thúc
Bước 7 : i  i + 1 rồi quay lại bước 5
+ Sơ đồ khối :
Trong cuộc sống, ta thường
gặp những việc liên quan đến
sắp xếp như : Sắp xếp danh
sách học sinh của lớp, xếp thứ
hạng học sinh, …Nói một cách
tổng quát sắp xếp là bố trí lại

thứ tự các đối tượng theo một
tiêu chí nào đó.
Ta thấy rằng, sau mỗi lần đổi
chổ, giá trò lớn nhất của dãy A
sẽ được chuyển dần về cuối
dãy và sau lượt thứ nhất thì giá
trò lớn nhất xếp đúng vò trí cuối
dãy. Tương tự, sau lượt xếp thứ
hai, giá trò lớn thứ hai xếp
đúng ở vò trí sát cuối dãy,.. có
thể hình dung việc sắp xếp này
giống như các bọt nước từ đáy
hồ (đầu dãy) nổi dần và khi đã
Nghe giảng, ghi
bài
b. Ví dụ 2: Bài toán sắp xếp
Cho dãy A gồm N số nguyên a
1
, a
2
,.. a
n
. cần sắp
xếp để các số hạng để dãy A thành dãy không
giảm.
 Thuật toán sắp xếp bằng trao đổi
(Exchange Sort)
• Xác đònh bài toán :
o Input : Dãy A gồm N số nguyên a
1

, a
2
,.. a
n
o Output : Dãy A được sắp xếp thành giải
không giảm.
• Ý tưởng : Với mỗi cắp số hạng đứng liền
kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau ta
đổi chổ chúng cho nhau. Việc đó thực hiện
cho đến khi không có sự đổi chổ nào xảy ra
nữa.
• Thuật toán :
+ Cách liệt kê :
Bước 1 : Nhập N các số hạng a
1
, a
2
,.. a
n
Bước 2 : M  N;
Bước 3 : Nếu M< 2 thì đưa ra dãy đã được sắp
xếp rồi kết thúc.
Bước 4 : M  M-1; i  0;
Bước 5 : i  i +1;
Bước 6 : Nếu i > M thì quay lại bước 3
Bước 7 : Nếu a
i
> a
i + 1
thì tráo đổi a

i
và a
i+1
cho
nhau.
Trang 18
Nhập N
N
<4 ?
i >[] ?
Đưa ra N là
số NT rối
KT
Đúng
Sai
sai
N=1 ?
i  2
N chia hết
cho i ?
i  i + 1
Đúng
Đúng
sai
Đưa ra N
không NT rối
KT
Sai
Đúng
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10

lên mặt nước (cuối dãy) rồi thì
tan biến. Chính vì thế mà sắp
xếp bằng trao đổi còn có tên
gọi là sắp xếp nổi bọt (Bubble
Sort)
Xóa các ghi chú đúng, sai
trong sơ đồ và yêu cầu học
sinh viết lại và giải thích vì sao
?
Giải thích cho học sinh việc
mô phỏng thuật toán xác đònh
số nguyên tố trong SGK trang
40
Vẽ sơ đồ thuật
toán và hình dung
ra các bước giải
của thuật toán.
Lên bảng điền lại
đúng sai trên sơ đồ
Bước 8 : quay lại Bước 5
+ Sơ đồ khối :
Tìm kiếm là lựa chọn ra đối
tượng nhằm thỏa mản nhu cầu
nào đó. Nhu cầu để theo đó
mà tìm kiếm gọi là khóa tìm
kiếm.
Ví dụ cho dãy A gồm các số :5,
7, 8, 10, 3, 14.
- Với khóa k = 10, trong dãy
trên có số hạng a

4
có giá trò
bằng k. vậy chỉ số cần tìm là
i=4.
- Với khóa k = 2, trong dãy trên
không có số hạng nào của dãy
A có giá trò bằng k.
Trong thuật toán trên, i là biến
chỉ số và nhận giá trò nguyên
Nghe giảng, ghi
bài.
c. Ví dụ 3 : Bài toán tìm kiếm
Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau :
a
1,
a
2
, ..a
n
và một số nguyên k. Cần biết có hay
không chỉ số i (1<= i <= N) mà a
i
= k. Nếu có
hãy cho biết chỉ số đó.
Số nguyên k được gọi là khóa tìm kiếm.
 Thuật toán tìm kiếm tuần tự : (Sequantial
Search)
• Xác đònh bài toán :
o Input : Dãy A gồm N số nguyên a
1

, a
2
,.. a
N
và số nguyên k
o Output : Chỉ số i mà a
i
= k hoặc thông báo
không có số hạng nào của dãy A có giá trò bằng
k.
• Ý tưởng : Tìm kiếm tuần tự được thực hiện
một cách tự nhiên. Lần lượt từ số hạng thứ
nhất, ta so sánh giá trò số hạng đang xét với
khóa cho đến khi hoặc bằng một số hạng bằng
khóa hoặc dãy đã được xét hết và không có
giá trò nào bằng khóa. Trong trường hợp thứ
hai dãy A không có số hạng nào bằng khóa.
• Thuật toán :
+ Cách liệt kê :
Bước 1 : Nhập N các số hạng a
1
, a
2
,.. a
n
và khóa
Trang 19
Nhập N và a
1
, a

2
,.
a
n
M
<2 ?
i > M ?
Đưa ra A rồi
kết thúc
Đúng
Sai
sai
MM-1; i  0
a
i
> a
i+1
Tráo đổi a
1
và a
i+1
Đúng
Đúng
sai
i  i + 1
M  N
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
lần lượt từ 1 đến N+1.
Xóa các ghi chú đúng, sai
trong sơ đồ và yêu cầu học

sinh viết lại và giải thích vì sao
?
Trong đó giua = [(N+1)/2]
Khi đó, chỉ xảy ra một trong 3
trường hợp sau :
- Nếu a
giữa
= k thì giua là chỉ
số cần tìm. Việc tìm kiếm kết
thúc
- Nếu a
giữa
> k thì do dãy A
là dãy đã được sắp xếp nên
việc tìm kiếm tiếp theo chỉ xét
trên dãy a
1
, a
2
,.. a
giua
-1
(phạm
Vẽ sơ đồ thuật
toán và hình dung
ra các bước giải
của thuật toán.
Lên bảng điền lại
đúng sai trên sơ
đồ.

Nghe giảng, ghi
bài
k.
Bước 2 : i  1;
Bước 3 : Nếu a
i
= k thì thông báo chỉ số i, rồi kết
thúc.
Bước 4 : i  i +1;
Bước 5 : Nếu i > N thì thông báo dãy A không
có số hạng nào có giá trò bằng k, rồi kết thúc.
Bước 6 : Quay lại bước 3.
 Thuật toán tìm kiếm nhò phân (Binary
Search)
• Xác đònh bài toán :
o Input : Dãy A là dãy tăng gồm N số nguyên
a
1
, a
2
,.. a
N
và số nguyên k
o Output : Chỉ số i mà a
i
= k hoặc thông báo
không có số hạng nào của dãy A có giá trò bằng
k.
• Ý tưởng : Sử dụng tính chất dãy A là dãy
tăng, ta tìm cách thu hẹp nhanh phạm vò tìm

kiếm sau mỗi lần so sánh khóa với số hạng
được chọn. Để làm điều đó, ta chọn số hạng
a
giữa
ở “ giữa dãy” để so sánh với khóa k.
• Thuật toán :
+ Cách liệt kê :
Bước 1 : Nhập N các số hạng a
1
, a
2
,.. a
n
và khóa
k.
Bước 2 : Dau  1; Cuoi  N;
Bước 3 : Giua  (Dau+Cuoi)/2
Bước 4 : Nếu a
Giua
=k thì thông báo chỉ số Giua,
rồi kết thúc.
Bước 5 : Nếu a
Giua
> k thì đặt Cuoi=Giua – 1, rồi
chuyển đến Bước 7
Bước 6 : Dau  Giua +1;
Bước 7 : Nếu Dau > Cuoi thì thông báo dãy A
không có số hạng nào có giá trò bằng k, rồi kết
Trang 20
Nhập N và a

1
, a
2
,. a
n
;k
a
i
= k
?
i > N ?
Đưa ra i rồi
kết thúc
Đúng
Sai
sai
Đúng
i  i + 1
i  1
Thông báo dãy A không
có khóa cần tìm rồi kết
thúc
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
vi tìm kiếm mới bằng khoảng
một nữa phạm vi tìm kiếm
trước đó).
- Nếu a
giữa
< k việc tìm
kiếm tiếp theo chỉ xét trên

dãy a
giua+1
, a
giua + 2
,.. a
N
Quá trình trên sẽ được lặp lại
một số lần cho đến khi hoặc
đã tìm thấy khóa k trong dãy
A hoặc phạm vi tìm kiếm
bằng rỗng.
Chú ý : Tuỳ thuộc a
giua
> k hoặc
a
giua
< k mà chỉ số đầu hoặc chỉ
số cuối của dãy ở bước tìm
kiếm tiếp theo sẽ thay đổi. Để
thực hiện điều đó, trong thuật
toán chỉ sử dụng các biến
nguyên tương ứng Dau và Cuoi
có giá trò khởi tạo Dau=1 và
Cuoi =N. Do phạm vi tìm kiếm
thay đổi sau mỗi lần duyệt nên
cần hai biến Dau và Cuoi để
ghi nhận phạm vi tìm kiếm từ
số hạng có chỉ số Dau đến số
hạng có chỉ số Cuoi
Xóa các ghi chú đúng, sai

trong sơ đồ và yêu cầu học
sinh viết lại và giải thích vì sao
?
Giải thích cho học sinh việc mô
phỏng thuật toán xác đònh số
nguyên tố trong SGK trang 44
Vẽ sơ đồ thuật
toán và hình dung
ra các bước giải
của thuật toán.
Lên bảng điền lại
đúng sai trên sơ
đồ.
thúc.
Bước 8 : Quay lại bước 3.
+ Lưu đồ :

4. Củng cố :
- Bài toán là việc mà ta muốn máy tính thực hiện.
- Muốn giải một bài toán trước tiên phải xác đònh được Input và Output
o Input là thông tin đưa vào máy.
o Output là thông tin muốn lấy ra từ máy.
- Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp tuần tự mà khi thực hiện nó thì từ
Input đưa vào ta sẽ nhận được Output.
- Thuật toán có hai dạng : Liệt kê và sơ đồ khối.
- Hướng dẫn thêm cho học sinh về thuật toán tìm số nhỏ nhất của dãy
5. Dặn dò :
Học bài, làm các bài tập 4,5,6,7 / SGK trang 44
Trang 21
Nhập N và a

1
, a
2
,. a
n
;k
a
giua
=
k ?
a
giua
>
k
Đưa ra giua
rồi kết thúc
Sai
Dau  1; cuoi  N
Thông báo dãy A không
có khóa cần tìm rồi kết
thúc
Giua  [(Dau+cuoi)]/2
Đúng
Dau  Giua+1
Cuoi  Giua-1
Dau>cu
oi
Đúng
Sai
Sai

Đúng
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
Tuần : 8
Tiết : 15
Ngày soạn :
BÀI TẬP
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
 Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.
 Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
 Hiểu một số thuật toán thông dụng.
• Về kỹ năng :
 Xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê từng
bước.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các tính chất của thuật toán.
- Vẽ sơ đồi khối tìm số lớn nhất của 2 số nguyên a và b.
3. Nội dung :
TG Nội dung bài tập Hướng dẫn giải
1. Hãy phát biểu môt bài toán và chỉ ra
Input và Output của bài toán đó
2. Dãy các thao tác sau :
• Bước 1 : Xóa bảng
• Bước 2 : Vẽ đường tròn.

• Bước 3 : Quay lại bước 1
Có phải là thuật toán hay không? Tại sao?
3. Hãy chỉ ra tính dừng của thuật toán tìm
kiếm tuần tự.
4. Cho N và dãy a
1
..a
N
. Hãy tìm giá trò nhỏ
nhất (min) của dãy đó.
1. Bài toán : Tìm nghiệm của phương trình
bậc 1 : ax + b = 0
- Input : 2 số nguyên a và b
- Output : Nghiệm x của phương trình.
2. Không phải là một thuật toán. Vì tuy các
bước mô tả là hữu hạn nhưng việc thực hiện
là vô hạn.
3. Chỉ số i mỗi lần tăng lên 1 đơn vò nên nếu
có số hạng của dãy bằng giá trò cần tìm thì
hiển nhiên thuật toán thực hiện hữu hạn
bước ( vì ít hơn N bước mà N là hữu hạn). Với
trường hợp trong dãy không có giá trò cần tìm
thì sau N lần tăng i, mỗi lần một đơn vò thì
i>N và thuật toán kết thúc. Vậy thuật toán
kết thúc sau hữu hạn bước.
4. Thay biến Max bằng biến Min và thay
phép so sánh ở bước 4.1 theo chiều ngược
Trang 22
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
5. Tìm nghiệm của phương trình bậc hai

tổng quát : ax
2
+ bx + c = 0.
6. Cho N và dãy số a
1
..a
N
, hãy sắp xếp dãy
số đó thành dãy số không tăng (số hạng
trước lớn hơn hay bằng số hạng sau)
7. Cho N và dãy số a
1
..a
N
, hãy cho biết có
bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trò
bằng 0.
lại.
5.
Bước 1: nhập vào a, b, c
Bước 2 : Tính 
Bước 4 : Nếu  < 0 thì Ptrình vô nghiệm.
Bước 5 : Nếu  = 0 thì x = -b/2*a
Bước 6 : Nếu  > 0 thì :
X
1
=(-b +

)/2*a
X

2
=(-b -

)/2*a
6. Áp dụng tương tự với bài toán và thuật
toán sắp xếp trao đổi bằng cách thay bất
đẳng thức ở bước 7 thành a
i
< a
i+1
7. Áp dụng tương tự thuật toán tìm kiếm tuần
tự và tăng biến đếm thêm 1 để đếm số lượng
số lượng số 0 trong dãy số. Duyệt bắt đầu từ
a
1
đến a
N
, nếu a
i
= 0 thì tăng biến đếm lên 1 (
ban đầu biến đếm được khởi tạo có giá trò
bằng 0) thuật toán kết thúc sau n lần so sánh.
4. Củng cố :
- Muốn giải một bài toán trước tiên phải xác đònh được Input và Output
o Input là thông tin đưa vào máy.
o Output là thông tin muốn lấy ra từ máy.
- Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp tuần tự mà khi thực hiện nó thì từ
Input đưa vào ta sẽ nhận được Output.
- Thuật toán có hai dạng : Liệt kê và sơ đồ khối.
5. Dặn dò : Học bài và làm bài tập sau :Vẽ lưu đồ giải phương trình bậc nhất ( ax+b=0)

Tuần : 8
Tiết : 16
Ngày soạn :
KIỂM TRA 1 TIẾT
1. Mục tiêu cần đánh giá :
Kiểm tra kết quả tiếp thu của học sinh sau khi học §1, §2, §3, §4
2.Mục đích yêu cầu của đề:
• Kiến thức :
- Biết đơn vò đo thông tin, các dạng thông tin, phân biệt các bộ phận của máy tính
- Hiểu các cách mô tả thuật toán, một số thuật toán trong SGK
• Kỹ năng : Mã hóa thông tin, xây dựng thuật toán cho bài toán đơn giản, vẽ được sơ đồ
khối hoặc liệt kê được các bước để diễn tả thuật toán.
Trang 23
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
3. Ma trận đề :
§1 §2 §3 §4
Biết Câu 1 Câu 2, câu 3 Câu 4
Hiểu Câu 5
Vận dụng Câu 6 Câu 5
4. Nội dụng đề kiểm tra :
Câu 1 : Hãy chọn câu chắc chắn sai trong các câu sau :
a. Bit là đơn vò đo độ dài dữ liệu biểu diễn thông tin trong máy tính.
b. Tin học là ngành khoa học vừa nghiên cứu chế tạo máy tính và ứng dụng máy tính vào các
lónh vực khác nhau của khoa học , công nghệ và đời sống xã hội.
c. Bit hoặc là chữ số 0 hoặc là chữ số 1.
d. Thông tin chia thành hai loại : số và phi số
Câu 2 : 1 MB=
a. 1024 byte b. 1000 byte c. 1024 KB d. 1024 BG
Câu 3 : Hãy sắp xếp các đơn vò đo thông tin sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn : byte, PB, TB, GB,
MB, KB

Câu 4 : Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa RAM và ROM
Câu 5 : Cho dãy N số nguyên a
1,
..a
n
.
a. Hãy mô tả thuật toán tìm số lượng các số không âmvà số lượng các số âm.
b. Mô phỏng việc thực hiện thuật toán xây dựng được trong phần a ở trên với dãy số : 2,
-5, 0, 4, -10, -13, 4
Câu 6 : Một Robot chỉ có các thao tác rẽ trái và rẽ phải trong di chuyển. Em hãy dùng dãy
bitđể biểu diễn dãy thao tác sau : Rẽ trái, rẽ phải, rẽ phải, rẽ trái, rẽ phải, rẽ phải, rẽ trái, rẽ
phải
5. Hướng dẫn chấm :
Câu 1 : 2 điểm chọn a và c, mỗi phương án đúng được 1 điểm.
Câu 2 : 1 điểm. Chọn c đúng được 1 điểm
Câu 3 : 1 điểm - Byte, KB, MB, GB, TB, PB – 1 điểm
Câu 4 : 1 điểm – Nêu được sự giống và khác nhau của RAM và ROM
Câu 5 : 4 điểm
3 điểm : Mô tả đúng thuật toán ( dùng 2 biến đếm, khởi tạo bằng 0 để đếm số lượng
các số âm và số lượng các số không âm. Dùng một biến chỉ số khởi tạo bằng 1, thay đổi giá trò
mỗi lượt tăng lên 1 để lần lượt kiểm tra a
i
<0 ? để tăng biến đếm tương ứng lên 1 và quá trình
kết thúc khi biến có giá trò vượt quá n)
1 điểm : Mô phỏng đúng và cho kết quả đúng.
Câu 6 : 1 điểm
Qui ước : rẽ trái 0, rẽ phải 1 (hoặc ngược lại) ta được dãy bit : 01101101
Rẽ trái, rẽ phải, rẽ phải, rẽ trái, rẽ phải, rẽ phải, rẽ trái, rẽ phải
Tuần : 9
Tiết : 17

Trang 24
Trường THPT Cầu Kè Giáo án Tin học - Khối 10
Ngày soạn : 24/8/2007
§5. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I.Mục đích & Yêu cầu:
• Về kiến thức :
 Biết khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
II.Chuẩn bò của thầy và trò:
 Giáo viên phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 Học sinh vở ghi bài và các dụng cụ học tập.
 Phương pháp : Diễn giảng, phát vấn.
III.Các bước tiến hành giảng dạy:
1. Ổn đònh: Ổn đònh lớp, kiểm tra só số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Xác đònh Input và Output và viết thuật toán của bài toán tìm số nhỏ
nhất của 2 số nguyên a và b.
3. Nội dung :
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS NỘI DUNG GHI
Với cách diễn tả thuật toán
bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ
đồ khối , máy tính chưa có khả
năng thực hiện được. Muốn
máy tính có thể hiểu và thực
hiện được ta cần diễn tả thuật
toán bằng một ngôn đó. Kết
quả diễn tã thuật toán như vậy
cho ta một chương trình, ngôn
ngữ để viết chương trình được
gọi là ngôn ngữ lập trình.
Có nhiều loại ngôn ngữ lập
trình. Để xét xem có các loại

ngôn ngữ lập trình nào ta sang
Bài 5.
Mặc dù đây là ngôn ngữ máy
có thể trực tiếp hiểu, nhưng nó
không thuận lợi cho con người
trong việc viết chương trình bởi
vì nó khá phức tạp và khó nhớ.
Chính vì vậy mà có rất nhiều
ngôn ngữ xuất hiện để làm
thuận lợi hơn cho người viết
chương trình. Một trong những
ngôn ngữ khác đó là hợp ngữ.
Ngôn ngữ này sử dụng các từ
(thường là từ viết tắt của các từ
tiếng Anh) làm thành các lệnh.
Muốn máy tính hiểu ngôn ngữ
này cần chuyển đổi nó sang
ngôn ngữ máy.
Hợp ngữ là ngôn ngữ đã thuận
lợi hơn nhưng vẫn chưa thật
Lắng nghe giảng
bài.
Nghe giảng, ghi
bài
1. Ngôn ngữ máy :
- Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu
và thực hiện được.
- Các loại ngôn ngữ khác muốn máy hiểu và
thực hiện phải được dòch ra ngôn ngữ máy thông
qua chương trình dòch.

- Các lệnh viết bằng NN máy thường ở dạng mã
nhò phân hoặc mã Hexa
2. Hợp ngữ :
 Sử dụng một số từ ( thường là viết tắt của các
từ tiếng Anh) để thực hiện lệnh trên các thanh
ghi.
Ví dụ :Để cộng giá trò chứatrong hai thanh ghi có
tên là AX và BX, có thể dùng lệnh hợp ngữ như
sau : ADD AX, BX
Trong đó : ADD là kí hiệu phép cộng và kết quả
được qui ước đặt vào thanh ghi AX.
 Một chương trình viết bằng hợp ngữ phải
được dòch ra ngôn ngữ máy nhờ chương trình
hợp dòch trước khi có thể thực hiện trên máy
tính.
Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×