Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh việt nam nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế pisa chu kỳ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

PHAN THỊ LINH

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KHOA HỌC
CỦA HỌC SINH VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TỪ DỮ LIỆU HỌC SINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ
(PISA) CHU KỲ 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

PHAN THỊ LINH

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KHOA HỌC
CỦA HỌC SINH VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TỪ DỮ LIỆU HỌC SINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ
(PISA) CHU KỲ 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8 140 115



Người hướng dẫn khoa học: TS. Tăng Thị Thùy

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi muốn kính gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến
giáo viên hướng dẫn TS. Tăng Thị Thùy. Cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cùng
với lời động viên của Cô đã giúp tơi vượt qua nhiều khó khăn và thách thức trong
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn TS. Hà Xuân Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Khảo
thí quốc gia, Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đồng nghiệp ở
Trung tâm đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên và giúp đỡ cho tơi hồn
thành khóa học và luận văn này.
Đồng thời tơi rất trân trọng, biết ơn các quý Thầy/Cô và đồng nghiệp của
Khoa Quản trị chất lượng Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ
tôi trong quá trình làm luận văn, cung cấp tài liệu tham khảo và những ý kiến đóng
góp q báu trong q trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, những đồng nghiệp và các anh, chị học viên cùng khóa
đã động viên và hỗ trợ tơi trong q trình học tập.
Do bản thân cũng có những hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong
nhận được góp ý, bổ sung ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên.
Một lần nữa. tôi xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan danh dự luận văn với tiêu đề “Những yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam: nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong
Chương trình Đánh giá học sinh Quốc tế (PISA) chu kỳ 2015” hoàn toàn là kết quả
nghiên cứu của chính bản thân tơi và chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng
trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã
thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong
luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy
định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày ……… tháng ……. năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Thị Linh

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1. GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo


2. HS

: Học sinh

3. KQHT

: Kết quả học tập

4. KH

Khoa học

5. KT-XH

: Kinh tế xã hội

6. OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

7. PISA

: Chương trình đánh giá học sinh quốc tế

8. PHNT

Phiếu hỏi nhà trường

9. PHHS


Phiếu hỏi học sinh

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1. GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

2. HS

: Học sinh

3. KQHT

: Kết quả học tập

4. KH

Khoa học

5. KT-XH

: Kinh tế xã hội


6. OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

7. PISA

: Chương trình đánh giá học sinh quốc tế

8. PHNT

Phiếu hỏi nhà trường

9. PHHS

Phiếu hỏi học sinh

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khung đánh giá năng lực khoa học trong PISA .........................................9
Bảng 1.2. Các ngữ cảnh của đánh giá năng lực Khoa học trong PISA .....................10
Bảng 1.3. Các cấp độ năng lực của lĩnh vực Khoa học ............................................11
Bảng 2.1. Thống kê mẫu trường của Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015 ...........31
Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu HS Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015 .......................32
Bảng 2.3. Tên biến, nội dung biến Thang đo Hứng thú với Khoa học .....................32
Bảng 2.4. Tên biến, nội dung biến Thang đo Động cơ thúc đẩy học Khoa học .......33
Bảng 2.5. Tên biến, nội dung biến Thang đo Tự tin vào năng lực bản thân về các
vấn đề Khoa học ........................................................................................................34

Bảng 2.6. Tên biến, nội dung biến Môi trường kỷ luật .............................................34
Bảng 2.7. Tên biến, nội dung biến Thang đo Sự hỗ trợ của giáo viên cho HS .........35
Bảng 2.8. Tên biến, nội dung biến Thang đo Cảm giác gắn kết với trường học ......35
Bảng 2.9. Tên biến, nội dung biến Thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ học
Khoa học ...................................................................................................................36
Bảng 2.10. Tên biến, nội dung biến Thang đo Phản hồi từ giáo viên Khoa học ......36
Bảng 2.11. Tên biến, nội dung biến Thang đo Dạy học dựa trên truy vấn ...............37
Bảng 2.12. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha ...............................................38
Bảng 2.13. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Hứng thú với Khoa học (JOYSCIE) .......40
Bảng 2.14. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Động cơ thúc đẩy học Khoa học
(INSTSCIE)...............................................................................................................40
Bảng 2.15. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Tự đánh giá hiệu quả của bản thân
về các vấn đề Khoa học .............................................................................................41
Bảng 2.16. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Mơi trường kỷ luật (DISCLISCI) ..42
Bảng 2.17. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Cảm giác gắn kết với trường học ..42
Bảng 2.18. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Sự hỗ trợ của giáo viên ..................43
Bảng 2.19. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ
Khoa học (TDTEACH) .............................................................................................44
Bảng 2.20. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Phản hồi từ giáo viên .....................44

v


Bảng 2.21. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Dạy học truy vấn ...........................45
Bảng 2.22. Mã hóa các biến được sử dụng trong nghiên cứu ...................................49
Bảng 3.1. Thống kê chung kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam .....................52
Bảng 3.2. Kết quả lĩnh vực Khoa học trong PISA chu kì 2015 của Việt Nam và
trung bình chung của các quốc gia/vùng lãnh thổ OECD .........................................53
Bảng 3.3. Tỷ lệ % quả lựa chọn của học sinh Việt Nam ở các mức độ thang đo
Hứng thú với Khoa học .............................................................................................54

Bảng 3.4. Tỷ lệ % học sinh đánh giá ở mỗi mức độ thang đo Động cơ học Khoa học ...57
Bảng 3.5. Tỷ lệ % lựa chọn các mức độ thang đo Tự tin vào các vấn đề Khoa học 60
Bảng 3.6. Tỷ lệ % học sinh lựa chọn các mức độ thang đo Môi trường kỷ luật ......62
Bảng 3.7. Tỷ lệ % lựa chọn các mức ở mỗi nội dung hỏi thang đo Sự hỗ trợ ..........64
của giáo viên .............................................................................................................64
Bảng 3.8. Tỷ lệ % lựa chọn các mức độ thang đo Cảm giác gắn kết với trường học ......66
Bảng 3.9. Tỷ lệ % các mức độ ở các câu hỏi của thang đo Hướng dẫn của giáo viên
trong giờ Khoa học ....................................................................................................68
Bảng 3.10. Tỷ lệ % lựa chọn của học sinh ở các nhận định thang đo Phản hồi từ
giáo viên Khoa học....................................................................................................71
Bảng 3.11. Tỷ lệ % học sinh lựa chọn các mức độ của thang đo .............................73
Bảng 3.12. Kết quả tương quan các yếu tố và kết quả Khoa học. ............................76
Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy lần 1 ..............................................................79
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hồi quy lần 2 ..............................................................81

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình hệ thống cơ bản về sự vận hành của nhà trường ........................13
Hình 1.2. Một mơ hình tích hợp trường học hiệu quả ..............................................14
Hình 1.3. Khung lý thuyết của đề tài ........................................................................26
Hình 3.1. Phân bố điểm Khoa học của học sinh Việt Nam ......................................52
Hình 3.2. Kết quả lĩnh vực Khoa học trong PISA chu kì 2015 của Việt Nam và
trung bình chung của các quốc gia/vùng lãnh thổ OECD .........................................53
Hình 3.3. Kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam và các quốc gia/vùng
lãnh thổ tham gia PISA chu lỳ 2015 .........................................................................53
Hình 3.4. Trung bình đánh giá ở mỗi nội dung hỏi thang đo Hứng thú với Khoa học ....55
Hình 3.5. Trung bình chỉ số Hứng thú học Khoa học của các quốc gia/vùng lãnh thổ
tham gia PISA 2015 ..................................................................................................56

Hình 3.6. Trung bình đánh giá mỗi nội dung hỏi của thang đo Động cơ học Khoa học ....58
Hình 3.7. Trung bình chỉ số Động cơ học Khoa học của các quốc gia/vùng lãnh thổ
tham gia PISA 2015 ..................................................................................................58
Hình 3.8. Trung bình các mức độ đánh giá các nội dung hỏi ở thang đo .................60
Hình 3.9. Trung bình chỉ số Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học
của các quốc gia\vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 ..............................................61
Hình 3.10. Trung bình đánh giá các nội dung hỏi thang đo Mơi trường kỷ luật ......63
Hình 3.11. Chỉ số Mơi trường kỷ luật của các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA
2015 ...........................................................................................................................64
Hình 3.12. Trung bình đánh giá ở mỗi nội dung hỏi thang đo..................................65
Hình 3.13. Chỉ số chuẩn hóa thang đo Sự hỗ trợ của giáo viên của các quốc
gia\vùng lãnh thổ tham gia PISA chu kỳ 2015 .........................................................65
Hình 3.14. Trung bình đánh giá ở các nội dung hỏi của thang đo Cảm giác gắn kết
với trường học ...........................................................................................................67
Hình 3.15. Chỉ số Cảm giác gắn kết với trường học của các quốc gia/vùng lãnh thổ
tham gia PISA 2015 ..................................................................................................67

vii


Hình 3.16. Trung bình đánh giá của học sinh ở mỗi câu hỏi thang đo Hướng dẫn của
giáo viên trong giờ Khoa học ....................................................................................69
Hình 3.17. Chỉ số chuẩn hóa thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học ....70
Hình 3.18. Trung bình đánh giá các nội dung hỏi thang đo Phản hồi từ giáo viên
Khoa học ...................................................................................................................72
Hình 3.19. Chỉ số chuẩn hóa thang đo Phản hồi từ giáo viên Khoa học của các quốc
gia\vùng lãnh thổ tham gia PISA chu kỳ 2015 .........................................................72
Hình 3.20. Trung bình đánh giá các mức độ của thang đo Hướng dẫn dựa trên u cầu...74
Hình 3.21. Chỉ số chuẩn hóa thang đo Hướng dẫn dựa trên yêu cầu của các quốc
gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 .....................................................................75

Hình 3.22. Giá trị dự đốn chuẩn hóa hồi quy và điểm Khoa học ............................83

viii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ...............................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....5
1.1. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) ................................................5
1.1.1. Tổng quan chung về PISA ..............................................................................5
1.1.2. Giới thiệu các bộ phiếu hỏi trong khảo sát PISA 2015 ...................................6
1.2.3. Năng lực khoa học (science literacy) ..............................................................7
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ..............................................................................12
1.2.1. Trường học hiệu quả .....................................................................................12
1.2.2. Những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến Kết quả học tập ......................17
Tiểu kết chương 1....................................................................................................27
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...........................28
2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp............................................................28
2.1.1. Ưu điểm của phân tích dữ liệu thứ cấp .........................................................28

2.1.2. Nhược điểm của phân tích dữ liệu thứ cấp ...................................................29
2.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................30
2.3. Công cụ khảo sát ..............................................................................................32
2.3.1. Câu hỏi khảo sát ............................................................................................32
2.3.2. Độ tin cậy của thang đo .................................................................................38

ix


2.3.3. Phân tích thành phần chính (Exploratory Factor Analysis - phân tích
nhân tố EFA) ..........................................................................................................39
2.4. Thu thập dữ liệu ...............................................................................................46
2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................46
2.5.1. Phân tích thống kê mơ tả ..............................................................................46
2.5.2. Phân tích thống kê suy luận ..........................................................................47
Tiểu kết chương 2....................................................................................................50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................51
3.1. Phân tích thống kê mơ tả ..................................................................................51
3.1.1. Kết quả Khoa học ..........................................................................................51
3.1.2. Các yếu tố tố ảnh hưởng ..............................................................................54
3.2. Phân tích thống kê suy luận .............................................................................76
3.2.1. Kết quả phân tích tương quan .......................................................................76
3.2.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến.................................................................78
Tiểu kết chương 3....................................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................85
1. Kết luận ...............................................................................................................85
2. Khuyến nghị ........................................................................................................86
3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................90
PHỤ LỤC


x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi
nhanh và phức tạp. Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu
thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thơng tin và truyền thơng,
kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển
của các nền giáo dục trên thế giới. Trong thời kỳ hội nhập đó, Việt Nam đã khơng
ngừng đổi mới giáo dục một cách toàn diện trong suốt những năm qua, đổi mới từ
nội dung, phương pháp giáo dục cho tới các hoạt động kiểm tra đánh giá.
Hoạt động kiểm tra đánh giá có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục là để
cung cấp các thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về kết quả học tập của học sinh,
mức độ đáp ứng với những yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học
sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và
phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất
lượng giáo dục. Kiểm tra đánh giá chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự
tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Có nhiều cách để phân ra
các loại hình đánh giá. Xét theo quy mơ của cuộc đánh giá, chúng ta có Đánh giá
trên lớp học (Classroom assessment) và Đánh giá diện rộng (Large – Scale
Assessment). Đánh giá trên lớp học là hình thức đánh giá phổ biến nhất hiện nay.
Đó chính là các bài kiểm tra định kỳ, thường xuyên, các bài thảo luận, tiểu luận trên
lớp hoặc các hoạt động tự đánh giá của học sinh. Vượt qua khỏi phạm vi trường
học, các cuộc đánh giá được thực hiện ở cấp địa phương, cấp quốc gia hoặc cấp
quốc tế được coi là Đánh giá diện rộng. Bên cạnh các kỳ thi như học sinh giỏi, thi
tốt nghiệp THPT…; hiện nay chúng ta cịn có các đợt đánh giá định kỳ theo Thơng
tư 51/2011/TT-BGDĐT. Ngồi ra, Việt Nam đã và đang tham gia các chương trình

đánh giá diện ở cấp quốc tế như PISA, PASEC, TALIS…. Trong đó, chương trình
đánh giá quốc tế nổi bật nhất là Chương trình đánh giá học sinh quốc tế
(Programme for International Student Assessment – viết tắt PISA).

1


PISA là chương trình khảo sát giáo dục được xây dựng và điều phối bởi tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Mục tiêu của PISA nhằm đưa ra đánh giá
có chất lượng và đáng tin cậy về hiệu quả của hệ thống giáo dục các quốc gia tham
gia khảo sát. PISA đánh giá năng lực của học sinh phổ thông ở độ tuổi 15 trong lĩnh
vực Đọc hiểu, Tốn học và Khoa học. PISA khơng kiểm tra kiến thức thu được tại
trường học mà đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống
hàng ngày của học sinh. Mỗi chu kỳ 3 năm và trọng tâm của mỗi chu kỳ sẽ nhằm vào
1 lĩnh vực chính trong ba lĩnh vực trên, ngồi ra còn bổ sung 1 số kĩ năng như Năng
lực tồn cầu, Năng lực tài chính... Việt Nam tham gia PISA từ chu kỳ 2012 đã đánh
dấu một bước tiến trong việc hội nhập xu hướng mới của quốc tế trong việc đánh giá
giáo dục. Với số lượng mẫu lớn (khoảng 500.000 thí sinh/kỳ khảo sát), có tính đại
diện cao, PISA cung cấp nguồn dữ liệu đáng tin cậy để các nghiên cứu, đánh giá đưa
ra những góc nhìn về chính sách và thực tiễn giáo dục, điều kiện dạy – học, theo dõi
các xu hướng trong việc chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS và các biện
pháp cải tiến để nâng cao chất lượng dạy và học của các quốc gia tham gia khảo sát.
Hiện nay, trên thế giới, thang đo của PISA đã thể hiện được thế mạnh trong
việc đánh giá năng lực học sinh. Thang đo PISA chú trọng đến khả năng vận dụng
kiến thức đã học vào xử lý, giải quyết các tình huống thực tiễn.
Chu kỳ PISA năm 2015, trọng tâm được đánh giá là lĩnh vực Khoa học, Việt
Nam đứng thứ 8 trên tổng số 73 quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia đánh giá. Kết quả
này cho thấy sự phát triển năng lực của học sinh, đa số các em đã nắm vững được các
kiến thức khoa học cơ bản, phát huy được khả năng lập luận, giải thích và áp dụng
kiến thức khoa học vào trong việc giải quyết các tình hướng thực tiễn của cuộc sống.

Kết quả của Việt Nam ở lĩnh vực Khoa học năm 2015 cao hơn kết quả của các quốc
gia như Hồng Không, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Vương quốc Anh, Đức, Mỹ,
Pháp… Cũng như năm 2012, kết quả PISA năm 2015 của Việt Nam đã gây ra ngạc
nhiên lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Hiện nay, kết quả PISA được
các nước phân tích nhưng Việt Nam chưa có nhiều phân tích và chưa đưa ra được
chính sách dựa trên kết quả đánh giá đó. Vì vậy, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực Khoa học của học sinh Việt Nam và nghiên cứu kết quả nhằm tìm ra

2


những ẩn số nằm sâu dưới kết quả và sự lý giải, đánh giá kết quả chắc chắn hứa hẹn
nhiều khám phá hữu ích.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh Việt Nam:
nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong Chương trình đánh giá học sinh quốc
tế (PISA) chu kỳ 2015”

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam qua các dữ liệu học sinh trong
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA chu kỳ 2015.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời ba câu hỏi:
- Các yếu tố về Thái độ của học sinh đối với Khoa học (Hứng thú với Khoa
học, Động cơ thúc đẩy học Khoa học, Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề
Khoa học) đã ảnh hưởng đến kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam
trong PISA chu kỳ 2015 như thế nào?
- Các yếu tố về Môi trường học tập (Môi trường kỷ luật trong lớp học, Cảm
giác gắn kết với trường học, Sự hỗ trợ của giáo viên dành cho học sinh) ảnh hưởng

đến kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam trong PISA chu kỳ 2015 như
thế nào?
- Các yếu tố về “Dạy Khoa học tại trường” (Hướng dẫn của giáo viên trong giờ
Khoa học, Phản hồi từ giáo viên, Dạy học dựa trên truy vấn) ảnh hưởng đến kết quả
lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam trong PISA chu kỳ 2015 như thế nào?
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố liên quan đến Thái độ đối với Khoa học,
Môi trường học tập, Dạy học Khoa học tại trường trong dữ liệu học sinh có ảnh
hưởng đến kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam trong PISA chu kỳ 2015.

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015.

3


5. Phạm vi nghiên cứu
Trong bộ phiếu hỏi của PISA, Việt Nam chỉ tham gia khảo sát ở phiếu hỏi
học sinh và phiếu hỏi hiệu trưởng (ngồi ra PISA cịn phiếu hỏi giáo viên và phiếu
hỏi phụ huynh học sinh). Các thông tin trong các bộ phiếu hỏi chủ yếu xoay quanh
các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính của chu kỳ đó. Phiếu hỏi học sinh khai thác
các thông tin liên quan đến bản thân học sinh, việc học Khoa học tại trường..., phiếu
hỏi hiệu trưởng cung cấp những thơng tin liên quan đến chính sách, định hướng,
chiến lược... Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn giới hạn ở việc
phân tích dữ liệu trả lời của phiếu hỏi học sinh để đánh giá các yếu tố liên quan đến
Thái độ học tập của học sinh, Môi trường học tập và Dạy học Khoa học tại trường
đến kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam.
Hiện nay có nhiều phương pháp ưu việt phân tích ảnh hưởng của các yếu tố
đến kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một Luận văn
thạc sĩ, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc phân tích tương quan và hổi quy đa biến của

các yếu tố và kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam bằng phần mềm SPSS phiên
bản 22.0.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Đề tài kiểm chứng mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của học sinh, cụ thể là kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam trong chu
kỳ PISA 2015. Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm cơ sở lý luận về mơ hình các nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
- Kết quả nghiên cứu là một trong các cơ sở để khuyến nghị cho giáo viên,
học sinh, các nhà làm chính sách đưa ra các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy học sinh
học tập và nâng cao năng lực Khoa học của học sinh.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu

4


CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)
1.1.1. Tổng quan chung về PISA
Theo OECD (2015), Chương trình đánh giá học sinh (HS) quốc tế (The
Programme for International Student Assessment – viết tắt PISA) là một đánh giá
quốc tế về các kỹ năng và kiến thức của HS lứa tuổi 15 tuổi – lứa tuổi sắp kết thúc
chương trình giáo dục bắt buộc của hầu hết các nước thành viên của OECD. PISA
được xây dựng và phát triển bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Dưới
sự phối hợp quản lí của các nước OECD, cùng với sự hợp tác của ngày càng nhiều các
nước ngoài OECD (các nước đối tác) PISA ngày càng thu hút được sự quan tâm và

tham gia của các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới..
PISA nhằm đánh giá mức độ HS đạt được về kiến thức, kỹ năng và năng lực
cần thiết để chuẩn bị cho sự tham gia vào đời sống thực tiễn. Nói cách khác, PISA
khơng kiểm tra những kiến thức mà HS học được trong trường học mà đánh giá khả
năng thích ứng của HS với mơi trường xã hội thực tế. Mục đích của PISA không phải là
một cuộc thi. Về bản chất, đây là một khảo sát trên quy mô lớn nhằm nghiên cứu các bài
học về chính sách giáo dục phổ thơng của các quốc gia tham gia vào khảo sát.
Bên cạnh bộ đề thi đánh giá năng lực của HS, PISA còn thu thập các thông tin
liên quan tới HS, nhà trường thông qua các bộ phiếu hỏi HS, phiếu hỏi nhà trường và
phiếu hỏi phụ huynh. Thông qua các bộ phiếu hỏi này, OECD tiến hành phân tích
đưa ra những góc nhìn về chính sách và thực tiễn giáo dục, giúp theo dõi các xu
hướng trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng của HS giữa các nước tham gia
và các nhóm dân cư khác nhau ở mỗi nước.
Kể từ chu kỳ đánh giá đầu tiên (năm 2000), PISA đã được thực hiện ba năm
một lần và năm 2021 là chu kỳ thứ tám. Số lượng các quốc gia tham gia PISA đã
tăng từ 32 vào năm 2000, lên 88 vào năm 2021, khiến nó trở thành một trong những
chương trình đánh giá có quy mơ lớn nhất hiện nay.
Các lĩnh vực chính được PISA đánh giá là Tốn, Khoa học, Đọc hiểu. Trong
mỗi chu kỳ của PISA, một trong những lĩnh vực này là trọng tâm chính của đánh
5


giá. Chu kỳ năm 2000, 2009, 2018, PISA được triển khai với trọng tâm là lĩnh vực
Đọc hiểu. Với chu kỳ năm 2003 và 2012, trọng tâm đánh giá là lĩnh vực Toán học.
Lĩnh vực Khoa học là trọng tâm của chu kỳ năm 2006 và 2015. Trong chu kỳ PISA
2021, Toán học sẽ là lĩnh vực trọng tâm đánh giá.
Trong các chu kỳ gần đây của PISA, các lĩnh vực đổi mới bổ sung đã được
phát triển và cung cấp cho các quốc gia để quản lý cho học sinh. Ví dụ: Giải quyết
vấn đề sáng tạo, trong năm 2012 và Năng lực toàn cầu năm 2018. Tư duy sáng tạo
là lĩnh vực đổi mới trong chu kỳ 2021.

1.1.2. Giới thiệu các bộ phiếu hỏi trong khảo sát PISA 2015
Ngồi đề thi, PISA cịn có các bộ phiếu hỏi dành cho học sinh, nhà trường,
giáo viên và phụ huynh học sinh. Tùy thuộc và điều kiện của từng quốc gia, các
quốc gia có thể đăng ký sử dụng phiếu hỏi nào cho khảo sát. Từ chu kỳ đầu tiên
tham gia PISA (2012) cho đến nay (chu kỳ 2018), Việt Nam chỉ đăng ký khảo sát 2
bộ phiếu hỏi là: Học sinh và Nhà trường.
- Cấu trúc phiếu hỏi học sinh trong khảo sát chính thức PISA 2015:

+ Bản thân HS, gia đình và nhà của HS: bao gồm các câu hỏi về cá nhân (giới
tính, ngày sinh); chương trình học mà HS đang theo học; các thông tin về trình độ học
vấn, đào tạo và nghề nghiệp của cha, mẹ; điều kiện kinh tế-xã hội của gia đình;...

+ Quan điểm của HS về cuộc sống: bao gồm các câu hỏi về cuộc sống của
HS ở trường; nghề nghiệp HS mong muốn

+ Việc học tập môn Khoa học của HS: bao gồm các câu hỏi về số tiết học
các môn trong một tuần; tình trạng học tập mơn Khoa học: các mơn theo học; bầu
khơng khí trong lớp học; việc giảng dạy môn Khoa học của giáo viên: phương pháp,
cách thức phản hồi...

+ Quan điểm của HS về môn Khoa học: bao gồm các câu hỏi về quan điểm
của học sinh đối với những vấn đề môi trường, khoa học thực tiễn.
- Cấu trúc Phiếu hỏi nhà trường dùng trong khảo sát chính thức PISA 2015:

6


+ Thông tin cơ bản của Nhà trường: bao gồm các câu hỏi về vị trí

trường đóng, số học sinh (HS) của nhà trường, nguồn lực máy tính/HS, trang

thiết bị dạy học cho việc dạy-học môn khoa học...

+ Công tác quản lí Nhà trường: bao gồm các câu hỏi về các hoạt động quản lý
việc dạy, học của giáo viên (GV), HS; tiêu chí tuyển sinh HS; loại hình trường; ngân
sách của nhà trường; các vấn đề của nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ GV...

+ Đội ngũ giáo viên: bao gồm các câu hỏi về tổng số giáo viên toàn thời gian, bán
thời gian; số giáo viên dạy mơn khoa học; việc tham dự các chương trình bồi dưỡng
chuyên môn của GV;...

+ Công tác đánh giá: bao gồm các câu hỏi về các phương pháp đánh giá việc dạy
học của GV; các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS;...

+ Các nhóm mục tiêu: bao gồm các câu hỏi về việc phân lớp cho HS theo năng
lực;...

+ Khơng khí Nhà trường: bao gồm các câu hỏi về việc tuân thủ kỷ luật dạy, học của
GV, HS; sự tham gia của cha mẹ học sinh vào các hoạt động của nhà trường;...
1.1.3. Năng lực khoa học (science literacy)
Theo OECD (2015) năng lực khoa học là năng lực của một cá nhân về việc sử
dụng kiến thức khoa học để xác định các vấn đề và rút ra kết luận dựa trên các
chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định liên quan đến thế giới tự nhiên và thông qua
hoạt động của con người, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên. Cụ thể là:
- Có kiến thức khoa học và biết sử dụng kiến thức đó để xác định các vấn đề,
chiếm lĩnh kiến thức mới, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ
sở các chứng cứ về các vấn đề liên quan tới khoa học.
- Hiểu những đặc tính của khoa học như là một dạng tri thức của lồi người và
một hoạt động tìm tịi khám phá của con người.
- Nhận thức được vai trò của khoa học và cơng nghệ đối với việc hình thành
mơi trường văn hóa, tinh thần và vật chất.

- Sẵn sàng tham gia - như là một cá nhân tích cực - vận dụng các hiểu biết
khoa học vào giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học.
 Khái niệm năng lực Khoa học
7


PISA xác định năng lực khoa học là kiến thức khoa học của một cá nhân và
việc sử dụng kiến thức đó để xác định câu hỏi, tiếp nhận kiến thức mới, giải thích
các hiện tượng khoa học và rút ra kết luận dựa trên bằng chứng khoa học về các
vấn đề khoa học; sự hiểu biết về các đặc trưng riêng của khoa học như một dạng
kiến thức và nghiên cứu của nhân loại; nhận biết về cách mà khoa học và cơng
nghệ hình thành nên mơi trường vật chất, trí tuệ và văn hóa; và sẵn sàng tham gia
vào các vấn đề khoa học và đóng góp các ý tưởng khoa học như một công dân biết
suy nghĩ (reflective citizen) (OECD, 2015).


Khung đánh giá năng lực Khoa học:

Theo Lê Thị Mỹ Hà (2014), đối với các mục đích đánh giá, đặc điểm của
định nghĩa PISA về năng lực khoa học (scientific literacy) bao gồm 4 khía cạnh
tương quan với nhau:
(1) Ngữ cảnh (Context): nhận ra các tình huống liên quan đến môn khoa học và
công nghệ;
(2) Kiến thức (Knowledge): hiểu biết về thế giới tự nhiên trên cơ sở kiến thức
khoa học trong đó bao gồm các kiến thức về thế giới tự nhiên và kiến thức về chính
khoa học;
(3) Năng lực (competencies): thể hiện năng lực khoa học trong đó bao gồm xác
định các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng theo khoa học và sử dụng bằng
chứng khoa học;
(4) Thái độ (attitude): thể hiện sự quan tâm đến khoa học, hỗ trợ tìm hiểu về

khoa học và động lực để hành động có trách nhiệm, ví dụ, tài ngun thiên nhiên và
mơi trường.
Dưới đây là một số câu hỏi để thiết lập khung khoa học PISA:
- Những ngữ cảnh nào thích hợp để đánh giá học sinh độ tuổi 15 ?
- Những năng lực nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý của học sinh ở
độ tuổi 15 sẽ thể hiện ?
- Những kiến thức nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý của học sinh ở
độ tuổi 15 sẽ thể hiện ?
- Những thái độ gì nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý của học sinh ở

8


độ tuổi 15 sẽ thể hiện ?
Theo đó, Khung đánh giá năng lực Khoa học trong PISA được thể hiện trong
bảng dưới đây.
Bảng 1.1. Khung đánh giá năng lực khoa học trong PISA
Các năng lực

Kiến thức
Em biết gì:

Ngữ cảnh



Các tình




xác định các



về thế giới tự nhiên (kiến thức khoa học)

vấn đề khoa học



về chính khoa học (kiến thức về khoa học

giải thích các

huống cuộc

hiện tượng bằng

sống có liên

khoa học

quan tới



khoa học và
công nghệ

ảnh hưởng như thế nào ?

Thái độ

sử dụng bằng

Em hưởng ứng các vấn đề khoa học như thế

chứng khoa học

nào:


Quan tâm



Ủng hộ các tìm hiểu khoa học



Trách nhiệm

(Nguồn: Tài liệu tập huấn PISA và các dạng câu hỏi lĩnh vực Khoa học)


Các tình huống và ngữ cảnh:

PISA đánh giá năng lực của học sinh trong việc tham gia vào các tình huống
của cuộc sống thực. Các câu hỏi đánh giá (assessment items) được đặt trong các
tình huống của cuộc sống nói chung và khơng giới hạn trong cuộc sống ở trường.
Trong phần đánh giá lĩnh vực khoa học PISA , trọng tâm của các cây hỏi là dựa trên

những tình huống liên quan tới bản thân, gia đình và bạn bè (cá nhân – personal),
đến cộng đồng (xã hội – social) và tới cuộc sống trên toàn thế giới (toàn cầu –
global).
Đánh giá lĩnh vực khoa học PISA không phải là đánh giá các ngữ cảnh
(context), mà đánh giá về các năng lực (competencies), kiến thức (knowledge) và
thái độ (attitude) của học sinh khi đưa vào hoặc có liên quan đến các ngữ cảnh. Các
ngữ cảnh của đánh giá năng lực khoa học trong PISA thể hiện trong bảng 1.2.

9


Bảng 1.2. Các ngữ cảnh của đánh giá năng lực Khoa học trong PISA
Cá nhân

Xã hội

Tồn cầu

(bản thân, gia đình,

(cộng đồng)

(cuộc sống trên thế

bạn bè)

giới)

Giữ gìn sức khỏe, tai Kiểm soát dịch bệnh, Dịch
Sức


nạn, dinh dưỡng

bệnh,

sự

lây

bệnh lây nhiễm trong xã truyền của các bệnh
hội, lựa chọn thực phẩm, truyền nhiễm

khỏe

sức khỏe cộng đồng
Tiêu thụ nguyên vật Duy trì dân số, chất Các nguồn năng lượng

Tài

liệu và năng lượng lượng cuộc sống, an tái tạo và không tái tạo

nguyên cá nhân

ninh, sản xuất và phân được, các hệ thống tự

thiên

phối thực phẩm, cung nhiên, tăng tưởng dân

nhiên


cấp năng lượng

số, sử dụng bền vững
các lồi

Hành vi thân thiện Bố trí dân số, xử lý chất Đa dạng sinh học, sinh
Môi
trường

với mô trường, sử thải,

tác

dụng và loại bỏ trường,
nguyên vật liệu

động

thời

tiết

môi thái bền vững, kiểm
địa sốt ơ nhiễm, sản xuất

phương

và mất đất


Thay đổi nhanh chóng Biến đổi khí hậu, tác
Tự nhiên và do con (động đất, thời tiết cực động của chiến tranh
Nguy


người gây ra, những đoan), những thay đổi hiện đại
quyết sách về nhà ở

nhanh và chậm (xói mịn
ven biển, bồi lắng), đánh
giá rủi ro

10


Quan tâm về việc Vật liệu mới, các thiết bị Sự tuyệt chủng của các
Ranh

giải thích khoa học và quy trình, biến đổi lồi, khám phá khơng

giới

đối với các hiện gen, cơng nghệ vũ khí, gian, nguồn gốc và cấu

giữa

tượng tự nhiên, sở giao thơng vận tải

khoa


thích dựa trên cơ sở

trúc của vũ trụ

học và khoa học, thể thao
công

và giải trí, âm nhạc

nghệ

và cơng nghệ cá
nhân

(Nguồn: Tài liệu tập huấn PISA và các dạng câu hỏi lĩnh vực Khoa học)
 Các cấp độ năng lực của lĩnh vực Khoa học:
Bảng 1.3. Các cấp độ năng lực của lĩnh vực Khoa học
Cấp độ của

Đặc điểm

năng lực

- Nhận dạng các vấn đề có thể nghiên cứu bằng khoa học;
Cấp độ 1
Xác định các vấn
đề khoa học

- Xác định các từ khóa (keyword) để tìm kiếm thơng tin khoa
học;

- Nhận dạng các đặc điểm chính (key features) của một cuộc
nghiên cứu khoa học (scientific investigation).

Cấp độ 2
Giải thích các
hiện tượng bằng
khoa học

- Áp dụng kiến thức khoa học trong một tình huống đặt ra;
- Mơ tả hoặc giải thích các hiện tượng bằng khoa học và dự
báo những thay đổi;
- Xác định các phần giới thiệu, giải thích và dự đốn thích hợp.
- Giải thích bằng chứng khoa học và đưa ra (make) và truyền

Cấp độ 3
Sử dụng bằng
chứng khoa học

tải (communicate) những kế luận;
- Xác định các giả thiết, bằng chứng và lý do đưa ra những
kết luận;
- Suy ngẫm những hệ quả (implication) về mặt xã hội của sự
phát triển khoa học và công nghệ.

11


(Nguồn: OECD, 2016)
 Kiến thức khoa học được đánh giá bao gồm:
- Kiến thức về thế giới tự nhiên thuộc các lĩnh vực: Vật lí, Hóa học; Sinh học;

Trái đất và vũ trụ; Công nghệ...;
- Kiến thức về khoa học: nghiên cứu khoa học và giải thích khoa học.
Năng lực khoa học được đánh giá bao gồm:
- Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề mà có
thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của
việc nghiên cứu khoa học;
- Giải thích hiện tượng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng kiến thức
khoa học vào tình huống đã cho, mơ tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và
dự đốn sự thay đổi;
- Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.
Bối cảnh, tình huống trong đó kiến thức khoa học và việc sử dụng các phương
pháp khoa học được áp dụng bao gồm:
- Khoa học với sức khỏe và đời sống;
- Khoa học môi trường và trái đất;
- Khoa học với công nghệ.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập học sinh từ lâu
đã trở thành một xu hướng lớn trong giáo dục. Những nghiên cứu này trải qua các
thời kỳ phát triển khác nhau và đã trở thành một lý thuyết được gọi là Trường học
hiệu quả (Effective schooling Reseach). Với mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả khoa học của học sinh Việt Nam qua dữ liệu PISA chu kỳ 2015
đề tài luận văn cũng nằm trong xu hướng đó. Đây là cơ sở lý thuyết và nền tảng để
tác giả xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu cho luận văn.
1.2.1. Trường học hiệu quả
Về khái niệm “Trường học hiệu quả”, theo nghĩa chung nhất, trường học hiệu
quả đề cập đến mức độ đạt được mục tiêu của một trường học. Đánh giá về hiệu quả
trường học xảy ra trong hàng loạt ngữ cảnh khác nhau, như đánh giá các chương trình

12



cải tiến trường học hoặc so sánh các trường cho mục đích giải trình của chính phủ,
thành phố hoặc trường học (Scheerens, 1999). Nói cách khác "Trường học hiệu quả"
vừa là một phong trào giáo dục vừa là bộ phận của nghiên cứu kiểm tra các yếu tố dựa
trên trường học có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập ở các trường. Nghiên cứu
trường học hiệu quả đã được áp dụng rộng rãi ở các nước trên toàn thế giới.
Những năm gần đây trường học hiệu quả đã có những tiến bộ đáng kể trong cả
lý thuyết và phương pháp luận. Các lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa các biến giống như giữa các trường và giữa các học sinh - là điều cần thiết cho bất kỳ trường
học thành công nào. Các tiến bộ phương pháp đã diễn ra theo thời gian, trong đó các
mơ hình chính là mơ hình đa tầng, phân tích meta, mơ hình phương trình cấu trúc, mơ
hình đường cong tăng trưởng và nghiên cứu phương pháp hỗn hợp.
Hình 1.1. trình bày mơ hình cơ bản của Mơ hình hệ thống cơ bản về sự vận
hành của nhà trường, Hình 1.2 trình bày Một mơ hình tích hợp trường học hiệu quả.

Hình 1.1. Mơ hình hệ thống cơ bản về sự vận hành của nhà trường
(Nguồn: Scheerens, 1990)
Theo Hình 1.1: Đầu vào gồm có tất cả các loại biến liên quan đến tài chính
hoặc nguồn lực con người và nền tảng của học sinh.
Bối cảnh có nghĩa là điều kiện KT – XH và và bối cảnh giáo dục của nhà
trường, ví dụ những hướng dẫn cho giáo dục và hệ thống đánh giá quốc gia.
Các nhân tố quan trọng nhất liên quan đến quy trình cái mà phù hợp với cấp
độ lớp học và trường học. Câu hỏi nghiên cứu hiệu quả nhà trường liên quan tới hầu
hết thời gian là những nhân tố trong trường học và lớp học tạo nên sự khác biệt giữa
trường học hiệu quả và trường không hiệu quả.

13


×