Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý quá trình đào tạo ngành kiến trúc công trình theo phương thức tín chỉ tại trường đại học kiến trúc hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NHÀI

QUẢN LÝ Q TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH THEO PHƢƠNG THỨC
TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

HÀ NỘI – 2011

1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CTMH

:

Chương trình mơn học

CTĐT

:



Chương trình đào tạo

CVHT

:

Cố vấn học tập

ĐCMH

:

Đề cương mơn học

ĐH

:

Đại học

GDĐH

:

Giáo dục đại học

GV

:


Giảng viên

HCTC

:

Học chế tín chỉ

HTTC

:

Hệ thống tín chỉ

KT – ĐG

:

Kiểm tra – đánh giá

SV

:

Sinh viên

%

:


Tỷ lệ phần trăm

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Giả thuyết khoa học
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO
PHƢƠNG THỨC TÍN CHỈ
1.1. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về quản lý đào tạo trong
học chế tín chỉ
1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo.
1.2.1.Đào tạo
1.2.2.Quản lý
1.2.3.Hệ thống chức năng quản lý
1.2.4.Biện pháp quản lý
1.2.5.Đánh giá hiệu lực quản lý
1.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ
1.3.1. Khái niệm tín chỉ (Credit)

1.3.2. Đơn vị tín chỉ (credit unit)
1.3.3. Giờ tín chỉ (credit hour)
1.3.4. Hình thức tổ chức giờ tín chỉ
1.3.5. Hệ thống tín chỉ
1.3.6. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ
1.3.7. Hình thức tổ chức dạy học trong học chế tín chỉ
1.3.8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ
1.3.9.Các ưu, nhược điểm của học chế tín chỉ và một số điều kiện để triển
khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học ở Việt Nam

4

1
3
4
4
5
5
5
5
6
7
7
10
10
10
11
13
14
15

15
15
16
16
17
18
19
21
22


1.4. Chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ
1.4.1. Pha 1: Chuyển đổi Chương trình đào tạo (Mơđun hố);
1.4.2. Pha 2: Lớp mơn học (các môn học tự chọn)
1.4.3. Pha 3: Lớp môn học đầy đủ, tin học hố tồn bộ q trình đào tạo
1.5. Quản lý q trình đào tạo theo học chế tín chỉ
1.5.1. Quản lý chuyển đổi Chương trình đào tạo sang tín chỉ
1.5.2. Tổ chức xây dựng đề cương mơn học
1.5.3. Quản lý hoạt động giảng dạy
1.5.4. Quản lý hoạt động học tập
1.5.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ
1.6. Kết luận chương 1
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
2.1.1. Về cơ cấu tổ chức
2.1.2. Về cơ sở vật chất, học liệu và thiết bị dạy học
2.2. Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
2.2.1. Công tác đào tạo
2.2.2. Công tác nghiên cứu khoa học

2.2.3. Công tác quan hệ quốc tế
2.3. Nét đặc thù trong đào tạo ngành Kiến trúc cơng trình
2.4. Thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo theo tín chỉ hiện nay của
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
2.4.1. Thực trạng về đào tạo
2.4.2. Công tác quản lý đào tạo
2.5. Kết luận chương 2
Chƣơng 3: QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO THEO
PHƢƠNG THỨC TÍN CHỈ NGÀNH KIẾN TRÚC CƠNG
TRÌNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
3.1. Căn cứ chính để xây dựng biện pháp
3.2. Quản lý quá trình đào tạo theo phương thức tín chỉ
3.2.1.Xây dựng văn hố tín chỉ
3.2.2. Tổ chức chuyển đổi chương trình từ đào tạo niên chế sang tín chỉ
3.2.3. Tổ chức xây dựng đề cương mơn học

5

27
27
30
32
33
33
33
34
35
36
37
39

39
39
41
43
43
46
47
47
49
53
56
69

71
71
72
72
77
80


3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học
3.2.5. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá theo học chế tín chỉ.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi về quản lý quá trình
đào tạo xây dựng
3.4. Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

6

86
93
100
101
103
103
104
106


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21, thế kỷ của sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ,
đặc biệt là thông tin và truyền thông. Nhân loại đang trong thời kỳ quá độ
sang kinh tế tri thức. Trong xu thế đó, nguồn nhân lực đang trở thành động
lực chủ yếu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nền giáo dục
đại học trên thế giới đang có những chuyển biến nhanh theo tốc độ biến đổi
không ngừng của xu thế thời đại với những vận hội mới, thời cơ và thách
thức mới. Giáo dục đại học thế giới đã phát triển mạnh mẽ theo hướng: đại
chúng hoá, thị trường hoá, đa dạng hoá và quốc tế hố.
Xuất phát từ địi hỏi qui trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên
có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học
phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn
cuộc sống, nhiều trường đại học tiên tiến trên thế giới đã triển khai áp dụng học
chế tín chỉ. Hiện nay, học chế tín chỉ được truyền bá nhanh chóng và áp dụng
rộng rãi nhờ có hiệu quả đào tạo cao, có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng

cao và có hiệu quả cao về mặt quản lý, giảm giá thành đào tạo.
Những xu thế mới này đặt ra cho giáo dục đại học Việt Nam một
nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách và được Đảng và Nhà nước xác định
mục tiêu đến năm 2020: “Giáo dục Việt Nam phải đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, có năng lực cạnh
tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo cũng được xác định rõ là
“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”, thực
hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá v.v..”.

1


Đứng trước những thời cơ mới đó, giáo dục đại học nước ta đã từng
buớc phát triển rõ rệt về quy mơ, đa dạng về loại hình trường và hình thức
đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết
quả tích cực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã
chủ trương mở rộng áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học
nước ta. Trong Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày
02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai
đoạn 2006-2020 lại nêu rõ “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế
độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích
luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp
học tiếp theo ở trong nước và nước ngoài”. Từ năm 2005, lần đầu tiên, Bộ
Giáo dục và Đào tạo chính thức chỉ đạo các trường đại học và cao đẳng
chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Đây được coi là một
“cuộc cách mạng” thay đổi “công nghệ đào tạo” tiên tiến.
Nhằm thích ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, năm 2008 Trường

Đại học Kiến trúc Hà Nội đã chính thức chuyển đổi hình thức đào tạo từ
niên chế sang tín chỉ. Trong kế hoạch chiến lược của Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội đến năm 2020 đã xác định:
- Xây dựng mơ hình đào tạo tiên tiến, đảm bảo độc lập, tự chủ, vững
vàng hội nhập, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, ưu tiên phát huy
thế mạnh truyền thống của Trường.
- Xây dựng và phát triển một số mơ hình đào tạo đạt chuẩn quốc tế,
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tiếp tục thực hiện lộ trình đào tạo theo phương thức tín chỉ, quan tâm
điều chỉnh chương trình đào tạo đảm bảo tính liên thơng giữa các
ngành, chun ngành đào tạo trong Trường, trong nước và quốc tế.

2


- Đổi mới công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên,
đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, cơng bằng phù hợp
với phương thức đào tạo tín chỉ.
- Đẩy mạnh cơng tác đảm bảo chất lượng để từng bước hình thành
văn hố chất lượng. Kiện tồn đơn vị chun trách làm cơng tác
đảm bảo chất lượng trong Trường.
Ngành Kiến trúc cơng trình là ngành đặc thù của Trường và được Nhà
trường ưu tiên đặc biệt trong việc khẳng định vai trò, vị thế, thương hiệu của
mình trong lĩnh vực kiến trúc trong nước, và hướng tới hội nhập khu vực và
quốc tế. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý quá trình đào tạo ngành
Kiến trúc cơng trình theo phương thức tín chỉ tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vào năm 1872 Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống
chương chình đào tạo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm

dẻo, cấu thành bởi các Mơđun mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách
rộng rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh học chế tín chỉ.
Đến đầu thế kỷ 20, hệ thống tín chỉ được áp dụng rộng rãi hầu như
trong mọi trường đại học Hoa Kỳ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng
hệ thống tín chỉ trong tồn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của
mình như: các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc,
Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia,… Tại Trung Quốc từ cuối thập kỷ 80 đến
nay hệ thống tín chỉ cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học.
Vào năm 1999, 29 Bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước
trong liên minh châu Âu đã ký tun ngơn Boglona nhằm hình thành Khơng
gian giáo dục đại học Châu Âu thống nhất vào năm 2010, một trong các nội

3


dung quan trọng của tun ngơn đó là triển khai áp dụng học chế tín chỉ trong
tồn hệ thống giáo dục đại học để tạo thuận lợi cho việc cơ động hố, liên
thơng hoạt động học tập của sinh viên trong khu vực Châu Âu và trên toàn
thế giới.
Ở Việt Nam đã có nhiều trường áp dụng học chế tín chỉ từ trước năm
1975 như: Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức,… Đến thập niên
90, nhiều trường đại học đã áp dụng học chế này: Đại học Đà Lạt, Đại học
Cần Thơ, Đại học Thuỷ sản Nha Trang, ĐHDL Thăng Long,… Với ưu điểm
nổi bật của nó, hiện nay học chế tín chỉ đã được áp dụng rộng rãi trong các
trường đại học với các sắc thái và mức độ khác nhau.
Đào tạo theo tín chỉ đã và đang được quan tâm ở tất cả các nước trên
thế giới.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đào tạo và nghiên cứu lý luận
quản lý đào tạo theo yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ, đề xuất một số

biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo phương thức tín chỉ đối với ngành
Kiến trúc cơng trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
- Khảo sát thực trạng về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ngành Kiến
trúc cơng trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý quá trình đào tạo ngành Kiến trúc
cơng trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

4


5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Q trình quản lý đào tạo tín chỉ ngành Kiến
trúc cơng trình ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo
phương thức tín chỉ đối với ngành Kiến trúc cơng trình ở Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
6.

Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Q trình đào tạo tín chỉ bao gồm nhiều nội

dung phức tạp. Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu quản lý chất lượng
đào tạo hệ tín chỉ ngành Kiến trúc cơng trình; qua đó, nâng cao chất lượng
đào tạo hướng tới hội nhập quốc tế.
- Phạm vi địa lý: Các nghiên cứu, khảo sát được tiến hành ở Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2008 (năm Nhà trường bắt đầu triển khai
đào tạo theo tín chỉ) đến nay.

7.

Giả thuyết khoa học
Thực hiện được “Quản lý chất lượng đào tạo hệ tín chỉ đối với ngành

Kiến trúc cơng trình của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” sẽ góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và quản lý đào tạo của Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội.
8.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu tài liệu
- Phân tích tổng hợp
- Đánh giá

5


Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phỏng vấn
- Điều tra xã hội học (qua bảng hỏi)
Phương pháp chuyên gia
9.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ

lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý đào tạo theo phương thức tín chỉ

Chương 2: Thực trạng đào tạo và công tác quản lý đào tạo theo
phương thức tín chỉ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo phương thức tín
chỉ ngành Kiến trúc cơng trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
THEO PHƢƠNG THỨC TÍN CHỈ
1.1.Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về quản lý đào tạo trong học
chế tín chỉ
Học chế tín chỉ được áp dụng đầu tiên lại đại học Havard vào năm
1872, sau đó được áp dụng và phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế
giới. Cùng với sự phát triển của phương thức đào tạo này, rất nhiều cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố, nhiều cuốn sách về hệ thống tín chỉ và cách thức
quản lý đào tạo theo hệ thống này đã được xuất bản.
Tác giả C.James Quann của ĐH Quốc gia Washington đã định nghĩa
các khái niệm Tín chỉ, Giờ tín chỉ, Chuyển đổi giờ tín chỉ... trong tài liệu “The
Academic Credit System” (về hệ thống tín chỉ học tập). Các định nghĩa này
của Quann được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu của các tác giả Việt
Nam hiện nay.
Tài liệu “The Credibility of the Credit Hour: The History, Use and
Shortcomings of the Credits System”, tác giả H.James đã trình bày tổng quan
về hệ thống tín chỉ với những khái niệm, q trình triển khai đào tạo, các ưu
nhược điểm của hệ thống, những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự
chuyển đổi thành công và khả năng áp dụng hệ thống trong các nước đang
phát triển, một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của Mỹ và thế giới về hệ
thống tín chỉ.

Được nhiều nước quan tâm và áp dụng, học chế tín chỉ đã được nghiên
cứu dưới nhiều phương diện khác nhau:
Năm 1998, tác giả Robert M.Diamond đã trình bày và phân tích các vấn
đề về xây dựng chương trình, chương trình mơn học theo quan điểm lấy người

7


học làm trung tâm; quan hệ giữa mục tiêu, môn học, chương trình và giảng
dạy; thực thi, đánh giá và cải tiến chương trình giáo dục và chương trình mơn
học trong tài liệu “Xây dựng và đánh giá môn học và chương trình học”.
Các tài liệu “Chương trình: những cơ sở, nguyên tắc và chính sách xây
dựng” của Allan C.Ornstein và Francis P.Hunkins (1998); “Chương trình: các
phương pháp tiếp cận và vấn đề đang tiếp diễn” của Collin J.Marsh và George
Willis (2003); “Thiết kế môn học trong giáo dục đại học”, các tác giả đã tổng
thuật khá toàn diện về: Các cơ sở xây dựng chương trình cùng hệ thống lý
luận về chương trình; Phát triển chương trình giáo dục; Các chính sách và
khuynh hướng phát triển chương trình.
Ở Việt Nam, triển khai đào tạo theo HTTC trong các trường ĐH là một
vấn đề đã được đề cập cách đây trên 20 năm nhưng gặp rất nhiều lúng túng
trong cả khâu quản lý và triển khai. Gần đây vấn đề về quản lý đào tạo theo
HTTC và quá trình chuyển đổi sang học chế này được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm.
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã xuất bản cuốn “Về hệ thống tín chỉ học tập”
năm 1994 [6] trên cơ sở tuyển dịch bốn tài liệu nước ngoài về HTTC với
những kiến thức rất cơ bản và các kinh nghiệm quản lý đào tạo theo tín chỉ
của một số nước. Bộ và một số trường ĐH đã tổ chức rất nhiều các hội thảo
lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia giáo dục về vấn đề này.
Nghiên cứu về qui trình KT-ĐG kết quả học tập theo yêu cầu của
HTTC, tác giả Nguyễn Đức Chính đã xây dựng được qui trình KT-ĐG,

nghiên cứu những điểm cần chú ý khi triển khai một q trình dạy học nói
chung và HTTC nói riêng như khâu phân tích nhu cầu người học và khâu
đánh giá cải tiến của cá nhà quản lý và của giảng viên.

8


Những nghiên cứu về Qui trình triển khai đào tạo theo HTTC, cơ cấu
lại CTĐT để chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại
học hiện nay ở Việt Nam đã được tác giả Ngơ Dỗn Đãi trình bày trong báo
cáo về HTTC của Ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội [16].
Các nghiên cứu về “Chương trình đào tạo, Chương trình mơn học”
như: “Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo” – tác giả
Nguyễn Đức Chính (2007); tác giả Ngơ Dỗn Đãi với bài viết “Cấu trúc lại
chương trình đào tạo để chuyển từ đào tạo niên chế sang chương trình đào tạo
theo tín chỉ ở các trường đại học hiện nay”; tác giả Trần Khánh Đức với bài
viết “Phát triển và đánh giá chương trình đào tạo giáo viên trong nền giáo dục
hiện đại”... Các cơng trình và bài viết đã đề cập đến các tiêu chí đánh giá, qui
trình đánh giá chương trình đào tạo; đã phân tích đặc điểm của học chế tín chỉ
và các yêu cầu đối với việc cấu trúc nội dung, phân bổ thời lượng chương
trình đào tạo cho phù hợp.
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đánh giá thẩm định chương trình giáo dục
đại học” – tác giả Trần Thị Hoài đã đề xuất các tiêu chí đánh giá thẩm định
chương trình giáo dục đại học. Luận án tiến sĩ “Quản lý xây dựng và đánh giá
chương trình mơn học trình độ đại học trong học chế tín chỉ” – tác giả Trần
Hữu Hoan đã đề xuất cấu trúc và nội dung CTMH theo triết lý mơ hình CDIO.
Nghiên cứu về KT-ĐG trong học chế tín chỉ như: Luận án tiến sĩ
“Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học
ở Việt Nam ” của tác giả Cấn Thị Thanh Hương, 2011. Tác giả luận án đã đề
xuất 3 nhóm gồm 9 giải pháp quản lý KT-ĐG kết quả học tập của người học

trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy trong học chế tín chỉ như:
“Quản lý q trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các trường đại học ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” – Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mai

9


Hương, 2011. Tác giả đã đề xuất năm biện pháp quản lý quá trình dạy học
theo HTTC trong các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu về HTTC hiện nay, hệ thống tín chỉ
của một số nước và các bài học kinh nghiệm được các tác giả trong nước tìm
hiểu và phân tích riêng lẻ hoặc biên dịch từ tài liệu nước ngoài.
1.2.Cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo.
1.2.1.Đào tạo
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến
một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi
với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân cơng nhất định, góp phần của
mình vào sự phát triển của xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài
người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với
giáo dục nhân cách”. [37; tr 289].
1.2.2.Quản lý
Theo tác giả Ngô Trung Việt, từ quản lý (management) bắt nguồn từ
chứ Latinh “manus” nghĩa là bàn tay. Theo nghĩa gốc, thực hiện quản lý là
“nắm vững trong tay”, “điều khiển vững tay”. Theo một nghĩa nào đó, quản lý
là một nghệ thuật khiến người khác phải làm việc.
Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau mà ta có các quan điểm khác
nhau về quản lý. Thông thường, khi đưa ra khái niệm quản lý các tác giả
thường gắn với một loại hình cụ thể:

F.W Taylor (1856 – 1915) là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học định
nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau
đó hiểu được rằng họ đã hồn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.

10


H.Fayols (1841 – 1925) đã xuất phát từ nghiên cứu các loại hình hoạt
động quản lý và phân biệt thành 5 chức năng cơ bản: “kế hoạch hoá, tổ chức,
chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Sau này được kết hợp thành bốn chức năng cơ
bản của quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Fayol còn chứng minh
được rằng khoa học quản lý – “quản lý hành chính”, khơng những cần thiết
cho các tổ chức cơng nghiệp và hãng kinh doanh mà cịn có thể áp dụng với
mọi loại hình tổ chức, kể cả cơ quan của Chính phủ vì quản lý ở một tổ chức
đều có chung những chức năng trên.
M.T.Follet (1868-1933) cho rằng trong công việc quản lý cần chú trọng
tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn
yếu tố tinh thần và tình cảm. Theo Bà “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công
việc được thực hiện thông qua người khác”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là họt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác
giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.
Tác giả Trần Khánh Dức khái quát quản lý “là hoạt động có ý thức của
con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp
hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các
mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”.
Theo các tác giả, quản lý là một hoạt động vừa khó khăn vừa phức tạp
lại có ý nghĩa trong sự phát triển hay trì trệ của mọi tổ chức. Quản lý đúng
đắn sẽ giúp cho các tổ chức hạn chế các nhược điểm, liên kết gắn bó mọi
người trong tổ chức, tạo niềm tin, sức mạnh và truyền thống của tổ chức.

1.2.3.Hệ thống chức năng quản lý
Với vai trò là yếu tố quan trọng khơng thể thiếu trong việc duy trì và
phát triển tổ chức, quản lý có bốn chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo –
lãnh đạo và kiểm tra.

11


Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của quản
lý. Kế hoạch hố có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu
tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được
mục tiêu, mục đích đó.
Tổ chức là q trình phân cơng và phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực
để đạt được các mục tiêu đã vạch ra. Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch,
họ cần phải chuyển hoá nhứng ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực.
Chỉ đạo – lãnh đạo vừa có ý nghĩa chỉ thị, điều hành, vừa là tác động
ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của các thành viên trong tổ chức trên cơ sở sử
dụng đúng các quyền lực của người quản lý. Chỉ đạo – lãnh đạo bao hàm việc
liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ
nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Nó không chỉ bắt đầu sau khi việc
lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hồn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng
quyết định tới hai chức năng kia. Nội dung công tác chỉ đạo bao gồm: chỉ đạo
lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thơng qua đó một cá nhân, một
nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến
hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động
phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu khơng tương ứng thì phải tiến hành
những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là q trình tự điều chỉnh,
diễn ra có tính chu kỳ như sau: người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành
đạt của hoạt động; đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực

đã đề ra; điều chỉnh những sai lệch và hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần.
Ngoài bốn chức năng cơ bản trên, tác giả Nguyễn Quốc Chí cịn nhấn
mạnh vai trị của thơng tin trong quản lý: “khơng có thơng tin khơng có quản
lý”. [28, tr.277].

12


Viện sĩ Berg cho rằng: “thông tin là thể nền của quản lý”;
Nhà tốn học Xơ viết (cũ) Konmogorop khẳng định: “bản chất của hoạt
động quản lý là sự vận động của thơng tin”.
Trong bối cảnh giao lưu tồn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ như
hiện nay, hàng ngày người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải xử lý “hàng
núi” thông tin. Việc xử lý thông tin kịp thời và có độ tin cậy cao sẽ giúp cho
tổ chức có những quyết định đúng đắn.
Thơng tin là một nguồn lực. Không giống như những nguồn lực vật
chất, thơng tin tự nó khơng tham gia vào việc xác định giá trị của mình.
Thơng tin khơng có giá trị nội tại. Giá trị của thông tin được xác định bởi
người sử dụng nó để ra quyết định. Giá trị của thông tin bao gồm bốn yếu tố
cấu thành: chất lượng, tính phù hợp, số lượng và tính kịp thời.
Chu trình quản lý có thể biểu diễn bằng sơ đồ di õy:
Sơ đồ 1.1: Chu trình quản lý
K hoch hoỏ

Kim tra,
đánh giá

Thông tin
quản lý


Tổ chức

Chỉ đạo

1.2.4.Biện pháp quản lý
Quản lý là cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung. Vì vậy,
nhiệm vụ của quản lý là biến các mối quan hệ giữa những con người cụ thể,
giữa những nhóm người thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo
nên môi trường thuận lợi để hướng tới mục tiêu. Ở khía cạnh này, quản lý là

13


nghệ thuật. Đó là bí quyết làm việc với con người, bí quyết sắp xếp các nguồn
lực của tổ chức, là sự sáng tạo khi gặp những tình huống khác nhau trong hoạt
động của tổ chức.
Tuy nhiên, các bí quyết đó chỉ có thể được khám phá trên sự đúc kết kinh
nghiệm thực tế và vận dụng những tri thức khoa học liên ngành. Các nhà quản lý
chỉ có thể thực hiện sứ mệnh của mình tốt hơn khi vận dụng những kinh nghiệm
đã được đúc kết, khái quát hoá thành những nguyên tắc, phương pháp và kỹ
năng quản lý cần thiết, đó là khoa học. Vì thế, quản lý vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật.
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như ý chủ biên, biện
pháp là “cách làm, cách thức tiến hành”.
Biện pháp là cách thức hành động để thực hiện một mục đích, là cách
làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Biện pháp là một bộ phận của phương pháp, điều đó có nghĩa là để sử
dụng một phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Cùng
một biện pháp có thể sử dụng trong nhiều phương pháp.
Biện pháp quản lý là cách thức tác động vào đối tượng quản lý nhằm

giúp chủ thể nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả các mục tiêu đã đặt ra.
1.2.5.Đánh giá hiệu lực quản lý
Đánh giá hiệu lực quản lý chính là thực hiện cơng tác kiểm tra, rà sốt
lại xem việc thực hiện kế hoạch đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả tới đâu,
xem xét sự tác động của các quyết định quản lý, tìm kiếm được những thuận
lợi, khó khăn, những nguyên nhân dẫn đến kết quả của q trình thực hiện kế
hoạch. Trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý kịp thời phát hiện những sai lệch,
những vấn đề sai lệch, những vấn đề tồn tại, yếu kém; để từ đó có kế hoạch
diều chỉnh, tăng cường quản lý ở những khâu yếu kém. Sau khi kiểm tra nắm

14


bắt thực trạng công tác quản lý, điều hành và thực hiện kế hoạch, chủ thể quản
lý tiến hành bước đánh giá nhằm xem xét thực hiện nội quy, quy chế và các chỉ
tiêu đạt được mà đề ra các biện pháp thích hợp cho việc điều chỉnh, uốn nắn.
1.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ
1.3.1.Khái niệm tín chỉ (Credit)
Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng lao động học tập trung bình của
người học, tức là tồn bộ thời gian mà một người học bình thường phải sử dụng
để học một môn học, bao gồm 03 thành tố: 1) thời gian học tập trên lớp; 2) thời
gian học tập trong phịng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác đã
được quy định ở đề cương môn học; 3) thời gian dành cho việc tự học ngoài
lớp như (đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài ...) Tín chỉ
cịn được hiểu là khối lượng kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của mơn học
mà người học cần phải tích luỹ được trong một khoảng thời gian nhất định.
1.3.2.Đơn vị tín chỉ (credit unit)
Một tín chỉ có một trong các giá trị sau đây:
a. 01 giờ học lý thuyết trên lớp với 2 giờ chuẩn bị bài trong 1 tuần, kéo
dài trong 1 học kỳ 15 tuần (tương đương với 15 tiết lý thuyết và 30 tiết chuẩn

bị ở nhà/học kỳ);
b. 02 giờ thực hành, thực tập (gọi tắt là thực hành) ở studio hay trong
phịng thí nghiệm với 1 giờ chuẩn bị bài trong 1 tuần, kéo dài trong 1 học kỳ
15 tuần (tương đương với 30 tiết thực hành và 15 tiết chuẩn bị ở nhà/học kỳ);
c. 03 giờ tự học, tự nghiên cứu được đánh giá và tích luỹ vào kết quả
cuối cùng của môn học trong 1 tuần, kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần (tương
đương với 45 tiết tự học, tự nghiên cứu/học kỳ).
Một giờ ở đây là 50 phút. Mơn học có số tín chỉ là một số nguyên.

15


1.3.3.Giờ tín chỉ (credit hour)
Giờ tín chỉ là một trong các giá trị sau đây:
a. 1 giờ học trên lớp và 2 giờ chuẩn bị bài / 1 tuần
b. 2 giờ thực hành và 1 giờ chuẩn bị bài/ 1 tuần
c. 3 giờ tự học, tự nghiên cứu / 1 tuần
Tuỳ theo tính chất đặc thù của mơn học, hình thức tổ chức dạy học, giờ
tín chỉ có thể thay đổi, song thời gian tuyệt đối cho 1 giờ tín chỉ khơng nhỏ
hơn 3. Trong đó, giờ học lý thuyết hoặc các giờ thực hành, thảo luận ... được
bố trí vào thời khố biểu.
1.3.4.Hình thức tổ chức giờ tín chỉ
Hình thức tổ chức giờ tín chỉ là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt
động của giảng viên và sinh viên ứng với cách tổ chức chương trình mơn học
hoặc bài học. Trong đó coi trọng khâu tự học, năng lực nghiên cứu, thực tập,
thực hành, thực tế nhằm tích luỹ đủ khối lượng kiến thức theo yêu cầu của
phương thức đào tạo này.
Hình thức tổ chức giờ tín chỉ bao gồm:
a. Dạy, học trên lớp: Thường là dạy, học giờ lý thuyết gồm nghe thuyết
trình, ghi bài giảng, làm và chữa bài tập, thảo luận và các hoạt động khác do

giảng viên u cầu;
b. Dạy, học trong phịng thí nghiệm, studio, hiện trường...: Làm thí
nghiệm, thực hành, thực tập, điền dã (gọi chung là dạy, học thực hành, thực tập);
c. Ngồi lớp, ngồi phịng thí nghiệm: Tự học, tự nghiên cứu, các hoạt
động theo nhóm để hỗ trợ thảo luận, thực hành, thực tập...

16


1.3.5.Hệ thống tín chỉ
Hệ thống tín chỉ lần đầu tiên được áp dụng tại ĐH Harvard vào năm
1872. Viện trưởng thời kỳ đó là GS. Elliot đã có sáng kiến đưa ra 1 hệ thống
các môn học để sinh viên lựa chọn, thoạt đầu là cho các sinh viên năm cuối và
từ 1889 cho tất cả các sinh viên của trường. Đến năm 1890 ở ĐH Harvard
việc hoàn thành toàn bộ chương trình khố học và nhận văn bằng được tính
bằng việc sinh viên tích luỹ đủ số tín chỉ cần thiết. Cho đến nay các trường
ĐH của hầu hết các nước, kể cả các nước đang phát triển cũng đang áp dụng
hệ thống này
Thực chất hệ thống tín chỉ là bảng liệt kê:
(1) Số lượng của tín chỉ được cung cấp cho mỗi mơn học, con số đó
được xác định bởi các giờ lên lớp và thực hành, thực nghiệm dành cho một
môn học trong một tuần;
(2) số lượng tín chỉ cần tích luỹ để đạt một văn bằng;
(3) số lượng các môn học và các phương thức tổ hợp các mơn học để
tích luỹ đủ số tín chỉ cần cho một văn bằng.
Như vậy, hệ thống tín chỉ tạo điều kiện để sinh viên chủ động lựa chọn
các mơn học (và các hoạt động khác) tích luỹ, bổ sung dần và để cuối cùng
tiến tới một văn bằng (không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm).
Việc triển khai hệ thống tín chỉ liên quan tới cách tổ chức năm học theo
học kỳ. Thông thường, một năm học được chia thành 2 học kỳ, mỗi học kỳ có

15-16 tuần giảng dạy. Đây là một yếu tố rất quan trọng cho việc tổ chức dạy
học theo học chế tín chỉ, trong đó phải đảm bảo 80 ngày làm việc trong một
học kỳ, 160 ngày làm việc trong hai học kỳ. Một số trường ĐH tổ chức thêm
học kỳ hè (có 8-10 tuần)

17


Phần lớn các trường ĐH ở Hoa Kỳ và Châu Âu cũng như ở một số
nước châu Á, đòi hỏi cỡ 120-140 tín chỉ cho văn bằng ĐH thứ nhất, và phần
lớn các mơn học có 3 hoặc 4 giờ tín chỉ. Riêng ở các nước châu Âu và Ốt-xtrây-lia, mơn học được xây dựng thành các mơ-đun có kích cỡ chuẩn, thơng
thường là 5 tín chỉ. Các mơn có kích cỡ lớn hơn thì phải có số tín chỉ là bội số
của 5 (10, 15…). Số giờ tín chỉ cho mỗi môn học quy định số giờ tiếp xúc
hàng tuần giữa giáo viên và sinh viên.
Mỗi sinh viên khi nhập học đều được 1 cố vấn học tập trợ giúp trong
việc lựa chọn các mơn học thích hợp để tiến tới 1 ngành chun mơn chính.
Việc lựa chọn mơn học là khá tự do, tuỳ thuộc vào sở trường, hứng thú, điều
kiện thời gian, tài chính của người học. Chính yếu tố này tạo nên sự mềm dẻo
và đa dạng của GDĐH
Trong học chế tín, kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên và
liên tục, hàng tuần, hàng tháng, giữa học kỳ và cuối học kỳ, tuỳ theo các hoạt
động giáo dục đa dạng, như lên lớp lý thuyết, làm thí nghiệm, seminar, thực
hành, tự học và tự nghiên cứu. Điểm tổng kết của mơn học được tính trên cơ
sở các điểm đánh giá thường xun đó
1.3.6.Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ
CTĐT theo học chế tín chỉ có khối lượng 120 - 140 tín chỉ đối với
chương trình chuẩn (chương trình của các trường đào tạo 4 năm với 2 học kỳ
mỗi năm theo kiểu Mỹ). Thí dụ: CTĐT của Đại học Missouri - Columbia
(Mỹ) có ít nhất 120 tín chỉ, kể cả các mơn hoạt động thể chất bắt buộc
(University of Missouri - Columbia; Undergraduate Catalog 2004 - 2006);

CTĐT ĐH của Đại học Tokyo (Nhật Bản) có ít nhất 136 tín chỉ đối với các
ngành khoa học nhân văn, hoặc 144 tín chỉ đối với các ngành khoa học tự
nhiên (The University of Tokyo, Catalogue for 2000 - 2001), CTĐT đại học
đối với đa số ngành của Đại học Quốc gia Đài Loan là 128 tín chỉ (trừ ngành

18


y - 290 tín chỉ, nha khoa - 255 tín chỉ, thú y - 170 tín chỉ với tổng số thời gian
học dài hơn) [National Taiwan University, Bulletin 2004].
Khung chương trình thể hiện đầy đủ bản chất của học chế tín chỉ, xác
định rõ mỗi mơn học có: a) thời gian học trên lớp, b) thời gian học trong
phịng thí nghiệm, thực tập, thực hành ở hiện trường, c) thời gian tự đọc sách,
nghiên cứu, làm bài tập, chuẩn bị xê-mi-na ở nhà.
Ngồi các mơn bắt buộc, trong CTĐT có nhiều môn học cho sinh viên
lựa chọn và khi đã đưa vào chương trình các mơn học này đảm bảo có người
dạy. Do đó, số mơn học mà nhà trường tổ chức giảng dạy cho một chương trình
bao giờ cũng có tổng số tín chỉ lớn hơn số tín chỉ quy định mà một sinh viên
phải tích luỹ để hồn thành chương trình đó. Như thế, với sự hướng dẫn của
giảng viên cố vấn học tập, sinh viên có thể xây dựng được kế hoạch học tập
phù hợp với riêng mình.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người học lựa chọn, bố trí kế hoạch học tập
phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Như vậy, hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên chủ động lập kế hoạch
(dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập) cho toàn bộ quá trình học tập tại
trường ĐH, tuỳ thuộc vào các điều kiện cá nhân của từng người. Ngoài ra, hệ
thống tín chỉ cịn cho phép sinh viên tích luỹ tín chỉ bằng nhiều hình thức
khác nhau, và tự chịu trách nhiệm và kết quả học tập của mình cho từng mơn
học cũng như cho cả q trình học tập trong trường ĐH.
1.3.7.Hình thức tổ chức dạy học trong học chế tín chỉ

Hình thức tổ chức dạy học trong học chế tín chỉ là cách thức tổ chức
thực hiện các hoạt động của giảng viên và sinh viên ứng với cách tổ chức
chương trình mơn học/bài học, trong đó coi trọng khâu tự học, năng lực

19


nghiên cứu, thực tập, thực hành, thực tế nhằm tích lũy đủ khối lượng kiến
thức theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Có các hình thức tổ chức giờ tín chỉ như sau:
- Dạy, học trên lớp: thường là dạy, học giờ lý thuyết gồm nghe thuyết
trình, ghi bài giảng, làm và chữa bài tập, thảo luận và các hoạt động khác do
giảng viên yêu cầu.
- Dạy, học trong phịng thí nghiệm, studio, hiện trường…. Làm thí
nghiệm, thực hành, thực tập, điền dã (gọi chung là dạy, học thực hành, thực tập);
- Ngồi lớp, ngồi phịng thí nghiệm: tự học, tự nghiên cứu, các hoạt
động theo nhóm để hỗ trợ thảo luận, thực hành, thực tập …
- Trong học chế tín chỉ có 5 hình thức tổ chức dạy – học chính :
+ Lý thuyết: Giảng viên lựa chọn trong nội dung dạy học của tuần vấn đề
cốt lõi và tìm các phương pháp phù hợp tryuền đạt cho sinh viên. Các vấn đề
còn lại hướng dẫn để sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Hướng dẫn các hình
thức kiểm tra, đánh giá đối với nội dung dạy học của tuần. Còn sinh viên
chuẩn bị nghe giảng theo hướng dẫn trong đề cương; tìm đọc tài liệu để hoàn
thành bài kiểm tra đối với nội dung kiến thức của tuần đó.
+ Xemina: là một hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ bắt buộc sau các
giờ lý thuyết. Để thực hiện giờ xemina giảng viên cần chuẩn bị các vấn đề
cho sinh viên tự nghiên cứu và trình bày. Các vấn đề lý thuyết trong giờ
xemina được sinh viên tự nghiên cứu mở rộng, đi sâu hoặc vận dụng vào thực
tiễn. Giảng viên đóng vai trị hướng dẫn, định hướng, đánh giá và tổng kết.
+ Thảo luận nhóm là hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ bắt buộc

nhằm giải quyết các vấn đề mang tính vận dụng, phân tích, tổng hợp hay đánh
giá, địi hỏi có sự góp sức của tập thể. Để thực hiện hoạt động này, giảng viên
phải chuẩn bị các vấn đề mang tính ứng dụng cao, có thể tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau và hướng dẫn để các nhóm sinh viên thực hiện.

20


×