Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ bằng hệ thống trong dạy học chương i sinh học lớp 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ THỊ THƠ

RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT KẾT QUẢ
THU NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN BẰNG SƠ ĐỒ,
BẢNG HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I SINH HỌC LỚP 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
(Bộ môn Sinh học)
Mã số
: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

HÀ NỘI - 2012

1


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................. i
Danh mục viết tắt ........................................................................................ ii
Danh mục các bảng ..................................................................................... iii
Danh mục các biểu đồ ................................................................................. iv
Mục lục........................................................................................................ v
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................... 5
1.1.2. Việt Nam ........................................................................................... 6
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 8
1.2.1. Quan niệm về học ............................................................................. 8
1.2.2. Quan niệm về kỹ năng học................................................................ 8
1.2.3. Cơ sở logic học của kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý
thông tin ...................................................................................................... 20
1.2.4. Cơ sở lý luận dạy học của biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ
năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin ...................................... 21
1.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 22
1.3.1. Phương pháp xác định ....................................................................... 22
1.3.2.Kết quả điều tra .................................................................................. 22
Chƣơng 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT KẾT QUẢ THU
NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN BẰNG SƠ ĐỒ, BẢNG HỆ
THỐNG ......................................................................................................
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương I - Sinh học 11 - Trung học
phổ thông.....................................................................................................
2.1.1. Các mạch kiến thức ...........................................................................
2.1.2. Tính logic của kiến thức ...................................................................
2.1.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt .....................................................
2.1.4. Những nội dung của chương I- Sinh học 11 cần diễn đạt bằng
sơ đồ, bảng hệ thống ...................................................................................

v

27
27
27

28
28
32


2.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý
thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống ...........................................................
2.2.1. Quy trình chung ................................................................................
2.2.2. Giải thích quy trình ..........................................................................
2.2.3. Ví dụ minh họa..................................................................................
2.2.4. Biện pháp rèn luyện các kỹ năng diễn đạt cụ thể .............................
2.2.5. Điều kiện để rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng sơ đồ - bảng hệ
thống ............................................................................................................
2.3. Thiết kế một số bài soạn có rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn
đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống ...........
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM...............................................
3.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................
3.2. Nội dung thực nghiệm..........................................................................
3.2.1. Nội dung của các bài dạy thực nghiệm .............................................
3.2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiêm .......................................
3.3. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................
3.3.1. Chọn mẫu ..........................................................................................
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ...............................................................................
3.3.3. Xử lý số liệu bằng thống kê toán học ...............................................
3.4. Kết quả thực nghiệm ...........................................................................
3.4.1. Kết quả định lượng............................................................................
3.4.2. Kết quả định tính ...............................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................
1. Kết luận ...................................................................................................
2. Khuyến nghị ............................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................

35
35
35
36
42
46
46
73
73
73
73
73
73
73
74
74
77
77
83
89
89
90
91

PHỤ LỤC ................................................................................................... 93

vi



DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Đ/a

Đáp án

ĐC

Đối chứng

ĐVĐ

Đặt vấn đề

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thơng

TN

Thực nghiệm

VD

Ví dụ

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Kết quả điều tra nhận thức của GV đối với việc rèn luyện
cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin .................... 23
Bảng 1.2: Kết quả điều tra về việc thực hiện của GV trong rèn luyện
cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin .................... 24
Bảng 1.3: Kết quả điều tra về khả năng diễn đạt kết quả học tập của HS ......... 25

Bảng 2.1: Hệ thống những nội dung của chương I cần diễn đạt bằng
sơ đồ, bảng .................................................................................................. 32
Bảng 3.1: Thống kê tần số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 của HS qua 3
lần kiểm tra trong thực nghiệm. .................................................................. 77
Bảng 3.2: So sánh định lượng kết quả nhóm TN và ĐC qua các lần
kiểm tra trong thực nghiệm ......................................................................... 78
Bảng 3.3: Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trong thực
nghiệm ......................................................................................................... 79
Bảng 3.4: Thống kê tần số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 của HS qua 2
lần kiểm tra sau thực nghiệm ...................................................................... 80
Bảng 3.5: So sánh kết quả lần kiểm tra sau thực nghiệm ........................... 81
Bảng 3.6: Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra sau thực
nghiệm ......................................................................................................... 82

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả trong thực nghiệm của 2 nhóm TN và ĐC

80

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả sau thực nghiệm của 2 nhóm TN và ĐC

82

iv



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Do yêu cầu của đổi mới phương pháp trong dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không phải là vấn đề mới đối
với Giáo dục (GD) Việt Nam vì nó đã được đặt ra từ những năm 60 của thế kỉ
trước. Luật GD năm 2005 đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi
mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Trong đó, phương pháp
học của học sinh (HS) là mối quan tâm hàng đầu.
Trong "chương trình hành động" của ngành giáo dục thực hiện kết luận
Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX và chiến lược phát
triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu rõ: "Cải tiến phương pháp dạy và học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường thực
hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học…"
Như vậy, hiện nay đổi mới PPDH vẫn đang là một vấn đề thu hút được
sự quan tâm của toàn xã hội. Với sự tiến bộ mạnh mẽ của các ngành khoa học
cơ bản, khoa học công nghệ…đã đặt ra nhiệm vụ cho GD là phải đào tạo
được nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của xã
hội. Trước địi hỏi của thực tiễn đó thì đổi mới GD, trong đó đổi mới PPDH
theo hướng tích cực trên quan điểm “thầy thiết kế - trị thi cơng” nhằm phát
huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học là hết sức cần thiết. Theo
đó, có thể thấy rằng việc rèn luyện cho HS các kỹ năng học trong đó có kỹ
năng diễn đạt kết quả học tập chính là một hình thức giúp đổi mới phương
pháp tự học cho HS góp phần vào cuộc cách mạng đổi mới PPDH đang diễn
ra ngày một mạnh mẽ.
1.2. Do vai trò của việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng diễn đạt kết quả
học tập
Trong cách học, có ba cách đó là: học cá nhân, học hợp tác và học qua
thông tin phản hồi. Sau khi cá nhân thu nhận và xử lý thông tin để diễn đạt được

1



kết quả xử lý thơng tin thì cần thiết phải đưa ra để trao đổi thông tin với bạn
(thầy), qua đó mà có ý kiến nhận xét, đánh giá để cùng nhau rút kinh nghiệm.
Khi diễn đạt kết quả học tập cá nhân thì mỗi người đã tự chọn được
cách diễn đạt phù hợp; nghĩa là sản phẩm được diễn đạt đã nêu được những
nội dung cơ bản, thể hiện rõ quan hệ của các nội dung, làm cho nội dung trở
nên hệ thống, logic. Như vậy, có kỹ năng diễn đạt kết quả học tập lại trở
thành phương tiện để tác động vào đối tượng, đồng thời lại là phương pháp
học hay cách học.
Dạy học ngày nay thực chất là dạy cách học, nghĩa là lấy nội dung làm
đối tượng dạy cho HS cách tác động để nhận thức được đối tượng. Từ cách
diễn đạt kết quả học tập mà nội dung học được học sinh nắm vững, đồng thời
có được kỹ năng quan trọng trong học tập.
1.3. Do thực trạng rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả học tập
Trong những năm gần đây, ngành GD đã có nhiều đổi mới về chương
trình, sách giáo khoa và PPDH. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều
trường phổ thơng vẫn cịn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử dẫn đến
việc dạy học theo hướng tập trung ôn luyện kiến thức, thông báo kiến
thức…mà chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, rèn kỹ
năng tự tìm kiếm, tự chiếm lĩnh tri thức cho người học. Bên cạnh đó, dù vẫn
có một bộ phận Giáo viên (GV) đã bước đầu quan tâm đến vấn đề rèn luyện
kỹ năng cho HS trong học tập như: kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, kỹ năng
lập bảng hệ thống, kỹ năng giải bài tập…nhưng việc rèn kỹ năng diễn đạt kết
quả học tập lại chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Một trong những
ngun nhân dẫn đến thực trạng trên đó chính là sự "thách thức" đối với GV
trong vấn đề:biện pháp rèn luyện kỹ năng đó như thế nào?
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu
nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống trong dạy học chương I

– Sinh học lớp 11 – Trung học phổ thông"

2


2.Mục đích nghiên cứu
Rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin
nhằm giúp HS nắm vững kiến thức và phát triển tư duy.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp hình thành kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông
tin bằng sơ đồ bảng hệ thống trong dạy học chương I - Sinh học 11 - THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 11 - THPT Kiến Thụy - Hải phòng
4. Giả thuyết khoa học
Nếu HS có kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng
sơ đồ, bảng hệ thống sẽ vừa nắm vững được nội dung kiến thức vừa phát triển
được tư duy logic và năng lực khái quát hóa.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý
thông tin
5.2. Xác định thực trạng việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả học tập
bằng sơ đồ, bảng hệ thống trong dạy học chương trình Sinh học 11 - Trung
học phổ thơng
5.3.Phân tích cấu trúc nội dung chương I – Sinh học 11 làm cơ sở cho việc
xác định kỹ năng diễn đạt kết quả học tập
5.4.Xác định quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu
nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống
5.5.Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định giả thuyết khoa học của đề tài
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan và tài liệu chuyên môn để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài cũng như xây dựng được biện pháp rèn luyện
cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin.

3


6.2. Điều tra sư phạm
- Sử dụng phiếu điều tra
- Nội dung điều tra:
(+) Điều tra nhận thức của GV về việc rèn luyện cho HS kỹ năng diễn
đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin
(+) Điều tra về việc thực hiện của GV trong việc rèn luyện cho HS kỹ
năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin
(+) Điều tra khả năng diễn đạt kết quả học tập của HS
6.3. Quan sát sư phạm
- Quan sát trực tiếp: Dự giờ GV phổ thông
- Quan sát gián tiếp: Nghiên cứu giáo án, vở ghi, bài kiểm tra của HS.
6.4. Thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
6.5. Xử lý số liệu
Sử dụng các tham số thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả học tập bằng
sơ đồ, bảng hệ thống kiến thức
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Mấy chục năm gần đây, trong lĩnh vực GD trên thế giới đã có nhiều
nhận thức mới về dạy và học trong nhà trường. Việc dạy phải thực sự đi đôi
với việc học, GV phải gắn bó với HS, việc "dạy có hiệu quả" nhất thiết phải
được đánh giá từ việc "học có hiệu quả". Đã có rất nhiều những cơng trình
nghiên cứu về vấn đề dạy và học hiện đại như: Nghệ thuật và khoa học dạy
học - Robert J. Marzano; Đa trí tuệ trong lớp học - Thomas Armstrong;
Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả - James H. Stronge…
Trong lịch sử phát triển giáo dục, dạy cách học - tự học đã trở thành
một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục trên thế giới.
Ở Pháp, năm 1920 đã hình thành những "nhà trường mới" với tư tưởng đề cao
sự phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh.Tại Mỹ, từ năm 1990, việc rèn
luyện "Kỹ năng đọc" đã trở thành một trong những nhiệm vụ đào tạo cực kỳ
quan trọng trong nhà trường.
Vấn đề về "tự học", học mang tính "tích cực" của học sinh đã được
nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Các nhà sư phạm tiền bối như Khổng
Tử, Aristot…đã từng nói đến tầm quan trọng của việc phát huy tích cực, chủ
động của học sinh; J.Brunơ (1956) đã cho rằng: hứng thú nhận thức được hình
thành qua việc tổ chức học tập như những hành động khám phá; G.I.Sukina
(1979) đã nêu ra những dấu hiệu của tính tích cực học tập của HS; F.P. Abbatt
là tác giả nghiên cứu vai trị của việc tự học, vị trí của việc tự học trong học
tập, phương pháp tổ chức tự học và những nguyên tắc, điều kiện đảm bảo cho
việc tự học có hiệu quả. Ngồi ra, cịn có nhiều tác giả khác cũng đi sâu

nghiên cứu vấn đề này như: I.I.Xamova (Liên Xô), Okon (ba Lan), Skinner
(Mỹ) …

5


Liên quan đến vấn đề kỹ năng diễn đạt của HS trong tự học, năm 1981
- Brow, Campione và Day đã đưa ra phương pháp tóm tắt dựa trên các bước,
các nhà nghiên cứu như Valerie Anderson và Suzanne Hidi đã đưa ra một
"trường thiên tiểu thuyết" gồm nhiều tập xuất bản vào các năm 1987, 1988,
1989; đây thực chất chính là những báo cáo rất có ích trong lĩnh vực rèn luyện
phương pháp tóm tắt những tác phẩm văn học dài.
Bên cạnh việc ghi tóm tắt thì ghi ý chính cũng là một trong những kỹ
năng được nhiều tác giả quan tâm vì để ghi bài một cách hiệu quả, HS phải
xác định được cái gì là quan trọng nhất, sau đó diễn đạt những thơng tin quan
trọng ấy thành một dạng cơ đọng có cấu trúc đơn giản, dễ hiểu. Đây cũng
chính là một điểm mấu chốt của vấn đề tóm tắt. Một cơng trình nghiên cứu về
vấn đề này được đánh giá cao đó là: "Ghi ý chính: chúng ta biết gì về lợi ích
của nó?" (Beecher, 1988)
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu lý thuyết về các cách diễn
đạt phi ngôn ngữ như:
- Tạo ra các cách biểu hiện hình họa, đồ họa: Alverman và Boothby (1986);
McLaughlin (1991); Robinson và Kiewra (1996)…
- Vẽ ra các bức tranh và các hình tượng: Pruitt (1993); Macklin (1997)
1.1.2. Việt Nam
Trong lịch sử phát triển GD ở Việt Nam thì hoạt động tự học đã được
chú ý từ lâu. Hoạt động tự học thực sự được triển khai rộng rãi ngay từ khi
nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), chính Hồ Chủ Tịch đã nhấn mạnh: "về
cách học, phải lấy tự học làm cốt"
Trong dạy cách học, để có thể tự học, người dạy cần phải quan tâm đến

vấn đề rèn luyện các kỹ năng học tập cho HS. Nhiều cơng trình nghiên cứu về
vấn đề này đã chỉ ra rằng: Nếu rèn luyện cho người học có được phương
pháp, kỹ năng, thói quen tự học, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết các
vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học và khơi dậy
được tiềm năng vốn có trong mỗi người.

6


Riêng trong lĩnh vực dạy học bộ môn Sinh học, có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu của các tác giả tên tuổi như: GS.TS. Trần bá Hoành ( trong những
năm công tác tại ĐHSP Hà Nội ông đã viết được hơn 30 tài liệu và giáo trình
phục vụ thầy trị trường phổ thông, 29 bài báo về phương pháp dạy học Sinh
học trong đó có đề cập đến phương hướng phát triển năng lực nhận thức cho
học sinh trong môn Sinh học); PGS.TS Đinh Quang Báo, PGS. TS Nguyễn
Đức Thành với các tài liệu về lý luận dạy học Sinh học trong đó có đề cập đến
vấn đề dạy phương pháp học cho học sinh…Bên cạnh đó, cũng có nhiều cơng
trình luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này:
- Mai Liên Chi: " Rèn luyện HS kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học
chương các quy luật di truyền nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 11",
ĐHSP Hà Nội, 2004
- Lê Thị Mỹ Hạnh, "Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích - tổng hợp - so
sánh trong dạy học Sinh Học 10 THPT", ĐHSP Hà Nội, 2005
- Nguyễn Xuân Hồng, " Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa cho HS lớp 12 THPT
trong dạy học tiến hóa", ĐHSP Hà Nội, 2003
Riêng đối với kỹ năng diễn đạt kết quả học tập, cũng có nhiều cơng
trình nghiên cứu có đề cập đến như:
- PGS. TS Nguyễn Quang Huỳnh trong tác phẩm: "Một số vấn đề lý luận
giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy - học", 2006 - (tr 249)
có nói đến các phương pháp xử lý thơng tin trong đó có diễn đạt ý kiến - lập

sơ đồ (graph) khái niệm.
- Luận văn thạc sỹ Hồ Thị Hồng Vân: " Rèn luyện Học sinh kỹ năng lập bảng
hệ thống trong dạy học Sinh học 10 THPT", ĐHSP Hà Nội, 2007 - (tr 33) có
nói đến biện pháp rèn luyện kỹ năng trình bày bảng hệ thống kiến thức.
- Luận văn thạc sỹ của Hà Khánh Quỳnh:" Rèn luyện năng lực tự học sách
giáo khoa cho học sinh qua dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10
THPT", ĐHSP Hà Nội, 2007 cũng phân tích về kỹ năng diễn đạt nội dung đọc

7


được (tr35) và biện pháp rèn luyện năng lực phân tích, diễn đạt nội dung
(tr55). Mặc dù vậy nhưng lượng thông tin về lý thuyết cũng như biện pháp rèn
kỹ năng diễn đạt vẫn còn hạn chế.
Như vậy, việc rèn luyện các kỹ năng học tập cho HS trong đó có kỹ
năng diễn đạt kết quả học tập khơng phải là một vấn đề mới mẻ đối với dạy
học trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đi
sâu nghiên cứu cơ sở lý thuyết cũng như các biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn
đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin trong dạy học Sinh học 11THPT. Do
đó, việc khái quát những vấn đề lý luận để đề ra biện pháp rèn luyện kỹ năng
diễn năng diễn đạt kết quả học tập trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh
học 11 nói riêng là rất cần thiết.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Quan niệm về học
Quan niệm về học hiện nay là sau khi thu nhận thơng tin có tính cá
nhân, người học cần diễn đạt được kết quả thu nhận để trao đổi với bạn hoặc
thầy. Vậy diễn đạt thế nào cho phản ánh đúng bản chất, phản ánh được sự vận
động và phát triển kiến thức, kỹ năng đó cần được rèn luyện. Đó chính là loại
kỹ năng trong học và trao đổi thông tin.
1.2.2. Quan niệm về kỹ năng học

1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam - tác giả: Nguyễn Lân (2000): Kỹ
năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn.
PGS.TS Nguyễn Quang Huỳnh cũng đã nói về kỹ năng - kỹ xảo trong
"Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổ mới phương pháp Dạy học" như sau: Kỹ năng - kỹ xảo là yếu tố không thể thiếu được đối với mỗi
người; ở trong mọi hoạt động sản xuất vật chất cũng như tinh thần, vì đó là sự
thực hiện phương pháp. Chất lượng của yếu tố kỹ năng, kỹ xảo biểu hiện ở sự
thành thạo và khéo léo trong cơng việc, góp phần quyết định năng suất lao

8


động và chất lượng sản phẩm. Giữa những kỹ năng - kỹ xảo khác nhau có mối
quan hệ về sự hình thành. Người ta nhận thấy có những kỹ năng có thể tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những kỹ năng khác, đó là những kỹ
năng cơ bản.
Trong chuyên đề: Tổ chức hoạt động học tập trong dạy học sinh học ở
trường THPT - trường ĐHSP Hà nội (2006) PGS.TS Nguyễn Đức Thành có
viết: "Kỹ năng bao gồm kỹ năng hoạt động chân tay và và kỹ năng hoạt động
trí tuệ, các loại kỹ năng có ở các mức từ thấp đến cao như: bắt chước làm
theo, sáng tạo, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa. Mỗi loại kỹ năng
được rèn luyện trong suốt một cuộc đời, nhưng trong quá trình học tập được
rèn luyện thì kỹ năng ngày càng được hoàn thiện, càng trở nên chính xác và
hiệu quả, hoạt động ngày càng được nâng cao. Như vậy, kiến thức được phát
triển , kỹ năng cũng được phát triển theo, đó là kết quả của q trình học tập,
đó cũng là sản phẩm của q trình dạy học."
Như vậy, có thể thấy kỹ năng chính là năng lực hay khả năng của chủ
thể thực hiện thuần thục một hoặc một chuỗi các hoạt động dựa trên cơ sở
hiểu biết của mình nhằm tạo được kết quả mong đợi. Kỹ năng không chỉ là
mặt kỹ thuật của hành động mà còn biểu hiện năng lực của chủ thể. [8, tr.83]

1.2.2.2. Kỹ năng học tập
Trong quá trình dạy học, kỹ năng học tập chính là một trong những
mục tiêu mà GV cần phải phát triển cho HS. Vậy kỹ năng học tập là gì? Có
thể khái qt, kỹ năng học tập là khả năng sử dụng kiến thức đã có để thu
nhận, phát hiện kiến thức mới và đưa kiến thức mới thu nhận được vào hệ
thống đã có, biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân.
Rèn luyện kỹ năng học tập cho HS là tổ chức cho HS thực hiện một
hoặc một số nhiệm vụ về đối tượng nhận thức để thu thập, xử lý thông tin về
mặt nhận thức bản chất về đối tượng đó. Một phát hiện có sức khái quát cao
về kỹ năng trong học tập là các kỹ năng phải được học đến mức độ không cần

9


đến ý thức hoặc nếu có chỉ là ở mức độ thấp. Nói cách khác cần phải học
được một kỹ năng ở mức độ tự động. Để phát triển kỹ năng, HS phải đảm bảo
được cả về tốc độ và mức độ chính xác.[20, tr.89]
Chính vì lẽ đó, để rèn kỹ năng học tập cho HS cần phải:
- Tổ chức cho HS biết cách tìm tịi để nhận ra yếu tố cấu thành đối tượng nhận
thức mối quan hệ giữa chúng
- Tổ chức cho HS khái quát hóa dấu hiệu bản chất và chung của các đối tượng
cùng loại.[16, tr.6]
Muốn vậy, GV cần phải hướng dẫn cho HS vận dụng các thao tác tư duy:
phân tích - tổng hợp, so sánh, trìu tượng hóa, khái qt hóa, hệ thống hóa.
1.2.2.3. Khái niệm kiến thức và mối quan hệ giữa dạy kiến thức với dạy kỹ năng
Theo triết học, tri thức khoa học là tri thức chân thực về thế giới, được
khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm.
Trong q trình học tập có thể hiểu kiến thức chính là những tri thức khoa
học cơ bản đã được chọn lọc trong tinh hoa di sản văn hóa - khoa học - nghệ
thuật của xã hội loài người và của dân tộc, đáp ứng mục tiêu giáo dục, được xắp

xếp có hệ thống, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS từng bậc học.
Quan điểm dạy học ngày nay khơng cịn là chỉ chú trọng đến dạy kiến
thức mà song song với đó cần thiết phải dạy kỹ năng cho HS. Bởi giữa dạy
kiến thức và dạy kỹ năng có một quan hệ vơ cùng mật thiết, tác động qua lại
hỗ trợ lẫn nhau. Thể hiện:
Đối với học sinh: HS nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản chính là
nền tảng vững vàng để phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. (trong đó
có năng lực thể hiện ở sự thực hiện tốt các kỹ năng, kỹ xảo). Ngược lại, nếu
có kỹ năng - kỹ xảo thuần thục trong học tập sẽ giúp người học nhanh chóng
chiếm linh được tri thức.
Đối với giáo viên: Việc dạy chỉ đạt kết quả tốt khi việc học đạt kết quả
tốt. Do vậy, muốn dạy kiến thức tốt thì địi hỏi GV phải dạy cho HS cách học

10


tốt tức là dạy kỹ năng học tập cho HS. Đây chính là một mối quan hệ mang
tính biện chứng khách quan. Vì thế nghiên cứu sâu về vấn đề này để phục vụ
trong dạy học là một việc làm mang tính thời sự và cấp thiết trong thời đại
hiện nay.
Như vậy, kiến thức là cơ sở để có kỹ năng. Kỹ năng diễn đạt kết quả
học tập dựa trên sự hệ thống hóa các mối quan hệ mới diễn đạt được nội dung
của nó.
1.2.2.4. Khái niệm thơng tin
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng,
2011), thông tin là "sự truyền đạt, sự phản ánh tri thức dưới các hình thức
khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và các quá trình xảy ra trong nó"
Theo quan điểm của triết học, thơng tin là sự phản ánh sự vật, sự việc,
hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời
sống xã hội.

Ngày nay, thuật ngữ "thông tin" được sử dụng khá phổ biến. Có thể nói
Thơng tin chính là tất cả những gì mang lại sự hiểu biết cho con người.
Trong học tập, chúng ta có thể hiểu thơng tin chính là tri thức. Nguồn
thơng tin "tri thức" này, HS có thể tìm kiếm qua sách - vở, qua giao tiếp với
bạn bè, thầy cô cũng như trong các hoạt động sống…
1.2.2.5. Khái niệm thu nhận thông tin
Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 2011)
có nêu khái niệm thu nhận là: "nhận vào, lấy vào từ nhiều nguồn, nhiều nơi
khác nhau"
Theo PGS. TS Nguyễn Quang Huỳnh trong tác phẩm:" Một số vấn đề
lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổ mới phương pháp Dạy - học" - tr 122 có
viết: "Thu thập thông tin tức là thông qua các giác quan, máy vi tính, các hoạt
động chân tay kết hợp với hoạt động tư duy để nắm được tình hình thực tế,
các kinh nghiệm, các dữ liệu…Việc thu thập thông tin được thực hiện trong
các hoạt động như quan sát, điều tra thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu…"

11


Tóm lại, trong học tập có thể hiểu thu nhận thơng tin nghĩa là: nhận
vào, lấy vào trong đầu óc các tri thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau.
Trong cuộc sống, con người ln có xu hướng tìm kiếm các thơng tin
xung quanh mình. Để thu nhận thơng tin trong học tập có thể dùng một số
phương pháp sau:
+ Phương pháp đọc sách và ghi chép;
+ phương pháp hỏi;
+ phương pháp nghe bài giảng và ghi chép;
+ phương pháp ghi nhớ thông tin…
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là không phải cứ đọc, nghe, hỏi…như thế
nào cũng được. Xã hội ngày nay có quá nhiều những nguồn cung cấp thông

tin như: qua sách, báo, đài, đặc biệt là qua internet chứa đựng một nguồn
thông tin khổng lồ. Vấn đề ở chỗ, con người ta sẽ không thể thu nhận được
một cách hiệu quả lượng tri thức đó nếu như khơng có phương pháp, kỹ thuật;
cũng như khơng phải nguồn thơng tin nào cũng là chân thực. Vì vậy, trong
học tập GV cần phải biết hướng dẫn, rèn luyện cho HS các biện pháp tiếp cận,
thu nhận thông tin một cách hiệu quả. VD như:
- Để thu thập thông tin qua phương pháp đọc sách thì cần lưu ý: Sách, tạp chí,
báo có nhiều loại, chúng ta cần lựa chọn sao cho thích hợp với chủ đề đang
cần, tránh đọc lan man làm vấn đề định tìm hiểu bị phân tán. Khi đọc một
cuốn sách có thể nhằm một hay nhiều mục đích, song cần xác định rõ ngay từ
đầu những mục đích nào để có hiệu quả thiết thực. Khi đọc sách cần ghi chép
những điều cần nhớ, có tác dụng tổ chức đối với việc học tập của người học,
giúp nâng cao khả năng tư duy và ngôn ngữ cho người học.
- Để thu thập thông tin qua phương pháp hỏi: Người học cần tự hỏi, tự trả lời
và hỏi bạn, hỏi thầy. Bản thân người học phải tự nêu lên các câu hỏi để trả lời.
Có thể hỏi bạn, học bạn thơng qua các hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận
nhóm…

12


- Để thu thập thông tin qua phương pháp nghe bài giảng và ghi chép cần chú
ý: Bài giảng có một vai trò hết sức to lớn đối với người học, bài giảng không
chỉ giúp người học nắm được tri thức một cách có hệ thống, mở ra những vấn
đề mới mẻ, thời sự …mà còn giúp người học tiết kiệm được thời gian vì trong
một thời gian ngắn họ tiếp thu được một lượng thông tin rất lớn và hiện đại.
Muốn tiếp thu bài giảng tốt, người học cần xem lại bài giảng lần trước hoặc
tìm tài liệu đọc trước bài giảng sắp tới. Tùy theo khả năng từng người, có thể
vừa nghe giảng vừa ghi chép đồng thời người học cần có suy nghĩ của mình
về bài giảng. Khi kết thúc bài giảng, người học nên mượn vở của các bạn để

đối chiếu, bổ sung việc ghi chép của mình nếu thấy cần thiết.
1.2.2.6. Khái niệm xử lý thơng tin
Theo "thuyết nhận thức" của Piagie có thể hiểu xử lý thơng tin là q
trình con người tiếp thu các thơng tin từ bên ngồi, đánh giá chúng, từ đó
quyết định các hành vi ứng xử, trong đó bộ não xử lý các thông tin tương tự
như một hệ thống kỹ thuật. "Học tập là quá trình xử lý thơng tin"; q trình
này được mơ hình hóa theo "thuyết nhận thức":
HỌC SINH
Thơng tin đầu vào

(Q trình nhận thức,
giải quyết vấn đề)

Kết quả đầu ra

Thuật ngữ xử lý thông tin được nêu trong tác phẩm: " Một số vấn đề lý luận
giáo dục chuyên nghiệp và đổ mới phương pháp Dạy - học" - Nguyễn Quang
Huỳnh (tr 123) có thể hiểu "là quá trình mà hoạt động tư duy xuất phát từ
nhiệm vụ được giao và căn cứ vào vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có, tiến hành
phân tích và tổng hợp các thông tin thu thập được để làm ra sản phẩm cần
thiết (bao gồm một tổng hợp các khái niệm, phán đoán, suy lý gắn liền với
nhau một cách hữu cơ và theo một hệ thống nhất định)"

13


Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 2011)
xử lý thông tin là: "áp dụng những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng"
Như vậy, xử lý thơng tin trong học tập có thể hiểu đó là một khâu tiếp
theo sau giai đoạn thu nhận thơng tin, q trình này diễn ra trong trí óc của

người học bao gồm các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, đối chiếu, khái
qt…các thơng tin đã thu nhận được. Từ đó dẫn đến một số kết quả của q
trình xử lý thơng tin là: người học sẽ lược bỏ được những nội dung không cơ
bản, xác định được mối quan hệ giữa những nội dung cơ bản, hệ thống hóa
kiến thức, đưa được những kiến thức mới thu nhận vào vốn kiến thức đã biết
làm cho kiến thức cũ được nhìn nhận theo ánh sáng của kiến thức mới.
1.2.2.7. Khái niệm Sơ đồ, bảng hệ thống
Bảng biểu có thể hiểu là "một bản thường có cột và hàng, dùng để kê
một nội dung nào đó, theo thứ tự và cách thức nhất định" ( theo từ điển tiếng
Việt do Hoàng Phê chủ biên, NXB. Đà Nẵng, 2011)
Theo Hồ Thị Hồng Vân trong luận văn thạc sỹ: " Rèn luyện Học sinh kỹ
năng lập bảng hệ thống trong dạy học Sinh học 10 THPT", 2007 thì: Bảng hệ
thống là một công cụ để diễn đạt nội dung và giúp ta khảo sát sự vật, hiện
tượng bằng cách tiếp cận hệ thống. Bảng hệ thống được dùng để biểu thị mối
quan hệ giữa các đơn vị thông tin.
Như vậy, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của bảng hệ thống như
sau:
- Bảng hệ thống có cấu trúc các cột, hàng;
- Trong mỗi cột, hàng trình bày các thơng tin để chúng có thể quan hệ với các
thông tin khác theo logic chiều dọc, ngang, chéo;
- Bảng hệ thống cho phép đối chiếu, so sánh, thiết lập mối quan hệ giữa các
nội dung, sự vật, hiện tượng.

14


Ví dụ về bảng hệ thống:
Dịng vận chuyển

Dịng mạch gỗ


Dịng mạch gỗ

Tiêu chí so sánh

Cấu tạo mạch
Thành phần dịch
Hƣớng vận chuyển
Động lực
Đối với hoạt động tự học của HS, bảng hệ thống có một vai trị to lớn:
- Rèn luyện kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu chính là kỹ năng thu nhận
thơng tin, từ đó HS phải nhận ra kiến thức cơ bản, quan hệ của các kiến thức
đó bằng cách sử dụng các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu…để tìm ra quy luật, rút ra kết luận, đó là xử lý thông tin.
- Tiếp theo thu nhận và xử lý thông tin, người học biết sắp xếp các thông tin
thành hệ thống, đó là diễn đạt kết quả học tập bằng các cách khác nhau. Do
vậy, HS sẽ có được tri thức sâu sắc và chính xác.
Sơ đồ là hình vẽ quy ước, có tính chất sơ lược, nhằm mơ tả một đặc
trưng nào đó của sự vật hay một q trình nào đó. (Theo từ điển tiếng Việt do
Hồng Phê chủ biên, NXB. Đà nẵng, 2011).
Sơ đồ chính là một dạng biểu diễn của Graph. Một Graph gồm một tập
hợp điểm gọi là đỉnh của Graph cùng với một tập hợp đoạn thẳng hay đường
cong gọi là cạnh của Graph, mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh
khác nhau được nối bằng nhiều nhất một cạnh. ( Theo L.In.Beredinna: Graph
và ứng dụng của nó, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1997)
Qua hai định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của sơ đồ
như sau:
- Sơ đồ là một hình vẽ mang tính quy ước nhằm mô tả một đặc trưng (cấu
trúc, mối quan hệ) của sự vật, hiện tượng.
15



- Sơ đồ gồm có các đỉnh và các cạnh, mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau.
- Sơ đồ có thể có những cách thể hiện khác nhau nhưng phải chỉ rõ được mối
quan hệ giữa các đỉnh.
Ví dụ (VD) về sơ đồ:
Miệng:
thức ăn
nhai sơ

Dạ cỏ: lên
men sinh
vật(tiêu
hóa sinh
học)

Dạ tổ
ong: thức
ăn viên
lại (tiêu
hóa cơ
học)

Dạ lá
sách: hấp
thụ bớt
nước
(tiêu hóa
cơ học)


Dạ múi
khế: tiêu
hóa cơ
học và
hóa học

Nhai lại
HẤP THỤ

Ruột non:
Tiêu hóa
hóa học

Manh
tràng:
tiêu hóa
sinh học

Sơ đồ tiêu hóa thức ăn ở động vật có dạ dày 4 ngăn
Đối với quá trình học tập của HS, sơ đồ có một vai trị quan trọng:
- Giúp HS cấu trúc hóa một cách dễ dàng nội dung tài liệu SGK và hiểu bản
chất, nhớ kiến thức lâu bền
- Giúp HS phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động trong hoạt
động học. Vì muốn xây dựng được sơ đồ buộc HS phải nghiên cứu kỹ nội
dung SGK, lựa chọn kiến thức, kết hợp với các thao tác tư duy logic để phân
tích đối tượng nhận thức, thiết kế được mối liên hệ giữa các đối tượng. Thơng
qua đó, mỗi HS sẽ tự chuyển hóa tri thức sách vở thành tri thức của bản thân
một cách độc lập, sáng tạo. Nhờ vậy, HS có thể lĩnh hội được tri thức một
cách sâu sắc và hoàn thiện.
- Giúp HS phát triển tư duy logic qua việc thiết lập mối quan hệ giữa các đối tượng.

1.2.2.8. Quan niệm diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB. Đà Nẵng, 2011)
thì diễn đạt có nghĩa là: "tỏ rõ nội dung tư tưởng, tình cảm bằng ngơn ngữ
hoặc hình thức nào đó".
16


Vậy ở đây có thể hiểu diễn đạt thơng tin đã thu nhận và xử lý nghĩa là
người học sử dụng ngơn ngữ của chính mình (hoặc sử dụng hình thức khác:
hình vẽ, đồ họa…) để thể hiện rõ những điều (kiến thức) đã thu nhận, xử lý để
cho những người khác cùng chia sẻ và đánh giá.
Có thể nói diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý chính là thể hiện sản
phẩm của q trình tự học, vì lúc này tồn bộ thơng tin đã được thu nhận và
xử lý trong não bộ cần phải được thể hiện ra trên giấy (bảng…) để phục vụ
cho việc học tập cũng như để được đánh giá, nhận xét. Đây chính là kết quả
đầu ra của lượng thơng tin thu nhận ban đầu. Về hình thức thể hiện, HS có thể
trình bày nội dung thơng tin bằng nhiều hình thức khác nhau: bằng lời, bằng
lập bảng biểu, sơ đồ…nhưng điều cốt yếu là phải sử dụng ngơn ngữ của chính
mình, diễn đạt theo cách hiểu của mình chứ khơng phải là chép lại theo nội
dung sách giáo khoa.
Theo C. Mac: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Nhờ ngôn
ngữ, con người biểu thị, diễn đạt củng cố các kết quả tư duy của mình, trao
đổi chuyển giao tư tưởng với những người khác, bổ sung sự hiểu biết lẫn
nhau, kế thừa tri thức của thế hệ trước.
Ngôn ngữ là phương tiện hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin từ
thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người. [5, tr.14]
Do đó, việc diễn đạt đúng thơng tin đã qua xử lý bằng ngôn ngữ của
bản thân sẽ giúp cho người học ghi nhớ được kiến thức một cách bền lâu hơn.
Không chỉ vậy, để diễn đạt tốt được người học cần thiết phải có q trình
phân tích, so sánh…để hiểu rõ về những thông tin đã thu thập được. Nhờ đó

mà người học khơng chỉ nắm vững nội dung bản chất mà cịn nắm kiến thức
có hệ thống.
1.2.2.9. Khái niệm kỹ năng diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý bằng sơ
đồ, bảng hệ thống
Như vậy, thông qua các khái niệm trên, có thể khái quát Kỹ năng diễn
đạt thông tin đã thu nhận và xử lý bằng sơ đồ, bảng hệ thống là khả năng

17


người học biết sử dụng ngơn ngữ của chính mình để trình bày nội dung kiến
thức theo một hệ thống, hay một trật tự logic nhất định bằng cách lập sơ đồ
hay bảng hệ thống.
Nếu diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý bằng bảng hệ thống thì
người học cần nắm vững các thao tác:
- Xác định được những đại lượng nào thuộc cột, hàng
- Xác định được mối quan hệ giữa các đại lượng
- Xác định được tên các hàng, cột
- Xác định được tên bảng
Nếu diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý bằng sơ đồ thì người học
cần chú ý:
- Nắm vững nội hàm, ngoại diên của khái niệm lớn phân chia thành khái niệm
nhỏ và phân chia theo nguyên tắc:
+ Ngoại diên của các khái niệm nhỏ đã phân chia cộng lại phải vừa
bằng ngoại diên của khái niệm lớn bị phân chia.
VD:
Máu
Dịch tuần hồn
Hệ tuần
hồn


Dịch mơ

Tim

Động mạch

Hệ mạch

Mao mạch
Tĩnh mạch

Sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn
+ Khi phân chia phải căn cứ vào cùng một thuộc tính. Tùy mục đích phân
chia mà lấy thuộc tính này hay thuộc tính kia làm căn cứ. Ví dụ:
Nếu căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa thì có thể chia
các hình thức tiêu hóa ở động vật như sau:

18


Tiêu hóa ở ĐV chưa có cơ
quan tiêu hóa
Các hình thức
tiêu hóa

Tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu
hóa
Tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu
hóa


Sơ đồ các hình thức tiêu hóa ở động vật
Nếu căn cứ vào đặc điểm tiêu hóa có thể chia các hình thức tiêu hóa ở
động vật gồm:
Tiêu hóa nội bào
Các hình thức
tiêu hóa
Tiêu hóa ngoại bào
Sơ đồ các hình thức tiêu hóa ở động vật
+ Khi phân chia thì các khái niệm nhỏ phân chia phải ngang hàng, phân chia
khơng được vượt cấp. Ví dụ: Cách phân chia sau là vượt cấp:
Hô hấp bằng bề mặt
trao đổi khí
Các hình thức
hơ hấp

Hơ hấp trong

Hơ hấp ngồi
Sơ đồ các hình thức hơ hấp ở động vật
19


×