Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học tác phẩm thơ việt nam giai đoạn 1945 1954 trong chương trình ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.31 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ DIỆU THU

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THƠNG QUA DẠY HỌC
TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1954
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ DIỆU THU

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THƠNG QUA DẠY HỌC
TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1954
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Khuông

HÀ NỘI – 2019




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực học hỏi, tìm tịi, nghiên cứu
của bản thân cịn có sự tận tình giảng dạy, hướng dẫn của các thầy giáo, cô
giáo Trường Đại học Giáo dục - Đại Học Quốc gia Hà Nội.Tác giả xin trân
trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
thầy giáo TS. Nguyễn Đức Khng, người đã đã tận tình hướng dẫn khoa học,
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Giáo dục - Đại Học
Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân được học tập,
nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các thầy cô giáo Trường
THPT Trần Quang Khải, quận Hoàng Mai, Hà Nội và các thầy cô giáo
Trường THPT Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm đã động viên, cộng tác và nhiệt
tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, nghiên cứu, kiểm chứng kết quả
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên
luận văn này cịn có những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý
chân thành của thầy cô và đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 01 năm 2019
Tác giả

Lê Thị Diệu Thu

i



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

KNS

:

Kĩ năng sống

KTĐG

:

Kiểm tra, đánh giá

KTDH

:


Kĩ thuật dạy học

PPDH

:

Phương pháp dạy học

UNESCO

:

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

SGK

:

Sách giáo khoa

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới

THPT

:


Trung học phổ thông

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phiếu khảo sát học sinh .................................................................. 40
Bảng 1.2. Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Ngữ văn 12 ............................ 41
Bảng 1.3. Cơ sở vận dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh qua dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Ngữ văn 12 ....... 42
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Ngữ văn 12 .... 42
Bảng 1.5. Quan điểm của giáo viên về mục đích tích hợp giáo dục ............... 43
Sơ đồ 2.1. Các giai đoạn thực hiện dự án ....................................................... 60
Bảng 3.1. Quan điểm của giáo viên sau khi dự giờ ...................................... 101
Bảng 3.2. Kết quả điều tra hứng thú học tập và các kĩ năng sống của học
sinh qua dạy học thực nghiệm tác phẩm Tây Tiến và Việt Bắc ................... 101
Bảng 3.3.Kết quả bài kiểm tra của học sinh ở trường THPT Trần Quang Khải..102

iii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 13
1.1. Những khái quát chung về thuật ngữ kĩ năng sống ................................. 13
1.1.1. Khái niệm kĩ năng sống và phân loại kĩ năng sống ........................................13
1.1.1.1. Kĩ năng sống ...................................................................................... 13

1.1.1.2. Giáo dục kĩ năng sống ........................................................................ 15
1.1.2. Phân loại kĩ năng sống ......................................................................................15
1.1.3. Sự cấp thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ............................17
1.1.4. Các kĩ năng sống tích hợp giáo dục cho học sinh trong dạy học thơ Việt
Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12 ..................................19
1.2. Dạy học theo hướng tích hợp ................................................................... 21
1.2.1. Khái niệm tích hợp ............................................................................................21
1.2.2. Quan điểm và ý nghĩa dạy học tích hợp .........................................................22
1.2.3. Tích hợp dạy học trong môn Ngữ văn ............................................................24
1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam giai đoạn
1945 – 1954 Ngữ văn 12 ................................................................................. 26
1.3.1. Cơ sở tâm lí, nhận thức của học sinh và nhu cầu giáo dục kĩ năng sống ....26
1.3.2. Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay........................29
1.3.3. Tính khả thi của việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong mơn Ngữ văn ở
cấp THPT nói chung và thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Ngữ văn 12 ..........31
1.3.4. Nội dung tích hợp trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 Ngữ văn 12 34
1.4. Thực tiễn tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Ngữ văn 12 ................................................ 39
1.4.1. Thực tiễn giáo dục kĩ năng sống ở học sinh....................................................39
1.4.2. Khảo sát thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy
học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Ngữ Văn 12 ............................................40

iv


1.4.3. Nhận định kết quả khảo sát...............................................................................43
1.4.4. Nguyên nhân tồn tại hạn chế ............................................................................45
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 49
Chƣơng 2:BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA GIẢNG DẠY THƠ VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954 ...................................................................... 50
2.1. Biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Ngữ văn 12 ................................................ 50
2.1.1. Các nguyên tắc trong đề xuất biện pháp..........................................................50
2.1.1.1. Tương tác ........................................................................................... 50
2.1.1.2. Trải nghiệm ........................................................................................ 50
2.1.1.3. Thay đổi hành vi................................................................................. 51
2.1.1.4. Đảm bảo tính giáo dục ....................................................................... 51
2.1.1.5. Đảm bảo tính thẩm mỹ ....................................................................... 51
2.1.1.6. Đảm bảo nguyên tắc về lượng ........................................................... 51
2.1.1.7. Đảm bảo tính ổn định, liên tục ........................................................... 52
2.1.1.8. Dạy học bám sát đặc trưng thể loại thơ Việt Nam giai đoạn 1945 –
1954 trong chương trình Ngữ văn 12 .............................................................. 52
2.1.2. Vận dụng, phát huy những phương pháp dạy học tích cực ...........................52
2.1.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm ............................................................ 53
2.1.2.2. Phương pháp đóng vai........................................................................ 55
2.1.2.3. Phương pháp dự án............................................................................. 59
2.1.3. Xây dựng mục tiêu dạy học tích hợp ...............................................................61
2.2. Các bước tiến hành một bài dạy tích hợp giáo dục KNS ......................... 64
2.3. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong kiểm tra, đánh giá ........................ 66
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 69
Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................... 70
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 70

v


3.2. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 70
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm .....................................................................................70
3.2.2. Giáo viên dạy thực nghiệm...............................................................................70

3.2.3. Thời gian thực nghiệm ......................................................................................71
3.2.4. Chọn mẫu và nội dung thực nghiệm................................................................71
3.2.5. Thiết kế bài dạy thực nghiệm ...........................................................................71
3.2.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm........................................................................100
3.2.6.1. Đánh giá giờ dạy học thực nghiệm .................................................. 100
3.2.6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm đối chứng ........................................ 102
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, dưới sự phát triển chóng mặt của thời đại cơng nghệ
số, việc số hóa tồn cầu đang ngày càng được đẩy mạnh. Bởi vậy mà cuộc
sống cũng đè nặng lên con người những áp lực nhất định. Chúng ta dần mất đi
những vỏ bọc để đối diện với những rủi ro mà cuộc sống đưa đến. Và một
trong những thế hệ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự phát triển của
cách mạng 4.0 đó là giới trẻ, chúng ta thiếu hụt đi những kĩ năng sống cần
thiết, chúng ta hoảng sợ và bối rối khi đối diện khó khăn. Như vậy, việc giáo
dục kĩ năng sống đã và đang trở thành nhiệm vụ cần và cấp thiết của mỗi quốc
gia, và môi trường thuận lợi nhất để đào tạo kĩ năng sống chính là mơi trường
giáo dục
Có thể nói, giáo dục kĩ năng cho thế hệ trẻ đang là nhiệm vụ quan trọng
mà mỗi đất nước đặt lên hàng đầu, được đưa vào chương trình giáo dục ngay
từ cấp học nhỏ nhất, nhằm giúp học sinh trang bị cho mình những kĩ năng
sống đủ để đương đầu với những biến động của cuộc sống
Việt Nam cũng là một trong những đất nước gia nhập công cuộc đổi

mới giáo dục ấy, các trường học đang bắt đầu chú trọng vào việc phát triển
năng lực, phẩm chất cho học sinh bên cạnh việc trang bị các kiến thức hàn
lâm. Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã nêu
rõ: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Dựa theo điều luật
ấy mà nền giáo dục hiện nay đang tập trung đổi mới các phương pháp dạy học
tập trung vào phát triển năng lực học tập nơi học sinh, lúc này giáo viên dần rời
xa vị trí trung tâm của mình, trả lại đúng vị trí cho học sinh. Thơng qua các
phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả học sinh sẽ được bồi đắp về những năng
lực phẩm chất cần có bên cạnh việc trau dồi kiến thức. Học để biết, Học để làm,
1


Học để chung sống, Học để tự khẳng định mình được coi là bốn tiêu chí hàng
đầu của chương trình giáo dục phổ thông thế kỉ XXI. Nếu chú trọng nghiên
cứu việc đổi mới trong dạy học thì chúng ta rất dễ nhận thấy việc phát triển
năng lực phẩm chất cho người học thực chất là cách tiếp cận, đào tạo kĩ năng
sống cho học sinh ngay từ khi còn ngồi tên ghế nhà trường. Và như vậy, nhiều
môn học được dạy theo hướng tích hợp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nhằm
mục tiêu giúp mỗi một học sinh học tập và phát triển, duy trì bất kì một kĩ năng
sống nào, chuẩn bị cho mình những hành trang tốt nhất bước vào cuộc sống.
Không chỉ vậy, quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được
xác định là một trong những nội dung cơ bản trong chương trình, trong phong
trào thi đua của các trường phổ thơng. Công việc này vẫn đang được tiến hành
tại các trường liên tục, không ngừng nghỉ, trở thành mục tiêu đầu trong công
tác giảng dạy của mỗi giáo viên. Việc giáo dục kĩ năng sống để bồi dưỡng
những phẩm chất, năng lực cần có cho người học đã trở thành một tiêu chí,
mục đích khơng thể thiếu trong các nhà trường, góp phần đổi mới giáo dục,

đem lại diện mạo mới cho chương trình phổ thơng, tiến kịp với sự phát triển
của nền giáo dục thế giới.
Việc thiếu hụt tình trạng kĩ năng sống của các thế hệ trẻ đang là một
vấn đề được tồn xã hội quan tâm. Bởi khơng có những kĩ năng sống cần có
trong mình, mà tỉ lệ trẻ vị thanh niên gây nên những tệ nạn xã hội có xu
hướng gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, và tỉ lệ ấy sẽ ngày
càng tăng một cách chóng mặt nếu chúng ta khơng tìm ra cách giải quyết.
Những đứa trẻ khơng có những kĩ năng cơ bản như : kiên định, giải quyết
mâu thuẫn, giao tiếp, tự nhận thức (hiểm nguy, kẻ xấu…) rất dễ sa ngã vào
những điều xấu xa, dễ bị lôi kéo làm những điều trái với lẽ thường chỉ vì
ngây thơ đặt lịng tin vào người khác… Đây là một tình trạng đáng báo
động, nếu cứ để tiếp diễn, học sinh sẽ phản ứng tiêu cực với những tình
huống đột ngột mà cuộc sống đem lại, biến các em trở thành những người
bi quan khi rủi ro xảy đến
2


Từ việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường ở các nước cho thấy
nó thúc đẩy mối quan hệ tích cực hơn giữa giáo viên và học sinh, khiến các
em hứng thú với những vấn đề tích hợp, được tham gia vào những vấn đề liên
quan đến cuộc sống hàng ngày của chính bản thân, dần biến những kĩ năng
được học trở thành những kĩ năng sống tồn tại sẵn trong mình, giúp học
sinh đủ năng lực đương đầu với thử thách. Khơng chỉ vậy, việc tích cực
giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với
bản thân, gia đình, cộng đồng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa gia đình,
bạn bè và xã hội, biết cách sống giữa cộng đồng, biết cách giao tiếp và bày
tỏ cảm xúc, đồng thời, sống tích cực, chủ động, lành mạnh, sống hạnh phúc
trong cuộc đời.
Cũng vì thế, nhiều mơn học trong nhà trường ở Việt Nam đang được
dạy theo hướng tích hợp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, áp dụng các hình

thức dạy học liên môn, lồng ghép các kiến thức với bài học kĩ năng sống
xun suốt các nhóm mơn học. Từ đó học sinh sẽ được tiếp thu những kiến
thức một cách bài bản và có hệ thống, đẩy mạnh việc nhận thức của mỗi em,
sống chủ động và hạnh phúc hơn.
Đi sâu vào mơn Ngữ văn, mơn học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở
học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, năng lực tiếp nhận và
phân tích được văn bản văn học và các loại văn bản khác. Hơn thế nữa, môn Ngữ
văn cịn giúp ta có được những hiểu biết về tất cả mọi khía cạnh của đời sống xã
hội, thậm chí chạm đến những ngóc ngách sâu nhất trong tâm hồn con người.
Ngồi ra, học văn cịn giúp học sinh phát triển mạnh năng lực sử dụng ngôn ngữ
để học tập, giao tiếp với cộng đồng một cách chuẩn xác, giúp chúng lấy được cảm
tình từ mọi người.
Bên cạnh đó, mơn Ngữ văn dẫn dắt chúng ta nhận ra cái đẹp hiển hiện rõ
ràng hoặc ẩn giấu của cuộc sống hàng ngày, biết yêu và rung động trước những
điều nhỏ nhặt nhất của cuộc sống. Tất nhiên việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục
nhân cách cho học sinh thông qua tác phẩm văn học là điều mà chúng ta luôn
3


hướng đến. Học xong một tác phẩm văn học, học sinh thu được gì về cho bản
thân, áp dụng được điều gì trong cuộc sống, có nhận thấy văn học có ích trong
cuộc đời của mình khơng? Vậy thì nghiên cứu này của chúng tôi bước đầu sẽ
chỉ ra văn học hoàn toàn áp dụng được vào thực tiễn, mà thậm chí là những
thực tiễn rất gần.
Trong q trình giảng dạy Ngữ văn lớp 12 - tập 1, chúng tôi nhận thấy
các tác phẩm thơ giai đoạn 1945 - 1954 Việt Nam chiếm vị trí nổi bật và quan
trọng trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng. Có thể nói những tác
phẩm được tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa, chương trình giảng dạy đều là
những tác phẩm có giá trị nhất định vể nội dung và nghệ thuật, góp phần bồi
dưỡng tâm hồn, tình cảm, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho

học sinh. Nhất là những tác phẩm văn học cách mạng, không chỉ tái dựng một
thời kì oanh liệt của đất nước mà những tác phẩm ấy còn đưa ra những bài
học về cuộc sống cho mỗi học sinh. Tuy vậy, khi quan sát tình hình giảng dạy
mơn Ngữ văn trong nhà trường những năm gần đây, nhiều giáo viên chưa
giúp học sinh đào sâu, khám phá được hết những cái hay, cái đẹp của các tác
phẩm thơ giai đoạn 1945 – 1954, một giai đoạn phải nói là tiêu biểu của cả dân
tộc. Và điều quan trọng là chưa nhiều giáo viên tích hợp được những tác phẩm
thơ với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để qua mỗi bài học các em có
được những kinh nghiệm sống cần thiết làm hành trang quý giá bước vào đời.
Do vậy hệ quả tất yếu dẫn đến là học sinh chỉ thuộc thơ một cách thụ động và
khơng hề thấy được vai trị của những tác phẩm đó với đời sống của mình.
Từ các lý luận nêu trên và thông qua trải nghiệm thực tiễn dạy học,
chúng tơi - với mục tiêu tích hợp, lồng ghép các bài học kĩ năng sống thiết thực,
hữu ích vào mỗi tác phẩm thơ Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 - tập 1,
giúp học sinh phát triển tồn diện cả về trí tuệ và năng lực, kĩ năng sống. Vì vậy
trong nghiên cứu luận văn này, chúng tơi lựa chọn đề tài: Tích hợp giáo dục kĩ
năng sống thông qua dạy học tác phẩm Thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954
trong chương trình Ngữ văn 12
4


2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ "Kĩ năng sống" đã xuất hiện trong một số chương trình giáo
dục của UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc) từ đầu thập niên 90 của thế
kỉ XX, đầu tiên phải kể đến chương trình "Giáo dục những giá trị sống" với
12 giá trị cơ bản của giáo dục cho thế hệ trẻ. Chương trình này thể hiện sự nỗ
lực, mong muốn khái quát được thuật ngữ kĩ năng sống một cách chung nhất.
Tuy nhiên bởi giai đoạn này mới chỉ là bước đầu của việc quan tâm đến giáo
dục kĩ năng sống nên khái niệm về kĩ năng sống còn mơ hồ, và theo nghĩa hẹp

(tức là kĩ năng sống chỉ là những kĩ năng xã hội cơ bản, chứ khơng liên quan
gì đến chương trình giáo dục trong nhà trường)
Với việc các tổ chức WHO, UNICEF, UNESCO chung sức xây dựng
chương trình giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên. Các nhà xã hội học
như J.H.Fichter (Mĩ), P.Tugarinov (Liên Xơ) hay Dramalier (Bungari) có
những cơng trình nghiên cứu bước đầu về giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ
trẻ. Tiếp đến, tất nhiên là một loạt các cơng trình khoa học khai thác đề tài kĩ
năng sống được xuất bản như: Tài liệu tập huấn về KNS của UNICEF (2004),
Tài liệu tập huấn kĩ năng cơ bản trong tham vấn của G.Bandzeladze (1985)…
Từ những điều nêu trên, KNS đã được giới nghiên cứu trên thế giới khá
chú trọng và quan tâm cách đây gần ba thập kỉ, và tất nhiên giáo dục KNS
được thể nghiệm như là một hệ quả tất yếu của quá trình nghiên cứu khơng
mệt mỏi trên
Như chúng tơi đã trình bày, xã hội đang tiến lên những bước phát triển
mới và cùng với sự thay đổi chóng mặt đó, mỗi một thế hệ nhất là thế hệ trẻ
không thể đứng yên để mặc những bước tiến của xã hội vụt qua, nếu thế mỗi
chúng ta sẽ trở nên lạc hậu và sớm bị bỏ quên. Việc phát triển quá nhanh của
các lĩnh vực kéo theo hệ quả là giới trẻ chưa trang bị đủ cho mình những kiến
thức và năng lực thiết yếu để đối diện với những khó khăn, vì thế mà chúng ta
rơi vào trạng thái hoang mang, bi quan, bắt đầu có những nhận thức và phản
5


ứng tiêu cực với các biến động của cuộc sống. Nhận thức được tình trạng đó
nên hệ thống giáo dục của các quốc gia đã và đang trên đà đi theo hướng đổi
mới giáo dục, định hướng, khơi dậy và phát huy tối đã các tiềm năng nơi
người học, để đào tạo ra những thế hệ năng động, sáng tạo, chủ động trong
q trình hội nhập, khơng để bản thân bị bỏ rơi so với guồng quay của xã hội.
Việc làm nảy nở và trau dồi các kĩ năng sống cho thanh thiếu niên cũng
vì vậy mà được rất nhiều quốc giá trên thế giới hưởng ứng và quan tâm hết

mực. Chương trình hành động DaKar về Giáo dục cho mọi người (Senegal 2000) đã đặt ra trách nhiệm của mỗi quốc gia phải đáp ứng và đảm bảo cho
mỗi người học được tiếp thu những chương trình kĩ năng sống phù hợp, hữu
ích và bởi vậy, đào tạo kĩ năng sống cho thế hệ trẻ được coi là một trong
những tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục của một quốc gia.
Tại nhiều nước trên thế giới, các thanh thiếu niên sẽ được nhà trường
và xã hội phổ cập những bài học làm thế nào để giải quyết những tình
huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những
khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó để giải tỏa tâm lí, cũng như
cách tránh gây ra những xung đột, bạo lực trong các mối quan hệ xã hội.
Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu như ngay từ khi còn nhỏ, các em bé
tiểu học ở Nhật đã được thầy cơ và gia đình huấn luyện các kĩ năng sống để
có thể đối phó với các trường hợp xấu nhất đó là : động đất, sóng thần, núi
lửa phun trào, giao thông…
Tại Mỹ, việc dạy KNS trở thành một phần không thể thiếu trong các
môn học, và tất nhiên môn Ngữ văn cũng không ngoại lệ. Trong mỗi một
giờ học, những giáo viên luôn luôn làm hết sức để kéo môn Văn trở nên
gần gũi với học sinh, giúp học sinh áp dụng được những kiến thức văn học
vào cuộc sống.
Tính đến thời điểm hiện nay, có gần 160 quốc gia trên tồn thế giới
đang có sự quan tâm nhất định đến việc triển khai đưa giáo dục kĩ năng sống
vào môi trường học tập, giáo dục, và bên cạnh đó, một phần lớn các nước đã
và đang đưa việc giảng dạy kĩ năng sống vào chương trình giáo dục ở các bậc
như tiểu học và trung học.
6


Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường, thường thì
mỗi một quốc gia đều khái quát lên ba hình thức dạy học dưới đây :
- Thứ nhất, kĩ năng sống sẽ được coi là một môn học độc lập như các
môn học khác trong nhà trường

- Thứ hai, kĩ năng sống sẽ được đan cài, lồng ghép vào những mơn học
chính, có tiềm năng nhất
- Thứ ba, kĩ năng sống phát triển và lồng ghép vào tất cả các mơn học
trong chương trình giảng dạy
Theo nghiên cứu thì hầu hết các nước theo đuổi mục tiêu giáo dục kĩ
năng sống, thường đưa bài học kĩ năng sống vào những môn liên quan nhiều
đến xã hội như giáo dục cơng dân, địa lí : bảo vệ mơi trường, quyền và nghĩa
vụ công dân… nhằm tránh việc quá tải kiến thức môn học cho học sinh.
Tuy cùng chung một mục đích là phát triển KNS cho học sinh ngay từ
trong môi trường giáo dục, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục kĩ năng ở
các nước không giống nhau tùy thuộc vào việc khai thác kĩ năng sống cho học
sinh nhằm mục đích gì ? và khai thác từ khía cạnh nào ?. Mặt khác, ngay
trong một quốc gia, nội dung giáo dục KNS trong lĩnh vực giáo dục chính quy
và khơng chính quy cũng có sự khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm giáo dục
của mội một đất nước, địa phương, miễn sao họ có thể đưa được những bài
học KNS phục vụ được cho cuộc sống của học sinh mai sau.
Do phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục KNS
nên những nghiên cứu lí luận về vấn đề này mặc dù khá phong phú song chưa
thực sự toàn diện, đào sâu đến được những điểm mấu chốt của việc dạy học
KNS. Thậm chí cho đến nay, chưa có quốc gia nào nghiên cứu và phát triển
được thang đánh giá kĩ năng sống tồn tại trong mỗi học sinh.
2. 2. Các nghiên cứu về kĩ năng sống trong nước
Tên gọi và khái niệm Kĩ năng sống xuất hiện ở các trường học của Việt
Nam là vào giai đoạn 1995 – 1996 với chương trình "Giáo dục KNS để bảo
vệ sức khỏe và phịng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngồi
7


nhà trường" do Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam thực hiện. Và bắt đầu tự dự án này,

phạm vi giáo dục kĩ năng sống ngày càng được mở rộng, những vấn đề nổi
cộm của xã hội cũng được quan tâm hơn nhằm giúp các thanh thiếu niên chủ
động trong cuộc sống.
Một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho việc giáo dục kĩ
năng sống và có những nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS, giáo dục
KNS ở Việt Nam là Nguyễn Thanh Bình. Với việc cho xuất bản một loạt các
cơng trình nghiên cứu, tác giả đã có những bước đi đáng kể trong việc xây
dựng những con đường để làm rõ ràng khái niệm kĩ năng sống, làm thế nào để
đưa kĩ năng sống vào trong nhà trường một cách thuận lợi (các phương pháp,
kĩ thuật…)
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống thời gian gần đây đang được cả xã hội
chú trọng và quan tâm, kéo theo đó đã có rất nhiều các trung tâm giáo dục
KNS ra đời như Tâm Việt, TGM Corporation,… để đáp ứng được những nhu
cầu mà những phụ huynh, thế hệ trẻ đặt ra. Tuy nhiên những khóa học này chỉ
góp phần thúc đẩy, tạo động lực nhất thời nơi người tham gia, cịn việc có
biến những kĩ năng sống ấy thành vốn sống của bản thân hay không đều phải
phụ thuộc vào người học.
Với xu hướng ngày một tăng cao về việc giáo dục kĩ năng sống của cả
xã hội, các cơng trình nghiên cứu tiếp tục được xuất bản, tiêu biểu như cuốn
Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THCS (Nguyễn Thị Mỹ
Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, NXB ĐHQG Hà Nội - 2010) để
làm rõ hơn những vấn đề xoay quanh khái niệm kĩ năng sống. Trên cơ sở
nghiên cứu và phân tích đặc điểm tâm lí học sinh THCS, các tác giả cuốn
sách đã chỉ ra cho người đọc thấy những kĩ năng sống nào là cần thiết cho
thanh thiếu niên ở giai đoạn này – một giai đoạn mà tâm sinh lí của các em có
nhiều biến đổi. Từ đó các nhà nghiên cứu giúp học sinh nhận biết mỗi kĩ năng
sống kia có ảnh hưởng, tác dụng như thế nào trong đời sống các em, đồng
8



thời đưa ra một số hoạt động mẫu để giúp các em rèn luyện những kĩ năng
sống ấy. Chưa hết, Bùi Ngọc Diệp với cuốn Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh THPT (NXB Giáo dục, 2010) cũng nêu những quan điểm của
mình vào việc làm thế nào để xây dựng những kĩ năng sống cho học sinh ?.
Với cuốn sách Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT Trương Thị Hoa Bích Dung (NXB ĐHQG Hà Nội, 2013) đã tập trung tìm
hiểu KNS, mục tiêu của việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường,
phương pháp xây dựng bài giảng KNS sao cho hợp lí, đáp ứng nhu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay. Ngồi ra Phạm Cơng Khanh, Nguyễn Thị Kim Liên
với giáo trình Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống (NXB ĐHSP,
2012) lại xây dựng các mô hình giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống theo một
góc nhìn khác, đó là qua hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ của học sinh. Bên
cạnh đó cũng phải kể đến một số cơng trình khoa học nghiên cứu về việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh có thể kể đến: Lê Kim Anh (2011), với Luận
văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh trong
dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở, Trường Đại
Học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý
giáo dục của Nguyễn Hữu Đức (2010), Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo Nam Định trong giai đoạn hiện nay
(Thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp), Trường Đại Học Giáo Dục
- Đại học Quốc Gia Hà Nội. Và luận án tiến sĩ Giáo dục học của Phan Thanh
Vân, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông thông qua hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp, trường Đại học Thái Ngun.
Khơng chỉ vậy, việc đặt mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tại các trường phổ thơng đã có sự hỗ trợ và ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Bộ đã giao nhiệm vụ Viện khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức biên
soạn nhiều bộ tài liệu về giáo dục KNS cho học sinh qua một số mơn học và
hoạt động ngồi giờ lên lớp. Với mơn Ngữ văn, có thể kể đến cuốn Giáo dục
kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THCS (NXB Giáo dục Việt Nam 9



2010) và Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT (NXB
Giáo dục Việt Nam - 2010). Tuy nhiên, những cơng trình này mới chỉ đề cập
đến giáo dục KNS cho học sinh THCS, THPT một cách khái quát nhất, chưa
đi sâu vào phân tích cụ thể những khía cạnh khác của giáo dục KNS.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã kết hợp
tổ chức rất nhiều hội thảo nhằm làm rõ việc kết hợp KNS với môn Văn và
vai trò to lớn của văn học đối với sự phát triển nhân cách của học sinh. Tại
đây, các giáo viên đã thảo luận sơi nổi về vai trị và sứ mệnh của văn
chương trong công cuộc giáo dục nhân cách làm người cho mỗi học sinh,
tuy nhiên đây mới chỉ dừng lại ở việc thảo luận, nêu quan điểm, mà chưa
đưa ra những phương pháp cụ thể để tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương.
Dạy học thơ Việt Nam nói chung và Thơ Việt Nam giai đoạn 1945 –
1954 vẫn là một mảnh đất màu mỡ cần khai thác của các nhà nghiên cứu, và
hiển nhiên là chúng ta đã có những thành tựu đáng kể trong việc cố gắng làm
rõ diện mạo của nền thơ ca cách mạng ấy. Một số cơng trình nghiên cứu
chun sâu về đề tài này có thể kể đến Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại
thể của Trần Thanh Đạm (NXB Giáo dục - 1978), Phân tích tác phẩm văn
học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại của tác giả Nguyễn Văn Long
(NXB Giáo dục Việt Nam, 2009),
Ngồi ra cũng cịn rất nhiều nhà nghiên cứu với những cơng trình khá
đồ sộ bắt đầu đi vào nghiên cứu, bàn luận về phương pháp dạy học tác phẩm
thơ trong đó có thơ Việt Nam chương trình Ngữ văn 12. Như vậy, có thể nói
rằng đối tượng nghiên cứu của luận văn này khơng phải là mới. Tuy nhiên
những cơng trình trước đó mới chủ yếu nghiên cứu về dạy học theo đặc trưng
thể loại, khái quát mà chưa đề cập đến các vấn đề tích hợp giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 giai đoạn
1945 – 1954 một cách cụ thể, vì thế mà những giáo viên vẫn chưa tìm được cho
mình những phương pháp có thể tích hợp KNS với văn học một cách chi tiết và
hồn chỉnh. Vậy thì với đề tài này, chúng tôi làm mới những điều đã biết, những

10


điều đã được coi là cũ, để đem đến một góc nhìn mới, một cách nhìn khác trong
việc dạy học kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong
dạy học Ngữ văn nói chung và qua dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 –
1954 - Chương trình Ngữ văn 12 nói riêng, từ đó đưa ra những giải pháp
mang tính khả thi để có thể đạt được hiệu quả nhất định trong việc tích hợp
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học thơ Việt
Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12
Đề tài sẽ làm rõ vai trò của thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 với
cuộc sống của mỗi học sinh, mở rộng ra học sinh có thể tìm ra và áp dụng
những bài học kĩ năng sống từ những giai đoạn thơ ca khác của văn học. Bên
cạnh đó cũng giúp học sinh hiểu được vai trò của văn học trong đời sống mỗi
con người, giúp các em tìm được mục đích và cảm hướng học Văn, từ đó, góp
phần giáo dục nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
đáp ứng yêu cầu xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, hệ thống tất cả những vấn đề xoay quanh đến thuật ngữ kĩ năng sống
- Khảo sát tình hình tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ
giai đoạn 1945 - 1954 - Chương trình Ngữ văn 12 ở một số trường cấp THPT.
- Tìm hiểu sâu sắc đặc trưng, vị trí của thơ Việt Nam giai đoạn 1945 –
1954 trong chương trình Ngữ văn 12
- Bước đầu nêu ra quan điểm làm thế nào để lồng ghép, tích hợp các bài học
kĩ năng sống qua dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương
trình Ngữ văn 12 cho mỗi một học sinh
- Bước đầu thực nghiệm vào những bài dạy cụ thể mà tiêu biểu ở đây là

hai bài thơ Tây Tiến, Việt Bắc
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

11


Q trình dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong
dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong việc
tìm ra các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong thơ
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12
Các nghiên cứu thực nghiệm được triển khai tại thành phố Hà Nội,
trường THPT Trần Quang Khải và Trường THPT Đại Mỗ
Luận văn tập trung nghiên cứu các kĩ năng sống cơ bản để tích hợp giáo dục
cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình
Ngữ văn 12 - tập 1 như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đương đầu
với cảm xúc (tích cực, tiêu cực), kĩ năng cảm nhận thẩm mĩ (rung động, cảm thông
trước những cái đẹp hay những điều đáng thương), kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng
tư duy sáng tạo, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng phê phán, phản biện, kĩ năng tự
nhận thức,…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận : Triển khai đề cương, tìm
kiếm tài liệu, khảo sát
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, khảo sát, điều tra,
phân tích, tổng hợp, đánh giá, thống kê, phỏng vấn…
- Phương pháp thực hành sư phạm: Triển khai bài giảng, lấy phản hồi,
so sánh, đối chiếu, tổng kết…
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ
lục,chúng tôi sẽ triển khai đề tài theo ba chương sau :
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Giáo dục kĩ năng sống và tích hợp giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương
trình Ngữ văn 12
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

12


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái quát chung về thuật ngữ kĩ năng sống
1.1.1. Khái niệm kĩ năng sống và phân loại kĩ năng sống
1.1.1.1. Kĩ năng sống
Theo Từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức
đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế” [42, tr.667]
Như vậy, có thể hiểu kĩ năng là khả năng thực hiện hoạt động bất kì bằng
cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo
đã có sẵn hoặc được tích lũy trong q trình trưởng thành để hành động phù
hợp với những tình huống xảy đến trong cuộc sống. Có thể khẳng định rằng
giữa nhận thức và hành động của con người ln có một độ vênh lệch nhất
định, đó là dù chúng ta có biết bao nhiêu lý thuyết cho mình nhưng nếu ta
khơng có những kĩ năng để vận dụng một cách khéo léo kiến thức ấy vào đời
sống, thì mọi kiến thức mà ta học được chỉ là những kiến thức trên sách vở,
và hồn tồn vơ dụng khi bước ra đời sống. Chính vì vậy, kĩ năng có thể được
coi là phương tiện giúp con người biến tri thức thành thái độ, hành vi và thói
quen một cách chủ động, tích cực.
Kĩ năng sống vẫn cịn là một khái niệm chưa có sự thống nhất chung,

cịn có nhiều cách hiểu về nội hàm khái niệm này. Vì vậy, có nhiều quan niệm
hay cách hiểu khác nhau về kĩ năng sống
- Theo WHO, tổ chức này xem kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực
mà con người cần có để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Rộng hơn, kĩ
năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực
(positive), giúp các cá nhân có thể phản ứng và giải quyết hiệu quả trước các
nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày
- Còn theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc
hình thành hành vi mới.
13


- Trong khi đó UNESCO quan niệm coi kĩ năng sống là năng lực cá
nhân nhằm đảm bảo 4 mục đích lớn của giáo dục, đó là: Học để biết (learning
to know), Học làm người (learning to be), Học để sống với người khác
(learning to live togerther), Học để làm (learning to do)
- Một số khái niệm khác về thuật ngữ kĩ năng sống có thể kể đến như :
« Kĩ năng sống là kĩ năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn, giúp
người ta có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lí và ứng
phó trước những thách thức trong cuộc sống hàng ngày của mình » (WHO:
1993). « Kĩ năng sống cịn có ý nghĩa là khả năng phân tích tình huống và
hành vi, khả năng phân tích hậu quả của hành vi và khả năng tránh một số
tình huống nào đó » (UNICEF, Thái Lan - 1995).
Từ những quan niệm mà chúng tôi đã tổng hợp trên đây, tạm thời
chúng ta có thể đưa ra một sự nhận định chung nhất về kĩ năng sống đó là : kĩ
năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày của con người. Kĩ năng sống thuộc về năng lực xã hội của một người, và
thơng qua một q trình học tập nhất định, thơng qua mơi trường sống, gia
đình thì mỗi cá nhân tích lũy cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Và với
mỗi cá nhân, việc hình thành một kĩ năng sống nào đó là cả một q trình lâu

dài, bền bỉ, để biến những kĩ năng ấy thành những kĩ năng kĩ xảo sẵn có trong
bản thân mỗi người. Nói tóm lại, bản chất của kĩ năng sống là giúp mỗi chúng
ta có những năng lực nhất định để đương đầu, đối diện và giải quyết những
tình huống có thể xảy đến trong cuộc sống, mà ta không hề lường trước được.
Ở đề tài này, chúng tôi xin phép được sử dụng khái niệm kĩ năng sống
theo quan điểm của UNESCO đó là “khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi
của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm sốt,
quản lí có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng
ngày” UNESCO (2003).

14


1.1.1.2. Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng sống không phải tự nhiên mà xuất hiện trong mỗi cá nhân mà
nó được hình thành thơng qua q trình xây dựng những hành vi lành mạnh
có định hướng và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực dưới sự dẫn dắt
của mơi trường giáo dục, và vì thế kĩ năng sống tất nhiên phải được đưa vào
các hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả lớn nhất.
« Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình với những hoạt động giáo dục
cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển tải những gì
mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình
quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biết phải làm
gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc
sống » Nguyễn Thị Mĩ Lộc [32, tr.108 -109]
Từ khái niệm kĩ năng sống và quan niệm về hoạt động giáo dục kĩ năng
sống là gì ?, chúng tơi xin được đưa ra ý kiến của mình về thuật ngữ « giáo
dục kĩ năng sống »: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là hoạt động mang
tính chất lâu dài, nhằm trang bị cho học sinh những lối sống tích cực, lành
mạnh, giúp các em phát triển cả về tài năng, phẩm chất, năng lực xã hội.

Đồng thời giúp các em tiếp cận những kĩ năng sống phù hợp, biết cách đối
diện, hóa giải những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
1.1.2. Phân loại kĩ năng sống
Do các hướng làm rõ và tiếp cận kĩ năng sống tương đối đa dạng nên
cũng có nhiều cách phân loại kĩ năng sống, tùy theo quan niệm về kĩ năng
sống của mỗi một học giả nghiên cứu:
Trước hết theo WHO có 3 nhóm kĩ năng:
- Nhóm thứ nhất là nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ
thể như: tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết
vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác
định giá trị…
- Nhóm thứ 2 là kĩ năng đương đầu với xúc cảm gồm các kĩ năng cụ thể
như sau: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế sự căng thẳng, kiểm soát được
cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh.
15


- Nhóm thứ ba là nhóm kĩ năng xã hội (kĩ năng tương tác) bao gồm một
loạt các kĩ năng nổi bật: giao tiếp, giải quyết tình huống, từ chối, hợp tác, sự
cảm thông, chia sẻ, khả năng thu hút thiện cảm từ người khác.
Mở rộng hơn, UNESCO thừa nhận các phân loại của WHO và coi
những kĩ năng sống trong ba nhóm đó là những kĩ năng gốc, ngồi ra tổ chức
này còn khẳng định kĩ năng sống còn thể hiện trong những giải quyết những
vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội như : vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức
khỏe, dinh dưỡng, các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, ngăn ngừa
và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS,... cụ thể là những vấn đề mà cả xã hội
quan tâm
Không chỉ vậy, việc phân loại các kĩ năng sống còn được các tổ chức ,
và quốc gia trình bày khá kĩ càng như trong giáo dục ở vương quốc Anh, lý
thuyết của Bloom, UNICEF. Tuy nhiên dù đã rất cố gắng để làm rõ việc phân

chia kĩ năng sống theo tiêu chí nào, thì những sự phân chia đó cũng chỉ là
tương đối. Trên thực tế, các kĩ năng sống thường có mối quan hệ khá chặt
chẽ, khơng hồn tồn tách rời nhau mà có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ:
khi cần giải quyết một vấn đề khó khăn thì kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng
đương đầu với cảm xúc tiêu cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
chịu trách nhiệm…thường được vận dụng hài hòa với nhau. Hay để tạo dựng
một mối quan hệ có lợi cho cơng việc của mình, thì học sinh hay chúng ta
buộc phải phối hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng như gây thiện cảm, tư duy,
thương lượng, chia sẻ, cảm thông, thẩm mĩ, giao tiếp…
Tất cả sự phân loại bên trên khá rắc rối và chưa định hình rõ ràng, tuy
nhiên dù phân loại theo hình thức nào thì một số kĩ năng vẫn được các nhà
nghiên cứu coi là kĩ năng cốt lõi như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng đương đầu với cảm xúc tiêu cực, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách
tích cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đặt mục tiêu…
Từ tất cả những điều nêu trên, chúng tôi nghiên cứu tiềm năng của môn
Ngữ văn và sự thích hợp để tích hợp kĩ năng sống của môn học này trong việc
16


dạy học thơ Việt Nam (giai đoạn 1945 – 1954) - Chương trình Ngữ văn 12 tập 1, chúng tơi xin phép được đưa ra các kĩ năng phù hợp nhất để nghiên cứu
trong luận văn này, tiêu biểu như các kĩ năng về xác định giá trị (lòng yêu
nước, sự đồng cảm, tình u thương và lịng đam mê, sự lạc quan…), kĩ năng
thẩm mĩ (cảm nhận, rung động, cảm thơng), kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm
việc nhóm, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, kĩ năng tự nhận thức,…
1.1.3. Sự cấp thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Như chúng tơi đã trình bày thì bao giờ con người cũng có sự vênh lệch
giữa nhận thức và hành động, hiểu biết nhiều khơng có nghĩa là hành động sẽ
đúng, phải xem kiến thức đó áp dụng được trong hồn cảnh nào là hợp lí. Mà
cơng việc này, lại do chính giáo dục kĩ năng sống đem lại cho mỗi người.
Kĩ năng sống là phương tiện giúp gắn kết kiến thức với thực tiễn, giúp

nhận thức của con người bắt kịp với bất kì sự đổi thay nào của xã hội. Khi
chúng ta mang trong mình những kĩ năng sống cơ bản, ta sẽ lạc quan yêu đời,
sẽ sống tự tin, hạnh phúc, biết cảm thông, chia sẻ và giữ được sự tỉnh táo
trong bất cứ tình huống xấu nào. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống thường
thất bại và có những suy nghĩ bi quan, phản ứng tiêu cực với cuộc sống. Ví dụ
như: người khơng có kĩ năng ra quyết định dễ mắc sai lầm hơn người có khả
năng quyết định một cách dứt khốt .Có thể nói kĩ năng sống giống như một
cây cầu hoặc chiếc thuyền vô cùng kiên cố, vững chắc, khơng gì đánh đổ
được, đưa con người cập bến hạnh phúc, thành cơng. Thậm chí trong nhiều
trường hợp kĩ năng sống chính là chiếc chìa khóa quyết định cánh cửa số phận
của bạn.
Không chỉ vậy, kĩ năng sống kiềm chế các hành vi phạm pháp, giúp xã
hội giảm bớt đi những tệ nạn xã hội xấu xí đang kéo sự phát triển của cộng
đồng đi xuống. Kĩ năng sống sẽ khiến chất lượng sống của mỗi cá nhân nói
riêng và của cộng đồng nói chung được tăng cao, những hành động lạc quan,
tích cực sẽ làm cho sự tiến bộ, văn minh của cả một đất nước được khẳng
định, chỉ số hạnh phúc sẽ tăng mạnh, và đối với chúng ta, mỗi ngày thức dậy
17


×