Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính xơ gan ung thư gan tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NÔNG THỊ YẾN NGA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM GAN MẠN TÍNH,
XƠ GAN, UNG THƯ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG HỒNG THÁI

Thái Nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NÔNG THỊ YẾN NGA

NGHIÊN CứU THựC TRạNG BệNH VIÊM GAN MạN TíNH, XƠ
GAN, UNG THƯ GAN TạI BệNH VIệN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
THáI NGUY£N


Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG HỒNG THÁI

Thái Nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AFP

: Alpha feto protein

Anti HBc

: Anti Hepatitis B Core
(Kháng thể kháng kháng nguyên nhân virus viêm gan B)

Anti- Hbe : Anti Hepatitis B "e"

(Kháng thể kháng kháng nguyên “e” của virus viêm gan B)
Anti- HBs : Anti Hepatitis B Surface
(Kháng thể kháng bề mặt của virus viêm gan B)
Anti- HCV : Anti Hepatitis C virus (Kháng thể kháng virus viêm gan C)
CS

: Cộng sự

ELISA

: Enzyme linked Immunosorbent Assay (Thử nghiệm miễn dịch gắn men)

GGT

: Gamma Glutamyl Transferase

HAV

: Hepatitis A virus (Virus viêm gan A)

HBcAg

: Hepatitis B Core Antigen (Kháng nguyên lõi của virus viêm gan B)

HBeAg

: Hepatitis B "e" Antigen (Kháng nguyên e của virus viêm gan B)

HBsAg


: Hepatitis B Surface Antigen (Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B)

HBV

: Hepatitis B virus (Virus viêm gan B)

HCV

: Hepatitis C virus (Virus viêm gan C)

NN

: Nguyên nhân

NXB

: Nhà xuất bản

PCR

: Polymerase Chain Reaction

SGOT (AST): Glutamat oxaloacetat transaminaz (Aspartat amino transferase)
SGPT (ALT): Glutamat pyruvat transaminaz (Alanin amino transferase)
TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới
UTG

: Ung thư gan

VGMT


: Viêm gan mạn tính

WHO

: Wold Health Organization

XG

: Xơ gan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu ………………………...…. 29
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ……………………….….. 29
Bảng 3.3: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ………….…….…. 30
Bảng 3.4: Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu ……...………………… 31
Bảng 3.5: Tỉ lệ mắc từng bệnh …………………………………..…………… 31
Bảng 3.6: Các triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu..……………… 32
Bảng 3.7: Các triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu..……………… 33
Bảng 3.8: Giá trị AST huyết thanh của đối tượng nghiên cứu…..…………......34
Bảng 3.9: Giá trị ALT huyết thanh của đối tượng nghiên cứu.………………. 34
Bảng 3.10: Tỉ lệ AST/ALT của đối tượng nghiên cứu.………………………. 35
Bảng 3.11: Giá trị GGTcủa đối tượng nghiên cứu……………………………. 36

Bảng 3.12: Giá trị bilirubin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu.…………. 36
Bảng 3.13: Giá trị prothrombin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu.……... 37
Bảng 3.14: Giá trị protein toàn phần của đối tượng nghiên cứu.……………... 38
Bảng 3.15: Các yếu tố liên quan với 2 triệu chứng thường gặp nhất…………. 39
Bảng 3.16: Phân bố tuổi theo yếu tố liên quan …………….........……………. 40
Bảng 3.17: Phân bố giới theo yếu tố liên quan ……........……….……………. 41
Bảng 3.18: Yếu tố liên quan với GGT huyết thanh............................................ 42
Bảng 3.19: Yếu tố liên quan với AST................................................................ 43
Bảng 3.20: Yếu tố liên quan với ALT................................................................ 44
Bảng 3.21: Yếu tố liên quan với tỉ lệ AST/ALT................................................ 45
Bảng 3.22: Phân bố các yếu tố liên quan của nhóm đối tượng nghiên cứu ...…46
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1.1: Tỉ lệ phần trăm ở những giai đoạn khác nhau của bệnh gan do rượu13
Sơ đồ 1.2: Sự chuyển hóa của rượu khi ở trong gan………………………… ..14


MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
Chương 1: Tổng Quan....................................................................................3
1.1.Tình hình viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan trên Thế giới và Việt
Nam...................................................................................................................3
1.2. Bệnh lý viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.......................................8
1.3. Đại cương về các yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan,
ung thư gan......................................................................................................12
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu................................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................22

2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 22
2.3. Xử lý và phân tích số liệu........................................................................ 28
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………...…… 28
Chương 3: Kết quả nghiên cứu....................................................................29
3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu....................... 29
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu.... 32
3.3. Các yếu tố liên quan................................................................................ 40
Chương 4: Bàn luận..................................................................................... 47
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu....................................47
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu.... 50
4.3. Yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan...... 54
Kết luận..........................................................................................................61
Khuyến nghị………...……………………………………………………... 63
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan là bệnh thường gặp ở gan,
chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Có tác giả cho rằng viêm gan mạn
tính, xơ gan và ung thư gan là các giai đoạn khác nhau của một quá trình bệnh
lý ở gan, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm virus viêm gan, nghiện
rượu, một số thuốc có độc tính hoặc do ứ mật kéo dài,... gây nên [24].
Việt Nam là một nước có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B, C cao so với
quốc tế. Một số nghiên cứu của những năm 90 của thế kỷ XX cho thấy bệnh
viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan có liên quan đến virus viêm gan B
và C chiếm tỉ lệ 77 - 85% [11], [20], [23]. Ngoài virus, tỉ lệ các bệnh gan mạn

tính do rượu ngày một gia tăng do việc sử dụng các chất có cồn, men rượu,
bia ngày càng phổ biến, nhất là trong giới trẻ. Các chất có cồn, rượu, bia là
một trong nhiều chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ. Ở nước ta,
theo một số thống kê từ các bệnh viện, số bệnh nhân phải nhập viện để điều
trị bệnh xơ gan do uống rượu quá nhiều có xu hướng gia tăng trong thời gian
gần đây (Khoảng ¼ số bệnh nhân nằm tại khoa Tiêu hóa gan mật là xơ gan)
mà theo nghiên cứu rượu chính là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ
sau virus viêm gan B [8], [24].
Ở một số nước Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản,... tỉ lệ người nghiện
rượu từ 5 - 10% dân số, trong đó từ 10 - 35% sẽ phát triển thành viêm gan
mạn tính và từ 8 - 10% viêm gan mạn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và ung
thư gan [37], [44],[67].
Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu làm sáng tỏ vai trị của
viêm gan B, C, rượu, thuốc... dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư
gan... Từ những kết quả nghiên cứu này các nhà khoa học đã đưa ra những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

biện pháp phòng ngừa và trực tiếp phòng ngừa các hậu quả của nó làm giảm
chi phí khám chữa bệnh và tỉ lệ tử vong.
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về viêm gan mạn tính, xơ
gan, ung thư gan và sự liên quan của virus viêm gan B, C, rượu, thuốc đối với
các bệnh này. Để hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tố này trong việc điều trị,
phịng bệnh tại Thái Ngun chúng tơi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu thực
trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thƣ gan tại Bệnh viện Đa

khoa Trung ƣơng Thái Nguyên" với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm gan
mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ
gan, ung thư gan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thƣ gan trên Thế giới và
Việt Nam
1.1.1. Tình hình viêm gan mạn tính
Viêm gan mạn tính (VGMT) từ lâu đã là một bệnh phổ biến mà nguyên
nhân và tỉ lệ mắc bệnh cũng khác nhau ở mỗi quốc gia. Điều đáng quan tâm
nhất hiện nay là bên cạnh VGMT do virus thì VGMT do rượu ngày càng tăng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hiện nay có khoảng 2 tỉ
người trên tồn cầu nhiễm virus viêm gan B (HBV), trong đó có khoảng 200
triệu người trở thành VGMT và 75% số đó là người gốc Châu Á [42]. Cũng
theo thống kê của TCYTTG có 4 triệu người Mỹ, 5 triệu người Châu Âu, 170
triệu người ở các quốc gia khác trên Thế giới nhiễm virus viêm gan C (HCV),
trong số đó 70% sẽ phát triển thành VGMT [83]. Ở Mỹ hàng năm có khoảng
7000 người chết do viêm gan virus B mạn tính [68]. Một nghiên cứu khác ở
Mỹ cho thấy 27% tổng số các ca VGMT là do HCV. Nghiên cứu của Gary
Davis và Johnson (Mỹ) trên 170.000 ca viêm gan C cấp kết quả cho thấy tỉ lệ

HCV cấp phát triển thành viêm gan virus C mạn tính là 40 - 60% [55]. Do
thói quen uống rượu nhiều và thường xuyên ở nước Mỹ và các nước Châu
Âu, vì thế VGMT do rượu chiếm tỉ lệ cao nhất 70 - 80%. Nhưng ở các nước
châu Á và Tây Thái Bình Dương viêm gan mạn tính thường do virus viêm
gan B và C, chiếm tới 75% tổng số VGMT do virus viêm gan trên toàn thế
giới [44], [68]. Ở Nhật Bản các nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ viêm gan mạn
tính có Anti- HCV (+) rất cao. Theo Aries và cộng sự trong số các trường hợp
nhiễm HCV thì có tới 30% là VGMT [37]. Ở Italy nghiên cứu từ 1995 - 2000
cho thấy trong 370 trường hợp VGMT thì [52]: 25% có Anti - HCV (+), 13%
có HBsAg (+), 23,1% có tiền sử uống rượu > 60 g/ngày, 26,9% là các nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

nhân khác. Tác giả Mendel Hall cho thấy 18% những trường hợp VGMT
người bệnh vừa nghiện rượu, vừa có Anti HCV (+) [47].
Ở Việt Nam theo La Thị Nhẫn và cộng sự thì trong các trường hợp
VGMT có 40,63% có HBsAg (+); 17,91% có Anti - HCV (+) [21]. Mặc dù
chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một số tác giả đã cho thấy: ở nước ta những
năm gần đây do đời sống kinh tế ngày càng phát triển thói quen dùng bia,
rượu cũng tăng, đi đơi với nó thì tỉ lệ VGMT do rượu cũng tăng cao [25].
1.1.2. Tình hình xơ gan
Xơ gan (XG) là bệnh phổ biến trên tồn thế giới. Nó là một trong mười
ngun nhân gây tử vong hàng đầu, là kết quả từ nghiện rượu, bệnh mạn tính,
bệnh đường mật [40]. Cũng như VGMT tuỳ thuộc theo từng vùng địa lý, sự
hiểu biết về y học khác nhau mà tỉ lệ về các nguyên nhân cũng khác nhau: có
20 - 30% người nhiễm virus viêm gan C mạn tính trở thành XG [51], [72]; Có

8 - 20% người uống rượu thường xuyên trở thành XG [37]; 25 - 40% viêm
gan B mạn tính sẽ dẫn đến XG [62].
Ở Pháp XG nguyên nhân do rượu chiếm 80%, không chỉ ở Pháp mà các
nước Châu Âu, nước Mỹ nguyên nhân do rượu cũng chiếm tỉ lệ cao và là
nguyên nhân phổ biến nhất của các bệnh gan [44], [68]. Theo TCYTTG ở các
nước này tỉ lệ tử vong do xơ gan dao động từ 10 - 20/100.000 người dân [38].
Ở Mỹ hàng năm có tới 27.000 người chết vì XG và đứng thứ 9 trong các
nguyên nhân gây tử vong, chiếm khoảng 10% các bệnh nhân cho về từ các
bệnh viện ở độ tuổi từ 15 trở lên [40] và đã tiêu tốn trên 1,6 tỉ đô la/năm cho
bệnh XG nguyên nhân do rượu, chiếm 44% tử vong do xơ gan ở Mỹ [38].
Trong các nguyên nhân gây XG ở miền Tây nước Mỹ thuộc nhóm tuổi từ 35 84 thì rượu chiếm phần lớn và XG do rượu đứng thứ 4 trong các nguyên nhân
gây tử vong ở đàn ông và thứ 5 ở phụ nữ [45]. Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho
thấy tỉ lệ các nguyên nhân gây XG như sau [59]: do rượu: 60 - 70%, do viêm
gan virus: 10%, do bệnh đường mật: 5- 10%, do nguyên nhân khác: 10 - 15%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Ở Vương quốc Anh xơ gan là nguyên nhân của 6000 người chết hàng năm và
XG do rượu chiếm 80% tổng số XG [67]. Ở các nước châu Á, Tây Thái Bình
Dương thì XG chủ yếu nguyên nhân do virus. Một nghiên cứu ở Hồng Kông
cho thấy trong tổng số các bệnh nhân XG có tới 89% có HBsAg (+) [42]. Ở
Australia nghiên cứu của Bird và cộng sự cho thấy XG do HCV năm 1987 là
8.500 ca và ước tính đến năm 2010 sẽ là 17.000 ca [39]. Theo nghiên cứu của
Esteban Mezey xơ gan xảy ra với tỉ lệ cao ở lứa tuổi từ 45 - 64 và 2 loại chủ
yếu là XG do rượu và XG do vius: 63% ở người ≥ 60 tuổi; 27% ở người trẻ
[53]. Theo Gary L. Davis, Johnson Y.N. Lau nghiên cứu ở 306 bệnh nhân

viêm gan C mạn tính thì 39% trở thành XG những người trên 50 tuổi và 19%
ở những người dưới 50 tuổi [55].
Ở Việt Nam: XG nguyên nhân chủ yếu là do virus, ngoài ra rượu cũng là
nguyên nhân phải kể đến, mặc dù tỉ lệ không cao như nước Mỹ, các nước
châu Âu, nhưng tỉ lệ cũng tăng trong những năm gần đây. Tác giả Nguyễn
Xuân Huyên XG do rượu ở Trung Quốc là 11,6%, ở Việt Nam khoảng 6%.
Theo Vũ Văn Khiêm, Bùi Văn Lạc, Mai Hồng Bàng cho thấy tỉ lệ các nguyên
nhân gây xơ gan như sau [14]: do rượu là 20%, do HBV là 55%, do HCV là
5%, do rượu với HBV là 5%, do nguyên nhân khác là 15%.
1.1.3. Tình hình ung thư gan
Ung thư gan (UTG) là một trong các bệnh ung thư hay gặp trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, chiếm vị trí thứ 5 trong tổng số ung thư gặp ở nam giới
và thứ 8 ở nữ giới [56]. Trên Thế giới mỗi năm có khoảng 1 triệu ca ung thư
gan, trong đó 75 - 80% là do nhiễm virus viêm gan B hay C [56]. Tỉ lệ mắc là
khoảng 20/100.000 dân/ năm ở Mozambic, Singapo, Trung Quốc và Đài Loan
[75], [76]. Một nghiên cứu ở Đông Nam Á cho thấy tỉ lệ mắc UTG là khoảng
30 ca/100.000 dân/năm [79]. Ở Châu Á, tỉ lệ mắc cao ở Thái Lan với tần suất
90,01/100.000 dân, Trung Quốc cũng là nơi có tỉ lệ mắc UTG cao nhất thế
giới [1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Về giới tỉ lệ mắc ở nam cao hơn ở nữ và tỉ lệ này cũng khác nhau ở các
quốc gia từ 3/1, 4/1, 5/1 [1]. Ở Trung Quốc tỉ lệ mắc ở nam là 68%, nữ là
32% và là nguyên nhân gây tử vong của 100.000 người hàng năm [36]. Theo
điều tra ở Phillipin, trong khi tỉ lệ HBsAg trong dân chúng là 12% thì tỉ lệ này

trên UTG là 75%. Tại Nam Triều Tiên, 69,3% người mang HBV phát triển
thành XG [39] và 68,8 - 76% bệnh nhân UTG có HBsAg dương tính [62].
UTG có thể gặp ở mọi lứa tuổi tử 25 - 64, nhìn chung tỉ lệ mắc bệnh tăng
theo tuổi, tuổi trung bình là 61,8. Cao nhất ở lứa tuổi 60 [57]. Tuỳ theo sinh
hoạt, môi trường sống, sự hiểu biết khác nhau mà nguyên nhân gây bệnh và tỉ
lệ gây bệnh cũng khác nhau ở mỗi quốc gia: Ở Nhật Bản sau năm 1995, tỉ lệ
bệnh nhân UTG do HCV là 80 - 85%, do HBV là 10 - 15%, nguyên nhân
khác < 5%. Một nghiên cứu khác ở Nhật Bản cho thấy tỉ lệ UTG do HCV là
60 - 75% [64], [81], [82]. Ở Đài Loan tỉ lệ UTG do HBV là 54%, do HCV là
15% [62], [82]; Ở Italy tỉ lệ UTG do HBV là 22%, do HCV là 36%, do rượu
là 45% [52]; Ở Đức nghiên cứu từ 1994 - 2000 cho thấy tỉ lệ UTG do HCV là
17,8%, do rượu là 49,2%; Ở Mỹ tỉ lệ UTG do HCV là 57%, do HBV là 23%,
nguyên nhân khác là 20% [22]. Một nghiên cứu khác ở Châu Phi trên bệnh
nhân UTG cho thấy tỉ lệ HCV/HBV là 3/1 [35]. Theo các tác giả Leung
(Hồng Kông) tỉ lệ HBsAg (+) ở bệnh nhân UTG là 80%, Chung (Hàn Quốc)
tỉ lệ này là 87% [40].
Ở Việt Nam tỉ lệ UTG trong tổng số các bệnh ung thư chiếm 3,6%. Theo
Phạm Hoàng Anh (1992) UTG ở Việt Nam đứng hàng thứ 3 trong số các bệnh
ung thư thường gặp [1]. Tại Hà Nội và Hồ Chí Minh thống kê gần đây cho
thấy UTG là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư ở
nam giới, đứng thứ 5 ở nữ giới. Tại viện K Hà Nội, UTG chiếm 11%; Tại
thành phố Hồ Chí Minh UTG chiếm 17% trong tổng số bệnh ung thư. Tỉ lệ
các nguyên nhân do HBV, do HCV và do rượu cũng khác nhau ở từng vùng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7


từng tác giả. Theo Lã Thị Nhẫn và cộng sự: UTG có HBsAg (+) là 63,82%,
Anti - HCV (+) là 31,98% [22]. Kết quả nghiên cứu của Bùi Hiền và cộng sự
trên 46 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát cho thấy tất cả các bệnh nhân này
đều có nhiễm HBV, trong đó 91,3% nhiễm HBV mạn tính có HBsAg (+) và
8,69% nhiễm HBV trong quá khứ [8]. Ở Huế theo Trần Văn Huy tỉ lệ HBsAg
(+) ở bệnh nhân UTG là 85%. Theo Phan Thị Phi Phi tỉ lệ này là 82%,
Nguyễn Thị Nga là 77%. Ở một nghiên cứu khác của Trần Văn Huy và cộng
sự cho thấy tỉ lệ HCV (+) ở UTG là 19% và tỉ lệ phối hợp giữa HBV và rượu
là 27,3% tỉ lệ phối hợp giữa Anti - HCV với HBsAg là 6% [11], [20], [23].
1.1.4. Hậu quả của viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan đối với
người bệnh và đối với xã hội
- Đối với người bệnh: VGMT, XG, UTG là bệnh gan mạn tính thường
gặp, địi hỏi thời gian điều trị lâu dài, làm cho người bệnh phải chịu nhiều tốn
kém về kinh tế. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm giảm hoặc mất khả năng lao
động, giảm chất lượng sống. Có nhiều biến chứng có thể gây tử vong.
- Đối với xã hội: số bệnh nhân VGMT, XG, UTG chiếm tỉ lệ lớn trong
các bệnh đường tiêu hoá. Các bệnh này làm giảm hoặc mất khả năng lao động
của người bệnh, đây là lực lượng sản xuất của xã hội. Cùng với việc điều trị
lâu dài, tốn kém, khó khăn dẫn đến tổn hại tới nền kinh tế của đất nước. Như
ở Mỹ, tiêu tốn khoảng 1,6 tỉ đô la/năm cho bệnh XG do rượu [38]. Sau cùng
các bệnh này được xếp vào các nguyên nhân tử vong cao. Ở Mỹ có khoảng
7000 người chết/năm từ viêm gan virus B mạn tính [80]. Cũng ở Mỹ có
khoảng 27.000 người chết/năm do XG [40]. Ở Trung Quốc ung thư gan là
nguyên nhân của 100.000 người chết /năm [79]. Ở Việt Nam theo ước tính chỉ
riêng tử vong do các bệnh có liên quan đến virus viêm gan B nhiều gấp 10 lần
số bệnh nhân tử vong do sốt rét hàng năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





8

1.2. Bệnh lý viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thƣ gan
1.2.1. Lâm sàng của viêm gan virus thể điển hình
1.2.1.1. Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh của viêm gan virus cấp kéo dài từ 30 - 180 ngày [5],
[24], [63] người bệnh hồn tồn khơng triệu chứng. Dựa vào xét nghiệm
transaminase có thể chẩn đốn bệnh ở giai đoạn này
1.2.1.2. Thời kỳ tiền hoàng đảm (tiền vàng da)
Theo các tác giả Nguyễn Hữu Chí [5], Vũ Bằng Đình [7], Jeles L [63],
thời gian này trung bình 5 - 10 ngày, có thể tới 2 tuần. Bệnh thường bắt đầu từ
từ, mặc dù trong một số trường hợp xảy ra đột ngột với các hội chứng sau:
- Hội chứng giả cúm : Sốt, nhức đầu, đau các khớp và bắp thịt tồn thân.
- Hội chứng tiêu hố: Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng thường gặp nhất,
chiếm 60 - 80% các trường hợp; buồn nôn và nôn, sợ thịt, sợ mỡ, ỉa chảy hoặc
táo bón; Đau bụng là triệu chứng hay gặp trong thời kỳ này. Một số bệnh
nhân có cảm giác căng đau vùng thượng vị, một số khác đau tức vùng hạ
sườn phải. Trong một vài trường hợp khác có thể đau bụng dữ dội vùng túi
mật làm cho thầy thuốc nghĩ đến viêm túi mật cấp hoặc cơn đau sỏi mật [7].
Ngồi ra, cịn có thể gặp các dấu hiệu sau: viêm long mũi họng, đau họng,
ngứa, nổi mề đay.
- Thăm khám lâm sàng thời kỳ này ở đa số bệnh nhân đã có thể phát hiện
được gan to mấp mé bờ sườn. Một số ít trường hợp có thể sờ thấy lách.
- Giai đoạn cuối của thời kỳ tiền hồng đảm, nước tiểu ít đi, đậm đặc,
sẫm màu như nước vối, chè đặc. Phân nhạt màu, bềnh bệch như đất sét. Dấu
hiệu này thường quan sát thấy từ 1 - 5 ngày trước khi hoàng đảm xuất hiện.
- Xét nghiệm ở giai đoạn này, đa số bệnh nhân có bạch cầu hơi giảm, tốc
độ máu lắng khơng có gì thay đổi. Thay đổi quan trọng nhất giúp cho chẩn

đoán là xét nghiệm enzym transaminase máu. Enzym transaminase máu lên
cao sau 5 ngày, kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên (trong 50% các trường hợp) và
tăng lên (đến 70%) trước khi vàng da 3 ngày [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

1.2.1.3. Thời kỳ hoàng đảm (vàng da)
* Lâm sàng
Dấu hiệu nổi bật nhất ở thời kỳ này là hoàng đảm, thể hiện bằng vàng da,
niêm mạc (nhất là kết mạc mắt). Nước tiểu ít, sẫm màu và phân nhạt màu rõ
hơn giai đoạn trước.
Qua thăm khám, có thể phát hiện được gan to hơn bình thường (50 - 80%
các trường hợp) [26], mật độ mềm, chắc, nhẵn. Gan to kéo dài trung bình 12
ngày. Gan đang to nhỏ dần đi, ngược lại các triệu chứng lâm sàng nặng dần
lên là báo hiệu diễn biến xấu, thường gặp ít trong viêm gan kịch phát.
Lách to thường chỉ gặp trong 10 - 20% các trường hợp [7], [54], [63].
Hạch ngoại biên phì đại, dấu sao mạch, dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa,
cổ trướng rất ít gặp trong thể cấp thơng thường.
Cuối giai đoạn hoàng đảm, bệnh nhân xuất hiện cơn đa niệu, phân có
màu vàng trở lại, báo hiệu diễn biến bệnh tốt, chuyển sang thời kỳ hồi phục.
* Các xét nghiệm sinh hoá: được biểu hiện bằng các hội chứng sau
- Hội chứng ứ mật
Biểu hiện bằng bilirubin máu tăng, chủ yếu là bilirubin toàn phần và trực
tiếp. Nồng độ bilirubin máu trong viêm gan virus thông thường thường dao
động trong khoảng 85 - 340µmol/l (5 - 20mg/dl). Nồng độ bilirubin tăng trên
340µmol/l và kéo dài có giá trị tiên lượng bệnh nặng [5], [63]. Bilirubin huyết

thanh tăng khi có ứ mật [60], [77].
- Hội chứng huỷ hoại tế bào gan
Xét nghiệm AST, ALT bình thường trong máu khoảng 1,3 - 1,5µmol/l (< 40U/L).
Thời gian bán huỷ là 48 giờ đối với AST và 18 giờ đối với ALT. Hai enzym
này đặc biệt tăng cao trong viêm gan virus, thường gấp 5 - 10 lần trị số bình
thường mới có giá trị chẩn đốn viêm gan cấp. Trong một số bệnh có huỷ
hoại tế bào gan như ung thư gan, xơ gan tiến triển, ứ mật lâu ngày có kèm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

theo viêm đường mật nhỏ trong gan, thiếu oxy ở gan do suy tim đều có thể
làm enzym transaminase cao lên. Nhưng những trường hợp này ít khi
transaminase tăng gấp 5 - 10 lần so với trị số bình thường [24], [84].
Ở bệnh lý gan do rượu sự thay đổi transaminase có khác hơn. Đây là các
enzym nội bào giúp cho sự chuyển vận những nhóm amin của acid amin sang
những acid cetonic tạo nên mối liên hệ giữa sự chuyển hoá protid và lipid. Cụ
thể, 2 enzym tham gia chuyển vận amino acid aspartate (AST) và alanin
(ALT) thành ketoglutaric acid [13], [61].
Trong huyết tương, lượng transaminase ổn định; khi có tổn thương hoại
tử hoặc khi tăng tính thấm màng tế bào ở tổ chức, các enzym này đổ vào máu
nhiều gây tăng nồng độ trong máu [13]. Nồng độ transaminase huyết thanh
hiếm khi tăng quá 500U/L. Khi transaminase tăng quá cao cần xem xét liệu có
ngộ độc thuốc hoặc nguyên nhân khác như virus... [65], [77].
- Hội chứng suy tế bào gan
Tỉ lệ prothrombin giảm có giá trị phản ánh mức độ suy tế bào gan nặng,

sự huỷ hoại ồ ạt tế bào gan; Do đó cho thấy tiên lượng xấu của bệnh [63].
Albumin là protein được tổng hợp chủ yếu ở gan, thời gian bán thải xấp
xỉ 21 ngày. Trong viêm gan virus albumin huyết thanh giảm làm giảm áp lực
keo, nếu nặng dẫn đến giữ nước, phù. Giảm albumin huyết thanh không đặc
hiệu cho bệnh lý gan rượu nhưng cho phép đánh giá tình trạng nặng cũng như
tính chất của loại bệnh lý. Theo James R.Burton (2001), giảm albumin huyết
thanh gợi ý một bệnh lý gan kéo dài trên 3 tuần [61].
- Hội chứng viêm
Các globulin trong huyết thanh tăng lên, đặc biệt là gamma globulin.
Sinh thiết gan thấy thâm nhiễm viêm, chủ yếu là các tế bào lympho, đơn nhân
to, tương bào ở tổ chức gan nhất là ở khoảng cửa và sự quá sản của những tế
bào Kuffer. Theo Vũ Bằng Đình [7], trong viêm gan virus cả ba loại globulin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

IgA, IgM, IgG đều tăng, tăng rõ rệt ở giai đoạn hoàng đảm và giảm xuống ở
thời kỳ sau hoàng đảm. Bệnh càng nặng, gamma globulin càng cao, albumin
càng thấp. Rối loạn chuyển hoá albumin cũng như sự mất cân bằng giữa
albumin và globulin là cơ sở cho các phản ứng Gros - Maclagan và tủa
thymol dương tính trong viêm gan virus.
- Sự thay đổi nồng độ enzyme gamma glutamyl transfease (GGT)
Ở người nghiện rượu GGT tăng khoảng 78 - 80% bệnh nhân [73]. Vì thế,
GGT huyết thanh được sử dụng rộng rãi để sàng lọc cho người nghiện rượu,
khi GGT huyết thanh tăng 5 - 7 lần bình thường [77].
1.2.1.4. Thời kỳ hồi sức

Giai đoạn này kéo dài trung bình 2 - 3 tháng, tính từ khi hết hồng đảm
cho tới khi khỏi hoàn toàn. Giai đoạn này kết thúc khi tất cả các triệu chứng
lâm sàng và các chỉ tiêu chức năng gan trở về bình thường.
1.2.2. Thể lâm sàng của viêm gan virus là viêm gan mạn
Viêm gan được coi là mạn khi men gan tăng liên tục trong 6 tháng [84].
Về mặt cơ thể bệnh, liên tục có sự hoại tử tế bào gan kèm theo sự thâm nhiễm
các tế bào viêm, nặng hay nhẹ tuỳ thuộc giai đoạn bệnh.
Trên lâm sàng có 2 loại viêm gan mạn: viêm gan mạn tính tồn tại và
viêm gan mạn tính hoạt động.
Đặc điểm lâm sàng thời kỳ này được nhiều tác giả thống nhất như sau
[24], [84]:
Viêm gan mạn tồn tại: dấu hiệu phổ biến nhất là đau hoặc tức nặng vùng hạ
sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, tiểu vàng khi gắng sức. Thăm khám thấy gan mật
độ thay đổi, bì chắc và sắc. Dấu hiệu sinh hố có thể tăng nhẹ, 90% các trường hợp
men gan khơng vượt quá 200 U/l [52]. Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết.
Viêm gan mạn hoạt động: dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi rất rõ rệt, nhất là
trong các đợt tiến triển, có đợt vàng da. Dấu hiệu thực thể: Gan to chắc, bờ
sắc, lách to trong 20% các trường hợp [24]. Dấu hiệu sinh hố dao động, men
gan có thể từ 100 – 1000 U/l. Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Nhìn chung viêm gan mạn trên lâm sàng khơng biểu hiện rầm rộ như
viêm gan cấp. Tuy nhiên, ngay ở một số bệnh nhân viêm gan mạn tồn tại,
transaminase có thể cao hơn 20 lần so với người bình thường [57]. Ngược lại,
một số bệnh nhân ở giai đoạn viêm gan virus cấp không biểu hiện triệu

chứng, bệnh diễn biến âm ỉ, dần dần trở thành viêm gan mạn. Do đó, nhiều
khi cần phải phân biệt giữa một viêm gan virus cấp và một viêm gan virus
mạn. Dù sinh thiết gan là phương tiện giúp chẩn đoán chắc chắn và hữu hiệu,
nhưng khơng phải có thể áp dụng dễ dàng, rộng rãi cho tất cả các bệnh nhân,
nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu các dấu hiệu
lâm sàng và cận lâm sàng có giá trị gợi ý phân biệt hai thể bệnh này là rất cần thiết.
1.2.3. Hậu quả lâu dài của viêm gan virus: xơ gan và ung thư gan
Xơ gan phát triển hoặc trực tiếp sau một viêm gan cấp hoặc sau tiến triển
của viêm gan mạn thể tấn công. Quá trình diễn biến có thể nhanh hay chậm
tuỳ từng trường hợp. Nhanh là 2 - 3 tháng, chậm là 2 - 3 năm [24].
Tỉ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân xơ gan tiến triển là 55% [58].
Phần lớn các bệnh nhân chết do suy gan nặng hoặc sau tiến triển thành ung
thư gan. Theo Nguyễn Văn Vân [32], 2/3 - 3/4 ung thư gan nguyên phát là
xuất hiện trên nền xơ gan.
1.3. Đại cƣơng về các yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ
gan, ung thƣ gan
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhưng ở nghiên cứu này chúng tôi
đề cập đến 3 yếu tố sau:
1.3.1. Rượu trong viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan
1.3.1.1. Định nghĩa nghiện rượu
Nghiện rượu là nguyên nhân thường gặp của các bệnh gan mạn tính.
- Theo TCYTTG, trong sách phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm
1992, định nghĩa: Người nghiện rượu là người ln có sự thèm muốn nên địi
hỏi thường xun uống rượu dẫn đến rối loạn nhân cách, thói quen, giảm khả
năng hoạt động lao động nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





13

Nhưng uống số lượng bao nhiêu và thời gian bao lâu thì ảnh hưởng đến
gan, gây ra các bệnh mạn tính. Đó là câu hỏi đã được nhiều tác giả trên thế
giới nghiên cứu. Theo James Crowford và Kewin Walsh thì lượng rượu ≥ 80g/ngày,
uống liên tục 7 - 10 năm sẽ gây ra bệnh gan mạn tính [67]. Theo Kevin Walsh
và Graeme Alexander lượng rượu là 40 đơn vị/tuần (tương đương khoảng
400g/tuần) sẽ gây bệnh gan mạn tính [67]. Theo Kurt và cộng sự một bệnh
nhân uống rượu điển hình bị bệnh gan mạn tính thì có lượng rượu tiêu thụ
hàng ngày lớn khoảng ½ lít [68]. Một số tác giả khác cũng nhận xét lượng
rượu tiêu thụ trong ngày từ 40 - 80g và uống liên tục trong 3 - 10 năm sẽ gây
bệnh gan mạn tính. Và bệnh sẽ phát triển nhanh mạnh hơn nếu có sự kết hợp
của các virus viêm gan nhất là virus viêm gan C [47], [67]. Các tác giả cho
rằng thời gian, số lượng rượu là yếu tố quan trọng để gây tổn thương gan, thời
gian tỉ lệ nghịch với số lượng rượu uống hàng ngày (uống ít trong thời gian
dài hoặc uống nhiều trong thời gian ngắn) [81].
- Tổn thương của gan do rượu gây ra là gan nhiễm mỡ, VGMT, XG,
UTG [37].
Gan bình thường
Rượu

90 - 100%
Gan nhiễm mỡ

10 - 35%
Viêm gan do rượu

8 - 20%
Xơ gan do rượu
5 - 15%


Ung thư gan
Sơ đồ 1.1: Tỉ lệ phần trăm ở những giai đoạn khác nhau
của bệnh gan do rượu [38]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

1.3.1.2. Sinh bệnh học của viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan do
rượu [68]
Gan nhiễm mỡ do rượu xảy ra ở đa số người uống rượu nhiều, nhưng có
thể hồi phục khi thơi uống rượu. Khi bị gan nhiễm mỡ: gan to, vàng, có mỡ và
rắn chắc. Tế bào gan bị phồng do các hốc đáy mỡ giống các túi lớn trong bào
tương đẩy nhân tế bào gan về phía màng tế bào. Mỡ tích luỹ trong gan do
người nghiện rượu là do sự phối hợp của oxy hoá acid béo bị tổn hại, tăng vận
chuyển và este hoá, acid béo để tạo thành triglycerid, giảm sinh tổng hợp
lipoprotein, bài tiết.
- Viêm gan do rượu khi gan bị nhiễm mỡ nếu tiếp tục đưa rượu vào cơ
thể các tế bào gan sẽ bị tổn thương. Hình thái học gồm có thối hố, hoại tử tế
bào gan. Thường có các tế bào căng phồng, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân, tế
bào lympho. Bạch cầu đa nhân bao quanh các tế bào gan bị tổn thương chứa
những thể Mallory hoặc thể trong do rượu. Đó là những đám chất bắt màu
eosin sẫm, ở xung quanh nhân tương ứng với các sợi trung gian đã tập kết lại.
Ancohol dehydrogenase
CH3CH2OH
Ethanol


CH3CHO
NAD+

NADH+ H+

Acetal dehyde

Sơ đồ 1.2: Sự chuyển hóa của rượu khi ở trong gan [68]
Chính chất Acetal dehyde có thể làm tổn thương hoặc làm chết tế bào
gan dẫn đến viêm gan do rượu.
- Xơ gan do rượu: nếu vẫn tiếp tục đưa rượu vào cơ thể thì các nguyên
bào sợi xuất hiện ở vùng tổ thương và kích thích tạo thành chất tạo keo. Các
vách ngăn giống màng da của tổ chức liên kết xuất hiện ở vùng xung quanh.
- Ung thư gan do rượu: khi sử dụng rượu nhiều và liên tục, lúc đó rượu
sẽ gây tổn thương tế bào gan từ từ, gây ức chế gen bằng cách gây đột biến,
biến đổi nhiễm sắc thể gây rối loạn phân chia sợi nhiễm sắc sẽ gây UTG.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

1.3.2. Virus B và C trong bệnh VGMT, XG, UTG
1.3.2.1. Viêm gan virus B ( HBV) [8], [25], [31], [48]
* Cấu trúc virus viêm gan B
HBV thuộc họ Hepadnaviridae, là một loại virus hướng gan (Hepato
tropic) có cấu trúc DNA, gây bệnh cho người và cũng có thể gây bệnh cho
một số lồi linh trưởng khác. Năm 1970 tìm thấy tiểu thể Dane (hay Virion)

hoàn chỉnh. Tiểu thể Dane như là một virus hồn chỉnh, đường kính khoảng
42 nm, hình dạng ổn định. Tiểu thể Dane có một nhân và một màng lọc Nhân chứa một vòng xoắn đơn DNA, có men DNA polymerase. Phần nhân
và kháng nguyên của nó được ký hiệu là HBcAg (Hepatitis B Core Antigen).
Lớp vỏ bọc bên ngồi, cấu tạo bởi lipoprotein có tính kháng nguyên đặc hiệu
là HBsAg. Virus này gây nhiễm một cách lặng lẽ mạn tính, dần dần dẫn tới
xơ gan và ung thư gan [62].
* Hệ thống kháng nguyên của HBV
- Kháng nguyên bề mặt của HBV: HBsAg (Hepatitis B surface antigen).
Cấu tạo bởi lớp vỏ bọc ngoài cùng của HBV, bản chất là lipoprotein. HBsAg
là dấu ấn đầu tiên của virus xuất hiện trong huyết thanh khoảng từ 2 - 6 tuần
trước khi có triệu chứng lâm sàng rồi giảm dần và biến mất sau 4 - 8 tuần sau.
Nếu HBsAg tồn tại trên 6 tháng là mang virus mạn tính. Trong viêm gan mạn
tính HBsAg tồn tại nhiều năm hoặc suốt đời. HBsAg có thể tìm thấy trong
máu, nước bọt, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và các dịch tiết khác của cơ thể.
- Kháng nguyên HBcAg: Kháng nguyên này chỉ có trong nhân của tế bào
gan, khơng xuất hiện trong huyết thanh, chỉ thấy khi làm sinh thiết gan.
HBcAg là kháng nguyên có cấu trúc của một phần Lucleo capsid. Khi có
HBcAg dương tính trong tế bào gan thì ln có HBsAg dương tính. Trong
viêm gan mạn tính tấn công thường thấy HBcAg trong nhân tế bào gan và
HBsAg trên màng tế bào gan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

- Kháng nguyên HBeAg (Hepatitis B"e" Antigen): Nó được tổng hợp
vượt trội qua giai đoạn nhân đôi của virrus. Xuất hiện trong huyết thanh sau

HBsAg - HBeAg tồn tại tự do trong huyết thanh, nó thể hiện mức độ lây
nhiễm cao khi huyết thanh có HBsAg (+). Kháng nguyên đặc hiệu cho HBV
vì người ta chỉ phát hiện nó trong huyết thanh người bệnh có HBsAg (+).
HBeAg kéo dài trên 4 tuần là dấu hiệu của khả năng diễn biến mạn tính của
viêm gan cấp.
* Hệ thống kháng thể của HBV [8],[24], [56]
- Kháng thể Anti HBs: là kháng thể kháng HBsAg, xuất hiện muộn trong
thời kỳ bình phục của bệnh. Kháng thể xuất hiện trong máu khoảng 2 - 16
tuần sau khi HBsAg biến mất. Sự có mặt của Anti HBs mà sự biến mất của
HBsAg chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch với viêm gan. Trong viêm gan mạn
tính mà HBsAg tồn tại kéo dài thường khơng thấy Anti HBs. Nó được dùng
để xác định sự nhiễm HBV trong quá khứ.
- Kháng thể anti HBc: là kháng thể kháng kháng nguyên nhân, thường
xuất hiện sớm, tồn tại nhiều năm, có khi suốt đời. Anti HBc khơng có tác
dụng bảo vệ chống tái nhiễm HBV.
- Kháng thể Anti HBe: xuất hiện ở thời kỳ bình phục trước khi HBsAg
biến mất, khi có Anti HBe xuất hiện là dấu hiệu của thuyên giảm, sau đó
HBsAg giảm dần xuống. Nó cũng chứng tỏ tình trạng nhiễm HBV trong quá khứ.
* Chuyển đổi huyết thanh ở người nhiễm HBV
Vi rút viêm gan B sống gửi ở tế bào gan, nhưng HBsAg có mặt trong hầu
hết các dịch cơ thể, trong máu. Diễn biến của HBsAg trong huyết thanh khác
nhau ở bệnh nhân nhiễm HBV cấp, mạn tính, người lành mang trùng.
- Diễn biến huyết thanh ở bệnh nhân mang viêm gan cấp: thời kỳ ủ bệnh
kéo dài 50 - 180 ngày, chia 3 thời kỳ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





17

+ Thời kỳ nhiễm cấp: trong huyết thanh có thể có HBsAg, Anti - HBc,
anti - HBe.
+ Thời kỳ hồi phục: xuất hiện Anti-HBs, Anti-HBc-IgG, HBsAg sẽ biến mất.
+ Bệnh nhân khỏi hồn tồn thì chỉ cịn Anti-HBs, Anti-HBc trong huyết thanh.
- Diễn biến huyết thanh ở bệnh nhân viêm gan virus mạn: trong huyết
thanh có thể có các dấu ấn miễn dịch HBsAg, HBcAg, Anti-HBc tồn tại kéo dài.
- Diễn biến huyết thanh ở người lành mang kháng nguyên HBsAg kéo dài.
Trong huyết thanh có HBsAg, khơng có biểu hiện lâm sàng nhưng có
khả năng lây bệnh cho người khác.
* Tình hình nhiễm HBV trên thế giới và ở Việt Nam
Theo thống kê gần đây nhất của TCYTTG (1998). Hiện nay tồn thế giới
có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B, trong đó có khoảng 280 triệu
người trở thành VGMT, XG, UTG khá cao [31].
Dựa vào tỉ lệ HBsAg và Anti- HBs ở các quần thể dân cư, TCYTTG chia
ra 3 khu vực:
+ Khu vực lưu hành cao viêm gan virus B: tỉ lệ HBsAg (+) > 10%, Anti HBs 70 - 90%, gồm: Châu Á, Trung Quốc, một số nước châu Phi.
+ Khu vực lưu hành trung bình: tỉ lệ HBsAg (+) 2 - 8%, Anti - HBs 20 - 25%,
gồm: Đông Âu, Trung Đông, Nhật.
+ Khu vực lưu hành thấp viêm gan B: tỉ lệ HBsAg < 2%, Anti - HBs 4 - 6%,
gồm: Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia.
Theo Sheilla Sherlock và James Dooley tỉ lệ nhiễm HBsAg là [75], [76]:
0,2% ở Anh, Mỹ, Scandinavia; 3,0% ở Hy Lạp và Nam Italy; 10 - 15% ở
Châu Phi và miền xa của các nước Đông Âu. Ở một vài cộng đồng sống cách
ly tỉ lệ người mang HBsAg rất cao: 45%, ở Alaska Eskimos: 85% ở thổ dân
Châu Úc. Ở Đài Loan [46]: 8,2%; Brazin (1994), Pakistan [66]: 68,1% và
4,8%. Cũng theo Sheila và James thì tỉ lệ người mang HBsAg ở những người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





18

cho máu là khác nhau ở các quốc gia [75], [76]. Anh Quốc (UK): 0,1%;
Mỹ(USA): 0,1%; Pháp: 0,5%; Nam Italy: 3,0%; Nam Phi: 11,3%; Nhật:
3,0%; Đài Loan: 15,0%; Singapo: 15,0%; Hồng Kông: 15,0%.
Việt Nam là nước thuộc khu vực lưu hành cao của HBV, tỉ lệ nhiễm
HBV trên toàn quốc dao động từ 10 - 20% [18], [31]. Theo Phan Thị Phi Phi
tỉ lệ này là 14% [23]. Theo thống kê của Lã Thị Nhẫn tỉ lệ mang HBsAg ở
người bình thường ở miền Nam là 13 - 25% [21]. Theo Nguyễn Thu Vân theo
dõi trên một số người khám tuyển đi nước ngoài thấy tỉ lệ này là 24,47%.
Theo thống kê của một số tác giả tại viện huyết học truyền máu tỉ lệ HBsAg ở
người bình thường là 11% [10]. Ở Bệnh viện Việt Đức theo thống kê của
Nguyễn Thị Nga thì tỉ lệ HBsAg (+) ở người cho máu là 14,7% [20]. Theo Vũ
Bích Vân ở người tình nguyện cho máu tỉ lệ HBV dương tính là 0,88% [34].
Ở Huế theo Phạm Văn Lình và cộng sự thì tỉ lệ HBsAg + 16,8% [16].
1.3.2.2. Virus viêm gan C (HCV)
* Cấu trúc HCV [8]
HCV có đường kính khoảng 55 - 56nm thuộc nhóm virus có nhân RNA
họ Flavi virus.
Cấu trúc gồm 3 phần:
- Vỏ: gồm lớp lipid và các protein xuyên màng, protein này giúp cho
virus tiếp cận tế bào đích, đó là các protein chức năng.
- Nhân: gồm các protein được phosphoryl hố đó là protein làm nhiệm
vụ điều hồ và sao chép.
- Lõi: ARN sợi đơi cấu trúc 9400 nucleotid và các men lão hoá (gen C,
E1,E2,NS1) giúp mã hố các hạt của virus.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×