Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở việt nam hiện nay 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.26 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỒ THỊ PHƢƠNG MAI

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬT TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỒ THỊ PHƢƠNG MAI

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-L
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hoài Phương

HÀ NỘI, 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu trong Khóa
luận được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh
bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các cơng trình nghiên
cứu đã được cơng bố, các website.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2020
Người thực hiện Khóa luận

HỒ THỊ PHƢƠNG MAI

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn người đã hướng dẫn tơi là TS.
Nguyễn Thị Hồi Phương, cơ đã tận tình hướng dẫn và cho tơi những nhận
xét, góp ý những sai sót của tơi trong q trình hồn thành Khóa luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy cho tơi trong quá trình học tập.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu
sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cơ để bài
Khóa luận của tơi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2020
Người thực hiện Khóa luận

HỒ THỊ PHƢƠNG MAI

ii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Luật HN&GĐ năm 2014

: Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014

2. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP

: Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày
28/01/2015 của Chính phủ quy định
về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và điều kiện mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo

3. BLHS năm 2015

: Bộ luật Hình sự năm 2015

4. TTTON

: Thụ tinh trong ống nghiệm

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MANG THAI HỘ .......... 6
1.1. Khái niệm chung về mang thai hộ ............................................................. 6
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến “mang thai hộ” ......................................... 6
1.1.2. Phân loại các hình thức mang thai hộ ..................................................... 8
1.2. Cở sở lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực mang thai hộ ....................... 10
1.2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 10
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 12
1.3. Ý nghĩa của hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .................... 13
1.3.1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp đảm bảo quyền con người ... 13
1.3.2. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang giá trị nhân văn sâu sắc ..... 14
1.3.3. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là kết quả ứng dụng thành công
thành tựu khoa học kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của lĩnh vực y học . 14
1.3.4. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp duy trì nịi giống .................. 15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 17
2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ................... 17
2.1.1. Quy định pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ của một số quốc gia
trên thế giới ..................................................................................................... 17
2.1.2. Lịch sử hình thành phát triển pháp luật mang thai hộ ở Việt Nam....... 23
2.1.3. Nội dung pháp luật mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay ...................... 25
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong
lĩnh vực mang thai hộ ...................................................................................... 46
2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng
iv


mang thai hộ ở Việt Nam trước khi có Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 .. 46
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật và nguyên nhân dẫn đến thực trạng
mang thai hộ ở Việt Nam khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu

lực cho đến nay ............................................................................................... 49
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH
VỰC MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................. 61
3.1. Giải pháp đơn giản hóa q trình hồn thiện hồ sơ “mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo”................................................................................................. 61
3.2. Giải pháp giúp các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể đáp ứng đủ
“điều kiện mang thai hộ vì mục đích mang thai hộ”....................................... 63
3.4. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về “mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo” trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan .................. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70

v


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay, tình trạng vơ sinh ở cả nam giới và nữ giới ngày càng nhiều
do các yếu tố tác động như bệnh lý, căng thẳng kéo dài, do mơi trường, thói
quen sinh hoạt, vệ sinh an tồn thực phẩm… Theo nghiên cứu trên toàn quốc
do Bệnh viện Phụ sản trung ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 08 tỉnh - đại diện cho 08 vùng
sinh thái ở nước ta - cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng Việt
Nam bị vô sinh [9]. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều tiến bộ trong
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã ra đời đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh và
phụ nữ độc thân có thể có con, đáp ứng niềm mong mỏi tha thiết của họ. Các
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể giải quyết được tình trạng vơ sinh của phụ nữ
và nam. Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ khơng có khả năng mang thai
hoặc sinh con thì kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cụ thể là phương pháp TTTON có

thể giúp họ có được đứa con chung huyết thống nhưng chỉ trong trường hợp
pháp luật cho phép mang thai hộ.
Khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày
12/02/2003 quy định về sinh con bằng phương pháp khoa học, tức là, pháp
luật cho phép thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để giúp các cặp vợ chồng
vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân có thể có con, nhưng lại nghiêm cấm kỹ
thuật này thực hiện cho người phụ nữ khơng có khả năng mang thai hoặc sinh
con dù độc thân hay là người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh trong việc mang
thai hộ. Điều này đã khiến cho việc mang thai hộ dễ bị thương mại hóa, các
dịch vụ mang thai hộ càng diễn ra “sôi động” và tinh vi hơn vì họ nắm được
tâm lý khát khao có được đứa con máu mủ của những người này. Quá trình
mang thai hộ có rất nhiều rủi ro dễ xảy ra tranh chấp cũng như vấn đề pháp lý
liên quan đến đứa trẻ sinh ra trong trường hợp này. Để có cơ sở quản lý xã hội
cũng như ổn định các vấn đề liên quan đến dân số, đảm bảo các quyền cơ bản
1


của con người, pháp luật đã thừa nhận mang thai hộ nhưng phải vì mục đích
nhân đạo và nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Quốc hội đã thơng qua Luật HN&GĐ năm 2014, có hiệu lực ngày
01/01/2015, cùng với đó là Nghị định số 10/2015/NĐ-CP để hướng dẫn thi
hành. Trong đó, pháp luật vẫn tiếp tục ghi nhận hai kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là
thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật TTTON, tuy nhiên kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
được thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cịn Nghị định
10/2015/NĐ-CP thì quy định chi tiết về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và
điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận và cho phép mang thai hộ, do
đó, việc nghiên cứu và làm rõ hơn pháp luật mang thai hộ là điều cần thiết
nên em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ
ở Việt Nam hiện nay” cho khố luận tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mang thai hộ là một vấn đề không mới và đã xuất hiện khá lâu
trong xã hội. Tuy nhiên, thời điểm trước kia do không được pháp luật thừa
nhận và cho phép nên việc mang thai hộ bị biến tướng và được thực hiện trái
pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau. Pháp luật ln điều chỉnh và thay
đổi để phù hợp với thực tế đời sống, sự phát triển của y học thế giới và quan
trọng là đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của con người. Do đó, Quốc hội
thơng qua Luật HN&GĐ năm 2014, ban hành Nghị định số 10/2015/NĐ-CP.
Ngay khi có dự thảo luật sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000 thì sức nóng của
vấn đề mang thai hộ nhanh chóng được cập nhập trên các phương tiện truyền
thông, báo đài, tin tức thời sự, có thể kể đến như: “Mang thai hộ: nên cho
phép để kiểm soát tốt” trên báo phunuonline.com.vn ngày 17/8/2013; “ Đưa
mang thai hộ vào luật” trên duthaoonline.quochoi.vn; “Chính thức cho phép
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” trên báo ngày
19/06/2014; “Luật cho phép mang thai hộ, tình trạng đẻ th cịn diễn ra?”
trên trang web ngày 12/07/2014; “Mang thai
2


hộ: Cửa đã mở, nhưng mới hé ?” trên trang web ngày
30/12/2014; “Mang thai hộ: Có luật nhưng vẫn khó khăn” trên Báo tuổi trẻ
online ngày 13/05/2015… Điểm chung của các bài viết này đều nêu lên thực
trạng thực hiện pháp luật của hoạt động mang thai hộ , gợi mở vấn đề, nêu ra
một số hạn chế của pháp luật, đánh giá sơ bộ mang tính chất thơng báo về quy
định mới của pháp luật tuy chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá để
làm rõ hơn về những quy định mà pháp luật đưa ra.
Về cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực mang thai hộ
chủ yếu đến từ các bài viết trên tạp chí chuyên ngành và luận văn thạc sĩ, tiêu
biểu như:
- Tạp chí Luật học: “Pháp Luật về mang thai hộ ở Việt Nam” của PGS.

TS Nguyễn Văn Cừ (2016);
- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật: “Một số bất cập trong các quy định
về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014” của tác giả Nguyễn Huy Cường (2016);
- Nội san Y học sinh sản: “Mang thai hộ - Những điều cần biết” của
ThS. Hồ Mạnh Tường (2014);
- Luận văn Thạc sĩ: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mang thai
hộ” của tác giả Bùi Quỳnh Hoa (2014), Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Luận văn Thạc sĩ: “Mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014” của tác giả Phạm Thị Hương Giang (2015), Khoa Luật - ĐHQG
Hà Nội.
Ngồi ra, cịn có các bài bình luận khoa học được đăn tải trên Internet.
Tất cả, đã giúp vấn đề mang thai hộ được khái quát, mở rộng hơn theo nhiều
góc nhìn khác nhau và nhiều vấn đề liên quan được nêu ra. Qua các góc nhìn
đó, nghiên cứu “Hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam
hiện nay” này sẽ tổng hợp, chỉ ra những vướng mắc còn tồn động và kiến
nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ.
3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về mang thai
hộ như: khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của mang thai hộ; cơ sở của
việc pháp luật quy định mang thai hộ; nội dung các quy định của Luật
HN&GĐ năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về mang
thai hộ và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là về các vấn đề trong lĩnh vực mang
thai hộ trên các phương diện như lý luận khoa học, lịch sử hình thành, pháp
luật về mang thai hộ và thực tiễn áp dụng pháp luật mang thai hộ từ trước và
sau khi hoạt động mang thai hộ được luật hóa vào năm 2014 trên lãnh thổ

Việt Nam. Song, trọng tâm nghiên cứu khóa luận này là thực trạng áp dụng
pháp luật về mang thai hộ để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp
luật trong lĩnh vực này. Ngồi ra, phạm vi đề tài cịn được mở rộng khi nghiên
cứu pháp luật về mang thai hộ ở một số quốc gia tiêu biểu để đối chiếu với
lịch sử hình thành và pháp luật về mang thai hộ Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp chung của khoa học xã
hội và các phương pháp đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các
phương pháp chủ yếu bao gồm:
- Phương pháp phân tích quy phạm: phương pháp này được sử dụng
chủ yếu để tìm hiểu các quy định của pháp luật, cũng như các vụ việc liên
quan tới xác định ngữ nghĩa của quy phạm pháp luật, tính hợp lý khi áp dụng.
- Phương pháp phân tích lịch sử: phương pháp này dùng để sử dụng
nhằm khái quát quá trình hình thành chế định mang thai hộ ở Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như quy nạp,
liệt kê, tổng hợp,… để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
a. Mục đích nghiên cứu
4


Khóa luận nghiên cứu phân tích, làm rõ nội dung quy định về mang
thai hộ trong Luật HN&GĐ năm 2014, chỉ ra thực trạng pháp luật và nguyên
nhân dẫn đến thực trạng pháp luật khi những quy định về mang thai hộ được
áp dụng vào trong cuộc sống. Từ đó, kiến nghị giải pháp khắc phục.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu
được xác định như sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về mang thai hộ
như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở của mang thai hộ; Phân tích, đánh giá những

quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 về mang thai hộ; Thực trạng
pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị giải pháp hoàn
thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi các phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về mang thai hộ.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt
Nam hiện nay.

5


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MANG THAI HỘ
1.1. Khái niệm chung về mang thai hộ
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến “mang thai hộ”
 “Mang thai hộ” dưới góc nhìn xã hội (chưa có Luật HN&GĐ năm
2014)
Ở Việt Nam, trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành thì các
khái niệm “mang thai hộ”, “chửa hộ”, “đẻ thuê” thường bị đánh đồng với
nhau, nội dung và ý nghĩa của chúng khơng có sự tách biệt nhất định. Và phần
đông mọi người hiểu “mang thai hộ” giống “đẻ thuê” là khi người đàn ông
(người chồng) quan hệ trực tiếp, không sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản với
một người phụ nữ (không phải là vợ) đến khi người phụ nữ này có thai và
sinh con. Trong trường hợp này đứa trẻ sinh ra bằng tinh trùng của người đàn
ơng (người chồng) và nỗn của người phụ nữ (khơng phải là vợ). Cách hiểu
này đã làm cho ý nghĩa của việc “mang thai hộ” trở nên sai lệch, trái với
thuần phong mỹ tục và đi ngược lại với giá trị con người.

 “Mang thai hộ” dưới góc nhận định của các chuyên gia
Theo ThS.BS Hồ Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di
truyền và Sức khỏe sinh sản, Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết: “Mang thai
hộ là phương pháp giải quyết vấn đề khơng thể có con ở người phụ nữ do tử
cung nên cần nhờ đến tử cung của người khác. Đến nay, kỹ thuật này đã được
thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng nó đang là vấn đề gây tranh
cãi giữa các trường phái tư tưởng, văn hóa khác nhau”.[34]
Theo Tiến sĩ Luật học Nguyễn Văn Cừ, Phó giáo sư Trường Đại học
Luật Hà Nội, trong bài viết “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam” đăng trên
Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016, số 6 có đề
cập:“Thuật ngữ “mang thai hộ” được định nghĩa là phương pháp hỗ trợ sinh
sản áp dụng khi người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã
6


thực hiện kí thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh
trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung
của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Vì vậy, người mang thai hộ khơng có liên quan về di truyền với đứa trẻ mà
mình ni dưỡng trong cơ thể và sinh ra đứa trẻ đó”.[26, tr.11]
Trong bài viết “Một số vấn đề về thực hiện quy định của pháp luật hiện
hành về mang thai hộ ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Nghề luật, Học viện Tư
pháp, 2016, số 2, ThS. Trần Đức Thắng có nêu quan điểm của mình như
sau:“Mang thai hộ là một thỏa thuận dân sự hình thành trên cơ sở tự nguyện.
Thỏa thuận mang thai hộ được xác lập giữa một cặp vợ chồng và người mang
thai hộ, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên”.[35, tr.58]
 “Mang thai hộ” dưới góc độ pháp lý
Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 đưa ra khái niệm: “Mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, khơng vì mục đích
thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang

thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy
noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống
nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để
người này mang thai và sinh con”.
Khi pháp luật thừa nhận việc mang thai hộ và định nghĩa rõ ràng nội
hàm của mang thai hộ thì khái niệm mang thai hộ đã tách biệt và có nội dung
hồn tồn khác với “đẻ thuê”, “đẻ mướn”. Tức là, mang thai hộ bắt buộc phải
là trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng trong cặp vợ chồng hiếm
muộn, sau khi được TTTON thành phơi thì cấy vào tử cung của người mang
thai hộ, khác hoàn toàn với việc đẻ thuê là người đẻ thuê giao phối trực tiếp
với người chồng và không sử dụng bất kỳ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào. Đây
chính là sự khác biệt cơ bản giữa “mang thai hộ” và “đẻ thuê”.
Khái niệm “mang thai hộ” dưới góc nhìn của các chun gia dù là trong
lĩnh vực y tế hay luật học thì đều có tính chất chun mơn cao, dẫn đến khó
7


hiểu cho người đọc. Đối với khái niệm “mang thai hộ” trong Luật HN&GĐ
năm 2014 đưa ra không chỉ cụ thể, hoàn chỉnh và dễ tiếp nhận cho người đọc
mà còn thể hiện rõ nội dung mà pháp luật cho phép khi thực hiện hoạt động
mang thai hộ, đó là:
- Thứ nhất, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, người phụ nữ tự
nguyện mang thai hộ cho cặp vợ chồng vơ sinh khơng vì các giá trị vật chất,
tiền bạc hay yếu tố kinh tế nào khác.
- Thứ hai, phương pháp thực hiện mang thai hộ là kỹ thuật TTTON, tức
là việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong
ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ nhờ mang thai hộ để
người này mang thai và sinh con.
- Thứ ba, đối tượng được phép nhờ mang thai hộ phải là cặp vợ chồng
hiếm muộn và mục đích của hoạt động mang thai hộ là mang tính nhân đạo,

dành cho người phụ nữ khơng thể tự mình sinh con. Phụ nữ độc thân có thể
xin tinh trùng và TTTON để có đứa con cùng huyết thống, tuy nhiên, pháp
luật khơng thừa nhận phụ nữ độc thân khơng có khả năng mang thai và sinh
con được nhờ mang thai hộ.
1.1.2. Phân loại các hình thức mang thai hộ
Hội thảo Tư pháp Quốc tế Hague (HCCH) được tổ chức tại Hà Lan vào
năm 2012 rút ra kết luận: Các thiết chế trên thế giới quy định về hoạt động
“mang thai hộ” đang được chia ra làm bốn nhóm: Nhóm nước chưa có quy
định; nhóm nước phản đối; nhóm nước cho phép vì mục đích nhân đạo và
nhóm các nước chấp thuận thương mại hóa [41]. Các quốc gia đã hợp pháp
hóa việc mang thai hộ lại được chia ra làm hai nhóm nước: Mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Trong Luật HN&GĐ năm 2014 tại khoản 23 Điều 3 cũng phân ra hai
hình thức là “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” và “mang thai hộ vì mục
đích thương mại”. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hoạt động
này dưới góc độ nhân đạo. Cụ thể như sau:
8


a. Mang thai vì mục đích thƣơng mại
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là khi người phụ nữ chấp nhận
mang thai cho bên thuê mang thai hộ rồi sinh con, sau khi trao đứa con lại cho
bên nhờ mang thai hộ. Người phụ nữ sẽ được bên nhờ mang thai hộ trả cho
một khoản tiền hoặc sẽ đáp ứng bằng một lợi ích nào đó mà hai bên đã thỏa
thuận trước đó.
Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Việc mang thai hộ phải được
tuân thủ chặt chẽ quy định tại các điều khoản của Luật HN&GĐ năm 2014 và
Nghị định 10/2015/NĐ-CP.
Khoản 23 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra khái niệm mang thai hộ

vì mục đích thương mại như sau: “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc
một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản để được hưởng lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích khác”. Khái niệm này đầy
đủ và hoàn toàn đúng theo cách hiểu về việc thương mại hóa mang thai hộ ở một
số quốc gia trên thế giới. Ở các quốc gia đó mang thai hộ giống như một dịch vụ
tự do trao đổi giữa các bên với sự có “cầu” ắt có “cung”.
Có thể thấy, việc mang thai hộ vì mục đích thương mại chính là một
loại hợp đồng đẻ thuê. Sau khi giao kết hợp đồng, hai bên phải thực hiện đúng
quyền và nghĩa vụ của mình theo bản hợp đồng đó. Bản hợp đồng này là hợp
đồng công việc cần làm với đối tượng trao đổi là đứa trẻ và lợi ích. Vơ hình
chung, bản hợp đồng đã khiến đứa trẻ trở thành hàng hóa có thể trao đổi. Điều
này vi phạm quyền con người và việc trao đổi theo hợp đồng giống như việc
mua bán trẻ con vi phạm luật quốc tế. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam
khơng cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, khơng
ít trường hợp lợi dụng việc mang thai hộ để hưởng lợi về kinh tế, trái mục
đích mà nhà nước hướng tới khi cho phép mang thai hộ. Thực tế cho thấy,
việc mang thai hộ vì mục đích thương mại vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu dù vi
phạm pháp luật và vấn đề đạo đức xã hội.
9


b. Mang thai vì mục đích nhân đạo
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là khi người vợ, vì lý do sức khỏe,
bệnh lý mà không thể mang thai nhưng có trứng; tham gia vào quan hệ mang
thai hộ với mong muốn được làm mẹ và người phụ nữ được nhờ mang thai
hoàn toàn tự nguyện để giúp đỡ người vợ thực hiện chức năng làm mẹ, tất
nhiên có hoặc khơng có bồi dưỡng trong q trình mang thai nhưng tuyệt
nhiên khơng vì mục đích kiếm lợi.
Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra khái niệm “Mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo” (như đã trình bày ở phần trên). Tuy nhiên,

Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định rất rõ các điều kiện mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo đối với các bên tham gia thoả thuận mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo, cũng như các thủ tục pháp lý trong quá trình làm hồ sơ xin xét
duyệt mang thai hộ.
Pháp luật cho phép “mang thai hộ” đối với một số đối tượng đủ điều
kiện để bảo đảm quyền làm cha, làm mẹ chính đáng của những cặp vợ chồng
vô sinh và người mang thai hộ khơng vì mục đích lợi nhuận. Bản chất “mang
thai hộ” là hết sức nhân văn vì là sự giúp đỡ của một người phụ nữ này đối
với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ. Việc mang thai và sinh nở
cũng là việc làm có ý nghĩa nhằm duy trì nịi giống, gắn kết và giữ gìn hạnh
phúc mỗi gia đình, bởi vì con cái là động lực để cha mẹ chúng làm việc tốt
hơn, sống có trách nhiệm hơn, góp phần vào sự ổn định, phồn vinh của xã hội.
Có thể đánh giá quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
trong Luật HN&GĐ năm 2014 là bước tiến bộ vượt bậc trong tư duy làm luật,
trong nhận thức về việc cho phép ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
lĩnh vực sản khoa nói riêng và trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bảo
đảm quyền dân sự, hơn nhân và gia đình của cá nhân nói chung.
1.2. Cở sở lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực mang thai hộ
1.2.1. Cơ sở lý luận
Thứ nhất, về mặt khoa học kỹ thuật, mang thai hộ được thực hiện trên
cơ bản là kỹ thuật TTTON thông thường, nên không phức tạp về mặt kỹ
10


thuật. Người vợ trong cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ mang thai hộ sẽ được
kích thích buồng trứng, theo dõi và chọc hút noãn. Noãn sẽ được thụ tinh với
tinh trùng người chồng để tạo phơi. Phơi có thể được chuyển vào tử cung
người mang thai hộ đã được chuẩn bị bằng nội tiết hoặc phôi sẽ được đông
lạnh và sẽ được rã đông và cấy vào tử cung người nhận mang thai hộ vào thời
điểm thích hợp. Người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải đảm

bảo có đủ tinh trùng để TTTON và người vợ phải có dự trữ buồng trứng đủ để
cho việc thực hiện TTTON. [9]
Năm 2011, với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu về di truyền và sức
khỏe sinh sản (khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Việt Nam
trở thành một trong bốn trung tâm đào tạo về hỗ trợ sinh sản lớn nhất của
Châu Á (cùng với Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc) và hiện mỗi năm tiếp nhận
đào tạo, huấn luyện đào tạo cho nhiều bác sỹ nước ngồi [2, tr.16]. Hiện nay
cả nước có 21 cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được Bộ
Y tế ra quyết định cơng nhận, trong đó có 05 cơ sở trên cả nước được phép
thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng
Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung
ương và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế [19]. Mặt khác, chi phí một ca
TTTON ở Việt Nam chỉ bằng 1/4 hoặc 1/3 với khu vực và 1/6 -1/8 so với Mỹ,
cụ thể chi phí để điều trị TTTON (thủ thuật và thuốc) ở Việt Nam khoảng
2.000-3.000 USD trong khi ở những nước trong khu vực dao động từ 8.00012.000 USD. [39]
Mang thai hộ cũng được coi là một trong những phương pháp hỗ trợ
sinh sản dành cho cặp vợ chồng hiếm muộn. Kỹ thuật chính cần dùng trong
mang thai hộ là kỹ thuật TTTON, đây là kỹ thuật về y tế địi hỏi cơng nghệ và
kỹ thuật cao mà Việt Nam đã có các trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện phụ
sản hồn tồn có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật TTTON và mang thai hộ để
thực hiện với chi phí hợp lý. Với đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực được
đào tạo mỗi năm, mang thai hộ hồn tồn có thể thực hiện được và chỉ còn
11


mang tính chất phức tạp trong mặt quan niệm và các thủ tục pháp lý, quyền
cũng như lợi ích của các bên liên quan.
Thứ hai, về mặt pháp lý, Luật HN&GĐ năm 2014 tạo ra cơ chế pháp lý
khá hoàn chỉnh cho việc mang thai hộ, cụ thể là từ Điều 93 đến Điều 100 về
Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Điều
kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo; Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Giải quyết
tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo và xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở khu vực Đông Nam Á ban hành
riêng Nghị định của Chính phủ quy định về sinh con theo phương pháp khoa
học (kỹ thuật hỗ trợ sinh sản). Nghị định số 10/2015/NĐ-CP và các văn bản
có liên quan đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp cho hoạt động tư vấn,
khám và điều trị của các cán bộ y tế tư vấn được thuận lợi; các cặp vợ chồng
vô sinh và phụ nữ đơn thân muốn mang thai có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa các quy định pháp lý về mang thai hộ
nhằm bảo đảm cơ chế, giải quyết hậu quả pháp lý của việc mang thai hộ; bảo
vệ quyền, lợi ích của trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ, bảo vệ bên mang
thai hộ và nhờ mang thai hộ. Nghị định cũng đã bao phủ được hầu hết các vấn
đề liên quan đến hỗ trợ sinh sản. Các quy định của Nghị định phù hợp với các
bằng chứng khoa học và pháp luật trong nước cũng như quốc tế.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Nhu cầu mang thai hộ trên thực tế là khá phổ biến. Việc pháp luật
khơng cho phép đẻ th/mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ dẫn đến tình
trạng bác sĩ tại Việt Nam không dám/và không được phép thực hiện vì sẽ là vi
phạm pháp luật. Những người có nhu cầu thì đi tìm những dịch vụ chui hoặc
12


ra nước ngoài để thực hiện mang thai hộ. Việc sử dụng những dịch vụ chui
vừa tốn kém, vừa trái pháp luật, vừa rủi ro mà quyền và lợi ích của người
mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ hay đứa trẻ cũng khơng được bảo đảm.

Khi có tranh chấp giữa các bên phát sinh trong dịch vụ chui, các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền bị động do khơng có cơ sở pháp lý để xử lý, vì đây là
hợp đồng không hợp pháp.
Các nguyên nhân gây vô sinh có nguyên nhân do tử cung người vợ bị
tật bẩm sinh hoặc do các bệnh lý khác khiến cho người phụ nữ không thể
mang thai được ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù, áp dụng phương pháp
sinh con theo phương pháp khoa học, người chồng có tinh trùng, người vợ có
nỗn nhưng họ cũng khơng thể có con được. Họ rất cần người mang thai hộ
để có thể có được chính những đứa trẻ do chính tinh trùng và nỗn của họ tạo
nên, đây là nhu cầu chính đáng và cần thiết. Hơn nữa, việc cho phép mang
thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn nhằm tạo điều kiện cho các cặp
vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con để thực hiện được
quyền làm cha, mẹ.
Nếu khơng được quy định trong luật thì do nhu cầu có con nên họ vẫn
thực hiện mang thai hộ và họ làm tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam (làm chui)
dẫn tới các hậu quả sẽ xảy ra: Tình trạng đẻ th (vì mục đích thương mại);
khơng đảm bảo an tồn sức khỏe, tính mạng cho đứa trẻ và người mang thai
hộ; quyền lợi của người mang thai hộ và quyền lợi của đứa trẻ sẽ không được
đảm bảo; phát sinh tranh chấp vì khơng có quy định chặt chẽ của pháp luật.
Do vậy, việc pháp luật cần ghi nhận, hợp pháp hố mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo là hết sức cần thiết.
1.3. Ý nghĩa của hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1.3.1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp đảm bảo quyền con người
Cơng nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc làm mang tính
nhân văn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người, đảm bảo cho con người
được hưởng các quyền dân sự cơ bản, quyền đảm bảo chất lượng sống, quyền
hôn nhân và mưu cầu hạnh phúc.
13



Quyền kết hơn, lập gia đình và bình đẳng trong hơn nhân thực chất bao
gồm một số quyền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những quyền này có
quan hệ mật thiết với quyền được hỗ trợ để bảo vệ gia đình, quyền của các bà
mẹ và trẻ em được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Hơn nữa, một trong những
nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm quyền dân
sự, hơn nhân và gia đình của cá nhân liên quan đến y tế, đó là nguyên tắc:
“Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện
kế hoạch hóa gia đình” (khoản 4 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014).
Việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thể được coi là
một việc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời thể hiện quyền được bình
đẳng và hạnh phúc của những người khơng thể có con với những người khác.
Điều này rất có ý nghĩa đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, vơ sinh.
1.3.2. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang giá trị nhân văn sâu sắc
Bản chất vốn có của mang thai hộ là vơ cùng nhân văn, bởi nó là sự
giúp đỡ của người phụ nữ này với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa
trẻ. Yếu tố huyết thống của một con người dù thế nào cũng không thay đổi
nên điều khiến một người phụ nữ khác sẵn sàng giúp đỡ để sinh con cho một
cặp vợ chồng được nhìn nhận như một hành vi nhân đạo cao cả. Pháp luật cho
phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của nó, tuy nhiên pháp luật ln đề
cao ý nghĩa cao cả đó bằng việc chỉ thừa nhận mang thai hộ trên phương diện
nhân đạo để tạo cơ hội được làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
mà người vợ không thể tự mình mang thai được.
1.3.3. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là kết quả ứng dụng thành công
thành tựu khoa học kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của lĩnh vực y học
Đứng dưới góc độ y tế có thể thấy rằng, phương pháp mang thai hộ là
giải pháp tốt cho những trường hợp vô sinh mà người phụ nữ không thể chữa
trị để tự mang thai. Và trong trường hợp này, đứa bé ra đời từ mang thai hộ
mang gien di truyền của người phụ nữ có trứng thụ tinh chứ không phải của
người mang thai. Nếu hiểu khái niệm huyết thống đồng nhất với khái niệm
14



gien di truyền (ADN) thì quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người phụ nữ
có trứng và đứa trẻ. Nếu chúng ta chấp nhận việc nuôi trẻ bằng sữa của người
phụ nữ khác khi người mẹ của đứa trẻ khơng có khả năng ni con bằng sữa
của chính mình thì chúng ta cũng nên chấp nhận việc mang thai hộ. Hai hiện
tượng này gần như đồng nhất với nhau, chỉ khác ở thời điểm là trước và sau
khi sinh.
Việc cấm mang thai hộ tại Việt Nam sẽ dẫn đến sự phân biệt về giàu
nghèo vì các cặp cha mẹ có điều kiện kinh tế có thể sang nước ngồi để thực
hiện phương pháp này. Hơn nữa, việc mang thai hộ được luật quy định sẽ bảo
đảm sự an toàn và quyền lợi cho các đối tượng tham gia, hạn chế các đường
dây bóc lột phụ nữ nghèo tại các nước đang phát triển. Luật HN&GĐ năm
2014, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP đã thiết lập một cơ chế kiểm tra sự đồng
thuận của người mang thai hộ (không bị sức ép tâm lý, kinh tế, gia đình; nhận
thức rõ ràng về các hậu quả của việc rời bỏ đứa trẻ sau khi sinh ra; hậu quả
với sức khỏe cá nhân và đời tư về sau; sự đồng thuận của người chồng của
người mang thai hộ….
1.3.4. Mang thai hộ vì mục đích nhân dạo giúp duy trì nịi giống
Duy trì nịi giống là quy luật tự nhiên của loài người từ xa xưa để phát
triển xã hội. Theo Ăngghen: “con người ta thay đổi hàng ngày cuộc sống của
mình, bắt đầu sản xuất ra những con người khác tức là tự tái sản xuất, đó là
quan hệ giữa đàn ơng và đàn bà, giữa cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [37,
tr21]. Nếu khơng có sản xuất và tái sản xuất, kể cả “tái sản xuất con người”
thì xã hội khơng phát triển, thậm chí khơng tồn tại được. Nhờ có mang thai hộ
mà chức năng duy trì nịi giống của các cặp vợ chồng hiếm muộn được đảm
bảo, đồng thời đáp ứng được nhu cầu sinh con cùng huyết thống, cùng mã gen
với bố mẹ. Yếu tố huyết thống không chỉ là cơ sở để xác định cha, mẹ, con
mà còn là cơ sở để xác định nguồn gốc, dịng họ, gia phả với những giá trị
văn hóa tinh thần, đạo đức và truyền thống của dòng họ gắn với mỗi con

người cụ thể. Đó cũng là lý do để các cặp vợ chồng hiếm muộn vẫn luôn khao
15


khát có đứa con mang dịng máu của mình và trường hợp người vợ không thể
mang thai và sinh con thì cách duy nhất chỉ có thể là thực hiện “mang thai
hộ”. Như vậy, một ý nghĩa nữa của mang thai hộ chính là đảm bảo khả năng
thực hiện chức năng cơ bản của gia đình – chức năng duy trì nịi giống.

16


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ
2.1.1. Quy định pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ của một số quốc gia
trên thế giới
Thời điểm ca mang thai hộ đầu tiên trên thế giới được xác định vào
năm 1979 tại Hoa Kỳ khi bác sĩ Richard M.Levin tiếp một cặp vợ chồng mà
người vợ khơng có khả năng sinh con. Khi đó, người vợ đã rất mong muốn có
một đứa con của chồng, dù bản thân bà không mang thai được. Biết được
nguyện vọng này, bác sĩ Levin đã nghĩ đến cách nhờ một phụ nữ khác mang
thai giúp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng. Tuy nhiên, để thực
hiện được ý định, ông Levin đã vấp phải các vấn đề pháp lý đối với việc mang
thai hộ này và mất chín tháng hợp tác với các luật sư, nghiên cứu luật của
bang và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn các khía cạnh pháp luật
phức tạp của mối quan hệ mang thai hộ (còn gọi là làm mẹ thuê, đẻ thuê). Các
khía cạnh này cũng được nghiên cứu kỹ, có sự tham khảo ý kiến của nhiều

chức sắc tôn giáo và nhà đạo đức học để đi đến một thỏa thuận không xúc
phạm đến giá trị đạo đức của cộng đồng.
Cuối cùng, một “hợp đồng”, còn gọi là “biên bản ghi nhớ” đã được
soạn thảo rất kín kẽ, bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh, người mẹ
mang thai hộ và cả đứa trẻ. Người mẹ mang thai hộ lần đầu tiên trên thế giới
đó đã được các thầy thuốc khám, tư vấn rất kỹ lưỡng về các vấn đề y tế sinh
sản cũng như được các nhà hoạt động pháp luật tư vấn về vấn đề pháp lý xoay
quanh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp mang thai hộ này.
Đến đầu năm 1980, theo thỏa thuận giữa người mẹ mang thai hộ và cặp vợ
chồng vô sinh, các bác sĩ đã tiến hành thụ tinh nhân tạo phôi thai bằng tinh
trùng của người chồng với noãn của người vợ và phôi thai được cấy vào
17


người phụ nữ mang thai hộ. Chín tháng sau, tại Lousville, người phụ nữ mang
thai hộ đã sinh hạ một bé trai và năm ngày sau đó, người phụ nữ mang thai hộ
đã trình diện trước Tịa án để chính thức chấm dứt những quyền liên quan đến
việc làm mẹ của mình và trao lại con cho người bố sinh học. Sau khi đã hoàn
tất các thủ tục về mối quan hệ pháp lý với đứa trẻ, cặp vợ chồng được tồn
quyền chăm sóc, ni dạy đứa trẻ. Đó là câu chuyện về trường hợp mang thai
hộ hợp pháp và có chuẩn bị kỹ lưỡng đầu tiên trên thế giới. [34, tr.6]
Đó là câu chuyện về trường hợp mang thai hộ hợp pháp và có chuẩn bị
kỹ lưỡng đầu tiên trên thế giới. Cũng từ đây, các quốc gia đã có sự ghi nhận
tuỳ mức độ khác nhau dưới góc độ luật pháp đến vấn đề mang thai hộ này.
Theo một khảo sát của Liên đoàn Sinh sản Thế giới về vấn đề mang thai hộ
được thực hiện vào năm 2013 tại 105 quốc gia, đã có 62 quốc gia phản hồi.
Trong đó, 19 quốc gia có quy định, luật mang thai hộ rõ ràng; 24 quốc gia
theo đạo Hồi và Thiên chúa giáo nghiêm cấm mang thai hộ; 14 quốc gia
khơng có quy định cụ thể nhưng cho phép thực hiện dựa trên các luật liên
quan. [13]

2.1.1.1. Các quốc gia chưa hợp pháp hóa mang thai hộ
a. Một số nƣớc ở châu Âu
Tại Pháp và Italy quy định cấm phụ nữ độc thân và các cặp vợ chồng
đồng tính nữ sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, TTTON và cấm mang
thai hộ. Do sự phát triển mạnh mẽ của giáo hội Công giáo tới pháp luật của
các quốc gia này, họ cho rằng đứa trẻ phải được sinh ra một cách tự nhiên, là
món quà của Thượng đế ban tặng, con người không thể tự tạo ra trẻ. Đồng
thời, kỹ thuật TTTON với việc hủy phôi đã đi ngược lại với quan điểm của
Giáo hội. Đạo luật số 94-653 năm 1994 (còn gọi là Luật đạo đức sinh học)
của Pháp cấm việc mang bầu và đẻ thuê. Bất kỳ thoả thuận "mang thai hộ"
nào dù mang tính thương mại hay không cũng là là bất hợp pháp.
Tại tỉnh Quebec, Canada cấm tất cả các thỏa thuận "mang thai hộ". Bộ
luật Dân sự Quebec làm cho tất cả các hợp đồng "mang thai hộ", cho dù
18


×