Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số qua thực tiễn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 116 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM CH TUYấN

BảO ĐảM QUYềN BìNH ĐẳNG CủA CáC DÂN TộC THIểU Số QUA THùC TIƠN TØNH PHó THä

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM CH TUYấN

BảO ĐảM QUYềN BìNH ĐẳNG CủA CáC DÂN TộC THIểU Số QUA THùC TIƠN TØNH PHó THä
Chun ngành: Pháp luật về Quyền con người
Mã số: 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẬU TUÂN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của cá
nhân tơi. Kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất


kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu trích dẫn bảo đảm tin cậy,
trung thực và chính xác. Bản thân tơi đã hồn thành tất cả các môn
học và chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Chí Tuyên


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ............................................................ 9
1.1.
Khái niệm ........................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm dân tộc ............................................................................... 9
1.1.2. Quan niệm về dân tộc thiểu số .......................................................... 10
1.1.3. Quyền bình đẳng ............................................................................... 12
1.1.4. Quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số ........................................ 14
1.2.
1.2.1.
1.2.2.

1.3.

Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc theo pháp luật
Việt Nam .......................................................................................... 16
Những đặc trưng cơ bản của DTTS ở Việt Nam .............................. 16
Bảo đảm quyền bình đẳng của các DTTS trong pháp luật Việt Nam ..... 18
Những tiêu chí cơ bản đánh giá việc bảo đảm quyền bình
đẳng của các dân tộc thiểu số......................................................... 23

Kinh nghiệm một số quốc gia bảo đảm quyền bình đẳng của
các dân tộc thiểu số ......................................................................... 25
1.4.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ......................................................... 25
1.4.2. Vương quốc Thái Lan ....................................................................... 28
1.4.3. Cộng hòa Malaisia ............................................................................ 29
1.4.4. Liên bang Myanmar .......................................................................... 31
Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 33
1.4.

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ......34
2.1.
Khái quát chung về tỉnh Phú Thọ ................................................. 34


2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ ....................... 34
Cơ cấu dân tộc của cư dân tỉnh Phú Thọ .......................................... 37

Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào Dân tộc
thiểu số ở Phú Thọ ............................................................................ 39

2.2.

Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số qua thực
tiễn tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 47
Chủ trương, chính sách của tỉnh Phú Thọ bảo đảm quyền bình
đẳng của các dân tộc ......................................................................... 47
Thành tựu bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc tỉnh Phú Thọ ....... 49

2.2.1.
2.2.2.

Những vấn đề đặt ra cho việc bảo đảm quyền bình đẳng của
các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ........................................... 78
Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 82
2.3.

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH
ĐẲNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ................................... 84
3.1.
Quan điểm bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số.... 84
3.1.1. Bối cảnh hiện nay.............................................................................. 84
3.1.2. Quan điểm ......................................................................................... 85
3.2.
Giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số...... 87
3.2.1. Giải pháp chung ................................................................................ 87
3.2.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................ 89
3.2.3. Một số giải pháp bổ trợ ................................................................... 102

Kết luận Chương 3 ...................................................................................... 105
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATK:

An toàn khu

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

DTTS:

Dân tộc thiểu số

ĐBKK:

Đặc biệt khó khăn

ĐCĐC:

Định canh, định cư

HĐND:

Hội đồng nhân dân


ICCPR:

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966
(International Covenant on Civil and Political Rights)

TTCXMN: Trung tâm cụm xã miền núi
UDHR:

Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người, 1948
(Universal Declaration of Human Rights)

UBND:

Uỷ ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay
thiểu số, trình độ văn hố cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…
quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong kinh tế,
chính trị, văn hố, xã hội.
Đây là cơ sở pháp lý chung để giải quyết các mối quan hệ dân tộc trên
thế giới, trong khu vực hay trong phạm vi một quốc gia. Bởi điều đó đã được
ghi nhận trong cơng pháp quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia. Bình đẳng

dân tộc cũng là kết quả đấu tranh của nhân dân lao động các nước. Sau Cách
mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam non trẻ ra đời, Hiến pháp
năm 1946 đã khẳng định ngun tắc bình đẳng “tất cả các cơng dân Việt
Nam phương diện: chính trị, kinh tế, văn hố…” (Điều 6), vấn đề hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được xác định tại Hiến pháp “ngoài sự
bình đẳng về quyền lợi, nhưng quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi
phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8). Tại Điều
5 Hiếp pháp năm 1992 và sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định “nhà nước
thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc
nghiêm cấm mọi hành vi kì thị chia rẽ dân tộc”. Quy định này của Hiến
pháp đã đặt nền móng pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện nguyên tắc
bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính nhà nước. Các nguyên
tắc về quy định quyền bình đẳng khơng những được quy định trong Hiến
pháp mà còn được cụ thể trong luật và các văn bản dưới luật khác có liên
quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên
đối với đồng bào dân tộc thiểu số một cách toàn diện và đồng bộ trên mọi lĩnh

1


vực đời sống xã hội. Đồng thời, triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án
đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương
trình xố đói giảm nghèo; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; Chương trình trồng mới 5 triệu ha
rừng; Chương trình xóa mù chữ cho bà con dân tộc; Chương trình tái định cư
cho người dân… Xây mới các cơng trình lớn như nhà máy thủy điện Sơn La,
Lai Châu, đường Hồ Chí Minh,… Những chính sách đó đã phát huy hiệu quả
nhất định, kéo người dân ở vùng sâu vùng xa lại gần với vùng đồng bằng,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân hơn, giúp cho các chính sách

đến gần hơn với bà con dân tộc ít người.
Tuy vậy, giữa các dân tộc vẫn cịn có sự chênh lệch rất rõ rệt về trình
độ dân trí, về chất lượng cuộc sống, sức khỏe, chưa thật sự bình đẳng,…
Nhiều dân tộc tỷ lệ mù chữ cịn cao, khó tiếp cận được với những chính sách
của Đảng và Nhà nước. Lợi dụng việc kém hiểu biết và dân trí thấp đó, những
phần tử phản động đã tun truyền, kích động, lơi kéo đồng bào dân tộc thiểu
số đi ngược lại với những chủ trương, chính sách của Đảng, tạo sự bất ổn về
chính trị. Trước tình hình đó, để thấy rõ được bản chất tốt đẹp của Đảng, Nhà
nước ta thì càng phải địi hỏi ngun tắc bình đẳng giữa các dân tộc phải thực
hiện tốt hơn nữa.
Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, tổng diện tích tự nhiên 3.534 km2;
tồn tỉnh có 13 huyện, thành, thị trong đó có 10 huyện miền núi với 218/277
xã, thị trấn là miền núi; có 01 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP, 72
xã đặc biệt khó khăn và ATK; 208 thơn đặc biệt khó khăn thuộc 82 xã, thị
trấn khu vực I, II. Tồn tỉnh có 34 thành phần dân tộc cùng chung sống với
tổng số dân trên 1,38 triệu người, trong đó có trên 230.000 người là người dân
tộc thiểu số chiếm 16% dân số toàn tỉnh. Có 04 dân tộc Mường, Dao, Cao Lan
(Sán Chay), H’Mơng sinh sống tập trung thành làng bản, trong đó, người dân

2


tộc Mường có số dân đơng nhất, trên 200.000 người chiếm 87% dân số là
người dân tộc thiểu số và 14,28% dân số toàn tỉnh.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ mang những nét đặc thù
riêng do không gian phân bố người dân tộc thiểu số rộng, có nơi sống xen kẽ,
có nơi sống tập trung thành làng bản, do vậy có sự giao thoa về kinh tế - xã
hội, phong tục tập quán, lối sống, nếp nghĩ… một mặt, do sống xen kẽ với
nhiều dân tộc khác nhau nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh
tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động,

thu nhập và đời sống xã hội được từng bước nâng cao; văn hóa có sự giao
thoa giữa các dân tộc, nhiều hủ tục lạc hậu được xóa bỏ...
Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng vùng dân tộc thiểu số cũng tồn tại
nhiều hạn chế như: trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số tuy có phát
triển nhưng khơng đồng đều, đa số sinh sống ở các xã, thôn, bản miền núi,
vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, điều kiện đất đai khó canh tác, nhiều
người khơng biết chữ, việc tiếp thu chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản
xuất còn hạn chế nên đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn, kinh tế
chậm phát triển, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, một bộ phận nhỏ đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn có tâm lý ỉ nại trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước,
chưa nỗ lực vươn lên thốt nghèo, vẫn cịn một số ít hộ dân tộc thiểu số sinh
nhiều con, vì vậy chế độ y tế, an sinh xã hội chưa đảm bảo. Về lĩnh vực văn
hóa, bản sắc văn hóa các dân tộc mai một nhiều nhất là về tiếng nói, trang
phục truyền thống, các làn điệu dân ca,...
Đó vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn cho cơng tác thực thi quyền bình
đẳng giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc đi sâu nghiên cứu đề tài
"Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số - qua thực tiễn tỉnh Phú
Thọ” là cần thiết trong việc nghiên cứu chuyên ngành cao học Pháp luật về
Quyền con người áp dụng trong thực tiễn.

3


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bình đẳng giữa các DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm, thể hiện ở việc được ghi nhận ở nhiều văn kiện của Đảng, văn bản
pháp luật của Nhà nước; được cụ thể hoá ở hầu khắp các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa vào hệ thống văn
bản pháp luật và những chương trình, chính sách bảo đảm quyền của các
DTTS, những báo cáo về kết quả triển khai thực hiện các chủ trương, chính

sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để từ đó đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả
cũng như những bất cập cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện của những văn
bản pháp luật, chính sách đó.
Ngồi ra tác giả cịn sử dụng một số nghiên cứu như: Một số vấn đề về
người thiểu số trong Luật Quốc tế, Vũ Công Giao, Hà Nội, 2001; Luật Quốc
tế về quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương, Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội, Hà Nội, 2010; Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cơng tác dân tộc đến năm 2020; Báo
cáo của Ban dân tộc tỉnh Phú Thọ về kết quả triển khai thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2015, 2016, 2017; Niên giám thống kê của
tỉnh Phú Thọ; “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam nghiên cứu
dưới góc độ lý luận chính trị” của TS. Nguyễn Quốc Vinh - Giảng viên Khoa
học cơ bản Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh trên trang điện tử
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; “Bảo đảm quyền của các dân
tộc thiểu số theo tinh thần Hiến pháp 2013” của ThS. Lừ Văn Tuyên - Nghiên
cứu sinh Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, theo cuốn Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013
của Nhà xuất bản lý luận chính trị 2017; Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm

4


quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sỹ của
Nông Thị Kiều Diễm chuyên ngành pháp luật về quyền con người - Khoa luật
Đại học Quốc gia Hà Nội; Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía
Bắc Việt Nam, luận án tiến sỹ quản lý hành chính cơng của Nguyễn Lâm
Thành - Học viện Hành chính; Đảng bộ huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) lãnh đạo
thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2007 đến năm 2014, luận văn thạc sỹ của

Hoàng Thị Phương Thanh - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Sách “Chính sách dân tộc và định hướng xây dựng chính
sách dân tộc”, Nxb Sự thật, Hà Nội 1990; Sách “vấn đề dân tộc và định
hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002; Sách “Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc ở Việt Nam” của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội, 1996; Sách “Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở
nước ta” của Ủy ban Dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Sách
“Một số vấn đề giảm nghèo của các dân tộc thiểu số của Việt Nam” của tác
giả Bùi Minh Đạo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003; Sách “Về công tác
dân tộc” của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; …
Từ những kết quả của các cơng trình nghiên cứu nói trên là nguồn tài
liệu tham khảo bổ ích cho luận văn này. Như vậy, qua những vấn đề nghiên
cứu tổng quan trên, tôi thấy việc đầu tư nghiên cứu đề tài "Bảo đảm quyền
bình đẳng của các dân tộc thiểu số - qua thực tiễn tỉnh Phú Thọ” là những
vấn đề mới, chưa được đi sâu phân tích, đánh giá từ những vấn đề lý luận đã
có, để phân tích số liệu thực tiễn của tỉnh Phú Thọ đề ra những giải pháp, kiến
nghị cụ thể hóa áp dụng trong thực tiễn phù hợp với tỉnh Phú Thọ theo tinh
thần Hiến pháp 2013 trong giai đoạn hiện nay.

5


3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số Việt
Nam, đi sâu phân tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để chỉ ra những ưu điểm, mặt
tích cực, đồng thời nhận dạng những bất cập, hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất
các giải pháp xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật về quyền bình đẳng của

các dân tộc Việt Nam đã được quy định tại Hiến pháp 2013.
Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực thi quyền bình đẳng của các dân
tộc tỉnh Phú Thọ, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng
cách phát triển giữa các dân tộc; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế,
văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; phát triển nguồn nhân lực và đào tạo
đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở và giữ
vững khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nói trên, tơi đã đưa ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận về quyền bình đẳng của các
dân tộc; các chính sách của Nhà nước liên quan đến việc đảm bảo quyền của
các DTTS ở Việt Nam chủ yếu thời kỳ đổi mới.
- Đánh giá thực trạng việc đảm bảo quyền bình đẳng của các DTTS trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó đưa ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp,
trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm của những bất
cập trong q trình thực thi các chính sách bảo đảm và thúc đẩy quyền bình
đẳng của các DTTS ở Phú Thọ.
- Dự báo một số xu hướng tác động đến việc đảm bảo quyền của các
DTTS trong thời gian tới; quan điểm và một số giải pháp hồn thiện thực thi
quyền bình đẳng của các dân tộc Phú Thọ trong thời gian tới.

6


4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của Luận văn là quan điểm của Liên hợp quốc, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về
đảm bảo quyền của các DTTS.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp,

đánh giá, so sánh, xã hội học, logic và lịch sử để làm sáng tỏ những vấn đề
liên quan. Luận văn cũng khai thác thơng tin tư liệu của các cơng trình nghiên
cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm.
5. Những nét mới của luận văn
- Đánh giá, phân tích các quyền cơ bản mà các DTTS ở tỉnh Phú Thọ
được hưởng, từ đó đưa ra những nhận định, góp phần làm rõ về tính phù hợp,
hiệu quả, tích cực và những tồn tại, thiếu sót, chỉ ra những khó khăn trong
việc đảm bảo quyền của các DTTS ở Phú Thọ hiện nay.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và chính sách
về đảm bảo một số quyền cơ bản của các DTTS ở Phú Thọ hiện nay, lý giải
nguyên nhân khách quan, chủ quan và những yếu kém, tồn tại, qua đó mạnh
dạn kiến nghị về phương hướng và giải pháp khắc phục, nhằm đảm bảo các
quyền cơ bản của các DTTS ở Phú Thọ trong thời gian tới được tốt hơn.
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
- Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu chun sâu, có hệ thống,
tồn diện về quyền bình đẳng của các dân tộc trong giai đoạn hiện nay; phân
tích, đánh giá khái quát và đưa ra khái niệm, nội hàm quyền bình đẳng của
các dân tộc.
- Các số liệu thực tiễn được tổng hợp, phân tích, đánh giá dưới góc độ
riêng về các DTTS của tỉnh Phú Thọ trên các mặt về chính trị, kinh tế, văn
hóa - xã hội. Qua đó kết hợp với các quy định của Đảng và Nhà nước, thực tế
đặc thù vùng, miền đề ra giải pháp phù hợp cho tỉnh. Đề tài có tính thiết thực,

7


là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về công tác
dân tộc của tỉnh Phú Thọ.
- Quy mô đề tài phù hợp với thực tiễn, phù hợp với công việc, dễ thu
thập số liệu, đối tượng nghiên cứu dễ tiếp cận, có giá trị trong cộng đồng; đề

tài có tính nhân văn cao, khơng vi phạm nguyên tắc đạo đức.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền bình đẳng của các dân tộc
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng
của các dân tộc tỉnh Phú Thọ.

8


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm dân tộc
Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước
khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua trải qua các hình thái cộng đồng
đồng từ thấp đến cao như bộ lạc, bộ tộc. Dân tộc ra đời cùng với sự xuất hiện
của nhà nước.
Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,
trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất và cũng thường xuyên có sự
lẫn lộn, đó là dân tộc (Nation/Quốc gia) và dân tộc (Ethnie/Tộc người). Tuy
nhiên, có thể lý giải hai khái niệm này như sau:
Nghĩa thứ nhất: Dân tộc (Nation/Quốc gia) là một cộng đồng chính trị xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định,
có một tên gọi, một ngơn ngữ hành chính (trừ trường hợp cá biệt), một sinh
hoạt kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung, tạo nên một tính cách
dân tộc. Ban đầu do sự tập hợp của nhiều bộ lạc liên minh, sau này của nhiều

cộng đồng mang tính tộc người (ethnie). Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào
những phương thức sản xuất khác nhau. Bước vào giai đoạn công nghiệp rõ rệt
nhất là ở các nước phương Tây, do u cầu xóa bỏ tính cát cứ của các lãnh địa
trong một dân tộc nhằm tạo ra một thị trường thống nhất, nên cộng đồng dân
tộc được kết cấu chặt chẽ hơn. Kết cấu của cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phụ
thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa trong khu vực và bản thân.
Nghĩa thứ hai: Dân tộc (Ethnie/Tộc người) là một cộng đồng mang tính
tộc người, có chung một tên gọi, một ngơn ngữ, được liên kết với nhau bằng

9


những giá trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính cách tộc người, có chung
một ý thức tự giác tộc người, tức là chung một khát vọng cùng chung sống, có
chung một số phận thể hiện ở những ký ức lịch sử. Một tộc người khơng nhất
thiết phải có cùng một lãnh thổ, một cộng đồng sinh hoạt kinh tế, có thể ở các
quốc gia dân tộc khác nhau, ví dụ dân tộc Tày, dân tộc Bana, Mường, Thái,
Hmơng... Các cộng đồng này có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một
dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau được liên kết
với nhau bằng những đặc điểm ngơn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác
tộc người [31, tr. 655].
Để hiểu rõ hơn về dân tộc - tộc người, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận
rộng rãi 5 tiêu chí sau để xác định thế nào là dân tộc (ethnic) [11, tr.133-154]:
- Có cùng tiếng mẹ đẻ (có ngơn ngữ tộc người thống nhất);
- Có cùng một khu vực lãnh thổ (có lãnh thổ tộc người thống nhất);
- Có nền kinh tế tộc người thống nhất;
- Có các đặc trưng văn hố thống nhất/văn hố tộc người;
- Có ý thức tự giác tộc người thống nhất.

Tuy còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề dân tộc - quốc gia, dân

tộc - tộc người. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, tác giả không
đi sâu vào phân tích khái niệm dân tộc theo nghĩa dân tộc - quốc gia, mà nhìn
nhận phạm trù dân tộc theo nghĩa dân tộc - tộc người.
1.1.2. Quan niệm về dân tộc thiểu số
"Dân tộc thiểu số" là một trong những nội hàm của "người thiểu số" nói
chung được quốc tế ghi nhận. Khơng có khái niệm chính thức nào về "Dân
tộc thiểu số" nói riêng cũng như "người thiểu số" nói chung được quốc tế
công nhận. Các quan điểm về vấn đề người thiểu số, trong đó bao hàm cả
người thiểu số về dân tộc là chủ đề của những cuộc tranh luận trong nhiều
diễn đàn về bảo vệ Người thiểu số.

10


Vào năm 1977 báo cáo viên đặc biệt của Tiểu ban chống phân biệt đối
xử và bảo vệ người thiểu số là ông Francesco Capotorti đã đưa ra định nghĩa
về người thiểu số trong báo cáo nghiên cứu của mình như sau:
Là một nhóm người, xét về mặt số lượng, ít hơn phần dân cư
cịn lại của quốc gia, có vị thế yếu trong xã hội, những thành viên
của nhóm- mà đang là kiều dân của một nước- có những đặc trưng
về chủng tộc, tín ngưỡng hoặc ngơn ngữ khác so với phần dân cư
còn lại và chứng tỏ rõ ràng là có một ý thức thống nhất trong việc
bảo tồn nền văn hóa, truyền thống, tơn giáo và ngơn ngữ của họ.
Tuy nhiên nỗ lực của Tiểu ban trong việc bảo vệ người thiểu số đã bị
một số quốc gia có tư tưởng ủng hộ q trình hợp nhất, và một số quốc gia
đang thúc đẩy sự đồng hóa phản đối, vì thế Tiểu ban này vẫn chưa thể đi đến
một định nghĩa chính thức về người thiểu số.
Sau khoảng thời gian dài các quan niệm về người thiểu số tiếp tục được
các quốc gia tranh luận gay gắt. Các quốc gia Bắc Mỹ và Nam Mỹ là các quốc
gia ủng hộ việc hợp nhất giữa người thiểu số vào cộng đồng chung, các quốc

gia Châu Âu có tư tưởng đồng hóa người thiểu số, các nước Đơng Âu lại thể
hiện sự quan tâm đến việc bảo vệ người thiểu số, nên tất cả các luồng ý kiến
không thể đi đến thống nhất, cho đến vào năm 1984, Ủy ban nhân quyền đã
yêu cầu Tiểu ban về vấn đề người thiểu số định nghĩa thuật ngữ người thiểu
số, để định nghĩa thuật ngữ này với mục đích giới hạn, thu hẹp phạm vi đối
tượng là người thiểu số, nhằm mục đích tạo sự đồng thuận của nhiều quốc gia,
một thành viên của Tiểu ban này là ông Julet Deschenes người CaNaĐa đã
đưa ra một định nghĩa về người thiểu số như sau:
Một nhóm các cơng dân của một quốc gia, tạo thành thiểu số
về số lượng và có vị thế khơng chiếm ưu thế trong quốc gia đó,
mang những đặc trưng về chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ phân

11


biệt với nhóm thuộc đa số dân cư, có một ý thức thống nhất giữa
các thành viên, một động cơ rõ rệt cho dù là mặc định bởi một ý
nguyện tập thể nhằm tồn tại với mục tiêu là đạt đến sự bình đẳng
với đa số dân cư, cả trên phương diện pháp luật và thực tiễn.
Ngoài ra định nghĩa này không bao gồm (i) cư dân bản địa; (ii) Người
không phải công dân nước sở tại và (iii) người thuộc thành phần đa số nhưng
bị áp bức. Những đặc trưng về người thiểu số có thể khái quát lại ở những dấu
hiệu như:
- Về số lượng: Có số lượng ít (thiểu số), khi so sánh với nhóm đa số

sống trên cùng lãnh thổ.
- Về vị thế xã hội: trong xã hội là nhóm yếu thế (thể hiện ở tiềm lực,

vai trị, ảnh hưởng của nhóm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh
thổ nơi mà họ sinh sống).

- Về bản sắc: Có những đặc điểm riêng về mặt ngôn ngữ, dân tộc,

chủng tộc, phong tục tập qn... mà vì thế có thể phân biệt họ với nhóm đa số.
- Về địa vị pháp lý: có thể là công dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi

mà họ đang sinh sống.
- Về ý chí chủ quan: Một phần trong các thành viên của cộng đồng ấy

phải có ý chí bảo tồn những đặc trưng văn hóa của riêng họ - Yếu tố này cũng
còn nhiều tranh cãi về tính bắt buộc.
1.1.3. Quyền bình đẳng
Quyền bình đẳng được coi là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật
nhân quyền quốc tế, do đó nó được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả
các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Nó bao gồm ba khía cạnh liên kết với nhau:
Một là, không bị phân biệt đối xử, Điều 1 UDHR nêu rõ, mọi người
sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền… Điều 2
UDHR quy định, mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do… mà

12


khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn
ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc
hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác. Ngoài ra, Điều
này cấm phân biệt đối xử dựa trên địa vị chính trị, pháp lý của quốc gia hoặc
lãnh thổ, bất kể là lãnh thổ độc lập, uỷ trị, quản thác, chưa được tự quản hay
phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền.
Hai là được thừa nhận tư cách con người trước pháp luật, Điều 6
UDHR quy định, mọi người đều có quyền được cơng nhận tư cách là con
người trước pháp luật ở mọi nơi, điều này được tái khẳng định nguyên văn

trong Điều 16 ICCPR.
Ba là, có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một
cách bình đẳng. Điều 26 ICCPR nêu rõ, về mặt này, pháp luật phải nghiêm
cấm mọi sự phân biệt đối xử và bảo đảm cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng
và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới
tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc
dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác.
Trong Bình luận chung số 18 thông qua tại phiên họp lần thứ 37 năm
1989 của Uỷ ban Nhân quyền quốc tế đã phân tích về ý nghĩa và nội hàm của
quyền này một cách khá chi tiết, mà có thể tóm tắt những quan điểm quan
trọng như sau:
Thứ nhất, không phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật và được
pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng đóng vai trị là cơ sở và nguyên tắc
chung trong việc bảo vệ tất cả các quyền con người. Các quốc gia thành viên
có trách nhiệm bảo đảm quyền này cho mọi người có mặt trên lãnh thổ nước
mình, bất kể người đó là cơng dân nước mình, người khơng quốc tịch hay
người nước ngoài, bất kể các yếu tố dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, giới tính,
ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị, thành phần xã hội, tài sản hay bất kỳ
yếu tố nào khác (đoạn 1).

13


Thứ hai, Điều 26 ICCPR không chỉ cho phép tất cả mọi người có vị thế
bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, mà
còn nghiêm cấm các quốc gia thành viên ban hành bất kỳ quy định pháp luật
nào có tính chất phân biệt đối xử (đoạn 1).
Thứ ba, quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật và
được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng phải được áp dụng trong mọi tình
huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia được quy định trong Điều

4 ICCPR (đoạn 2).
Thứ tư, quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật
và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mang tính chất khái qt, thể
hiện trong nhiều bối cảnh, có mối liên hệ với việc thực hiện các quyền con
người khác, cụ thể như với quyền được bình đẳng trước tồ án (các Khoản
1 và 3 Điều 14 ICCPR), quyền được tham gia vào đời sống của cộng đồng
(Điều 25 ICCPR) … (đoạn 2).
Thứ năm, quyền bình đẳng khơng có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử
cho mọi đối tượng trong cùng một tình huống (tức cào bằng), và không phải
mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử. Nếu sự thay đổi
khác biệt được xác định dựa trên các điều kiện hợp lý, khách quan và nhằm
mục đích để đạt được sự bình đẳng thì khơng coi bị trái với ICCPR (các đoạn
10 và 13) [10, tr. 65-67].
1.1.4. Quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số
Năm 1992 một văn kiện quốc tế quan trọng về người thiểu số là Tuyên
ngôn về các quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc,
chủng tộc, ngơn ngữ và tơn giáo được thơng qua đã góp phần ghi nhận, bảo vệ
và thúc đẩy quyền của người thiểu số. Những văn kiện này hiện đang đóng
vai trị nền tảng để bảo vệ quyền của người thiểu số trên thế giới.
Quyền của các dân tộc thiểu số thuộc quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn

14


thương được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng, đó
khơng phải là những đặc quyền, mà nó được quy định để tạo điều kiện cho
các dân tộc thiểu số có thể bảo tồn những bản sắc, đặc trưng và truyền thống
của họ. Các quyền đó chỉ quan trọng trong việc bảo đảm sự đối xử bình đẳng.
Tun ngơn tồn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc
(UDHR) năm 1948 ghi:

Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do
không có bất kỳ sự phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính,
ngơn ngữ, tơn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội (Điều 2)
và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm
1996 ghi:
Tại những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tơn giáo và
ngơn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn
giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác
của cộng đồng mình, khơng thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng
nền văn hoá riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng
hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ (Điều 27).
Bên cạnh việc ghi nhận quyền của các dân tộc thiểu số, luật pháp
quốc tế còn quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) phải bảo đảm cho các cá
nhân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số có quyền được hưởng nền văn hố,
ngơn ngữ trong các điều kiện đặc thù của mình. Trong Tuyên bố về quyền
của những người thuộc nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tơn giáo và
ngôn ngữ năm 1992 ghi:
Các quốc gia sẽ bảo vệ sự tồn tại và bản sắc dân tộc, văn hố,
tơn giáo và ngôn ngữ của người thiểu số trong phạm vi lãnh thổ
thuộc sự quản lý của họ, và khuyến khích những điều kiện để thúc

15


đẩy bản sắc đó; các quốc gia sẽ thơng qua những biện pháp lập
pháp và những biện pháp thích hợp khác để đạt được những mục
tiêu này (Điều 1).
1.2. Bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc theo pháp luật Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc cùng nhau chung sống, trong đó dân tộc Kinh

chiếm đa số với tỷ lệ 85,7%, còn lại 53 dân tộc thiểu số với tỷ lệ 14,3% (hơn
12 triệu người) trên tổng số dân [30]. DTTS ở Việt Nam có số dân khơng
đồng đều, có dân tộc có trên 1 triệu người như dân tộc Tày, Thái, Mường,
Mơng, Khơme, nhưng lại có dân tộc rất ít người như dân tộc Mảng, Chứt, Lơ
Lơ, Bố Y, La Hủ... với quan điểm tất cả mọi dân tộc, dù ít, dù nhiều, lịch sử
hình thành sớm hay muộn hay di cư từ nhiều vùng, nhiều quốc gia khác nhau
đều được thừa nhận là chủ nhân của nước Việt Nam, khơng có dân tộc nào,
dù đứng trên bất kỳ danh nghĩa nào cũng không được phép cho mình là dân
tộc đứng trên dân tộc khác, là chủ nhân duy nhất của nước Việt Nam.
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống tập trung chủ yếu tại vùng cao,
miền núi, biên giới là những nơi đi lại khó khăn, bị chia cắt, kinh tế, xã hội
cịn chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần chưa được nâng cao. Mặt
khác, địa hình sinh sống của đồng bào DTTS là nơi có vị trí chiến lược, đặc
biệt quan trọng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, nên suốt trong quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng và
Nhà nước ta luôn coi trọng xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo
cơ sở pháp lý bền vững, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của các DTTS, gắn
với thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định chính trị, xã hội vùng đồng
bào các DTTS [33, tr.684].
1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của DTTS ở Việt Nam
Thứ nhất, về đoàn kết dân tộc: Mặc dù trải qua nhiều biến cố, thăng
trầm, mặc dù có nhiều dân tộc chênh lệch về số lượng sống trên cùng một

16


lãnh thổ quốc gia, các dân tộc có điều kiện sống, phong tục tập quán riêng
biệt... nhưng các dân tộc Việt Nam đều có chung truyền thống đồn kết, gắn
bó, tương trợ lẫn nhau, khơng có hiện tượng đồng hóa, xâm chiếm lãnh thổ
của dân tộc nhiều người hơn với dân tộc ít người hơn, vì vậy cũng khơng xuất

hiện sự mâu thuẫn đối kháng giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số. Truyền
thống đoàn kết này là điều kiện cơ bản để Đảng và Nhà nước Việt Nam thực
hiện tốt các chính sách và pháp luật trên phạm vi toàn lãnh thổ, là một đặc
trưng nổi bật, làm tăng cường sức mạnh các dân tộc Việt Nam trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, về địa bàn cư trú: Khu vực cư trú bao gồm cả miền núi, trung
du, đồng bằng, ven biển, thậm chí ở đơ thị thành phố, tuy nhiên tập trung
nhiều nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... là địa bàn
chiếm tới 3/4 lãnh thổ quốc gia và có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an
ninh quốc phịng. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung ở một số vùng,
nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các DTTS
khác, thậm trí xen kẽ với các dân tộc đa số. Đặc điểm xen kẽ giữa các dân tộc
một mặt đã tạo điều kiện để các dân tộc này có cơ hội để tăng cường sự hiểu
biết, hịa hợp, gắn bó với nhau, nhờ đó các dân tộc có điều kiện học hỏi những
tri thức mới, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các
dân tộc nhưng mặt khác cũng dễ bị đồng hóa, mất đi nguồn gốc, bản sắc của
dân tộc mình.
Thứ ba, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Các DTTS ở Việt Nam
có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Một số DTTS như dân
tộc Khơme, Chăm, Hoa là những dân tộc thiểu số phân bố ở những vùng đồng
bằng, đô thị là nơi có nền kinh tế- xã hội phát triển, lại sinh sống xen kẽ với
đa số người dân tộc Kinh nên có nhiều cơ hội để phát triển; một số dân tộc
khác như dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường tuy có cuộc sống khó khăn, thiếu

17


thốn hơn nhưng phần lớn đã thoát khỏi cuộc sống lạc hậu và đói nghèo. Một
số DTTS rất ít người như dân tộc Brâu, Pupéo, Chứt, Mảng... lại có đời sống
vật chất rất khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu, thậm trí vẫn cịn lối sống di canh, di

cư và mới đang dần chuyển sang lối sống định canh, định cư tự cung, tự cấp.
Thứ tư, về bản sắc văn hóa: Các DTTS ở Việt Nam đều có những nét
riêng biệt về văn hóa, các DTTS ở nước ta đều có ngơn ngữ riêng của dân tộc
mình, một số ít DTTS có chữ viết riêng, có nền văn hóa mang bản sắc riêng,
thể hiện trong nếp sinh hoạt hàng ngày, thông qua lễ hội, Tết, thông qua
phong tục tập quán, trang phục, trong cưới hỏi, ma chay, giỗ, thơng qua tín
ngưỡng thờ cúng, tâm linh... [6, tr.12]
1.2.2. Bảo đảm quyền bình đăng của các DTTS trong pháp luật Việt Nam
Từ những đặc trưng cơ bản của các DTTS ở Việt Nam. Trên nền tảng
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề dân tộc nói chung và DTTS nói riêng, cũng như nội luật hóa pháp
luật quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là quốc gia thành viên, Nhà
nước Việt Nam đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật, bao gồm
Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số
theo pháp luật Việt Nam được xem xét trên các khía cạnh đó là: quyền bình
đẳng khơng bị phân biệt đối xử, quyền được giữ gìn bản sắc văn hố, quyền
được Nhà nước hỗ trợ phát triển [33, tr.687-688].
- Quyền bình đẳng khơng bị phân biệt đối xử
Tương ứng với những nội dung tại Điều 26, 27 ICCPR và Điều 5, Hiến
pháp Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận:
Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của
các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc
bình đẳng, đồn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm

18


cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngơn ngữ quốc gia là tiếng
Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc

dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hố tốt
đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện
và tạo điều kiện để các dân tộc phát huy nội lực, cùng phát triển với
đất nước; Điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật. Không ai bị phân biệt đối sử trong đời sống chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hố, xã hội.
Điều này được hiểu là mọi công dân Việt Nam khơng phân biệt dân tộc
đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ
công dân như nhau. Điều 27 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân. Việt thực hiện các quyền này do luật định” [17].
Các quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong Hiến pháp
được thể chế bằng chế định về Hội đồng Dân tộc (Điều 75). Theo chế định
này, Hội đồng Dân tộc do Quốc hội bầu ra, bên cạnh các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan của Quốc hội, Hội đồng có nhiệm vụ nghiên
cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc, giám sát việc thi hành
chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền
núi và vùng có đồng bào DTTS. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc được mời tham
dự phiên họp của Chính phủ bàn về thực hiện chính sách dân tộc. Chính phủ
có trách nhiệm tham khảo ý kiến Hội đồng Dân tộc trước khi ban hành các
quyến định về chính sách dân tộc. Để hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật về các vấn đề dân tộc, có một cơ quan chuyên trách cấp
bộ là Uỷ ban Dân tộc [33, tr.688-689].
Ngồi ra, quyền bình đẳng của các dân tộc còn được tái khẳng định và
cụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam, cụ thể Luật

19



×