Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật của liên minh châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Hồ Vĩnh Thịnh

BẢO HỘ NHÃN HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
VÀ PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số:
60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến
(Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Hà Nội - 2006

LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Những đóng góp khoa học của luận văn

3

3. Tình hình nghiên cứu của đề tài

4

4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4

4.1. Mục đích nghiên cứu

4

4.2. Phạm vi nghiên cứu

5

5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Bố cục luận văn


6

PHẦN NỘI DUNG

8

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

8

1.1.

Lịch sử hình thành và khái niệm chung về nhãn hiệu

8

1.2.

Khái niệm chung về bảo hộ nhãn hiệu

11

1.3.

Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

15

1.3.1. Lược sử hình thành hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam


15

1.3.2. Định nghĩa

18

1.3.3. Các dấu hiệu loại trừ
21 1.4.Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh châu Âu

22

1.4.1. Lược sử hình thành hệ thống đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng
22
1.4.2. Khái niệm cơ bản về nhãn hiệu Cộng đồng

23

1.4.2.1. Cơ sở từ chối tuyệt đối

25

1.4.2.2. Cơ sở từ chối tương đối

28

1.5.

29

Phân loại nhãn hiệu



1.6.

Chức năng của nhãn hiệu

32

1.7.

Đặc trưng của pháp luật Liên minh châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu

32

1.7.1. Tính thống nhất chung

32

1.7.2. Tính đan xen và riêng biệt

33

1.8.

Cách thức bảo hộ nhãn hiệu

33

1.9.


Lợi ích và bất lợi của việc nộp đơn nhãn hiệu Cộng đồng

34

1.9.1. Lợi ích của đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng
34
1.9.2. Bất lợi của việc nộp đơn nhãn hiệu Cộng đồng
34
Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

2.1.

36

Thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu

36

2.1.1. Căn cứ phát sinh và quyền nộp đơn

36

2.1.2. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

39

2.1.3. Quyền ưu tiên

40


2.1.3.1. Nội dung của quyền ưu tiên

40

2.1.3.2. Căn cứ hưởng quyền ưu tiên

41

2.1.4. Quyền có trước

42

2.1.4.1. Khái niệm

42

2.1.4.2. Các yêu cầu nội dung để hưởng quyền có trước

43

2.1.4.3. Tác động của quyền có trước trong hệ thống nhãn hiệu Cộng đồng

44

2.1.4.4. Phân biệt quyền ưu tiên và quyền có trước

45

2.1.5. Xét


nghiệm

đơn



cấp

Văn

bằng

bảo

hộ

45
2.1.5.1. Xét nghiệm hình thức

45

2.1.5.2. Cơng bố đơn

46

2.1.5.3. Xét nghiệm nội dung đơn

46


2.1.5.4. Sự khước từ và giới hạn độc quyền

59


2.1.5.5. Phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

60

2.1.6. Khiếu nại liên quan đến thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ

73

2.1.6.1. Đối tượng của khiếu nại

73

2.1.6.2. Chủ thể khiếu nại

74

2.1.6.3. Hội đồng giải quyết khiếu nại

74

2.1.6.4. Thời hạn khiếu nại

76

2.1.6.5. Thủ tục giải quyết khiếu nại


76

2.1.6.6. Quyết định giải quyết khiếu nại

77

2.2.

78

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

2.2.1. Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu

78

2.2.2. Các trường hợp giới hạn quyền

78

2.2.2.1. Sử dụng nhãn hiệu mang tính mơ tả trong hoạt động thương mại

78

2.2.2.2. Sự tồn tại từ trước của đăng ký quốc gia

79

2.2.2.3. Cạn quyền


79

2.2.3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

80

2.3.

80

Chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

2.3.1. Chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ

80

2.3.1.1. Vô hiệu trên cơ sở tuyệt đối

81

2.3.1.2. Vô hiệu trên cơ sở tương đối

84

2.3.2. Huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

86

2.3.2.1. Căn cứ huỷ bỏ


86

2.3.2.2. Hậu quả pháp lý của sự huỷ bỏ

90

2.4.

Thực thi quyền đối với nhãn hiệu

92

2.4.1. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

92

2.4.2. Thẩm quyền và Luật áp dụng

97

2.4.2.1. Thẩm quyền

97

2.4.2.2. Xung đột về thẩm quyền

99

2.4.2.3. Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhãn hiệu Cộng đồng

101
2.4.2.4. Luật áp dụng

101


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM, CÁC GIẢI
PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO
HỘ NHÃN HIỆU VÀ MỘT SỐ ĐIỂM LƢU Ý VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU

103

3.1. Thực trạng hoạt động bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam

103

3.2. Một số điểm lưu ý về bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh châu Âu
107
3.3. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu
110
3.3.1. Sửa đổi, bổ sung pháp luật nội dung liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu
110
3.3.2. Xây dựng và luật hoá “Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu”

115

3.3.3. Hồn thiện và xây dựng Quy trình giải quyết khiếu nại của
“Bộ phận giải quyết khiếu nại” tại Cục Sở hữu trí tuệ
3.3.4.


Thành

lập

Tồ

án

chun

trách

về

116
sở

hữu

trí

tuệ

117
KẾT LUẬN

119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


122


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

OHIM:

Văn phòng hài hồ hố nhãn hiệu

BTA:

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

TRIPS:

Các khía cạnh của thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

NHCĐ:

Nhãn hiệu Cộng đồng

WIPO:

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới


EU:

Liên minh châu Âu

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

CTMR:

Quy chế nhãn hiệu Cộng đồng

GATT:

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Công ước Paris:

Công ước về bảo hộ Sở hữu công nghiệp

Thoả ước Madrid:

Thoả ước về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá

Nghị định thư Madrid: Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid về đăng ký
quốc tế nhãn hiệu hàng hoá
Thỏa ước Ni-xơ:

Thoả ước Nice về phân loại quốc tế hàng hố và dịch vụ cho
mục đích đăng ký nhãn hiệu



PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài

Thời đại ngày nay là thời đại của kinh tế tri thức mà sở hữu trí tuệ (dưới đây
gọi tắt là SHTT) được xem là xương sống của nền kinh tế. Thực tế bảo hộ SHTT đã
có từ rất lâu trên thế giới, và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế
hội nhập của thế giới. Cho tới nay, việc thiết lập một cơ chế bảo hộ SHTT hữu hiệu
là đòi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia. Tất thẩy các quốc gia đều thừa nhận rằng SHTT
vừa là sản phẩm của nền khoa học công nghệ, vừa là công cụ điều khiển thúc đẩy sự
phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.
Đối với các nước tư bản phát triển, tri thức và kinh nghiệm trong khai thác
và bảo hộ SHTT trong thương mại quốc tế đã phát triển đến một trình độ rất cao với
bề dầy lịch sử hàng trăm năm. Với Việt Nam, một đất nước đang phát triển, và mục
tiêu trọng tâm trong phát triển kinh tế ở giai đoạn hiện nay và sau này là nhanh
chóng, chủ động hội nhập sâu rộng trong quan hệ kinh tế quốc tế, thì việc bảo hộ
SHTT vốn đã mới mẻ lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bảo hộ SHTT của
Việt Nam theo văn bản pháp lý đầu tiên - Nghị định số 31/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) ban hành ngày 23/01/1981 cho đến nay chưa đầy 25 năm,
so với kinh nghiệm hàng trăm năm của các nước phát triển quả là một khoảng cách
quá lớn, đầy thách thức cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng. Trong suốt khoảng
thời gian đó, cho đến nay, mới chỉ trong 5 năm trở lại đây, nhận thức cho hoạt động
xây dựng pháp luật trong lĩnh vực bảo hộ SHTT mới thật sự được bắt đầu. Tuy
nhiên, hoạt động nghiên cứu, xây dựng pháp luật trong lĩnh vực này một cách đầy
đủ, dường như chưa làm tốt. Hoạt động xây dựng đó, chủ yếu là nhằm “lấp đầy” về
lượng theo yêu cầu, đòi hỏi cho việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế. Vẫn cịn

đó những khoảng trống lớn về chất trong so sánh, đánh giá với yêu cầu đòi hỏi của
thực tế.
Trong khi đó, bản chất của đối tượng SHTT chính là “thơng tin” ngày càng
phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương mại, có ảnh

1


hưởng nhất định đến vị thế cạnh tranh của chủ sở hữu nắm giữ quyền và xa hơn nữa
là của chính quốc gia có quyền sở hữu đối tượng SHTT đó. Trên phương diện thiết
lập các quan hệ kinh tế quốc tế, các quốc gia, các tổ chức quốc tế đều đặt vấn đề
bảo hộ SHTT là một trong những điều kiện tiên quyết trong nội dung của điều ước
cho việc ký kết, thiết lập quan hệ kinh tế tiêu biểu đó là Hiệp định Thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ (BTA), đặc biệt là Hiệp định về các khía cạnh của thương mại liên
quan đến SHTT (dưới đây viết tắt là TRIPS), nó là điều kiện bắt buộc đối với Việt
Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (dưới đây viết tắt là WTO).
Để tiến nhanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam một mặt phải
mở cửa hơn nữa cho hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu hoặc thông qua hợp tác với đối
tác nước ngoài theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam để sản xuất các
hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nền quốc kế dân sinh, nhưng mặt khác quan trọng
hơn đó là xuất khẩu càng nhiều sản phẩm hàng hố, dịch vụ ra nước ngồi càng tốt.
Nhưng khi đó, nguy cơ tranh chấp trong nước, xung đột về rào cản “pháp lý” ở
nước ngoài trong lĩnh vực bảo hộ SHTT sẽ càng lớn đối với các thương nhân Việt
Nam. Bởi như đã trình bày ở trên, kinh nghiệm, hiểu biết và trình độ của Việt Nam
trong lĩnh vực này cịn rất thấp so với trình độ của thế giới. Nghiên cứu xây dựng hệ
thống bảo hộ SHTT tương thích với địi hỏi của thế giới, do vậy, trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết.
Nói đến hệ thống bảo hộ SHTT, theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, là
đề cập đến các đối tượng của nó, bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa

lý, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, thơng tin bí mật, giống cây trồng mới,
quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả. Trong các đối tượng trên, mỗi đối
tượng tuy đều có vai trị nhất định trong hệ thống, nhưng xét trong tính chất quan hệ
thương mại hàng hoá quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhãn hiệu trở
nên nổi bật hơn cả trong mối quan tâm của các nhà sản xuất, xuất khẩu và các nhà
kinh doanh. Trong các đối tác thương mại “chiến lược” đầy tiềm năng của Việt
Nam, thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu, bao gồm 25 nước thành viên,

2


với dân số tiêu dùng lên đến gần 500 triệu người, có mức tiêu dùng cao, ln là một
trong số thị trường lớn, hấp dẫn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh
của Việt Nam, và trong tương lai thị trường này sẽ được dự báo là một thị trường
xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam.
Mặc dù là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng nó cũng là một thị trường
“khó tính” khơng chỉ bởi các rào cản kỹ thuật và còn là các “rào cản pháp lý khác”.
Thị trường này, trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu nhãn hiệu, vừa được vận hành bởi một
hệ thống pháp luật chung của liên minh, mặt khác lại có các quy định riêng của từng
nước thành viên liên minh trong bảo hộ nhãn hiệu. Đó hiển nhiên là một thách thức
khó, khơng những đối với các Nhà hoạch định chính sánh kinh tế của Việt Nam, mà
đặc biệt là đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh của Việt Nam trên con
đường chinh phục thị trường khó tính này.
Vì các lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật
Việt Nam và pháp luật của Liên minh châu Âu” làm đối tượng nghiên cứu của
luận văn này.
2.

Những đóng góp khoa học của luận văn


Luận văn được hồn sẽ là một sự đóng góp nhất định về mặt thực tiễn và mặt
lý luận của vấn đề bảo hộ nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam.
Về mặt lý luận, hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu (dưới đây viết tắt
là EU) trong các lĩnh vực khác nói chung, và trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu nói
riêng ln được đánh giá là một trong những hệ thống pháp luật chặt chẽ và tiến bộ
của nhân loại. Mặc dù, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, về lý luận, ln có sự
khác nhau do sự khác nhau về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hố và lịch sử
của mỗi quốc gia, nhưng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam, một mặt phù
với hệ thống pháp luật nói chung, mặt khác pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu địi hỏi
phải có tính tương thích cao so với các chuẩn mực chung của quốc tế được quy định
trong các điều ước quốc tế. Hơn nữa, pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu có tính hội nhập
rất cao. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm chắc được các quy định của hệ

3


thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu để từ đó tìm ra được tư duy pháp luật, các
quy định tiến bộ, phù hợp, có giá trị tham khảo to lớn về mặt lý luận cho hoạt động
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu.
Về mặt thực tiễn, hoạt động hợp tác kinh doanh trong đó bao gồm hoạt động
thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thuộc Liên minh châu Âu vào thị trường Việt
Nam và hoạt động thương mại hàng hoá giữa các thương nhân thuộc hai thị trường
này ngày càng phát triển. Hiện tại và trong tương lai gần, thị trường Liên minh châu
Âu được xác định là một thị trường chiến lược và quan trọng đối với các nhà sản
xuất và kinh doanh của Việt Nam. Bởi vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có
giá trị đóng góp sau đây:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp các nhà sản xuất, các nhà
xuất khẩu và kinh doanh của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu có được
kiến thức cơ bản, sự hiểu biết cần thiết để phòng và tránh các rủi ro có thể xảy ra
trong các hoạt động kinh doanh, cũng như chủ động trong các trường hợp xẩy ra

tranh chấp nhằm bảo hộ quyền lợi của mình một cách hiệu quả.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận văn, đồng thời cũng nhằm trang bị
kiến thức cho giới luật sư và những người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật về
SHTT của Việt Nam, vận dụng trong các cơng việc thực tiễn hàng ngày.
3.

Tình hình nghiên cứu của đề tài

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước châu Á đã
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng bảo hộ nhãn hiệu trong pháp
luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu là một đề tài lớn, khá mới mẻ. Trong
nhận thức và tìm tịi của chúng tôi, hiện vấn đề này chưa được nghiên cứu. Một vài
khía cạnh đơn lẻ của vấn đề đã được đề cập trong một số các bài báo nhưng chưa
nhiều. Một nghiên cứu sâu, rộng và có hệ thống trong mối liên hệ, đánh giá, so sánh
về từng khía cạnh của vấn đề, đồng thời đảm bảo đươc tính mới của đề tài là mục
đích của chúng tơi.
4.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4


4.1.

Mục đích nghiên cứu

Hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu là một đề tài còn rất mới đối với
ngay chính các nhà nghiên cứu luật học của các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật này là khác phức tạp bởi nó vừa chứa đựng những

quy định chung của cộng đồng châu Âu, vừa chứa đựng hệ thống pháp luật quốc gia
của mỗi thành viên cộng đồng trong việc điều chỉnh vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu.
Trong khi đó, nhu cầu hợp tác, giao lưu kinh tế giữa các doanh nghiệp của Việt
Nam và doanh nghiệp của thị trường này là rất lớn. Bởi vậy, mục đích chính của
luận văn này tìm hiểu và làm rõ hệ thống pháp luật EU liên quan đến việc bảo hộ
nhãn hiệu.
Mục đích khác của luận văn là thông qua việc làm rõ các quy định của hệ
thống pháp luật Eu về bảo hộ nhãn hiệu, trong so sánh với hệ thống pháp luật Việt
Nam về bảo hộ nhãn hiệu, tìm ra những điểm tiến bộ, phù hợp nhằm đề xuất hướng
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là Luật SHTT vừa ban
hành.
Mục đích cuối cùng của luận văn là thơng qua việc tìm hiểu hệ thống pháp
luật EU, tác giả có được kiến thức chuyên sâu phục vụ cho công việc thực tiễn của
một luật sư tư vấn hành nghề trong lĩnh vực SHTT, giúp các thương nhân Việt Nam
bảo vệ quyền nhãn hiệu tại thị trường này.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Mặc dù tên của đề tài là “Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và
pháp luật Liên minh châu Âu”, nhưng vì pháp luật của Việt Nam về bảo hộ nhãn
hiệu đã được nhiều luận văn trước đây nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau,
trong khi đó pháp luật của EU về bảo hộ nhãn hiệu là vấn đề mới, phức tạp, bởi vậy
luận văn chủ yếu đi sâu vào phân tích làm rõ các quy định pháp luật của hệ thống
này. Trong quá trình đó, có sự so sánh, đối chiếu với các quy định tương ứng của
pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, để rút ra các điểm khác biệt, phù hợp và
tiến bộ.

5



Trong các quy định về bảo hộ nhãn hiệu, luận văn hướng tới việc làm rõ các
quy định về thủ tục xác lập quyền như: định nghĩa về nhãn hiệu; các quy định về
quyền nộp đơn; các quy định về tính phân biệt của nhãn hiệu; các quy định về xét
nghiệm nhãn hiệu. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu và làm rõ các quy định liên
quan đến nội dung quyền của chủ sở hữu như: các quy định về phản đối, khiếu nại
và huỷ bỏ; các quy định về trình tự và thủ tục giải quyết các yêu cầu phản đối, khiếu
nại và huỷ bỏ; các quy định về hành vi xâm phạm quyền cũng như nghiên cứu khái
quát về cơ chế giải quyết các vụ việc về khiếu nại và huỷ bỏ bằng con đường Toà án
cộng đồng; các quy định thẩm quyền và luật áp dụng đối với các vụ việc liên quan
đến nhãn hiệu.
Vì vấn đề về xử lý hành vi xâm phạm trong thực thi quyền sở hữu nhãn hiệu
là một vấn đề lớn và hết sức phức tạp, hơn nữa khuôn khổ của một luận văn cũng có
hạn, nên luận văn khơng đề cập đến các vấn đề này.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Với mục đích làm sáng tỏ các quy định về bảo hộ nhãn hiệu, những điểm
khác biệt và những điểm tương đồng về cùng một vấn đề trong hai hệ thống pháp
luật: pháp luật Việt Nam và pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu, chúng tôi sử dụng sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp để làm rõ các định nghĩa, khái niệm
nhãn hiệu cũng như các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu để rút ra các điểm tương đồng và các điểm
khác nhau về cùng một vấn đề trong hai hệ thống pháp luật.
- Phương pháp trừu tượng khoa học nhằm để khái quát các hiện tượng phổ
biến. Cùng với phương pháp phân tích, hai phương pháp này được kết hợp để khái
quát các định nghĩa, khái niệm về bảo hộ nhãn hiệu và khái quát tiêu chuẩn bảo hộ
nhãn hiệu.

6.

Bố cục của luận văn

6


Căn cứ vào mục đích và phạm vi nghiên cứu của Luận văn, không kể phần
mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của Luận văn được kết cấu thành ba
chương:

Chƣơng 1:

Lý luận chung về bảo hộ nhãn hiệu. Chương này trình bày quát

về lịch sử hình thành và khái niệm chung về nhãn hiệu theo Luật Mẫu của Tổ chức
sở hữu trí tuệ thế giới về nhãn hiệu; lược sử hình thành hệ thống pháp luật Việt
Nam và Liên minh châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu. Chương này cũng trình bày về
khái niệm, tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu và phân loại nhãn hiệu. Ý nghĩa, cách thức
bảo hộ nhãn hiệu và đặc trưng của hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu cũng
được trình bày trong chương này.
Chƣơng 2: Nội dung cơ bản của pháp luật Liên minh châu Âu và pháp
luật Việt Nam về bảo bảo hộ nhãn hiệu. Chương này tập trung đi sâu vào nghiên
cứu về thủ tục xác lập quyền và nội dung của quyền của chủ sở hữu như: định nghĩa
về nhãn hiệu; các quy định về quyền nộp đơn; các quy định về tính phân biệt của
nhãn hiệu; các quy định về xét nghiệm nhãn hiệu; các quy định về phản đối, khiếu
nại và huỷ bỏ; các quy định về trình tự và thong luật là khơng rõ ràng và khơng lơ gíc, ngồi ra có một số
vấn đề lại khơng có quy định. Bởi vậy, điều quan trọng trước hết là cần tiếp tục
nghiên cứu sửa đổi Luật SHTT theo hướng hoàn thiện hơn, phù hợp với các địi hỏi
của thực tiễn. Theo đó, cần tập trung sửa đổi ở một số điểm sau:

Về quyền nộp đơn: như đã trình bày và phân tích ở mục 2.1.1, quy định về
quyền đăng ký nhãn hiệu theo điều 87 Luật SHTT là không phù hợp, cần sửa đổi
theo hướng:
“Cá nhân, pháp nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá hoặc dịch
vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; Tổ chức tập thể được
thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình
sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa
lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ
chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; Tổ chức có chức
năng kiểm sốt, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên
quan đến hàng hố, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện
khơng tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ đó”.
Cần loại bỏ quy định “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp
pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng
do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất khơng sử dụng nhãn hiệu đó
cho sản phẩm và khơng phản đối việc đăng ký đó”, vì trong luật đã có các quy định
khác điều chỉnh các vấn đề như huỷ bỏ nhãn hiệu do không sử dụng; huỷ bỏ nhãn
hiệu do động cơ không lành mạnh; hủy bỏ nhãn hiệu trong trường hợp đăng ký dưới
tên đại lý hoặc đại diện.

116


Về định nghĩa nhãn hiệu: theo Luật SHTT, định nghĩa và tính phân biệt của
nhãn hiệu đựơc tách thành ba vấn đề riêng biệt, quy định trong ba điều: đó là điều
quy định về định nghĩa chung của nhãn hiệu [3, điều 4.16]; điều quy định “điều kiện
chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ” [3, điều 72]; và điều quy định về “khả năng
phân biệt của nhãn hiệu” [3, điều 74], vừa dài, vừa không rõ ràng. Theo chúng tơi,
cần sửa đổi quy định về định nghĩa và tính phân biệt của nhãn hiệu theo một trong
hai giải pháp sau:

Giải pháp thứ nhất là giữ nguyên định nghĩa về nhãn hiệu như quy định tại
điều 4 khoản 16 “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các tổ chức, cá nhân khác nhau”, nhưng bỏ quy định về khả năng phân biệt của
nhãn hiệu như quy định tại điều 74 khoản 1 đó là “Nhãn hiệu được coi là có khả
năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi
nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”.
Giải pháp thứ hai là gộp định nghĩa và tính phân biệt của nhãn hiệu vào
trong một quy định. Theo hướng này, nhãn hiệu có thể được định nghĩa như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yêu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
mầu sắc có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau”. Điều chúng tôi cần lưu ý là thuật ngữ “có khả năng phân biệt” và “dùng để
phân biệt” là rất khác nhau. Thuật ngữ “dùng để phân biệt” như quy định tại điều 4
khoản 16, là chỉ đề cập đến chức năng của nhãn hiệu, chứ không phải là cách định
nghĩa để xác định như thế nào là một nhãn hiệu. Một nhãn hiệu khác biệt với các
dấu hiệu không phải là nhãn hiệu ở chỗ nhãn hiệu “có khả năng phân biệt”. Do đó,
cần sửa đổi thuật ngữ “dùng để phân biệt” thành “có khả năng phân biệt”.
Về khả năng phân biệt của nhãn hiệu: như đã trình bầy và phân tích ở
Chương 2, một khái niệm mang tính nguyên tắc là bất cứ một dấu hiệu nào có khả
năng phân biệt đều được xem là nhãn hiệu. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu có thể
đạt được theo nhiều cách khác nhau trong đó có trường hợp thơng qua sử dụng.
Việc sử dụng dấu hiệu như thế nào, trong phạm vi nào, và ở mức độ như thế nào là

117


hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sử dụng và thừa nhận rộng rãi chỉ
là một trường hợp cụ thể. Bởi vậy, quy định tại điểm a khoản 2 điều 74 của Luật
SHTT là khơng chính xác, khơng lơ gíc và quan trọng là quy định này khơng có tính
khái qt hố cao của một điều luật, khi quy định tính phân biệt của nhãn hiệu,

trong trường hợp nhãn hiệu là dấu hiệu “hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái,
chữ thuộc các ngôn ngữ khơng thơng dụng” [3, điều 74.2.a], chỉ có thể đạt được
tính phân biệt khi nó được “sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là một
nhãn hiệu”. Quy định như vậy, về mặt lơ gíc, đã đồng nhất việc “sử dụng và thừa
nhận rộng rãi” với khả năng phân biệt của nhãn hiệu.
Ngược lại, điểm c khoản 2 điều 74 của Luật SHTT lại quay trở lại cách quy
định theo hướng quái quát hoá, khi quy định một dấu hiệu loại trừ được coi là nhãn
hiệu khi dấu hiệu đó “đã đạt được khả năng phân biệt thơng qua quá trình sử dụng
trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu”. Rõ ràng, xét về bản chất, các các dấu
hiệu thuộc quy định tại điểm a, c khoản 2 điều 74 đều có cùng bản chất, đó là những
dấu hiệu được xem là khó có khả năng phân biệt, nhưng quy định cho hai trường
hợp này lại khác nhau. Nếu điểm a khoản 2 điều 74 lại "lẩn tránh" quy định về khả
năng phân biệt, thì quy định tại điểm c lại "dẫn chiếu" đến khả năng phân biệt thơng
qua q trình sử dụng.
Bởi vậy, để thống nhất với định nghĩa và thống nhất trong toàn bộ nội dung
của các điều luật, mang tính khái qt hố cao, cần sửa đổi điểm a, c khoản 2 điều
74 theo hướng tương thích với quy định của CTMR “…trừ trường hợp các dấu hiệu
này đã đạt được khả năng phân biệt thơng qua q trình sử dụng. Cụm từ “trước
thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu” cần được loại bỏ vì trong ngữ cảnh này
đương nhiên nó phải được hiểu là trước thời điểm nộp đơn.
Tương tự, quy định tại điểm đ khoản 2 điều 74 Luật SHTT cũng cần được
sửa đổi theo hướng “Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ
trường hợp các dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thơng qua q trình sử
dụng hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
theo quy định tại Luật này”.

118


Về trường hợp giới hạn độc quyền: như phân tích ở Mục 2.1.6.5, nhãn hiệu

là tài sản của chủ sở hữu, việc đăng ký nhãn hiệu là xuất phát từ ý chí của chủ sở
hữu. Do đó, khơng một ai, ngồi chủ sở hữu, có quyền tự ý hoặc giới hạn phạm vi
độc quyền của chủ sở hữu. Luật SHTT thiếu hẳn quy định chủ sở hữu phải tự tuyên
bố hạn chế phạm vi độc quyền trong trường hợp nhãn hiệu có một hoặc một số
thành tố khơng thể dành độc quyền sử dụng các thành tố đó cho chủ sở hữu. Bởi
vậy, cần bổ sung quy định này.
Về hậu quả pháp lý của sự huỷ bỏ: như phân tích ở mục 2.3.2.2, việc xác
định quyết định có hiệu lực hồi tố hay khơng là chìa khố cho việc xử lý các hành vi
xâm phạm. Luật SHTT cũng như Nghị định 105/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006
khơng có quy định về vấn đề này. Bởi vậy, cần bổ sung quy định này theo hướng:
“Hiệu lực hồi tố của quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ không
ảnh hưởng trong các trường hợp sau:
- Quyết định liên quan đến việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đã được thực
thi trước khi quyết định huỷ bỏ được tuyên;
- Hợp đồng được thực hiện và kết thúc trước ngày tuyên bố huỷ bỏ hiệu lực.
Về hành vi xâm phạm: như trình bày tại mục 2.4.1, Luật SHTT khơng có quy
định về hành vi sử dụng dấu hiệu bị coi là xâm phạm, hay nói cách khác, như thế
nào bị coi là sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu. Bởi vậy, cần bổ sung
các quy định về hành vi sử dụng dấu hiệu bị coi là xâm phạm theo hướng:
- Gắn dấu hiệu lên hàng hóa hoặc bao gói của hàng hóa;
- Chào bán hoặc trưng bầy để bán, hoặc đưa vào lưu thông trên thị trường
hoặc lưu trữ hàng cho những mục đích này hoặc chào bán hoặc cung cấp dịch vụ
mang dấu hiệu;
- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa mang dấu hiệu; hoặc
- Sử dụng những dấu hiệu trong giấy tờ kinh doanh hoặc quảng cáo.
Ngoài ra, đối với trường hợp xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng, cần sửa đổi
hành vi xâm phạm là hành vi hành vi gây tổn hại đến tính phân biệt hoặc danh tiếng

119



của nhãn hiệu nổi tiếng. Các hành vi gây tổn hại là hành vi: (i) tạo ra lợi thế cạnh
tranh không công bằng; (ii) gây tổn hại đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi
tiếng; hoặc; (iii) gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.
Theo đó, điểm d khoản 1 điều 129 Luật SHTT cần đựơc sửa đổi như sau:
“Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu
dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ,
kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng
hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc
sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc tạo lợi thế cạnh
tranh không công bằng hoặc gây tổn hại đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi
tiếng hoặc gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.”
Về quy định thực hiện quyền phản đối của bên thứ ba đối với việc cấp văn
bằng bảo hộ cho các đối tượng quyền SHCN, Luật SHTT Việt Nam đã ghi nhận tại
điều 112. Tuy nhiên, luật này lại khơng quy định trình tự, thủ tục và thời hạn giải
quyết đối với ý kiến phản đối đó như người có đơn bị phản đối có nghĩa vụ phải trả
lời hoặc có ý kiến về ý kiến phản đối của bên thứ ba khơng? nếu phải trả lời thì thời
hạn bao lâu? nếu không trả lời hoặc trả lời khơng thoả đáng thì đơn nhãn hiệu bị
phản đối sẽ được giải quyết ra sao? bên thứ ba có được thông báo về quyết định giải
quyết của Cục SHTT không? nếu không đồng ý với cách giải quyết của Cục SHTT
thì bên phản đối và bên bị phản đối phải làm gì đề bảo vệ quyền lợi của mình? Tóm
lại, rất nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục phản đối hiện vẫn bỏ ngỏ trong hệ thống
Luật SHTT hiện hành. Điều này, tạo cho quy định phản đối mang tính hình thức.
Bởi vậy, luật SHTT hiện hành cần phải bổ sung các quy định liên quan đến
thủ tục xét nghiệm các đơn phản đối.
3.3.2. Xây dựng và luật hoá “Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu”
Một trong những vấn đề lớn của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu là tính đúng
đắn của các quyết định xét nghiệm nhãn hiệu. Đặc thù các quy định của pháp luật
về nhãn hiệu là tính khái qt hố cao. Việc hiểu và vận dụng các quy định của


120


pháp luật về nhãn hiệu không phải là dễ dàng, đơi khi rất trìu tượng. Bởi vậy, để
tránh tình trạng tuỳ tiện và phụ thuộc vào ý kiến đánh giá mang cảm tính, chủ quan
của xét nghiệm viên, pháp luật về nhãn hiệu của tất cả các nước đều xây dựng và
luật hoá “Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu”. Ngay trong, pháp luật về bảo hộ NHCĐ,
phần lớn các quy định của CTMR được giải thích và hướng dẫn trong quy chế xét
nghiệm.
Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu, mặc dù khơng thể hướng dẫn, giải thích một
cách chi tiết và triệt để mọi vấn đề về nhãn hiệu, nhưng với ý nghĩa là một tài liệu
giải thích và hướng dẫn cụ thể được pháp điển hố từ nhiều tính huống trên thực
tiễn, quy chế xét nghiệm sẽ hạn chế được các ý kiến đánh giá mang tính chủ quan
của xét nghiệm viên. Hơn nữa, các quy định mang tính hướng dẫn của quy chế có
tính cụ thể và rõ ràng hơn so với các quy định mang tính khái quát của điều luật, bởi
vậy, việc áp dụng quy chế đòi hỏi xét nghiệm viên phải “đầu tư chất xám” nhiều
hơn cho quyết định của mình. Tính đúng đắn của kết quả xét nghiệm nhãn hiệu, vì
thế, được nâng cao. Để quy chế xét nghiệm nhãn hiệu có tính thống nhất chung,
công khai và minh bạch trong áp dụng, cần luật hoá quy chế này.
Hiện nay, hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam chưa xây dựng
được quy chế xét nghiệm. Việc vận dụng các quy định của Luật SHTT cũng như
các quy định trong Nghị định hướng dẫn, trên thực tế, vì thế, khơng chặt chẽ, khơng
có tính thuyết phục. Điều này, thường xảy ra khiếu nại, đặc biệt các khiếu nại về kết
quả xét nghiệm nội dung của nhãn hiệu. Vì khơng có quy chế xét nghiệm nhãn hiệu
nên cách giải thích và viện dẫn luật của các bên là không thống nhất nhau. Bởi vậy,
việc xây dựng quy chế xét nghiệm và luật hoá quy chế này là một trong những điều
kiện cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu.
3.3.3. Hoàn thiện và xây dựng Quy trình giải quyết khiếu nại của “Bộ
phận giải quyết khiếu nại” tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Một hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu được đánh giá là tiến bộ và công

bằng không phải bởi số lượng, nội dung các điều luật mà điều quan trọng là các quy

121


định về cơ chế và cách thức giải quyết các khiếu nại hoặc tranh chấp trên thực tế
giữa các bên có đạt được sự chính xác và cơng bằng hay không?. Theo điều 14 Luật
SHTT, khiếu nại lần đầu do Cục SHTT giải quyết, khiếu nại lần hai do Bộ Khoa
học và Cơng nghệ hoặc Tồ án giải quyết, tuỳ theo sự lựa chọn của người khiếu nại.
Vấn đề quan tâm ở đây chính là tính cơng bằng và khách quan đối với khiếu nại lần
đầu do Cục SHTT giải quyết. Cục SHTT vừa là cơ quan ban hành các quyết định bị
khiếu nại, vừa là cơ quan giải quyết khiếu nại chính các quyết định đó, bởi vậy, nếu
khơng có một cơ chế giải quyết khiếu nại, các quyết định giải quyết khiếu nại rất dễ
bị thiên vị. Nhưng vì lĩnh vực SHTT là một lĩnh vực đặc thù địi hỏi cơ quan giải
quyết phải có chun mơn sâu trong lĩnh vực này. Bởi vậy, Cục SHTT là cơ quan
giải quyết lần đầu là rất cần thiết, vấn đề là phải xây dựng được một cơ chế giải
quyết đảm bảo tính chính xác, khách quan và cơng bằng. Cơ chế này, một mặt phù
hợp với quy định chung của Luật khiếu nại tố cáo, mặt khác cần phải có những
điểm đặc thù riêng để đảm tính chính xác và công bằng. Quy định đặc thù này là các
quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại, đó là các quy định về xác định thành phần
Hội đồng tham gia giải quyết khiếu nại, tiêu chuẩn của từng thành viên trong Hội
đồng, nguyên tắc giải quyết khiếu nại. Pháp luật SHTT hiện hành thiếu vắng hẳn
các quy định như vậy.
Theo chúng tôi, Luật SHTT cần bổ sung thêm các quy định về cơ chế giải
quyết khiếu nại theo mơ hình Hội đồng giải quyết khiếu nại theo hệ thống luật
NHCĐ. Hội đồng này bao gồm những người có chun mơn sâu về lĩnh vực SHTT
và có trình độ pháp lý sâu sắc và có chức năng duy nhất là xem xét lại các quyết
định của Cục SHTT bị một trong các bên liên quan khiếu nại. Thành viên Hội đồng
này phải là người khơng tham gia hoặc có liên quan đến đối tượng bị khiếu nại
trước đó. Hội đồng này phải hoạt động trên một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo

tính khách quan và cơng bằng trong q trình giải quyết khiếu nại như: độc lập chỉ
tuân theo pháp luật; nguyên tắc khước từ tham gia khi có căn cứ cho rằng thành
phần Hội đồng giải quyết khiếu nại là không vô tư khi giải quyết vụ việc. Nếu xây
dựng được một cơ chế giải quyết độc lập như vậy, sẽ đảm bảo được tính chính xác

122


và hiệu quả trong hoạt động giải quyết khiếu nại ở cấp Cục SHTT, và sẽ hạn chế
được tình trạng khiếu nại vượt cấp, gây mất thời gian, công sức và tiền của chủ thể
khiếu nại và các cơ quan giải quyết khiếu nại. Giải quyết được điều này chính là
một bước trong tiến trình cải cách hành chính tại các cơ quan nhà nước của Việt
Nam hiện nay.
3.3.4. Thành lập Tồ án chun trách về sở hữu trí tuệ
Ý nghĩa, vai trị của Tồ án trong việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và
quyền nhãn hiệu nói riêng là khơng điều khơng cịn bàn cãi. Tuy nhiên, do tính chất
đặc thù của các vụ việc liên quan đến SHTT không giống với các vụ việc thông
thường nên cần phải có sự chun mơn hố trong hệ thống tồ án của Việt Nam.
Thực tế, kể từ khi toà án được xác định là một cơ quan thực thi trong lĩnh vực
SHTT, hiệu quả hoạt động của cơ quan này rất mờ nhạt. Có rất nhiều lý do giải
thích cho hiện tượng, tuy nhiên, theo chúng tơi, lý do chính là do hệ thống tồ án
hiện hành khơng phải là tồ án được tổ chức và thành lập theo mơ hình tồ án
chun trách. Chỉ khi nào có được tồ án chun trách riêng trong lĩnh vực SHTT,
thì khi đó hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án mới có thể phát huy
được tác dụng. Đây là mơ hình các quốc gia Châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan, Đức,
Nhật… áp dụng rất thành công. Bởi vậy, theo chúng tôi, trong một tương lại gần
Việt Nam cần xây dựng toà án chuyên trách về lĩnh vực SHTT.

123



KẾT LUẬN
Pháp luật của Liên minh châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu là một vấn đề khá mới
và phức tạp bởi sự đan xen giữa nhiều hệ thống pháp luật: pháp luật riêng của mỗi
quốc gia thành viên của liên minh; pháp luật chung của cộng đồng; và các điều ước
quốc tế đa phương liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu. Mặc dù không thể làm sáng tỏ
và thấu đáo mọi vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu, nhưng luận văn đã khái quát một cách
tổng thể và có hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu, từ
nguồn luật điều chỉnh, các khái niệm, định nghĩa về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu,
cơ chế và cách thức xác lập và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu cho đến việc là rõ
một số điểm cơ bản về hệ thống Toà án NHCĐ trong việc giải quyết các tranh chấp
liên quan đến quyền của chủ sở hữu NHCĐ, trong đó tập trung làm rõ được tính
phân biệt của nhãn hiệu theo quy định hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ.
Đặc thù của hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ được xây dựng và xoay
quanh hai phạm trù cơ bản đó là “Cơ sở từ chối tuyệt đối” và “Cơ sở từ chối tương
đối”. Đây là hai phạm lõi của hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ. Hai phạm trù
này xuyên xuốt toàn bộ hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ và liên quan đến hầu
hết các chế định bảo hộ NHCĐ như tiêu chuẩn bảo hộ, căn cứ phản đối, căn cứ huỷ
bỏ quyền đối với NHCĐ và thẩm quyền của Tồ án NHCĐ.
Khơng giống như hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, chế độ
xét nghiệm nội dung NHCĐ là dựa trên chế độ xét nghiệm các đơn phản đối do bên
thứ ba tiến hành. OHIM – cơ quan quản lý đăng ký NHCĐ không tự động xét
nghiệm nội dung đơn. Đơn yêu cầu đăng ký NHCĐ chỉ được xét nghiệm về mặt nội
dung để xác định liệu hay khơng NHCĐ có tương tự gây nhầm lẫn hoặc xung đột
với nhãn hiệu có trước chỉ trên cơ sở đơn yêu cầu phản đối, và chỉ trong phạm vi
yêu cầu phản đối nêu ra mà thôi. Nếu khơng có phản đối từ chủ sở hữu nhãn hiệu có
trước (bên thứ ba) được nộp trong thời hạn quy định, NHCĐ sẽ được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký bảo hộ. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, ngay cả khi NHCĐ được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ, vẫn khơng thể đảm bảo NHCĐ là khơng có
sự xung đột với nhãn hiệu có trước. Nguy cơ NHCĐ bị yêu cầu tuyên bố vô hiệu


124


sau khi được đăng ký, vì thế, vẫn rất lớn. Điều đó, địi hỏi chủ sở hữu NHCĐ phải
ln sẵn sàng đối mặt với các tranh chấp, xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào
trong thời hiệu 5 năm kể từ ngày được đăng ký.
Tiêu chuẩn về đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu theo hệ thống pháp luật
về bảo hộ NHCĐ là “rất mở”, có tính khái quát cao, nhưng rất chặt chẽ, thống nhất
và lô gíc. Từ các quy định cho đến các án lệ đều khẳng định “Bất cứ một dấu hiệu
nào cũng có thể đăng ký trở thành NHCĐ miễn là dấu hiệu đó phải có khả năng
phân biệt”. Ngược lại, so sánh với hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn
hiệu, cho thấy các quy định của pháp luật Việt Nam rất chi tiết nhưng không chặt
chẽ và không lô gíc.
Khả năng phân biệt của NHCĐ vẫn tồn tại ngay cả khi mà theo Luật SHTT
Việt Nam sẽ không được bảo hộ như trường hợp nhãn hiệu là một kết hợp của các
dấu hiệu mang tính mơ tả miễn là một kết hợp như vậy có thể mang nhiều hàm
nghĩa khác nhau và quan trọng là hàm nghĩa mô tả không ngay lập tức khiến người
tiêu dùng liên tưởng đến tính chất, chất lượng và nguồn gốc của hàng hố mang
nhãn hiệu. Cũng vậy, đối với các nhãn hiệu là một hoặc hai chữ cái ghép lại cũng có
khả năng phân biệt, ngoại trừ trường hợp là một chữ cái đơn thuần khơng có bất cứ
một dấu hiệu khác lạ nào. Tương tự như vậy, các trường hợp còn lại cũng được coi
là có khả năng phân biệt như nhãn hiệu là các từ chỉ nguồn gốc địa lý nếu khơng có
sự liên tưởng giữa chỉ dẫn địa lý với hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý; nhãn hiệu là dấu
hiệu đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hiện tại và thương mại nếu nó khơng
mang tính mơ tả thơng thường của hàng hố.
Trình tự, thủ tục và cách thức giải quyết đơn phản đối, khiếu nại và huỷ bỏ
quyền của chủ sở hữu theo pháp luật NHCĐ là rất chặt chẽ, đảm bảo tính khách
quan và cơng bằng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn khơng chỉ mang tính lý thuyết mà có tính

thực tiễn rất cao, bởi q trình nghiên cứu chúng tơi khơng chỉ nghiên cứu trên các
quy định của luật thực định, mà phần lớn nghiên cứu qua các án lệ. Chính các án lệ

125


này đã làm sáng tỏ các quy định của pháp luật nhãn hiệu NHCĐ. Do đó, kết quả
nghiên cứu của luận văn, một mặt làm rõ hơn các quy định của pháp luật thành văn,
mặt khác có giá trị soi chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo
hộ nhãn hiệu để tìm ra những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp, và đồng
thời là cơ sở lý luận cho việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, đặc
biệt là việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT hiện hành.

126


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ luật Dân sự ngày 27/6/2005
2. Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15/6/2004
3. Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005.
4. Luật Thương mại ngày 14/6/2005
5. Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996
6. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công
nghiệp.
7. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.

8. Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
9. Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
10. Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu
cơng nghiệp
11. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 2/7/2002
12. Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000 của Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về hướng dẫn thi hành
Nghị định số 12/1999/NĐ-CP
Các tài liệu tham khảo khác

127


13. Cục Sở hữu trí tuệ (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, NXB Bộ Văn hóa thơng tin,
Hà Nội.
14. TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2001), Giáo trình Tư pháp Quốc tế, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội .
15. TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Act No. 441/2003 on Trademarks of Czech Republic, in force from 1 April
2004 of Czech Republic.
17. Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (TRIPS
Agreement).
18. Commission Regulation (EC) 216/96 of 5 February 1996 laying down the rules
of procedure of the Boards of Appeal of the Office for Harmonization in the
Internal Market (Trade Marks and Designs).
19. Commission Regulation (EC) No 1041/2005 of 29 June 2005 amending

Regulation (EC) No 2868/95 implementing Council Regulation (EC) No 40/94
on the Community trade mark.
20. Commission Regulation (EC) No 2868/95 of 13 December 1995 implementing
Council Regulation (EC) No 40/94 on the Community trade mark.
21. Convention on Jurisdiction and the Enforcement of Judgements in Civil and
Commercial Matters, signed in Brussels on 27 September 1968.
22. Council Regulation (EC) No 40/94 of 20 December 1993 on the Community
trade mark.
23. Court of First Instance (2000), Case R 0422/1999-1.
/>24. Court of First Instance (2001), Case No. 2309/2001.

128


×