Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên qua thực tiễn ngành kiểm sát nhân dân tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CAO HỒNG LINH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ KIỂM SÁT VIÊN
QUA THỰC TIỄN NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH
VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CAO HỒNG LINH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ KIỂM SÁT VIÊN
QUA THỰC TIỄN NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH
VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ LAN PHƢƠNG



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời cam đoan

CAO HỒNG LINH


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI
NGŨ KIỂM SÁT VIÊN ...............................................................................7
1.1.


Nhận thức chung về đội ngũ kiểm sát viên và khái niệm giáo dục
pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên ..........................................................7

1.1.1. Khái luận về giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên...........................7
1.1.2. Đặc điểm về giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên ........................15
1.1.3. Nội dung của giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên.......................20
1.1.4. Hình thức của giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên .....................23
1.1.5. Phương pháp giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên .......................27
1.2.

Các yếu tố tác động đến giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên .....29

1.2.1. Mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật trong ngành kiểm sát nhân dân ............29
1.2.2. Yếu tố chủ thể giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên......................30
1.2.3. Yếu tố chất lượng đội ngũ kiểm sát viên .....................................................31
1.2.4. Yếu tố về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho
đội ngũ kiểm sát viên ...................................................................................32
1.3.

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ
Kiểm sát viên...............................................................................................33

1.3.1. Tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên ............................................................34
1.3.2. Tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội
ngũ Kiểm sát viên .........................................................................................35
1.3.3. Tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên .....................................................37



1.3.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên đối với xã hội.....................................37
1.3.5. Các tiêu chí khác ..........................................................................................38
1.4.

Mục đích, Vai trị và ý nghĩa của giáo dục pháp luật cho đội ngũ
kiểm sát viên. ..............................................................................................39

1.4.1. Mục đích của giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên .......................39
1.4.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên .........44
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................46
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ
KIỂM SÁT VIÊN - QUA THỰC TIỄN NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN
DÂN TỈNH VĨNH PHÚC ..................................................................................... 47
2.1.

Thực trạng nhận thức về giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát
viên ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.......................................47

2.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc về
giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên trong ngành KSND tỉnh
Vĩnh Phúc .....................................................................................................47
2.1.2. Nhận thức của lãnh đạo Ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về
giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc ..............................................................................................49
2.1.3. Nhận thức của đội ngũ kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về hoạt động giáo dục pháp luật cho họ .....................................52
2.2.

Thực trạng các quy định pháp luật về giáo dục pháp luật cho đội

ngũ Kiểm sát viên ngành KSND tỉnh Vĩnh Phúc ....................................53

2.3.

Thực trạng về giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên ngành
Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................................60

2.3.1. Tình hình thực hiện giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................60
2.3.2. Thực trạng về chủ thể của giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát
viên ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc .............................................65
2.3.3. Thực trạng về đối tượng của giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát
viên ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc .............................................67


2.3.4. Thực trạng về hình thức của giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát
viên ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc .............................................69
2.4.

Nguyên nhân của thực trạng về giáo dục pháp luật cho đội ngũ
kiểm sát viên ngành Kiểm sát viên ngành KSND tỉnh Vĩnh Phúc ........75

Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................83
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ KIỂM SÁT VIÊN QUA THỰC
TIỄN NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC ..............84
3.1.

Yêu cầu đối với giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên qua
thực tiễn ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ..............................84


3.1.1. Yêu cầu khi xây dựng hệ thống văn bản pháp luật giáo dục pháp luật
cho đội ngũ Kiểm sát viên ............................................................................84
3.1.2. Giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên phải được thực hiện
đồng bộ với giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giáo dục chính trị, tư tưởng....87
3.1.3. Giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên phải đảm bảo tính
thường xuyên, liên tục ..................................................................................88
3.1.4. Giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên phải đảm bảo tính
chuyên nghiệp ..............................................................................................90
3.1.5. Giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên phải bảo đảm tính khoa
học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành nội dung văn bản ....................91
3.1.6. Yêu cầu đối với chủ thể khi thực hiện GDPL cho đội ngũ Kiểm sát
viên (trong đó có đội ngũ Kiểm sát viên tỉnh Vĩnh Phúc) ...........................92
3.1.7. Yêu cầu khi xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp
luật cho đội ngũ Kiểm sát viên .....................................................................94
3.2.

Các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục pháp luật cho đội ngũ
kiểm sát viên ...............................................................................................95

3.2.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật cơng tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ
kiểm sát viên.................................................................................................96
3.2.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung, chương trình phương pháp
giáo dục ........................................................................................................98
3.2.3. Xây dựng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tham gia công tác giáo dục
pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên tại địa phương...................................100


3.2.4. Áp dụng đa dạng các hình thức giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm
sát viên........................................................................................................101

3.2.5. Nâng cao chất lượng của chủ thể thực hiện công tác giáo dục pháp luật
cho đội ngũ kiểm sát viên...........................................................................103
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phối kết hợp nhằm rút kinh nghiệm và
thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động giáo dục pháp
luật cho đội ngũ Kiểm sát viên thông qua kết quả thực hiện công tác
nghiệp vụ hằng năm của đội ngũ Kiểm sát viên. .......................................104
3.2.7. Bảo đảm kinh phí cho cơng tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm
sát viên........................................................................................................107
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................109
KẾT LUẬN ............................................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDPL:

Giáo dục pháp luật

KSND:

Kiểm sát nhân dân

KSV:

Kiểm sát viên

PBGDPL:

Phổ biến, giáo dục pháp luật



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Bảng 2.1

Khảo sát hoạt động GDPL cho đội ngũ kiểm sát viên
VKSND tỉnh Vĩnh Phúc từ 2015 đến hết 6/2018

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Trang

63

Khảo sát tình hình đội ngũ kiểm sát viên tham gia các cuộc
giáo dục pháp luật do Viện KSDN tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức
từ 2015 đến hết 6/2018

64

Kết quả khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng kiểm sát viên
tỉnh Vĩnh Phúc từ 2015 đến 6/2018


72

Thống kê kết quả công tác tuyên truyền tại Viện KSND tỉnh
Vĩnh Phúc từ 2015 đến 6/2018

74


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục pháp luật, trong đó có giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên
có vị trí, vai trị rất quan trọng trong bối cảnh nước ta xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế như hiện nay. Làm tốt công tác này không
chỉ trực tiếp nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và
chấp hành pháp luật trong đội ngũ Kiểm sát viên trong thực thi công vụ, hạn chế
đến mức thấp nhất tình trạng oan sai, vi phạm pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt
hại, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo đảm cho
pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất trong cả nước; góp phần xây
dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được điều này
mà Đảng, Chính phủ đã có những đường lối chủ trương chỉ đạo, thực hiện giáo dục
pháp luật cho đội ngũ công chức trong các cơ quan tư pháp, trong đó có đội ngũ
kiểm sát viên.
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng xuất hiện nhiều
các quan hệ pháp luật có u tố nước ngồi, đồng nghĩa với việc xuất hiện sự xung
đột, du nhập của các nền pháp luật nước ngồi và quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi nước ta xây
dựng một đội ngũ kiểm sát viên công tâm, bản lĩnh, kỉ cương và trách nhiệm để hồn
thành được nhiệm vụ cơng tác trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để thực hiện được
điều này không thể không giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên. Giáo dục

pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, có
ý nghĩa to lớn trong việc duy trì nghiêm minh pháp luật, công bằng xã hội, đảm bảo
trật tự xã hội trong nước.
Giáo dục pháp luật bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mỗi
lĩnh vực, giáo dục pháp luật lại được thực hiện bằng nhiều hình thức với nhiều nội
dung khác nhau. Riêng đối với đội ngũ Kiểm sát viên, giáo dục pháp luật được thực
hiện với nhiều hình thức và nội dung mang đậm tính ch ất đặc thù của hoạt động

1


nghiệp vụ thực hành quyền cơng tố và kiểm sốt hoạt động tư pháp của đội ngũ
kiểm sát viên. Điều này khiến cho giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên
cũng mang tính đặc thù mà địi hỏi những điều kiện thực hiện đặc biệt.
Hiện nay, ở nước ta giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên vẫn chưa
được đầu tư xứng tầm với vị trí, vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật cho đội ngũ
kiểm sát viên đối với hệ thống chính trị, hệ thống tư pháp, cũng như an ninh, trật tự
xã hội trong nước. Các cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục pháp luật cho
đội ngũ kiểm sát viên chưa nhiều khiến cho giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát
viên chưa có được nền tảng cơ sở lý luận vững vàng đảm bảo chất lượng giáo dục
pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên.
Từ những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho
đội ngũ kiểm sát viên – Qua thực tiễn ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc”
để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Giáo dục pháp luật là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Nhận
thức được điều này mà đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đề cập đến
các khía cạnh khác nhau của vấn đề giáo dục pháp luật. Dựa trên tiêu chí về đối
tượng nghiên cứu có thể phân loại thành các nhóm nổi bật như sau:

Nhóm nghiên cứu giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức bao gồm: Luận
án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Quốc Sửu, chuyên ngành Lý luận nhà nước
và pháp luật: “GDPL cho đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Khoa Luật – Đại học quốc
gia Hà Nội, 2010; Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Phan Thị Hồng Hà, chuyên
ngành Lý luận nhà nước vào pháp luật “PBGDPL cho công chức cấp xã – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2010; Luận văn
Thạch sĩ Luật học của tác giả Phạm Kim Dung: “GDPL cho cán bộ, cơng chức cơ
quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay”, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà
Nội, 2011; Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Xuân Đạt: “Giáo dục

2


pháp luật cho công chức quán lý thị trường qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình”, Khoa
Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2014. Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả
Nguyễn Văn Tuấn: “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ tư pháp - hộ tịch, qua thực tiễn
thành phố Hà Nội”, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2015. Nhóm này tập
trung vào nghiên cứu giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ
thống các cơ quan nhà nước tại nước ta. Các cơng trình nghiên cứu thuộc nhóm này
đều xây dựng dựa trên nền tẳng nghiên cứu là giáo dục pháp luật cho cán bộ, công
chức nhưng thông qua thực trạng giáo dục pháp luật cho họ tại từng cơ quan nhà
nước mà đưa ra một số quan điểm và giải pháp hồn thiện giáo dục pháp luật cho
cán bộ, cơng chức tại các cơ quan hành nước ở nước ta. Đội ngũ kiểm sát viên là lực
lượng thuộc cán bộ, cơng chức nhưng chưa có bất kỳ một cơng trình khoa học nào
thuộc nhóm này đề cập đến giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên.
Nhóm nghiên cứu giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc biệt: Luận văn Thạc
sĩ Luật học của tác giả Phan Thị Ngọc Minh, Chuyên ngành Lý luận nhà nước và
pháp luật: “Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật – Đại
học quốc gia Hà Nội, 2012; Luận án Tiến sĩ Xã hội học của tác giả Đồn Thị Thanh

Huyền “GDPL cho con cái trong gia đình hiện nay – Nghiên cứu trường hợp tỉnh
Quảng Ninh”, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà
Nội, 2014;Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Ngô Văn Trù: “Giáo dục pháp luật
cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2015; Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Dương Thành Chung, chuyên
ngành Lý Luận nhà nước và Pháp luật: “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
Khmer ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long, Việt Nam”, Học việc chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, 2016. Nhóm này tập trung vào nghiên cứu giáo dục pháp luật cho các
đối tượng đặc biệt, mang tính chất và đặc điểm đặc thù nổi bật thông qua việc
nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc biệt
này. Từ đó, đánh giá và đưa ra một số quan điểm và biện pháp hoàn thiện giáo dục
pháp luật cho các đối tượng đặc biệt này. Đội ngũ kiểm sát viên là đội ngũ có nhiều
đặc điểm đặc thù nhưng chưa có bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào thuộc nhóm này
đề cập đến giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên.

3


Nhóm nghiên cứu giáo dục pháp luật trên một đơn vị hành chính nhà nước:
Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đỗ Hồng Kỳ, Chuyên ngành Lý luận nhà
nước và pháp luật: “PBGDPL của xã, phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa”,
Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2012. Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả
Dương Thị Thu Hiền, Chuyên ngành Lý luận nhà nước và pháp luật: “PBGDPL
trên địa bàn Huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình – thực trạng và giải pháp”, Khoa
Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2013. Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả
Nguyễn Thị Kim Ngân: “GDPL ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Khoa Luật
– Đại học quốc gia Hà Nội, 2013. Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn
Xuân Hạnh: “PBGDPL trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Khoa Luật – Đại học quốc
gia Hà Nội, 2014. Nhóm này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về giáo
dục pháp luật trên các đơn vị hành chính nhà nước ở nước ta thơng qua việc nghiên

cứu cơ sở lý luận, thực trạng giáo dục pháp luật trên các đơn vị hành chính nhà
nước khác nhau. Từ đó, đưa ra một số quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục pháp luật trên các đơn vị hành chính. Nhóm này nghiên cứu tồn bộ các
vấn đề giáo dục pháp luật trên một đơn vị hành chính nào đó. Tuy nhiên, chưa có
một cơng trình nghiên cứu nào thuộc nhóm này đề cập trực tiếp đến giáo dục pháp
luật cho đội ngũ kiểm sát viên.
Như vậy, vấn đề giáo dục pháp luật được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục pháp luật cho đội
ngũ kiểm sát viên vẫn là một nội dung mới mẻ chưa được các nhà khoa học quan
tâm đầu tư nghiên cứu. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục pháp
luật cho đội ngũ kiểm sát viên cần được quan tâm, nghiên cứu để đảm bảo chất
lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Vì vậy, đề
tài “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên – Qua thực tiễn ngành Kiểm sát
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc„ khi được thực hiện nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm
tình hình nghiên cứu về vấn đề giáo dục pháp luật, đồng thời góp phần xây dựng cơ
sở lý luận của hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên.

4


3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn xác định mục đích nghiên cứu là làm rõ vị trí, vai trị, ý nghĩa giáo
dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên. Làm nổi bật được tính đặc thù trong hoạt
động giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên. Đánh giá thực trạng của công tác
giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên tỉnh Vĩnh Phúc.Từ thực trạng đó đề xuất
các phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật
cho đội ngũ kiểm sát viên. Kết quả nghiên cứu làm vững chắc thêm nền tảng cơ sở lý
luận, tối ưu hóa hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho ngũ kiểm

sát viên. Từ đó, gắn vào thực trạng giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên ngành
kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Thơng qua phân tích thực trạng giáo dục pháp luật
cho đội ngũ kiểm sát viên tỉnh Vĩnh Phúc rút ra các hạn chế để xây dựng phương án
khắc phục nhằm tối ưu hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giáo GDPL cho đội ngũ kiểm
sát viên. Hoạt động GDPL cho đội ngũ Kiểm sát viên là một bộ phận của giáo dục
pháp luật nói chung. Hoạt động GDPL cho đội ngũ Kiểm sát viên vừa mang đặc điểm
của GDPL nói chung, vừa mang đặc điểm đặc thù riêng của nó. Nội dung của luận văn
tập trung nghiên cứu về hoạt động GDPL cho đội ngũ Kiểm sát viên trên nhiều phương
diện khác nhau để từ đó thấy được tầm quan trọng của hoạt động này trên thực tiễn.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê để nghiên cứu
về giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên – Qua thực tiễn ngành Kiểm sát
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, về giáo dục pháp luật, về đội ngũ kiểm sát viên trong hệ
thống tư pháp.
Các phương pháp nghiên cứu nghiên cứu cụ thể khác được sử dụng trong
luận văn bao gồm: phương pháp tư duy trừu tượng được sử dụng trong quá trình xác

5


định vị trí, vai trị, ý nghĩa của giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên đối với
xã hội và hệ thống chính trị ở nước ta; phương pháp phân tích được sử dụng trong
việc phân tích các bảng số liệu để làm rõ thực trạng giáo dục pháp luật cho đội ngũ
Kiểm sát viên tỉnh Vĩnh Phúc, phương pháp tổng hợp được dùng trong việc tìm
kiếm các số liệu, nội dung cần thiết nhằm làm nổi bật hoạt động giáo dục pháp luật
cho đội ngũ Kiểm sát viên; phương pháp quy nạp và diễn dịch được dùng trong quá

trình làm rõ các luận điểm để làm nổi bật tất cả các nội dung tác giả muốn trình bày
trong luận văn; phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh được sử dụng trong
việc đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên tỉnh Vĩnh
Phúc và rút ra những biện pháp khắc phục thực trạng. Từ đó nhiên cứu đề tài theo
mã số chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật.
7. Đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật trước đây đã nêu ra nhiều
vấn đề lý luận chung về giáo dục pháp luật cũng như giáo dục pháp luật cho đội ngũ
cán bộ công chức, đồng thời cũng có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề giáo
dục pháp luật trên địa bàn một tỉnh cụ thể. Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu về vấn đề giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên ngành Kiểm sát
nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Bởi vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về
vấn đề giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn sẽ trở thành tài liệu quan trọng góp phần bổ sung
những tri thức còn thiếu về hoạt động GDPL cho đội ngũ Kiểm sát viên. Từ đó, luận
văn góp phần tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật trên thực tế.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên.
- Chưởng 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên – Qua
thực tiễn ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đội
ngũ Kiểm sát viên – Qua thực tiễn ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

6


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO ĐỘI NGŨ KIỂM SÁT VIÊN
1.1. Nhận thức chung về đội ngũ kiểm sát viên và khái niệm giáo dục
pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên
1.1.1. Khái luận về giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên
1.1.1.1. Khái quát về đội ngũ Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước thuộc hệ thống các cơ quan tư
pháp ở nước ta, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt đông tư
pháp. Đội ngũ Kiểm sát viên là lực lượng công chức tư pháp thuộc biên chế Viện
kiểm sát nhân dân được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp nhân danh Viện kiểm sát nhân dân (Điều 74, Luật Tổ chức Viện
KSND năm 2014).
Kiểm sát viên là một chức danh tư pháp được bổ nhiệm theo quy định của
pháp luật. Trong hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên được phân
thành 3 Ngạch: Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao
cấp (Theo điều 76 Luật tổ chức Viện KSND năm 2014). Mỗi ngạch Kiểm sát viên
được bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của Luật tổ chức Viện
KSND năm 2014.
Ngoài đội ngũ Kiểm sát viên trong cơ cấu Viện kiểm sát nhân cịn có các lực
lượng khác nhau thực hiện các hoạt động công tác khác nhau như chuyên viên, cán
bộ được tuyển dụng theo Nghị định 68 năm 2000. Tuy nhiên, đây là lực lượng chủ
đạo thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của
Viện kiểm sát nhân dân. Vì vậy, pháp luật giao cho đội ngũ kiểm sát viên nhiệm vụ
và quyền hạn nhất định (theo quy định của Điều 83 Luật Tổ chức Viện KSND năm
2014) để đảm bảo chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Cụ thể,
Thứ nhất, khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm

7



sát viên tuân theo pháp luật. Đây là biểu hiện của nguyên tắc Kiểm sát viên hoạt
động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Mỗi hành vi pháp lý của Kiểm sát viên ảnh
hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Vì vậy, Kiểm sát viên
tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết
định của mình trong việc thực hành quyền cơng tố, tranh tụng tại phiên tịa và
kiểm sát hoạt động tư pháp.
Thứ hai, khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát
viên chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình, sự lãnh đạo
thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kiểm sát viên phải
chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Kiểm sát viên có
quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật;
nếu Viện trưởng vẫn quyết định thì Kiểm sát viên phải chấp hành, nhưng Viện
trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trong trường hợp này Kiểm
sát viên có quyền báo cáo lên Viện trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu
trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Thứ ba, Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong
các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định. Khi Kiểm sát viên tham gia tố tụng
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong
nhiều trường hợp do pháp luật quy định xét thấy không đảm bảo sự khách quan,
trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cơng dân, cũng như sự nghiêm
minh của pháp luật thì Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Quy định này là cần thiết nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong quá trình
xét xử, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và sự công bằng của xã hội.
Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, pháp luật quy định các việc
Kiểm sát viên không được làm (Điều 84 Luật tổ chức Viện KSND). Cụ thể,
Thứ nhất, những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được
làm. Kiểm sát viên là công chức tư pháp thuộc biên chế Viện Kiểm sát nhân dân
nên Kiểm sát viên vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức năm 2008.


8


Theo đó, Kiểm sát viên phải tuân thủ quy định về những việc công chức không
được làm được thể hiện tại Mục 4 Luật cán bộ, công chức 2008 bao gồm 03 điều
luật (18, 19, 20). Đó là, những việc công chức không được làm liên quan đến đạo
đức công vụ, liên quan đến bí mật nhà nước và những việc khác liên quan đến sản
xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng,
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của
pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng
khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của
pháp luật. Kiểm sát viên hoạt động độc lập, khách quan, chỉ tuân thủ pháp luật nên
hoạt động tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm
cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật
là đi ngược nguyên tắc hoạt động của Kiểm sát viên. Vì vậy mà pháp luật quy định
đây là một trong những điều Kiểm sát viên không được làm để đảm bảo nguyên tắc
hoạt động của Kiểm sát viên.
Thứ ba, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng
ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án. Kiểm sát
viên phải tôn trọng sự thật khách quan của vụ án; thực hiện quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp với mục đích đảm bảo công bằng xã hội, nghiêm minh pháp
luật. Hoạt động can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng
ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án làm mất đi
sự nghiêm minh của pháp luật, có thể gây oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Vì vậy,
pháp luật quy định Kiểm sát viên không được làm điều này.
Thứ tư, đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu
khơng vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Hồ sơ vụ án tập hợp mọi bằng chứng chi phối tồn bộ q trình giải quyết một vụ
án, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Nếu làm mất

bất kỳ tài liệu nào trong hồ sơ cũng có thể làm sai lệch sự thật khách quan gây ra
những hậu quả nghiêm trọng đối với kết quả vụ án; làm thiệt hại nghiêm trọng đến

9


quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo cũng như người bị hại. Vì vậy, Kiểm
sát viên không được mang hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ
quan để tránh mất mát.
Tuy nhiên, trong các trường hợp pháp luật quy định Kiểm sát viên phải thực
hiện chuyển hồ sơ vụ án cho các cơ quan khác có thẩm quyền thì Kiểm sát viên được
mang hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ ra khỏi cơ quan nhưng phải được sự đồng
ý của lãnh đạo. Khi tiến hành bàn giao cần có biên bản bàn giao để đảm bảo tính
khách quan, trung thực trong q trình lưu giữ, bảo quản hồ sơ. Đồng thời, căn cứ đó
để quy trách nhiệm pháp lý trong trường hợp mất mát tài liệu trong hồ sợ vụ án.
Thứ năm, tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác
trong các vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định. Việc tiếp bị
can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác là một trong những trình tự
được pháp luật quy định. Hoạt động tiếp này chỉ có giá trị pháp lý khi được thực
hiện tại nơi theo quy định của pháp luật. Hoạt động Kiểm sát viên tiếp bị can, bị
cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong các vụ án mà mình có thẩm
quyền giải quyết ngồi nơi Luật quy định thì đều khơng có giá trị pháp lý và được
coi là vi phạm trình tự, thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án. Quy định này nhằm
đảm bảo tính khách quan, minh bạch của q trình giải quyết vụ án.
Pháp luật quy định trách nhiệm của Kiểm sát viên trong q trình thực hiện
hoạt động cơng vụ nhằm đảm bảo chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân [29, Điều 83]. Cụ thể:
Thứ nhất, Kiểm sát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo

quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên mang tính pháp lý
cao và được điều chỉnh bởi pháp luật. Xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật là hai chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật
của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc áp dụng chế
tài nào phụ thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật
của Kiểm sát viên đó.

10


Thứ hai, Kiểm sát viên trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà gây thiệt
hại thì Viện kiểm sát nhân dân nơi người đó cơng tác phải có trách nhiệm bồi
thường và người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Viện kiểm sát nhân
dân theo quy định của pháp luật. Kiểm sát viên là công chức thuộc biên chế Viện
kiểm sát nhân dân. Mọi hành vi pháp lý của Kiểm sát viên đều được thực hiện nhân
danh Viện kiểm sát nhân dân nhằm thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Vì vậy, Kiểm sát viên trong khi thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Viện
kiểm sát nhân dân nơi người đó cơng tác và Kiểm sát viên đã gây thiệt hại có trách
nhiệm bồi hồn cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Kiểm sát viên phải giữ bí mật nhà nước và bí mật cơng tác theo quy
định của pháp luật. Kiểm sát viên hoạt động và cơng tác vì lợi ích của quốc gia, của
xã hội. Kiểm sát viên tuyệt đối trung thành với tổ quốc và tận tụy phục vụ nhân dân.
Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật là một trong
những biểu hiện của việc trung thành với tổ quốc. Kiểm sát viên giữ bí mật nhà
nước và bí mật cơng tác nhằm đảm bảo sự tồn tại và hồn thiện pháp chế xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
Thứ tư, Kiểm sát viên phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân
dân. Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân. Mọi
hoạt động của nhà nước là để phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân. Với tư cách

là công chức trong bộ máy nhà nước Việt Nam, Kiểm sát viên phải tôn trọng nhân
dân. Hoạt động của Kiểm sát viên nhân danh Viện kiểm sát nhân dân thay mặt nhà
nước thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo cuộc
sống bình yên, ổn định cho nhân dân. Vì vậy, mọi hoạt động của Kiểm sát viên chịu
sự giám sát của nhân dân.
Thứ năm, Kiểm sát viên phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp,
pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc
sinh hoạt công cộng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Kiểm sát viên là lực
lượng tiên phong trong hoạt động tư pháp ở nước ta. Họ là đội ngũ tri thức điển

11


hình, nhân danh Viện kiểm sát nhân dân thực hiện các hoạt động công vụ thay mặt
nhà nước nhằm duy trì sự ổn định, cơng bằng xã hội. Vì vậy, đòi hỏi người Kiểm
sát viên phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất
đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; tham
gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Thứ sáu, Kiểm sát viên có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao năng
lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát. Kiểm sát viên được pháp luật giao
nhiệm vụ thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt đông tư pháp nhân danh Viện
Kiểm sát nhân dân. Phạm vi quyền hạn của Kiểm sát viên rất rộng, bao trùm lên
mọi hoạt động pháp luật trên tất cả các lĩnh vực. Để hoàn thành được trách nhiệm
đó địi hỏi Kiểm sát viên cần thường xun học tập, trau dồi kiến thức để có năng
lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát vững vàng.
Thứ bảy, Kiểm sát viên có có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quyết định
số 296/2008/QĐ-VKSTC ngày 18/6/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao ban
hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân.
Hoạt động cơng vụ của Kiểm sát viên mang tính đặc thù cao nên Quy tắc ứng xử
của cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ra đời quy định chuẩn

đối với đội ngũ Kiểm sát viên về quy tắc ứng xử sao cho phù hợp với tính đặc thù
của họ. Vì vậy, Kiểm sát viên phải thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của Kiểm
sát viên theo quy định của Viện KSND tối cao.
1.1.1.2. Khái niệm về giáo dục pháp luật cho đội ngũ kiểm sát viên
Giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng; trở thành một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng [1]. Thực hiện
chủ trương đó, trong lĩnh vực Lý luận nhà nước và pháp luật, đã từ lâu Giáo dục
pháp luật trở thành một đề tài chủ đạo, được các nhà nghiên cứu luật quan tâm, đầu
tư nghiên cứu bằng những cơng trình khoa học đồ sộ và mang lại những kết quả có
ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Cùng với sự ra đời của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, hoạt
động giáo dục pháp luật được tổ chức thực hiện ngày càng chuyên nghiệp. Từ đây

12


đã có cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động giáo dục pháp luật được thực hiện rầm
rộ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực và đối tượng khác
nhau. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 ra đời thể hiện được chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật. Qua đó cho thấy Đảng và Nhà nước ta nhận định và đề cao vai trò, ý nghĩa của
hoạt động giáo dục pháp luật đối với tình hình xã hội nước ta. Đây được coi là tư
tưởng tiến bộ, tiên phong của Đảng và Nhà nước ta trong việc Luật hóa hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã
khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật khái niệm giáo dục pháp luật có
thể được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, GDPL là những tác động của các yếu tố khách quan và
những tác động của các yếu tố chủ quan từ phía chủ thể GDPL lên sự nhận thức và
thực hiện hành vi của các đối tượng được GDPL [33]. Đây là cách hiểu trừu tượng

và bao hàm toàn bộ hoạt động giáo dục pháp luật. Các yếu tố khách quan là các yếu
tố tồn tại độc lập, biến đổi theo quy luật tự nhiên, bao gồm điều kiện kinh tế, xã hội,
chính trị, hồn cảnh lịch sử,… Các yếu tố chủ quan là các yếu tố xuất phát từ ý thức
con người, bị chi phối bởi tư duy của con người nên biến đổi theo mức độ tư duy,
nhận thức của con người. Tính pháp luật được thể hiện bởi sự nhận thức và thực
hiện hành vi của con người theo quy chuẩn mà nhà làm Luật quy định trên cơ sở các
yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.
Theo nghĩa hẹp, GDPL là hoạt động có định hướng, có mục đích, có hệ
thống, có kế hoạch do các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân (chủ thể giáo dục
pháp luật) thực hiện nhằm mục đích xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật
với nội dung trang bị kiến thức pháp luật cần thiết, xây dựng thái độ, tình cảm tơn
trọng, hiểu biết giá trị, ý nghĩa của pháp luật, các quyền, nghĩa vụ pháp luật, thói
quen tuân thủ và sử dụng pháp luật” [17, tr.452]. Đây là cách hiểu trực quan mang
nặng tính liệt kê. Có thể nói cách hiểu này thể hiện phương thức hoạt động giáo dục
pháp luật diễn ra trên thực tế. Trong đó chỉ rõ tính chất của GDPL, chủ thể GDPL,
mục đích GDPL.

13


Công tác Giáo dục pháp luật được thực hiện trên nhiều lĩnh vực và với
nhiều đối tượng khác nhau và một trong số đó là đội ngũ Kiểm sát viên ngành
Kiểm sát nhân dân.
Theo đó, GDPL cho đội ngũ Kiểm sát viên được hiểu theo nghĩa rộng là quá
trình tác động của các yếu tố khách quan như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
và những yếu tố chủ quan từ phía chủ thể GDPL lên ý thức, hành vi của Kiểm sát
viên. Theo nghĩa hẹp, GDPL cho đội ngũ Kiểm sát viên là hoạt động có định
hướng, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể GDPL để trang bị cho đội ngũ Kiểm sát
viên những kiến thức pháp lý cần thiết để xây dựng cho họ những tình cảm pháp lý
và hành vi pháp lý.

Trong phạm vi luận văn này, GDPL cho đội ngũ Kiểm sát viên được tiếp cận
theo nghĩa rộng: “Giáo dục pháp luật là một trong những tác động của thế giới
khách quan và cũng là một trong những tác động chủ quan của con người lên sự
nhận thức và thực hiện hành vi của đội ngũ Kiểm sát viên nhằm mục đích xây dựng
ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên” bởi các lý do sau:
Thứ nhất, đây là cách hiểu toàn diện, đầy đủ, bao hàm của khái niệm GDPL
cho đội ngũ Kiểm sát viên; mở ra phạm vi điều chỉnh rộng cho khái niệm GDPL để
từ đó khái niệm này trở thành định hướng thống nhất, khái quát chung từ hoạt động
nghiên cứu đến hoạt động thực tiễn. Như vậy, phạm vi hoạt động giáo dục pháp luật
cho đội ngũ Kiểm sát viên rất rộng, do nhiều chủ thể nhà nước và xã hội thực hiện
với nhiều hình thức, quy mơ, phương thức, phương tiện và phương pháp khác nhau.
Chẳng hạn, theo nghĩa rộng này, giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên bao
gồm cả hệ thống đào tạo pháp luật, giáo dục pháp luật, hệ thống thông tin, tiếp cận
pháp luật,v.v… [17, tr.453].
Thứ hai, cách hiểu theo nghĩa hẹp về khái niệm GDPL cho đội ngũ Kiểm sát
viên được định nghĩa chi tiết theo cách diễn đạt liệt kê làm mất đi tính khái quát
chung, khiến cho phạm vi hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên
bị thu hẹp. Tức là, cách hiểu theo nghĩa hẹp tiếp cận khái niệm GDPL cho đội ngũ
Kiểm sát viên bằng các hoạt động biểu hiện trong thực tiễn.

14


×