Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích những vấn đề DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 88 trang )

Chuyên đề 2

NHỮNG VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Mục tiêu
Sau khi học chuyên đề, học viên có khả năng:
1. Trình bày được những vấn đề về dân số và phát triển của Việt Nam
hiện nay. Các thách thức đối với sự phát triển bền vững.
2. Trình bày được nội dung các chương trình về chất lượng dân số
đang triển khai ở Việt Nam hiện nay.
3. Liên hệ thực tế những vấn đề nổi cộm về dân số và phát triển và
chất lượng dân số hiện nay ở địa phương và đưa ra được các giải pháp khả
thi để giải quyết vấn đề.
Nội dung
1. Các khái niệm trong dân số và phát triển; chất lượng dân số.
2. Mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố dân số, kinh tế, giáo dục, văn
hóa, xã hội… và sự phát triển.
3. Những vấn đề dân số và phát triển của Việt Nam hiện nay. Các
thách thức đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.
4. Các chương trình liên quan đến chất lượng dân số hiện nay ở Việt
Nam (sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi…)
5. Thảo luận liên hệ thực tế về những vấn đề nổi cộm liên quan đến
dân số và phát triển, vấn đề chất lượng dân số ở địa phương trong dài hạn và
đưa ra được các giải pháp khả thi.
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy
- Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy học tích cực; phương pháp
thuyết trình, có thể sử dụng bảng biểu thống kê, đồ thị minh họa;



Trong các giờ thực hành học viên được rèn luyện kỹ năng sau:
+ Kỹ năng thuyết trình các vấn đề dân số và phát triển của địa
phương, trong đó học viên kết hợp kiến thức đã học với công việc để phân
tích các vấn đề về phát triển, vấn đề chất lượng dân số ở địa phương.
Đánh giá
Bài kiểm tra cuối chuyên đề (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học
- Giáo trình Dân số và Phát triển, chủ biên Lê Cự Linh, Trường Đại
học Y tế công cộng, Nhà xuất bản Y học, 2015;
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quỹ dân số liên hiệp quốc
(2000), Dân số và phát triển: Một số vấn đề cơ bản (tái bản lần thứ nhất có
chính sửa và bổ sung), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 238 trang;
- PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển,
Nhà xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 187 trang;
- PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số
Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 396 trang.


NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Dân số
Dân số là cộng đồng người cư trú trên một vùng lãnh thổ (xã, huyện, tỉnh,
quốc gia, châu lục, thế giới,…) được xem xét trên các phương diện: quy mô, cơ
cấu, phân bố theo lãnh thổ, chất lượng và quá trình sinh sản, tử vong, di cư tại
những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định1,2.
Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ (một địa phương, một quốc gia...) là
tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó. Quy mơ dân số có thể chia ra quy mô
dân số thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ, một thời điểm nào đó) và quy mơ dân số trung
bình của một thời kỳ.
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm khác

nhau theo một tiêu thức nào đó (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học).
Córất nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình
trạng hơn nhân, trình độ học vấn, trình độ chun mơn, nghề nghiệp, mức sống,
thành thị - nông thôn…
Chất lượng dân sốlà khái niệm xuất hiện từ thế kỷ 18, khoa học lúc bấy giờ
nghiên cứu chất lượng dân số một cách hạn hẹp chỉ dựa trên cơ sở gen. Điển hình
là “thuyết chủng tộc” xuất hiện ở cuối thế kỷ 19. Nội dung cơ bản của thuyết này
là có sự tồn tại chủng tộc thượng đẳng và chủng tộc hạ đẳng. Điều này dựa trên cơ
sở tự nhiên, mang tính di truyền và bất biến. Vì vậy, bất bình đẳng xã hội cũng có
cơ sở tự nhiên. Đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, tạo dựng văn minh, chủng
tộc “thượng đẳng” đi trước, còn chủng tộc “hạ đẳng” khơng làm được việc đó,
hoặc nếu có thì rất ít. Vì vậy, chủng tộc “thượng đẳng” sinh đẻ ít và chủng tộc “hạ
đẳng” sinh đẻ nhiều sẽ làm xấu đi chất lượng dân số.

1

Ban Tuyên giáo Trung ương (2016),Dân số và phát triển: cơ hội, thách thức và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam,
Hà Nội.
2
Lưu Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thiềng (2011), Dân số học, Tài liệu giảng dạy cho cán bộ ngành DS-KHHGĐ, Tổng cục
DS-KHHGĐ và Quỹ Dân số LHQ, Hà Nội.

3


Các nhà nhân khẩu học Nga trong cuốn Giáo trình Dân số học do Nhà xuất
bản Thống kê và Tài chính Mat-xcơ-va ấn hành (1985)lại cho rằng: “Những
nghiên cứu tinh tế nhất đã khơng tìm thấy sự khác nhau nào trong bộ não người
giữa các chủng tộc. Khả năng và tri thức của con người có được nhờ q trình
chăm sóc, giáo dục và các hoạt động cụ thể khác”.

Ăng-ghen cho rằng: “Chất lượng dân số là khả năng của con người thực
hiện các hoạt động một cách hiệu quả nhất”.
Theo quan điểm của các nhà nhân khẩu học Nga, chất lượng dân số là “khái
niệm trung tâm của hệ thống tri thức của dân số” được phản ánh bởi các chỉ tiêu:
- Trình độ giáo dục
- Cơ cấu nghề nghiệp, xã hội
- Tính năng động và tình trạng sức khỏe
Chất lượng dân số hình thành nhờ chăm sóc y tế, giáo dục và đào tạo nghề
cũng như các hoạt động cụ thể khác như văn hóa, thể thao, du lịch… Nó tương
ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Pháp lệnh dân số Việt Nam năm 2003 đã định nghĩa: “Chất lượng dân số
phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”.
Như vậy, chất lượng dân số là một phạm trù rộng, được hiểu là tổng thể các
thành tố tạo nên thể lực, trí lực và tinh thần của con người nói chung. Một dân số
cụ thể, dân số của mỗi nước hoặc mỗi vùng vào những thời kỳ nhất định sẽ có một
chất lượng nhất định. Chất lượng dân số được nhìn nhận liên quan biện chứng đến
số lượng dân. Chất lượng dân số bao hàm chất lượng con người từ lúc mới sinh cho
đến khi chết, cả nam và nữ. Chất lượng dân số không chỉ được đánh giá về nhân trắc
học (chiều cao, cân nặng, các số đo cơ bản về vòng ngực, bụng, tay, chân, sự cân
đối của cơ thể với từng lứa tuổi...), tố chất, sức chịu đựng dẻo dai… mà cịn được
nhìn nhận thông qua cuộc sống tinh thần, con người quan hệ với nhau như thế nào,
họ có cơ hội bình đẳng không trước sự lựa chọn việc làm, giáo dục, phúc lợi, hơn
nhân gia đình..., có được tơn trọng và tự do cá nhân khơng, họ có mơi trường để
phát huy khả năng sáng tạo hay không trong thực tế. Chất lượng dân số bao hàm các
khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực, khái niệm chất lượng lao động.
4


Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã nêu ra vấn đề là nếu nói về chất lượng
dân số mà khơng đề cập đến quy mô, phân bố và cơ cấu dân số là chưa đầy đủ. Có

hàng loạt câu hỏi được đặt ra là:
- Chất lượng dân số sẽ như thế nào nếu tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc
độ tăng trưởng kinh tế, hoặc ngược lại quy mô dân số giảm?
- Chất lượng dân số sẽ như thế nào nếu mức sinh quá cao, làm cho tỷ lệ trẻ
em 0-14 tuổi trong dân số quá cao (xấp xỉ 50%) hoặc mức sinh quá thấp làm cho
tỷ trọng người già trong dân số quá cao (từ 30% trở lên)?
- Chất lượng dân số sẽ như thế nào nếu toàn xã hội chỉ lựa chọn sinh con trai?
Khi dân số rơi vào các tình trạng như đã nêu trong các câu hỏi trên, liệu có
thể gọi dân số đó là có chất lượng cao được khơng dù cho chăm sóc y tế, giáo dục
và đào tạo nghề nghiệp rất tốt?
Vì vậy, khái niệm đầy đủ về chất lượng dân số phải là chất lượng dân số phản
ánh đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của tồn bộ dân số, cũng như cơ cấu
dân số hợp lý.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dân số: Yếu tố sinh học và di
truyền, chất lượng cuộc sống, kinh tế, y tế, giáo dục, môi trường, các yếu tố khác như
văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, vui chơi giải trí… cũng góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân và qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Phân bố dân cư là dân số được nghiên cứu gắn với việc phân bố theo khơng
gian địa lý, các đơn vị hành chính lãnh thổ.Số dân sinh sống trong những vùng
lãnh thổ nhất định được hình thành mang tính lịch sử và chịu sự tác động của
nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Người ta có thể nhận biết vùng này đơng dân, vùng
kia thưa dân trên cơ sở thước đomật độ dân số.
Phân bố dân số thành thị và nông thôn cũng là một trong những tiêu thức
đánh giá phân bố dân cư theo vùng lãnh thổ. Đây là tiêu thức biểu thị trình độ phát
triển kinh tế - xã hội quan trọng. Trên phạm vi cả nước, sự thay đổi tỷ trọng dân số
thành thị và nông thôn chỉ thực sự rõ nét hơn vào giai đoạn sau năm 2000. Sự tập
trung dân cư vào các vùng đô thị diễn ra với cường độ lớn hơn do các nguyên
nhân mở rộng địa giới đô thị và di cư nông thôn – đô thị bùng phát mạnh.

5



1.2. Đặc điểm hiện trạng dân số Việt Nam
Bước sang thế kỷ 21, dân số nước ta đã xuất hiện những đặc điểm và những
xu hướng mới, khác biệt lớn so với thời điểm bắt đầu hoạch định chính sách DSKHHGĐ vào năm 1961. Những đặc điểm và xu hướng này sẽ tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển bền vững của Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
+ Thứ nhất, Việt Nam đã đạt được mức sinh thấp một cách vững chắc.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự kiên trì và đẩy mạnh chính sách
KHHGĐ, mức sinh của Việt Nam giảm nhanh, hiện đã đạt mức thấp. Vào giai đoạn
1965-1969, trung bình mỗi phụ nữ có khoảng 6,8 con thì đến năm 2006, chỉ tiêu
này chỉ còn 2,1 con/phụ nữ và liên tục được giữ vững trong hơn 10 năm qua. Như
vậy, Việt Nam đã đạt được “mức sinh thay thế” (thế hệ con cái vừa đủ để “thay
thế” bố mẹ trong q trình sinh sản) và mơ hình “gia đình 2 con” đã trở nên phổ
biến. Mục tiêu mà chính sách DS-KHHGĐ theo đuổi suốt hơn nửa thế kỷ qua đã
đạt được. Ghi nhận thành cơng của Chương trình DS-KHHGĐ, năm 1999, Liên
Hợp Quốc đã tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam.
Các dự báo cho thấy, Việt Nam tiếp tục giữ vững được thành tựu mức sinh
thấp. Điều này dễ hiểu, vì người dân đã được tuyên truyền nhiều và đã nhìn nhận
thấy lợi ích của mơ hình gia đình nhỏ; hệ thống dịch vụ KHHGĐ đã hình thành, cơ
bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, đang được thị trường hóa; từ 2015 trở đi,
phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ (đại đa số sinh từ năm 1985 trở lại đây) là thế
hệ mới, được giáo dục nói chung và giáo dục về Dân số - KHHGĐ nói riêng khá tốt.
Cuối cùng, sự tiến bộ nhanh về kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ mạnh mẽ xu hướng giảm sinh.
+ Thứ hai, quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao nhưng vẫn tiếp tục tăng.
Năm 2014, Việt Nam có 90,7 triệu dân, là nước đông dân thứ 3 ở Đông
Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 14 trên thế giới. Mật độ dân số đạt 274 người/km2,
cao gấp hơn 5 lần mật độ dân số thế giới (53 người/km2). Có thể thấy, Việt Nam là
quốc gia có quy mơ dân số lớn, mật độ dân số rất cao.
Theo dự báo, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm lại (giai đoạn

2009-2019 bình qn hàng năm khoảng 1%, sau đó sẽ dưới 1%). Năm 2025, nước
ta sẽ có 100 triệu dân và tiếp tục tăng chậm lên đến khoảng 110 triệu vào giữa thế

6


kỷ 21. Dân số đông là một thị trường lớn, hấp dẫn đầu tư nhưng cũng là thách thức
lớn về an ninh lương thực, năng lượng,…
+ Thứ ba, cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh, Việt Nam đang trong
giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng”(thực chất đây là thời kỳ “Dư lợi dân số Population Devident”). Bảng 1.3 cho thấy cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước
ta biến đổi mạnh trong 35 năm (1979-2014).Khi “Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15
đến 64” đạt khoảng từ 66% trở lên, tức là khoảng 2/3 dân số nằm trong độ tuổi có
khả năng lao động, tỷ số phụ thuộc chung giảm xuống thấp (khoảng dưới 50 do tỷ
số phụ thuộc trẻ em giảm song tỷ số phụ thuộc người già chưa kịp tăng), các nhà
nhân khẩu học coi đây là thời kỳ “dư lợi dân số” (dân số mang lại nguồn lợi rất
lớn cho tăng trưởng kinh tế thông qua lực lượng lao động dồi dào, tỷ trọng tích luỹ
sau tiêu dùng lớn). Các nhà nghiên cứu Việt Nam nói rằng đây là “cơ cấu dân số
vàng”. Theo tiêu chuẩn này, năm 2006 Việt Nam đã bước vào giai đoạn “cơ cấu
dân số vàng”.
Bảng 1.3. Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2014)
Đơn vị : %
Nhóm tuổi

1979

2014

0-14

42,55


23,5

15-64

52,23

69,4

65 +

4,68

7,1

Tổng cộng

100,0

100

Nguồn: Tổng cục Thống kê (1992; 2015)

Dự báo của Tổng cục Thống kê (2016), thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” của
Việt Nam kéo dài đến khoảng năm 2041. “Cơ cấu dân số vàng” mang lại nhiều
“cơ hội” nhờ lực lượng dân số trong độ tuổi lao động dồi dào nhưng cũng là
“thách thức” về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm và việc làm có
năng suất, thu nhập cao.
+ Thứ tư, Việt Nam đã bước vào q trình già hóa dân số và sớm trở thành
nước có dân số già. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hoá dân số” vào

năm 2011 (tỷ lệ những người trên 60 tuổi đạt 10% tổng dân số) và sẽ trở thành
nước có “dân số già” vào khoảng năm 2038 (tỷ lệ người trên 60 tuổi chạm

7


“ngưỡng” 20%). Điều đáng chú ý là thời gian từ khi bước vào “q trình già hóa”
đến khi đạt đến ngưỡng “dân số già” ở nước ta chỉ diễn ra trong khoảng 27 năm
(2011-2038). Trong khi đó, Pháp mất 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Úc là 73
năm, Mỹ là 69 năm… Người cao tuổi hiện nay là những người đã trải qua thời kỳ
chiến tranh, nghèo khó nên sức khỏe yếu; hơn 70% sống ở nông thôn, phần lớn
khơng có bảo hiểm xã hội. Những đặc điểm cơ bản này làm trầm trọng thêm
những thách thức về an sinh xã hội cho người cao tuổi và thách thức phát triển bền
vững ở nước ta trong những thập niên tới.
+ Thứ năm, tình trạng biết trước giới tính thai nhi ngày càng phổ biến, mất
cân bằng cơ cấu giới tính trẻ em khi sinh trở nên nghiêm trọng. Năm 2013, tỷ lệ
phụ nữ mang thai biết trước giới tính thai nhi là 83%, trong đó, thành thị là 85,1%,
ngay khu vực nông thôn cũng lên đến 82% (Tổng cục Thống kê, 2014). Năm
2015, tỷ lệ này tương ứng là 76,1; 78,2% và 75,1% (Tổng cục Thống kê, 2016).
Bên cạnh hiện tượng này là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng
tăng và đã ở mức nghiêm trọng.
"Tỷ số giới tính trẻ em khi sinh" ở nước ta năm 1997, tỷ số này là 107, đến
năm 2009 tỷ số này là 110,6, đến năm 2014 đã tăng lên 112,2 và năm 2015 là
112,8 (Tổng cục Thống kê, 2016). Như vậy, số trẻ em sinh ra hàng năm ở Việt
Nam đang mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, theo hướng nhiều bé trai được
sinh ra nhiều hơn nhiều so với số bé gái. Tình trạng này nếu khơng được cải thiện,
đương nhiên sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững về mặt dân số, xã hội.
+ Thứ sáu, tỷ lệ dân số thành thị chưa cao nhưng di cư, đơ thị hóa, tích tụ
dân số đang diễn ra khá mạnh. Năm 2014, trong khi tỷ lệ dân đô thị của thế giới là
53%, các nước đã phát triển 78%, châu Phi thấp nhất cũng đạt 40%, tỷ lệ này ở

Việt Nam mới chỉ đạt 33%. Tuy nhiên, cơng nghiệp hóa và kinh tế thị trường đang
thúc đẩy di cư diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong 5 năm, giai đoạn 2004-2009,
gần 7 triệu người di cư nội địa, tăng gấp rưỡi so với giai đoạn 1994-1999, góp
phần làm tăng tỷ lệ dân đô thị trong khoảng 15 năm trở lại đây và đẩy mạnh xu
hướng tích tụ dân số vào một số thành phố lớn và vùng lãnh thổ. Chẳng hạn, Đông
Nam Bộ, trong TĐTDS 1979 chỉ có 7 triệu người, chiếm 5,7% dân số cả nước thì
vào năm 2014, các con số tương ứng là 15,7 triệu dân và chiếm 17,4%. Trong xu

8


thế hội nhập, di cư quốc tế cũng tăng lên mạnh mẽ và đa dạng loại hình, bao gồm
di cư du học, di cư xuất khẩu lao động có tổ chức, di cư lao động tự do...
+ Thứ bảy,chất lượng dân số có được cải thiện song chưa cao. Nâng cao
chất lượng dân số cần được tiếp cận theo hướng vòng đời (từ khi con người sinh ra
cho tới khi chết đi) nhằm nâng cao khả năng, bình đẳng trong tiếp cận và tham gia
của toàn bộ dân số ở tất cả các nhóm tuổi tới các cơ hội phát triển và dịch vụ bao
gồm sức khỏe, giáo dục, việc làm, phúc lợi, tơn giáo, tài chính và mơi trường
hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
“Chỉ số phát triển con người” (HDI) của Việt Nam, năm 1990, là 0,475 xếp
thứ 108 trong 144 quốc gia được đánh giá. Năm 2015, HDI tăng lên 0,683 xếp thứ
115/188 quốc gia. Rõ ràng,chất lượng dân số của nước ta đã được cải thiện nhưng
cịn thấp và có xu hướng “tụt hậu” so với một số quốc gia láng giềng. Nhiều năm
nay, Tổng cục DS-KHHGĐ đã thực hiện một số dự án đóng góp vào nâng cao chất
lượng dân số, như: Tư vấn tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh;… đã thu
được những kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn chỉ mới trong khuôn khổ các dự án.
1.3. Phát triển bền vững
Phát triển3 thường được quan niệm là “sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã
hội và bền vững mơi trường”. Đối với các nước nghèo thì “phát triển”được hiểu cụ
thể hơn liên quan đến việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Thực

tiễn phát triển ngày nay cho thấy, khái niệm “phát triển” liên quan nhiều đến
những vấn đề rộng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thành tựu giáo
dục, tình trạng dinh dưỡng, giá trị những quyền tự do cơ bản và đời sống tinh
thần… Đó là q trình giảm dần, đi đến loại bỏ nạn đói ăn, bệnh tật, mù chữ, tình
trạng mất vệ sinh, thất nghiệp và bất bình đẳng. Ngày nay, nói đến phát triển,
người ta thường nhấn mạnh đến tầm nhìn dài hạn, nhấn mạnh tính bền vững của
phát triển. Sự chú trọng vào tính bền vững của phát triển đã đưa ra cách nhìn mới,
cho rằng điều quan trọng là các nỗ lực của chính sách phải nhằm đạt được những
thành tựu phát triển dài lâu trong tương lai.

Ban Tuyên Giáo Trung ương (2016), Dân số và phát triển: cơ hội, thách thức và khuyến nghị chính sách cho Việt
Nam,Hà Nội.

3

9


Phát triển bền vững4 là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc
gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù về kinh tế, xã hội, chính trị, địa
lý, văn hóa... để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát
triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái
học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo

Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ:
“Phát triển bền vững làsự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai...". Nói cách khác, “phát triển bền vững” phải bảo đảm có sự phát triển
kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và mơi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt
được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, các chủ thể nhà nước và phi
nhà nước, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung
hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Theo tổ chức Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là
một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên
và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".
Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu
có về tinh thần, văn hóa, sự bình đẳng của các cơng dân và sự đồng thuận của xã
hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Nó bao gồm phát triển bền vững về
kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trường.
4

/>
10


 Phát

triển bền vững về kinh tế. Đó là một hệ thống kinh tế có thể tạo ra

hàng hố và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm sốt của chính phủ
và nợ nước ngồi, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất

nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
 Phát

triển bền vững về xã hội. Đó là một hệ thống bền vững về mặt xã hội
phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội
bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của
mọi công dân. Chỉ số Phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất đánh giá phát
triển xã hội.
 Phát

triển bền vững về mơi trường. Đó là một hệ thống bền vững về mơi
trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ
thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai
thác các nguồn lực không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế
một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định
khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các
nguồn lực kinh tế.
Ở Việt Nam5, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong
giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm
về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, phát triển
bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị mơi trường sống, coi
giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá trị cao
nhất cần đạt tới của sự phát triển; Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển dài
hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai
sau.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, phát triển bền
vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các
thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2014).

Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu
nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.
5

Phát triển bền vững ở Việt Nam, , 1/2014

11


1.4. Những thách thức trong phát triển hiện nay ở Việt Nam
Có thể thấy, trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai và thực hiện khá
thành công một số nhiệm vụ để hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, những
thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước.
Trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với các nước trên thế giới và ngay cả một
số nước trong khu vực. Xem xét ở ba khía cạnh của phát triển bền vững là: kinh tế,
xã hội và môi trường để thấy rõ còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết6.
+ Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện, các cân đối vĩ mô chưa thật sự
vững chắc. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn
lực còn hạn chế, kém hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố phát
triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, chủ yếu dựa
vào khai thác tài nguyên, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao và sử dụng nhiều
vốn. Tỷ lệ nợ công trong tổng GDP cao và liên tục tăng trong những năm 20132017.
Năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp và chậm
được cải thiện; tiêu hao năng lượng lớn: để tạo ra 1 USD GDP, Việt Nam phải tiêu
tốn một lượng điện năng gấp 2,1 lần của Hàn Quốc, 3,12 lần của Xin-ga-po,
khoảng 1,37 lần của Thái Lan; kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng thấp,
thiếu đồng bộ;… Nền tảng để Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp theo hướng
hiện đại chưa được hình thành đầy đủ, vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, thiếu
bền vững; thể chế kinh tế thị trường chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản xuất

chưa được giải phóng triệt để, mơi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng,
thơng thống. Trong lúc đó, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập; hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước thấp, việc hình thành các loại thị trường chậm và
chưa đồng bộ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện tại chưa có chuyển biến đáng kể
trong việc đổi mới và phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế vĩ mơ chưa
thật ổn định, cịn những yếu tố thiếu vững chắc, các thành phần kinh tế chưa phát
huy hết năng lực, chưa thực sự được bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh. Cơ
6

7/2016

12


chế quản lý, chính sách phân phối có mặt chưa hợp lý, chưa thúc đẩy tiết kiệm,
tăng năng suất, kích thích đầu tư phát triển. Hệ thống tài chính, ngân hàng đổi mới
chậm, chất lượng hoạt động hạn chế; môi trường đầu tư, kinh doanh còn một số
vướng mắc, chưa tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho kinh tế phát triển...
+ Thứ hai, chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn cịn hạn chế, chưa chuyển
mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy
và học cịn lạc hậu, chậm đổi mới; cơ cấu đào tạo không hợp lý giữa các lĩnh vực,
ngành nghề.
Văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Quản lý văn
hóa cịn bất cập; mơi trường văn hóa bị xâm hại, thiếu lành mạnh; các tệ nạn xã
hội và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức,
nhất là trong thanh, thiếu niên ở mức đáng lo ngại.
Tình trạng thiếu việc làm cịn phổ biến. Chính sách tiền lương, thu nhập
chưa động viên được người lao động tận tâm với công việc. Đời sống của một bộ

phận dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn, xóa đói, giảm nghèo
chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệnh giàu - nghèo còn
khá lớn và ngày càng doãng ra. Năm 2001-2002 là 8,14 lần, đến 2008 là 8,9 lần,
tiếp tục tăng đến 9,7 lần vào năm 20147.Trong cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám,
chữa bệnh của nhân dân. Vệ sinh an tồn thực phẩm chưa được kiểm sốt chặt
chẽ.
+ Thứ ba, việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ mơi trường cịn
thiếu và chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả cịn thấp. Mơi trường ở
nhiều nơi tiếp tục xuống cấp, một số nơi đã tới mức báo động. Chưa có những giải
pháp khả thi để ứng phó với gia tăng tác động của biến đổi khí hậu; hậu quả thiên
tai cịn nặng nề; tình trạng chặt phá, cháy rừng còn tiếp tục diễn ra. Tài nguyên
thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên đa dạng sinh học bị suy thoái
nghiêm trọng. Ở một số địa phương, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản đã bị
7

Viện Dân số và các vấn đề xã hội (2016), Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu xã hội về Phát triển bền vững, Báo
cáo trình Ban Kinh tế Trung ương, 110 trang.

13


khai thác đến mức cạn kiệt hoặc rất lãng phí.Ơ nhiễm nguồn nước, đất, ơ nhiễm
khơng khí cịn nghiêm trọng ở một số nơi. Chưa huy động được nhiều nguồn lực
để bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sống của nhân dân. Đặc biệt, trong
những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất từ những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ
lụt, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt8.
Sản xuất và tiêu dùng trong thời gian qua phần lớn còn chưa tuân thủ chính
sách "thân thiện với mơi trường". Trong sản xuất, nhiều ngành và địa phương, đặc

biệt là ở các làng nghề vẫn đang sử dụng các công nghệ sản xuất cũ, có mức tiêu
hao lớn về vật tư và năng lượng nên đã làm giảm hiệu quả sản xuất, giảm sức cạnh
tranh của nền kinh tế, gây ô nhiễm môi trường. Trong tiêu dùng, lối sống hưởng
thụ, tiêu xài lãng phí vẫn cịn phổ biến ở một bộ phận dân cư, nhất là ở thành thị.
Đây là một thách thức lớn cho quá trình hướng tới các mục tiêu phát triển bền
vững hiện nay.
+ Thứ tư, công tác kế hoạch hóa phát triển ở Việt Nam cịn ít chú ý đến xu
hướng biến đổi dân số. Mặc dù, dân số Việt Nam trong nửa thế kỷ qua biến đổi
nhanh nhưng trong q trình kế hoạch hố cịn ít tính đến xu hướng biến đổi này.
Chẳng hạn, do mức sinh giảm, từ năm học 1997-1998 đến năm học 2013-2014,
chỉ riêng số học sinh tiểu học giảm gần 3 triệu, tức là giảm 29%. Tuy nhiên,
điều này chưa được tính đến trong kế hoạch phát triển giáo dục một cách đầy đủ.
Biểu hiện là, ở cấp học này, số lớp tăng thêm 52%, do vậy, chỉ tiêu “số học
sinh/lớp học” giảm sâu, từ 32 học sinh/lớp, chỉ còn 15 học sinh/lớp. Chỉ tiêu này
được cải thiện như vậy tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục nhưng chưa
phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và các điều kiện nguồn lực hiện tại. Đó là
chưa kể hàng chục ngàn giáo viên khơng có việc làm; nhiều trường học đầu tư
hàng tỷ đồng bị bỏ hoang, dẫn đến lãng phí nguồn lực dành cho giáo dục. Thống
kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2014-2015 cho thấy toàn ngành giáo
dục dư thừa 35.000 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở.

8Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, Hà Nội, 117
trang.

14


2. MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
Cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh sự tồn tại mối quan hệ hai chiều
giữa dân số và phát triển9,10. Có thể thể hiện mối quan hệ này qua sơ đồ 1.1 dưới đây.

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa Dân số và Phát triển
CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN

Kết quả Dân số

Q trình Phát triển
+ Sản xuất, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ

+ Quy mô dân số

+ Tiết kiệm, đầu tư, chi tiêu công

+ Cơ cấu dân số

+ Sử dụng vốn con người

+ Chất lượng dân số

+ Sử dụng vật chất (đất, vốn, cơng nghệ)
Kết quả Phát triển

Q trình Dân số

+ Tình trạng việc làm

+ Sinh sản

+ Thu nhập và phân phối


+ Tử vong

+ Tình trạng giáo dục,

CHÍNH SÁCH
DÂN SỐ
Nguồn: Nguyễn Đình Cử và cộng sự, 2011

9

Nguyễn Đình Cử (2011), Dân số và Phát triển, Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Hà Nội.
Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Dân số và phát triển: Cơ hội, thách thức và khuyến nghị chính sách cho Việt
Nam, Hà Nội.

10

15


Có thể diễn giải nội dung, cơ chế tác động của quan hệ dân số vàphát
triểnqua mơ hình bắt đầu từ các quá trình dân số: sinh sản, tử vong và di cư. Mức
độ của các quá trình này cao hay thấp, nhiều hay ít, đưa tới việc xác định quy mô,
cơ cấu, phân bố dân số theo lãnh thổ và tác động một phần đến chất lượng dân số.
Tình trạng dân số và các chính sáchsẽ tác động vào quá trình phát triển, ảnh
hưởng đến quá trình tiết kiệm, đầu tư sản xuất, cung cấp dịch vụ, sử dụng vốn và
các nguồn tài nguyên,… Dân số lúc này là “đầu vào của quá trình phát triển”.
Kết quả dẫn tới trạng thái phát triển nhất định (tình trạng việc làm, thu nhập và
phân phối, tình trạng giáo dục, chăm sóc sức khỏe/dinh dưỡng, chất lượng mơi
trường sống…). Khi đó, người ta thường nói rằng,“dân số là mẫu số của phát
triển”. Đến lượt nó, kết quả phát triển và chính sách dân số lại tác động mạnh đến

các quá trình dân số gồm sinh, chết, di cư. Bất cứ một thành tựu dân số nào, chẳng
hạn thành tựu giảm sinh, không chỉ là kết quả của chính sách dân số mà cịn là kết
quả của trình độ phát triển được cải thiện. Q trình tương tác nói trên lại tiếp diễn.
R57Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 (ICPD), tại Cai-rơ
(Ai cập) có 179 quốc gia tham dự, trong đó có Việt Nam, đã đưa ra Chương trình
hành động về Dân số và Phát triển với 9 vấn đề dân số và phát triển được xác định
gồm:
• Gia tăng dân số và phát triển kinh tế;
• Dân số và an ninh lương thực;
• Dân số và lao động, việc làm;
• Dân số và đói nghèo;
• Dân số và giáo dục;
• Dân số và y tế, SKSS, quyền sinh sản và KHHGĐ;
• Cơng bằng, bình đẳng giới và vị thế của phụ nữ;
• Dân số và di dân, đơ thị hóa;
• Dân số và bảo vệ mơi trường sống;
Như vậy, 9 vấn đề trên đã cụ thể hoá nội dung quan hệ giữa dân số với kinh
tế, xã hội và môi trường.

16


3. NHỮNG VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM:
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.1. Quá độ dân số, “cơ cấu dân số vàng”, già hóa dân số: Cơ hội và thách
thức
3.1.1. Quá độ dân số, cơ cấu dân số “vàng” và xu hướng già hoá
+ Việt Nam đã trải qua “Quá độ dân số” bước vào thời kỳ “Hậu quá độ”
Quá độ dân số là giai đoạn chuyển từ mức cân bằng thời kỳ tiền quá độ,
được đặc trưng bởi mức chết cao và mức sinh cao (tái sản xuất dân số lãng phí),

sang mức cân bằng thời kỳ hậu quá độ được đặc trưng bởi cả mức chết và mức
sinh đều thấp (tái sản xuất dân số tiết kiệm). Sau thời kỳ quá độ, tỷ suất chết và
sinh trở lại tương đương nhau, nhưng ở mức thấp.
Nghiên cứu quá trình phát triển dân số ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay
cho phép rút ra kết luận là dân số Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn của quá độ dân
số (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Tỷ suất sinh thô và chết thô ở Việt Nam các năm 1935-2015
Đơn vị: ‰
Năm

Tỷ suất chết thô

Tỷ suất sinh thô

Tỷ suất tăng tự nhiên

(CDR)

(CBR)

(NMR)

1935

25,0

37,0

12,0


1955

12,0

44,0

32,0

1965

14,0

36,3

22,3

1975

14,0

34,5

20,5

1985

6,9

30,1


23,2

1995

6,7

23,9

17,2

2005

5,3

18,6

13,3

2010

6,8

17,1

10,3

2011

6,8


16,6

9,8

17


2012

6,8

16,9

10,1

2013

6,8

17,0

10,2

2014

6,9

17,2

10,3


2015

6,8

16,2

9,4

Nguồn: Nguyễn Đình Cử (2017); Tổng cục Thống kê (2010); Tổng cục Thống kê (2017)

Các giai đoạn của quá độ dân số dẫn đến kết quả là biến động dân số cả về
quy mô và cơ cấu dân số. Điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện kinh tế xã hội và cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi
các nhà quản lý phải quan tâm đến.
Có thể coi dân số Việt Nam khi bước vào Thế kỷ 21 đã ở đoạn cuối của thời
kỳ quá độ, khi tỷ lệ tăng dân số nhỏ hơn 1,5%. Khi tỷ lệ tăng dân số ở mức dưới
1% thì có thể coi dân số đã bước vào thời kỳ hậu quá độ (sau năm 2015 theo Bảng
3.2).
+ Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi mạnh
Việt Nam hiện đứng thứ 13 trong những nước đông dân nhất thế giới. Từ
cuộc Tổng điều tra Dân số đầu tiên (1979) đến lần TĐTDS gần nhất (2009), quy
mô dân số Việt Nam đã tăng từ 52,742 triệu người lên 85,789 triệu người. Tháng
11/2013, Việt Nam đạt mốc 90 triệu dân, nghĩa là tăng thêm khoảng 37 triệu người
trong vịng 24 năm. Tính đến ngày 15/3/2018, quy mô dân số nước ta là 95,581
triệu người11. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu
trong nửa sau thập niên 2020, đạt đỉnh cao khoảng 105 triệu vào năm 2040 do ảnh
hưởng của “động năng” gia tăng dân số trước đó rồi mới giảm đi. Bên cạnh đó, cơ
cấu dân số cũng thay đổi rất mạnh, đặc biệt là cơ cấu dân số theo tuổi. Tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động tăng mạnh từ 50,49% năm 1979 lên 53,6% năm 1989, lên
58,38% năm 1999, lên 65,86% năm 2009, đặc biệt là nhóm lao động trẻ 25-39 tuổi

(Bảng 3.3). Theo dự báo, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam sẽ đạt
đỉnh cao ở ngưỡng 71% vào khoảng năm 2020 và sau đó bắt đầu giảm dần. Các cơ
quan quốc tế đã đánh giá nếu có thể chế, chiến lược, chính sách phát triển và tận

11

truy cập ngày 16/3/2018

18


dụng nguồn lực lao động tốt, Việt Nam chắc chắn sẽ thành một nước lớn, giàu và
mạnh12.
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2009)
Đơn vị: %
Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2009

2009/1979

0-4

14,62


14,0

9,52

8,48

0,58

5-9

14,58

13,3

12,00

7,99

0,55

10 - 14

13,35

11,7

11,96

8,54


0,64

15 - 19

11,40

10,5

10,77

10,19

0,89

20 - 24

9,26

9,5

8,86

9,21

0,99

25 - 29

7,05


8,8

8,48

8,85

1,26

30 - 34

4,72

7,3

7,86

7,94

1,68

35 - 39

4,04

5,1

7,27

7,61


1,88

40 - 44

3,80

3,4

5,91

7,01

1,84

45 - 49

4,00

3,1

4,07

6,40

1,60

50 - 54

3,27


2,9

2,80

5,29

1,62

55 - 59

2,95

3,0

2,36

3,36

1,14

60 - 64

2,28

2,4

2,31

2,32


1,02

65 - 69

1,90

1,9

2,20

1,86

0,98

70 - 74

1,34

1,2

1,58

1,70

1,27

75 - 79

0,90


0,8

1,09

1,43

1,59

12

ILO, 2012

19

Ghi chú

Giảm mạnh

Ít thay đổi

Tăng mạnh

Ít thay đổi

Tăng mạnh


80 - 84


0,38

0,4

0,55

0,88

2,32

85+

0,16

0,3

0,38

0,75

4,69

Tổng cộng

100,0

100,0

100,0


100,0

1,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000; 2010).

+ “Cơ cấu dân số vàng” hình thành: Tỷ số phụ thuộc giảm, Tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động tăng cao
Như trên đã đề cập, sự thay đổi dân số của một nước thường có bốn giai
đoạn. Ở giai đoạn đầu, mức sinh lớn và mức tử vong cao nên dân số hầu như
không tăng hay tăng rất chậm. Vào giai đoạn hai, mức tử vong giảm nhưng mức
sinh tiếp tục cao nên dân số tăng nhanh, tỷ lệ dân số trẻ em (dưới 15 tuổi) rất lớn.
Do kinh tế chưa phát triển, thu nhập đầu người rất thấp, nhiều quốc gia phải thực
hiện KHHGĐ để dân số không tăng nhanh mới có thể tích lũy để khởi động quá
trình phát triển. Sang giai đoạn thứ ba, mức sinh giảm và dân số tăng ít. Số người
sinh ra trong giai đoạn 2 trước đó nay trở thành lực lượng lao động. Trong giai
đoạn thứ ba này, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (15-60) rất cao, trong khi tỷ lệ
của số người sống phụ thuộc (người già và trẻ em) thấp vì tỷ lệ dân số trẻ em (0-14
tuổi) đã giảm, và tỷ lệ người già (trên 60 tuổi) chưa cao. Đây là giai đoạn lý tưởng
để kinh tế phát triển nên được gọi là món quà tặng về dân số hay dư lợi dân số,
hoặc có thể gọi đó là “dân số vàng”13. Đến giai đoạn thứ tư, dư lợi dân số sẽ qua
đi, bắt đầu giai đoạn dân số già hoá (tỉ lệ người cao tuổi dần tăng cao). Lúc này, tỷ
lệ số người trong độ tuổi lao động giảm dần và số người sống phụ thuộc già tăng
lên, gánh nặng phúc lợi xã hội đè lên vai những người trong tuổi lao động14.Tại
châu Âu, để có sự bùng nổ dân số trong độ tuổi lao động và giảm tỷ lệ sinh phải
cần tới 60-100 năm (hàng thế kỷ), nhưng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ
mất 20 năm. Riêng Việt Nam, quá trình này diễn ra chỉ khoảng 15 năm.

13 Cơ hội “Dân số vàng” hay “Cơ cấu dân số vàng” đến nay vẫn chưa được thống nhất về định nghĩa và cách tính tốn.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “một nước được coi là có cơ hội dân số „vàng‟ khi tỷ số phụ thuộc dân số của

nước đó nhỏ hơn 50”. “Tỷ số phụ thuộc” biểu diễn số người dưới độ tuổi lao động và số người trên độ tuổi lao động
(trên 65 tuổi) so với số người trong độ tuổi lao động (15-64).
14
Trần Văn Thọ (2014).

20


Bước đi "quá độ" này dẫn tới một nguy cơ, đó là thời gian "tận hưởngdân
số vàng” của Việt Nam sẽ vô cùng ngắn ngủi.50 năm về trước, tuổi thọ trung bình
của người Việt Nam là 46,5 năm, trong khi thế giới là 52,5 năm. Thế nhưng, đến
năm 2016, tuổi thọ trung bình trên thế giới đã là 71 năm và Việt Nam là 75,6 năm.
Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” với một dân số trẻ, năng động. Nhưng ít
người biết, nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa chuyển giao dân số rất nhanh
sang “dân số già”.Bảng 3.4 cho thấy, cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi trẻ em,
người trong độ tuổi lao động và người già của Việt Nam thay đổi mạnh.
Bảng 3.4. Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2014)
Đơn vị : %

Nhóm tuổi
0-14
15-64
65 +
Tổng cộng

1979
42,55
52,23
4,68
100,0


1989
39,0
56,4
4,6
100,0

1999
33,48
60,72
5,80
100,0

2009
25,10
68,28
6,62
100,0

2014
23,5
69,4
7,1
100

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000; 2010; 2015)

Sự phát triển kinh tế của một đất nước phụ thuộc chặt chẽ vào tương quan
số lượng và chất lượng của hai nhóm: “Dân số hoạt động kinh tế” và “Dân số
không hoạt động kinh tế” (trẻ em, người già,...), còn gọi là “những người phụ

thuộc”. Đương nhiên, nếu “Dân số hoạt động kinh tế” càng nhiều, càng vượt trội
so với “Dân số khơng hoạt động kinh tế” thì nền kinh tế càng có khả năng tiết
kiệm nhiều, đầu tư mạnh, phát triển nhanh và ngược lại.
Ở nước ta, tuổi thọ ngày càng cao (năm 2014 là 70,6 đối với nam, 76 đối với nữ)
(Tổng cục Thống kê, 2015). Sức khỏe người cao tuổi ngày càng được cải thiện nên
nhiều người vẫn tham gia hoạt động kinh tế. Tỷ lệ tham gia lao động của nhóm (60-64)
cịn cao hơn nhóm (15-19). Mặt khác, xã hội càng phát triển, thời gian đi học, đào tạo
nghề của thanh thiếu niên càng dài, có thể nhận thấy một xu hướng chuyển từ “làm
việc sớm, hưu sớm” sang “làm việc muộn, hưu muộn”. Vì vậy, cũng như thơng lệ quốc
tế, có thể xác định “khoảng tuổi hoạt động kinh tế” ở Việt Nam là từ 15 đến 64, tức là:

21


Số dân từ 0-14 tuổi + Số dân từ 65 tuổi trở lên
Tỷ số phụ thuộc =

x 100
Số dân trong độ tuổi 15-64

Tỷ số phụ thuộc cho biết cứ 100 người trong độ tuổi lao động thì tương ứng
có bao nhiêu người ngoài độ tuổi này. Thực tế, ở Việt Nam sau 35 năm (19792014), tỷ số phụ thuộc giảm mạnh, chỉ còn một nửa, từ 89,5 năm 1979 xuống cịn
44,9 năm 2014 (Hình 3.1).

44.9

2014

46.4


2009

64.7

1999

77.3

1989

89.5

1979
0

20

40

60

80

100

Hình 3.1. Tỷ số phụ thuộc của dân số Việt Nam, 1979-2014
Nguồn: Tổng cục Thống kê (1992; 2000; 2010; 2015)

Khi “Tỷ số phụ thuộc” giảm đến 50 trở xuống, nghĩa là, cứ 2 lao động,
tương ứng mới có 1 người phụ thuộc thì người ta nói rằng, đây là “cơ cấu dân số

vàng”. Cơ cấu này rất hiếm gặp. Nó chỉ xuất hiện một lần và kéo dài trong khoảng
30-45 năm trong lịch sử phát triển của một quốc gia.
Năm 2006, “Tỷ số phụ thuộc” của Việt Nam chỉ còn 49,9 nghĩa là Việt
Nam đã bước vào giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng”. Một câu hỏi được đặt ra là thời
kỳ “Cơ cấu dân số vàng” ở nước ta kéo dài bao lâu? Sau TĐTDS 2009, đã có một số
dự báo về thời khoảng tồn tại “Cơ cấu dân số vàng”, với một số giả thiết về Tổng
tỷ suất sinh (TFR) khác nhau (2; 1,8; 1,6). Kết quả xác định thời điểm bước vào và
22


thời điểm kết thúc “Cơ cấu dân số vàng” ở Việt Nam theo phương án trung bình
của các dự báo được trình bày trong Bảng 3.5 dưới đây.
Bảng 3.5. Dự báo thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” ở Việt Nam
Các dấu mốc thời gian

Phương án trung bình của các Dự báo
DỰ BÁO 1

DỰ BÁO 2

DỰ BÁO 3

Năm bước vào

2006

2006

2006


Năm kết thúc

2041

2042

2047

Tổng số năm

35

37

42

Nguồn: Nguyễn Đình Cử, Hà Tuấn Anh (2009)

Như vậy, đến năm 2016, Việt Nam đã có 10 năm trong thời kỳ “Cơ cấu dân
số vàng” và cơ hội này còn kéo dài khoảng 25-30 năm nữa. Theo dự báo, cơ cấu
dân số của Việt Nam sẽ chuyển sang thời kỳ dân số già vào khoảng năm 2040
(Ban Tuyên giáo Trung ương, 2016).
3.1.2. Các cơ hội cho phát triển
+ Dư lợi dân số, quy mô lực lượng lao động lớn
Trong kinh tế học dân số, khi tỷ số phụ thuộc giảm có nghĩa là có dư lợi
dân số (biến dân số có khả năng đóng góp [+] cho tăng trưởng kinh tế). Khi tỷ số
phụ thuộc “chạm đáy” rồi bắt đầu tăng trở lại, xu hướng già hoá dân số diễn ra. Ở
Việt Nam, tỷ số phụ thuộc của Việt Nam bắt đầu giảm cũng từ khoảng năm 19751979 và dự báo đến điểm “đáy” trong khoảng 2017-2020 (đạt giá trị khoảng 43),
khoảng sau năm 2020 thì tăng trở lại (Hình 3.2).


23


100
90
80

Dư lợi dân số

70
60

Già hố dân số

50
40
30
20
10
1979
1999
2009
2011
2013
2015
2017
2019
2021
2023
2025

2027
2029
2031
2033
2035
2037
2039
2041
2043
2045
2047
2049
2051
2053
2055
2057
2059

0

Hình 3.2. Tỷ số phụ thuộc của Việt Nam qua các năm 1979-2059
Nguồn: Lưu Bích Ngọc (2014)

Như vậy, có thể nói giai đoạn dư lợi dân số của Việt Nam bắt đầu từ
khoảng những năm 1980 đến khoảng năm 2020-2025 (độ 45-50 năm) và chúng ta
chỉ có được khoảng 10 năm nhận “dư lợi dân số”. Tuy nhiên, quy mô lực lượng
lao động của Việt Nam tiếp tục gia tăng về quy mô từ 58,6 triệu người năm 2009
lên khoảng 66 triệu người năm 2019, 70 triệu người năm 2029, 72 triệu người năm
2039, sau đó mới bắt đầu giảm dần (Bảng 3.6). Lợi thế về quy mô lực lượng lao
động này vẫn cần được tận dụng trước khi nó suy giảm.

Bảng 3.6. Quy mô LLLĐ của Việt Nam được dự báo giai đoạn 2009-2059
Đơn vị: Triệu người

Năm

2009

2019

2029

2039

2049

2059

Phương án cao

58,65

66,13

70,18

72,20

71,23

68,33


Phương án trung bình

58,65

66,13

70,14

71,84

70,30

66,43

24


Phương án thấp

58,65

66,13

70,09

71,49

69,39


64,55

Nguồn: Nguyễn Đình Cử, Hà Tuấn Anh (2009).

Theo dự báo, cơ cấu dân số của Việt Nam sẽ chuyển sang thời kỳ “dân số
già” vào khoảng sau năm 2040. Như vậy, trước giai đoạn đó, tỷ lệ phụ thuộc của
Việt Nam sẽ dừng giảm rồi tăng dần, điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ khơng cịn có
tỉ lệ tiết kiệm và nguồn cung lao động ở mức cao nữa để thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của đất nước.
+ Đóng góp tích cực của quy mơ dân số cho tăng trưởng kinh tế kết thúc
vào năm 2019, sau đó là lợi thế mong chờ từ chất lượng dân số
Một số chun gia đã tính được đóng góp của biến đổi quy mô và cơ dân số
đối với tăng trưởng kinh tế từng giai đoạn của thời kỳ (1979-2009) ở nước ta. Dựa
vào kết quả dự báo dân số theo phương án trung bình có thể dự báo đóng góp của
biến quy mơ và cơ cấu tuổi của dân số thuần tuý cho 30 năm Đổi Mới và những
năm sau này (Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Tác động của tăng dân số và biến đổi cơ cấu dân số đến tăng trưởng
Thời kỳ

1979

1989

1999

2009

2019

2029


2039

2049

Tác động

-

0,55

0,83

1,19

0,2

- 0,2

- 0,12

- 0,29

Nguồn: Nguyễn Đình Cử (2011)

Bảng 3.7 cho thất trong thời kỳ (1979-2009), đóng góp của biến đổi quy
mô và cơ cấu dân số cho tăng trưởng kinh tế tăng dần và đạt cực đại trong giai
đoạn 1999- 2009 lên tới 1,19%/năm. Đây là mức đóng góp lớn nhất trong quá
khứ cũng như trong tương lai. Từ giai đoạn 2009 - 2019 trở đi, đóng góp này
khơng đáng kể, thậm chí sau năm 2019 là âm. Điều này là do tốc độ tăng lao

động giảm mạnh (kết quả giảm sinh từ những năm 1995 trở lại đây). Vì vậy, sau
thời điểm này, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào năng suất lao động. Do đó,
về dài hạn, nâng cao năng suất lao động là giải pháp quyết định đồng thời cũng
là thách thức cho tăng trưởng kinh tế bền vững Việt Nam.

25


×