Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm về môi trường theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 150 trang )

Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật

Nguyễn Trí Chinh

Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về các tội phạm về mơi trường
theo luật hình sự việt nam

Luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2010


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật

Nguyễn Trí Chinh

Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về các tội phạm về mơi trường
theo luật hình sự việt nam
Chun ngành : Luật hình sự
Mã số

: 60 38 40

Luận văn thạc sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lợi


Hà nội - 2010


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Mở đầu

1

Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tội phạm về mơi trường theo luật

8

hình sự Việt Nam

1.1.

Khái niệm về môi trường

8

1.2.

Khái niệm tội phạm về môi trường


10

1.3.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc qui định các tội phạm mơi
trường trong luật hình sự

13

1.4.

Sự hình thành các qui định về tội phạm mơi trường trong luật
hình sự Việt Nam

27

1.4.1.

Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hỡnh sự 1985

29

1.4.2.

Các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hỡnh sự 1999

31

1.5.


Những quy định về tội phạm môi trường trong pháp luật hình
sự một số nước trên thế giới

36

1.5.1.

Pháp luật của Thái Lan

37

1.5.2.

Pháp luật Mailaixia

38

1.5.3.

Pháp luật Singapo

40

1.5.4.

Pháp luật Inđônêxia

41

1.5.5.


Pháp luật Philippin

42


Chương 2: Các qui định tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự Việt

45

Nam và thực tiễn áp dụng

2.1.

Các qui định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam

45

2.1.1.

Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm về môi trường

46

2.1.1.1.

Khách thể của tội phạm về môi trường

46


2.1.1.2.

Mặt khách quan của tội phạm về môi trường

48

2.1.1.3.

Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường

52

2.1.1.4.

Chủ thể của tội phạm về mơi trường

54

2.1.1.5.

Hình phạt đối với các tội phạm mơi trường

55

2.2.

Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và thực tiễn
áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội
phạm môi trường


78

2.2.1.

Thực trạng, nguyên nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

78

2.2.2.

Việc áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp
luật về môi trường

86

Chương 3:

100

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM
VỀ MÔI TRƯỜNG

3.1.

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của
Bộ luật Hình sự đối với các tội phạm về môi trường

100


3.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của
Bộ luật Hình sự đối với các tội phạm về mơi trường

107

3.2.1.

Hồn thiện những quy định của pháp luật hình sự về các tội
phạm về mơi trường

107

3.2.2.

Hồn thiện các văn bản qui phạm pháp luật khác bảo đảm tính
đồng bộ nâng cao hiệu quả phịng, chống tội phạm mơi trường

120


3.2.3.

Nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng những quy định của pháp
luật hình sự về các tội phạm về môi trường của các cơ quan bảo
vệ pháp luật

121


3.2.3.1.

Đối với Cơ quan điều tra

121

3.2.3.2.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân

126

3.2.3.3.

Đối với Tòa án nhân dân

129

3.3.

Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng
và chống các tội phạm về môi trường

132

3.3.1.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức
pháp luật về tội phạm môi trường


133

3.3.2.

Tăng cường ký kết hoặc gia nhập các công ước quốc tế trong
lĩnh vực tội phạm về môi trường

134

3.3.3.

Hợp tác quốc tế trong phịng, chống tội phạm về mơi trường

135

KẾT LUẬN

137

Danh mục tài liệu tham khảo

139


Danh mục các bảng

Số hiệu

Tên bảng


Trang

Kết quả thực hiên kế hoạch Thanh tra môi trường của Bộ Tài

88

bảng
2.1

nguyên và Môi trường từ năm 2005 đến năm 2009
2.2

Thống kê về các tội phạm và vi phạm pháp luật về môi

92

trường từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/5/2010
2.3

Thống kê kết quả khởi tố, truy tố, xét xử chương môi

93

trường năm 2007 - 2008 - 2009 - 06 tháng năm 2010
2.4

Thống kê số vụ án và bị cáo phạm các tội về môi trường

95


trong cả nước mà Toà án đã thụ lý và xét xử từ ngày
01/01/2001 đến ngày 31/7/2010

Danh mục các biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Mức độ tăng, giảm các vụ án, số bị can đối với các tội

93

Số hiệu
biểu đồ
2.1

phạm về môi trường
2.2

Mức độ tăng, giảm các vụ án và bị cáo về các tội phạm
về môi trường

95


Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế thế giới, đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
từ Đại hội VI (năm 1986) đã thu được nhiều thành tựu. Sau hơn hai mươi năm
đổi mới, đất nước ta đã có những thay đổi lớn trên tất cả các mặt của đời sống
xã hội. Đời sống nhân dân ngày ngày càng được nâng cao, tình hình an ninh
chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển tích cực của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, trong xã hội cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực mặt trái của nền
kinh tế thị trường. Tình hình vi phạm pháp luật nói chung và tình hình tội
phạm nói riêng có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các hành vi phạm tội
cũng ngày càng đa dạng và phức tạp, tinh vi và khó lường hơn. Điều này được
thể hiện khơng chỉ ở việc các lần pháp điển hố luật hình sự mà ngày càng có
nhiều hành vi mới mang tính phổ biến và nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm đặc biệt là các tội phạm về môi trường. Hiện nay, mơi trường đang là
vấn đề nóng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang
phát triển. Sự ơ nhiễm, suy thối và những sự cố môi trường diễn ra ngày
càng ở mức độ cao đang đặt con người những thảm hoạ của thiên nhiên có thể
xảy ra như sự nóng nên của trái đất, lỗ hổng tầng ơzơn, tình trạng ngập lụt...
Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở nên vô cùng cấp thiết được các quốc
gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Một thực tế không thể phủ nhận
là môi trường nước ta hiện nay cũng đang bị ơ nhiễm và suy thối nặng nề.
Đứng trước thực tế đó, nếu chúng ta khơng có những biện pháp hữu hiệu nhất
thì chúng ta sẽ phải trả giá cho cho những tổn thất mà các thế hệ người Việt
Nam sẽ phải gánh chịu bây giờ và trong tương lai. Đặc biệt trong thời gian
gần đây các phương tiện truyền thông đã nêu tên nhiều doanh nghiệp đã vi

1


phạm nghiêm trọng pháp luật về môi trường như: Công ty VEĐAN, MIWON...

Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Đảng,
Nhà nước và Quốc hội đã đề ra nhiều giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa
mang tính cấp bách để bảo vệ mơi trường, gắn liền với cuộc đấu tranh xố đói
giảm nghèo ở mỗi quốc gia và cuộc đấu tranh vì hồ bình tiến bộ xã hội trên
phạm vi tồn thế giới.
Bảo vệ môi trường vừa là quyền vừa là nghĩa vụ và là trách nhiệm của cả cá
nhân và tổ chức. Hiến pháp 1992 quy định: "Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà
nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm
cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường" [27].
Để cụ thể hoá quy định của Điều 29 Hiến pháp năm 1992, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong số các
biện pháp pháp lý được sử dụng để bảo vệ mơi trường có biện pháp hình sự.
Bộ luật Hình sự năm 1999, đã có riêng Chương XVII quy định Các tội phạm
về mơi trường. Việc tội phạm hố những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm tới môi trường quy định trong Bộ luật này đã tạo ra cơ sở pháp lý cần
thiết cho cơng tác đấu tranh phịng, chống các hành vi xâm hại đến lĩnh vực
môi trường. Tuy nhiên, do các hành vi phạm tội thuộc loại tội phạm này ngày
càng đa dạng, phức tạp có sự biến đổi liên tục, việc xử lý về hình sự gặp nhiều
khó khăn, bất cập mà một trong những nguyên nhân chính là do những bất
cập trong cấu thành của các tội phạm về môi trường, thể hiện ở chỗ cấu thành
của nhóm tội gây ơ nhiễm mơi trường địi hỏi phải có đồng thời ba yếu tố mới
xử lý hình sự được: Hành vi thải chất gây ơ nhiễm mơi trường trước đó đã bị
xử phạt hành chính; người bị xử phạt hành chính cố tình khơng thực hiện các
biện pháp khắc phục; do không thực hiện biện pháp khắc phục mà gây ra hậu
quả nghiêm trọng. Quy định này đã hạn chế khả năng truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với các tội phạm này, bởi lẽ, việc chờ cho đủ cả ba yếu tố nói trên
là rất khó khăn, nhất là trong việc xác định hậu quả về mơi trường. Có nhiều

2



trường hợp hậu quả không thể xảy ra ngay mà sau một thời gian dài, có thể
vài chục năm sau, khi đó thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
các tội phạm về môi trường đã hết. Ngoài ra, trong thực tiễn đã nảy sinh một
số loại vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường có khả năng gây hậu quả
rất lớn cho sức khoẻ, tính mạng con người, nhưng hiện vẫn chưa được hình sự
hoá, chẳng hạn: hành vi mua bán, tái chế rác thải y tế hoặc rác thải công
nghiệp chưa qua xử lý để sản xuất vật dụng tiêu dùng v.v... Trong nhiều vụ
án, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cịn có ý kiễn khác
nhau khi xác định về mặt tội danh đối với nhóm tội này. Thậm chí, có vụ án
cịn gây ra các cuộc tranh luận giữa các nhà lập pháp, nhà nghiên cứu khoa
học và những người áp dụng pháp luật.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết
thực tiễn hoạt động điều tra, xử lý các vụ phạm tội về mơi trường; từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống
các tội phạm về mơi trường là vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay. Do
đó, tơi đã chọn đề tài: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm về
môi trường theo luật hình sự Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đất nước ta đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Để phấn đấu đạt được mục tiêu đó, trong q trình thực hiện phải tn
thủ các ngun lý cơ bản và quy luật khách quan của sự phát triển bền vững:
phát triển phải có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh
tế, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; phải quan tâm đúng mức
hơn nữa các yêu cầu bảo vệ môi trường trong phát triển cho đúng với vai trị
và tầm quan trọng của nó. Thực tế, vấn đề vi phạm pháp luật về môi trường
đang diễn ra rất nghiêm trọng và phổ biến, gây hậu quả tiêu cực nhiều mặt đối
với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. VÒ tội phạm về mơi trường
đã có nhiều bài viết và đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, như: "Lực


3


lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác
bảo vệ môi trường", của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương
Đảng, Thứ trưởng Bộ Cơng an (6/2007); "Cơng tác phịng, chống tội phạm về
môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" của TS. Đại tá, Nguyễn
Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (7/2007); Đề tài khoa học cÊp
Nhà nước: "Những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và giải pháp
phòng, chống", do Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc Học
viện Cảnh sát nhân dân làm chủ nhiệm (2006); Đề tài Khoa học: "Tội phạm về
môi trường - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", do TS. Phạm Văn Lợi, Phó
Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp lµm chđ nhiƯm (2003);
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của Khoa luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Tác giả
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Phần các tội phạm, Tập
2, Nxb Thành phố Hồ Chi Minh, 2002... Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên
các đề tài này mới chỉ đề cập nghiên cứu ở những góc độ khác nhau về tội
phạm mơi trường mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể. Hơn nữa, vấn đề về
tổ chức, cán bộ theo dõi, phát hiện, đấu tranh và xử lý tội phạm về môi trường
cũng như lý luận các tội phạm về mơi trường cịn nhiều bất cập; việc phối kết
hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực mơi trường cịn chưa
chặt chẽ..., trong khi đó, tội phạm mơi trường diễn biến dưới nhiều hình thức
khác nhau, với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích của luận văn trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý
luận và thực tiễn các tội phạm về mơi trường trong luật hình sự Việt Nam
nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự đối với nhóm tội về mơi
trường; từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác

đấu tranh phịng, chống các tội phạm về mơi trường. Để đạt được mục đích
trên, luận văn đặt ra và giải quyết một số vấn đề như sau:

4


- Giải quyết một số vấn đề lý luận chung đối với tội phạm về mơi trường;
- Phân tích cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường;
- Khái qt thực trạng mơi trường, tình hình tội phạm môi trường,
những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn xử lý các tội phạm về mơi trường
để tìm ra ngun nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm về mơi
trường;
- Dự báo tình hình, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đấu tranh
phịng, chống có hiệu quả các tội phạm về môi trường.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các qui định về tội phạm
môi trường trong chương XVII "Các tội phạm về môi trường" của Bộ luật
Hình sự năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
(Luật số 37/2009/QH 12 ngày 19 tháng 6 năm 2009) trong đó có sửa đổi, bổ
sung một số điều trong Chương XVII (Các tội phạm về mơi trường) của Bộ
luật Hình sự năm 1999; quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động đấu tranh
phòng, chống các tội phạm về môi trường.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các qui định của pháp luật
hình sự đối với nhóm tội về mơi trường và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử
các tội phạm về môi trường của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Số liệu thống
kê phục vụ cho việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu trong đề tài được viện dẫn
từ các báo cáo tổng kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo cơng tác
của Cục Cảnh sỏt phịng chống tội phạm môi trường, Bộ Công an; báo cáo
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo của Toà án nhân dân tối cao và
một số báo cáo chuyên đề về môi trường.

4. Phương pháp nghiên cứu

5


Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách
tư pháp, về tội phạm, về đấu tranh phịng, chống các tội phạm nói chung và
các tội phạm về mơi trường nói riêng. Đồng thời, dựa trên cơ sở các bài viết,
các đề tài khoa học của các nhà nghiên cứu lý luận về các tội phạm về môi
trường; các phương pháp mà luận văn đã vận dụng như: phân tích, tổng hợp,
đối chiếu, so sánh; chuyên gia; khảo sát thực tế; thống kê hình sự...
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài là cơng trình nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý luận và
thực tiễn công tác đấu tranh phịng, chống các tội phạm về mơi trường của các
cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Trên cơ sở khái quát các
quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống các tội phạm về
mơi trường; tham khảo chính sách hình sự của một số nước về tội phạm mơi
trường, để từ đó làm sáng tỏ những ưu điểm và hạn chế của lý luận cũng như
thực trạng của công tác đấu tranh, xử lý tội phạm trong lĩnh vực môi trường;
giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể tham
khảo, vận dụng vào thực tiễn hoạt động điều tra, xử lý nhằm nâng cao hiệu
quả của cơng tác đấu tranh phịng, chống các tội phạm về môi trường.
6. Điểm mới của luận văn
Đề tài khoa học làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội
phạm mơi trường trong luật hình sự Việt Nam. Điểm mới của luận văn gồm:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các tội phạm môi trường trong
luật hình sự Việt Nam;
- Chỉ ra được những vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hành

liên quan đến nhóm các tội phạm về mơi trường trong luật hình sự Việt Nam;

6


- Đưa ra được hệ thống các kiến nghị, nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội phạm mơi trường;
- Ngồi ra, luận văn cịn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên
cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này
cũng như các độc giả khác có quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tội phạm về mơi trường theo
luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các qui định tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ
luật Hình sự đối với các tội phạm về mơi trường.

7


Chương 1
Những vấn đề lý luận về các tội phạm về mơi trường theo luật hình sự
Việt Nam

1.1. Khái niệm về mơi trường

Mơi trường là một khái niệm có nội hàm rất rộng và được sử dụng

trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Môi trường của một vật thể hoặc của một sự
kiện là tổng hợp các yếu tố, điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng đến các vật thể,
sự kiện đó. Bất cứ một vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại trong một môi trường.
Khái niệm môi trường được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và mục đích
nghiên cứu.
Theo Tun ngơn của UNESCO (1981) thì mơi trường được định nghĩa
như sau: Mơi trường la tồn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người sáng tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống bằng lao
động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả
mãn các nhu cầu của mình.
Chương trình hành động của Cộng đồng Châu Âu về môi trường định
nghĩa: Môi trường là tổ hợp các yếu tố mà các quan hệ phụ thuộc, phức hợp
của chúng tạo nên khung cảnh, hoàn cảnh xung quanh và các điều kiện mà
cuộc sống của các cá thể và của xã hội như là chúng ta đang tồn tại hoặc như
là chúng ta đang cảm thấy tồn tại.
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia thì Mơi trường là tập hợp tất
cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con
người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: khơng khí,
nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội lồi người và các thể chế. mơi trường có thể
định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ
nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của

8


chúng. Vì thế, mơi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các
lồi, bao gồm ánh sáng, khơng khí, nước, đất và các cơ thể sống khác.
Theo khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ mơi trường 2005 thì khái niệm môi
trường được hiểu như sau: Môi trường "bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật

chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật".
Như vậy, mơi trường là tồn bộ những yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự
phát triển kinh tế - xã hội và sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật;
mơi trường có chức năng rất quan trọng, là cái nôi của con người, là sinh
quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên và hoạt động của con người, là
nơi sinh sống và phát triển của xã hội lồi người. Mơi trường là nơi chứa
đựng những tài nguyên thiên nhiên là đối tượng của lao động sản xuất và là
nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của lồi người, trong
đó một số có thể tái tạo được, một số khác không thể tái tạo được. Đồng thời,
môi trường là nơi chứa đựng chất thải của q trình sản xuất và sinh hoạt của
con người.
Mơi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Mơi trường là không gian sinh tồn của con người: con người cần một
không gian để sống và những điều kiện nhất định về chất và lượng để sinh
hoạt và sản xuất... Môi trường tạo ra cho con người những giá trị phúc lợi,
những giá trị cảnh quan thẩm mỹ. Con người chỉ tồn tại và phát triển trong
khơng gian, mơi trường thích hợp.
- Môi trường là nơi cung cấp các tài nguyên, kể cả vật liệu và năng
lượng: Tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những gì có trong tự
nhiên và trong xã hội có thể phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như các hoạt động khác của con nguời. Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh

9


doanh, con người cần phải khai thác các loại tài ngun thiên nhiên có trong
mơi truờng.
- Mơi trường là nơi chứa đựng các chất thải của mọi quá trình sản xuất

và tiêu dùng: Mọi hoạt động của con người từ quá trình khai thác tài nguyên đến
sản xuất và tiêu dùng đều có phế thải, có thể thải trực tiếp ra mơi trường ở dạng
rắn, lỏng, khí. Trong đó có một số chất thải có ích, có thể xử lý để tái sử dụng
nhưng có những chất thải khơng thể xử lý để tái sử dụng mà cần phải tiêu
huỷ.
- Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thơng tin cho con nguời.
Như vậy, mơi trường có chức năng rất quan trọng, là cái nôi của con
người, là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên và hoạt động của
con người, là nơi sinh sống và phát triển của lồi người. Mơi trường ln biến
đổi bởi hoạt động của sinh vật và tiến hoá của tự nhiên. Trong đó, con người
đang có những tác động mạnh mẽ nhất. Con người không thể bảo tồn được
nguyên dạng nhưng luôn phải đảm bảo các chức năng trên để giữ vững cân
bằng sinh thái môi trường.
1.2. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM VỀ MƠI TRƯỜNG

Bộ luật Hình sự khơng đưa ra khái niệm chung của tội phạm về môi
trường. Phân tích khoa học khái niệm này là khởi điểm cho việc giải quyết về
bản chất tất cả các vấn đề của trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Việc hiểu đúng đắn tội phạm về môi trường là cơ sở phương pháp
luận cho quá trình lập pháp đối với loại tội phạm này. Trong trường hợp khơng
có sự nhận thức đúng đắn về những tội phạm này sẽ khơng thể xây dựng được
các hình thức chế tài, phạm vi và nhiệm vụ của hoạt động phòng ngừa.

10


Trong các tài liệu nghiên cứu có một số khái niệm tội phạm về mơi
trường, song vẫn cịn có những điểm chưa hoàn toàn rõ ràng hoặc đầy đủ.

Một số tác giả cho rằng: "Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại
đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả
xấu đối với môi trường sinh thái" [24, tr. 320]. Trong khái niệm này có hai
điểm chưa được rõ ràng:
Thứ nhất, khái niệm trên chưa chỉ ra đặc trưng hết sức quan trọng của
tội phạm nói chung, tội phạm về mơi trường nói riêng, mà được tất cả các nhà
luật học công nhận: "tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự". Cũng
chính vì lý do này nên khái niệm trªn chưa hồn tồn chính xác. Không ai
nghi ngờ "Hành vi nguy hiểm cho xã hội" là đặc trưng chung của các hành vi
vi phạm pháp luật như: vi phạm hành chính, tội phạm, vi phạm kỷ luật v.v...,
vậy khái niệm nêu trên có thể bao gồm cả những hành vi vi phạm pháp luật
hành chính trong lĩnh vực mơi trường.
Thứ hai, khái niệm trên có thể gây sự hiểu nhầm giữa đối tượng và
khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội và
lợi ích xã hội bị xâm hại và được chỉ ra rất rõ ràng trong ĐiÒu 1 Bộ luật Hình sự
năm 1999: "Chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình
đẳng giữa đồng bào các dân tộc, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của cơng dân, tổ chức, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Đối tượng của tội
phạm là những vật của thế giới khách quan mà hành vi phạm tội trực tiếp tác
động đến. Trên cơ sở phân tích này, có thể khẳng định "sự bền vững và ổn định
của môi trường" là đối tượng chung của các tội phạm về môi trường và việc đưa
đối tượng này vào khái niệm là chưa hoàn toàn xác đáng vì có thể dẫn tới
đồng nhất với khách thể "các quan hệ xã hội về quản lý và bảo vệ môi trường".

11


Khái niệm tội phạm về môi trường cũng đã được a vo giỏo trỡnh

ging dy. Giỏo trỡnh ca Trng Đại häc Luật Hà Nội cho rằng: "Các tội
phạm về môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy
định của Nhà nước về b¶o vƯ mơi trường, qua đó gây thiệt hại cho mơi
trường" [20, tr. 133]. Khái niệm này có ưu điểm là rất ngắn gọn, tuy nhiên
cũng cịn có vài điểm cần bàn thêm:
- Cũng giống như ở khái niệm trước, khái niệm tội phạm về mơi trường
trong giáo trình Luật Hình sự ca Trng Đại học Lut H Ni cha to ra
c sự khác biệt giữa tội phạm về môi trường và hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực mơi trường. Có thể khẳng định rằng: hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực môi trường cũng là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về mơi trường và có khả năng gây
hậu quả bất lợi cho môi trường.
- Việc đưa "thiệt hại cho môi trường" vào trong khái niệm tội phạm về
môi trường có thể dẫn tới sự hiểu lầm. Yếu tố "thiệt hại" trong cấu thành tội
phạm chỉ bắt buộc đối với những cấu thành tội phạm vật chất. Những cấu
thành hình thức khẳng định việc tội phạm đã được thực hiện (hoàn thành)
ngay khi đã thực hiện hành vi, bất kể hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa.
Như vậy, sử dụng cấu trúc "gây thiệt hại cho mơi trường" trong khái niệm có
thể dẫn tới sự hiểu nhầm rằng: "tất cả tội phạm về mơi trường có cấu thành
vật chất". Trên thực tế không phải như vậy, một số tội phạm về mơi trường có
cấu thành hình thức như: Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185),
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), Tội vi phạm các
quy định về bảo vệ động thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu
tiên bảo vệ (Điều 190).).
- Ngoài ra, khái niệm kể trên chưa chỉ rõ khách thể bị xâm hại. Có thể
nói rằng, một trong những đặc trưng cơ bản nhất của tội phạm cụ thể chính là
khách thể giúp phân biệt với các tội phạm khác. Ngay khái niệm chung về tội
phạm tại ĐiỊu 8 Bộ luật Hình sự Việt Nam cũng liệt kê những khách thể mà

12



tội phạm theo luật hình sự Việt Nam xâm hại đến. Trong quá trình xây dựng
khái niệm một loại tội phạm cụ thể, để đặc trưng loại tội phạm này, đồng thời
xác định giới hạn, cần chỉ rõ khách thể chính.
Việc xây dựng khái niệm tội phạm về mơi trường phức tạp còn do cấu
trúc của chế định pháp luật hình sự về bảo vệ mơi trường khơng trùng khớp
với hình thức biểu hiện trong Bộ luật Hình sự. Hệ thống các tội phạm về môi
trường theo nghĩa thuần tuý trong Bộ luật Hình sự khơng hề tồn tại. Nhận
định này được minh chứng bằng việc những tội phạm khác, tuy không nằm
trong chương tội phạm về môi trường, nhưng một phần cũng hướng tới việc
sử dụng hợp lý và bảo vệ mơi trường. Ví dụ như: Tội vi phạm các quy định về
nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (ĐiÒu 172), Tội vi phạm các quy
định về sử dụng đất đai (ĐiÒu 173), Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai
(ĐiÒu 174), Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (ĐiÒu
175), Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (ĐiÒu 176), được đưa vào
Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế". Tuy nhiên, việc sắp
xếp như nêu trên trong Bộ luật Hình sự về cơ bản cũng hợp lý vì khách thể
chính của các tội phạm (từ ĐiÒu 172 đến ĐiÒu 176) là các quan hệ trong lĩnh
vực quản lý kinh tế của Nhà nước.
Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng tơi cũng mạnh dạn đưa quan điểm
đối với khái niệm tội phạm về môi trường như sau: Tội phạm về môi trường là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam, xâm hại tới các quan hệ xã hội về bảo vệ môi trường. Có thể coi
đây là khái niệm tội phạm về mơi trường theo nghĩa rộng, còn khái niệm
tương ứng theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Chương XVII "Các tội phạm về môi trường".
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc qui định các tội phạm môi trường
trong luật hình sự


13


Thứ nhất, trong những thập kỷ gần đây vấn đề bảo vệ môi trường đã
trở thành một trong những vấn đề của thời đại được các quốc gia và cộng
đồng quốc tế đặc biệt chú trọng. Đã có nhiều giải pháp mang tính tổng thể ở
phạm vi quốc tế đã được đưa ra. Năm 1992 Liên hợp quốc đã thông qua
"Công ước về bảo vệ môi trường", "Tuyên ngôn của trái đất" và "Môi trường
trong thế kỷ XXI". Cùng với xu thế chung của nhân loại, Việt Nam ngày càng
coi trọng hơn sự nghiệp bảo vệ môi trường, đã và đang thực hiện nhiều giải
pháp khác nhau, vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cụ thể để bảo vệ
mơi trường có hiệu quả hơn.
Đặc biệt hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc
tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh
mẽ và đầy triển vọng trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhưng đi kèm với những thành tựu đó lại phát sinh một vấn nạn rất đáng báo
động có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định bền vững của đời sống
kinh tế - xã hội nước ta, đó là nạn ô nhiễm môi trường. Vấn đề bảo vệ môi
trường đã được Nhà nước quan tâm. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã ý thức
ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc bảo vệ môi trường và do vậy đã ghi
nhận điều đó ở Hiến pháp năm 1992 của nước ta (Điều 29) đã quy định rõ:
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ
hoại môi trường [27].
Trên cơ sở quy định hiến định đó, Nhà nước ta đã ban hành nhiều loại
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để ngăn chặn, phòng chống, xử lý triệt
để các hành vi xâm hại đến môi trường. Trong số các biện pháp pháp lý được
sử dụng để bảo vệ mơi trường có biện pháp pháp lý hình sự. Trong Bộ luật


14


Hình sự năm 1999 của nước ta, lần đầu tiên nhà lập pháp nước ta đã xây dựng
một chương riêng - Chương XVII: Các tội phạm về môi trường. Điều đó thể
hiện sự phát triển của tư duy pháp lý hình sự trong việc phịng chống các hành
vi nguy hiểm xâm phạm môi trường ở nước ta.
Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển như vũ bão của cách mạng
khoa học và công nghệ và sự tác động tiêu cực của nó đến chất lượng của mơi
trường, ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới đã và đang đặt ra vấn đề
về khả năng và giới hạn của việc bảo vệ môi trường bằng các biện pháp pháp
lý hình sự. Vấn đề đó đã trở thành các chủ đề được thảo luận ở các hội nghị
khoa học quốc tế. Ở nước ta, trong quá trình soạn thảo Bộ luật Hình sự năm
1999, cũng như Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 việc
quy định các tội phạm về môi trường cũng là một chủ đề gây tranh luận rất
nhiều trên nhiều phương diện. Song nhìn chung có thể khẳng định rằng, các
biện pháp pháp lý hình sự ngày càng được sử dụng nhiều hơn để bảo vệ mơi
trường và điều đó nói lên vai trị to lớn của pháp luật hình sự trong việc bảo
vệ môi trường.
Thø hai, việc bảo vệ mơi trường bằng các biện pháp pháp lý hình sự
chính là việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi
trường. Phạm vi của việc bảo vệ môi trường bằng các biện pháp pháp lý hình
sự và hiệu quả của việc bảo vệ đó ở một mức độ rất lớn tuỳ thuộc vào việc tội
phạm hoá các hành vi nguy hiểm xâm phạm lĩnh vực nói trên. Do vậy, cần
phải xem xét một cách kỹ lưỡng, đầy đủ các nhân tố quyết định mức độ, tính
chất và các phương thức của việc tội phạm hố các hành vi nguy hiểm cho xã
hội xâm phạm môi trường.
Sự cần thiết khách quan của việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm,
cho xã hội xâm phạm môi trường, trước hết, được quyết định bởi tính nguy

hiểm ngày càng cao của các hành vi xâm hại lĩnh vực mơi trường và sự thay
đổi trong tính chất của tính nguy hiểm của các hành vi xâm hại đó. Trong điều

15


kiện phát triển của khoa học và công nghệ xã hội loài người phải đối đầu với
sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ngày càng tăng lên nhanh chóng, với sự ơ
nhiễm khơng khí, nước và đất rất có hại cho sức khoẻ và đời sống của con
người, với sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật. Trong những
điều kiện như vậy, thiệt hại gây ra cho mơi trường có những thuộc tính (tính
chất) mới thể hiện ở chỗ: thiệt hại đó mang nhiều khía cạnh hơn, tức là làm
thương tổn đến những yếu tố khác nhau của môi trường và làm rối loạn các
chức năng khác nhau của môi trường trong đời sống xã hội, thiệt hại đó khơng
thể phục hồi được bằng các lực lượng thiên nhiên hoặc bằng hoạt động của
con người và cuối cùng thiệt hại đó có thể đe doạ các giá trị xã hội quan trong
nhất, cả chính sự phồn vinh và sự tồn tại của thế hệ hôm nay và của các thế hệ
trong tương lai. Nếu như đối với thiên nhiên chỉ có quan hệ mang tính chất
tiêu thụ, hám lợi mà khơng có tính chất bảo vệ, thì trong điều kiện hiện nay
cái đó có nghĩa là hoạt động phá hoại xã hội, là tội phạm chống đối tính mạng
và sức khoẻ của các thế hệ hơm nay và các thế hệ trong tương lai. Xuất phát
từ nhận thức như vậy, các nhà làm luật nước ta đã sử dụng các biện pháp hình
sự để đấu tranh với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường.
Đương nhiên, cần phải khẳng định rằng để xảy ra cuộc khủng hoảng
sinh thái lỗi không phải là do cách mạng khoa học và công nghệ mà là do các
mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển xã hội chưa được giải
quyết một cách thoả đáng, hợp lý. Chính cách mạng khoa học và cơng nghệ
đưa ra chiếc chìa khố cho việc giải quyết những vấn đề sinh thái: công nghệ
xử lý nước thải, các phương tiện chống ơ nhiễm khơng khí... Song, chừng nào
các mâu thuẫn đó đang cịn tồn tại thì cuộc đấu tranh với các hành vi nguy

hiểm cho xã hội xâm hại môi trường cần phải được tiến hành bằng cả các biện
pháp pháp lý hình sự.

16


Thø ba, việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm môi trường được xác định bởi cả những nhân tố địi hỏi chính trị thuộc
cả chính sách đối nội lẫn chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.
Xét về chính sách đối nội, pháp luật hình sự được coi như là một trong
những biện pháp để thực hiện chức năng bảo vệ môi trường với tư cách là một
trong những chức năng độc lập của Nhà nước ta. Trong quan hệ chính trị, việc
khẳng định và đề cao chức năng đó thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trước
nhân dân về việc bảo đảm sự bình yên về sinh thái cho cuộc sống của các thế
hệ hiện nay và mai sau. Việc thừa nhận quyền được sống trong môi trường
trong lành của công dân gắn rất chặt với việc tồn tại và thực hiện chức năng
đó. Như vậy, việc bảo vệ mơi trường trong lành của công dân gắn rất chặt với
việc tồn tại và thực hiện chức năng đó. Do đó, việc bảo vệ mơi trường bằng
pháp luật hình sự khơng chỉ là phương tiện để thực hiện chiến lược, chương
trình, chính sách bảo vệ mơi trường quốc gia mà cịn là một trong những đảm
bảo cho việc thực hiện quyền sống trong môi trường trong lành của cơng dân.
Và chính điều này làm cơ sở cho các nhà làm luật nước ta tội phạm hoá các
hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến môi trường.
Xét về quan hệ đối ngoại, pháp luật hình sự nước ta là phương tiện để
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được quy định trong các công ước
và văn bản quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. Các cơng ước quốc tế đó
buộc các quốc gia ký kết, trong đó có nước ta, quy định và áp dụng các biện
pháp trách nhiệm hình sự đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm mơi trường. Có một số cơng ước và văn bản quốc tế quy định trách
nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm môi trường nhất định. Theo các

cơng ước và các văn bản quốc tế đó trong Bộ luật Hình sự năm 1985 trước
đây của nước ta, Bộ luật Hình sự năm 1999 và trong Luật sửa đổi một số điều
của Bộ luật Hình sự năm 1999 và cả Luật hình sự sửa đổi hiện nay đã có
nhiều quy phạm pháp luật tương ứng. Có thể khẳng định rằng trong quá trình

17


phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường số lượng các
quy phạm quy định các tội phạm về môi trường ngày càng tăng lên. Do vậy,
sự phát triển mang tính nguyên tắc được thể hiện trong việc soạn thảo và áp
dụng các công ước và bộ luật mang tính khu vực lẫn mang tính quốc tế đã trở
thành mơ hình cho việc xây dựng pháp luật quốc gia về bảo vệ môi trường.
Trong quá trình quy định tội danh các hành vi nguy hiểm cho xã hội
xâm phạm môi trường cần phải cân nhắc vai trị và vị trí của pháp luật hình sự
trong hệ thống các biện pháp bảo vệ môi trường. Và điều đó đã được nhà lập
pháp chúng ta nhận thức tương đối đầy đủ trong quá trình xây dựng các tội
phạm về mơi trường khi ban hành Bộ luật Hình sự. Ở đây cần phải nhận thấy
rằng pháp luật hình sự khơng phải là biện pháp chính, cơ bản để bảo vệ môi
trường. Trong sự nghiệp bảo vệ môi trường thì pháp luật h×nh sự có khả năng
mang tính hạn chế khách quan. Thứ nhất, pháp luật hình sự khơng có khả
năng khắc phục được nguyên nhân của các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm môi trường; thứ hai, các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật
hình sự (phương pháp giáo dục - trừng trị) tự mình hạn chế lĩnh vực áp dụng
của pháp luật hình sự. Cần phải nhận thức sâu sắc và nhÊn mạnh điều đó, bởi
vì việc khơng đánh giá hết khả năng của luật hình sự trong lĩnh vực đó có thể
gây ra những thiệt hại là: trông cậy vào sức mạnh vơ hạn của sự trừng trị mà
có thể bỏ qua các biện pháp khác có hiệu quả hơn để bảo vệ môi trường.
Với tư cách là một biện pháp của việc bảo vệ đó, luật hình sự, tuy vậy
đóng vai trò phòng ngừa và giáo dục trong cuộc đấu tranh với các hành vi

nguy hiểm nhất cho xã hội xâm phạm mơi trường. Do đó, nó chiếm một vị trí
nhất định trong hệ thống các biện pháp của Nhà nước và của xã hội nhằm sử
dụng hợp lý, bảo vệ và cải thiện môi trường. Ở nước ta, hệ thống các biện
pháp đó bao gồm:

18


1. Các biện pháp mang tính chính trị, bao gồm cơ bản là việc xác định
các phương hướng cơ bản của chiến lược bảo vệ môi trường; 2. Các biện pháp
mang tính kinh tế, bao gồm việc tạo ra các địn bẩy và kích thích về mặt kinh
tế cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cũng như quy định các chế
tài kinh tế đối với việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
đó; 3. Các biện pháp mang tính kỹ thuật, bao gồm việc soạn thảo và thực hiện
các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để bảo vệ môi trường; 4. Các biện pháp
mang tính tổ chức; bao gồm việc xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý việc
bảo vệ mơi trường, trong đó có hệ thống các cơ quan thanh tra mơi trường.
5. Các biện pháp mang tính pháp lý, bao gồm việc xây dựng và ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường; 6. Các biện pháp mang tính giáo dục, bao gồm việc
giáo dục môi trường và giáo dục cho mọi tầng lớp dân cư về pháp luật môi
trường từ trẻ em cho đến các nhà doanh nghiệp.
Hệ thống các biện pháp đó tạo ra cơ sở rất tốt cho việc phòng ngừa
các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm môi trường và tạo ra "cái nền’ cần
thiết cho việc tội phạm hố một cách có căn cứ những hành vi nguy hiểm nhất
cho xã hội trong số những hành vi xâm phạm môi trường. Đồng thời, các vi
phạm trong các yếu tố này hay các yếu tố khác của hệ thống đó đều có thể
làm giảm một cách cơ bản hiệu quả của các biện pháp pháp lý hình sự trong
đấu tranh với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường. Ở đây
cần phải nhận thức rằng tính nhất qn khơng đầy đủ và tính thoả hiệp,

nhượng bộ của việc tuân thủ các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sử dụng
tài nguyên thiên nhiên của cơ chế kinh tế điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi
trường, do sự thiếu vắng một hệ thống các kích thích và chế tài kinh tế được
lập luận đầy đủ nhằm bảo đảm cho việc tuân thủ các quy phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.

19


×