Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN ĐỨC THẮNG

TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH
VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình sự
Mã số: 60 38 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Lê Văn Cảm

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Những kết quả và nội dung của
luận văn là trung thực, chưa được công bố ở những cơng
trình nghiên cứu khác.
Tác giả

Trần Đức Thắng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY
ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................................ 5
1.1.

Khái niệm trẻ em và lao động trẻ em ................................................ 5

1.1.1 Khái niệm trẻ em ................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm lao động trẻ em .................................................................... 6
1.2

Đặc điểm của người lao động chưa thành niên .............................. 19

1.3.

Phân loại người lao động chưa thành niên ..................................... 24

1.4.

Các tố ảnh hưởng đến lao động trẻ em ........................................... 28

1.4.1. Các quan niệm truyền thống ............................................................... 28
1.4.2. Sự phát triển kinh tế ............................................................................ 29
1.4.3. Giáo dục và các yếu tố khác................................................................ 29
1.5.

Vai trò của pháp luật lao động đối với việc bảo vệ lao động trẻ em .... 31


1.5.1. Pháp luật lao động là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ trẻ em
trong quan hệ lao động ........................................................................ 31
1.5.2. Pháp luật lao động tạo sự công bằng trong việc bảo vệ lao động trẻ em.... 32
1.5.3. Pháp luật lao động hình thành ý thức xã hội về việc bảo vệ lao
động trẻ em .......................................................................................... 33
Chương 2: TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG .................................................................... 34
2.1.

Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy
định về sử dụng lao động trẻ em trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam năm 1999 .................................................................................. 34


2.1.1. Khách thể của tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em ....... 34
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................................. 37
2.1.3. Chủ thể của tội phạm........................................................................... 51
2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................................. 53
2.2.

Hình phạt đối với tội sử dụng lao động trẻ em trong Bộ luật
Hình sự năm 1999.............................................................................. 56

Chương 3: HỒN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC
ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VỀ TỘI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM .............................. 60
3.1.


Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật Hình sự về
lao động trẻ em .................................................................................. 60

3.1.1. Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống pháp
luật lao động ........................................................................................ 60
3.1.2. Bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về
người lao động chưa thành niên .......................................................... 61
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam .............. 62
3.1.4. Bảo đảm phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế .............................. 64
3.2

Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy
định của pháp luật hình sự về tội vi phạm các quy định về sử
dụng lao động trẻ em......................................................................... 68

3.2.1. Các biện pháp liên quan đến hoạt động tuyên truyền trong cộng
đồng về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao
động trẻ em ......................................................................................... 69
3.2.2. Các biện pháp thuộc về hoạt động quản lý nhà nước có liên quan .......... 73
3.2.3. Các biện pháp liên quan đến nạn nhân của tội phạm .......................... 76
3.2.4. Các biện pháp liên quan đến hoạt động đấu tranh chống tội vi
phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em .................................. 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm
2010, cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các hình thức lao động.

Nếu thống kê từ năm 2006 thì đã có khoảng 930.000 lao động trẻ em tham gia
các hoạt động kinh tế.
Kết quả khảo sát cho thấy gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều
kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong mơi
trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và trên 27% bị ảnh hưởng
của hố chất độc, ơ nhiễm khơng khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc.
Theo báo cáo này, lao động trẻ em thường ở độ tuổi từ 10-14 tuổi, chiếm
72,6% tổng số trẻ em đang tham gia lao động được khảo sát. Tiếp đến là
nhóm tuổi từ 15-17 tuổi (chiếm 17%) và nhóm 6-9 tuổi (chiếm khoảng 10%).
Khảo sát cũng cho thấy lao động trẻ em đang làm việc chiếm tỷ trọng cao
nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại - dịch vụ và thấp nhất là trong
lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp.
Thời gian làm việc bình quân theo ngày của lao động trẻ em phổ biến ở
mức từ 4-5 giờ. Nhóm lao động trẻ em làm thuê có thời gian làm việc trong
ngày nhiều nhất trong số lao động trẻ em với thời gian làm việc trên 6 giờ/
ngày, thậm chí tại những cơ sở may, chế biến thực phẩm vào mùa vụ sản xuất
có thể làm việc tới 8-9 hoặc 10-12 giờ/ ngày.
Ở VN, lao động trẻ em vẫn còn là vấ n đề gây nhiề u tranh cãi . Mặc dù
luật pháp VN cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi nhưng trẻ em vẫn
phải chia sẻ gánh nặng công việc và trách nhiệm gia đình ở cả nơng thơn lẫn
thành thị. Chủ sử dụng lao đô ̣ng thường chọn lao động trẻ em vì chúng dễ tìm

1


kiế m, tiề n công thấ p và dễ sai bảo. Theo nhâ ̣n định của những người làm công
tác chăm sóc bảo vê ̣ tr ẻ em thì chính sự nghèo đói, gia tăng dân số nhanh ở
các thành phố lớn, cơng nghiệp hố, đơ thị hố, vấn đề di cư đến các đô thị
phát triển… là những nhân tố góp phần làm gia tăng lao động trẻ em.
Những năm qua, cùng với việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999,

các cơ quan có thẩm quyền cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ
luật Hình sự. Tuy nhiên, có một số quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em
cịn chưa chuẩn xác và không phù hợp với diễn biến thực tế của tình hình tội
phạm. Các tội phạm xâm hại trẻ em có diễn biến phức tạp, ngày càng xuất
hiện nhiều hành vi phạm tội với những phương pháp thủ đoạn mới, tinh vi
xảo quyệt và nguy hiểm hơn trước. Điều đó đã làm cho một số quy định của
luật hình sự không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở pháp lý cho hoạt động
đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là hành vi vi phạm
các quy định về lao động trẻ em.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu vấn đề trẻ em và lao động trẻ em là một vấn đề có tính cấp
thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng các bài viết, cơng
trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này lại không nhiều. Và đặc biệt tài liệu
nghiên cứu về lao động trẻ em nhìn từ góc độ pháp luật cịn ít. Có một số tài
liệu nghiên cứu như: Vấn đề lao động trẻ em, Vũ Ngọc Bình, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, 2002; Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, Vụ pháp
luật hình sự hành chính, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005; Vấn đề lao
động trẻ em - Thực trạng và giải pháp, BS. Nguyễn Trọng An, Phó vụ trưởng
Vụ Trẻ em, Bé Lao động - Thương binh và Xã hội, 2007.
Khác với các tài liệu nghiên cứu trên, hầu hết chỉ đưa ra các số liệu đánh
giá thực trạng vấn đề lao động trẻ em và liệt kê các quy định hiện hành của pháp

2


luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động trẻ em, khóa luận đã đưa ra nhận xét,
đánh giá những quy định này để từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Lao động trẻ em là một vấn đề phức tạp, đề cập đến nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội như: văn hoá, giáo dục, y tế ... Mỗi lĩnh vực khác nhau có

cách nhìn, cách nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Ở đây, khóa luận chỉ
nghiên cứu đến những vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trẻ em ở
Việt Nam, trong đó có đề cập đến quy định pháp luật quốc tế và một số quy
định mang tính so sánh của một số nước trên thế giới.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là góp phần xây dựng hệ thống các khái
niệm về trẻ em, lao động trẻ em; xác định vai trò của lao động trẻ em trong hệ
thống quan hệ lao động và trong xã hội; chỉ ra thực trạng của những quy định
của pháp luật về lao động trẻ em đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục
những hạn chế, tồn tại của các quy định đó nhằm đề ra biện pháp bảo vệ lao
động trẻ em.
5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm, quan điểm và các
vấn đề lý luận về lao động trẻ em, bảo vệ lao động trẻ em bằng pháp luật lao
động. Đề tài cũng góp phần hệ thống và phân tích khoa học các quy định chủ
yếu của pháp luật lao động về lao động trẻ em và tìm hiểu thực trạng của việc
áp dụng các quy định đó trong thực tế. Ngồi ra, đề tài còn đưa ra kết quả so
sánh một số quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật
quốc tế và quy định của một số quốc gia trên thế giới. Qua đó đề tài đã góp
một tiếng nói chung nhằm bảo vệ trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước.

3


6. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung của đề tài gồm các chương sau:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ EM VÀ LAO ĐỘNG
TRẺ EM


Chương 2: TỘI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Chương 3: HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP
DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TỘI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM

4


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm trẻ em và lao động trẻ em
1.1.1 Khái niệm trẻ em
Trong khoa học, trẻ em được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tuỳ
theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể. Trong triết học, trẻ em được
xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội. Con người
sáng tạo ra lịch sử và trẻ em là con đẻ của thời đại, của xã hội. Trong mọi thời
đại, tương lai của một quốc gia, dân tộc đều tuỳ thuộc vào việc chăm sóc, bảo
vệ và giáo dục trẻ em.
Trong xã hội học, xác định trẻ em là người có vị thế, vai trị xã hội khác
với người lớn. Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạo điều
kiện sinh thành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành người lớn.
Trẻ em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinh
thần để được coi là người lớn.
Trong tâm lý học, khái niệm "Trẻ em" được dùng để chỉ giai đoạn đầu
của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người. Các nhà tâm lý học rất quan
tâm nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ em trong độ tuổi từ lúc lọt lòng
đến tuổi dậy thì [9]
Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo

“độ tuổi”. Điều đó có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay
trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của người đó tại thời điểm xác định. Độ tuổi
trẻ em được xác định tuỳ theo mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá - xã hội cụ thể.
Các tổ chức của Liên hợp quốc, như Quỹ dân số (UNFPA), tổ chức lao động
quốc tế (ILO), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá (UNESSCO) xác định

5


trẻ em là người dưới 18 tuổi. Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm
1989 xác định “Trong phạm vi của Cơng ước này, trẻ em có nghĩa là người
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi
thành niên sớm hơn”. Điều 2 Công ước số 182 của Tổ chức lao động quốc tế
ban hành năm 1999 (Việt Nam gia nhập ngày 19/12/2000) cũng quy định
“Trong Công ước này, thuật ngữ „trẻ em‟ sẽ áp dụng cho tất cả những người
dưới 18 tuổi”
Vấn đề trẻ em trên thế giới đang được cộng đồng nhân loại quan tâm
ngày càng nhiều hơn trong vài thập kỷ qua. Đã có những cam kết cấp toàn cầu
và những cố gắng bước đầu được thực hiện để đem lại cho trẻ em một tương lai
tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để đưa ra một khái niệm hồn chỉnh về trẻ em lại là
một điều khơng đơn giản, bởi hệ thống chính trị, nền văn hố và hoàn cảnh
sống của các quốc gia khác nhau, nên khái niệm trẻ em ở mỗi quốc gia cũng
được hiểu khơng giống nhau. Chính vì thế, Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em
năm 1989 chỉ đưa ra ngưỡng độ tuổi cao nhất là 18 tuổi để xác định tuổi của trẻ
em: “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng
với trẻ em đó quy định tuổi trưởng thành niên sớm hơn”. Hay trong Điều 2
Cơng ước số 182 về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (gọi tắt
là Cơng ước số 182) cũng có quy định: “Vì mục đích của Cơng ước này, thuật
ngữ “trẻ em” sẽ được áp dụng cho tất cả những ai dưới 18 tuổi”[9]
Việt Nam là quốc gia đầu tiên của Châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế

giới tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em vào năm 1990. Theo đó,
Điều 1 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 đã quy định: “Trẻ em
quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
1.1.2. Khái niệm lao động trẻ em
Muốn xác định chính xác khái niệm lao động trẻ em, theo tơi, phải làm
rõ khái niệm “lao động”.

6


Theo từ điển tiếng việt thơng dụng thì “Lao động là hoạt động tạo ra
sản phẩm vật chất hay tinh thần”
Lao động là hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong
hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội cụ thể. Qua nghiên cứu, chúng tôi định
nghĩa khái niệm lao động như sau:
Lao động là hoạt động có ý chí, có mục đích của con người tác động
vào thế giới xung quanh để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần nhằm
thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của mình.
Đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của lao động là tính tích cực và tính
mục đích của hoạt động chế tạo, sử dụng các công cụ, phương tiện để thực
hiện các chức năng nhất định. Lao động có chức năng cơ bản là tạo ra sản
phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của sự phát triển cá nhân
và xã hội. Quá trình lao động là con đường, là cơ chế và là nhân tố quyết định
sự phát triển nhân cách của chủ thể lao động.
Từ khái niệm trẻ em và khái niệm lao động như trên, chúng ta có thể
xây dựng khái niệm lao động trẻ em. Đây là khái niệm có nội dung rộng lớn
và phức tạp vì được ghép lại từ hai khái niệm "lao động" và "trẻ em". Căn cứ
vào định nghĩa trẻ em và định nghĩa lao động ở trên ra có thể xác định Lao
động trẻ em là lao động do trẻ em thực hiện. Cịn trẻ em là người như thế nào
thì được xác định theo độ tuổi, mà độ tuổi này lại phụ thuộc vào quy định

pháp luật của từng quốc gia khác nhau [9]
Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì khái niệm Lao
động trẻ em địi hỏi ngồi góc độ độ tuổi, cịn phải tiếp cận từ góc độ tính chất
cơng việc mà chủ thể phải làm:
- Về độ tuổi ILO cho rằng trẻ em là người dưới 18 tuổi;
- Về tính chất cơng việc, lao động trẻ em bao gồm những cơng việc
có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ em.

7


Với cách lập luận như trên, ILO cho rằng “Lao động trẻ em là thuật
ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội
của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi q nhỏ, khiến các em
khơng có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi”
Cũng theo ILO, bên cạnh khái niệm lao động trẻ em, cịn có khái
niệm “Trẻ em tham gia làm việc”: Đây là khái niệm đề cập đến những trẻ
em làm các công việc có thể chấp nhận được, bao gồm các hoạt động
khơng làm hại tới, và có thể góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ,
những công việc này mở ra những cơ hội trong cuộc sống và tạo cho trẻ
những kinh nghiệm mới mẻ.
Thực tế cho thấy, hoạt động lao động (khơng mang tính bóc lột) đóng
vai trị quan trọng đối với chính sự phát triển tồn diện và hài hoà nhân cách
của trẻ. Giáo dục học, tâm lý học và các khoa học có liên quan đều chỉ ra rằng
lao động được tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi
là con đường, là cơ chế và là nhân tố phát triển thể chất, năng lực tư duy và
đời sống tình cảm của trẻ em. Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng căn dặn “Tuổi
nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”.

Bảng 1.1. Trẻ em tham gia làm việc có sự khác biệt so với lao động trẻ em
Trẻ em tham gia làm việc
Lao động trẻ em (child labour)
(child work)
Công việc phù hợp với độ tuổi, khả Công việc quá sức, quá nặng nhọc
năng, thể chất và trí tuệ của trẻ em

đối với tuổi và khả năng của trẻ

Được người lớn chăm sóc và chịu trách Trẻ em lao động dưới sự giám sát
nhiệm giám sát

của những người lớn lạm dụng

Thời gian làm việc hạn chế, không Làm việc nhiều giờ, trẻ em bị hạn

8


cản trở trẻ em đến trường, vui chơi và chế hoặc khơng có thời gian đi học,
nghỉ ngơi

vui chơi và nghỉ ngơi

Nơi làm việc an tồn và có mơi trường Nơi làm việc độc hại đến sức khoẻ
bạn bè thân thiết, không độc hại tới sức và cuộc sống của trẻ em
khoẻ và cuộc sống của trẻ em
Môi trường làm việc góp phần ni Trẻ em dễ bị lạm dụng về tinh thần,
dưỡng và phát triển thể chất, tình cảm, thể chất và tình dục
trí tuệ và tinh thần của trẻ em

Trẻ em làm việc tự nguyện để tham gia Hồn cảnh bắt buộc
trách nhiệm trong việc duy trì cơng
việc và phát triển sản xuất của gia
đình, tăng thu nhập gia đình
Trẻ em được bù đắp về tinh thần và Trẻ em bị hạn chế hoặc khơng được
thể chất

khuyến khích về tinh thần và vật chất

Công việc của trẻ là một phương tiện Cơng việc của trẻ có ảnh hưởng
rèn luyện sức khoẻ, phẩm chất đạo đức nghiêm trọng tới sức khoẻ và sự
cho trẻ

phát triển của trẻ
Nguồn: Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Pháp luật quốc tế, chủ yếu là các Công ước của Tổ chức lao động quốc
tế, không sử dụng thuật ngữ “người lao động chưa thành niên” mà chỉ sử
dụng thuật ngữ “lao động trẻ em”. Từ khi được thành lập năm 1919 đến nay,
Tổ chức lao động quốc tế đã thông qua gần 200 Công ước, với gần 30 Công
ước đề cập đến vấn đề lao động trẻ em, trong đó có hai Cơng ước cơ bản đề
cập trực tiếp và mang tính bao qt (so với các cơng ước trước đó) về vấn đề
lao động trẻ em là Cơng ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu (1973) và
Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xố bỏ những hình

9


thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999). Hai công ước này không trực tiếp đưa
ra khái niệm “lao động trẻ em”, nhưng Điều 2 Công ước số 182 đã gián tiếp

đưa ra khái niệm về trẻ em, đó là những người dưới 18 tuổi. Với những trẻ em
dưới 18 tuổi, Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu lại phân chia
thành những nhóm tuổi khác nhau dựa trên hồn cảnh thơng thường và hồn
cảnh đặc thù (tức với các quốc gia có nền kinh tế và điều kiện giáo dục cịn
hạn chế, chưa thích hợp để áp dụng các mức tuổi lao động tối thiểu trong
hồn cảnh thơng thường). Xuất phát từ tính đa dạng của các loại hình cơng
việc, Cơng ước đưa ra ba mức tuổi chính, áp dụng với các cơng việc nguy hại,
các công việc nhẹ nhàng và các công việc không thuộc phạm vi các công việc
nguy hại và công việc nhẹ nhàng. Ngồi ra, xét đến tính chất đặc biệt của một
số nghề nghiệp cần phải luyện tập từ độ tuổi cịn nhỏ, Cơng ước cịn đề cập
đến một độ tuổi ngoại lệ, không thuộc vào các dạng độ tuổi kể trên. Cụ thể:
Thứ nhất, trong hồn cảnh thơng thường, người lao động có thể được
tuyển dụng hoặc làm các cơng việc khơng có tính chất nguy hại với độ tuổi ít
nhất là 15 tuổi và kèm theo điều kiện là khơng thấp hơn độ tuổi hồn thành
chương trình giáo dục bắt buộc; với những công việc nhẹ nhàng mà tính chất
và điều kiện khơng ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển, việc học tập, học
nghề hay các cơ hội giáo dục khác của trẻ thì độ tuổi tối thiểu ít nhất là từ 13
hoặc 15 tuổi; với những loại nghề nghiệp hoặc cơng việc mà tính chất hoặc
điều kiện làm việc có thể làm tổn hại đến sức khoẻ, sự an tồn hay nhân cách
của trẻ thì mức tuổi tối thiểu được tuyển dụng và cho phép đi làm việc phải từ
18 tuổi (Khoản 3 Điều 2; khoản 1, 2 Điều 7 và khoản 1 Điều 3 Công ước).
Thứ hai, trong hoàn cảnh đặc thù (ở các quốc gia mà nền kinh tế và các
phương tiện giáo dục chưa phát triển đầy đủ), tuổi lao động tối thiểu có thể là
14 tuổi; với những cơng việc nhẹ nhàng mà tính chất và điều kiện tiến hành
khơng ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phái triển, việc học tập, học nghề hay các

10


cơ hội giáo dục khác của trẻ thì tuổi tối thiểu tham gia lao động có thể là từ 12

hoặc 14 tuổi nhưng chưa hồn thành chương trình giáo dục bắt buộc; với
những loại nghề nghiệp hoặc công việc mà tính chất hoặc điều kiện làm việc
có thể làm tổn hại tới sức khoẻ, sự an toàn hay nhân cách của trẻ thì mức tuổi
tối thiểu được tuyển dụng và cho phép đi làm việc có thể là 16 tuổi nhưng với
điều kiện là an toàn, phẩm hạnh của trẻ phải được đảm bảo đầy đủ, phải có sự
hướng dẫn cụ thể và thích đáng hoặc phải đào tạo nghề cho họ trong công
việc tương ứng (khoản 4 Điều 2; khoản 4 Điều 7; khoản 1 Điều 3 Công ước).
Thứ ba, với một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt như biểu diễn nghệ
thuật thì các em có thể tham gia từ độ tuổi nhỏ những việc quy định này phải
tham khảo ý kiến những tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao
động, đồng thời trong giấy phép cấp cho những trường hợp cá biệt này phải
xác định rõ giới hạn thời giờ lao động, các điều kiện trong việc sử dụng lao
động (Điều 8 Công ước).
Như vậy, hai Công ước trên đã bổ sung cho nhau khi quy định về lao
động trẻ em, theo đó một Công ước gián tiếp nêu khái niệm về lao động trẻ
em là những người dưới 18 tuổi và một Công ước đưa ra những quy định cụ
thể hơn về lao động trẻ em khi phân chia lao động trẻ em thành những nhóm
tuổi khác nhau trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Điều này tạo ra
sự linh hoạt, thể hiện quan điểm “mở” đối với các nước thành viên khi phê
chuẩn Cơng ước. Nó cho phép các quốc gia căn cứ vào những hoàn cảnh, đặc
thù riêng của mình để phân chia lao động trẻ em hay những lao động dưới 18
tuổi thành những nhóm tuổi khác nhau (như nhóm từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi,
nhóm dưới 15 tuổi…) sao cho phù hợp với tinh thần của hai Công ước. Hai
Công ước thể hiện quan điểm của cộng đồng quốc tế về việc khơng loại bỏ
hồn tồn hình thức lao động trẻ em hay hình thức lao động của người chưa
thành niên, tức vẫn thừa nhận các hình thức lao động của người dưới 18 tuổi,
chỉ loại bỏ những hình thức lao động tồi tệ nhất đối với họ [9]

11



Cụ thể hố nội dung của hai Cơng ước trên, các nước phê chuẩn Công
ước khi quy định về trẻ em lao động thường dùng thuật ngữ: “lao động trẻ
em” trùng với thuật ngữ được dùng trong hai Công ước. Điều này có thể thấy
trong pháp luật lao động của Vương quốc Anh, Kenya, Malaysia… Song
cũng có quốc gia lại sử dụng thêm thuật ngữ “người lao động chưa thành
niên” như Slovakia, Thụy Điển, Oman, Trung Quốc… Các quốc gia có sử
dụng thuật ngữ “lao động trẻ em” quan niệm: lao động trẻ em là những em
dưới 18 tuổi. Ví dụ như Điều 1 Luật tuyển dụng lao động trẻ em của Vương
quốc Anh quy định: (trong Luật này) “trẻ em là người dưới 18 tuổi” [36].
Các quốc gia sử dụng thuật ngữ “lao động chưa thành niên” lại có quy
định khác nhau. Thứ nhất, có quốc gia quy định về người lao động chưa thành
niên là toàn bộ những người dưới 18 tuổi. Chẳng hạn, Điều 1 Chương V Luật
môi trường làm việc của Thụy Điển, Điều 40 Luật lao động Slovakia đều quy
định: “người lao động dưới 18 tuổi là người lao động chưa thành niên” [36]
và Điều 2 Chương V Luật môi trường làm việc của Thụy Điển cịn quy định
bổ sung về việc: Chính phủ phải có những quy định riêng liên quan đến việc
tuyển dụng lao động chưa thành niên dưới 13 tuổi để làm cơng việc phù hợp.
Thứ hai, có những quốc gia quy định người lao động chưa thành niên lại
không phải tất cả những người dưới 18 tuổi. Ở đây, các quốc gia quy định
người lao động chưa thành niên chỉ là những người từ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi. Điều này có thể thấy trong quy định tại Điều 1 Luật Việc làm của Oman
(2003), Luật bảo vệ người trẻ tuổi tại nơi làm việc của Cuprus (2001). Bên
cạnh đó, có quốc gia sử dụng đồng thời hai thuật ngữ “lao động chưa thành
niên” và “lao động trẻ em” nhưng có quy định để phân biệt rõ sự khác nhau
giữa hai thuật ngữ này. Chẳng hạn, Điều 2 Luật cấm lao động trẻ em của
Trung Quốc quy định: “lao động trẻ em để chỉ người chưa thành niên hay trẻ
em dưới 16 tuổi” và Điều 13 Luật này quy định: “chỉ được sử dụng lao động

12



trẻ em vào lĩnh vực thể thao, nghệ thuật” [36]. Trong Luật lao động của Trung
Quốc, Điều 58 quy định: “lao động chưa thành niên là những người từ 16 tuổi
đến 18 tuổi”. Đây là điểm khác biệt với nhiều quốc gia khác, khi quy định về
người lao động dưới 18 tuổi, pháp luật Trung Quốc tách ra làm hai nhóm, một
nhóm có độ tuổi từ 16 tuổi đến 18 tuổi, được gọi là lao động chưa thành niên
và một nhóm dưới 16 tuổi, được gọi là lao động trẻ em.
Như vậy, có thể thấy pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của nhiều
quốc gia không thống nhất về tên gọi chỉ “người lao động chưa thành niên”
(hay “lao động trẻ em”). Tuy nhiên, dù khác nhau về tên gọi nhưng nội hàm
của thuật ngữ “người lao động chưa thành niên” và “lao động trẻ em” lại
giống nhau và đều lấy 18 tuổi là giới hạn để phân biệt với người lao động
trưởng thành.
Ở nước ta, tính đến thời điểm này chưa có khái niệm thống nhất về lao
động trẻ em. Bộ Luật lao động của Việt Nam quy định người lao động là
người từ đủ 15 tuổi trở lên và lao động dưới 18 tuổi là lao động chưa thành
niên mà không chỉ rõ như thế nào là lao động trẻ em. Hơn nữa khái niệm
người chưa thành niên được sử dụng khá nhiều trong các văn bản quy phạm
pháp luật của Việt Nam như: Bộ luật dân sự (điều 20), Bộ luật hình sự (điều
68) đều quy định người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.
Bộ luật Lao động Việt Nam quy định:
Điều 119.
1- Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi
có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi
đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra
sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu.
2- Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên.

13



Điều 120.
Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và
công việc do Bộ lao động- Thương binh và Xã hội quy định.
Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này
phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Tuy nhiên nếu căn cứ vào các quy định của Bộ luật lao động và Luật
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thì có thể hiểu rằng, lao động trẻ em là
những người dưới 16 tuổi phải tham gia hoạt động để tạo ra những giá trị vật
chất và tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của mình.
Theo quan điểm của chúng tơi, Việt Nam nên sử dụng định nghĩa của
ILO về lao động trẻ em là phù hợp. Theo đó khái niệm lao động trẻ em ở Việt
Nam là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 16 tuổi) phải trực
tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay
nguy hiểm,ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo
đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ,
khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi”.
Lao động trẻ em (child labour) là một vấn đề xã hội rộng lớn và phức
tạp, tồn tại từ trước tới nay trong xã hội loài người. Pháp luật quốc tế không
đưa ra một khái niệm thống nhất về lao động trẻ em, mà chỉ đưa ra những
hình thức lao động trẻ em tồi tệ quy định trong Công ước số 182 của ILO.
Tuy nhiên, theo khái niệm trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về
quyền trẻ em năm 1989, có thể hiểu “Lao động trẻ em là người lao động chưa
đủ 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi
trưởng thành niên sớm hơn”.
Ở Trung Quốc, Bộ luật lao động nước Cộng hồ dân chủ nhân dân
Trung Hoa khơng đưa ra khái niệm lao động trẻ em mà chỉ đưa ra khái niệm


14


về lao động chưa thành niên:“Lao động chưa thành niên là người lao động từ
đủ 16 tuổi nhưng chưa tròn 18 tuổi” (Điều 58 Bộ luật lao động Trung Quốc).
Độ tuổi lao động giới hạn mà pháp luật Trung Quốc quy định cao hơn so với
độ tuổi lao động được quy định trong Công ước số 138 về tuổi tối thiểu làm
việc năm 1973 của ILO.
Luật lao động Việt Nam cũng không đưa ra định nghĩa về lao động trẻ
em mà chỉ có khái niệm về lao động chưa thành niên. Theo quy định tại Điều
6 Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung 2002): “Người lao động là người Ít nhất
đủ 15 tuổi, có khả năng giao kết hợp đồng lao động”. Ngoài ra, Điều 119 Bộ
luật Lao động cũng có quy định“ Lao động chưa thành niên là người lao
động dưới 18 tuổi”.
Pháp luật lao động Việt Nam quy định rất nghiêm ngặt về điều kiện
lao động đối với người lao động chưa thành niên. Điều 121 của Bộ Luật lao
động quy định người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động
chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để đảm bảo sự
phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc
người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ,
học tập trong quá trình lao động. Điều 121 cũng quy định việc cấm sử dụng
người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ việc làm, công việc ảnh hưởng
xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Các điều kiện lao động có hại và một danh mục những công việc nặng
nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại cấm sử dụng người lao
động chưa thành niên đã được quy định trong Thông tư liên bộ số 09/TT-LB
ngày 13/4/1995 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Trong đó quy định Danh mục 81 cơng việc cấm sử dụng lao động chưa thành


15


niên và 13 Điều kiện lao động có hại cấm sử dụng lao động chưa thành niên.
Những điều kiện đó gồm:
+ Lao động thể lực quá sức (mức tiêu hao năng lượng lớn hơn 4 kcal/
phúc, nhịp tim 120/phút);
+ Tư thế làm việc gị bó, thiếu dưỡng khí;
+ Trực tiếp tiếp xúc với hố chất có khả năng gây biến đổi gen, gây ảnh
hưởng xấu đến chuyển hoá tế bào, gây ung thư, gây tác hại sinh sản lâu dài
(gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng), gây bệnh nghề nghiệp và
các tác hại khác;
+ Tiếp xúc với các yếu tố gây truyền nhiễm;
+ Tiếp xúc với chất phóng xạ (kể cả các tiết bị phát tia phóng xạ).
+ Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép;
+ Trong mơi trường có độ rung ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép;
+ Nhiệt độ khơng khí trong nhà xưởng trên 400C về màu hè và trên
350C về mùa đông, hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao;
+ Nơi có áp suất khơng khí cao hơn hoặc thấp hơn áp suất khí quyển;
+ Trong lịng đất;
+ Nơi cheo leo nguy hiểm;
+ Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa
thành niên;
+ Nơi gây ảnh hưởng xấu tới việc hình thành nhân cách.
Ngồi ra, ngày 9/12/2004 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ
Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT quy
định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18
tuổi trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.
Danh mục này gồm 4 nhóm sau:

- Nhóm các cơ sở dịch vụ lưu trú gồm 5 loại hình kinh doanh (khách

16


sạn, nhà nghỉ, nhà khách, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ cho th) và 4
hình thức cơng việc (lễ tân, bảo vệ, phục vụ buồng, phòng, phục vụ bàn, bar).
- Nhóm các cơ sở dịch vụ văn hố gồm 5 loại hình kinh doanh (vũ
trường, karaoke, hoạt động biểu diễn nghệ thuật thuộc diện không chuyên tại
khách sạn; hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên tại quán giải khát,
quán bar, quán cà phê; đại lý cung cấp dịch vụ truy cập Internet) và 7 hình
thức cơng việc (Điều khiển âm thanh, ánh sáng; hát với khách; khiêu vũ cùng
khách; nhảy trình diễn nghệ thuật; biểu diễn nhạc sống; điều hành các hoạt
động trực tiếp tại sàn khiêu vũ; các công việc khác tại sàn khiêu vũ; phụ vụ
khách truy cập Internet).
- Nhóm các cơ sở dịch vụ trị liệu-phục hồi sức khoẻ gồm 4 loại hình
kinh doanh (Xoa bóp/massage, tắm hơi, tẩm quất bấm huyệt, vật lý trị liệu).
- Nhóm các cơ sở dịch vụ khác gồm 4 loại hình kinh doanh (Tắm nóng
lạnh, hớt tóc, gội đầu thư giãn, cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch, lữ
hành, nhà hàng ăn uống, quán bia) và 5 hình thức cơng việc khác (Phục vụ
khách tắm, cắt tóc, gội đầu; Xoa bóp/massage; hướng dẫn du lịch; lái xe xích
lơ và các phương tiện thơ sơ chun dùng vận chuyển khách du lịch, tiếp thị
bia rượu, đồ uống).
Ở Việt Nam, những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần
nhưng tham gia lao động là hiện tượng phổ biến và được nhà nước thừa nhận.
Điều này có thể thấy thơng qua những quy định trong những văn bản pháp
luật từ khi nước ta giành độc lập đến khi Bộ Luật lao động được ban hành
năm 1994. Các văn bản có thể kể đến như Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947
của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định những giao dịch về việc làm công giữa
các chủ tư nhân Việt Nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt Nam

làm việc tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự
do (Điều 12, Điều 57, Điều 99, Điều 131…); Sắc lệnh số 77/SL ngày

17


22/5/1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Quy chế công nhân (Điều 8, Điều
52); Nghị định số 24/CP ngày 13/3/1963 của Hội đồng Bộ trưởng về Điều lệ
tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân viên chức Nhà Nước (Điều 3);
Thông tư liên tịch số 06-TT/LT ngày 6/9/1963 của Bộ Lao động- Nội Vụ về
việc hướng dẫn và giải thích Điều lệ tuyển dụng quy định những ngành nghề
cần tuyển dụng
Người dưới 18 tuổ i (Điể m C Mu ̣c II ); Thông tư số 01/LĐTBXH-TT
ngày 9/1/1988 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hô ̣i về lao đô ̣ng

–tiề n

lương (Điể m 3 Mục I); Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 18/4/1989 của Bộ
Lao đô ̣ng- Thương binh và Xã hô ̣i về thực hiê ̣n chiń h sách lao đô ̣ng và xã hội
đố i với lao đô ̣ng và làm thuê ở các thành phầ n kinh tế ngoài quố c doanh
(Điể m 3, Điể m 6 Mục II); Pháp lệnh hợp đồng lao động do hội đồng nhà nước
ban hành ngày 30/9/1990 (Điề u 19)… Các văn bản trên , mă ̣c dù đề câ ̣p đế n
quyề n lơ ̣i, nghĩa vụ của những người chưa phát triển đầy đủ về thể chấ t , tinh
thầ n khi tham gia quan hê ̣ lao đô ̣ng nhưng không đề câ ̣p về tên go ̣i chung để
chỉ đối tượng này khi tham gia lao động.
Năm 1994 khi Bô ̣ Luâ ̣t lao đô ̣ng đươ ̣c ban hành, lầ n đầ u tiên thuâ ̣t ngữ”
người lao đô ̣ng chưa thành niên” đươ ̣c sử du ̣ng để chỉ những người chưa phát
triể n đầ y đủ về thể chấ t , tinh thầ n tham gia lao đô ̣ng . Theo đó , Điề u 119:
“người lao động chưa thành niên là người lao động dưới


18 tuổ i”. Đây là

khái niệm đơn giản chỉ dựa trên cơ sở giới hạn độ tuổi tối đa là 18 tuổ i để đề
câ ̣p những người chưa phát triể n đầ y đủ về thể chấ t

, tinh thầ n tham gia lao

đô ̣ng. Khái niệm này chưa được nêu rõ những dặc tính cơ bản làm cơ s

ở để

nhâ ̣n biế t đố i tươ ̣ng người lao đô ̣ng chưa thành niên.
So với quy định về độ tuổi của trẻ em Việt Nam trong Luật chăm
sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em năm 2004 thì người lao động dưới 16 tuổi có
đầy đủ quyền và bổn phận của trẻ em, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

18


Như vậy, mặc dù quy định và áp dụng chung cho người dưới 18 tuổi, các
quy định của pháp luật lao động về người lao động chưa thành niên vẫn có
ý nghĩa bảo vệ các quyền trẻ em. Nói cách khác, pháp luật Việt Nam đã
bao hàm lao động trẻ em trong khái niệm “lao động chưa thành niên”
nhằm tạo ra sự bảo vệ chung đối với những người chưa có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi tồn diện.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em là lực lượng lao động đặc
thù do các yếu tố sau:
Thứ nhất, lao động trẻ em là người còn chưa đến tuổi trưởng thành, thể
lực, trí lực chưa phát triển tồn diện. Vì thế khả năng chịu đựng trong điều
kiện lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại còn kém; các em chưa thể tự

bảo vệ được chính mình.
Thứ hai, trẻ em thường chưa có sự định hình về nhân cách, dễ thay đổi
và chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Trong mơi trường có những
tác động tích cực về giáo dục, người lao động sẽ có nhân cách tốt. Ngược lại,
làm việc trong một mơi trường có những tác nhân tiêu cực, nhân cách của họ
rất dễ chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.
Thứ ba, lao động trẻ em là người dễ bị lợi dụng, dễ bị bóc lột vì thiếu
kiến thức xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, trong những trường hợp đặc biệt
trẻ em còn cần đến sự giám hộ hoặc đại diện hợp pháp của một người khác
để đảm bảo việc tham gia các quan hệ pháp luật, trong đó có quan hệ pháp
luật lao động.
1.2 Đặc điểm của người lao động chưa thành niên
So sánh với người lao động chưa thành niên, có thể thấy người lao
động chưa thành niên có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, người lao động chưa thành niên là những người lao động
chưa phát triển đầy đủ về thể chấy, tinh thần. Đây là nhóm lao động đặc thù,

19


là những người chưa trưởng thành. Khác với người lao động đã trưởng thành
là người đã phát triển đầy đủ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Do đó, người
lao động chưa thành niên chưa thể tham gia đầy đủ vào các quan hệ lao động
của đời sống xã hội, trước tiên là đặc trưng về sinh lý: dưới 18 tuổi, là giai
đoạn có sự phát triển mang tính đột biến về sinh lý, biểu hiện ở các em phát
triển nhanh về chiều cao và trọng lượng cơ thể, hệ xương, cơ bắp phát triển
mạnh, đặc biệt xương tay, xương chân. Ở giai đoạn này, nếu phải lao động
với cường độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với mơi trường
xấu tới sự hình thành và phát triển nhân cách (như làm việc ở quán Bar, nhà
hàng, phòng hát karaoke...) đều dễ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cả về

thể lực của họ.
Tiến đến là đặc trưng về tâm lý: Do sự phát triển vượt bậc về mặt thể
chất, nên các em ở lứa tuổi chưa thành niên thường có những biểu hiện về
mặt tâm lý khá phức tạp. Ở giai đoạn này các em tưởng mình đã là người
lớn, thường có biểu hiện khá rõ nét nhất về sự tự ý thức về cá tính của mình
và hình thành “cái tơi”, cũng như các phẩm chất tâm lý độc lập (phẩm chất
tâm lý tích cực hoặc tiêu cực). Các em thường biểu hiện tính bồng bột, dũng
cảm, mạnh mẽ, muốn mình như người lớn. Cũng ở giai đoạn này quan hệ
giao tiếp cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt quan hệ với nhóm bạn, có thể
vượt qua ngồi giới hạn của tuổi học sinh, hoạt động có tính độc lập...
Những đặc điểm về tâm lý này ảnh hưởng đến khả năng học nghề, khả năng
lao động của các em, nhất là tâm lý “cả thèm, chóng chán”, hiểu thắng. Các
em dễ bồng bột phản ứng lại với người dạy nghề hoặc sử dụng lao động.
Đây là những đặc điểm cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa người lao động thành
niên và người lao động chưa thành niên và cũng là cơ sở xuất phát điểm cho
các đặc điểm tiếp theo.
Thứ hai, người lao động chưa thành niên được pháp luật bảo vệ ở mức

20


độ cao hơn so với người lao động thành niên. Đặc điểm này xuất phát từ sự
chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần của người lao động chưa thành
niên nên khi tham gia quan hệ lao động họ được pháp luật bảo vệ theo hướng
“ưu tiên” trong cơng việc được hưởng một số quyền, lợi ích ngang bằng hoặc
hơn những quyền, lợi ích mà pháp luật quy định với người lao động thành
niên. Điều này thể hiện qua một số quy định về tiền lương, giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.... Chẳng hạn, quy định người lao động chưa thành niên được
hưởng mức lương ngang bằng so với lương của người lao động thành niên khi
là cùng công việc hoặc được giảm giờ làm tối thiểu là một giờ trong một ngày

làm việc, được hạn chế làm thêm giờ, làm đêm hay thời gian nghỉ hàng năm
của họ lại nhiều hơn hay họ được đảm bảo thời gian học văn hố, được quan
tâm chăm sóc về các mặt lao động, sức khoẻ trong quá trình lao động so với
người lao động thành niên. Những quy định này có thể thấy rõ trong pháp luật
lao động của nhiều quốc gia như Điều 132 Luật lao động của Latvia, Điểm 9
Luật lao động của Nepal...
Mặt khác, việc bảo vệ lao động chưa thành niên còn thể hiện ở quy
định hạn chế họ tham gia làm một số công việc, ngành nghề nhất định. Quy
định hạn chế này không phải là sự giới hạn quy định về quyền, tạo ra sự phân
biệt đối xử với người lao động chưa thành niên, đi ngược lại nguyên tắc: mọi
người có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không phân
biệt đối xử. Đây là sự thể hiện việc bảo vệ của pháp luật đối với người lao
động chưa thành niên. Việc áp dụng ngun tắc bình đẳng trên khơng có
nghĩa là sự “cào bằng” mà cần căn cứ vào đặc điểm riêng của từng đối tượng
để có quy định về cách thức bảo vệ khác nhau. Cách thức bảo vệ người lao
động chưa thành niên được sử dụng ở đây là việc áp dụng quy định “hạn chế”.
Nội dung của sự hạn chế này thể hiện trong quy định của pháp luật về những
ngành nghề, công việc mà người lao động chưa thành niên bị cấm làm hoặc

21


×