Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Lễ hội Kanamara Matsuri tại Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.94 KB, 10 trang )

Lễ hội Kanamara Matsuri tại Nhật Bản
MỤC LỤC
1.

2.

3.

KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.

Tổng quan về văn hóa và lễ hội ở Nhật Bản

1.2.

Nguồn gốc của lễ hội Kamanaara

1.3.

Địa điểm và thời gian tổ chức

LỄ HỘI KANAMARA
2.1.

Phần nghi thức

2.2.

Phần hội rước

SO SÁNH GIỮA LỄ HỘI KAMANARA


VÀ LỄ HỘI PHỒN THỰC Ở VIỆT NAM

4.

KẾT LUÂN

1


1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Tổng quan về văn hóa và lễ hội ở Nhật Bản
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Nền văn hóa Nhật
Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất
quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác
nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do quần đảo
Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược nào
chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho
dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành
truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích
trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ. Lại có ý kiến cho rằng, chính điều
kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thơ mộng là một thử thách lớn lao và nguồn
nuôi dưỡng vô tận cho sức sống của dân tộc Nhật Bản. Nhưng dù hiểu theo
quan điểm nào thì cũng khơng thể phủ nhận rằng Nhật Bản là một quốc gia có
nền văn hóa giàu bản sắc.
Nhắc đến văn hóa Nhật, không thể không kể đến một bộ phận quan
trọng và lâu đời, góp phần tạo nên bản sắc của quốc gia này, đó là những lễ hội.
Lễ hội ở Nhật diễn ra quanh năm và phong phú, đa dạng như: lễ hội hoa anh
đào, lễ hội Obon của Phật giáo, lễ hội múa truyền thống, lễ hội hóa trang
Nagoya và Cosplay, lễ hội hoa đăng, lễ hội tuyết, lễ hội đèn lồng... Mỗi lễ hội
đều có nguồn gốc và những nét đặc trưng riêng, thậm chí có những lễ hội vừa

mang tính truyền thống vừa mang sự kì qi mà ta không thể không bất ngờ.
Một trong những lễ hội như vậy là Kanamara Matsuri.

1.2. Nguồn gốc của lễ hội Kanamara
2


Lễ hội Thần đạo Kanamara Matsuri – “Lê hội dương vật khổng lồ bằng
thép” được tổ chức vào mỗi mùa xuân tại đền thờ Kanayama ở thành phố
Kawasaki, Nhật Bản. Đây là một lễ hội phồn thực, tôn thờ khả năng sinh sản
của nam giới.
Truyền thuyết kể rằng xưa kia có một người phụ nữ trẻ xinh đẹp sống ở
vùng Kawasaki, một ngày nọ khi cơ đang ngủ thì có một con quỷ có răng sắc đã
chui vào âm đạo của cơ và ẩn trong đó. Khi cơ kết hơn, trong đêm động phòng
đầu tiên vào lúc hai người đang giao hoan thì con quỷ vagina dentata đã cắn đứt
“của quý” của người chồng cô, khiến cho anh ta phải đau đớn bỏ chạy. Một thời
gian sau cô tái giá và câu chuyện như thế lại tiếp tục xảy ra. Câu chuyện này
được lan truyền rộng khắp cả vùng Kawasaki. Cơ gái thấy mình rất đau khổ và
tội nghiệp, suốt ngày chỉ chốn ở trong nhà mà không dám gặp ai. Cho đến một
hơm, người hàng xóm của cơ mách với cơ rằng có một người thợ rèn có thể
giúp cô diệt trừ được con quỷ này. Cô gái tội nghiệp đã vượt qua rất nhiều gian
khó để tìm đến gặp người thợ rèn. Khi nghe cô kể về số phận bi đát của mình,
người thợ rèn đã nghĩ ra một kế, anh ta đã rèn ra một chiếc dương vật giả bằng
thép để đánh lừa con quỷ. Con quỷ thấy có dương vật liền nhe răng ra cắn lấy
và kết cục là bộ răng cũng chính là tính mạng của nó đã bị vỡ nát. Sau khi con
quỷ chết, chàng thợ rèn thông minh đã làm lễ kết hôn cùng cô gái trẻ xinh đẹp
sống hạnh phúc đến cuối đời. Về sau để vinh danh Đấng thần linh Sắt Thép dân
trong vùng đã dựng lên đền Kanayama và trong đền có một chiếc dương vật giả
khổng lồ được cho là linh vật và có thể tiêu diệt được bọn quỷ dữ chuyên phá
hoại đền.


1.3. Địa điểm và thời gian tổ chức

3


Hàng năm cứ đến ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư những người dân
Kawasaki lại tổ chức nghi lễ ăn mừng chiến thắng sau người thợ rèn đã tiêu diệt
được một con quỷ cái có răng nanh chuyên cắn vào bộ phận sinh dục của nam
giới tại chính ngơi đền Kanayama-nơi được lưu truyền là lò rèn của vị thần sắt
thép trước đây.
2. LỄ HỘI KANAMARA
2.1. Phần nghi thức
Tất cả những nghi thức của lễ hội đều được diễn ra tại ngôi đền
Kanayama. Đây là một ngôi đền Thần đạo của đạo Shinto. Shinto là một tôn
giáo lâu đời tại Nhật Bản. Ban đầu đây chỉ là tín ngưỡng của người bản xứ dựa
trên sự tơn kính và thờ phụng các đấng thiên nhiên như mặt trăng, mặt trời,
rừng núi, sông ngòi, hoặc hiện tượng tư nhiên như giông bão và những nhân vật
có cơng lao với nhân dân.
Bắt đầu vào phần lễ, trước hết sẽ có một người cao tuổi ra làm lễ xin
được phép với thần cho phần lễ được bắt đầu, người cao tuổi đó sẽ tiến hành
nghi lễ cúng tế các vị thần, họ cầm 1cành cây, vái lạy trước cửa đền và xung
quanh đền, vỗ tay 2 lần, sau đó đặt một nhánh cây lên ban thờ, như là một vật
cúng tế, vật để xin phép các vị thần cho nghi lễ được bắt đầu, sau đó họ lùi lại,
vỗ tay 2 cái, và nghĩ lễ được bắt đầu.
Bắt đầu nghi thức, một nam thanh niên mặc đồ kimono truyền thống ra
trước cửa đền, ở đó có một cái lò được dựng sẵn, có một ngọn nến, 2 viên đá để
tạo lửa, tất cả đều phục vụ cho việc đốt lò rèn. Theo quan niệm, họ phải dùng đá
để tạo lửa, tuyệt đối không được dùng các vật dụng tạo lửa khác ngoài đá như
diêm hay bật lửa...

Sau khi lửa trong lò được đốt lên, một người đàn ông khác sẽ làm lễ ở nơi
thờ tự chính. Sau khi nghi lễ ở đền chính kết thúc, họ chuyển sang ngôi đền bên
cạnh thực hành nghi lễ khác bằng một điệu múa truyền thống.Bốn cô gái mặc
4


kimono, đầu đội hoa sẽ thực hiện nghi lễ này. Theo quan niệm của người Nhật,
điệu múa như một cách thể hiện lòng thành kính đối với thần linh.
Để kết thúc phần nghi lễ, một người phụ nữa trung niên sẽ làm lễ trước 3
Mikoshi đặt ở sân đền để xin phép thần linh được tiến hành hội rước linh vật.
2.2. Phần hội rước
Sau khi tiến hành các nghi thức, vào lúc 13h lễ rước Mikoshi (có nghĩa là
đền thờ di động hay kiệu rước) sẽ diễn ra cùng sự tham gia của đông đảo người
dân trong vùng.
Ngay từ khi bắt đầu, đoàn rước đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều
người vì đây ln là phần họ mong chờ nhất. Đồn rước hòa vào dòng người
trong khơng khí vui tươi náo nhiệt. Dẫn đầu là hai người đàn ơng phất hai chiếc
cờ rất lớn báo hiệu đồn rước sắp tới. Phía sau lần lượt là một người đàn ông
trong bộ y phục màu vàng cầm quạt, theo sau là các bé gái đội hoa, mặc trang
phục truyền thống. Tiếp theo là các tu sĩ đạo Shinto, một cô gái mặc Kimono,
tay cầm hoa, đi cùng một người đàn ơng được hóa trang thành một con quỷ với
chiếc mặt nạ hung dữ và sau cùng là đoàn rước Mikoshi.
Có 3 loại Mikoshi được sử dụng trong lễ rước. Loại đầu tiên là một chiếc
kiệu lớn bằng gỗ có hình dáng một con thuyền, phía trên khá đồ sộ với kết cấu
giống với ngơi nhà nền vng có mái và bốn cột. Ở giữa đặt hình tượng một
chiếc dương vật lớn, được sơn đen và đặt thẳng đứng. Loại thứ hai là một chiếc
kiệu gỗ có kích thước nhỏ và thơ sơ hơn, khơng có mái che, phía trên là hình
tượng một chiếc dương vật lớn hơn chiếc thứ nhất, được sơn màu hồng, đặt
thẳng đứng bằng cách buộc chặt vào thân kiệu. Loại thứ ba là chiếc kiệu gỗ cổ
nhất có kết cấu tương đồng với loại thứ nhất nhưng khơng có phần đáy hình

thuyền và có kích thước nhỏ hơn. Bên trong kiệu đặt mơ hình cánh cổng Torri
(một loại cổng truyền thống của Nhật Bản thường được thấy ở lối vào trong các

5


ngơi đền Thần đạo), một hình tượng dương vật bằng đá có kích thước nhỏ và
một đoạn gỗ hình trụ còn nguyên vỏ.
Mikoshi loại thứ nhất sẽ đi trước cùng khoảng 50-60 người rước. Họ là
những người đàn ông khỏe mạnh trong trang phục Yakata ngắn, chân bó tất
trắng, đi giày trắng. Đồn rước vừa hơ “Hoisa hoisa” khơng ngừng nghỉ để cổ
vũ tinh thần, vừa bước theo nhịp để tạo nên khơng khí rộn ràng, náo nhiệt. Kiệu
rước tiếp theo là Mikoshi loại thứ hai cùng khoảng 20-30 người đàn ơng hóa
trang thành phụ nữ trong trang phục màu hồng. Cũng giống với chiếc kiệu rước
đi trước, họ vừa bước đi theo nhịp vừa hô “Dekaimara” (nghĩa là chiếc dương
vật lớn). Cuối cùng là Mikoshi loại thứ ba với từ 30-40 người đàn ông rước
kiệu. Họ mặc Yakata ngắn tối màu, vừa đi vừa hô “Hoisa hoisa” giống với đoàn
rước Mikoshi loại thứ nhất.
Mỗi kiệu rước sẽ cách nhau khoảng 10-15 mét và diễu hành quanh các
con phố gần ngơi đền. Trong suốt hành trình, những người rước hai chiếc
Mikoshi loại thứ nhất và thứ ba sẽ thay phiên nhau đẩy và kéo Mikoshi một
cách nhịp nhàng để chúng nghiêng sang hai bên càng nhiều càng tốt. Mọi thứ
diễn ra trong sự hò reo thích thú của đám đơng xung quanh. Điều đặc biệt của
hội rước là ai cũng có thể tham gia rước Mikoshi khi có đầy đủ trang phục và
quan trọng nhất là sức khỏe. Không chỉ có người dân bản địa mà du khách nước
ngồi cũng rất thích thú với lễ hội này. Tất cả mọi người đều hướng theo đám
rước, họ cùng tham gia diễu hành, ăn kẹo mút, đeo mặt nạ, hóa trang trong
những bộ trang phục…mà tất cả đều có hình dáng giống dương vật. Mọi người
cũng không quên ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, khơng khí vui tươi bên
gia đình và bạn bè. Sau khi đi qua một số con phố chính, đồn rước sẽ quay trở

về đền thờ Kanayama để tham dự các hoạt động khác.
Như một phần không thể thiếu, lễ hội còn được tiếp nối bởi cuộc thi khắc
củ cải, hội chợ và ẩm thực. Sau bước chuẩn bị kĩ càng, những người cao tuổi sẽ
6


thi khắc củ cải thành hình dương vật. Củ cải được chọn để thi phải có kích
thước lớn, thẳng và đẹp mắt. Củ cải đạt giải nhất sẽ được bán đấu giá và số tiền
thu được sẽ được quyên góp cho hoạt động phòng chống HIV. Xung quanh ngôi
đền còn có rất nhiều gian hang lớn nhỏ trưng bày và bán các sản phẩm được
cách điệu thành hình dương vật như kẹo mút, đồ ăn, nến, móc chìa khóa, mặt
nạ, những tác phẩm điêu khắc gỗ, và rất nhiều sản phầm khác. Ngoài ra, mọi
người sẽ cùng viết những điều ước vào "hội mã" (một loại thẻ bằng gỗ) treo
trước cửa đền,du khách khắp nơi sẽ có cơ hội tận mục sở thị bên các tượng gỗ,
tượng đá hình dương vật. Mọi người quan niệm rằng khi được chạm tay vào
những linh vật này thì sẽ gặp những điều may mắn và an lành.
3. SO SÁNH LỄ HỘI KAMANARA VÀ LỄ HỘI PHỒN THỰC Ở
VIỆT NAM
3.1. Giống nhau
Lễ hội thờ sinh thực khí ở Việt Nam và Kanamara matsuri của Nhật đều
với biểu tượng là bộ phận sinh dục của con người.
Các lễ hội đều gồm hai phần đó là những nghi lễ chính và phần hội như
các trò vui chơi giải trí và các nghi lễ được diễn ra trong các cơng trình tín
ngưỡng linh thiêng.
3.2. Khác nhau
Lễ hội Kanamara masuri thờ dương vật tức là bộ phận sinh dục nam còn
ở Việt Nam, các lễ hội mang ý nghĩa phồn thực thì biểu tượng là linga và yoni
hay còn gọi là nõ và nường tức là bộ phận sinh dục nam và nữ.
Các biểu tượng trong lễ hội Kanamara masuri được làm giống y như thật
còn trong lễ hội phồn thực của Việt Nam chỉ làm hình biểu trưng như tấm gỗ

hình tròn và dài, các tảng đá được tạc mô phỏng...

7


Trong lễ hộ Kanamara masuri thì dương vật được rước đi khắp nơi trong
thành phố còn ở Việt Nam thì thường thực hiện nghi lễ vào buổi tối và kín đáo
hơn
Các trò chơi dân gian của Việt Nam thường mang ý nghĩa phồn thực sâu
sắc như bắt trạch trong chum, bịt mắt bắt dê, đánh đu nhưng không hề thấy các
đồ lưu niệm gì liên quan đến phồn thực cả, còn tại Nhật, khi đến với lễ hội
Kanamara masuri thì sẽ được chiêm ngưỡng và thưởng thức các món đồ vật
hình Dương vật và được chụp ảnh với dương vật bằng gỗ khiến nhiều người
phải đỏ mặt.
Ở Việt Nam, các lễ hội phồn thực mang ý nghĩa cầu nhiều con cái, mùa
màng bội thu còn khi đến với Kanamara masuri, người ta ngoài cầu thuận
đường còn cái họ còn cầu xin cho khỏi các bệnh tật liên quan đến bộ phận sinh
sản.
4. KẾT LUẬN
Lễ hội Kanamara matsuri là lễ hội truyền thống của Nhật Bản, với các giá
trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc thể hiện trong những điệu múa, trang phục cổ
truyền Nhận Bản. Ngoài ra, lễ hội còn mang ý nghĩa sâu sắc về bình đẳng giới
cũng như vấn đề đồng giới. Tất cả những suy nghĩ, quan niệm khắt khe của
Nhật Bản trong lễ hội dường như được hiểu thoáng hơn, những người đến với lễ
hội sẽ được hòa mình vào khơng khí của những chiếc dương vật tưởng như thô
tục nhưng lại rất vô tư và thoải mái .
Xưa, các cô gái mại dâm đã đến lễ hội nhằm cầu xin mình tránh được các bệnh
về đường tình dục, nhưng ngày nay, rất nhiều người đã đến đây đề cầu con cái,
cầu khỏi bệnh và cầu cho khỏe mạnh. Ngoài ra điều đặc biệt là tất cả số tiền
kiếm được trong ngày đều được quyên góp vào quỹ dành cho việc nghiên cứu

bệnh HIV. Với các giá trị như vậy cùng với sự lạ lùng của lễ hội thì lễ hội

8


kanamara matsuri ngày nay đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài
nước đến tham dự
Ngày nay, lễ hội Kanamara Matsuri đã trở thành sự kiện thu hút khá
nhiều khách tham quan bởi hình tượng dương vật khá ngộ nghĩnh.
Với mục đích lưu giữ nét văn hóa truyền thống, người ta còn tổ chức
thêm các hoạt động quyên góp để gây quỹ cho nghiên cứu HIV
Kanamara Matsuri được bình bầu là lễ hội kỳ quái nhất Nhật Bản.

9


10



×