Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Lễ hội Trò Trám tại làng cổ Tứ Xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.48 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa lịch sử
---------------
Báo cáo khoa học
Lễ hội Trò Trám tại làng cổ Tứ Xã
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lễ Hội Trò Trám
I. Quê hương của Trò Trám
Nền văn hóa truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền
văn minh nông nghiệp, cuộc sống của người Việt Nam gắn bó mật thiết với xóm
làng quê hương. Trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại các di tích
lịch sử văn hóa như đền miếu, đình chùa... và các lễ hội dân gian gắn với nó là
một bộ phận di sản văn hóa vật thể, phi vật thể do nhân dân lao động sáng tạo ra
nhằm làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, động viên khuyến khích
cộng đồng trong lao động sản xuất, cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối tốt
tươi xóm làng sung túc. Lễ hội dân gian là một trong những đặc trưng của văn
hoá Việt, nó mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng dân gian Việt Nam và một nền
nông nghiệp cổ truyền. Lễ hội dân gian thường gắn với sinh hoạt mang tính
cộng đồng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, lễ hội thường được diễn ra
vào dịp đầu năm với mong muốn về một năm lao động sản xuất gặp nhiều may
mắn thuận lợi, mùa màng tươi tốt và giống nòi sinh sôi nảy nở. Ngày nay những
lễ hội dân gian này vẫn được lưu dữ và bảo tồn những nét văn hoá đặc trưng.
Chúng ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội trên khắp đất nước Việt Nam mà mỗi vùng
mỗi miền lại có những cái hay cái đẹp riêng gắn với đặc trưng truyền thống văn
hoá, lịch sử, địa lý… Ở đây tôi xin đề cập đến lễ hội Trò Trám, một lễ hội lớn
của cư dân làng cổ Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Có thể nói đây là lễ
hội đặc trưng cho một nền nông nghiệp cổ truyền gắn với tín ngưỡng phồn thực,
nó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự cố kết trong cộng đồng cư
dân của làng từ xưa đến nay. Đề tài nghiên cứu về lễ hội Trò Trám làng Tứ Xã


được đặt ra trong tình hình thực tiễn hiện nay chưa có một công trình khoa học
nào đưa ra một cách có hệ thống để nghiên cứu toàn diện đầy đủ về một di sản
văn hóa phi vật thể từ thời đại Hùng Vương dựng nước. Nếu không đầu tư
nghiên cứu thì trong vòng thời gian không xa những chứng cứ lịch sử văn hóa
truyền thống sẽ bị mai một, làm cho cơ hội giữ vững và phát huy những bản sắc
văn hóa dân gian của làng xã cổ truyền Việt Nam bị mất đi.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khi nghiên cứu về lễ hội này tôi muốn được tìm hiểu rõ hơn về cái hay
cái độc đáo của phần lễ hội và những mong muốn khát vọng của dân làng được
gửi gắm trong lễ hội này. Ngay từ tên gọi của nó đã gợi cho mỗi chúng ta những
liên tưởng rất khác nhau về nguồn gốc và nội dung của lễ hội. Tại sao lại gọi là
Trò Trám? Tại sao hai tiếng Trò Trám lại tương ứng với tên gọi của miếu Trò và
điếm Trám?. Không ai dám khẳng định một cách chắc chắn về nguồn gốc của
tên gọi này, theo các cụ già của xóm Kiến Thiết đã nêu lên một phỏng đoán
rằng: Nơi đây từ rất xa xưa đã có một rừng cây trong đó có nhiều cây trám mà
chữ Hán gọi là “Cảm lãm”. Xung quanh và nhất là phía trước (mặt phía Đông và
phía Nam) là một khoảng đồng trũng rộng rất thuận tiện cho công việc làm
ruộng, kiếm cá vì vậy đây là nơi đất tốt cho những người dân Lạc - Việt cổ xưa
đến cư trú. Cũng vì vậy những người đến ở đây được gọi là “phường Trám”.
Phường Trám được phiên âm từ tiếng chữ Hán “Cổ Lãm” mà ra. Qua một thời
gian dài, cùng với sự tiến hoá chung, phường Trám đã phát triển lên, dân cư
ngày càng đông đúc và đến khi được chia thành những xóm nhỏ thì bộ phận có
điếm trám và miếu Trò được mang tên là xóm Trám. Cách mạng tháng Tám
thắng lợi xóm Trám được mang tên là xóm Quang Trung, rồi Kiến Thiết. Phần
chữ Hán có thay đổi nhưng phần tiếng mẹ đẻ thì vẫn giữ nguyên “xóm Trám”.
Trước khi thành lập phường Trám, vẫn theo lời các cụ kể lại dân ta còn ở khu
đông trong, tức là các xứ Đông Gò Gạch, Lò Ngói, Thủ Quân, Đồng Đậu…
Nghe lời chiêu mộ của ông Ngô Quang Điện (một người Hoa kiều) một số bà
con về đây trước, còn một số vẫn ở trong đó. Ông Ngô Quang Điện cùng với
những người về trước ở thành xóm và hàng năm đã tổ chức hội Trò để khuyến

khích lao động, phần thì để thu hút thêm người về đây cho ngày một thêm đông.
Trò Trám ra đời chính là vì mục đích đó. Còn hai tiếng Trò Trám tương ứng với
cái tên điếm Trám và miếu trò thì các cụ nói: Điều đó là lẽ tất nhiên vì điếm
Trám và miếu Trò chính là nơi sân khấu của Trò Trám. Ngày nay cả miếu Trò
và điếm Trám đã được nhân dân quyên tiền xây dựng mới rất đẹp và lưu giữ
được những nét kiến trúc cổ truyền của cha ông. Xưa, điếm Trám là một cái
quán làm ở giữa phường Trám, hằng ngày đây là nơi tập trung các cụ già và các
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trẻ em như một kiểu câu lạc bộ ngày nay. Còn miếu Trò làm ở ngoài rìa, giữa
miếu có ban thờ, vào những ngày cầu hoặc dịp lễ tết dân trong phường thường
mang lễ vật đến để cầu may. Nhưng thực tế cả hai nơi đều chỉ là một dạng “sân
khấu của Trò Trám”. Vì cả hai nơi đều không có bài vị riêng, không thờ một vị
thần nào. Mà cũng không có thần tích hay thần phả gì. Cả quá trình tiến hành lễ
hội Trò Trám, miếu Trò là nơi diễn ra xướng, miếu Trò là sân khấu chính của
Trò Trám.
Việc nghiên cứu lễ hội Trò Trám sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu
rộng về những lễ hội dân gian của Việt Nam, đồng thời cũng hiểu biết thêm về
những nét văn hóa truyền thống của cư dân làng cổ Tứ Xã, mà hiện nay còn tồn
tại một số những dấu tích lịch sử của cộng đồng cư dân buổi đầu thời dựng nước
như: Cổng làng có niên đại hàng ngàn năm và một số chứng cứ khảo cổ học của
di tích Gò Mun. Để từ đó giáo dục tuyên truyền cho thế hệ trẻ những nét đẹp văn
hoá của dân tộc.
II. Lễ hội Trò Trám
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu ghi lại một cách có căn cứ khoa học về
quá trình hình thành, nội dung và trình tự nghi lễ, hoạt động của hội Trám giúp
cho việc duy trì giữ vững bản sắc văn hóa của làng cổ Tứ xã trong không gian
các hoạt động lễ hội rất phong phú của vùng đất tổ đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Trò
Trám là một tác phẩm dân gian, hằng năm diễn xuớng theo một hình thức ca
kịch rất phôi thai, rất đại chúng. Không kể phần cúng tế và ăn uống lễ hội đã tiến

hành qua ba bước sau đây: Thứ nhất là “Lấy giờ”, thứ hai là “Rước bông lúa”,
thứ ba là “Ra trò tứ dân”.
Bước thứ nhất - Lấy giờ: Theo lời kể của một số cụ phường Trám dân
xóm đã cử sẵn một ông cụ cao tuổi và trong sạch (không bị tang trong gia đình)
của xóm Trám hoặc ông Từ của miếu Trò. Khoảng gần nửa đêm ngày 11 sang
ngày 12 tháng giêng âm lịch các vị trên dẫn một số thanh niên (từ 5 đến 6 người
trở lên) đang có mặt ở điếm Trám mang trống chiêng ra miếu Trò để “Lấy giờ”.
Về ý nghĩa của việc lấy giờ thì còn có nhiều ý kiến khác nhau, có người thì cho
Website: Email : Tel : 0918.775.368
rằng đó là một mốc thời gian báo hiệu cho toàn dân trong Phường biết từ đâu
vào ngày hội lớn. Người thì cho rằng một buổi lễ hoàn toàn theo tín ngưỡng
“Sinh thực khí”. Khi mọi người ra đến miếu Trò thì cụ già trên vào thắp hương
khấn bái, theo các cụ vị thần được khấn là “Hậu thể, thổ thị, chi thần” nội dung
cầu chúc cho dân Phường được yên thịnh. Khấn xong mọi người vào cúng, rồi
mọi người ngồi đợi giờ, nghĩa là ngồi nghe gà gáy (vì trước đây không có đồng
hồ). Hễ nghe gà ở quanh xóm bắt đầu vỗ cánh đợt thứ nhất thì các cụ cho đó là
giờ Tý (đúng nửa đêm) là chấm hết thời gian của ngày 11 mà đã chuyển sang
ngày 12. Liền đó cụ già cùng mọi người đứng dậy chiêng trống sẵn sàng, cụ già
dẫn đầu, nam nữ thanh niên mang chiêng trống theo sau, vừa chạy vừa khua
chiêng gõ trống xung quanh miếu ba vòng, hình như để xua hết tà ma quỷ quái.
Khi đã chạy hết vòng cuối thì mọi người chạy trở về điếm Trám hát ghẹo, hát ví
ở buổi ra Trò hôm sau. Nội dung của buổi “Lấy Giờ” còn được bổ xung nhiều
chi tiết khác nữa: Trên bàn thờ miếu Trò có dấu kín một cài dùi bằng gỗ hình
dương vật và một mu rùa cũng bằng gỗ hình âm hộ, tất cả đều sơn son để trong
hòm kín khoá rất cẩn thận chỉ được mở ra mỗi năm một lần vào buổi “lấy giờ”
này. Khi cụ già lấy được giờ thì khăn áo chỉnh tề, đứng trước ban thờ miếu Trò
mà “xướng” lên để nam nữ thanh niên hành lễ. Cách hành lễ: Một bên là nam
cầm cái dùi gỗ hình dương vật, một bên là nữ cầm cái mu rùa bằng gỗ hình âm
hộ, nghe rứt câu xướng của cụ già “Linh tinh tình phộc” thì hai bên xích lại gần
nhau chạm cái rùi vào cái mu rùa ba lần để lấy khước. Việc làm này với ý nghĩa

cầu chúc cho sự phát triển mạnh mẽ về nòi giống cũng như về đời sống.
Bước thứ hai - Rước bông lúa: Theo lệ một ông già tuổi tác đã cao, đông
đúc con cháu có trai có gái, có danh vọng chức sắc, được năm trong sạch (không
có tang) thì được bầu làm ông Từ (hoặc chủ tế). Từ vụ gặt mùa năm trước, ông
Từ phải lựa chọn và cất giữ cẩn thận một khóm lúa tốt bông dài hột mẩy (giữ
còn nguyên hột), đến gần tết Nguyên Đán lựa chọn thêm một ngọn mía (Tượng
trưng cho bông lúa thần), cả hai thứ đều được cắm vào một cái bình. Các cụ bô
lão thường kể rất nhiều trận bão lụt làm hại mùa màng và cả tính mệnh của con
người, cho nên cầu mong được mùa lúa tốt và cả phường khang thịnh là điều

×