Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống của người việt ở đồng bằng sông cửu long trong xã hội đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 11 trang )

BẢO TÒN VÀ PHÁT TRIẺN LẺ HỘI
TRUỴÈN THỐNG CỦA NGƯỜI VIẸT
ờ ĐỊNG BẰNG SƠNG cửu LONG
TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
Nguyễn Xuân Hồng*
1 T i ể u theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn lễ hội là gìn giữ, lưu
n
lại những giá trị văn hóa của lễ hội. Phát triển vận động theo
quy luật khách quan, đem lại những biến đổi các giá trị văn hóa của lề
hội nhằm vươn tới cái đẹp hơn cho cuộc sống của con người. Bảo tồn và
phát triển lễ hội không phải là hoạt động cản trờ lẫn nhau, mà trong một
chừng mực nào đó bảo tồn còn là cơ sở cho sự phát triển lễ hội theo
đúng hướng. Thông qua phát triển, con người nhận thức và thực hiện
hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội nhàm thể hiện bản sắc
riêng của mình.
Lễ hội người Việt ở đồng bàng sơng Cửu Long (ĐBSCL) là sự
tiếp nối, phát triển lễ hội của người Việt ở đồng bằng sơng Hồng trong
q trình di cư mở mang đất nước. Trong quá trình này, một mặt lễ hội
kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống có từ cội nguồn; mặt khác, nó
phát triển trong không gian, thời gian và chịu ảnh hưởng của mơi
trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội cụ thể ở ĐBSCL.
ĐBSCL hiện có 683 cơ sở tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu,
lăng thờ cá ơng, dinh, lăng mộ, gị... của người Việt có tổ chức lễ hội
hàng năm với đầy đủ các nghi thức cúng tế, trò chơi, Xây chầu, Đại
bội, Tôn vương1. Tuy nhiên, trong tham luận này, chúng tôi chỉ đề
cập đến ba vấn đề của bảo tồn - phát triển lễ hội truyền thống tiêu

* TS. Trường khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật, trường Đại học Văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh.
1 Nguyễn Xuán Hồng, “Phác họa về lễ hội dân gian/ truyền thống cùa người Việt ở
đồne bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Di sán Văn hóa, số 2 (27) - 2009, tr. 60 - 63.



276


biêu của người Việt ở ĐBSCL trong điều kiện công nghiệp hóa, cơ
chế thị trường hiện nay.
1.
Tác động của quá trình cơng nghiệp hóa, co- chế thị trưịng
làm biến dổi các m ăt của lễ hơi




Lễ hội là sản phẩm văn hóa của cộng đồng. Sự hình thành phát
triển cùa lễ hội luôn bện chặt với những điều kiện lịch sử, kinh tế, văn
hóa - xã hội cụ thể. Tuy nhiên, cũng như các hiện tượng văn hóa - xã hội
khác, lễ hội không phải là hiện tượng “nhất thành bất biến” mà luôn
biến đôi và tiếp nhận các giá trị văn hóa mới được hình thành trong hoạt
động thực tiễn của con người. Trong thời đại ngày nay, lễ hội cịn bị tác
động mạnh mẽ của q trình cơng nghiệp hóa, các yếu tố của cơ chế thị
trường dẫn đến những biến đổi về hình thức, nội dung và quy mơ tổ
chức của nó.
Thứ nhất, những thể hiện trong nhu cầu tâm linh của người dân từ
xưa dến nay đều gắn với sự cầu mong được “an khang thịnh vượng”,
tức là ước nguyện về sự bình an, khỏe mạnh và phát triển. Như vậy,
trong tâm thức của họ luôn tồn tại ỷ nghĩa của tính thực dụng. Điểm
khác biệt cùa ý nghĩa này trong cơ chế thị trường thường được thể hiện
cụ thế, mạnh mẽ hơn. Chăng hạn như tục vay tiền Bà ở lễ hội Bà Chúa
Xứ núi Sam. Trong quan niệm dân gian ở vùng đất này thánh thần gần
gũi với đời thường và mọi người dân, lúc túng thiếu thì “mượn nhau” để

làm ăn sinh sống, song "có vay có trả” sịng phẳng. Quan niệm dân gian
còn cho rằng tiền của Bà may mắn, những người vay tiền Bà làm ăn đều
phát đạt, mồi năm đến kỳ hẹn (lễ hội) người ta trả lại tiền của Bà “cả
vốn lẫn lời” bằng kim ngân hoặc tài trợ với số tiền nhất định nào đó cho
việc tu sửa di tích hoặc tổ chức lễ hội. Biểu hiện trên cho thấy sự phát
triển của bộ phận kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện
tượng này phán ánh niềm tin mạnh mẽ gắn với ý nghĩa thực dụng, khả
năng tự phát trong tư duy của các thành phần trong xã hội thời mở cửa.
Thứ hai là sự mở rộng đối tượng tham dự lễ hội. Nếu như thời kỳ
trước đổi mới, đối tượng tham dự lễ hội chủ )íếu là người dân địa
phương - nơi tổ chức lễ hội, thì sau thời kỳ đối mới, đối tượng đến với lễ
hội đã vượt ra khỏi không gian của làng xã, bao gồm các thành phần

277


trong xã hội. Điển hình như lễ hội tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (thị xã
Châu Đốc, tỉnh An Giang) có tới vài chúc ngàn lượt người hàng năm và
gần đây là lễ hội Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Hai
hiện tượng trên tiêu biểu cho loại hình lễ hội tín ngưỡng dân gian ở
vùng đất ĐBSCL và cả Nam Bộ. Trường hợp khác, người dân nơi đây
rất coi trọng các vị nhân thần có cơng với làng nước, lễ hội Nguyễn
Trung Trực (tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) là một ví dụ.
Năm 2008, lễ hội này “được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa và
quảng bá du lịch qua tái hiện chiến cơng của cụ Nguyễn Trung Trực,
thu hút hơn 600.000 người tham dự” 1. Theo Sở văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Kiên Giang, ban hậu cần của đình Nguyễn Trung Trực đã
sử dụng 66 tấn gạo và các vật phẩm khác để chế biến món ăn chay
phục vụ khách thập phương. Các vật phẩm này chủ yếu do các cơ quan
đoàn thể, các hội đoàn và của người dân trong tồn vùng Nam Bộ đem

đến để tỏ tấm lịng thành kính với cụ Nguyễn Trung Trực. Các hiện
tượng nêu trên khơng có trong thời kỳ trước đổi mới. Điều ấy chứng
minh ràng, cơ chế thị trường đã mở ra một q trình xã hội hóa mạnh
mẽ, các cộng đồng làng xã, các hội đồn, các doanh nghiệp có cư hội
liên kết với nhau trong phát triển kinh tế, đời sống của người dân được
nâng cao, có điều kiện đi lại, thăm viếng, thỏa mãn nhu cầu tinh thần
của riêng mình.
Thứ ba, lễ hội trở nên phong phú, đa dạng về loại hình và nội
dung, hình thức thể hiện, trước nhất là sự mở rộng về các loại hình lễ
hội hiện đại như: lễ hội tòng quân; lễ hội kỷ niệm các ngày lễ lớn của
dân tộc, của địa phương; ngày hội văn hóa thể thao; ngày hội văn hóa
các dân tộc... Các lễ hội này thường được các đạo diễn, các biên đạo
dàn dựng theo phong cách vừa truyền thống vừa hiện đại, mà người ta
thường gọi là “sân khấu hóa lễ hội”. Mục đích chính của các lễ hội hiện
đại là hướng đến đám đơng, đề cao vai trị của chính trị. Đối với các lễ
hội truyền thống, trong một vài trường họp đã xuất hiện thêm những
nghi thức mới, chẳng hạn như lễ “Khai hội” (năm 2001), lễ “Phục hiện”

1 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội nghị triển khai cơng tác văn hóa, thê thao và
du lịch năm 2009 (Kỷ yếu), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bàn năm 2009, Hà
Nội! tr. 276.

278


(năm 2002) trong lề hội Bà Chúa Xứ núi Sam hoặc xuất hiện các yếu tố
hiện đại như biếu diễn nghệ thuật, thể thao, các trò chơi hiện đại...
Thứ tư, vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa và lễ hội là nhờ vào
nguồn lực (con người, tài chính, các phương tiện...) của các thành phần
kinh tế. Xã hội hóa hoạt động văn hóa và lễ hội thực chất là phát huy

quyền làm chủ về tổ chức, điều hành của các thành phần trong xã hội
trong các lĩnh vực hoạt động văn hóa và lễ hội, nói một cách khác là
mời gọi đóng góp tiền của, cơng sức của các thành phần kinh tế, các
tầng lớp nhân dân. Hiện nay, các lễ hội tồ chức với qui mô lớn như lễ
hội bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Nguyễn Trung Trực (TP. Rạch Giá, tỉnh
Kiện Giang)... đều có sự đầu tư, đóng góp của các “mạnh thường quân”
và vai trị tố chức, giám sát của cộng đồng. Có thể xem đây như một giải
pháp tích cực vừa phát huy được sức mạnh liên kết của cá nhân và cộng
đồng vừa giảm nhẹ đầu tư nguồn nhân lực của Nhà nước.
Thứ năm, lễ hội và du lịch là mơ hình khá phổ biến hiện nay. Mơ
hình này mới được hình thành những năm gần đây, nhưng nó đã đem lại
những hiệu quả văn hóa và kinh tế thiết thực. Trong hội nghị triển khai
cơng tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể
Ihao và Du lịch đã có những đánh giá: “Hoạt động lễ hội đã thực sự trở
thành hoạt động văn hóa du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước và con
người Việt Nam, góp phần thúc đấy tăng trưởng kinh tế ” . Như vậy, lễ
hội và du lịch trở thành sản phẩm văn hóa đem lại những lợi nhuận kinh
tế đáng kể cho địa phương và đất nước.
Trong điều kiện cơ chế thị trường, quá trình tổ chức lễ hội cũng có
những thách thức và tiêu cực của nó.
Trước tiên, lễ hội có điều kiện nâng cao chất lượng về hình thức,
nội dung, qui mô tổ chức và mở rộng đối tượng tham dự. v ấ n đề này đặt
ra yêu cầu ngày càng cao đối với cán bộ quản lý văn hóa và những
người hoạt động chun mơn nghề nghiệp. Mặt khác, những đầu tư,
đóng góp của các “mạnh thường quân” thường gắn với lợi ích cá nhân
của họ. Trong một số trường hợp các cá nhân đã chi phối làm biến dạng
cảnh quan, di tích, lễ hội. Bài tốn được đặt ra ở đây là làm thế nào phát
' Sđd, tr. 282.

279



huy được sức mạnh của các “mạnh thường quân” mà vẫn đảm bảo được
việc bảo tồn và phát triển lễ hội.
Cơ chế thị trường đã đem lại những nguồn thu đáng kể cho lễ hội.
Tuy nhiên, quản lý nguồn thu đó như thế nào cho họp lý là vấn đề cần
phải bàn. Thực tế khảo sát cho thấy, đa số nguồn thu từ tiền công đức
đều do ban quản trị đình, miếu, lăng... (nơi tổ chức lễ hội) nắm giữ. Tuy
nhiên, cũng có ý kiến địi sự tham gia quản lý của chính quyền địa
phương vào lĩnh vực này. Nếu vậy, dẫn đến các thú tục thu - chi theo
quy định của tài chính, “nộp tiền vào thì dễ, rút tiền ra lại hết sức khó
khăn”. Cách làm này dẫn đến việc trùng tu, sửa chữa hoặc mở rộng
không gian di tích, tổ chức lễ hội kém hiệu quả, thậm chí di tích xuống
cấp mà khơng rút dược tiền để sửa chữa. Vì vậy, các cơ quan chức năng
cần thống nhất quan điểm, qui định rạch ròi quyền lợi của đôi bên, đặc
biệt tin tưởng vào tinh thần tự quản (về tổ chức, thực hiện, giám sát...)
của cộng đồng.
Nhu cầu tâm linh được mờ rộng, đi đơi với nó là sự hồi sinh của
các hiện tượng mê tín, dị đoan trong lễ hội. Bên cạnh đó cịn phải ke đến
những yếu kém về mặt an ninh, y tế và an toàn thực phẩm trong lễ hội.
Khắc phục được những yếu kém này, lễ hội mới thu hút được khách du
lịch, đặc biệt là khách nước ngồi. Điều này cịn trơng chờ vào mức độ
kiên quyết hay không của các cơ quan quản lý của Nhà nước.
Tóm lại, cơ chế thị trường là cơ hội để lễ hội truyền thống phát
triển mạnh mẽ. Sự phát triển này hồn tồn khơng thuận chiều mà có
những mặt tích cực do cơ chế thị trường đem lại. Nhìn tổng thể, nhũng
mặt tích cực vẫn là điểm nhấn quan trọng để phát triển. Nếu như các giá
trị trong lễ hội có thể biến đổi về thứ hạng do nhu cầu của người tiêu
dùng thì bản chất của giá trị vẫn phản ánh những đặc trưng kinh tế, văn
hóa - xã hội và sự trường tồn của cộng đồng. Vì thế chúng ta cũng

khơng nên q băn khoăn sợ đánh mất bản sắc dân tộc, nhất là trong cơ
chế thị trường, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. v ấ n đề
đặt ra ở đây là làm thế nào để lễ hội truyền thống cùng song hành phát
triển trong xã hội đương đại, để nhu cầu tâm linh của người dân được
đáp ứng.

280


2. Những điều kiện cần, đe bảo tồn - phát triển lễ hội
Chính sách của Đang và Nhà nước về lĩnh vực văn hóa thể hiện ở
chu trương xây dựng nên văn hoá tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc và
những chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá. Các chủ trương này
đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho các địa phương hoạch định các
chính sách bảo tồn - phát triển văn hóa, xây dựng các chương trình, dự
án văn hóa và các giải pháp phù hợp với địa phương mình. Các chủ
trương, chính sách bảo tồn - phát triển văn hóa (trong đó có lễ hội
truyền thống) cịn quan trọng ở hai điểm: thứ nhất, nó chứng tỏ sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với cơng tác giữ gìn, phát huy truyền
thống dân tộc; thứ hai, Nhà nước đầu tư tài chính tu sửa di tích, nâng
cấp lễ hội truyền thống, cơng nhận di tích cấp quốc gia hoặc di tích cấp
tỉnh đối với các địa phương đã khơi dậy và cùng cố ý thức giữ gìn di sản
văn hố cúa mọi người dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Công tác tổ chức quản lý di tích, lễ hội là những biện pháp cụ thể
hóa các chủ trương chính sách của Dảng và Nhà nước. Trước nhất là
việc phân cấp quản lý di tích, lễ hội. Nhiều nơi di tích, lễ hội do các
cấp chính quyền (cấp tỉnh, huyện, xã, thơn) qn lý, nơi thì Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, nơi khác lại do Ban quản lý di tích
quán lý về chun mơn, cũng có nơi thủ nhang, thủ đền quản lý ... Bên

cạnh đó, việc quản lý và sử dụng các nguồn thu - chi từ lễ hội và di tích,
đặc biệt là nguồn thu từ tiền tài trợ của các nhà hảo tâm, tiền công đức,
tiền cung tiến... được mỗi địa phương áp dụng một kiểu, dẫn đến bất
cập trong việc quản lý di tích, lễ hội. Như vậy, vấn đề được đặt ra ở
đây là cách thức tô chức quàn lý lỗ hội phái đảm bảo hài hòa giữa hai
yếu tố: sự quản lý về mặt Nhà nước và phát huy được tính tự quản của
cộng đồng.
Quản lý Nhà nước về văn hóa (lễ hội) mang tính định hướng trên
cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước đã ban hành, gồm các khâu
như kiểm tra, cấp phép, an ninh, phòng cháy, chữa cháy... trong thời
gian diễn ra lễ hội. Chính quyền địa phương khơng can thiệp sâu vào
lĩnh vực chuyên môn, cũng như các khoản tiền công đức, "giọt dầu" hay
dịch vụ... mà các di tích thu được hàng năm.

281


Phát huy tính tự quản của cộng đơng thực chât là đê cao tinh thân
dân chủ “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” trong tổ chức, điều hành và
quản lý lễ hội.
Lễ hội là của làng thì khơng có ai khác, người dân ở làng đó chính
là chù thể tham dự, tổ chức, điều hành. Điều này được người dân chuẩn
bị rất chu đáo, từ việc sắm sừa quần áo, quét dọn vệ sinh di tích đến việc
thành lập ban quản trị, ban tế tự ... của lễ hội. Như vậy, vai trị của người
dân ở đây giữ vị trí then chốt để tạo ra “linh hồn” của lễ hội. Tính tự
quản của cộng đồng cịn thể hiện trong việc bàn bạc, quyết định các
khoản thu chi dùng vào những cơng việc như tu bổ di tích, hỗ trợ các di
tích khác, làm từ thiện, tổ chức lễ hội những năm tiếp theo. Tất nhiên,
các khoản thu chi nàv được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của người dân,
đảm bảo trung thực, khách quan.

Ngoài ra, tổ chức quản lý di tích, lễ hội cịn phải kể đến cơng tác
tun truyền, quàng bá giới thiệu về công đức của các danh nhân, giá trị
kiến trúc, mỹ thuật của di tích, truyền thống lịch sử lễ hội, khơi dậy nét
đẹp văn hóa, tơn vinh các bậc tiền nhân có cơng với dân, với nước; gắn
lễ hội với việc quảng bá du lịch, giới thiệu sản phấm, sản vật của địa
phương; phổ biến quy chế lễ hội và nội quy bảo vệ di tích, bảo vệ mơi
trường thiên nhiên đổi với người dân. Cùng với công tác tuyên truyền,
giáo dục là xây dựng những quy chế tổ chức một cách cụ thể phù hợp
với quy mô lễ hội đã được quy hoạch và đặc thù địa phương từ quy định
nơi bán hàng, dịch vụ đến bãi đồ xe, đường đi lối lại,... đặc biệt là các
quy định chổng mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội. Và, quan trọng hơn,
phải có những biện pháp chế tài, bẳt buộc người tham gia lễ hội thực
hiện một cách nghiêm túc những quy định đã đề ra.
Cách thức quản lý di tích, lễ hội như trình bày ở trên sẽ khai thác
và phát huy được những thế mạnh của từng di tích, lễ hội, vừa đảm bảo
dược sự định hướng của Nhà nước về văn hóa (lễ hội), vừa tạo ra sự
đồng thuận, tự giác tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn,
phát triển lễ hội.
Ngày nay việc tổ chức lễ hội khơng chì khn lại trong khơng
gian của làng mà mở rộng ra liên làng, liên vùng. Điều ấy đặt ra đối với

282


các ban quản lý di tích, các hội đình, hội đền... cần phái liên kết lại với
nhau. Thực tế cho thấy, các di tích ớ ĐBSCL đều có các ban, hội này.
Sự liên kết giữa các di tích sẽ mang lại những hiệu quả sau: Một là, tăng
cường cúng cố mối quan hệ thân thiện giữa các cộng đồng làng xã, mà
đại diện là các ban, hội của các cộng đồng làng xã ấy. Hai là, các hội
viên trong ban, hội có cơ hội để phối hợp, học tập lẫn nhau trong việc

bảo vệ di tích, tổ chức lễ hội, tác động cùng nhau giữ gìn và phát huv
truyền thống của dịa phương mình. Ba là, liên kết giữa các di tích cịn là
điều kiện đế khơi dạy khả năng sáng tạo văn hóa của người dân, xây
dựng những chuẩn mức về thái độ ứng xử trong lệ hội.
3.
ởĐBSCL

Phát trien cấu trúc của lễ hội truyền thống của nguòi Việt

Việc bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống của người Việt ở
ĐBSCL trước hết là khẳng định, củng cố những giá trị cùa lễ hội đã
được thiết lập, nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức và phương
cách tiến hành lễ hội, phát triển lễ hội trong điều kiện có sự giao thoa và
thống nhất giữa các mặt dối lập của văn minh công nghiệp và văn minh
nông nghiệp, giữa văn hóa cổ truyền và văn hóa hiện đại của nền kinh tế
mở. Bởi vậy, chúng tôi cho ràng phát triển cấu trúc của lỗ hội truyền
thống tiêu biểu của người Việt ử ĐBSCL cần tập trung vào hai vấn đề
cơ bản:
Phát triển lẽ hội trên cơ sở xây dựng cộng đồng văn hóa mới cộng đồng Hên làng.
-

Qua nghiên cứu các cộng đồng dân cư ở ĐBSCL chúng tơi nhận
thấy một sổ đặc điểm nổi trội:
+ Hình thái tụ cư của các cộng dồng làng xã trên những giồng
đất cao, kéo dài theo sơng rạch. Làng có lịch sử ra đời muộn hơn so
với cộng đồng làng xã ở vùng ngoài. Nguồn gốc các cư dân đa số là
dân tứ xứ.
+ Người Việt khi lập làng ở Nam Bộ đã có sự điều hịa văn hóa
với người bản địa.
J- Văn hóa truyền thống cùa các cộng đồng làng ờ Nam Bộ cũng

như ĐBSCL thoáng mờ.

283


Như vậy, xây dựng cộng đồng văn hóa mới - liên làng ở ĐBSCL
trong quá trình đi lên hiện đại hố có những thuận lợi là: 1/ người dân dễ
dàng tiếp nhận những quan điểm mới về cộng đồng văn hóa, về các
thành tựu của khoa học cơng nghệ hiện đại; 2/ xây dựng và phát triến
một loại hình cộng đồng mới trên cơ sở lấy văn hóa truyền thống cúa
làng làm trọng tâm, chi phối và tiếp nhận các giá trị văn hóa của các
cộng đồng khác để tự hồn thiện, phát triển. Tất nhiên q trình thực
hiện cũng khơng phải “một sớm một chiều”, nhưng chắc chắn nó không
bảo thủ như các cộng đồng làng xã cổ truyền ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
Lễ hội truyền thống không chí dóng vai trị củng cố, liên kết các
thành viên trong cộng đồng mới, mà nó cịn tác động đến quá trình phát
triển kinh tế của cộng đồng mới. Tác động này thể hiện ở những khả
năng như phát huy được các di sản văn hóa truyền thống và quy tụ được
sức mạnh của nhân dân (nhân lực, tài lực, vật lực) xây dựng và phát
triển cộng đồng.
Phát triển lễ hội theo hướng nâng cao các giá trị văn hỏa

-

truyền thống
Trước hết, cần phải coi trọng phát triển những thành tố văn hóa
vật thể và văn hóa phi vật thể trong cấu trúc tổng thể của lễ hội truyền
thống trong xã hội đương đại.
về văn hỏa vật thế: tu chỉnh, mở rộng khơng gian của các cơ sở
thờ tự (đình, đền, miếu, lăng...), tu chỉnh hệ thống lỗ bộ (nghi trượng),

bài trí nội, ngoại thất hợp lý, mơi trường cảnh quan và các yếu tố khác
như đường đi lối lại của di tích.

về văn hóa phỉ vật thê: giữ gìn và nâng cao chất lượng hệ thống
nghi thức tế lễ, rước của lễ hội. Đăc biệt chú trọng đến những nghi thức
độc đáo như: lễ rước ông trên biền hoặc trò diễn hát bả trạo, chèo đưa
linh (lễ hội Nghinh ông); Xây chầu, Đại bội, Tôn vương (lễ hội đình,
miếu, lăng...); lễ tắm Bà trong lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ...
Ở ĐBSCL, khi người ta nói đến lễ hội thường kèm theo câu nói
cừa miệng “yến diễn ca xướng”, nghĩa là khi đình đám thướng có ăn
uống hát xướng. Ăn uống ở đây mang tính cộng cảm. không xem nặng ý
nghĩa vật chất mà là một nghi thức của lễ hội, trong dân gian còn gọi là

284


“thụ lộc thánh”. Vì thế, trong bất kỳ lễ hội nào, cỗ bàn hầu thánh (chay
hoặc mặn) đều được các đầu bếp có tay nghề chế tác đẹp hơn, ngon hơn,
bày biên trang trọng hơn, khác với ngày thường. Chính cái khác thường
ấy là nguyên nhân trực tiếp khiến cỗ bàn trong lề hội trở thành một biểu
thị của tính nghi thức, tức là nhờ có nó mà người ta mới tri giác được cái
khác thường của ngày hội.
Bên cạnh đó cái khác thường cịn hiện tồn thơng qua các trò chơi,
trò diễn dân gian, về phương diện tâm lý, khơng có những hoạt động
này thỉ con người khó có thế giải phóng những xung cảm bị dồn nén,
khó có thế đạt đến trạng thái tâm lý thăng hoa của ngày hội.
v ề nguyên tắc, bảo tồn - phát triển phải trên cơ sở các giá trị của
văn hóa truyền thống. Lịch sử đã chứng minh, lễ hội truyền thống của
người Việt ở ĐBSCL không đơn thuần chỉ là bàn sao mờ nhạt của lễ hội
người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, mà nó cịn là hiện thân của sự sáng tạo

văn hố của người Việt trong q trình Nam tiến, chẳng hạn như lễ hội
miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội lăng ị n g Nam Hải... Nhìn ở phương
diện lịch sử, tâm lý cộng đồng của những người mở đất, sự sáng tạo như
thế cũng là để thích nghi với hồn cảnh cụ thể. Sự sáng tạo ở đây không
phải là phủ nhận những giá trị của quá khứ đế lại, mà kế thừa - phát triển
theo chiều hướng thích nghi với hồn cảnh mới.
Ngày nay, một số lễ hội truyền thống được tô chức với quy mơ
lớn, người ta cịn mờ rơng khơng gian bên ngồi lễ hội với các trò chơi
hiện đại, hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật... Các hoạt động này
có vai trị của nỏ, góp phần đem lại những giá trị kinh tế cho địa phương
- nơi tổ chức lễ hội. Chúng tôi cho rằng, những lễ hội truyền thống được
tổ chức với quy mô lớn, liên làng, liên vùng không thể khơng tính đến
thành tố này.
Như vậy, phát triển cấu trúc của lễ hội truyền thống là lấy hệ
thống giá trị/ hệ thống biểu tượng (không gian thiêng) làm trung tâm,
đặt nó trong mối tương quan với khơng gian của cộng đồng mới - cộng
đồng liên làng (không gian văn hóa - xã hội), tức là kết hợp giữa các giá
trị của văn hóa truyền thống với các giá trị của xã hội đương đại. Có thể
mơ hình hóa phát triển cấu trúc lễ hội truyền thống cúa người Việt ở
ĐBSCL như sau:

285


K hông gian tluèng

Không gian àin thực

Hội chợ. triển lãni, cãc
trị chơi, trinh diễn nghệ

thuật

Cộng đỏng m ỏi, cộng
địnglièn lang

Mơ hình phát triển cấu trúc lễ hội ở trên cho ta thấy: khơng gian
thiêng (vịng trung tâm) là phần cốt lõi, cần phải được bảo tồn. Phần hội:
Không gian ẩm thực cộng cảm, diễn xướng dân gian, không gian hội
chợ, triển lãm, các trị chơi, trình diễn nghệ thuật là phần mở rộng. Tất
cả đều dược nghi thức hóa, biểu tượng hóa hoặc nghệ thuật hóa hướng
đến ngày hội của cộng đồng làng. Mặt khác, phát triển cấu trúc lễ hội
truyền thống theo mơ hình ở trên cịn đáp ứng được những yêu cầu
chính trị do Nhà nước đặt ra và góp phần vào việc phát triển kinh tế đối
với địa phương - nơi tổ chức lễ hội. Dần dần từng bước lễ hội truyền
thống trở thành sự kiện văn hóa của một vùng hoặc một khu vực mà
khơng biến thành lễ hội đương đại./.
N.X.H

286



×