Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê tại huyện đắk song tỉnh đắk nông trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY CÀ PHÊ
TẠI HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY CÀ PHÊ
TẠI HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Tuyết Thu


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi trực tiếp
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Tuyết Thu, khơng sao chép ở
các cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng
được cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Hà Nội, tháng

năm 201

Học viên

Trần Thị Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm
giúp đỡ từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài ĐHQG Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và tồn thể các thầy cơ Khoa
Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi có thể
tham gia học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới TS. Trần Thị

Tuyết Thu, Cán bộ giảng dạy tại Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất, Khoa Môi
trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ĐHQG Hà Nội đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đăk Song
và nhân dân hai xã Đăk Mol, Thuận Hà đã nhiệt tình cung cấp thơng tin, tạo điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành tốt luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè là những người luôn
quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng

năm 201

Học viên

Trần Thị Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ II
MỤC LỤC ................................................................................................................................ III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... V
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................VI
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... VII
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về cây cà phê ..................................................................................................... 4

1.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây cà phê ở Việt Nam................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm sinh học ............................................................................................................ 4
1.1.3. Tình hình sâu bệnh hại phổ biến trên cây cà phê ở Việt Nam và biện pháp phòng trừ .... 8
1.2. Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và cây cà phê . 10
1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất cây cà phê ................................................. 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sâu bệnh hại trên thế giới và ở
Việt Nam ................................................................................................................................. 13
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 19
1.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đăk Song ............................................................................... 19
1.3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Đăk Song ..................................................................... 22
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 25
2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ......................................................................... 25
2.1.1. Phương pháp tiếp cận...................................................................................................... 25
2.1.2. Khung phân tích .............................................................................................................. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 26
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin ......................................................................... 26
2.2.2. Chọn điểm điều tra.......................................................................................................... 27
2.3.3. Phương pháp phân tích ................................................................................................... 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 30
3.1. Biến đổi khí hậu tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông ...................................................... 30
iii


3.1.1. Xu thế biến đổi của các đặc trưng khí hậu tại Đắk Song giai đoạn 1987-2017.............. 30
3.1.2. Các hiện tượng thời tiết cực đoan ................................................................................... 36
3.2. Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê ở huyện Đắk Song trong bối cảnh biến đổi khí hậu
..................................................................................................................................... 37
3.2.1. Tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê ở huyện Đắk Song ............................................ 37
3.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến sâu bệnh hại trên cây cà phê tại huyện Đắk Song ... 41
3.3. Mối quan hệ giữa tình hình sâu bệnh hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê

tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh biến đổi khí hậu ...................................... 48
3.3.1. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk
Nông
................................................................................................................................. 48
3.3.2. Mối liên hệ giữa tình hình sâu bệnh hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong bối cảnh
biến đổi khí hậu ........................................................................................................................ 59
3.4. Đề xuất một số giải pháp hạn chế khả năng gây hại của sâu bệnh hại và sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Đắk
Song, tỉnh Đắk Nông ................................................................................................................ 61
3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................................. 61
3.4.2. Đề xuất các giải pháp ...................................................................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 68
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 1

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BC

: Báo cáo

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BVTV


: Bảo vệ Thực vật

ĐX

: Đông xuân

VietGAP

: Thực hành sản xuất tốt (Vietnam good agricultural pratice)

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

RCP 4.5
: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (Representative
Concentration Pathway)
RCP 8.5
: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (Representative
Concentration Pathway)
TT

: Thơng tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Biến đổi nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Đăk Nông so với thời kỳ cơ sở ............. 31
Bảng 3.2. Biến đổi nhiệt độ trung bình các mùa của tỉnh Đăk Nông so với thời kỳ cơ sở ..... 31
Bảng 3.3. Biến đổi lượng mưa trung bình năm của tỉnh Đăk Nơng so với thời kỳ cơ sở ........ 34
Bảng 3.4. Biến đổi lượng mưa theo mùa của tỉnh Đăk Nông so với thời kỳ cơ sở .................. 35
Bảng 3.5. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại huyện Đăk Song ................................. 36
Bảng 3.6. Mùa vụ cà phê, sâu bệnh và các hiện tượng thời tiết tại Đăk Song ......................... 38
Bảng 3.7. Thành phần sâu bệnh hại trên cây cà phê tại huyện Đắk Song ................................ 39
Bảng 3.8. Tổng hợp những ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết và thiên tai đến sâu bệnh
hại cà phê ở huyện Đăk Song (2007 -2017) ............................................................................ 42
Bảng 3.9. Sự thay đổi về thành phần, mức độ phát sinh gây hạicủa các loại sâu bệnh hại cà
phê phổ biến ............................................................................................................................. 45
Bảng 3.10. Sự phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cà phê mỗi khi xảy ra thiên tai, thời tiết
cực đoan tại các hộ khảo sát ..................................................................................................... 46
Bảng 3.11. Các loại thuốc chính người dân sử dụng cho từng đối tượng sâu bệnh ................. 49
Bảng 3.12. Một số loại thuốc sử dụng không đúng đối tượng trên cây cà phê ........................ 51

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nơng .............................................. 20
Hình 2.1. Khung phân tích tình hình sâu bệnh hại và sử dụng thuốc BVTV trong bối cảnh
BĐKH ....................................................................................................................................... 26
Hình 3.1. Biến trình nhiệt độ trung bình năm tại trạm đo Đắk Nơng (1987-2017) .................. 30
Hình 3.2. Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm tại trạm đo Đắk Nơng (1987-2017)..... 32
Hình 3.3. Xu thế của tổng số ngày có mưa trong năm tại trạm đo Đắk Nơng (1987-2017) .... 32
Hình 3.4. Xu thế biến đổi lượng mưa mùa khô tại trạm đo Đắk Nơng .................................... 33
Hình 3.5. Xu thế biến đổi lượng mưa mùa mưa tại trạm đo Đắk Nơng ................................... 33

Hình 3.6. Xu thế của tổng số ngày có mưa trong mùa mưa tại trạm đo Đắk Nơng ................. 34
Hình 3.7. Biến trình độ ẩm trung bình năm tại trạm đo Đắk Nơng (1987-2017) ..................... 35
Hình 3.8. Kết quả khảo sát tình hình sâu bệnh trên cây cà phê ................................................ 41
Hình 3.9: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sự phát sinh sâu bệnh hại trên cây cà
phê ............................................................................................................................................ 47
Hình 3.10. Tổng hợp kết quả các hộ khảo sát tự đánh giá về mức độ ảnh hưởng của BĐKH
đến sự lây lan và phát sinh sâu bệnh hại trên cây cà phê ......................................................... 48
Hình 3.11. Kết quả điều tra thuốc trừ sâu chính được sử dụng trên cà phê.............................. 50
Hình 3.12: Kết quả điều tra thuốc trừ bệnh chính được sử dụng trên cà phê ........................... 51
Hình 3.13. Kết quả điều tra kênh thơng tin về thuốc BVTV .................................................... 52
Hình 3.14: Kết quả điều tra tỷ lệ hộ sử dụng thuốc khơng đúng nồng độ ................................ 53
Hình 3.15. Kết quả điều tra tình hình sử dụng lượng nước thuốc phun ................................... 54
Hình 3.16. Kết quả điều tra thời điểm phun thuốc của các hộ ................................................. 56
Hình 3.17. Kết quả điều tra về hình thức xử lý vỏ bao, chai lọ đựng thuốc BVTV sau khi sử
dụng .......................................................................................................................................... 58
Hình 3.18. Ảnh hưởng của lượng mưa đến mật độ quần thể nấm hồng ................................... 60

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang trở thành thách thức lớn trên
toàn cầu. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai đang ngày càng gia tăng phức tạp
ở khắp nơi trên thế giới, cụ thể là nhiệt độ và mực nước biển vẫn không ngừng tăng đã
trở thành mối lo ngại của toàn nhân loại.
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp và là một trong những nước chịu ảnh
hưởng nặng nề của BĐKH. Trong khoảng 5 thập kỷ qua, nhiệt độ trung bình đã tăng
lên 0,70C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm, hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng
tác động mạnh mẽ đặc biệt là bão lũ, hạn hán ngày càng ác liệt nên cũng làm cho

ngành sản xuất nơng nghiệp gặp những khó khăn nhất định như nhiệt độ cao hơn, nắng
nóng kéo dài hơn, mưa lũ xuất hiện thất thường. Tần xuất thiên tai xuất hiện liên tục
làm cho sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự đốn. Kéo theo đó là sự tăng mạnh
việc tiêu thụ số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm hạn chế sâu
bệnh trên cây trồng. Việc sử dụng thuốc quá nhiều, không tuân thủ theo đúng nguyên
tắc, kỹ thuật đã gây ô nhiễm nguồn nước, thối hóa đất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người, môi trường và phá hủy hệ sinh thái.
Đắk Song là một huyện của tỉnh Đắk Nông thuộc vùng Tây Nguyên, có tổng diện
tích tự nhiên là 80.803,77 ha. Trong đó cây cà phê là một trong những cây trồng chủ
lực của địa phương, có diện tích 22.389 ha, chiếm 27,7%. Tuy nhiên, với tình hình thời
tiết có nhiều biến động, hạn hán kéo dài, mùa mưa đến sớm không những gây trở ngại
q trình ra hoa kết trái mà cịn khiến sâu bệnh hại bùng phát mạnh, làm ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng của cà phê thương phẩm. Hiện nay các nghiên cứu về tác
động của BĐKH đến tình hình sâu bệnh hại, cũng như việc sử dụng thuốc BVTV trên
cây cà phê thuộc huyện Đăk Song còn rất hạn chế. Do đó việc nghiên cứu BĐKH có
ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng sâu bệnh hại trên cây cà phê và người dân huyện
Đắk Song, tỉnh Đắk Nơng đã sử dụng thuốc BVTV phịng trừ sâu bệnh hại ra sao đang
là vấn đề được chính quyền địa phương và các nhà khoa học hết sức quan tâm.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đề tài: “Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nơng
trong bối cảnh biến đổi khí hậu” đã được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
1) Đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến tình trạng sâu bệnh hại trên cây
cà phê tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
2) Đánh giá được tình hình sử dụng thuốc BVTV phịng trừ sâu bệnh hại trên
cây cà phê ở huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
3) Đề xuất được một số biện pháp hạn chế khả năng gây hại của sâu bệnh

dưới ảnh hưởng của BĐKH và sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu
bệnh hại hợp lý, an toàn, hiệu quả.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Phân tích, làm rõ các biểu hiện của BĐKH trên địa bàn huyện Đắk Song,
tỉnh Đắk Nông giai đoạn 1987-2017 và các hiện tượng thời tiết cực đoan
trong những năm gần đây.
2) Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây cà phê dưới ảnh hưởng của
BĐKH trên địa bàn huyện Đắk Song, trong đó tập trung vào 2 xã có diện
tích trồng cà phên lớn nhất là xã Thuận Hà và Đắk Mol.
3) Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV trước sự phát sinh sâu bệnh trên
cây cà phê của người dân xã Thuận Hà và Đắk Mol, huyện Đắk Song, tỉnh
Đắk Nông trong bối cảnh BĐKH.
4) Đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố khí hậu, sâu bệnh hại và sử dụng
thuốc BVTV trên cây cà phê trên địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sâu bệnh hại cây cà phê và tình hình sử dụng
thuốc BVTV tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nơng.
- Các yếu tố khí tượng của khu vực nghiên cứu (cụ thể là yếu tố chính có tác
động lớn đến sự phát sinh sâu bệnh: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và các hiện tượng
thời tiết cực đoan như: hạn hán, ngập lụt…)
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian
- Thông tin về diện tích, năng suất, sản lượng cà phê được thu thập trong thời
gian từ năm 2015 đến 2017.
2


- Thông tin về thực trạng sâu bệnh hại và loại thuốc BVTV sử dụng được thu
thập trong thời gian từ năm 2015 đến 2017.

- Thông tin về lượng mưa và nhiệt độ được lấy trong 30 năm, từ 1987 - 2017.
Phạm vi không gian
Tập trung nghiên cứu tại 2 xã Thuận Hà và Đăk Mol của huyện Đắk Song do 2
xã có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất huyện, đặc điểm tự nhiên, khí hậu phù
hợp với phát triển cây cà phê.
5. Ý nghĩa đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
Bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến tình hình sâu bệnh
hại và sử dụng thuốc BVTV trên cây cà phê huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cần thiết cho địa phương các ảnh
hưởng của BĐKH đến phát sinh sâu bệnh, cũng như việc sử dụng thuốc BVTV tại địa
bàn nghiên cứu, phục vụ cảnh báo khả năng tác động của BĐKH đến sự bùng phát sâu
bệnh trên cây cà phê, bố trí biện pháp sản xuất, phịng trừ thích hợp.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Trong những năm gần đây, BĐKH ngày càng tác động mạnh mẽ đến sản xuất cà
phê như tăng nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn biến bất
thường dẫn đến phát sinh và gia tăng tần suất sâu bệnh hại trên cây cà phê, kéo theo là
việc tăng sử dụng thuốc BVTV trong phịng trừ sâu bệnh hại và khơng tn theo các
ngun tắc gây ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thương phẩm, môi trường và sức khỏe
người dân.
7. Bố cục luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương (như mục lục)
Chương I:

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương II:

Phương pháp nghiên cứu


Chương III:

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về cây cà phê

1.1.

1.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây cà phê ở Việt Nam
 Nguồn gốc
Cây cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1857 và được trồng ở Việt
Nam từ năm 1888 (Đoàn Triệu Nhạn và cộng sự, 1999). Đầu thế kỷ 20, cây cà phê
được trồng ở một số đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ (Nghệ An) và một số nơi ở Tây
Nguyên với diện tích khơng q vài nghìn ha (Trung tâm Tư vấn Chính sách Nơng
nghiệp, 2005). Tiếp đến cây cà phê được trồng thêm ở các vùng Phủ Quỳ-Nghệ An,
Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đến năm 1945 diện tích cà phê trong cả nước đạt trên 10.000 ha.
Khi mới bắt đầu trồng quy mô lớn, cây cà phê chỉ đạt năng suất là 400 - 600kg/ha
(Trung tâm Sản xuất và Cung cấp giống cây trồng Eakamat, 2014).
 Phân loại
Đến nay, có 3 giống cà phê được trồng ở Việt Nam bao gồm: cà phê chè
(Arabica) chiếm 10% diện tích, cà phê vối (Robusta) với gần 90 % diện tích và cịn lại
là cà phê mít (Liberica) khoảng 1% (Trung tâm Sản xuất và Cung cấp giống cây trồng
Eakamat, 2014) . Tùy vào đặc điểm sinh thái và yêu cầu của từng loại cà phê nên được

trồng ở các tỉnh thành có điều kiện khí hậu khác nhau phù hợp với từng loại.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái học của cây cà phê
a) Đặc điểm hình thái
- Cây cà phê thuộc loại thân gỗ, phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có một cặp lá đối
xứng.
- Hoa cà phê có màu trắng, năm cánh. Hoa thường nở thành chùm đôi hoặc chùm
ba, mùi thơm nhẹ. Hoa cà phê thường nở trong vòng 3-4 ngày nhưng thời gian thụ
phấn chỉ khoảng 3 tiếng.
- Quả cà phê có hình bầy dục, quả mọc thành chùm, cuống quả ngắn. Quả có
màu xanh khi chín chuyển sang mà đỏ. Thơng thường một quả cà phê thường có hai
hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bọc ở bên ngoài. Hai hạt nằm sát vào nhau.
Hai mặt nằm sát nhau theo hình phẳng. Cịn lớp thịt bên ngồi mọc theo đường vòng
cung.
b) Đặc điểm sinh lý
4


- Nở hoa: Cây cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc, chính vì vậy việc kích
thích hoa nở đồng loạt là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giúp cây thụ phấn tốt.
Sự phân hóa mầm hoa trên cành ngang thường xảy ra khi gặp nhiệt độ thấp hoặc
trải qua thời gian khô hạn kéo dài từ 2- 3 tháng. Sau khi cây có đủ nước, các mầm hoa
sẽ phát triển nhanh và nở sau 5- 7 ngày. Đây chính là điều kiện quan trọng để đạt được
năng suất cao cho cây cà phê.
Ngay cuối vụ thu hoạch, cây cà phê đã bắt đầu phân hóa mầm hoa và tiếp tục
phân hóa hồn chỉnh. Khi đó hoa sẽ có dạng mỏ sẻ. Lúc này cần cung cấp đầy đủ nước
cho hoa, khi lượng mưa đạt trên 15 mm sẽ giúp cây có đủ nước để phân hóa mầm. Vì
đặc tính thụ phấn chéo nên cần cung cấp nước đầy đủ để cây cà phê vối có thể giao
phấn và thụ phấn với nhau cùng đợt để có năng suất cao.
Ngược lại với cây cà phê vối, cà phê chè có khả năng tự thụ phấn nên cây không
bị ảnh hưởng quá nhiều và chất lượng hạt cao hơn cây cà phê vối.

- Độ ẩm cây héo đối với cây cà phê: Độ ẩm cây héo đối với cây cà phê là giới
hạn độ ẩm trong đất mà cây không khả năng hút được nước dẫn đến hiện tượng làm
cho cây cà phê bị héo lá (Dẫn theo Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, 2011).
Ở đất đỏ bazan vùng Tây Nguyên, độ ẩm cây héo đối với cây cà phê nhỏ trong
vườn ươm, cà phê vối tuổi kinh doanh dao động trong khoảng 26 - 27% và 28 - 30%.
- Phân bố tầng rễ: Bề mặt của bộ rễ phát triển ra tới mép ngoài của tán lá.
Lượng rễ phát triển tập trung chủ yếu ở tầng đất canh tác sâu từ 0 - 30 cm. Rễ cọc (rễ
chính) có khả năng xun sâu tới trên dưới một mét, rễ cọc ở cây cà phê mít có khả
năng xuống sâu hơn (Dẫn theo Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, 2011).
- Sự phát triển cành lá:Trong điều kiện thích hợp để phát triển được thêm một
cặp cành hay một đôi lá phải cần một thời gian từ 25 - 30 ngày. Cây con sau khi
trồng được một năm có khả năng phát triển từ 12 - 14 cặp cành, sau khi trồng 18
tháng cây đã đủ chiều cao để hãm ngọn (Dẫn theo Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt
Nam, 2011).
c) Đặc điểm sinh thái
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp từ 180C- 250C, thích hợp nhất từ 20 - 220C. vì vậy
cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500 m.
Cà phê vối thích hợp nơi nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp từ 22 - 260C (thích hợp nhất
5


từ 24 - 260C). Nhiệt độ giảm xuống tới 00C làm cháy các đọt non, nếu kéo dài làm cháy
cả lá già. Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê.
- Lượng mưa: Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê chè thường 1.300 mm 1.900 mm, còn đối với cà phê vối cần từ 1.300 - 2.500 mm.
- Độ ẩm: Cây cà phê sinh trưởng và phát triển thuận lợi khi độ ẩm khơng khí trên
70%. Giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do đó tưới nước bằng biện pháp
phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa (Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam,
2011).
- Ánh sáng: Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ làm
cho cây bị kích thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây

xuống dốc nhanh, ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hịa sự ra hoa, phù hợp với cơ chế
quang hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê. Cà phê vối là cây
thích ánh sáng trực xạ yếu (Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, 2011).
- Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khơ đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió
quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị
khơ héo. Gió làm tăng nhanh q trình bốc thốt hơi nước của cây và đất đặc biệt là
trong mùa khô (Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, 2011).
d) Yêu cầu về đất trồng
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất đỏ bazan là loại
đất phù hợp nhất. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là phẫu diện đất có độ sâu lớn
hơn 70 cm trở lên, thốt nước tốt (khơng bị úng, lầy). Các loại đất thường thấy ở Việt
Nam ở trên các vùng cao như granit, phiến thạch sét, phù sa cổ, gơ nai, đá vôi, dốc tụ...
đều phù hợp để trồng cà phê (Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, 2011).
 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê theo quy trình thực hành
nơng nghiệp tốt của VietGAP
“VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có
nghĩa là Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thơn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt,
chăn nuôi”(Trung tâm Thông tin Nghiên cứu và Phát triển, 2018).
“VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản
xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản
6


phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời
bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất” (Trung tâm Thông tin Nghiên
cứu và Phát triển, 2018).
 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê
Thời vụ trồng cà phê ở Tây Nguyên phù hợp nhất là mùa thu, khoảng tháng 8-9
dương lịch là thời điểm mùa mưa đến và có thể trồng dặm lại vào mùa xuân, tháng 2-3

dương lịch. Để đảm bảo cho nhu cầu sinh thái của cây thì cây che bóng thường được
trồng xen, trong đó phổ biến là các lồi cây họ đậu.
 Chăm sóc
- Các giai đoạn chăm sóc gồm có : làm cỏ, tạo bồn (thường tạo vào đầu mùa
mưa), bón phân và phòng sâu bệnh.
- Phòng sâu bệnh : Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng hóa chất BVTV với cà phê
theo quy trình VietGAP.
 Sử dụng thuốc BVTV
- Lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV
+ Người lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc BVTV và
các biện pháp sử dụng thuốc bảo đảm an toàn, đảm bảo sử dụng theo đúng hướng dẫn
của nhà sản xuất được ghi trên bao bì. Bên cạnh đó chỉ được phép mua thuốc trong
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam ở cửa hàng được phép kinh
doanh thuốc BVTV. Đồng thời, khi sử dụng thuốc và chất điều hịa sinh trưởng cần phải
có ý kiến tư vấn của người có chun mơn.
+ Hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV bằng việc áp dụng biện pháp quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) và quản lý dịch hại tống hợp (IPM). Đây là những biện pháp
quản lý cây trồng được người dân áp dụng rộng rãi.
- Ghi chép sử dụng
+ Nhà sản xuất phải ghi chép đầy đủ các loại thuốc BVTV đã sử dụng, gồm: Ghi
chép, lưu hồ sơ sử dụng thuốc BVTV về ngày sử dụng, nhãn hàng hố thuốc, lượng dùng
trên đơn vị diện tích, loại sâu bệnh hại phải dùng thuốc, thời gian được phép tái tiếp cận
khu vực phun thuốc, ngày bắt đầu được phép thu hái sau khi sử dụng thuốc, phương pháp,
thiết bị, người sử dụng thuốc và tổ chức, cá nhân khuyến cáo sử dụng loại thuốc này.
Đồng thời phải ghi chép đầy đủ các thông tin về triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV (nếu
7


có) và cách sơ cứu khi ngộ độc loại thuốc này.
+ Có biển cảnh báo nguy hiểm ghi thời gian cách ly khu vực xử lý hoá chất,

thuốc BVTV tại nơi xử lý.
+ Sử dụng thuốc BVTV cách xa nguồn nước (ao, hồ, sơng, suối, giếng) trên 05
m. Có nơi xử lý thuốc BVTV dư thừa hoặc rửa dụng cụ thuốc BVTV theo đúng quy
định, không đổ thuốc BVTV dư thừa hoặc nước rửa dụng cụ sử dụng thuốc BVTV
xuống nguồn nước.
- Dụng cụ phun thuốc
+ Phải vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra sau mỗi lần sử dụng.
- Bao bì thuốc đã qua sử dụng
+ Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến
khi xử lý ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Xử lý thuốc BVTV quá hạn
+ Thuốc BVTV hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải lưu giữ ở nơi an tồn,
ít gây ảnh hưởng đến mơi trường xung quanh. Thông báo cho cán bộ hoặc cơ quan
BVTV nơi gần nhất để hướng dẫn xử lý và ghi rõ trong hồ sơ lưu.
 Thu hoạch
Trong một vụ quả cà phê thường được thu hoạch ít nhất làm 02 đợt tùy theo độ
chín. Thu hoạch lần đầu khi có tỷ lệ quả chín đạt từ 20 % trở lên; hái chọn quả chín
đảm bảo tỷ lệ từ 80 % trở lên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010).
1.1.3. Tình hình sâu bệnh hại phổ biến trên cây cà phê ở Việt Nam và biện pháp
phịng trừ
 Tình hình sâu bệnh hại
“Kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2006 - 2010 đã ghi nhận có
31 lồi sâu hại thuộc 8 bộ cơn trùng gây hại đối với cây cà phê. Các loại sâu hại phổ
biến bao gồm: ve sầu, rệp muội nâu, rệp sáp xanh, rệp sáp vẩy trắng và mối. Loài sâu
hại nghiêm trọng và phổ biến ở các vùng trồng cà phê là rệp sáp xanh. Mối cũng là đối
tượng gây hại nặng cho cà phê chè ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế” (Viện Bảo vệ Thực
vật, 2012).
Tại Tây nguyên tình hình dịch hại trên cây cà phê như sau: có 22 loài sâu hại và
11 loại bệnh hại. Các đối tượng gây hại chính là: rệp sáp các loại (đặc biệt là rệp sáp
8



mềm xanh), rệp sáp bột, bọ xít muỗi mình đen, mọt đục cành, mối hại cà phê. Trong
đó các bệnh hại chính gồm: bệnh thán thư, bệnh tuyến trùng và bệnh khô cành khô quả
(Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2017).
Ở Đăk Lăk, theo thống kê của Sở NN-PTNT Đăk Lăk, tình trạng sâu bệnh hại
cây trồng trong tỉnh đang ở mức báo động, đặc biệt là trên cây cà phê. Tỉ lệ gây hại
quả do bệnh rệp sáp khá cao (10- 25%); do rệp sáp mềm xanh 10- 20%; do bệnh gỉ sắt
10- 25% và do bệnh thối rụng quả từ 4- 17%…Năm 2011, thời tiết có nhiều biến động,
hạn hán kéo dài, mùa mưa đến sớm dẫn đến độ ẩm cao (80 - 85%) nên tỷ lệ sâu bệnh
trên cây cà phê tăng, đạt đến 25- 30% (năm 2010 là 15 - 20%). Chi cục Bảo vệ thực
vật Đăk Lăk đã phát hiện 16 loài dịch hại, tập trung ở 12 họ của 6 bộ cơn trùng, trong
đó có những lồi sâu hại thường xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của cây cà phê như rệp sáp mềm xanh, rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ, rệp muội, sâu
đục thân, mọt đục cành và quả cà phê. Bên cạnh đó, từ năm 2005 đến nay, dịch ve sầu
hại trên cây cà phê đang có xu hướng tăng khá mạnh và lan rộng khắp trên tất cả các
địa phương trong tỉnh. Nặng nhất là tại các huyện Krông Buk, Krông Pak, Cư M’gar,
Buôn Đôn, Krông Năng và TP. Buôn Ma Thuột, hàng ngàn ha cà phê đang bị ve sầu
phá hoại, với mật độ tại các vùng biến động từ 85 - 92 con/gốc cà phê, tỉ lệ cây bị hại
chiếm 94,3%. Riêng trong thời điểm từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010, một số vùng
còn bị dịch ve sầu phá hoại với mật độ từ 500 đến 800 con/gốc cà phê (Đăng Lâm và
Bá Thăng, 2011).
 Biện pháp phòng trừ
Bao gồm các biện pháp: Biện pháp canh tác, biện pháp cơ lý, biện pháp sinh học
và biện pháp hóa học.
Theo Cục Thơng tin Khoa học và Cơng nghệ quốc gia (2017), hầu hết người dân
trồng cà phê ở Tây Nguyên đều phun thuốc BVTV hóa học, hầu như không sử dụng
các loại thuốc BVTV sinh học. Việc chọn mua, sử dụng thuốc BVTV của nông dân
chủ yếu là dựa vào tư vấn của những người bán thuốc (94,44%) và một số ít hộ
(5,56%) là chọn mua, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật.


9


1.2.

Tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và

cây cà phê
1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất cây cà phê
 Tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cà phê
Sự phát triển của cây trồng cà phê chịu ảnh hưởng đặc biệt quan trọng bởi yếu tố
khí hậu và thổ nhưỡng. Khi nhiệt độ khơng khí tương đối cao trong thời kỳ nở hoa,
nhất là kết hợp với mùa khơ kéo dài có thể dẫn đến rụng hoa. Mặt khác, ở những vùng
mà nhiệt độ bình quân năm dưới 180C sự sinh trưởng bị trở ngại rõ rệt. Việc phát sinh
sương giá cũng như sương giá không phát sinh thường xuyên đều hạn chế mạnh mẽ
đến sự sống còn của cây cà phê.
Nhiệt độ cao kết hợp điều kiện khơng khí khơ sẽ gây hại nhiều nhất, cà phê
Robusta kém thích nghi với nhiệt độ thấp hơn cà phê Arabica. Cả lá và quả cà phê
Robusta không chịu được nhiệt độ dưới 60C hay là ở nhiệt độ 150C trong thời gian dài.
Vì độ cao trên mực nước biển có liên quan đến nhiệt độ, cà phê Robusta có thể sinh
trưởng ở độ cao 800m so với mực nước biển, trong khi cà phê Arabica có thể sinh
trưởng tốt hơn ở địa hình cao hơn và thường được trồng ở vùng đồi như ở Colombia
và Trung Mỹ. cà phê Robusta sống tốt hơn ở vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 220C
đến 260C như ở Cộng hòa Congo, Angola, Madagascar, Cot Divoa, Việt Nam,
Indonesia và Uganda.
Theo Tiến sĩ Peter Bak-er ở CABI, nếu nhiệt độ tăng lên 3 - 50C vào cuối thế kỷ
21 thì giới hạn độ cao so với mực nước biển cho việc sản xuất cà phê Arabica chất
lượng cao sẽ tăng lên vào khoảng 150ft (46m) mỗi thập niên, tức là tăng lên 15ft mỗi
năm. Điều đó cũng có nghĩa là những vùng đất hiện nay cịn là q lạnh khơng trồng

được cà phê, lúc đó sẽ trở thành vùng đất thích hợp. Tuy nhiên ở nhiều nước, những
vùng đất cao như thế cũng bị hạn chế vì sự cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác,
hoặc là điều kiện thổ nhưỡng khơng thích hợp, chế độ mưa khơng thích hợp, khơng có
nước tưới, khơng có cơ sở hạ tầng (Trung tâm Thông tin Phát triển Nông thôn, 2011).
 Ảnh hưởng đến cung cấp nguồn nước, suy thoái đất
Các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc cung cấp nguồn nước cho hoạt động sản xuất cà phê. Nắng
10


nóng, khơ hạn kéo dài làm cho nhu cầu tưới tăng thêm, lượng nước sử dụng nhiều làm
tiêu tốn năng lượng và chi phí tưới, làm giảm mực nước ngầm và gây rủi ro đến sản
lượng thu hoạch. Ở những vùng thiếu nước tưới thì cây thiếu nước bị tổn thương, ảnh
hưởng đến sự phát triển của mầm và nụ hoa, quả non bị rụng, một số loại dịch hại như
rệp sáp, rệp xanh có điều kiện phát sinh mạnh hơn.
Nhiệt độ cao làm bốc, thoát hơi mạnh, làm giảm độ ẩm của đất. Việc khai thác
nước tưới dẫn đến nhu cầu phải xây dựng hồ, đập dự trữ nước và khai thác nước ngầm,
dẫn tới mực nước ngầm thấp, tốn nhiên liệu, chi phí và cơng sức.
Bên cạnh nhiệt độ cao, hạn hán kéo dài, mưa trái mùa cũng gây hậu quả nghiêm
trọng. Đặc biệt mưa trái mùa vào thời kỳ cà phê nở hoa ảnh hưởng tới sự đậu quả, nhất
là với cà phê vối là loài giao phấn chéo bắt buộc. Mưa vào kỳ thu hoạch sẽ làm phức
tạp quá trình phơi và ảnh hưởng chất lượng.
BĐKH làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan do sự hình thành những
cơn bão mạnh, mưa to, mưa kéo dài. Mưa to kết hợp gió mạnh là tác nhân chính gây
xói mịn, rửa trơi chất dinh dưỡng từ đất, làm giảm khả năng giữ nước của đất, dẫn tới
suy thối độ phì do bào mịn lớp đất mặt, hệ quả là tầng canh tác của đất trồng sẽ
mỏng dần. Bên cạnh đó, khi xảy ra tố lốc sẽ làm tăng tần xuất các cành lá cây va đập
vào nhau làm tăng nguy cơ rụng hoa, rụng quả, đồng thời hình thành nhiều vết thương
trên bề mặt thực vật tạo cơ hội cho nấm, vi khuẩn gây bệnh tấn công (Nguyễn Văn
Thường, 2016).

 Tác động đến sâu bệnh trên cây cà phê
BĐKH đã làm tăng tình trạng sâu bệnh hại cây cà phê; ước tính thiệt hại trên tồn
cầu là 13% giảm sản lượng. Bệnh chính đã xảy ra do biến đổi khí hậu (đặc biệt là khi
nhiệt độ tăng cao) dẫn đến tình trạng bệnh dịch sẽ gia tăng, trong đó đáng quan ngại là
nấm bệnh gỉ sắt, nấm hồng hại cây cà phê và sâu đục quả cà phê gây ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng cà phê thương phẩm (Läaderach et al, 2010).
Nhiệt độ cao không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại nhất
định mà còn giúp cho sự phát tán của chúng tới các vùng mà trước đây chúng không
xuất hiện. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, các loại sâu bệnh như mọt đục
quả, giòi đục lá, tuyến trùng, bệnh rỉ sắt và một số loại khác sẽ gia tăng trong tương lai
nếu nhiệt độ tăng cao. Hậu quả là công tác quản lý và phòng trừ sâu bệnh hại trong
11


tương lai vừa phức tạp, vừa đắt đỏ hơn.
Vào thười điểm mùa mưa, nếu gặp mưa dầm kéo dài làm cho độ ẩm trong vườn
tăng cao, thuận lợi cho các loại nấm bệnh như Fusarium, nấm hồng, rỉ sắt tấn cơng,
cây bị hại có năng suất và chất lượng hạt đều giảm (Nguyễn Văn Thường, 2016).
 Ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây cà phê
Các giống cà phê thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau, nhiệt độ tăng lên
thậm chí 0,50C có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Sự gia tăng số lượng các trận mưa lớn và
khơng theo thời gian đã góp phần làm giảm năng suất và đang đe doạ đến sinh kế của
người trồng cà phê. Năng suất tiềm năng và chất lượng của cà phê được xác định bởi
cả nhiệt độ và điều kiện mưa vì cả hai đều có khả năng can thiệp vào sự phát triển của
cây trồng. Những tác động này bao gồm, ví dụ, các chu kỳ hoa ra và các đợt hạn hán
kéo dài, kết quả cuối cùng giảm số lượng và chất lượng cà phê (Masters et al, 2009).
Cà phê Arabica nhạy cảm hơn với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong giai đoạn nở
hoa và giai đoạn tạo hạt (Haggar and Schepp, 2011). Đặc biệt, hoa cà phê gây ra bởi
mưa đầu tiên rơi vào bắt đầu mùa mưa, trong khi đó nếu mưa giảm xuống hoặc trở nên
quá nặng, hoa và trái cây có thể rơi từ cây cà phê (Läderach et al, 2010). Thay đổi này

sẽ ảnh hưởng đến sinh lý cây trồng đặc biệt là trong thời gian ra hoa và giai đoạn làm
đầy trái cây (Jassogne et al, 2013).
Nhiệt độ và lượng mưa là hai tác nhân chính ảnh hưởng đến năng suất và sản
lượng cây cà phê. Theo Nguyễn Văn Thường, 2016: Ở Tây Nguyên cà phê vối thường
chín tập trung tháng trong tháng 11 và đầu tháng 12. Nếu mưa kéo dài tới cuối tháng
12 thì cơng tác thu hoạch, phơi sấy khó khăn, dẫn tới chất lượng nhân giảm. Việc mưa
ngớt muộn cũng làm cho sự phân hóa mầm hoa của cây cà phê bị muộn hoặc bị giảm,
ảnh hưởng tới tiềm năng năng suất của vụ tới. Vào giai đoạn quả tích lũy chất khơ
mạnh nhất (với cà phê vối ở Tây Nguyên thường vào tháng 9 tới tháng 10), nếu mưa
dầm kéo dài nhiều ngày sẽ cản trở việc quang hợp của cây, cây thiếu năng lượng, vì
vậy làm cho việc tích lũy chất khơ trong quả bị giảm và có thể gây nên hiện tượng
rụng quả xanh.
Nhiệt độ tăng cao, cà phê chín nhanh hơn dẫn đến việc giảm chất lượng. Lập luận
này được củng cố bởi sự kiện là cà phê chè trồng ở nơi thấp tại các vùng nhiệt đới có
nhiệt độ cao thường có chất lượng thấp hơn cà phê cùng loại được trồng ở nơi có cao
12


độ cao. Nhân xốp hơn và có thể to hơn nhưng chất lượng thấp hơn.
Nếu các yếu tố khí hậu như nhiệt độ cao xảy ra tại các giai đoạn mẫn cảm trong
vịng đời cây cà phê, ví dụ thời kỳ ra hoa đậu quả, thì năng suất sẽ giảm nghiêm trọng,
đặc biệt khi nhiệt độ cao đi kèm theo sự giảm lượng mưa hay thời kỳ khô hạn. Các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi nhiệt độ cao vào thời kỳ ra hoa đậu quả, ở cà phê
arabica sẽ xuất hiện hiện tượng hoa sao và với cà phê vối sẽ rối loạn thụ phấn, hậu quả
là nhiều hạt khơng hình thành được, dẫn tới năng suất giảm. Khi nhiệt độ cao vượt q
ngưỡng thích hợp của cây thì hiệu suất quang hợp của cây giảm, q trình tích lũy chất
khô kém, cuối cùng làm giảm năng suất (Nguyễn Văn Thường, 2016).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sâu bệnh hại trên
thế giới và ở Việt Nam
1.2.2.1. Thế giới

Những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sâu bệnh hại cây trồng
trên thế giới đã có nhiều kết quả:
Trên tạp chí Địa lý và Địa chất có bài viết: “Xu hướng và mối liên hệ giữa các
yếu tố khí hậu, các hoạt động dịch hại và sử dụng thuốc trừ sâu ở các trang trại đô thị
Cộng đồng ở Lagos” của các tác giả Vide Adedayo và cộng sự Mayowa Fasona &
Taiwo Kuti. Phương pháp đa ngành đã được áp dụng trong việc thu thập, đối chiếu,
phân tích dữ liệu và thông tin cho nghiên cứu này. Đầu tiên là sử dụng dữ liệu khí hậu
lịch sử và các mơ hình khí hậu. Phương pháp thứ hai là một cuộc khảo sát xã hội. Kết
quả cho thấy, giảm mùa mưa và tăng nhiệt độ có thể tăng hoạt động dịch hại và do đó
sử dụng thuốc trừ sâu trong các hoạt động nơng nghiệp đơ thị. Điều này có nghĩa là sự
gia tăng các biến đổi khí hậu như nhiệt độ trong tương lai có thể làm tăng các hoạt
động gây hại và thuốc BVTV sử dụng thậm chí vượt ra ngoài mức hiện tại (Vide
Adedayo et al, 2014).
Nghiên cứu của Peter J. Gregory thuộc Viện nghiên cứu cây trồng Scotland có
nghiên cứu về “Lồng ghép sâu bệnh và mầm bệnh vào cuộc tranh luận về biến đổi khí
hậu/an ninh lương thực”. Bài viết này xem xét tác động trực tiếp của khí hậu lên cả
tăng trưởng và năng suất cây trồng và các loại sâu bệnh hại, các tác nhân gây bệnh có
thể xảy ra giữa cây trồng, sâu bệnh và các tác nhân gây bệnh dưới tác động của
BĐKH.
13


Theo Lars neumeister (2010), nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu,
đặc biệt là các tác động tiêu cực ở các nước đang phát triển. BĐKH cũng tác động tới
hệ sinh thái cỏ dại, sâu bệnh hại cây trồng, từ đó có thể ảnh hưởng tới vấn đề BVTV
và việc sử dụng thuốc BVTV. Việc gia tăng lượng khí CO2 có thể ảnh hưởng tới sinh
trưởng, chất lượng dinh dưỡng của hầu hết các loài cây. Nhiệt độ tăng làm cho các lồi
sâu hại có xu hướng di cư lên hướng bắc và tới vùng cao hơn để tránh nhiệt độ cao có
thể có thể tác động bất lợi cho những loài sâu hại đặc thù.
Cũng theo Lars Neumeister (2010), sự nóng lên của trái đất đã gây sức ép lên các

loài cỏ dại, sâu bệnh hại. Nhiệt độ cao và mùa vụ kéo dài hơn, có thể làm tăng quần
thể sâu hại ở các vùng Châu Á. Mùa đơng ấm hơn, có thể làm giảm khả năng sâu hại
bị chết do tác động của nhiệt độ thấp, từ đó tạo điều kiện để sâu hại gia tăng quần thể.
Nghiên cứu bệnh cây thường bắt đầu bằng một cuộc thảo luận về “tam giác bệnh
thực vật”. Ba chân của tam giác - vật chủ, mầm bệnh và môi trường - phải có mặt và
tương tác thích hợp cho bệnh thực vật. Nếu bất kỳ yếu tố nào trong số 3 yếu tố này bị
thay đổi, các thay đổi trong sự tiến triển của dịch bệnh có thể xảy ra. Các kết quả dự
báo chính về BĐKH - tăng nhiệt độ, độ ẩm và CO 2 - có thể tác động đến cả ba chân
của bệnh cây hình tam giác theo nhiều cách khác nhau (Curtis Petzoldt ;Abby
Seaman). Nhiệt độ có tác động tiềm tàng đối với bệnh thực vật thông qua cả cây trồng
chủ và mầm bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cây chủ như lúa mì và yến mạch trở
nên nhạy cảm hơn bệnh gỉ sắt với nhiệt độ tăng; Các vùng khí hậu ơn đới bao gồm các
mùa với nhiệt độ trung bình lạnh có thể trải qua thời gian dài hơn của nhiệt độ thích
hợp cho tăng trưởng và sinh sản của mầm bệnh nếu khí hậu ấm. Ví dụ, mơ hình dự báo
cho khoai tây và bệnh sốt cà chua muộn (gây ra bởi Phytophthora infestans ) cho thấy
nấm gây nhiễm và tái tạo thành cơng nhất trong các giai đoạn có độ ẩm cao xảy ra khi
nhiệt độ từ 7,20C đến 26,80C (Wallin et al 1950).(Curtis Petzoldt ;Abby Seaman ). Ở
Anh, mùa đông ấm hơn đã dẫn đến rệp được phát hiện trong bẫy hút ở Scotland vài
tuần trước đó, và các quần thể rệp, trước đây của một vài kiểu gen vơ tính, đang trở
nên biến đổi hơn nhiều ( Malloch và cộng sự , 2006) (Peter J. Gregory, 2009).
Các sản phẩm thực vật tự nhiên, vi rút gây bệnh côn trùng, nấm, vi khuẩn
vàtuyến trùng, và thuốc trừ sâu tổng hợp rất nhạy cảm với môi trường. Tăng nhiệt độ
và Bức xạ tia cực tím, giảm độ ẩm tương đối có thể khiến nhiều chiến thuật kiểm sốt
trở nên ít hơn hiệu quả, và một hiệu ứng như vậy sẽ rõ rệt hơn trên các sản phẩm thực
14


vật tự nhiên và thuốc trừ sâu sinh học (Isman 1997). Tản tán nhanh chóng dư lượng
thuốc trừ sâu do tăng nhiệt độ và lượng mưa sẽ yêu cầu ứng dụng thuốc diệt côn trùng
thường xuyên hơn (Hari C. Sharma, 2010).

Ảnh hưởng của nước (hạn hán hoặc thời gian mưa lớn) đối với quần thể dịch hại
và dịch bệnh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào loài và thời gian của sự kiện. Một số loài sẽ
thịnh vượng trong điều kiện khơ, những lồi khác sẽ khơng. Sự sẵn có của nước miễn
phí là cực kỳ quan trọng trong vịng đời của nhiều vi sinh vật. Ví dụ, nhiều loại bào tử
nấm cần nước tự do trong thời gian vài giờ để nảy mầm (ví dụ: Alternaria brassicae
(Hong et al., 1996). Mưa lớn được sử dụng bởi nhiều tác nhân gây bệnh như một
phương tiện thụ động của sự phân tán vật lý của bào tử hoặc các mầm bệnh khác.
Ngược lại, quá nhiều nước có thể tàn phá một số lồi gây hại. Sâu bệnh khơng chịu
được nước, có thể phát triển thịnh vượng trong thời gian hạn hán bao gồm giun
(Agrotis segetum ). Đất ướt do hậu quả nặng nề của lượng mưa gây ra tỷ lệ tử vong của
các ấu trùng ấu trùng sớm (Esbjerg, 1988); ( Collier et al, 2008).
Độ ẩm có thể ảnh hưởng đến cả cây chủ và sinh vật gây bệnh theo nhiều cách
khác nhau. Một số tác nhân gây bệnh như vảy táo, bệnh sương mai và một số tác nhân
gây bệnh gốc thực vật có nhiều khả năng lây nhiễm trong điều kiện độ ẩm tăng dựa
trên độ ẩm của lá, độ ẩm tương đối và lượng mưa cao. Các tác nhân gây bệnh khác
như nấm mốc trắng có xu hướng phát triển mạnh trong điều kiện có độ ẩm thấp hơn.
Mưa thường xuyên và cực đoan được dự đoán bởi một số mơ hình BĐKH có thể dẫn
đến mơi trường thuận lợi để mầm bệnh kéo dài thời gian phát triển (Curtis Petzoldt;
Abby Seaman).
Các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng có thể có hậu quả gián tiếp hoặc thứ cấp
bởi sự bùng phát của bệnh hại khoai tây ở Canada. Các dịch bệnh năm 1994 đến 1996
là do kiểu gen Phytophthora infestans (một loài vi sinh oomyceta gây ra bệnh nghiêm
trọng cho khoai tây gọi là bệnh mốc sương hay Tàn rụi muộn) từ các vùng xa xơi có
liên quan đến các cơn bão nhiệt đới bất thường di chuyển lên bờ biển phía đơng của
Hoa Kỳ ( Peters et al, 1999). Ở Anh, mùa mưa bất thường năm 2007, trùng với sự phổ
biến của các kiểu bệnh mới của dịch nhiễm P. infestans , dẫn đến một số lượng chưa
từng có của các đợt bùng phát bệnh muộn .
Sâu bệnh gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp trên toàn Thế giới. Như
15



một kết quả của biến đổi khí hậu tồn cầu, quần thể dịch hại có thể trở nên khơng ổn
định, dẫn đến bùng nổ ở một số khu vực, gây thiệt hại lớn hơn; trong khi ở những nơi
khác, thiệt hại do sâu bệnh có thể giảm. Nhiệt độ và lượng mưa cao hơn do biến đổi
khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng, phát triển, sinh sản và sinh tồn của
côn trùng. Mức độ nhiệt độ ảnh hưởng đến sâu bệnh sẽ khác nhau giữa các loài tùy
thuộc vào môi trường, lịch sử cuộc sống và khả năng thích nghi của chúng. BĐKH ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự phân bố địa lý của côn trùng gây hại (Abdul Rashid War et al,
2016).
Bên cạnh các nghiên cứu chung về ảnh hưởng của BĐKH đến sâu bệnh hại cây
trồng cũng đã có một số nghiên cứu riêng trên cây cà phê như: nghiên cứu tác động
của biến đổi khí hậu đối với sâu bệnh hại cây cà phê ở Trung Mỹ đăng trên tạp chí Khí
hậu và thời tiết năm 2018 của tác giả Danielle Groenen đã đề cập đến vấn đề ba loài
gây hại ảnh hưởng tiêu cực đến cây cà phê: bọ cánh cứng cà phê, sâu đục cành đen và
tuyến trùng. Ngoài ra, bài viết này xem xét ba bệnh có thể phá hủy cây cà phê: bệnh
bạc lá vi khuẩn, bệnh berry cà phê và gỉ lá cà phê. Bài viết này sẽ xem xét các tài liệu
về cách thức các loại sâu bệnh này dự đoán sẽ ảnh hưởng đến cây cà phê theo mơ hình
biến đổi khí hậu. Nói chung, nhiệt độ tăng sẽ làm tăng lây lan dịch hại trong cây cà
phê. Lượng mưa dự kiến giảm ở Honduras và Nicaragua có thể giảm sự lây lan của sâu
bệnh (Danielle Groenen, 2018).
Các nghiên cứu gần đây đã dự đoán sự gia tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có
khả năng tăng cao áp lực từ sâu bệnh trên cà phê Arabica, Coffea arabica . Theo kịch
bản biến đổi khí hậu trong tương lai, độ dốc độ cao có thể được sử dụng như các chất
tương tự cho sự nóng lên tồn cầu. Do đó, dựa vào điều này đã xác định tỷ lệ mắc và
thiệt hại của sâu bệnh cà phê Arabica dọc theo độ dốc dọc ở Vùng Elgon để dự đốn
tác động có thể của họ trong các kịch bản này. Bảy lồi cơn trùng gây hại đã được ghi
nhận - với sâu đục thân cà phê trắng có tỷ lệ mắc cao nhất là 13%. Mặt khác, ba bệnh
đã được ghi nhận - với bệnh gỉ sắt lá cà phê có mức độ nghiêm trọng trung bình cao
nhất là 1,9 trên thang điểm 1-5. Nhiều phân tích hồi quy cho thấy tỷ lệ chỉ có sâu đục
thân cà phê trắng giảm đáng kể (p = 0,0169) với tăng độ cao. Điều này ngụ ý rằng

trong các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai, tác động của lồi cơn trùng gây hại
này trên cà phê Arabica sẽ tăng khi nhiệt độ tăng (Kagezi et al, 2018).
Tương đối nhiều nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sâu bệnh hại cây trồng
16


×