Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.62 KB, 138 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


TRẦN THU HÀ

VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN
TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


TRẦN THU HÀ

VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN
TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60. 22. 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp

Thái nguyên, Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu, khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa
Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn nhà văn Y Ban đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, thầy đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Ngữ văn trường
ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.
Tác giả

Trần Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục ............................................................................................................... i
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
2.1. Đánh giá chung về sáng tác của Y Ban ...................................................... 2
2.2. Về vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban .......................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .............................................. 8
3.1. Mục đích ..................................................................................................... 8
3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 8
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu ..................................................... 9
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban ......... 9
4.2. Phạm vi tư liệu ........................................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
5.1. Phương pháp thống kê - phân loại ........................................................... 9
5.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu ........................................................... 10
5.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp .......................................................... 10
6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 10
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỮ QUYỀN VÀ NỮ
QUYỀN TRONG VĂN HỌC ....................................................................... 11

1.1. Những vấn đề chung về nữ quyền............................................................ 11
1.1.1. Một cách hiểu về khái niệm “nữ quyền”............................................... 11
1.1.2. Chủ nghĩa nữ quyền ra đời như một tất yếu của lịch sử lồi người ...... 11
1.1.3. Các bình diện khác nhau của vấn đề nữ quyền ..................................... 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii
1.2. Nữ quyền trong văn học ........................................................................... 17
1.2.1. Văn học nữ quyền thế giới trong sự hình thành và phát triển ............... 17
1.2.2. Cảm hứng nữ quyền trong văn học Việt Nam ....................................... 23
CHƢƠNG 2: NỮ QUYỀN - VẤN ĐỀ TRUNG TÂM TRONG SÁNG
TÁC CỦA Y BAN ......................................................................................... 37
2.1. Sự hình thành cảm hứng nữ quyền trong sáng tác của Y Ban ................. 37
2.1.1. Quan điểm của Y Ban về vấn đề nữ quyền ........................................... 37
2.1.2. Cảm hứng nữ quyền trong mạch nguồn sáng tạo của Y Ban................ 41
2.2. Những phương diện thể hiện nữ quyền trong sáng tác của Y Ban .......... 45
2.2.1. Người phụ nữ luôn được đặt ở vị trí trung tâm và được soi chiếu ở
mọi góc cạnh trong chiều sâu bản chất nữ ...................................................... 45
2.2.2. Tư tưởng chống lại thế giới nam quyền và xác lập quyền lực của
phái nữ ............................................................................................................. 72
2.2.3. Tình dục như một phương diện để giải phóng bản ngã ....................... 89
CHƢƠNG 3: HÌNH THỨC BIỂU HIỆN VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN
TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN ............................................................. 96
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ ............................................................ 96
3.1.1. Hình tượng nhân vật đàn bà mang tính khái quát cao .......................... 96
3.1.2. Nhân vật tự nhận thức ......................................................................... 100
3.1.3. Nhân vật nữ trong mối tương quan với nhân vật nam ........................ 108

3.2. Ngôn ngữ ................................................................................................ 111
3.2.1. Ngôn ngữ thông tục, đời thường, mang âm hưởng dân gian .............. 111
3.2.2. Ngôn ngữ quyết liệt, mạnh, bạo .......................................................... 115
3.3. Giọng điệu .............................................................................................. 119
3.3.1. Giọng trữ tình, mượt mà ..................................................................... 119
3.3.3. Giọng chiêm nghiệm, triết lí. .............................................................. 121
3.3.4. Giọng suồng sã, bốp chát .................................................................... 123
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 128
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Khi loài người bước sang nền văn minh tiên tiến thì cũng là lúc
tiếng nói và quyền sống của người phụ nữ được chú trọng và đề cao. Phong
trào nữ quyền vì thế đã không ngừng phát triển, vừa lan rộng trên toàn thế
giới, vừa thấm sâu vào mọi lĩnh vực xã hội. Văn học cũng khơng nằm ngồi
sự ảnh hưởng to lớn ấy, và trong gần một thế kỷ qua, văn học nữ quyền đã
xuất hiện như tiếng nói địi bình đẳng của phụ nữ tồn nhân loại.
Ở Việt Nam, sóng gió lịch sử cùng bão táp cách mạng suốt thế kỷ XX
từ lâu đã gieo mầm cho văn học nữ tính. Nhưng phải đến khi chiến tranh kết
thúc, đất nước bước vào hồ bình, đổi mới, văn học nữ quyền mới thực sự trỗi
dậy mạnh mẽ và mang dấu ấn riêng biệt. Chủ nhân của nó là những gương
mặt nữ sắc sảo, bản lĩnh và đầy cá tính như Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê,

Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh và gần đây
nhất là Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng
Diệu… Tất cả họ, với sức sống và nội lực sáng tạo mạnh mẽ, đã làm nên
những đột phá mới chưa từng thấy trong nền văn học Việt Nam.
1.2. Sớm xuất hiện và thành danh trên văn đàn từ những năm 90 của thế
kỷ trước, Y Ban được đánh giá là một trong những văn sĩ tiên phong của văn
học nữ tính nước nhà. Bắt đầu từ truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (1990)
đến tập truyện mới xuất bản là Hành trình của tờ tiền giả (2010), nhà văn
được nhắc đến không chỉ bởi những giải thưởng: giải nhất cuộc thi truyện
ngắn - tạp chí Văn nghệ quân đội, giải nhì cuộc thi sáng tác về Hà Nội, mà
còn bởi sự dũng cảm và táo bạo trong những “bứt phá” khi viết về phái nữ.
Phụ nữ trong văn Y Ban không dừng lại ở nỗi đau thân phận, ở sự “bé mọn”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
quanh quẩn với chồng con, cơm cà mắm muối, mà trên hết, đó là những người
đàn bà mạnh mẽ, ln luôn ước mơ và khát khao đi đến tận cùng bản thể. Tác
giả của nó, con người ln “đốt lửa trong văn” suốt hơn 20 năm sáng tác, đã
không ngừng tạo cho mình độ “chín” và độ “mạnh” trong cuộc tấn cơng vào
thành trì vững trãi của chế độ nam quyền để bênh vực và giải phóng cho phụ
nữ, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam.
1.3. Mang đậm tư tưởng nhân văn như thế, nhiều tác phẩm của Y Ban
đã được chú ý nghiên cứu ở nhiều cấp độ. Âm hưởng nữ quyền trong văn chị
cũng được nhắc tới (một cách khơng chính thống) trên tạp chí, báo mạng và ít
nhiều ở một số luận văn thạc sĩ. Thiết nghĩ đã đến lúc phải có một cơng trình
nghiên cứu tập trung, hệ thống về vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban.

Để thơng qua đó, ta khơng chỉ thấy rõ chân dung một nhà văn với diện mạo,
phong cách riêng trong dịng văn học nữ tính, mà cịn coi đó là dấu hiệu để
nhận diện sâu sắc hơn bộ mặt văn học nữ quyền Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Đánh giá chung về sáng tác của Y Ban
Hơn hai mươi năm cầm bút với những thăng trầm trong nghề viết, Y
Ban đã để lại dấu ấn khó phai trong lịng bạn đọc. Đến nay, chị đã là tác giả
của gần 20 cuốn sách, 200 tác phẩm thuộc các thể loại truyện ngắn, truyện
vừa và tiểu thuyết, tất cả đang được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ khác
nhau. Chúng tơi xin trích ra đây một số ý kiến tiêu biểu:
Đánh giá chung về sáng tác của Y Ban, nhiều tác giả đã có những lời
phê bình khá sắc sảo. Dương Bình Nguyên nhận xét: “Đàn bà viết văn như Y
Ban, cả đời sáng tác từ truyện ngắn đầu tiên Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đến cuốn
tiểu thuyết Xuân Từ Chiều, vẫn là chuyện đàn bà, yêu, ghen, giường chiếu,
sinh nở, nuôi nấng con cái, chê trách đàn ông, mạnh mẽ như sư tử nhưng cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3
lại yếu mềm như rong biển” (Chữ nghĩa đàn bà). [56] Ở bài Một giọng nữ
trầm trong văn chương, Bùi Việt Thắng phát biểu: “Y Ban có lối viết riêng
của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong
những tình huống tiêu biểu”.[73]
Xuân Cang trong Y Ban và những thân phận đàn bà lại tập trung lí giải
về cách xây dựng nhân vật nữ của nhà văn: “Y Ban là người phụ nữ viết văn
đầy nhạy cảm và chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con
người”. [26]

Gần đây nhất là ý kiến của Dạ Ngân trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Bà có nhận xét về phong cách Y Ban ở giai đoạn sau: “Truyện của Y Ban
thường thiên về thứ hiện thực gai góc, thơ ráp, chát chúa, dễ khiến người ta
nhăn mặt”, “Y Ban ngày xưa đã đáo để lắm rồi với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ.
Nhưng bây giờ Y Ban bạo liệt hơn, có những đoạn văn băm bổ. Âu cũng là
cái tạng viết, tạng người. Hãy đọc kỹ hơn nữa Y Ban để thấy sâu xa đây vẫn là
cây bút tìm tịi, bứt phá khơng n với chính mình”. [55]
Bên cạnh báo chí, một số luận văn thạc sĩ cũng đã bảo vệ thành công về
đề tài Y Ban: Đặc điểm văn xuôi Y Ban (Vũ Phương Thảo), Người đàn bà
trong sáng tác của Y Ban (Mai Thị Thu) v.v… Nhìn chung, các cơng trình
nghiên cứu trên đã phát hiện khá đầy đủ phong cách, sở trường của Y Ban
cũng như cách xây dựng nhân vật và những mảng đề tài quen thuộc của nhà
văn. Trên tinh thần như thế, nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của chị cũng được
thẩm bình khá sâu sát:
I am đàn bà có lẽ là tác phẩm gây được chú ý nhiều nhất với hàng trăm
những bài phát biểu, phê bình trên tạp chí, báo mạng trong và ngồi nước:
Nhà văn Dạ Ngân khi trả lời báo Thể thao & Văn hoá đã nhận xét:
“Đọc I am đàn bà cảm động đến ứa nước mắt, một thân phận phụ nữ nơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
dân điển hình trong thời đại chúng ta. Qua truyện ngắn ấy, Y Ban đã vượt lên
trên chính mình, đã thốt khỏi chuyện tình cảm đàn ơng, đàn bà để hướng vào
thân phận đàn bà chung hơn, lớn lao hơn”.[55]
Tác giả Phạm Hồ Thu trong bài Đọc sách I am đàn bà lại có cái nhìn
tồn diện hơn cho cả tập sách: “Mỗi truyện là một câu chuyện thú vị hoặc là

nói về vẻ đẹp đàn bà, hoặc là nói về nỗi đau đớn đàn bà … Đó là bài ca bi luỵ
và ngạo nghễ về thế giới đàn bà trong nỗi khát vọng đi tìm một xã hội hồn
hảo hơn để mỗi người đàn bà đều xứng đáng là một người của phái đẹp”.[81]
Trong khi đó, với bài Tình dục và văn chương nữ giới trong nước,
Nguyễn Mạnh Trinh bên cạnh cái nhìn khá mới mẻ về vấn đề tình dục trong
văn chương thì lại coi “truyện của Y Ban cũng đậm đặc dâm tính và chân
dung của một người đàn bà được phác hoạ để mô tả bằng những nét đen tràn
ứ cảm giác”. [86]
Những nhận xét khác nhau đó chứng tỏ tác phẩm này của Y Ban đã thu
hút được đông đảo bạn đọc từ khắp nơi, ở mọi thành phần nghề nghiệp, lứa
tuổi. Mỗi họ với vốn sống, trình độ hiểu biết và đứng trên bình diện khác
nhau nên có cách bình giải khá khác nhau về cùng một tác phẩm.
Với Xuân Từ Chiều, tiểu thuyết xuất bản năm 2008, thì sự đánh giá có
thuận chiều hơn:
Hương Thy trong bài Nhà văn Y Ban và cuốn tiểu thuyết khơng xuống
dịng đã giới thiệu: “250 trang sách là câu chuyện của người đàn bà kể về
những buồn vui sướng khổ của ba người đàn bà mang ba cái tên: Xuân, Từ,
Chiều. Vẫn với lối viết tưng tửng, nhưng với tiểu thuyết mới này, Y Ban còn
đẩy lối viết riêng ấy trở nên khác biệt hơn bằng cách kết cấu tiểu thuyết khơng
xuống dịng. Chính xác hơn, cả cuốn sách chỉ một lần xuống dòng vào đoạn
cuối khi câu chuyện đã gần kết thúc. Cách viết này đã khiến cho người đọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
cuốn hút theo từng câu chuyện, từng phận người, từng sự kiện bằng nhịp
đọc nhanh…”[84]

Phỏng vấn nhà văn Y Ban, tác giả Hà Linh có lời mở đầu: “Vẫn viết về
phụ nữ, cuốn tiểu thuyết mới của Y Ban là câu chuyện của ba người đàn bà bị
tạo hóa trêu ngươi. Tác phẩm mở ra không gian của một cái chợ đời, nơi nhân
vật buôn chuyện buồn số phận, những mong mua lấy chút nhân tình”.[50]
Hành trình của tờ tiền giả là tập truyện ngắn mới xuất bản năm 2010,
và ngay sau đó, nó được đánh giá là “viết theo xu hướng hiện đại” với kiểu
“văn chương khơng dài dịng, không dùng nhiều chữ”, “vẫn khai thác thế
mạnh là khả năng nắm bắt những vấn đề thời sự, những câu chuyện nóng
hổi”, tác giả của nó cũng được coi là “nhà văn rất giàu chi tiết và rất táo bạo
trong việc đưa chi tiết vào truyện. Chị đã nhặt nhạnh chi tiết cho tác phẩm của
mình từ trong cuộc sống hằng ngày trong lúc đi làm, lúc đưa con đi học, khi
đi chợ …” (Nhà văn Y Ban và Hành trình của tờ tiền giả - Thuỷ Chi). [30]
Như vậy có thể nói, Y Ban và những sáng tác của nhà văn từ trước đến
nay đã liên tục được tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều góc độ, dưới nhiều hình
thức. Tuy những ý kiến phản hồi có khác nhau xuất phát từ cả nguyên nhân
chủ quan lẫn khách quan, cả khoa học lẫn cảm tính nhưng đó đều là những bài
viết có giá trị trong việc nhận diện rõ nét gương mặt Y Ban trên văn đàn.
2.2. Về vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban
Như đã nói ở trên, vấn đề nữ quyền trong văn Y Ban đến nay chưa được
nghiên cứu một cách hệ thống, có chăng chỉ là những ý kiến nhỏ lẻ trên báo chí
về một khía cạnh nhất định.
Trên những trang web, nhiều tác giả có “động chạm” đến khởi nguồn
vấn đề nữ quyền trong văn Y Ban qua việc khắc họa chân dung một nữ nghệ
sĩ đầy cá tính và bản lĩnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6
Bình Lê trong bài Y Ban, người đàn bà nảy lửa in trên báo An ninh thế
giới đã nhận xét: “Người đàn bà rất đỗi đàn bà trong cái quyết liệt, sắc sảo,
thông minh, trong cái chao chát, đanh đá và chua ngoa và trong cả cái mong
manh yếu mềm trong những lúc vấp váp”.[48] Với bài Lát cắt Y Ban, tác giả
Cao Minh lại dựng lên chân dung một nhà văn bộc trực và thẳng thắn: “Y Ban
sẵn sàng đốp vỗ mặt chẳng chút kiêng dè. Những chuyện người khác khơng
dám nói hay cố giấu đi thì qua miệng Y Ban, nó thật mạch lạc, đúng bản chất
người nghe và thấy thật tự nhiên”.[54]
Khi phỏng vấn Y Ban, nhà báo Hồ Bình trong bài Y Ban, bốp chát và
nữ tính đã giới thiệu: “Vẻ ngồi hầm hố, càng bị dồn nén đến những tình
huống khó khăn, Y Ban lại càng đốp chát sắc sảo. Nhưng bên trong, chị vẫn
nguyên hình như tun bố: I am (tơi là) Đàn Bà.”[25]
Như thế, chúng ta hiểu: tất cả mọi người khi gặp Y Ban đều có cảm
nhận chị là một người đàn bà đầy nữ tính: lãng mạn, dễ rung cảm nhưng cũng
vô cùng táo bạo, quyết liệt và đầy tinh thần tranh đấu. Điều đó ít nhiều đã đi
vào văn chị như là một “mầm mống” ban đầu cho tư tưởng nữ quyền chị đã
ấp ủ và thể hiện.
Vẫn là vấn đề quyền của phụ nữ trong văn Y Ban, một số độc giả lại
tiếp cận nó ở khía cạnh tính dục.
Hồ Bình coi “văn Y Ban tràn ngập yếu tố sex. Thẳng thừng và bạo
liệt”(Y Ban: Bốp chát và nữ tính). [25] Cịn Ngơ Diệu Lan qua bài Yếu tố tình
dục trong văn Y Ban từ góc nhìn văn hố (viết chung với một số tác giả khác)
đã khẳng định sự mạnh bạo và nhân bản, hướng về quyền sống của người phụ
nữ trong cách nói về tình dục của Y Ban, đặc biệt, trong truyện ngắn Tự: “Tự
đã tạo được một cái nhìn trực diện vào chủ đề tình dục, đặc biệt hơn là tình
dục với phụ nữ… Tình dục ở Tự tuy có phần bản năng nhưng khơng phản
cảm…, khơng tách rời nhu cầu tình dục của nhân vật với nhu cầu tình u…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





7
Riêng ở mảng văn viết về tình dục này, Y Ban sơi nổi, mạnh mẽ theo lối hiện
đại, trực tính mang dáng dấp tình dục phương Tây”. [62]
Đồng tình với những ý kiến trên, bài viết Tình dục và văn chương nữ
giới trong nước đã đề cập: “Người đàn bà - nhân vật của Y Ban, đều có cái
ham muốn tự nhiên của con người và lúc nào cũng lửng lơ, phân đôi giữa cái
muốn và cái ngăn cấm. Để rồi những chọn lựa chỉ là bất đắc dĩ của một tâm
trạng rất đàn bà”.(Nguyễn Mạnh Trinh) [86]
Không chỉ là tính dục, tư tưởng nữ quyền trong văn Y Ban thể hiện sâu
sắc và tập trung nhất khi viết về quyền sống của người phụ nữ. Đây cũng là ý
kiến của đơng đảo bạn đọc và những nhà phê bình, nghiên cứu chuyên nghiệp.
Vẫn ở bài Một giọng nữ trầm trong văn chương, tác giả Bùi Việt Thắng
có viết: “Nhân vật truyện ngắn Y Ban tuyệt đại đa số là nữ, người nữ và
những nỗi đau, sự vượt lên làm chủ số phận hoặc chí ít thốt khỏi những chớ
chêu ám ảnh của cuộc đời.” [73]
Việt Hà trong bài “I am đàn bà” và thế giới “nửa đàn ông là đàn bà”
tỏ ra vô cùng thông cảm với những thân phận nữ: “Nhiều nhân vật nữ của Y
Ban khắc khoải, vơ vọng trên con đường đi tìm một cuộc sống ấm no, một
tình u hồn thiện trong một thế giới “nửa đàn ơng là đàn bà” cịn biết bao
bất trắc”.[38]
Cũng nằm trong ý tưởng như thế, Đào Đồng Diện khi khảo sát các nhân
vật nữ trong văn Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Võ Thị Xuân Hà, Y
Ban và Võ Thị Hảo, đã cho rằng: “Thông qua “tai nạn” của những cơ gái trẻ,
Y Ban khơng hẳn muốn đả kích hay cảnh giác đàn ông mà chị chỉ muốn gửi
đi một thông điệp rất nhẹ nhàng: đàn bà là thế, muôn đời ngây thơ và cả tin.
Thất vọng về thế giới đàn ông trong đời thực với nhiều thiếu khuyết, họ mn

đời phải kiếm tìm, phải khao khát một mẫu hình lý tưởng.” (Phụ nữ - nguồn
cảm hứng sáng tác của văn xi thời kì đổi mới) [34]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
Với bài Chữ nghĩa đàn bà, Dương Bình Nguyên chỉ ra sự vươn lên
mạnh mẽ của các nhân vật nữ: họ có “ý thức mạnh mẽ về bản năng sống và
u”, dù có thất vọng về thế giới đàn ơng thì cũng “chưa bao giờ ngừng u
và tỏ ra khơng cần đàn ơng”. [56]
Cịn Thu Hương ở bài viết Nhà văn Y Ban và những giấc mơ về hạnh
phúc lại quan tâm nhiều đến bí ẩn và khát vọng của người phụ nữ: : “Những
cô gái lỡ dại, những người đàn bà luôn khao khát sự dịu dàng, mải mê
kiếm, tìm mẫu đàn ơng lí tưởng. Bề ngồi, họ tỏ ra gai góc, chấp nhận
cuộc sống nhưng ẩn sau đó là những tâm hồn thèm muốn được nâng niu,
chiều chuộng”. [42]
Qua khảo sát những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề nữ quyền
trong văn Y Ban đã được khám phá trên nhiều bình diện, đặc biệt, ln được
phân tích, lí giải xoay quanh hình tượng nhân vật trung tâm trong mỗi tác
phẩm, đó là người phụ nữ Việt Nam. Họ hiện lên với những biểu hiện về nữ
quyền như: ý chí, nghị lực vươn đến tự do, khát khao tình u, hạnh phúc, bản
năng tính dục và q trình tự nhận thức. Tuy cịn sơ lược nhưng những nhận
định trên cùng những đánh giá chung nhất về con người và tác phẩm Y Ban
(như đã nói) sẽ là định hướng quan trọng giúp chúng tôi xây dựng đề tài Vấn
đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban một cách hồn chỉnh, thành cơng hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích

Thơng qua đề tài, người viết muốn đưa ra một cái nhìn cơ bản, khái quát
về lý thuyết văn học nữ quyền, thấy được cách thể hiện vấn đề nữ quyền trong
sáng tác của Y Ban nói riêng và trong văn học đương đại Việt Nam nói chung.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Những vấn đề chung về nữ quyền và nữ quyền trong văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
- Nữ quyền - vấn đề trung tâm trong sáng tác của Y Ban
- Hình thức biểu hiện vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban
4.2. Phạm vi tư liệu
Luận văn khảo sát toàn bộ tác phẩm của nhà văn Y Ban in trong các
tập truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết như sau:
1. Người đàn bà có ma lực (truyện ngắn)
2. Đàn bà sinh ra từ bóng đêm (truyện ngắn)
3. Vùng sáng kí ức (truyện ngắn)
4. Miếu hoang (truyện ngắn)
5. Cẩm cù (truyện ngắn)
6. Cưới chợ (truyện ngắn)
7. Đàn bà xấu thì khơng có quà (tiểu thuyết)
8. Thần cây đa và tôi (truyện vừa)
9. I am đàn bà (truyện ngắn)
10. Xuân Từ Chiều (tiểu thuyết)
11. Hành trình của tờ tiền giả (truyện ngắn)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp thống kê - phân loại
Với số lượng tác phẩm khá lớn, phương pháp này sẽ giúp chúng tôi
trong quá trình khảo sát, phân loại các đặc điểm về nội dung, các nhân vật và
các phương thức biểu hiện vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
5.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Tiến hành so sánh tác phẩm của Y Ban với sáng tác của một số nữ nhà
văn khác để thấy được những đặc trưng vấn đề nữ quyền trong sáng tác của
Y Ban.
5.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này sẽ giúp chúng tơi vừa đi sâu tìm hiểu nghiên cứu
những đặc điểm về vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban, vừa hệ thống,
tổng hợp kết quả, từ đó chứng minh cho các luận điểm chính của luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban trên cả phương diện nội
dung và nghệ thuật, từ đó thấy được vị trí, dấu ấn của Y Ban trong dịng văn
học nữ quyền Việt Nam cũng như sự vận động trong cảm hứng và tư duy của
văn học Việt Nam đương đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:

Chƣơng 1: Những vấn đề chung về nữ quyền và nữ quyền trong văn học
Chƣơng 2: Nữ quyền - vấn đề trung tâm trong sáng tác của Y Ban
Chƣơng 3: Hình thức biểu hiện vấn đề nữ quyền trong sáng tác của Y Ban

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỮ QUYỀN VÀ NỮ
QUYỀN TRONG VĂN HỌC
1.1. Những vấn đề chung về nữ quyền
1.1.1. Một cách hiểu về khái niệm “nữ quyền”
Những năm gần đây, vấn đề “nữ quyền” (feminisme) được nói đến rất
nhiều trên các phương tiện thơng tin đại chúng, xuất hiện ồ ạt trong văn chương nghệ thuật, đi sâu vào mọi lĩnh vực đời sống và chi phối mạnh mẽ tư tưởng cũng
như hoạt động của con người nói chung. Vậy nữ quyền là gì? Theo cách hiểu
thơng dụng nhất, đó là: “quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế,
xã hội và giáo dục… Khái niện “nữ quyền” ở cấp độ rộng là quyền lợi của
người phụ nữ trong thế tương quan với nam giới để đạt đến cái gọi là “nam nữ
bình quyền”. Ở cấp độ hẹp thì “nữ quyền” có mối liên quan với các khái niệm
như “giới tính”, “phái tính” trong văn học. Nếu như giới tính, phái tính là
những cơng cụ để khu biệt đặc tính giữa hai phái (nam / nữ) thì khái niệm nữ
quyền khơng chỉ dừng lại ở đó mà mục đích của nó hướng tới sự bình quyền của
nam nữ, đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng của nữ giới.” [82]
Có thể nói, ý thức khẳng định vai trò và quyền lợi của người phụ nữ đã
được manh nha từ rất lâu, nhưng nữ quyền với tư cách là một khái niệm chỉ xuất
hiện chính thức khi Chủ nghĩa nữ quyền (Nữ quyền luận) ra đời. Với ý nghĩa

như thế, nữ quyền là sản phẩm của cả một quá trình hình thành, phát triển lâu dài
và ln ln được bổ sung những khía cạnh từ nội hàm giá trị của nó.
1.1.2. Chủ nghĩa nữ quyền ra đời như một tất yếu của lịch sử lồi người
Trên con đường tiến hóa lâu dài để đi đến sự văn minh và phát triển,
loài người đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn được đánh
dấu bởi những chuyển biến trong ý thức về giới. Chúng ta bắt đầu lịch sử của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
mình với chế độ mẫu hệ, nhưng dần dần, sức mạnh cơ bắp, những ưu thế về
thu nhập kinh tế cùng khả năng hoạt động hướng ngoại, người đàn ông đã
nhanh chóng trở thành “kẻ mạnh” mà vươn lên làm chủ gia đình, xã hội. Đó
là nguồn gốc đầu tiên của chế độ nam quyền vốn tồn tại và kéo dài rất lâu trên
thế giới. Trong truyền thống tâm linh của người xưa, đàn bà cũng được coi là
do đàn ông sinh ra: chiếc xương sườn của Ađam là nơi Eva ra đời, Eva là một
phần máu thịt của Ađam nhưng cũng phụ thuộc, phục tùng Ađam như một
định mệnh không thể nào chối bỏ. Như vậy, nam quyền không chỉ được củng
cố bằng các thiết chế xã hội mà cịn in sâu vào tâm lí, quan niệm bao đời của
nhân loại. Sự thống trị của nam quyền một mặt đã có tác dụng tích cực trong
việc duy trì sự ổn định và phát triển xã hội, nhưng mặt khác, tính chất tàn bạo,
hà khắc của nó đã gây khơng ít khó khăn, thậm chí trở thành những ám ảnh
nghiệt ngã cho cuộc sống và số phận của người phụ nữ. Nho giáo xưa từng
yêu cầu nữ nhi phải thực hiện “tam tòng” đầy khổ ải: “tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Phụ nữ thường bị gán cho là những yêu ma,
quỷ quái làm mê hoặc đàn ông, nên hết sức bị khinh rẻ trong xã hội. Họ
“khơng có quyền lựa chọn riêng cho mình cách sống, cách ứng xử hay làm
chủ thân xác và tâm lí của mình, khơng có thiết chế hay luật pháp nào bảo vệ

cho họ tránh khỏi số phận bị cướp, bị bắt cóc, bị tuyển mộ hay bị dâng nạp, gả
bán cho bọn quan lại vua chúa hay những kẻ lắm tiền nhiều của. Những người
đẹp thời xưa chỉ là công cụ phục vụ cho ham muốn nhục dục và tham vọng về
chính trị của giới chức quyền …” [75]
Tất cả những điều đó đã trở thành tác nhân mạnh mẽ của một loạt
những cuộc “nổi loạn” lúc đầu còn âm ỉ, càng về sau càng bùng phát dữ dội
của phụ nữ chống lại chế độ nam quyền độc đốn. Những cuộc đấu tranh địi
quyền lợi của họ đã diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau suốt
thời trung đại. Đến cách mạng tư sản Pháp thời cận đại, nó đã bùng nổ mạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
mẽ, trở thành một phong trào rầm rộ với tên gọi là Chủ nghĩa nữ quyền
(Feminism). Từ thời sơ khai cho đến tận ngày nay, chủ nghĩa này luôn được xây
dựng, củng cố cả bằng thực tiễn đời sống và những hệ lý thuyết quan trọng.
Ngay từ thế kỷ XIX, nhiều cuộc đấu tranh cho nữ quyền đã xuất hiện
với sự góp mặt của nhiều tên tuổi nữ, trong đó có người phụ nữ Pháp mang
tên Marguerite Durand. Năm 1897, bà sáng lập và điều khiển tờ báo La
Fronde (sự nổi loạn). Trụ sở tờ báo nằm trên đường Saint - Georges và tất cả
các việc trong tòa soạn từ quản lí, viết bài, đến in ấn và phát hành đều do phụ
nữ đảm nhận. Tờ báo được nhiều phụ nữ có uy tín làm trợ bút. Trong lúc đạo
luật năm 1892 cấm phụ nữ làm việc ban đêm thì họ bất chấp cả luật lệ, khơng
kể đếm gì đến các thanh tra lao động và liên hiệp các đoàn thể làm sách.
Trong các bài xã thuyết, tờ báo đòi hỏi phụ nữ phải được ghi tên vào danh
sách những người được chính phủ Pháp thưởng Bắc đẩu bội tinh, phụ nữ cũng
phải được quyền tham dự vào các cuộc tranh cãi tại Quốc hội. Marguerite
Durand đã cố gắng tổ chức để đưa phụ nữ ra tranh cử vào Quốc hội Pháp

trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1910, và cũng là người phụ nữ đầu tiên tham
dự vào nghiệp đồn chủ nhân các nhật báo. Bà tích cực địi hỏi các quyền lợi
của phụ nữ như: quyền được tự do hành nghề, quyền được hưởng lương bằng
các nam nhân, làm cùng một công việc, quyền của người vợ được giữ lương
do chính mình làm ra và quyền được bảo vệ trong các cơng việc trong nhà.
Trước làn sóng đấu tranh như thế, nhiều hội nghị bàn về vấn đề nữ quyền đã
được triệu tập.
Nữ quyền thế kỷ XX vẫn tiếp tục với một loạt những cuộc đấu tranh ở
các nước phương Tây mà Đan Mạch là nơi nổ ra sớm nhất. Năm 1905, phụ nữ
đã được đi bầu Hội đồng hàng tỉnh và thị xã, năm 1910, Hội phụ nữ Đan
Mạch KVINFO cùng Viện Goethe của Đức đã “khai sinh” ngày 8 - 3 bằng
Hội nghị Copenhaghen, đòi quyền bình đẳng nam - nữ trong chính trị và việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14
làm. Ở châu Mĩ, người phụ nữ cũng đấu tranh địi quyền bình đẳng bằng cách
dấn thân xuống đường lập nghiệp đoàn, giơ cao khẩu hiệu: “Đàn bà là tương
lai nhân loại, thế kỷ XXI là thế kỷ đàn bà”.
Thực tiễn đời sống sôi động đã trở thành động lực mạnh mẽ cho sự ra
đời của nhiều cơng trình lí thuyết kinh điển về vấn đề nữ quyền. Theo các lý
thuyết gia, đến nay, nữ quyền luận đã trải qua nhiều giai đoạn.
Giai đoạn “tiên phong và nữ quyền nguyên sơ” tương ứng với cao trào
nữ quyền I, tính từ hậu thế chiến II trở về trước. Với minh chứng về quyền
của phụ nữ (1792), Mary Wollstonecraft được coi là “tổ mẫu” của chủ nghĩa
nữ quyền thông qua luận điểm về bản chất của giới tính được kiến tạo như
một lợi thế: viết và nghĩ không thể vượt khỏi thân xác, và khơng thể loại phụ
nữ ra khỏi vị trí xã hội. Tiếp theo, tác phẩm Một căn phòng cho riêng mình

của Virginia Woolf ra đời năm 1929 được coi là “sách vỡ lịng” của phê bình
nữ quyền. Từ đây, các tác giả nữ có những khái niệm gợi mở về cách suy nghĩ
lùi thông qua người mẹ, về ý kiến của đàn bà, về tinh thần song giới (dung
hòa cả hai giới tính).
Giai đoạn tiếp theo tương ứng với cao trào nữ quyền II (thập niên 60 và
70 của thế kỷ XX) là giai đoạn lý thuyết hóa các phong trào đấu tranh cho nữ
quyền với đặc điểm chung là phê phán nền văn hóa phụ hệ, nền văn hóa đàn
ơng đã đẩy người phụ nữ vào giới tính thứ hai. Tác giả tiêu biểu là nữ văn sĩ
Pháp Simon de Beauvoir (1908 - 1986) với cuốn sách Giới tính thứ hai (The
secondsex) xuất bản năm 1949, đây có thể coi là cơng trình đánh dấu sự hiện
diện thực sự của chủ nghĩa nữ quyền với tư cách là một phong trào có tun
ngơn, mục đích và phương châm hoạt động riêng biệt. Bản “tuyên ngôn nữ
quyền” này đưa ra những lý luận triết học về phụ nữ, xuất phát từ quan điểm
nam nữ bình quyền, luận giải về những đặc tính của nữ giới như: tuổi dậy thì,
đặc tính tự u mình, tình dục, thủ dâm, tiến đến giải phóng phụ nữ…Sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15
kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, Beauvoir khẳng định: không ngành
khoa học nào đủ khả năng để giải thích định nghĩa phụ nữ là giới thứ hai đối
với nam giới. Bà quả quyết: phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới, phụ
nữ cần phải giải phóng mình và phục hồi cái tơi của mình bằng cách hướng đi
tự do, tự hào về bản thân mình trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành
động giống như nam giới.
Giai đoạn thứ ba là cao trào III (thập niên 80 và 90), đây là giai đoạn
quan trọng, hình thành và phát triển những vấn đề chủ yếu của chủ nghĩa nữ
quyền. Lý thuyết nữ quyền luận đi xa hơn: cho rằng giới tính (gender) là khái

niệm thuộc về văn hóa, là hệ thống biểu trưng - sản phẩm của chủ nghĩa duy
dương vật, đề cập tới đồng tính luận, tiến tới thuyết “lệch pha”. Trong đó, tác
phẩm đoạt giải nobel The Golden Notebook (Cuốn sổ tay vàng) của tác giả
người Anh Doris Lessing được coi là “tiên phong cho cái nhìn của thế kỷ XX
về quan hệ nam - nữ”.
Quả thật, Phê bình nữ quyền (Feminist criticism), một trường phái phê
bình chính trị, xã hội tuy khá mới mẻ nhưng đã phát triển hết sức mạnh mẽ và
chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống tư tưởng của nhân loại.
1.1.3. Các bình diện khác nhau của vấn đề nữ quyền
Cách hiểu chung về nữ quyền như trên cho thấy nội dung của khái
niệm này gồm rất nhiều phương diện cần tìm hiểu. Trên bình diện lý luận, các
nhà nữ quyền học đã không ngừng xây dựng một hệ thống lý thuyết khá công
phu bắt đầu từ sự đả phá lại quan niệm truyền thống cho rằng: phụ nữ là
“những người đàn ơng bất tồn”, tức coi: phụ nữ là một phần của đàn ông, lệ
thuộc chặt chẽ vào đàn ông trên mọi lĩnh vực. Họ chỉ ra sự khác biệt giữa hai
giới tính nam và nữ để qua đó khẳng định mạnh mẽ: phụ nữ là một bộ phận
riêng, một thế giới riêng với năng lực, sở trường riêng của mình trước sự phân
cơng của xã hội. Nhờ một số đặc điểm riêng biệt về sinh lý như việc có kinh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16
có thai, có sữa và sinh đẻ, người phụ nữ có quan hệ gần gũi và mật thiết với
thế giới vật lý và với hiện thực nói chung hơn hẳn đàn ơng. Trong khi nam
giới, khi chớm có ý thức, đã phải tách ra khỏi mẹ của mình để nhập vào thế
giới phụ quyền của bố, phụ nữ, ngược lại, ở mãi với mẹ, xây dựng bản sắc của
mình bên cạnh mẹ. Những chọn lựa ban đầu này hằn trong vơ thức của hai

giới những dấu ấn khơng dễ gì phai nhạt: nam giới hay nghĩ đến quyền, nữ
giới hay nghĩ đến trách nhiệm; nam giới thích những sự thay đổi, nữ giới
thích sự ổn định; nam giới thích thứ trật tự phân cấp, nữ giới thích sự hài hịa.
Về bản chất tự nhiên, nam giới thiên về hướng ngoại, phóng chiếu cái nhìn
của mình ra thế giới khách quan và tìm kiếm cái khác để soi chiếu và tìm hiểu
chính mình. Cái khác đó đi ra từ thuật ngữ “other” và đó là đối tượng thường
hằng của nam giới trên hành trình khám phá, chinh phục thế giới bên ngồi,
từ đó, khám phá chính bản thể của mình. Ngược lại, nữ giới mang cái nhìn
hướng nội, xoay chuyển vào thế giới bên trong bằng hành trình tự khám phá
và nhận thức chính mình. Quan niệm những khác biệt về sinh lý giữa hai giới
là điều không thể tránh khỏi, những nhà nữ quyền trong khi nhấn mạnh vai trò
của phụ nữ đã đặc biệt tập trung vào sự bất bình đẳng xuất phát từ văn hóa, gắn
liền với những phạm trù giới tính như “nam tính” hay “nữ tính”, để đi đến mục
đích cuối cùng là giải phóng người phụ nữ khỏi ràng buộc, hệ lụy từ nam quyền.
Từ những căn cứ có thực như thế, họ đã đưa ra những luận đề quan
trọng tạo nên nền tảng tư tưởng cho phong trào đấu tranh đòi nữ quyền:
“Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm
cả bản sắc của nữ giới - thường được gọi là nữ tính - khơng phải là những gì
tất định và bất biến, hay nói như Beauvoir: “người ta không sinh ra là phụ nữ,
người ta trở thành phụ nữ”.
Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn
hóa phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, cịn được gọi là
nền văn hóa duy dương vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

Ba, nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi hình
thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học riêng
của nữ giới, từ đó, thiết lập nên những điển phạm riêng, và cuối cùng, xây
dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn
học.” [67]
Trên bình diện thực tiễn, nữ quyền thể hiện ở việc thiết lập lợi ích, tạo
quyền tự do và bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội: quyền có địa vị, quyền được kính trọng, quyền theo đuổi nghề
nghiệp, quyền được hưởng những lợi ích giáo dục, quyền bình đẳng trong các
vấn đề pháp luật như li dị, phân chia tài sản … Nữ quyền còn tiến tới sự tranh
luận, vận động xã hội đảm bảo quyền tự do cho phụ nữ về kinh tế, vận động
các thiết chế đảm bảo lợi ích cho phụ nữ, giải pháp tăng cường phụ nữ tham
gia vào các cấp chính quyền, nghiên cứu những chính sách nhằm xóa bỏ
tục lệ bất bình đẳng, tệ phân biệt đối xử nam - nữ, tạo mọi cơ hội cho phụ
nữ phát triển…
Với hai bình diện lý luận và thực tiễn trong sự phong phú và sâu sắc ở
nhiều cấp độ, nữ quyền đã thực sự trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt
trong xã hội loài người trên con đường tiến đến dân chủ, văn minh. Lý thuyết
nữ quyền với tư cách là một bộ môn học thuật đang được nghiên cứu, dạy và
học trong hầu hết các trường đại học trên thế giới, chủ nghĩa nữ quyền về mặt
triết học đã có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ hệ thống tri thức và thiết chế
văn hóa lồi người. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại một số hạn chế: quá đề cao
chính mình, chống lại thế giới đàn ơng, ca ngợi tình yêu đồng tính…
1.2. Nữ quyền trong văn học
1.2.1. Văn học nữ quyền thế giới trong sự hình thành và phát triển
Đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề nữ quyền trong văn học:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





18
Theo tác giả Lưu Tuệ Anh: không phải tất cả sáng tác của các tác giả nữ
đều là văn học nữ quyền và sáng tác của một tác giả nam lại có khi có thể được
coi là thuộc dịng văn học này. Tiêu chí văn học nữ quyền ở đây khơng phải là
giới tính của tác giả hay giới tính của nhân vật văn học mà là nội dung sáng tác
có liên quan đến việc bảo vệ, bênh vực quyền sống của phụ nữ, giải phóng phụ
nữ. “Phê bình và nghiên cứu văn học nữ tính phải trực tiếp đối diện với sáng
tác văn học do các nam nữ tác gia sáng tác, suy nghĩ về quan hệ của sáng tác
của các tác giả nam nữ đối với sự sinh tồn và giải phóng phụ nữ.” [75]
Nguyễn Giáng Hương lại cho rằng: “Văn học nữ quyền xuất hiện như
một dòng văn học phản kháng, văn học dấn thân. Dòng văn học này chỉ được
viết bởi phụ nữ…Văn học nữ quyền khơng tồn tại tách biệt với văn học nữ, nó
nằm bên trong mảng văn học nữ với một ý đồ đấu tranh bình đẳng giới rõ rệt
hơn. Văn học nữ quyền cùng với phong trào bình đẳng giới là điều kiện để
văn học nữ nói chung phát triển cả về quy mơ lẫn chất lượng.”[49]
Như vậy, có thể hiểu: văn học nữ quyền nói chung là khái niệm chỉ
dịng văn học viết về phái nữ của cả nam nữ tác giả. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ
văn học, nó được thể hiện hết sức khác nhau. Trước thời kỳ hiện đại, văn học
nữ quyền viết về người phụ nữ nhưng toàn bộ phẩm chất, giá trị cũng như đời
sống tinh thần và thể xác của họ ln được nhìn bằng đơi mắt của nam quyền.
Sau này, các vấn đề đó thoát khỏi hệ quy chiếu giá trị và quan điểm nam
quyền nên đến đây, văn học nữ quyền mới thực sự xuất hiện theo đúng nghĩa
của nó, mà có nhiều người gọi là “văn học nữ tính”. Vì những lý do như thế,
văn học nữ quyền mà chúng tôi đề cập ở đây cũng chính là cách định nghĩa
của nhà nghiên cứu Lưu Tư Khiêm, đó là: “tinh thần nhân văn hiện đại, lấy
nữ tính làm chủ thể ngơn từ, chủ thể trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm
mỹ.” [35] Hiểu rộng hơn, đây là dòng văn học gắn với quyền sống cơ bản của
người phụ nữ, với thế giới quan về con người của người phụ nữ, đi sâu vào

thế giới phức tạp của người phụ nữ nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




19
Văn học nữ quyền được biểu hiện trên hai phương diện: phê bình văn
học nữ quyền và sáng tác văn chương của những nhà văn nữ.
Phê bình văn học nữ quyền, theo Annis Pratt, là loại phê bình “nhằm
đến bốn mục tiêu chính: một, cố gắng phát hiện và tái hiện các tác phẩm văn
học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn bản
của các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan
hệ nam nữ ra sao; bốn, mô tả những sự phát triển của các các yếu tố liên quan
đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học.” Elaine
Showaiter bổ sung thêm nhiệm vụ của văn học nữ quyền là: “xác lập cái
khung lý thuyết và mỹ học riêng để phân tích các tác phẩm văn học của phụ
nữ, để phát triển những mơ hình phê bình dựa trên kinh nghiệm riêng của phụ
nữ hơn là chỉ tiếp nhận những mơ hình và lý thuyết do nam giới dựng lên.” [68]
Sáng tác văn học nữ quyền là những tác phẩm văn học thể hiện vấn đề
nữ quyền, mang cảm hứng nữ quyền thông qua việc: lấy người phụ nữ làm
đối tượng trung tâm của văn học; đề cao vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của
người phụ nữ; địi quyền sống, quyền được hưởng tự do, hạnh phúc của người
phụ nữ; phản ánh và lên án tình trạng mất bình quyền nam nữ; lấy cái nhìn
của phụ nữ làm căn cứ nhìn nhận và đánh giá hiện thực …
Ra đời và phát triển song song cùng phong trào nữ quyền vốn khởi phát
từ rất lâu trên thế giới, văn học nữ quyền đã sớm hình thành trong nhiều dạng
vẻ nguyên sơ của nó. Nhưng phải đến năm 1949, với sự ra đời của tác phẩm
The secondsex (Giới tính thứ hai) của nữ văn sĩ Pháp Simon de Beauvoir, văn
học nữ quyền mới thực sự có mặt theo nghĩa đầy đủ nhất của khái niệm này,

và ngay sau đó đã phát triển mạnh mẽ đầu tiên ở các nước phương Tây với 3
giai đoạn.
Trong giai đoạn “tiên phong”, Beauvoir là người đã ghi dấu ấn lớn nhất
qua những nhận định mang tính phong phú về hình tượng và ý tưởng. Sự nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




20
thức của bà về cấu trúc xã hội giới tính và bản chất bị áp đặt của các chủ thể
mang giới tính đã trở thành cốt lõi của lý thuyết văn học nữ quyền, trở thành
luận đề thách thức những giả định của con người về căn cước, tự nhiên và tiến
bộ xã hội, khảo sát thấu đáo sự hình thành có tính huyền thoại của nữ tính và
nam tính.
Sang giai đoạn “sáng tạo nền phê bình văn học nữ quyền”, những vấn
đề chủ yếu của phê bình văn học nữ quyền đã được hình thành và phát triển:
từ khẳng định các nhà văn và các nhà phê bình nữ đến việc đặt ra những thách
thức mà các nhà phê bình nữ quyền da đen, đồng tính và đàn ơng ủng hộ nữ
quyền phải đối mặt. Cùng với nỗ lực làm sống lại những tiếng nói đã mất của
các tác giả nữ, phê bình văn học nữ quyền giai đoạn này hình thành những
cách tiếp cận văn học của các nữ tác giả da đen, đồng tính nữ, khảo sát quan
điểm tách biệt của sự hình thành nữ quyền mang tính học viện, trung lưu, da
trắng. Do sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa hậu cấu trúc, chủ
nghĩa hậu thuộc địa, thuyết phân tâm học, thuyết phi giới tính, phê bình văn
học nữ quyền lúc này biến chuyển đa dạng, phức hệ, đề ra những cách đọc
mới, thậm chí từ khởi thủy là phản kháng nam quyền, nó chuyển qua nghiên
cứu nam tính.
Giai đoạn tính từ thiên niên kỷ thứ ba đến nay có thể coi là “chuyển đổi
mơ hình” trong phê bình văn học nữ quyền với ảnh hưởng của hậu cấu trúc và

hậu hiện đại. Ý nghĩa của từ “đàn bà”, “phụ nữ”, “nữ giới” khơng cịn tầm
quan trọng trong các nỗ lực cấp tiến phá thế bình ổn ở phương Tây nữa. “Đàn
bà” như một thực thể văn hóa - xã hội đặt định đã bị rắc rối hóa, nghĩ tới đàn
bà là nghĩ tới giới tính; xu hướng chuyển đổi là đặt vấn đề giới tính lên trên cả
nữ tính, nam tính, đồng tính các loại, nữ quyền bắt đầu đặt những câu hỏi căn
bản về ngôn ngữ và chủ thể con người. Phê bình văn học nữ quyền đồng thời
cũng từ đó mà chia tách thành nhiều trường phái, nhiều cách tiếp cận với
những hình thức lai tạp khác nhau. [47]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×