Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng và những yếu tố tác động đến lối sống của sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
----------------------

HÀ KIM HOÀNH

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO
ĐẲNG SƢ PHẠM THÁI BÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
----------------------

HÀ KIM HOÀNH

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO
ĐẲNG SƢ PHẠM THÁI BÌNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG KHANH


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Thực trạng và những yếu tố tác
động đến lối sống của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình hiện
nay” hồn tồn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tơi và chƣa đƣợc cơng bố
trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Trong q trình thực
hiện luận văn, tơi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết
quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi;
tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn tƣờng minh,
theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 17tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Kim Hoành


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Đảm bảo chất lƣợng
giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ
tận tình của các thầy, cô giáo và các cán bộ phụ trách tại Viện. Nhân dịp này cho
phép tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các thầy, cô giáo và các cán bộ của Viện.
Xin kính chúc tất cả q thầy, cơ sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Công
Khanh hiện đang công tác tại Trung tâm Khảo khí và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục

- Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hƣớng dẫn tơi hồn
thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn BGH trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình, đồng
nghiệp, bạn bè, gia đình và các bạn sinh viên của nhà trƣờng đã giúp đỡ để tơi có
thể hồn thành luận văn và khóa học.
Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, nhƣợc điểm. Tơi kính mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ
bảo và bổ xung những ý kiến của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận
văn đƣợc hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Học viên

Hà Kim Hoành


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3

DANH MỤC BẢNG

4

DANH MỤC BIỂU

6

MỞ ĐẦU


7

1. Lý do chọn đề tài

7

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

10

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

10

4. Câu hỏi nghiên cứu/giả thuyết nghiên cứu

11

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

11

6. Phạm vi nghiên cứu

11

7. Kết cấu luận văn

12


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

1.2.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan

13
13

1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

13

1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

14

Một số vấn đề lý luận cơ bản

17

1.2.1. Các khái niệm

17

1.2.2. Những biểu hiện lối sống sinh viên

29


1.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến lối sống sinh viên

33

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

38

2.1. Tổ chức nghiên cứu

38

2.1.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu

38

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

42

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

42

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

42

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng khảo sát


43

2.2.3. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của câu hỏi

45

1


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

56

3.1. Thực trạng lối sống của sinh viên trƣờng CĐSP Thái Bình

56

3.1.1. Tính tích cực, chủ động, linh hoạt

57

3.1.2. Giản dị, tiết kiệm, lành mạnh

60

3.1.3. Đồng cảm, biết chia sẻ

62

3.1.4. Tinh thần kỷ luật


65

3.1.5. Tinh thần hợp tác

67

3.1.6. Tình u, hơn nhân

70

3.2. Những yếu tố tác động đến lối sống của sinh viên trƣờng CĐSP

73

Thái Bình
3.2.1. Tác động của những yếu tố kinh tế thị trƣờng và gia đình

73

đến lối sống sinh viên trƣờng CĐSP Thái Bình
3.2.2. Tác động của những yếu tố lối sống cá nhân; lựa chọn

77

ngành học; tính cách bạn bè và mục đích, động cơ học tập đến LSSV
trƣờng CĐSP Thái Bình
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

89


1. Kết luận

89

2. Kiến nghị

91

3. Hạn chế của nghiên cứu

92

4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

PHỤ LỤC

97

Phụ lục 1

97

Phụ lục 2


107

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nội dung

Từ viết tắt

Ban giám hiệu

BGH

Cao đẳng Sƣ phạm

CĐSP

Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CNH, HĐH

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Hình thái kinh tế xã hội


HTKTXH

Học sinh, Sinh viên

HS, SV

Kinh tế thị trƣờng

KTTT

Lối sống sinh viên

LSSV

Nghị quyết trung ƣơng

NQTW

Sinh viên

SV

Tƣ bản chủ nghĩa

TBCN

Tổ chức – Hành chính

TC-HC


Xã hội chủ nghĩa

XHCN

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:

Độ tin cậy của phiếu hỏi đo thực trạng và những yếu tố tác

46

động trên mẫu SV
Bảng 2:

Độ phù hợp của các item trên phiếu khảo sát

48

Bảng 3:

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

50

Bảng 4:

Bảng phƣơng sai trích khi phân tích các yếu tố


50

Bảng 5:

Mơ hình xử lý số liệu tƣơng ứng với các biến quan sát sau khi

52

phân tích
Bảng 3.1:

Mơ tả chỉ số nhận thức của SV về tính tích cực, chủ động,

57

linh hoạt
Bảng 3.2:

Các mức độ nhận thức của SV về tính tích cực, chủ động,

58

linh hoạt
Bảng 3.3:

Mô tả chỉ số nhận thức của SV về giản dị, tiết kiệm, lành mạnh

60


Bảng 3.4:

Các mức độ nhận thức của SV về giản dị, tiết kiệm, lành mạnh

60

Bảng 3.5:

Mô tả chỉ số nhận thức của SV về đồng cảm, biết chia sẻ

63

Bảng 3.6:

Các mức độ nhận thức của SV về đồng cảm, biết chia sẻ

63

Bảng 3.7:

Mô tả chỉ số nhận thức của SV về tinh thần kỷ luật

65

Bảng 3.8:

Các mức độ nhận thức của SV về tinh thần kỷ luật

65


Bảng 3.9:

Mô tả chỉ số nhận thức của SV về tinh thần hợp tác

68

Bảng 3.10:

Các mức độ nhận thức của SV về tinh thần hợp tác

68

Bảng 3.11:

Mô tả chỉ số nhận thức của SV về tình u, hơn nhân

70

Bảng 3.12:

Các mức độ nhận thức của SV về tình yêu, hôn nhân

71

Bảng 3.13:

Mức độ tác động của các items trên yếu tố KTTT; gia đình

73


Bảng 3.14:

Mức độ tác động của các yếu tố đến LSSV

74

Bảng 3.15:

So sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với SV nam và

75

SV nữ
Bảng 3.16:

So sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với SV các khoa

76

Bảng 3.17:

So sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với SV năm thứ

76

4


2 và SV năm thứ 3
Bảng 3.18:


So sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với điều kiện

77

kinh tế gia đình của SV
Bảng 3.19:

Mức độ tác động của các items trên yếu tố lối sống cá nhân;

78

lựa chọn ngành học; mục đích, động cơ học tập
Bảng 3.20:

Mức độ tác động của các yếu tố đến LSSV

78

Bảng 3.21:

So sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với SV nam và

80

SV nữ
Bảng 3.22:

So sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với SV các khoa


81

Bảng 3.23:

So sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với SV năm thứ

83

2 và SV năm thứ 3
Bảng 3.24:

So sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với điều kiện
kinh tế gia đình của SV

5

84


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1:

Biểu đồ mô tả mẫu phân theo khoa

40

Biểu đồ 2:

Biểu đồ mô tả mẫu phân theo giới tính


41

Biểu đồ 3:

Biểu đồ mơ tả mẫu phân theo năm học (năm thứ 2 và năm thứ 3)

41

Hình 3.1:

Biểu đồ tỉ lệ % nhận thức của SV về tính tích cực, chủ động,

58

linh hoạt
Hình 3.2:

Biểu đồ tỉ lệ % nhận thức của SV về giản dị, tiết kiệm , lành mạnh

61

Hình 3.3:

Biểu đồ tỉ lệ % nhận thức của SV về đồng cảm, biết chia sẻ

63

Hình 3.4:

Biểu đồ tỉ lệ % nhận thức của SV về tinh thần kỷ luật


66

Hình 3.5:

Biểu đồ tỉ lệ % nhận thức của SV về tinh thần hợp tác

68

Hình 3.6:

Biểu đồ tỉ lệ % nhận thức của SV về tình u, hơn nhân

71

6


MỞ DẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời cho thấy mỗi thời đại, xã hội đều
hình thành nên một lối sống phù hợp. Lối sống vừa là một biểu hiện trình độ phát
triển, đặc điểm của xã hội, vừa là yếu tố hợp thành tạo nên đời sống xã hội, vừa là
một mặt văn hóa sinh động của xã hội.
Lối sống thể hiện giá trị sống của dân tộc. Từ lâu ngƣời Việt Nam với cách
sống: Chí, nhân, trung, hiếu, nghĩa, tình…tạo nên sức sống mãnh liệt và sự trƣờng
tồn của dân tộc ta. Lối sống của ngƣời Việt Nam mỗi thời đại chi phối bởi hồn
cảnh lịch sử, nền văn hố xã hội, sự phát triển khoa học công nghệ, sự phát triển của
kinh tế, chính trị, pháp luật và những tác động đa dạng của các trào lƣu văn hoá
khác nhau trên thế giới.

Khi xã hội có những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, văn hố và khoa
học thì đồng thời cũng gây ra những thay đổi về lối sống. Lúc đó dù muốn hay
khơng, tự giác hay khơng tự giác trong lịch sử cũng dần dần hình thành nên một lối
sống phù hợp với những thay đổi của xã hội. Nó tác động đến nhận thức, thái độ và
làm thay đổi hành vi cuộc sống của cá nhân và tạo lập cho mỗi cá nhân một nếp
sống. Chính vì vậy, các yếu tố (bên trong hoặc bên ngồi, chủ quan hoặc khách
quan, tích cực hoặc tiêu cực về mọi mặt của đời sống cá nhân và xã hội) tác động
đến con ngƣời; nó quy định thay đổi lối sống của họ.
Đối với SV vào trƣờng Đại học, Cao đẳng là một sự kiện quan trọng, một
bƣớc ngoặt trong quãng đời của họ và kể từ đây một biểu tƣợng về tƣơng lai đã nẩy
sinh. Biểu tƣợng ấy ngày càng đƣợc phong phú và hiện thực hoá theo năm tháng
sống trong nhà trƣờng thậm chí là cả cuộc đời.
Trong cuộc sống và học tập ở nhà trƣờng, SV phải tham gia vào nhiều hoạt
động khác nhau nhƣ: học tập, nghiên cứu, lao động, tu dƣỡng, rèn luyện, văn nghệ,
thể dục thể thao...Vì thế, vấn đề đặt ra cho mỗi SV cần phải xây dựng cho mình lối
sống và học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của bản thân, phù hợp với điều
kiện hiện tại. Đồng thời đáp ứng đƣợc những yêu cầu của nhà trƣờng và xã hội.

7


Lối sống văn hoá, lịch sự và văn minh là lối sống tích cực của cá nhân nhằm
thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống, cho phép họ giải quyết
các vấn đề xẩy ra trong cuộc sống một cách tự tin đảm bảo cho mình có cuộc sống
an tồn và hạnh phúc. Khi SV xác định đƣợc những giá trị đích thực của cuộc sống
và có kỹ năng sống. SV sẽ tự tin hơn trong cuộc sống của mình và tự định hƣớng đi
cho mình trong tƣơng lai, tự khẳng định vị trí của mình trong mọi lĩnh vực, biết tự
đánh giá mình và khơng mặc cảm với bản thân. Vì vậy các yếu tố tác động đến lối
sống của SV là rất quan trọng và có tác động lớn, khơng thể thiếu trong giáo dục
nghề nghiệp cho sinh viên.

Mô tả rõ thực trạng lối sống và đánh giá đúng những nhân tố tác động đến lối
sống của SV trong Nhà trƣờng sẽ góp phần làm cho sự nghiệp đào tạo có chất
lƣợng, thực hiện mục tiêu học tập là " Học để biết, Học để làm, , Học để chung
sống, Học để làm ngƣời "[24]. Chính vì vậy, việc tạo lập lối sống tự giác, tích cực
chủ động, sáng tạo cần đƣợc SV quán triệt ngay từ những năm học đầu khi mới
bƣớc vào trƣờng.
Việc hình thành lối sống văn hố tiến bộ ở trƣờng CĐSP Thái Bình là một
cơng việc hết sức phức tạp. Nó địi hỏi mỗi SV phải có tinh thần nỗ lực, quyết tâm
cao và phải có quan điểm nhìn nhận và giải quyết các vấn đề của cuộc sống một
cách biện chứng. nó phải là một hệ thống ổn định trong lối sống, việc làm của mỗi
SV nhằm "Phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ kiến thức khoa học và cơng nghệ
hiện đại, có tƣ duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp".
Mỗi SV chỉ có thể đạt đƣợc những kết quả học tập, rèn luyện cao nhất, mỗi
khi đã biến các yêu cầu trong nội dung, phƣơng pháp đào tạo thành những việc làm,
lối sống có tính hợp lý, khoa học thiết thực và sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ
đƣợc giao và có ý thức trong việc rèn luyện tƣ duy khoa học, phát huy cao độ sự nỗ
lực của bản thân, kết hợp với sự giúp đỡ của bạn bè và tập thể.
Hoạt động sống của SV trong trƣờng CĐSP là một hoạt động phức tạp, nó
phụ thuộc vào nhiều nhân tố, điều kiện nhƣ: Nhân tố khách quan (tác động của kinh
tế thị trƣờng, gia đình) và nhân tố chủ quan (mục đích, động cơ học tập, lựa chọn

8


ngành học, tính cách)... Chính những nhân tố đó là điều kiện có tác dụng quyết định
trực tiếp sự thành cơng trong q trình thực hiện mục tiêu đào tạo.
Những tập thể SV trƣờng CĐSP Thái Bình nói chung và cá nhân từng SV
nói riêng phải chú trọng, hình thành, rèn luyện lối sống văn hố sƣ phạm. Vì đó là
yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và củng cố, phát triển tập thể SVtrong trƣờng
nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời lao động, vừa

có tƣ tƣởng cách làm khoa học, vừa có tình cảm đẹp và có ý thức làm chủ bản thân,
ra ngồi xã hội.
Hơm nay là SV nhƣng một ngày không xa nữa những SV này trở thành
ngƣời cán bộ, giáo viên đảm nhiệm những công việc trong sự nghiệp trồng ngƣời
góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Sự thành công đến
mức độ nào trong sự nghiệp của mình trong tƣơng lai, có phần tuỳ thuộc đáng kể
vào lối sống, kết quả học tập và nghiên cứu ngày hôm nay khi đang ngồi trên ghế
nhà trƣờng của họ.
Thực tế việc hình thành, rèn luyện lối sống cho SV đã và đang đƣợc đặt ra
đối với trƣờng CĐSP Thái Bình. Đây khơng phải là vấn đề mới song vấn đề này cần
đƣợc đi sâu tổ chức nghiên cứu thực trạng và những yếu tố tác động đến lối sống
của SV là một việc làm rất cần thiết, ý nghĩa để xây dựng các giải pháp một cách cụ
thể, thiết thực, khoa học hơn nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục lối sống cho
SV. Bên cạnh đó, thực tiễn những thay đổi nhanh chóng trong xã hội hiện nay có
tác động lớn đến SV. Bên cạnh những yếu tố tích cực, những ảnh hƣởng tiêu cực
của cơ chế thị trƣờng, sự du nhập của lối sống thực dụng lại càng tạo ra áp lực, cám
dỗ, lôi kéo SV vào những hành động liều lĩnh, trở thành nạn nhân của tình trạng lạm
dụng hay bạo lực, căng thẳng, mất lịng tin, mặc cảm. Thái Bình là tỉnh thuần nơng,
nhân dân có tinh thần hiếu học, cần cù, chịu khó. Đa số SV Nhà trƣờng sống phụ
thuộc, thụ động và thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống nên có thể ứng phó chƣa tốt
trƣớc các áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệu là các áp lực tiêu cực dễ sa
vào các tệ nạn xã hội.

9


Mặt khác, nghiên cứu những yếu tố tác động đến lối sống của SV không phải
là vấn đề mới. Ở các nƣớc châu Âu, Hoa Kỳ và một số nƣớc khác trên thế giới hoạt
động nghiên cứu này cũng đã có từ lâu và diễn ra thƣờng xuyên. Ở Việt Nam trong
những năm gần đây và trƣớc đó đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đặc điểm,

thực trạng lối sống của thanh niên, học sinh, SV nhƣ: Lê Nhƣ Hoa, Mạc Văn Trang,
PGS.TS Nguyễn Công Khanh(2003), PGS.TS Nguyễn Quý Thanh(2009)…Nhƣng
cho đến thời điểm này chƣa có một tài liệu nào nghiên cứu về những yếu tố tác
động đến lối sống của SV trƣờng CĐSP Thái Bình.
Xuất phát từ những vấn đề trên và thực tiễn trong công tác giáo dục đạo đức,
lối sống trong nhà trƣờng đã gợi ý cho ngƣời viết ý tƣởng lựa chọn nghiên cứu đề
tài: "Thực trạng và những yếu tố tác động đến lối sống của sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm Thái Bình hiện nay" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng lối sống của SV trƣờng CĐSP Thái Bình
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến lối sống của SV trƣờng CĐSP Thái Bình.
- Đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao việc giáo dục lối sống cho SV
trƣờng CĐSP Thái Bình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng lối sống SV trƣờng CĐSP Thái Bình.
- Nghiên cứu những yếu tố tác động đến lối sống của SVNhà trƣờng.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao việc giáo dục đạo đức, lối sống
cho sinh viên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
SV06 khoa: Khoa tự nhiên, Khoa xã hội, Khoa năng khiếu, Khoa tiểu học,
Khoa mầm non và Khoa ngoại ngữ.

10


3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Thực trạng và một số yếu tố tác động đến lối sống của SV trƣờng CĐSP Thái
Bình hiện nay.

4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1:Thực trạng lối sống hiện nay của SV trƣờng CĐSP Thái Bình biểu
hiện nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến lối sống của SV trƣờng CĐSP
Thái Bình?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Đa số SV trƣờng CĐSP Thái Bình có lối sống không lành mạnh, thực
dụng coi trọng vật chất, đồng tiền.
H2: Đa số SV trƣờng CĐSP Thái Bình thiếu tinh thần hợp tác, ý thức kỷ luật
kém, quan niệm về tình u hơn nhân khơng rõ ràng.
H3: Yếu tố kinh tế thị trƣờng và gia đình có tác động đến lối sống của SV
trƣờng CĐSP Thái Bình.
H4: Yếu tố mục đích, động cơ học tập; lựa chọn ngành học; tính các bạn bè;
lối sống cá nhân có có tác động đến lối sống của SV trƣờng CĐSP Thái Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong qua trình tiến hành, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp hồi cứu tài liệu.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu khảo sát.
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phƣơng pháp xử lý thông tin (sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và
QUESTđể phân tích, xử lý số liệu).
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào mô tả thực trạng và phát hiện, đánh giá 02 nhóm nhân tố
(khách quan, chủ quan) tác động đến lối sống của SV trƣờng CĐSP Thái Bình

11


7. Kết cấu luận văn

Luận văn có kết cấu 3 phần:
Mở đầu
Nội dung:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết
Chương 2:Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng lối sống của SV trường CĐSP Thái Bình
Chương 4: Những yếu tố tác động đến lối sống của SV trường CĐSP Thái bình
Tài liệu tham khảo và các phụ lục

12


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Thuật ngữ “lối sống” lần đầu tiên đƣợc nhà xã hội học ngƣời Đức, Max
Weber (1864-1920) sử dụng nhƣ một khái niệm khoa học trong cơng trình nghiên
cứu Xã hội học. Sự phân tầng của xã hội đƣợc Weber mô tả nhƣ hình tam giác:
phần đỉnh của tam giác là tầng lớp trên- những ngƣời chủ sở hữu tƣ liệu sản xuất,
phần giữa là tầng lớp trung lƣu và phần đáy là tầng lớp ngƣời nghèo không của cải.
Mỗi tầng lớp lại chia thành những nhóm nhỏ dựa trên địa vị, cơ may, thu nhập và
tiện nghi sinh hoạt khác với những “lối sống” và “mức sống” khác nhau. Chính lối
sống, kiểu sống của các nhóm này nói lên sự phân tầng của xã hội khi đƣợc ông mô
tả bằng số liệu thống kê xã hội học [14].
Vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ở Liên Xô và
các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác trƣớc đây, các nhà xã hội học và triết học đã phát
triển mạnh mẽ lý thuyết “Lối sống xã hội chủ nghĩa” hay “lối sống xã hội chủ nghĩa
Xô Viết” với hàng trăm tác phẩm đã đề cập đến bản chất, cấu trúc và chức năng xã
hội của lối sống, chẳng hạn N.M. Kêgiêrov với “Vấn đề lối sống trong chiến dịch
tuyên truyền tƣ sản hiện nay”, V.I.Daxêpin với tác phẩm “Lối sống xã hội chủ nghĩa

và sự phát triển về mặt tinh thần của con ngƣời”, X.X.Visnhicôxki “ Lối sống Xô
Viết hôm nay và ngày mai”.
Buđapét(1975), hội thảo quốc tế chuyên bàn về vấn đề lối sống: tác giả đã đề
cập tới vấn đề lối sống dựa vào khái niệm "hoạt động" cũng có tác giả nêu lên khái
niệm lối sống theo nghĩa rộng, tức là bao hàm cả sinh hoạt hàng ngày. Các tác giả
đã làm rõ lối sống là những hình thức cố định, điển hình của hoạt động sống cá
nhân và tập đoàn của con ngƣời, những hình thức ấy nói lên những đặc điểm về sự
giao tiếp, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động xã hội-chính trị
sinh hoạt và giải trí[23].
Tuy có nhiều quan điểm và cách hiểu bản chất của lối sống khác nhau nhƣng
các nhà nghiên cứu các tác phẩm đều nhất trí với nhau rằng: khái niệm lối sốngđƣợc

13


đặc trƣng cho một hiện thực xã hội, nó là bản chất của một HTKTXH nhất định
đƣợc thể hiện trong đời sống hàng ngày của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã
hội khác nhau trong hoạt động sống của cá nhân. Lối sống đƣợc mô tả nhƣ một tập
hợp những yếu tố của đời sống vật chất, xã hội và tinh thần của mỗi giai cấp, tầng
lớp xã hội và của nhóm ngƣời hay từng ngƣời trong xã hội, hoặc đƣợc xem xét nhƣ
một phƣơng thức hoạt động sống của cả một xã hội.
Về nghiên cứu biểu hiện của lối sống, giáo dục lối sống từ sau những năm 90
của thế kỷ XX phải kể đến một số cơng trình tiêu biểu nhƣ sau:
Trung tâm Canh tân và Công nghệ giáo dục thuộc tổ chức Bộ trƣởng giáo
dục Đông Nam Á (1992): Giá trị trong hành động.Tài liệu đã trình bày một cách tỉ
mỉ về vấn đề giáo dục lối sống trong nhà trƣờng và vấn đề đƣa giáo dục giá trị vào
nhà trƣờng và cộng đồng các nƣớc Inđônêxia, Philiphin, Malaysia và Thái Lan[13].
Beginning teaching and beyond- Social Sclence Press – australia(2002): các
tác giả đã trình bày một cách cơng phu, tỉ mỉ về q trình giảng dạy trong các
trƣờng học ở Úc, nêu lên những vấn đề về lý luận giáo dục kỹ năng sống cho SV.

Bên cạnh đó tác giả cịn nêu lên những biểu hiện về lối sống của SV…[36].
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Vấn đề lối sống đƣợc đề cập đến một cách phong phú. Từ năm 1980, nhiều
vấn đề lý luận về lối sống đã đƣợc một số tác giả tập trung nghiên cứu:
- Tác giả Vũ Khiêu với: “lối sống là gì”, bên cạnh đó tác giả Hà Xn
Trƣờng với bài báo: “Từng bƣớc xây dựng nền văn hóa mới” đã đề cập đến nếp
sống văn hóa và những mặt biểu hiện của nó[27].
- Tác giả Lê Nhƣ Hoa đề cập tới khi “Bàn về lối sống, nếp sống xã hội chủ
nghĩa”[5]. Đây là một cơng trình nghiên cứu lý luận và trình bày một cách hệ thống
các khái niệm, các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt Nam theo mơ hình CNXH
bao cấp (trƣớc năm 1986).
Những cơng trình này cho thấy các tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận của lối
sống theo những quan điểm khác nhau về mặt lý thuyết và phƣơng pháp luận cho
việc nghiên cứu và xây dựng lối sống XHCN chống lại lối sống TBCN.

14


Những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi đất nƣớc đổi mới trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, có nhiều cơng trình nghiên cứu lối sống, đặc biệt là lối sống SV
ở các khía cạnh khác nhau, từ đó đã phác họa đƣợc bức tranh sinh động về lối sống
của HS, SV và đã đề ra những giải pháp giáo dục lối sống cho giới trẻ. Một số cơng
trình tiêu biểu nhƣ:
- Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc (2001): Một số vấn đề về lối sống, đạo đức,
chuẩn giá trị xã hội. Trong đó các tác giả chỉ rõ xu hƣớng chuyển đổi của lối sống,
đạo đức và chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Sau khi phân
tích thực trạng lối sống, đạo đức. Các tác giả cũng đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp
xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới[17];
- Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc (2003):Điều tra thực trạng đạo đức, tƣ tƣởng
chính trị và lối sống của thanh niên học sinh, sinh viên hiên nay. Tập thể tác giả đã

phát hiện, mô tả thực trạng(chất lƣợng) đạo đức, tƣ tƣởng chính trị và lối sống của
thanh niên HS,SV. Từ đó dự báo xu hƣớng, đánh giá ba mặt: đạo đức, chính trị tƣ
tƣởng và lối sống của thanh niên HS, SV ở ba bình diện: Nhận thức, thái độ, hành vi
trên để làm cơ sở cho những giải pháp giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, lối sống
của thanh niên HS, SV trong chiến lƣợc phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam
trong thời kỳ CNH, HĐH[18].Ngồi ra, đề tài cịn đƣa ra các chỉ số cơ bản để đánh
giá về các mặt đạo đức, tƣ tƣởng chính trị và lối sống của HS, SV ở 13 trƣờng
Trung học phổ thông, 13 trƣờng Đại học ở 3 vùng đó là TP.Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh và TP. Đà Nẵng. Đặc biệt là các chỉ báo cơ bản cần đánh giá trong lối sống
nhƣ: Tích cực, chủ động, linh hoạt; Giản dị, tiết kiệm, lành mạnh; Tính có kế hoạch,
có mục đích; Sự đồng cảm, chia sẻ; Khả năng thích ứng; Tinh thần kỷ luật; Tinh
thần hợp tác; Tín ngƣỡng; Tình u, hôn nhân.
- Tác giả Văn Hùng cùng với bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở
cửa”[29], đã phản ánh tình hình thay đổi lối sống của thanh niên trong thời kỳ mở
cửa ra nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện
mới.

15


- Tác giả Mạc Văn Trang với cơng trình; “Đặc điểm lối sống của SV hiện
nay và những phƣơng hƣớng, biện pháp giáo dục lối sống cho SV” [25], đã xác định
LSSV và nêu ra một hệ thống những đặc điểm cơ bản của LSSV đƣợc biểu hiện qua
một loạt các hoạt động. Đặc biệt cơng trình đã tiến hành khảo sát, thống kê các số
liệu để đƣa ra những mặt tích cực và tiêu cực trong LSSV và đề xuất nhƣng biện
pháp giáo dục LSSV. Nhƣ vây, tác giả tránh chỉ đề cập đến lý luận về LSSV mà đã
tiếp cận LSSV bằng những phƣơng pháp cụ thể, mô tả các biểu hiện cụ thể của
LSSV trong cuộc sống hiện thực của họ.
- Tác giả Nguyễn Ánh Hồng: “Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của SV
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”[20]; Tác giả Đặng Quang

Thành: “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong
cơng cuộc đổi mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”[21]; Tác giả Võ Đang Khoa:
"Tổ chức giáo dục đạo đức cho sinh viên thơng qua hoạt động của Đồn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên ở Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nha Trang"
[22];Tác giả Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang với đề tài: “Thực trạng lối sống
của SV Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên”[32]. Các tác giả đã làm phong phú thêm
việc nghiên cứu LSSV và trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng giáo dục đạo
đức hiện nay của các nhà trƣờng đã đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục đạo
đức cho HS, SV, thực hiện mục tiêu đào tạo của từng nhà trƣờng.
- Trần Thị Minh Đức với cơng trình “Ảnh hƣởng của môi trƣờng ký túc xá
SV với LSSV nội trú”[30], đã đƣa ra thực trạng lối sống của SV cả mặt tích cực lẫn
mặt tiêu cực tại mơi trƣờng ký túc xá và đƣa ra những kiến nghị nhằm cải tạo điều
kiện sống ở ký túc xá cho SV cũng nhƣ đƣa ra những biện pháp giáo dục lối sống
văn hóa cho SV nội trú.
- Tác giả Huỳnh Khái Vinh: Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị
xã hội [10]; tác giả Nguyễn Hồng Hà: Môi trƣờng văn hóa với việc xây dựng lối
sống và con ngƣời việt nam [8]; tác giả Võ Văn Thắng: Xây dựng lối sống ở Việt
Nam hiện nay [9]; Ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng đối với việc xây dựng lối
sống ở nƣớc ta hiện nay [34]; Báo nhân dân: Lối sống có văn hóa và thiếu văn hóa

16


[35]. Các tác giả đã đề cập đến vấn đề chuẩn giá trị, về mơi trƣờng văn hóa xây
dựng lối sống, về những yếu tố tác động đến lối sống. Đặc biệt là bài báo “lối sống
có văn hóa và thiếu văn hóa”sau khi đƣa ra thực trạng, nguyên nhân những vụ tự tử
ở Việt Nam hiện nay đã đề xuất giải pháp giáo dục hiện tƣợng "lối sống thiếu văn
hóa" là "gia đình và đồn thể phải dang tay đón họ vào cuộc sống, vào hoạt động
lành mạnh, trong sáng…nâng cao kiến thức để họ hiểu giá trị đích thực của chânthiện-mĩ…", xây dựng gia đình văn hóa mới.
- Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cùng với các cộng sự đã điều tra, phân tích các

số liệu thực tế và chỉ ra những mặt ƣu và khuyết trong lối sống của SV sƣ phạm qua
đề tài: “xây dựng lối sống đạo đức mới cho SV Đại học Sƣ phạm phục vụ CNH,
HĐH đất nƣớc”[26]. Cơng trình đã nêu lên những biểu hiện về lối sống và đạo đức
của sinh viên sƣ phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó đề xuất những phƣơng hƣớng
và biện pháp giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh cho SV. Giống nhƣ tác giả Mạc
Văn Trang, tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng đã tiếp cận LSSV Sƣ phạm trên một số
hoạt động tiêu biểu nhƣ:
- Biểu hiện của LSSV trong hoạt động học tập
- Biểu hiện của LSSV trong quan hệ giao tiếp, ứng xử
- Biểu hiện của LSSV trong sinh hoạt tập thể và cá nhân
- Biểu hiện của LSSV trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi
Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu trên của các tác giả chủ yếu mô tả
khái quát về đời sống SV, chƣa đi sâu vào một hoạt động cơ bản tiêu biểu nào đặc
trƣng cho lối sống của SV và những yếu tố tác động đến lối sống của SV Trƣờng
Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm lối sống và các thuật ngữ có liên quan
* Quan niệm lối sống
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống: Lối sống là một trong
những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Lối sống đƣợc hình thành

17


trên cơ sở những điều kiện và các mối quan hệ kinh tế xã hội của một phƣơng thức
sản xuất nhất định, phù hợp với một HTKTXH nhất định. Lối sống bị quyết định
bởi các điều kiện sinh hoạt khách quan, đồng thời cũng phụ thuộc cả vào các nhân
tố chủ quan. Lối sống có mang tính giai cấp.
- Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về lối sống: Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời đầu

tiên đƣa ra vấn đề xây dựng đời sống mới. Trong nhiều bài nói, bài viết Chủ tịch Hồ
Chí Minh thƣờng dạy cán bộ và nhân dân ta ra sức thực hành đời sống mới. Tƣ
tƣởng đó của ngƣời đƣợc tập trung chủ yếu trong hai tác phẩm “Đời sống mới” và
“Sửa đổi lối làm việc”.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Đời sống mới bắt đầu từ mn mặt của đời sống hàng ngày, có liên quan tới mối
quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội. Xây dựng đời sống mới phải
bắt đầu từ dân, hết lịng vì dân. Để xây dựng đời sống mới phải đào tạo ra những
ngƣời kiểu mẫu, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên tạo ra những nhân tố mới để
từ đó nhân ra, phát triển lên.
- Khái niệm lối sống
Tác giả V.I.Tolstykh đã định nghĩa khái niệm lối sống theo quan điểm triết
học: “Lối sống là những hình thức cố định, điển hình đối với những quan hệ xã hội
lịch sử cụ thể của hoạt động sống cá nhân và tập đồn của con ngƣời, những hình
thức ấy nói lên những đặc điểm về sự giao tiếp, hành vi và nếp nghĩ của họ trong
các lĩnh vực lao động, hoạt động lĩnh vực xã hội – chính trị, sinh hoạt và giải
trí”[11, tr 6].
Theo định nghĩa của V.I.Tolstykh, lối sống là phạm trù rất rộng mang tính
phổ biến. Nó vừa bao hàm các khía cạnh kinh tế lẫn khía cạnh tâm lý, xã hội có liên
quan đến những đặc điểm hành vi và giao tiếp của cá nhân và của các tập đoàn xã
hội. Nhƣ vậy, lối sống ở đây đƣợc coi nhƣ là một hiện tƣợng xã hội chỉnh thể. Ơng
khơng chấp nhận quan niệm lối sống chỉ bao gồm mặt ngoài của hoạt động sống mà
đề cập tới bản chất của nó bởi vì lối sống theo ơng là “phịng thí nghiệm” thƣờng
xun hoạt động để con ngƣời tái sản xuất bản chất của mình trong quá trình lao

18


động, hoạt động xã hội, sinh hoạt và vui chơi giải trí. Nó cho phép khám phá bản
chất bên trong của hiện thực xã hội, tuy nhiên khơng vì vậy mà tách rời biểu hiện

sinh động và phong phú của nó.
Có thể nói lối sống theo tác giả V.I.Tolstykh trƣớc hết là một kiểu sống nhất
định đƣợc hình thành một cách khách quan trong một xã hội, một giai cấp hay một
tập đồn. Nhƣng khi muốn nói lên một “cái chung” nào đó đối với đa số ngƣời, khái
niệm lối sống vẫn mang tính linh hoạt và cơ động vì nó liên quan chặt chẽ đến hoạt
động sống của mỗi cá nhân. Bất cứ cá nhân nào đều có những đặc điểm tâm lý “cá
biệt” của cái riêng nhƣng vẫn có cái “điển hình” của cái chung. Do vậy mà khái
niệm lối sống phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái
đơn nhất của quá trình phát triển của một chế độ xã hội.
Theo tác giả N.I.Kapustin: “Lối sống là những khía cạnh xã hội nhƣ sự hài
lịng về lao động, khơng khí tâm lý trong các tập thể sản xuất, hành vi con ngƣời
trong các tập thể sản xuất, trong sinh hoạt ở gia đình và tất nhiên cả thái độ đối với
xã hội, đối với tổ quốc, những lý tƣởng sống mà các thành viên xã hội tự chọn lấy
cũng nhƣ những phƣơng pháp đạt tới những lý tƣởng ấy, đời sống tinh thần của con
ngƣời”[15,tr 9].
Khái niệm lối sống theo quan niệm của tác giả N.I.Kapustin xét đến cùng thì
do phƣơng thức sản xuất quyết định. Cho dù chịu sự tác động mang tính quyết định
của phƣơng thức sản xuất nhƣng lối sống không phải là kết quả thụ động của ảnh
hƣởng ấy mà đến lƣợt mình lối sống tác động lại một cách tích cực đối với sự phát
triển của phƣơng thức sản xuất. Do đó mà các quan hệ xã hội đối với lực lƣợng sản
xuất luôn đƣợc thực hiện qua lối sống của con ngƣời.
Nhà tâm lý học Xô Viết E.V.Sôrôkhôva đã quan niệm: “Lối sống là tồn bộ
những hình thức hoạt động sống tiêu biểu xuất hiện trong những quan hệ kinh tế xã hội nhất định của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, cá nhân trong sản xuất
vật chất và tinh thần, trong phạm vi xã hội - chính trị và riêng tƣ thƣờng ngày trong
những mối quan hệ qua lại của mọi ngƣời và trong đời sống cá nhân”[15, tr 16].

19


Nghiên cứu lối sống theo tác giả chính là nghiên cứu đời sống thực của con ngƣời

bởi vì lối sống là phƣơng thức hoạt động đã đƣợc xác định.
V.I.Daxêphin quan niệm: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động
của con ngƣời trong một tổng thể thống nhất với mơi trƣờng hoạt động của xã hội
và cá nhân”[33].
Daxêphin cịn đƣa ra "5 dạng hoạt động của lối sống là:
- Hoạt động cải tạo
- Hoạt động định hƣớng
- Hoạt động nhận thức
- Hoạt động giao tiếp
- Hoạt động nghệ thuật"
Theo Daxephin lối sống đƣợc xem là phƣơng thức tác động tƣơng hỗ giữa
môi trƣờng xã hội với cá nhân hoặc với tập đồn ngƣời. Đó là phƣơng thức hoạt
động hàng ngày có tính bền vững của con ngƣời nhằm thực hiện và phát triển nhu
cầu của họ. Nhƣ vậy, lối sống trƣớc hết có liên quan đến những đặc điểm việc làm
thảo mãn những nhu cầu của con ngƣời. Đó cũng chính là phƣơng thức hoạt động
hàng ngày có tính chất bền vững của con ngƣời nhằm thực hiện và phát triển nhu
cầu của họ.
Ở Việt Nam, trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945, khái niệm phong hóa và
phong tục đƣợc sử dụng rộng rãi trong ngơn ngữ nói và viết. Cuộc cải biến phong
hóa dân tộc ở nƣớc ta đƣợc mở đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX và phát triển
mạnh thành phong trào đời sống mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động từ năm
1946. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, một hội đồng nghiên cứu về lối sống
XHCN đƣợc thành lập và Việt Nam là một thành viên tích cực. Cho đến nay chủ đề
lối sống đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
nhân văn ở nƣớc ta.
Theo Trần Văn Bính: "Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ
hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong
những điều kiện của một HTKTXH nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời

20



sống trong lao động và hƣởng thụ, trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, trong sinh
hoạt tinh thần và văn hóa"[2]
Theo nhóm tác giả Trần Kiều, Hà Nhật Thăng, Vũ Trọng Rỹ và Lƣu Thu
Thủy: "Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt,
thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự…) tạo nên cái riêng của
mỗi cá nhân hay một nhóm ngƣời nào đó"[6].
Hay theo Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định hƣớng, có
chất lƣợng lý tƣởng. Lối sống là phƣơng cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc,
nền văn hóa, đặc trƣng văn hóa của một con ngƣời hay một cộng đồng". Tác giả cịn
giải thích thêm: "Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành nhƣ: Cách thức lao
động, làm ăn, kinh doanh…; Các phong tục tập quán; Cách thức giao tiếp, ứng xử
với nhau; Quan niệm đạo đức và nhân cách".[28].
Theo Lê Đức Phúc: "Lối sống là khái niệm dùng để chỉ tồn bộ những hình thức
hoạt động mang tính ổn định, đặc trƣng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này
đƣợc quy định bởi trình độ nhận thức bởi lẽ sống cũng nhƣ điều kiện thỏa mãn những
nhu cầu liên quan đến giá trị văn hóa"[12].
Tất cả các định nghĩa đƣợc dẫn ra trên đây, dù hoàn toàn chƣa đủ tính đại
diện cao cho hàng trăm định nghĩa về lối sống từng đƣợc nêu ra nhƣng cũng phần
nào phản ánh đƣợc tính chất phức tạp của nó. Mỗi định nghĩa về "lối sống" dƣờng
nhƣ đã chỉ ra đƣợc một hoặc một số đặc tính quan trọng nào đó của cái cần đƣợc
định nghĩa. Song nhìn chung, các khái niệm về lối sống đều gặp nhau ở những điểm
sau: Một là, xem lối sống là một dạng hoạt động sống của con ngƣời; Hai là, hoạt
động sống này phụ thuộc chặt chẽ vào phƣơng thức sản xuất và hoạt động sống của
con ngƣời; Ba là, nó thể hiện đặc trƣng riêng của từng cộng đồng ngƣời.
Từ việc tìm hiểu và phân tích của các tác giả trên. Kế thừa và phát huy khái
niệm dựa trên những định nghĩa đó cũng nhƣ làm phong phú thêm khái niệm lối
sống. Chúng tơi tạo lập cho mình một khái niệm về lối sống nhƣ sau: Lối sống là
phương thức hoạt động đã xác định của con người, bao gồm tất cả những dạng


21


×