Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Biến đổi kinh tế xã hội và văn hóa của cộng đồng người việt nam định cư ở tỉnh udonthani thái lan 1946 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

_____________________

PISIT AMNUAYNGERNTRA

BIẾN ĐỔI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở
TỈNH UDONTHANI, THÁI LAN (1946 - 2017)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

_____________________

PISIT AMNUAYNGERNTRA

BIẾN ĐỔI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở
TỈNH UDONTHANI, THÁI LAN (1946-2017)
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN QUANG NGỌC

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tên
đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các tài liệu,
số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất xứ. Những
kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận án

PISIT AMNUAYNGERNTRA


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS.
Nguyễn Quang Ngọc, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn
thành luận án này.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới quý thầy cô trong ban lãnh đạo Viện
Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội; ban lãnh đạo và

chuyên viên các phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo, phòng Nghiên cứu Khoa
học Phát triển… đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại Viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các hội của cộng đồng người Việt Nam
tỉnh Udonthani (Thái Lan), các hộ gia đình, người Việt Nam trên địa bàn nghiên
cứu… đã sẵn sàng tham gia khảo sát và trả lời phỏng vấn, tạo mọi điều kiện để tôi
có thể thu thập được những tư liệu quý báu nhất phục vụ mục đích nghiên cứu của
luận án.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã hết
lòng quan tâm và động viên tinh thần để hoàn thành luận án này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận án

PISIT AMNUAYNGERNTRA


MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………..........

1

DANH MỤC BẢNG, HÌNH……………………………………………………..

4

MỞ ĐẦU................................................................................................................

5


1. Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài.........................................................

5

2. Mục đích nghiên cứu…......................................................................................

7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................

8

3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………...

8

3.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..

8

4. Những đóng góp của luận án…………………………………………………..

9

5. Cấu trúc của luận án…………………………………………………………...

9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ
VẤN ĐỀ, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.…………. 11

1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu…………………………………………... 11
1.1.1. Khái quát về tỉnh Udonthani………………………………………. 11
1.1.1.1. Quá trình hình thành……………………………………... 11
1.1.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên..……………………….

15

1.1.1.3. Hệ thống hành chính……………………………………... 19
1.1.1.4. Kinh tế……………………………………………………. 20
1.1.1.5. Dân cư (tộc người)……………………………………….. 21
1.1.1.6. Hệ thống giáo dục và đào tạo…………………………….. 22
1.1.1.7. Y tế……………………………………………………….. 23
1.1.1.8. Văn hóa…………………………………………………... 23
1.1.2. Quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh
Udonthani……………………………………………………......... 26
1.1.2.1. Trước năm 1946………………………………………….. 26
1.1.2.2. Từ năm 1946……………………………………………... 27
1.2. Tổng quan lịch sử vấn đề...........................…………………………………. 29
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam
1


ở Thái Lan……………………………………………...………....

29

1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Thái Lan và một số nước trên
thế giới………………………………..………………….. 29
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam……………………….. 35
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam

ở tỉnh Udonthani………………………………………………….. 40
1.2.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu……………….…………. 43
1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..................................................... 44
1.3.1. Một số khái niệm............…………………........………………….. 44
1.3.2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu.……………………..... 47
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….. 51
1.3.4. Cơ sở tư liệu……………………………………………………….

53

1.4. Tiểu kết chương 1…………………………………………………………... 54
CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI KINH TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
ĐỊNH CƯ Ở TỈNH UDONTHANI………………………………….………....... 57
2.1. Biến đổi kinh tế của cộng đồng người Việt Nam định cư ở tỉnh Udonthani
từ năm 1946 đến 1988……………………………………………………… 59
2.2. Biến đổi kinh tế của cộng đồng người Việt Nam định cư ở tỉnh Udonthani
từ năm 1988 đến 2017……………………………………………………… 84
2.3. Tiểu kết chương 2…………………………………………………………... 94
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở TỈNH UDONTHANI……………….…........ 99
3.1. Biến đổi xã hội của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani……….… 99
3.1.1. Điều kiện môi trường và khu vực sinh sống………………………. 99
3.1.2. Tổ chức xã hội……………………………………………….……. 104
3.1.2.1. Tổ chức xã hội từ năm 1946 đến 1988.………………….. 104
3.1.2.2. Tổ chức xã hội từ năm 1988 đến 2017………………..…. 107
3.1.3. Quan hệ, tính cố kết cộng đồng………………………………….... 109
3.1.3.1. Trong gia đình và cộng đồng…………………………….. 109

2



3.1.3.2. Với chính quyền Thái Lan……………………………….. 110
3.1.3.3. Với người Thái và người Hoa ở tỉnh Udonthani…………. 112
3.1.3.4. Với người Việt Nam ở Việt Nam………………………… 114
3.2. Biến đổi văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani……..… 116
3.2.1. Giáo dục.…………………………………………………………... 116
3.2.1.1. Giáo dục gia đình................................................................ 116
3.2.1.2. Ngôn ngữ............................................................................. 118
3.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng…………………………………………….… 121
3.2.3. Các lễ tiết trong năm…………………………………………….… 123
3.2.4. Nghi lễ hôn nhân và tang ma…………………………………….... 128
3.2.5. Ẩm thực và trang phục……………………………………………. 144
3.2.6. Các công trình văn hóa..............…………………………………... 146
3.3. Tiểu kết chương 3…………………………………………………………... 151
KẾT LUẬN……………………………………………………………………... 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………………………………… 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..... 159
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Udonthani………...

19


Bảng 2.1. Chi tiêu ngân sách quân sự của Hoa Kỳ đối với các dự án
trong miền Đông Bắc Thái Lan……………………………………...

73

Bảng 2.2. Điều tra dân số một số thành phố ở miền Đông Bắc Thái Lan
năm 1947-1980………………………………………………………

75

Bảng 2.3. Tổng số kinh doanh và cửa hàng trong lĩnh vực dịch vụ của
tỉnh Udonthani năm 1960……………………………………………

76

Bảng 2.4. Nghề nghiệp của người Việt tản cư ở tỉnh Udonthani theo
đạo luật lao động năm 1996………………………………………….

89

Hình 1.1. Bản đồ Vương quốc Thái Lan………………………………………...

16

Hình 1.2. Bản đồ tỉnh Udonthani………………………………………………..

16

Hình


4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài
1. Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 4 triệu người,
phân bố trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó, tại khu vực Đông
Nam Á, cộng đồng người Việt Nam tập trung đông nhất tại Lào, Campuchia và
Thái Lan. Tại Thái Lan, có khoảng hơn 100.000 người Việt Nam định cư [188]
phân bố khắp đất nước, chủ yếu ở miền Đông Bắc như tỉnh Udonthani, Nakhon
Phanom, Sakon Nakhon, Nong Khai, Mukdahan, Ubon Ratchathani, v.v.. Cộng
đồng người Việt Nam ở Thái Lan đã xuất hiện khá sớm. Quá trình hình thành cộng
đồng người Việt Nam ở đây đã trải qua nhiều đợt di cư bắt đầu từ giữa thế kỷ 17
đến giữa thế kỷ 20 với nhiều nguyên nhân khác nhau như tìm kiếm vùng đất mới
sinh sống làm ăn, hoạt động cách mạng, bị ép buộc tín ngưỡng, bị bắt làm tù bình
và trốn tránh chiến tranh ở Việt Nam. Đợt di cư lớn nhất của người Việt Nam sang
Thái Lan được bắt đầu từ sự kiện thực dân Pháp quay lại chiếm Lào năm 1946
khiến khoảng 46.700 người Việt Nam [102, tr.10] tại Lào đã phải bỏ sang Thái Lan,
trong đó, tỉnh Udonthani là một trong những nơi được nhiều người Việt Nam lựa
chọn đến lánh nạn nhất.
2. Udonthani là một tỉnh nằm trong phía Bắc của miền Đông Bắc Thái Lan,
cách thủ đô Băng Cốc 562 km và cách thủ đô Viêng Chăn (Lào) khoảng 70 km,
giáp với 6 tỉnh (tỉnh Nong Khai, Khon Kaen, Sakon Nakhon, Kalasin, Nongbua
Lamphu và Loei). Vị trí này khiến Udonthani trở thành một trung tâm chính trị,
kinh tế và giao thông của miền Đông Bắc từ cuối thế kỷ 19. Với vị trí địa lý thuận
lợi thương mại, Udonthani đã thu hút cư dân ở nhiều vùng khác đến nơi đây lập
nghiệp như người Thái, người Hoa và người Việt Nam.
3. Cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani có lịch sử tồn tại và phát
triển hơn một thế kỷ và giữ vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử quan hệ Việt

Nam-Thái Lan, đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nơi

5


đây là một trong những trung tâm quan trọng của cuộc vận động cứu quốc của cộng
đồng người Việt Nam ở Thái Lan từ thời chống Pháp đến giai đoạn chống Mỹ. Đây
cũng chính là nơi Hồ Chủ tịch đã sinh sống trong thời kỳ hoạt động gây dựng phong
trào yêu nước chống thực dân ở Thái Lan (1928-1929). Hiện nay, cộng đồng người
Việt Nam ở tỉnh Udonthani là một trong những khu vực đông người Việt Nam nhất
và một trung tâm kinh tế lớn nhất của người Việt Nam ở Thái Lan. Ngoài ra, đây
cũng là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng người Việt
Nam ở Thái Lan.
4. Cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani có những đặc điểm văn hóa
riêng biệt so với các cộng đồng người Việt Nam ở các khu vực khác. Đây chính là
một trong những khu vực giao lưu ba nền văn hóa gồm văn hóa Thái Lan, văn hóa
Trung Hoa và văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, cộng đồng người Việt Nam Udonthani
còn duy trì được nhiều nét văn hóa truyền thống thể hiện qua những nếp sống và tổ
chức hoạt động văn hóa.
5. Trong quá trình phát triển của cộng đồng người Việt Nam tỉnh Udonthani
đã có những biến đổi liên tục trong những giai đoạn khác nhau và mang những đặc
điểm không đồng nhất cả về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Những biến đổi đó đều
bị tác động do các yếu tố từ các điều kiện và hoàn cảnh xã hội cụ thể như môi
trường tự nhiên và dân cư; sự phát triển kinh tế; văn hóa, giao lưu văn hóa và tôn
giáo tín ngưỡng. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình biến đổi
kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng là các chính sách của chính phủ Thái Lan
đối với người Việt Nam ở Thái Lan trong từng giai đoạn, đặc biệt là từ đầu thập kỷ
1950 đến năm 1988 giai đoạn chính phủ Thái Lan có chính sách và biện pháp
nghiêm khắc và áp đặt người Việt Nam nhất như hạn chế khu vực sinh sống, cấm
làm một số nghề, cấm học, cấm tất cả hoạt động mang tính chính trị trong cộng

đồng, bắt bớ những người có quan hệ với Cộng sản... Những chính sách và biện
pháp của chính phủ Thái Lan trong giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt
cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam tỉnh Udonthani. Để sinh tồn được trong
xã hội Thái Lan, người Việt Nam tìm mọi cách hoà nhập dân tộc với xã hội Thái

6


Lan. Nhưng từ năm 1988 trở đi, chính phủ Thái Lan đã cải thiện quan hệ vơi các
nước láng giềng và thay đổi chính sách và những quy định chặt chẽ trong việc quản
lý người Việt Nam sống tại Thái Lan đã được cải thiện nhiều so với trước kia. Một
số vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân cũng được giải quyết, đặc
biệt là việc cấp quốc tịch Thái Lan cho người Việt Nam làm cho người Việt Nam ở
Udonthani trở thành công dân Thái Lan. Đây là bước ngoặt quan trọng tác động đến
mọi mặt đời sống cộng đồng, biến động người Việt Nam tỉnh Udonthani bắt đầu có
vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của tỉnh cho đến ngày nay. Hiện nay, cộng
đồng người Việt Nam tỉnh Udonthani đã phát triển lớn mạnh thành một trong những
cộng đồng nắm nhiều quyền kinh tế của tỉnh Udonthani, đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển tỉnh Udonthani nói riêng và Thái Lan nói chung, đồng thời đã
và đang góp phần quan trọng trong chức năng làm cầu nối tăng cường quan hệ hợp
tác hữu nghị giữa Thái Lan với Việt Nam.
6. Việc nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan từ trước đến
nay đã nhận được sự quan tâm của nhà nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài. Các
nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về quá trình hình thành, chính sách của chính
phủ Thái Lan đối với người Việt Nam ở Thái Lan, hoạt động cách mạng, hoạt động
kinh tế và sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào đi sâu phân tích quá trình biến đổi kinh tế, xã hội và
văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan nói chung và cộng đồng người
Việt Nam ở tỉnh Udonthani nói riêng.
Với lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa của

cộng đồng người Việt Nam định cư ở tỉnh Udonthani, Thái Lan (1946-2017) làm
luận án tiến sĩ Việt Nam học.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng đến nghiên cứu toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về biến đổi
kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam định cư ở tỉnh Udonthani
(Thái Lan) từ năm 1946 đến 2017, cung cấp cho các nhà nghiên cứu và nhân dân

7


hai nước Việt Nam - Thái Lan những tài liệu khoa học về một cộng đồng người
Việt Nam ở Thái Lan dưới mục đích làm cầu nối cho sự phát triển giữa Việt Nam
và Thái Lan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa
của cộng đồng người Việt Nam định cư ở tỉnh Udonthani (Thái Lan) từ năm 1946
đến 2017 dưới sự tác động của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan, chính sách của
chính phủ Thái Lan đối với người Việt Nam định cư trên đất Thái Lan trong các
giai đoạn và các tác động từ các điều kiện và hoàn cảnh xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Luận án tập trung điều tra khảo sát cộng đồng người Việt Nam đang sinh
sống tại 4 khu của huyện Mueang Udonthani, tỉnh Udonthani gồm khu Sang Luong,
khu Ban Chic, khu Siyek và khu Hayek. Chúng tôi lấy 4 khu đang có người Việt
Nam sinh sống làm đại diện người Việt Nam tỉnh Udonthani với bốn lý do: Thứ
nhất, huyện Mueang Udonthani là nơi tập trung người Việt Nam đông nhất của tỉnh
Udonthani. Thứ hai: khu vực này là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động quan
trọng về kinh tế và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani và
cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan. Thứ ba: đây là nơi tập trung các trụ sở và

các địa điểm văn hóa của người Việt Nam ở tỉnh Udonthani như trụ sở Hiệp hội
Doanh nhân Thái - Việt Nam, trụ sở Hội người Việt Nam tỉnh Udonthani, khu di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ Trần Hưng Đạo, chùa Sunthon Pradit (Khánh
An), v.v.. Thứ tư: khu vực này là một trong những trung tâm quan trọng của cuộc
vận động cứu quốc của cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan từ thời chống Pháp
đến giai đoạn chống Mỹ. Đây cũng chính là nơi Thầu Chín (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

8


đã sinh sống trong thời kỳ hoạt động gây dựng phong trào yêu nước chống thực dân
ở Thái Lan (1928-1929).
Phạm vi thời gian
Luận án tiến hành nghiên cứu biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng
đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani từ năm 1946, là năm tản cư lớn nhất của
người Việt Nam từ Lào sang Thái Lan cho đến năm 2017. Trong đó, luận án tập
trung nghiên cứu người Việt Nam mới (trước đây gọi là người Việt Nam tản cư
hoặc Dn Ợp Pha Dớp) đã tản cư từ Lào sang Thái Lan sau chiến tranh thế giới
thứ hai.
4. Những đóng góp của luận án
4.1. Thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành và Khu vực học, luận án là
một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về biến đổi kinh tế, xã hội
và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Udonthani (Thái Lan) dưới tác
động của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan, chính sách của chính phủ Thái Lan đối
với người Việt Nam định cư trên đất Thái Lan trong các giai đoạn và các tác động
từ các điều kiện và hoàn cảnh xã hội.
4.2. Luận án cung cấp cơ sở tư liệu về một cộng đồng tộc người có vai trò
quan trọng trong phát triển tỉnh Udonthani nói riêng và Thái Lan nói chung, làm
luận cứ khoa học góp phần giúp chính phủ Thái Lan đề ra những chính sách đối với
các tộc người thiểu số ở Thái Lan.

5. Cấu trúc của luận án
Luận án được chia thành 3 chương, trong đó, Chương 1: Tổng quan về địa
bàn nghiên cứu, lịch sử vấn đề, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương
2: Biến đổi kinh tế của cộng đồng người Việt Nam định cư ở tỉnh Udonthani được
trình bày quá trình biến đổi kinh tế của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh
Udonthani theo hai giai đoạn: biến đổi kinh tế của cộng đồng người Việt Nam từ
năm 1946 đến 1988 và biến đổi kinh tế của cộng đồng người Việt Nam từ năm 1988
đến 2017. Chương 3: Biến đổi xã hội và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam
9


định cư ở tỉnh Udonthani được trình bày theo từng vấn đề, trong đó, biến đổi xã hội
tập trung trình bày 3 vấn đề gồm: điều kiện môi trường và khu vực sinh sống; tổ
chức xã hội và quan hệ, tính cố kết cộng đồng. Biến đổi văn hóa tập trung trình bày
6 vấn đề gồm: giáo dục (giáo dục gia đình và ngôn ngữ); tôn giáo tín ngưỡng; các lễ
tiết trong năm; nghi lễ hôn nhân và tang ma; ẩm thực và trang phục và các công
trình văn hóa. Nội dung chủ yếu của luận án tập trung ở chương 2 và chương 3.

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ VẤN
ĐỀ, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Khái quát về tỉnh Udonthani
1.1.1.1. Quá trình hình thành
Những di chỉ khảo cổ tại Ban Chiang1 cho thấy con người đã xuất hiện ở khu
vực Udonthani từ cách đây 5.000 năm [169, tr.49] với nhiều bộ xương, mộ cổ, đồ
gốm sơn đỏ, các hiện vật chôn cùng bằng đồng và các dụng cụ được khai quật khảo

cổ. Ngoài Ban Chiang, công viên lịch sử Phu Phra Bat nằm tại huyện Ban Phue
thuộc tỉnh Udonthani cũng phát hiện ra nhiều bức tranh vẽ màu thời tiền sử trong
hang động và trên các cồn đá như hình con người, hình động vật, hình lòng bàn tay
và các hình dấu hiệu trên vách đá. Nhà khảo cổ học cho rằng việc vẽ bức tượng của
con người thời tiền sử là một phần trong việc làm lễ hoặc làm dấu hiệu giao tiếp với
nhau trong bộ tộc [175, tr.42]. Khu vực Udonthani là nơi sinh sống của con người
từ thời tiền sử đến thời kỳ đầu của lịch sử Thái Lan (từ Ban Chiang, Dvaravati,
Lavo đến Sukhothai) bởi đã phát hiện ra Bai Sema2 thời Dvaravati Lopburi và bức
tranh vẽ vôi trên tường ngôi chùa tại khu vực dãy núi Phu Phan gần chùa Phra
Phutthabat Bua Bok, huyện Ban Phue, tỉnh Udonthani.
Thời vương quốc Ayutthaya, khu vực Udonthani đã xuất hiện trong lịch sử
vào năm 1574 khi vua Bayinnaung của nhà Taungoo ở Miến Điện yêu cầu quân
Xiêm dưới sự chỉ đạo của vua Maha Thammarachathirat và vua Naresuan chinh
phục thành phố Viêng Chăn. Tuy nhiên sau khi quân Xiêm đến thành phố Nongbua
Lamphu3 - một thành trì của vương quốc Lan Xang (Lào) thì vua Naresuan bị bệnh

1

Ban Chiang (Bản Chiềng) là một khu vực khai quật khảo cổ tại huyện Nong Han, tỉnh Udonthani. Khu vực
này được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1992.
2
Bai Sema là cột mốc hình lá đề (bao quanh ngôi chùa).
3
Trước đây, Nongbua Lamphu là một huyện của tỉnh Udonthani nhưng đến năm 1993 Nongbua Lamphu bị
tách ra khỏi tỉnh Udonthani và được thiết lập thành tỉnh Nongbua Lamphu.

11


đậu mùa nên phải rút quân về không đánh Viêng Chăn và Nongbua Lamphu nữa

[169, tr.51].
Thời vương quốc Rattanakosin, khoảng năm 1826-1828, vua Anouvong (Lan
Xang) kéo quân đến thành phố Nakhon Ratchasima với mục đích đánh Xiêm để giải
phóng Lan Xang nhưng bị thất bại. Quân vua Anouvong phải rút quân về đóng tại
Nongbua Lamphu và đánh lại với quân Xiêm cho đến vua Anouvong bị tan rã hết
[169, tr.53].
Năm 1868, vua Chulalongkorn (Rama V) lên ngôi, nhóm Thái Bình Thiên
Quốc (người Thái gọi là Chin Haw) ở Trung Quốc bị chính quyền nhà Thanh trấn
áp, phải lùi xuống phía Nam vào vùng biên giới Xiêm, Lang Xang và Đại Nam.
Nhóm Chin Haw đã khủng bố người dân trong vương quốc Lan Xang khiến vua
Chulalongkorn ra lệnh Phraya Sukhothai và Phraya Phichai dẫn quân tiến đánh
Luangprabang. Ngoài ra, vua Chulalongkorn cũng ra lệnh Phraya Maha Ammat
đánh ở Nong Khai, rồi sau đó vua Chulalongkorn ra lệnh cho Phrachao Phutharapai
kéo quân giúp quân của Phraya Mahaammat. Quân Xiêm đã dẹp yên được nhóm
Chin Haw một thời gian. Tuy nhiên, sau đó, nhóm này vẫn tiếp tục cướp bóc người
dân. Đến năm 1885, Chin Haw đã tập hợp khủng bố trong khu Lao Phuan4 phía
Đông sông Mê Kông. Vua Chulalongkorn cử Phrachao Nongyatho Krommuon
Prachak Silpakom làm tướng phía Nam ở Nong Khai và Chamuen Waiworanat làm
tướng quân phía Bắc đánh ở Luang Prabang. Trong lần hành quân này, Phrachao
Nongyatho Krommuon Prachak Silpakom đã đi qua Ban Dua Mak Khaeng (khu
vực này là tỉnh Udonthani hiện nay) [170, tr.40]. Khi đó, Udonthani chưa có tên
chính thức chỉ xuất hiện tên Ban Mak Khaeng hoặc Ban Dua Mak Khaeng thuộc
thành phố Nong Khai, khu Lao Phuan. Cuối cùng, quân Xiêm đã đánh bại được
nhóm Chin Haw.
Sau khi quân Xiêm đánh bại nhóm Chin Haw, Xiêm phải đối phó với các
hoạt động xâm chiếm của phương Tây. Hồi đó, Pháp và Anh đang đẩy mạnh chính
4

Khu Lao Phuan (tiếng Thái gọi là Môn Thôn Lao Phuân) gồm thành phố Nong Khai, Xieng Khuang, Bori
Kantha Nikom, Phon Phisai, Nakhon Phanom, Tha Uten, Chaiburi, Sakon Nakhon, Mukdahan, Khon Kaen,

Lom Sak, 13 thành phố lớn và 36 thành phố trực thuộc.

12


sách khai thác thuộc địa ở các nước Đông Nam Á. Xiêm cũng nằm trong khu vực và
phải nhường một số lãnh thổ cho hai cường quốc thực dân này. Đặc biệt, là vào
ngày 13 tháng 7 năm 1893, Pháp đưa hai tàu chiến và một thuyền hoa tiêu phong
toả tại cửa sông Chao Phraya và gây ra cuộc chiến tại khu vực pháo đài
Chunlachomklao. Ngày 21 tháng 7 năm 1893, Pháp gửi tối hậu thư cho Xiêm và
yêu cầu Xiêm ký Hiệp ước trong 24 tiếng với nội dung Xiêm phải nhường vùng
lãnh thổ phía Đông sông Mê Kông (Lào) cho Pháp. Sau khi Pháp không nhận được
phản hồi từ phía Xiêm, Pháp đã phong toả vịnh Thái Lan.
Ngày 3 tháng 10 năm 1893, vua Chulalongkorn đồng ý ký hai Hiệp ước với
Pháp với nội dung Xiêm chịu nhường vùng lãnh thổ phía Đông sông Mê Kông cho
Pháp và cấm Xiêm đặt trụ sở quân đội trong phạm vi cách bờ sông Mê Kông 25 km.
Đây là nguyên nhân khiến Phrachao Borommawongtho Kromluang Prachak
Silpakom - Cao ủy khu Lao Phuan đang đặt trụ sở chỉ huy tại thành phố Nong Khai
phải chuyển trụ sở chỉ huy xuống Ban Dua Mak Khaeng (trung tâm tỉnh Udonthani
hiện nay) nằm cách sông Mê Kông khoảng 50 km, bởi khu vực này có vị trí an toàn
cho việc đặt trụ sở chỉ huy. Hồi đó, Ban Mak Khaeng chỉ là cộng đồng nhỏ, có
người sinh sống dưới 200 gia đình. Tên gọi Ban Mak Khaeng được đặt theo tên cây
Mak Khaeng lớn (cà dại hoa trắng) với đường kính khoảng 40 cm có trước khi có
cộng đồng [120, tr.35].
Truyền thuyết về việc xây dựng chùa Matchimawad5 có nói tới việc chuyển
trụ sở chỉ huy khu Lao Phuan “Dùng 200 xe bò làm phương tiện đi đến dòng nước
Suay. “Sadet Chaokrom” hoặc Krommuon Prachak Silpakom thấy khu vực này có
địa hình nhấp nhô, không thích hợp làm thành phố lớn. Vì vậy, Krommuon Prachak
Silpakom đã tản cư nhân dân xuống phía Nam cách dòng nước Suay khoảng 30 km
đến Ban Dua Mak Khaeng. Ông dừng quân xe bò gần cây Phật lớn (bên cạnh chùa

Matchimawad). Ông đã khảo sát thấy vùng đất này có vị trí địa lý thuận lợi và màu
mỡ với nhiều con sông, suối và hồ. Ngoài ra, vùng đất này còn có dòng nước Mak
Chùa Matchimawad là một ngôi chùa gắn liền với người dân Udonthani từ xa xưa. Chùa này được xây dựng
từ năm 1893 dưới sự chủ trì của Phrachao Borommawongtho Kromluang Prachak Silpakom làm Cao ủy khu
Lao Phuan.
5

13


Khaeng mà có nguồn từ núi Phu Phan với nước sạch sẽ chạy xuống suối Huay
Luang. Do vậy, ngày 18 tháng 1 năm 18936, ông đã quyết định đặt trụ sở chỉ huy và
xây thành phố tại khu vực này” [169, tr.57].
Sau khi Phrachao Borommawongtho Kromluang Prachak Silpakom đặt trụ
sở chỉ huy khu Lao Phuan tại Ban Mak Khaeng, ông vẫn tiếp tục làm Cao ủy Khu
Lao Phuan đến năm 1899 lại quay về Băng Cốc làm Thượng thư của Bộ Quốc
Phòng. Tháng 9 năm 1899, Phra Worawongthoe Phraongchao Wathananuwong
được bổ nhiệm làm Cao ủy khu Lao Phuan thay ông. Đồng thời vua Chulalongkorn
đề nghị chuyển tên khu “Lao Phuan” thành khu “Fai Nua” (tiếng Thái gọi là Phài
Nứa) gồm có 12 thành phố trực thuộc là Nong Khai, Nong Han, Khon Kaen, Chon
Nabot, Lom Sak, Kamu Tasai, Sakon Nakhon, Chai Buri, Phon Phisai, Tha Uthen,
Nakhon Phanom và Mukdahan. Từ đây, Ban Mak Khaeng ngày càng được mở rộng
và càng nhiều công chức nhà nước đến làm việc.
Năm 1900, Phra Worawongthoe Phraongchao Wathananuwong đề nghị đổi
tên khu “Fai Nua” thành khu “Udon”, trong đó được chia thành 5 khu vực (tiếng
Thái gọi là Bo ri vên):
1) Khu vực Mak Khaeng có 7 thành phố trực thuộc gồm: thành phố Mak
Khaeng; Nong Khai; Nong Han; Kumphawapi; Kamuthasai; Phonpisai và
Ratthanawapi, trụ sở hành chính đặt tại thành phố Mak Khaeng.
2) Khu vực Pha Chi có 3 thành phố trực thuộc gồm: thành phố Khon Kaen;

Chonnabot và Phu Khiao, trụ sở hành chính đặt tại thành phố Khon Kaen.
3) Khu vực That Phranom có 4 thành phố trực thuộc gồm: thành phố Nakhon
Phanom; Chaiyaburi; Tha Uten và Mukdahan, trụ sở hành chính đặt tại thành phố
Nakhon Phanom.
4) Khu vực Sakon Nakhon có 1 thành phố trực thuộc là thành phố Sakon
Nakhon.
5) Khu vực Nam Hueang có 3 thành phố trực thuộc gồm: thành phố Loei; Bo
Ten và Kaen Thao, trụ sở hành chính đặt tại thành phố Loei [176, tr.31].
6

Ngày 18 tháng 1 năm 1893 được chọn làm ngày thành lập tỉnh Udonthani.

14


Năm 1921, dưới triều vua Vajiravudh (Rama VI), ông quyết định tổ hợp các
khu Udon, Ubon Ratchathani và Roi Et thành miền Isan7, đặt trụ sở hành chính
miền tại thành phố Udonthani. Tuy nhiên, đến năm 1925 dưới triều vua Prajadhipok
(Rama VII) thì miền Isan lại bị hủy bỏ để tiết kiệm ngân sách nhà nước, bởi lúc đó
Xiêm đang bị ảnh hưởng do kinh tế thế giới sa sút.
Năm 1932, tại Xiêm đã xảy ra cuộc đảo chính chuyển chế độ quân chủ
chuyên chế sang quân chủ lập hiến, được gọi là Cách mạng Xiêm 1932. Sự chuyển
biến này khiến hệ thống hành chính ở Xiêm được cải thiện, đặc biệt là hệ thống
hành chính địa phương theo Quyết định hành chính vương quốc Xiêm năm 1932 đã
hủy bỏ hệ thống hành chính “khu” thành “tỉnh” và “huyện”. Do đó, khu Udon bị
hủy bỏ và trở thành tỉnh Udonthani8.
Ngày 10 tháng 9 năm 1941, theo thông báo của văn phòng Thủ tướng Thái
Lan, các tỉnh trong cả nước được tập hợp thành miền (gồm 5 miền), trong đó, tỉnh
Udonthani trực thuộc miền số 3 trụ sở hành chính nằm ở tỉnh Nakhon Ratchasima.
Đến năm 1951, tỉnh Udonthani được chuyển trực thuộc miền số 4 và Udonthani

được chọn làm trụ sở hành chính miền số 4 với nhiều cơ quan nhà nước được đặt
thêm tại đây. Năm 1956, theo Pháp lệnh Quốc hội bản sửa bộ cục của trung ương và
địa phương có nội dung hủy hệ thống hành chính “miền” và chỉ giữ hệ thống hành
chính tỉnh và huyện. Udonthani trở lại đơn vị hành chính cấp tỉnh từ đó cho đến
nay.
1.1.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
Udonthani là một tỉnh nằm ở miền Đông Bắc Thái Lan (16o45'-18o Bắc và
102o-103o Đông), có diện tích 11.730,302 km2 chiếm 2.286% diện tích cả nước.9
Phía Bắc giáp tỉnh Nong Khai, phía Đông giáp tỉnh Sakon Nakhon và Kalasin, phía
Tây giáp tỉnh Loei và Nongbua Lamphu và phía Nam giáp tỉnh Khon Kaen và
Kalasin. Udonthani nằm cách thủ đô Băng Cốc 562 km theo đường Mittraphap
Isan là miền Đông Bắc Thái Lan.
Tên thành phố “Udonthani” có nghĩa là thành phố ở phía Bắc. Đây là tên được Somdet Krompraya
Damrong Rajanubhab đặt trong khi ông đang làm Thượng thư Bộ Nội vụ [169, tr.58].
9
Diện tích của tỉnh Udonthani xếp thứ 4 của miền Đông Bắc Thái Lan (chiếm 6,948% diện tích miền Đông
Bắc Thái Lan) và rộng thứ 11 (chiếm 2,286% diện tích cả nước) của Thái Lan [169, tr.11].
7
8

15


(Quốc lộ 2) về phía Tây Nam, cách tỉnh Nong Khai (tỉnh biên giới Thái Lan-Lào)
khoảng 54 km về hướng Bắc và cách thủ đô Viêng Chăn (Lào) 70 km.

Hình 1.1. Bản đồ Vương quốc Thái Lan
“Nguồn: />
Hình 1.2. Bản đồ tỉnh Udonthani
“Nguồn: />16



Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Udonthani trở thành trung tâm giao thông
phía Bắc miền Đông Bắc Thái Lan kết nối giữa khu vực Đông Bắc Thái Lan và khu
vực Đông Dương [175, tr.15]. Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban Phát triển kinh
tế và xã hội Quốc gia Thái Lan (National Economic and Social Development
Board) cho là tỉnh Udonthani sẽ trở thành trung tâm dịch vụ trong Tiểu vùng sông
Mê Kông mở rộng (Greater Mekong Sub Region Service Complex) để làm trung
tâm tài chính và thương mại với Lào, Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam. Ngoài
ra, Udonthani sẽ trở thành cơ sở giao thông đường không kết nối với các nước trong
khu vực Đông Nam Á lục địa.
Udonthani là thành phố lớn có vị trí ở khu vực trung tâm nên giao thông kết
nối với các tỉnh khác tương đối thuận tiện, bao gồm đường không, đường sắt và
đường bộ. Giao thông đường không có sân bay quốc tế Udonthani (thời kỳ chiến
tranh Việt Nam sân bay này có tên gọi Căn cứ không quân hoàng gia Udon, là cơ sở
tiền tuyến của Không lực Hoa Kỳ), là một trong những sân bay quan trọng nhất của
miền Đông Bắc Thái Lan, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Đường hàng
không Udonthani nối trực tiếp nhiều tỉnh của Thái Lan như Băng Cốc, Chiềng Mai,
Phuket, Hat Yai (tỉnh Songkhla), U-Tapao (tỉnh Rayong). Ngoài đường hàng không
nội địa, sân bay quốc tế Udonthani cũng có đường bay nối trực tiếp Singapore và
Lào10.
Giao thông đường sắt của tỉnh Udonthani nằm trong tuyến đường sắt Đông
Bắc Thái Lan bắt đầu từ Băng Cốc đến tỉnh Nong Khai. Từ ga Nong Khai có
chuyến tàu đi đến ga Thanaleng, thủ đô Viêng Chăn (Lào). Trên địa bàn tỉnh này có
7 nhà ga gồm ga huyện Mueang Udonthani, ga Nong Takai, ga Kumphawapi, ga
Non Sa At, ga Nong Khon Kwang, ga Huai Sam Phat và ga Huai Koeng. Trong đó,
ga huyện Mueang Udonthani là ga chính của tỉnh, nằm tại trung tâm thành phố
Udonthani. Từ nhà ga Udonthani có các chuyến tàu kết nối với nhiều tỉnh như Nong
Khai, Khon Kaen, Nakon Ratchasima, Ayutthaya và thủ đô Băng Cốc.


10

Sân bay quốc tế Udonthani có chuyến bay đến tỉnh Luangprabang, Lào.

17


Giao thông đường bộ, Udonthani kết nối với các địa phương ở Thái Lan
thông qua ba Quốc lộ: Quốc lộ số 2 (tuyến đường từ thủ đô Băng Cốc đến tỉnh
Nong Khai), Quốc lộ số 22 (tuyến đường từ tỉnh Udonthani đến tỉnh Nakhon
Phanom) và Quốc lộ số 210 (tuyến đường từ tỉnh Udonthani đến tỉnh Loei). Thành
phố Udonthani có 2 bến xe khách liên tỉnh có thể đi trực tiếp các tỉnh khác như
Nong Khai, Loei, Khon Kaen, Nongbua Lamphu, Sakon Nakhon, Nakhon Phanom,
Ubon Ratchathani, Phitsanulok, Chiềng Mai, Chiang Rai, Rayong, và thủ đô Băng
Cốc... Ngoài ra, Udonthani còn có tuyến xe khách Udonthani - Viêng Chăn (Lào)
chạy hàng ngày. Giao thông trong nội thành, Udonthani cũng có hệ thống giao
thông công cộng đa dạng như xe buýt, xe taxi, xe ôm và xe Songthaew11 phục vụ
nhiều tuyến đường trong nội thành.
Về địa hình, Udonthani nằm trong hai đồng bằng lớn của miền Đông Bắc
Thái Lan là đồng bằng sông Chi và đồng bằng sông Mê Kông. Khu trung tâm tỉnh
là đồng bằng được gọi là vùng Sakon Nakhon. Udonthani có độ cao trung bình
khoảng 60 m so với mực nước biển [176, tr.34], có các dãy núi bao quanh, với độ
cao từ 200-700 m so với mực nước biển: phía Tây và phía Nam có dãy núi
Phetchabun, phía Đông có dãy núi Dong Phaya Yen và phía Nam có dãy núi San
Kamphaeng và Phanom Dong Rak. Những vùng cao trong tỉnh được phân chia
thành hai khu vực là:
1) Khu vực cao nguyên phía Tây và phía Nam, chủ yếu là vùng núi và một
phần là vùng đồi thấp có mức độ cao khoảng 200 m so với mực nước biển bao gồm
khu vực huyện Nam Som, huyện Nong Wua So, huyện Non Sa At, huyện Si That,
huyện Wang Sam Mo và phía Tây của huyện Kut Chap và huyện Ban Phue có các

dãy núi cao thấp xen kẽ nhau. Một số khu vực khác là vùng đồi thấp xen kẽ với các
thung lũng.
2) Khu vực núi phía Đông Bắc và phía Đông, chủ yếu là vùng đồi thấp xen
kẽ với cánh đồng, có độ cao khoảng 200 m so với mực nước biển, bao gồm khu vực
huyện Ban Phue, huyện Kut Chap, huyện Mueang, huyện Kumphawapi, huyện
11

Xe Songthaew (Sỏng thẻo) là một loại xe chở khách có hai hàng ghế, là xe chuyên chở công cộng phổ biến
ở các tỉnh, các thành phố của Thái Lan.

18


Nong Saeng, huyện Chai Wan, huyện Phen, huyện Thung Fon, huyện Sang Khom
và huyện Ban Dung. Udonthani có đồng bằng bên bờ sông như suối Nam Suay, suối
Huay Luang, suối Phen, suối Dan, suối Phaijanyai, suối Thuan và sông Songkram
[172, tr.10].
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan (Tropical Savanna Climate),
Udonthani chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc từ Trung
Quốc và gió mùa Tây Nam từ biển Andaman. Khí hậu Udonthani phân ra thành 3
mùa rõ rệt: mùa hè kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5; mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến
tháng 11 và mùa Đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 [176, tr.36]. Nhiệt độ trung
bình hàng năm khoảng 27,10 oC; cao nhất vào tháng 3 là 40,7 oC; thấp nhất vào
tháng giêng là 8,3 oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.374,20 mm và một năm
có 118 ngày mưa. Độ ẩm không khí trung bình là 71%; cao nhất là 89% và thấp
nhất là 49% [168].
1.1.1.3. Hệ thống hành chính
Tỉnh Udonthani với hệ thống hành chính địa phương gồm: 1 cơ quan hành
chính tỉnh (Provincial Administrative Organization); 1 cơ quan thành phố (City
Municipality); 3 cơ quan thị xã (Town Municipalities); 20 huyện (District); 67 cơ

quan thị trấn (Subdistrict Municipalities) và 109 cơ quan hành chính thị trấn
(Subdistrict Administrative Organization).
Bảng 1.1. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Udonthani
Tên các huyện

Số đơn vị

Diện tích

Dân số

Quãng

hành chính

(km2)

(điều tra dân

đường từ

số tháng

trung tâm

2/2017) [182]

tỉnh (km)

xã


làng

Mueang Udonthani

20

249

1.094

182.408

-

Kut Chap

7

90

471,54

43.661

22

Nong Wua So

8


78

702,955

44.962

39

Kumphawapi

13

174

660

74.868

43

Non Sa At

6

66

424,913

45.367


53

19


Nong Han

12

161

708,119

88.852

35

Thung Fon

4

37

227,903

24.776

65


Chai Wan

4

51

326,155

23.728

60

Si That

7

86

512

23.824

72

Wang Sam Mo

6

72


709

31.388

96

Ban Dung

13

159

923,768

110.444

85

Ban Phue

13

160

991

102.225

54


Nam Som

7

84

742,129

41.380

95

Phen

11

165

908,089

95.834

43

Sang Khom

6

53


287,179

21.681

68

Nong Saeng

4

38

359

23.294

38

Na Yung

4

42

524

28.503

130


Phibun Rak

3

37

216,56

24.873

42

Ku Kaeo

4

37

186,29

22.118

65

Prachaksinlapahom

3

41


144,808

25.441

28

155

1.880

11.730,302

1.578.884

-

Tổng cộng

“Nguồn: Cơ quan hành chính tỉnh Udonthani ngày 31/12/2014.”
1.1.1.4. Kinh tế
Kinh tế của tỉnh Udonthani, năm 2014 có tổng sản phẩm tỉnh đạt 103,7 tỷ
bạt, đứng thứ nhất trong nhóm các tỉnh phía Bắc miền Đông Bắc, đứng thứ 4 trong
miền Đông Bắc và đứng thứ 24 của Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người năm
2014 đạt 81.419 bạt/năm, đứng thứ 3 trong nhóm các tỉnh phía Bắc miền Đông Bắc,
đứng thứ 5 trong miền Đông Bắc và đứng thứ 50 của cả nước.
Nền kinh tế của tỉnh Udonthani đa dạng bao gồm các lĩnh vực: Nông nghiệp,
công nghiệp, tài chính, xây dựng bất động sản, du lịch, v.v.. Theo thông tin của Ủy
ban Phát triển kinh tế và xã hội Quốc gia Thái Lan, năm 2014, giá trị sản xuất chính
5 ngành đầu của tỉnh gồm: Nông nghiệp đạt 22.556 triệu bạt chiếm 21,7%; Công
nghiệp đạt 15.337 triệu bạt chiếm 14.8%; Giáo dục đạt 13.615 triệu bạt chiếm

13,1%; Kinh doanh bán buôn bán lẻ đạt 11.279 triệu bạt chiếm 10,9%; Tài chính
20


gián tiếp đạt 6.923 triệu bạt chiếm 6,7% và các ngành nghề khác có giá trị đạt
34.032 triệu bạt chiếm 32,8% [167, tr.63-64].
Về thương mại, tỉnh Udonthani có nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, khu
mua sắm và chợ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong tỉnh, các tỉnh lân
cận và người Lào12. Các trung tâm thương mại lớn như Central Plaza, Landmark
Plaza, UD Town, 168 Platinum, Bobae Udon, Premium Outlet, v.v.. Các siêu thị lớn
như Tesco Lotus, BigC, Makro, HomePro, Global House, Boonthavorn, Ngee Sun
Superstore, v.v.. Những khu thương mại quan trọng nằm trên đường Thong Yai Prachak Silapakhom, đường Nittayo - Phosri, khu Hayek, khu Siyek Honarika,
đường Mittraphap (Udonthani - Nong Khai), đường Mittraphap (Udonthani - Khon
Kaen), đường Mittraphap (Udonthani - Nongbua Lamphu). Ngoài ra, Udonthani
còn có các chợ truyền thống, và hiện nay vẫn là nơi tập trung mua sắm của đông
đảo người dân như chợ Thesaban 1, chợ Thesaban 2, chợ Thai Isan, chợ Mueang
Thong, chợ vải Hayek, chợ Ban Huai, v.v..
1.1.1.5. Dân cư (tộc người)
Theo kết quả cuộc điều tra dân số của Tổng cục quản lý địa phương thuộc Bộ
Nội vụ Thái Lan, tháng 2 năm 2017, tỉnh Udonthani có 1.578.884 người, đứng thứ 6
của cả nước. Trong đó, nam 786.169 người (chiếm 49,80%), nữ 792.715 người
(chiếm 50,20%). Mức tăng trưởng dân số trung bình từ năm 2010 đến 2017, là
0,4%. Mật độ dân số tỉnh 134,59 người/km2, trong đó, huyện có dân số sống đông
nhất là huyện Mueang 182.408 người (62.465 hộ gia đình), tiếp đó là huyện Ban
Dung 110.444 người (30.406 hộ gia đình) và huyện Ban Phue 102.225 người
(28.953 hộ gia đình).
Dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 572.527 người (chiếm
56,9% dân số), trong đó, người có việc làm 543.315 người, người thất nghiệp 1.554
người và lao động thời vụ 29.213 người. Những người không nằm trong độ tuổi lao
động là 433.990 người (43,1% dân số), trong đó, có người làm việc tại nhà 109.408

Từ khi Cầu Hữu nghị Thái-Lào số 1 được khánh thành ngày 8/4/1994 đã thu hút người Lào đi vào
Udonthani để mua sắm, khám bệnh và các dịch vụ khác khá nhiều. Tại vì, Udonthani chỉ nằm cách nước Lào
70 km nên rất thuận tiện trong việc đi lại. Ngoài ra, một lý do khác là người Lào chỉ được phép đi vào Thái
Lan tới tỉnh Udonthani. Nếu người Lào muốn đi vào Thái Lan xa hơn Udonthani thì phải có hộ chiếu.
12

21


×