Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Vị thế và vai trò của phụ nữ dân tộc ê đê và mnông trong xã hội truyền thống (qua khảo sát sử thi và luật tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 233 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Lê Thị Quỳnh Hảo

VỊ THẾ VÀ VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC Ê-ĐÊ
VÀ MNƠNG TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG
(QUA KHẢO SÁT SỬ THI VÀ LUẬT TỤC)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Lê Thị Quỳnh Hảo

VỊ THẾ VÀ VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC Ê-ĐÊ
VÀ MNƠNG TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG
(QUA KHẢO SÁT SỬ THI VÀ LUẬT TỤC)

Chuyên ngành:

Việt Nam học

Mã số:

62 22 01 13


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh
2. TS. Lê Hồng Phong

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi, xuất phát từ
ý tưởng và nhận định của tơi, khơng sao chép từ cơng trình nghiên cứu khác.
Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là trung thực, chính xác,
tơi là người trực tiếp xây dựng bảng hỏi và thực hiện phỏng vấn sâu. Các ý
kiến khoa học nêu trong luận án được tác giả kế thừa và trích nguồn theo
đúng quy định.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận án

Lê Thị Quỳnh Hảo


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh và TS. Lê Hồng Phong đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo và góp ý cho luận án của tơi được hồn thành.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội,
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, phịng Khoa học cơng nghệ và

Đào tạo đã làm việc đầy trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình học tập và hồn thành luận án.
Tơi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Đà Lạt, nơi tôi đang
công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn các lãnh đạo Huyện ủy huyện Lắk - tỉnh Đắk Lắk đã tạo
điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian nghiên cứu điền dã.
Tôi xin được cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học tham gia Hội
đồng chấm các chuyên đề trong quá trình học tập; các chuyên gia đã hỗ trợ,
chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hướng để cơng trình nghiên
cứu của tơi được hồn thiện.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên,
chia sẻ với tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả

Lê Thị Quỳnh Hảo


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10
6. Đóng góp của luận án ........................................................................................12
7. Bố cục luận án....................................................................................................13

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................14
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................14
1.1.1 Những nghiên cứu về phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam ......................14
1.1.2 Những cơng trình nghiên cứu về người phụ nữ Ê-đê, Mnông ..................19
1.2 Khái niệm công cụ và Cơ sở lý thuyết .................................................................27
1.2.1 Một số khái niệm công cụ .........................................................................27
1.2.1.1 Khái niệm Vị thế ..................................................................................27
1.2.1.2 Khái niệm Vai trò .................................................................................28
1.2.1.3 Khái niệm Xã hội và Xã hội truyền thống ...........................................29
1.2.1.4 Khái niệm Sử thi...................................................................................31
1.2.1.5 Khái niệm Luật tục ...............................................................................32
1.2.1.6 Khái niệm Mẫu hệ ................................................................................34
1.2.2 Cơ sở lý thuyết ..........................................................................................36
1.2.2.1 Lý thuyết và cách tiếp cận khu vực học ...............................................36
1.2.2.2 Lý thuyết Tộc người .............................................................................37
1.2.2.3 Lý thuyết Giới ......................................................................................39
1.3 Tổng quan về hai tộc người Ê-đê và Mnông.....................................................44

1


1.3.1 Tổng quan về nhóm các tộc người thiểu số khu vực Tây Nguyên ............44
1.3.2 Tộc người Ê-đê...........................................................................................47
1.3.3 Tộc người Mnông.......................................................................................54
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................61
CHƢƠNG 2. VỊ THẾ VÀ VAI TRỊ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ Ê-ĐÊ
VÀ MNƠNG QUA KHẢO SÁT SỬ THI .............................................................62
2.1 Giá trị của người phụ nữ - một nội dung quan trọng của sử thi .......................62
2.1.1 Người phụ nữ tượng trưng cho quyền lực ..................................................62

2.1.2 Người phụ nữ làm chủ gia đình, bếp lửa, quản lý và thừa kế tài sản .........70
2.1.3 Người phụ nữ với sự duy trì giống nịi và phát triển dịng tộc ....................76
2.1.4 Người phụ nữ với lao động sản xuất đảm bảo cuộc sống............................84
2.2 Vị thế của người phụ nữ trước sức mạnh của người đàn ông .........................89
2.2.1 Người phụ nữ là những người nội trợ phục vụ người đàn ông ....................89
2.2.2 Người phụ nữ là đối tượng bị tranh đoạt, là nguyên nhân của chiến tranh .94
2.2.3 Người phụ nữ là đối tượng luôn phải nương tựa vào người đàn ông ..........97
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................99
CHƢƠNG 3. VỊ THẾ VÀ VAI TRỊ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ Ê-ĐÊ
VÀ MNƠNG QUA KHẢO SÁT LUẬT TỤC .....................................................101
3.1 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình, cộng đồng qua luật tục ...................101
3.1.1 Vai trị người phụ nữ trong xây dựng cuộc sống gia đình và giáo dục
con cái ..................................................................................................................101
3.1.2 Vai trò của người phụ nữ trong duy trì nịi giống ......................................104
3.1.3 Vai trị của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất - kinh tế ....................106
3.1.4 Vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động văn hóa tâm linh ..............109
3.2 Vị thế của người phụ nữ trong gia đình, cộng đồng qua luật tục ....................112
3.2.1 Vị thế của người phụ nữ trong một số nghi lễ vòng đời .........................112
3.2.2 Vị thế của người phụ nữ trong quản lý và thừa kế tài sản .........................123
3.2.3 Vị thế của người phụ nữ trong tương quan so sánh với người đàn ông ....127
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................136

2


CHƢƠNG 4. VỊ THẾ, VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ Ê-ĐÊ, MNƠNG
TỪ GĨC NHÌN SO SÁNH VÀ PHÁT HUY VỊ THẾ, VAI TRÒ CỦA HỌ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .........................................................................137
4.1 Vị thế và vai trò người phụ nữ Ê-đê và Mnơng trong xã hội hiện nay:
cái nhìn so sánh từ truyền thống đến hiện đại .............................................................137

4.1.1 Vị thế, vai trò trong gia đình, cộng đồng hiện nay ..................................137
4.1.2 Sự duy trì, bảo lưu vị thế, vai trị của người phụ nữ trong truyền thống.143
4.1.3 Những khác biệt trong vị thế, vai trò của người phụ nữ hiện nay
so với truyền thống ..........................................................................................148
4.1.4 Một số lý giải về nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt .............................158
4.2 Phát huy vị thế, vai trị của người phụ nữ Ê-đê, Mnơng trong xã hội
hiện nay ...................................................................................................................161
Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................164
KẾT LUẬN ............................................................................................................166
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................171
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Sự tham gia của vợ - chồng trong cơng việc sinh hoạt gia đình ............137
Bảng 4.2: Sự tham gia của vợ - chồng trong hoạt động giải trí ..............................139
Bảng 4.3: Sự tham gia của vợ và chồng trong công việc sản xuất .........................140

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHXHVN

- Khoa học xã hội Việt Nam


ĐHQGHN

- Đại học Quốc gia Hà Nội

NXB

- Nhà xuất bản

HĐND

- Hội đồng nhân dân

UBND

- Ủy ban nhân dân

TP. HCM

- Thành phố Hồ Chí Minh

HĐQGCĐBSTĐBKVN

- Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ
điển bách khoa Việt Nam

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong mọi xã hội, vai trị của người phụ nữ, một lực lượng ln chiếm 1/2
dân số, luôn được xác định. Họ trước hết là những người vợ, người mẹ thực hiện
chức năng sinh nở, duy trì giống nịi, ni dạy con cái. Trong xã hội, họ là một lực
lượng lao động quan trọng, tham gia vào rất nhiều hoạt động đảm bảo đời sống của
cộng đồng và vai trò của họ chiếm một vị trí khơng thể thiếu trong các hoạt động
chung của xã hội.
Tại Việt Nam, đối tượng phụ nữ từng được chọn cho nhiều đề tài nghiên cứu
từ rất nhiều góc độ khác nhau như góc độ giới và phát triển, bình đẳng giới, nguồn
nhân lực, xã hội học, văn hóa hay dân tộc học... Nghiên cứu vấn đề phụ nữ tại các
vùng, khu vực với tư cách mà một nửa nhân khẩu, một nửa lực lượng xã hội cùng
những đặc trưng văn hóa, dân tộc, điều kiện sống, điều kiện kinh tế đặc trưng khác
nhau cũng được khá nhiều người quan tâm. Một trong những vấn đề thuộc nhóm
này là vai trò và cuộc sống của người phụ nữ tại các cộng đồng tộc người thiểu số
Việt Nam đã và đang thu hút sự chú ý không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn
của những dự án quốc tế lớn. Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu văn hóa, dân
tộc học..., những đặc trưng của phụ nữ trong xã hội truyền thống và hiện đại cũng là
một nội dung ít khi vắng mặt. Tuy nhiên, có thể nói, cho tới nay, những nghiên cứu
một cách hệ thống về vị thế và vai trò của phụ nữ dân tộc truyền thống thơng qua
các tư liệu dân gian vẫn cịn chưa nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở những bài nghiên
cứu nhỏ hoặc chiếm một dung lượng nhất định trong những nghiên cứu mang tính
tổng hợp, trong khi thực tế đây là vấn đề rất cần thiết, không chỉ để tìm hiểu người
phụ nữ với tư cách là một nguồn lực lao động, một thành phần hết sức quan trọng
trong xã hội xưa mà qua đó cịn tìm hiểu đặc trưng văn hóa xã hội của một cộng
đồng tộc người trong điều kiện môi trường, lịch sử, địa lý riêng với sự phân công
lao động, giá trị, vị thế riêng của từng nhóm đối tượng trong các hoạt động tại gia
đình và xã hội, góp phần làm rõ hơn những đặc trưng xã hội truyền thống của các
tộc người thiểu số ở Việt Nam.
Nghiên cứu về vị thế, vai trò của phụ nữ trong xã hội truyền thống và so sánh
với thời kỳ đương đại để đúc kết những vấn đề giới, về các mối quan hệ gia đình,
6



dòng tộc và các mối liên quan đến xã hội, kinh tế, chính trị. Thơng qua tư liệu dân
gian, điển hình là sử thi và luật tục, kết hợp với thơng tin phỏng vấn, số liệu khảo
sát, nhằm mục đích khám phá vai trò, vị thế của phụ nữ trong truyền thống, từ
truyền thống đến hiện đại.
Chính vì lý do này, chúng tôi lựa chọn vấn đề vị thế và vai trò của người phụ
nữ hai dân tộc Ê-đê và Mnông (cách viết khác là M’Nông) trong xã hội truyền
thống khu vực Tây Nguyên qua kho tàng sử thi, luật tục…làm đề tài cho luận án. So
với các khu vực mà các tộc người thiểu số tập trung sinh sống của Việt Nam, đây là
một khu vực mang nhiều dấu vết của chế độ mẫu hệ thể hiện qua vị thế của người
phụ nữ trong hôn nhân, trong quan hệ dòng tộc, trong việc quyết định các vấn đề
lớn của gia đình, cũng như qua một số di sản văn hóa vật thể như nhà cửa, trang
phục, mặc dù hiện nay, những biểu hiện của chế độ mẫu hệ đã có nhiều thay đổi sâu
sắc dưới tác động của xã hội hiện đại thông qua giao lưu và tiếp biến văn hoá khi
mà các cộng đồng dân tộc sống đan xen và giao thương phát triển mạnh mẽ giữa các
vùng miền. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ nguồn tư liệu dân gian, mà sử thi và luật tục
là những nguồn tư liệu rất điển hình và tin cậy, chắc chắn có thể khơi phục được sâu
sắc, rõ nét hơn những đặc trưng của người phụ nữ với vị thế và vai trị mang tính
đặc trưng của chế độ mẫu hệ điển hình của hai tộc người Ê-đê, Mnơng nói riêng và
của chung khu vực Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam
nói chung và các vùng dân tộc miền núi nói riêng, chắc chắn vấn đề vị thế và vai trò
của người phụ nữ đã và đang ngày càng trở nên quan trọng. Vấn đề này cần được
khám phá và luận giải từ nhiều phương diện, trong mối liên hệ đa chiều giữa truyền
thống với hiện đại. Từ nghiên cứu này chúng tơi mong muốn tìm ra một số vấn đề
về sự cân bằng xã hội, bình đẳng giới và sự san sẻ cơng việc giữa người đàn ông và
người đàn bà trong xã hội Ê-đê, Mnơng đương đại. Đó chính là ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu của luận án

Với đề tài “Vị thế và vai trò của phụ nữ dân tộc Ê-Ďê và Mnông trong xã hội
truyền thống (qua khảo sát sử thi và luật tục)”, luận án xác định mục tiêu cơ bản là
tập trung tìm hiểu vị thế và vai trị được quy định trong gia đình và xã hội truyền thống

7


của người phụ nữ được mô tả trong sử thi và được đề cập tới tại luật tục hai tộc người Êđê và Mnông ở Tây Nguyên.
Để thực hiện đề tài chúng tôi đề ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu thái độ, quan niệm của cộng đồng hai tộc người Ê-đê và Mnông
về người phụ nữ trong truyền thống được thể hiện và khái quát hóa qua sử thi và
luật tục của hai tộc người.
- Xác định vị thế được xã hội quy định của người phụ nữ trong gia đình và xã
hội trong xã hội truyền thống thông qua các hoạt động, quan hệ trong gia đình và
ngồi cộng đồng trong xã hội truyền thống.
- Từ các vị thế được quy định, làm rõ vai trò, chức năng của người phụ nữ
trong các hoạt động và các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng trong bối cảnh xã
hội truyền thống.
- Làm rõ những khác biệt về vai trò, vị thế của phụ nữ Ê-đê và Mnông hiện
nay so với xã hội truyền thống.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu chính
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Xác định cơ sở lý luận khoa học, làm rõ những khái niệm cơ bản có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu giá trị của người phụ nữ trong xã hội truyền thống thơng qua vị
thế và vai trị trong gia đình, dịng tộc và trong phạm vi hoạt động xã hội qua tư liệu
từ một số bộ sử thi tiêu biểu và hệ thống luật tục xưa của hai tộc người Ê-đê và
Mnơng.
- Nghiên cứu vị thế, vai trị của người phụ nữ hai tộc người Ê-đê và Mnông
trong sự so sánh giữa truyền thống và hiện tại để tìm ra sự tương đồng cũng như

khác biệt trong biểu hiện của chế độ mẫu hệ trong các thời đại lịch sử khác nhau.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vị thế và vai trò của người phụ nữ hai
tộc người Ê-đê và Mnông ở Tây Nguyên trên các phương diện hoạt động (đời sống
gia đình, dịng tộc, đời sống cộng đồng, xã hội, trong lao động sản xuất…) được
thể hiện trong sử thi và luật tục.

8


- Phạm vi và Ďịa bàn nghiên cứu
Về tư liệu sử thi và luật tục chúng tôi sử dụng những tác phẩm sử thi trong bộ
sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên (62 tập, NXB Khoa học Xã hội công bố trong các
năm 2004, 2005, 2006, 2007, bao gồm 75 tác phẩm sử thi, trong mỗi tác phẩm đều có
ghi chân dung nghệ nhân hát kể, người hát kể, người sưu tầm, người dịch và người
biên tập văn học, mỗi tác phẩm gồm có phần phiên âm tiếng dân tộc và bản dịch tiếng
Việt). Trong 75 tác phẩm nêu trên có 10 tác phẩm sử thi Ê-đê (in thành 8 tập) và 26
tác phẩm sử thi Mnông (in thành 31 tập). Ở đây chúng tơi khơng có điều kiện phân
tích tất cả 36 tác phẩm đó mà chỉ chọn một số tác phẩm mang tính đại diện. Đối với sử
thi Mnông chúng tôi sử dụng các tác phẩm: Tiăng cƣớp Djăn, Dje; Lêng nghịch Ďá
thần của Yang; Kră, Năng cƣớp Bing, Kông con Lông; Yang bán Bing con Lông;
Bắt con lƣơn ở suối Dak Huch; Con hổ cắn mẹ Rǒng; Trâu bon Tiăng chạy Ďến
bon Krơng, Lơng con Jiăng (trong bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên); Sử thi thần
thoại Mnông (Đỗ Hồng Kỳ, 1996). Đối với sử thi Ê-đê chúng tôi sử dụng các tác
phẩm: Dam Săn (1988, Nguyễn Văn Hoàn chủ biên), Xing Nhã; Khing Jú; Hbia
Mlin, Mdrǒng Dăm (trong bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên). Mặc dù trong
nghiên cứu khoa học nếu chưa hội đủ một lượng tư liệu cần thiết thì các phân tích,
nhận xét phần nào sẽ phiến diện, song qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những tác
phẩm trên về cơ bản có thể đại diện cho hầu hết các tác phẩm sử thi của tộc người

Ê-đê và Mnông khi đề cập tới vị thế và vai trò của người phụ nữ trong xã hội
truyền thống.
Về luật tục, cho đến nay mỗi tộc người Ê-đê, Mnơng chỉ duy nhất có một
cuốn sách được xuất bản. Đó là Luật tục Ê-Ďê: Tập qn pháp (NXB Văn hóa Dân
tộc do Ngơ Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, giới thiệu,
dịch) và Luật tục Mnơng (NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội do Ngô Đức Thịnh giới
thiệu). Các soạn giả, dịch giả là những chun gia có uy tín về văn hóa dân gian Ê-đê,
Mnơng.
Bên cạnh nghiên cứu chính trên cơ sở các tư liệu Sử thi, Luật tục đã được
xuất bản, luận án thực hiện khảo sát thực tế tại một số địa bàn tộc người Ê-đê và
Mnông sinh sống, tập trung tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, trong đó chọn khảo sát

9


và phỏng vấn sâu tại 7 xã: Yang Tao, Đắk Liêng, Đắk Phơi, Krông Knô, Nam
Ka, Ea R’Bin và thị trấn Liên Sơn (từ tháng 6/2015 đến tháng 9/2017).
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc trưng của một xã hội theo chế độ mẫu hệ thể hiện như thế nào qua vị
thế, vai trị của người phụ nữ Ê-đê và Mnơng truyền thống được mô tả trong sử thi
Tây Nguyên.
- Vai trị, chức năng của người phụ nữ Ê-đê và Mnơng trong các hoạt động
cụ thể và qua các mối quan hệ gia đình, cộng đồng trong bối cảnh xã hội truyền
thống được thể hiện trong hệ thống luật tục như thế nào?
- Có những thay đổi như thế nào về vị thế, vai trị của phụ nữ Ê-đê và Mnơng
trong xã hội ngày nay khi so sánh với xã hội truyền thống?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu khu vực học theo cách tiếp cận liên ngành, trong
đó nghiên cứu vị thế, vai trị của người phụ nữ truyền thống hai tộc người Ê-đê và
Mnông tại khu vực Tây Nguyên với tư cách là một bộ phận cư dân làm nên (hoặc
được quyết định bởi) các đặc trưng xã hội, cộng đồng của một khơng gian văn hóa
mang đặc điểm của chế độ mẫu quyền điển hình, trong đó luận án tập trung sử dụng
các phương pháp nghiên cứu của văn hóa học, văn học, dân tộc học, xã hội học khi
khảo cứu, phân tích, tìm hiểu vị thế, vai trị của người phụ nữ trong những điều kiện
lịch sử nhất định, dưới tác động của những phong tục, tập quán xã hội thời kỳ xưa,
trong đặc trưng về dân tộc của tộc người Ê-đê và Mnông dựa trên cứ liệu văn học
dân gian là sử thi và các quy định trong luật tục của hai tộc người này.
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm về vị
thế, vai trò của người phụ nữ trong sử thi, luật tục, đem lại cái nhìn chi tiết, cụ thể
về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh để thấy được sự tương đồng và khác biệt về vị thế,
vai trị của người phụ nữ Ê-đê, Mnơng trong sử thi so với vị thế, vai trò của họ trong
luật tục và trong cuộc sống ngày nay.

10


- Phương pháp điền dã dân tộc học, điều tra xã hội học: Là phương pháp mang
tính hỗ trợ nhằm nghiên cứu, tìm hiểu, kiểm chứng và so sánh kết quả nghiên cứu
bằng các khảo sát thực tiễn. Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành điền dã, khảo
sát tại một số khu vực (thơn, bn) có đơng người Mnông và người Ê-đê sinh sống.
Trong thực tế, việc khảo sát, phỏng vấn đã thực hiện trên địa bàn huyện Lắk - tỉnh
Đắk Lắk từ tháng 6/2015 đến tháng 9/2017, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào
các xã Yang Tao, Đắk Liêng, Đắk Phơi, Krông Knô, Nam Ka, Ea R’Bin và thị trấn
Liên Sơn. Đây là những vùng tập trung người Ê-đê, Mnông sinh sống, đồng thời cũng
là những vùng đáp ứng cho tiêu chí chọn mẫu của chúng tơi để có thể cho ra những
kết luận khách quan nhất. Việc khảo sát được tiến hành dưới hai hình thức:

Điền dã dân tộc học: Phỏng vấn sâu có định hướng 37 khách thể, trong đó có một
số già làng, trưởng bản, một số cá nhân thuộc giới trí thức dân tộc, lãnh đạo, một số
người dân, người làm công tác quản lý văn hóa có những hiểu biết sâu rộng về văn
hóa tộc người trong chính quyền địa phương...dưới nhiều hình thức để thu thập thơng
tin thực tế và tham khảo tối đa ý kiến của những người có hiểu biết sâu, những
chuyên gia của các lĩnh vực nghiên cứu về các vấn đề được quan tâm. Ngoài ra, các
cuộc phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố cũng được quan tâm thực hiện với các già
làng, những người lớn tuổi để tìm hiểu về vai trị, vị thế của người phụ nữ trong quá
khứ và hiện tại.
Điều tra xã hội học: Khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 200 người Ê-đê và 200
người Mnông (218 nữ và 182 nam, tuổi từ 30 đến 60). Phiếu khảo sát gồm 23 câu
hỏi với các nội dung hỏi nhằm xác định được vai trị, vị thế của người phụ nữ trong
gia đình, cộng đồng. Hầu hết các câu hỏi trong phiếu khảo sát được thiết kế dưới
dạng trắc nghiệm để người được khảo sát dễ trả lời, phiếu phỏng vấn sâu được thiết
kế dưới dạng mở để người trả lời phỏng vấn được tự do ghi ý kiến hay phát biểu
cảm nghĩ của mình về vấn đề đó.
Ngồi ra, luận án cịn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như
phương pháp logic - lịch sử, phương pháp định tính, định lượng, kỹ thuật phân tích
SWOT... hỗ trợ q trình thực hiện đề tài với mức độ và cách thức khác nhau để đem
lại hiệu quả cao cho luận án.

11


6. Đóng góp của luận án
- Về phương diện lý luận: Bằng việc khai thác, sử dụng tư liệu dân gian là
sử thi và luật tục của dân tộc Ê-đê và Mnơng kết hợp với việc khảo sát, tìm hiểu,
phân tích sâu luận án đưa ra những luận giải, sự nhìn nhận đánh giá mới làm sáng
tỏ vị thế, vai trị của phụ nữ Ê-đê và Mnơng từ truyền thống đến hiện đại. Luật tục
là những thiết chế xã hội chế ước con người mà mỗi thành viên cộng đồng tn thủ

như những tín điều trong cuộc sống. Cịn sử thi tuy là sáng tác mang tính văn
chương, nhưng những thiết chế xã hội từ luật tục đi vào sử thi cũng được cộng
đồng tiếp nhận qua cảm thụ trong những khơng gian thiêng. Chính vì vậy các thiết
chế đó thấm vào mỗi người như những tín điều. Như vậy những chế ước xã hội
trong cộng đồng các tộc người Tây Nguyên được tiếp nhận như những hành vi
mang tính tự nguyện hơn là những chế định có tính bắt buộc. Đặt người phụ nữ
trong thiết chế xã hội của hai khơng gian đó (đời thực và văn chương) để nghiên
cứu, sẽ cho cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về vị thế, vai trò của họ trong cộng đồng, bao
gồm cả quan hệ trong gia đình.
Thơng qua việc khảo sát vị thế và vai trò của phụ nữ dân tộc Ê-đê và Mnơng
trong xã hội truyền thống, luận án góp phần làm rõ hơn một trong các chiều cạnh
quan trọng của khơng gian văn hóa hai tộc người Ê-đê và Mnông vùng Tây
Nguyên là chiều cạnh xã hội với con người chủ thể, trong đó người phụ nữ giữ vai
trị hết sức quan trọng trong các hoạt động cộng đồng và gia đình truyền thống theo
chế độ mẫu hệ. Đồng thời, qua vị thế, vai trò của người phụ nữ được ghi nhận qua
các tài liệu dân gian, luận án mong muốn góp phần làm rõ hơn đặc trưng văn hóa
tộc người của dân tộc Ê-đê và Mnơng ở Tây Nguyên.
- Về phương diện thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án góp
thêm tư liệu khá tồn vẹn, chi tiết, hệ thống về vị thế, vai trò của người phụ nữ
trong đời sống gia đình, đời sống cộng đồng, xã hội, trong lao động sản xuất…qua
các nguồn tư liệu sử thi và luật tục của hai tộc người Ê-đê và Mnông ở Tây
Nguyên cũng như sự biến đổi về vị thế, vai trò của họ trong đời sống hiện tại. Trên
cơ sở đó có đề xuất về vai trò, vị thế phụ nữ trong bối cảnh chuyển đổi của xã hội
đương đại và hội nhập. Qua kết quả nghiên cứu, luận án góp thêm tư liệu về đặc
trưng của phương thức tổ chức xã hội truyền thống của hai tộc người này thời xưa,

12


một chiều cạnh quan trọng của khơng gian văn hóa hai tộc người Ê-đê và Mnông

truyền thống trong khu vực Tây Nguyên. Các nghiên cứu có giá trị tham khảo nhất
định đối với các nghiên cứu về dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, có thể trở
thành các tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về nguồn nhân lực,
về vấn đề giới và phát triển, về bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn hóa truyền
thống đối với khu vực Tây Nguyên, đó chính là ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
đề tài. Bên cạnh đó, tại một khu vực văn hóa đa tộc người và điều kiện kinh tế cịn
khó khăn như Tây Nguyên, việc nghiên cứu vị thế, vai trò của người phụ nữ qua
các nguồn tư liệu dân gian là hết sức cần thiết, giúp bảo tồn các giá trị văn hóa dân
gian mà tiêu biểu là các tri thức dân gian về mặt tổ chức cộng đồng, xã hội. Khẳng
định giá trị riêng của sử thi và luật tục Tây Nguyên trong việc phản ánh chân thành
nhưng giàu hình ảnh đời sống xã hội của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, trong đó
có những tộc người chiếm dân số đông như Ê-đê và Mnông. Đồng thời cũng là một
cơ hội tốt cho bản thân tác giả có thêm kiến thức cũng như rèn luyện những
phương pháp nghiên cứu khoa học đã được học tập, tìm hiểu.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án bố cục thành
04 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và đối tượng nghiên cứu
Chương 2: Vị thế và vai trị của người phụ nữ Ê-đê và Mnơng qua khảo sát sử thi
Chương 3: Vị thế và vai trị của người phụ nữ Ê-đê và Mnơng qua khảo sát luật tục
Chương 4: Vị thế, vai trò của người phụ nữ Ê-đê, Mnơng từ góc nhìn so sánh và
phát huy vị thế, vai trò của họ trong bối cảnh hiện nay

13


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, vì vậy cũng rất đa dạng về văn hóa.
Mỗi dân tộc đều lưu giữ, bảo tồn những đặc trưng văn hóa riêng, được đúc rút, lưu
truyền hàng trăm, có khi tới hàng nghìn năm, mặc dù trong đó khơng ít những yếu
tố đã bị phai nhạt, biến đổi dưới tác động của yếu tố thời gian, xã hội. Từ những
năm 1970, khi phụ nữ trở thành đối tượng của ngành khoa học về giới tại Việt Nam
gắn với các chương trình, dự án nghiên cứu phát triển do các tổ chức quốc tế tài trợ,
bên cạnh những nghiên cứu tập trung vào vấn đề địa vị phụ nữ trong xã hội, chính
trị, kinh tế, đặc biệt là những nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong bối cảnh gia
đình, trong bối cảnh làng xã, cộng đồng và các mối quan hệ xã hội thì những nghiên
cứu về phụ nữ trong mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số cũng trở thành đối tượng của
khơng ít cơng trình khảo cứu. Có thể nói các cơng trình nghiên cứu về phụ nữ các
dân tộc thiểu số được chia làm một số khuynh hướng cơ bản.
Thứ nhất là nghiên cứu phụ nữ với tư cách là một nguồn nhân lực quan
trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực miền núi. Trước hết
phải kể tới dự án “ i n trạng ngu n nh n l c d n tộc thi u số và khuyến nghị các
giải pháp nh m phát tri n ngu n nh n l c v ng d n tộc thi u số và miền n i được
thực hiện trong khuôn khổ dự án EMPCD - một dự án hỗ trợ Tăng cường Năng lực
Xây dựng, Thực hiện và Giám sát Chính sách Dân tộc của Ủy ban Dân tộc do
UNDP hỗ trợ kỹ thuật. Hội thảo quốc gia góp ý dự thảo số 5 của Luật bảo vệ và
phát triển rừng sửa đổi, Lương Thị Trường và Sầm Bình với bài viết “Vai trò của
phụ nữ dân tộc thiểu số trong bảo vệ rừng và tài nguyên rừng đã chỉ ra vai trò của
phụ nữ dân tộc thiểu số trong kế thừa và phát huy tri thức truyền thống và luật tục
như một chiến lược quản lý rừng bền vững. Bài viết “Kinh tế hộ gia đình và vai trị
của người phụ nữ Tày ở xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên, tỉnh Tun Quang (Đỗ Thị
Bình, Tạp chí Dân tộc học, số 2 (106), 2000) đã tìm hiểu một số yếu tố tác động đến
quan hệ giới (trong hoạt động sản xuất, cơng việc gia đình). Đặc thù mối quan hệ
giới của cư dân miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và người dân tộc Tày nói
14



riêng cho đến nay vẫn bảo lưu dấu ấn của mối quan hệ gia trưởng. Người cha, người
chồng và khi cha, chồng đã già thì người con trai trưởng thường là người quyết định
mọi công việc quan trọng trong gia đình. Phụ nữ là người đảm đương chính cơng
việc nội trợ, trợ giúp đắc lực cho chồng để chồng có thời gian tham gia hoạt động
sản xuất và làm công tác xã hội…
Khi nghiên cứu về vai trò của phụ nữ Chăm trong bài viết “Vai trò của người
phụ nữ Chăm (tỉnh Bình Định) trong hơn nhân và gia đình hiện nay (Tạp chí Dân
tộc học, số 2 (206), 2000); Trần Thị Mai An cho rằng hiện tại chế độ mẫu hệ vẫn
còn được bảo lưu rất đậm nét ở người Chăm ở Bình Định. Vai trị, vị thế của người
phụ nữ được thể hiện rõ nét qua hôn nhân và gia đình. Hơn nhân của tộc người này
vẫn theo những phong tục truyền thống “nhà gái cƣới ch ng cho con, con trai ở r
nhà vợ, quyền thừa kế tài sản thuộc ngƣời con gái (nhất là ngƣời con gái út), con
cái sinh ra vẫn lấy họ mẹ...” (tr.14). Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng “so với các
Ďại gia Ďình mẫu h trƣớc Ď y, vị thế và quyền l c của ngƣời Ďàn ông trong ti u gia
Ďình mẫu h Ďã có s thay Ďổi Ďáng k ; trên danh nghĩa ngƣời phụ nữ trong các
ti u gia Ďình mẫu h vẫn là những ngƣời chủ gia Ďình, song th c tế ngƣời ch ng Ďã
thay thế vợ Ďiều hành sản xuất, giải quyết công vi c Ďối nội, Ďối ngoại của gia
Ďình (tr.15). Có thể nói, những giao lưu văn hóa với các tộc người theo chế độ phụ
hệ là nguyên nhân làm cho tính chất xã hội, tính chất hơn nhân gia đình có sự thay
đổi. Trong bài nghiên cứu “Vai trò của phụ nữ Thái trong việc tạo dựng và lưu truyền
giá trị văn hóa dân tộc (Tạp chí Dân tộc học, số 3, 2000), Nguyễn Thị Luyến đã tìm
hiểu và khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ Thái trong việc tạo dựng và lưu truyền
các giá trị văn hóa truyền thống tộc người trên tất cả các phương diện đời sống vật chất,
đời sống xã hội, đời sống tinh thần và cả truyền thống đấu tranh cách mạng.
Lương Thị Thu Hằng trong bài viết “Vai trò của phụ nữ Thái trong hoạt động
kinh tế: Nghiên cứu ở bản Pút, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu - Sơn La (Tạp chí
Dân tộc học, số 1 (115), 2002)... đã tìm hiểu vai trị của người phụ nữ Thái trong hoạt
động kinh tế. Tác giả đánh giá “Nếu xem xét dƣới góc Ďộ văn hóa, qua vi c th c hi n,
duy trì và trao truyền các kỹ thuật lao Ďộng, các kinh nghi m, tri thức dân gian trong sản
xuất nông nghi p, thủ công nghi p, ngƣời phụ nữ Ďã th c s góp phần vào vi c bảo t n

các giá trị văn hóa của tộc ngƣời (tr.53). Như vậy, mặc dù các chức năng giữa nam và

15


nữ có khác nhau nhưng xét về cơng việc và hiệu quả kinh tế, giá trị văn hóa… thì vai trò
của người phụ nữ phải được đánh giá ngang hàng với nam giới. Tương tự, bài viết “Vai
trò phụ nữ Thái trong việc bảo tồn và duy trì giá trị văn hóa tộc người (Vi Văn An,
2004), Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (4), tr.21-25, cũng tìm hiểu vai trị của phụ nữ
Thái thể hiện trong văn hóa vật chất, đời sống xã hội và đời sống tinh thần. Tác giả kết
luận: “Phụ nữ Thái chẳng những là những ngƣời góp phần tạo d ng nên bản sắc văn
hóa ấy, mà còn là những ngƣời truyền thụ, lƣu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của họ (tr.25).
Luận án tiến sĩ Phụ nữ trong văn hóa Chăm (Võ Thị Mỹ, 2016) đã chỉ ra giá
trị riêng của phụ nữ Chăm trong sáng tạo văn hóa, làm rõ đặc trưng gia đình mẫu
hệ, hiểu thêm vai trị, vị trí của người phụ nữ trong xã hội Chăm, xem xét sự đóng
góp của phụ nữ Chăm trong xã hội truyền thống và những thay đổi trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay.
Ngồi ra, có thể kể tới nhiều bài viết như: “Những yếu tố văn hóa - xã hội ảnh
hưởng tới việc tiếp nhận hiệu quả chương trình truyền thơng dân số của phụ nữ dân tộc
thiểu số ở một số xã miền núi phía Bắc (Nguyễn Thị Vân Anh, 1998); “Vai trò của
người phụ nữ dân tộc Dao trong hoạt động khuyến nơng (Nguyễn Thị Lân, 2004); “Sử
dụng vốn tín dụng trong nỗ lực giảm nghèo của hộ gia đình và phụ nữ nghèo dân tộc
thiểu số tỉnh Lạng Sơn (Đặng Thị Hoa, 2013)... Nhiều cơng trình phân tích nhằm đưa
ra bức tranh chung về thực trạng và vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số các tỉnh
miền núi trong đời sống xã hội. Tình trạng kinh tế nghèo khó, trình độ học vấn thấp
và sự hạn chế trong nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số chính là những trở ngại
trong việc phát triển nguồn nhân lực này, đóng góp cho sự phát triển chung.
Khuynh hướng thứ hai là nghiên cứu những vấn đề hơn nhân, gia đình, đặc
biệt là vấn đề bất bình đẳng giới đang phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt

là các dân tộc vùng núi phía Bắc. Ví dụ “Mấy vấn đề về vai trị giới trong gia đình
nơng thơn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp các xã miền núi phía Bắc) (Đỗ Thị
Bình, 2001), Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3, tr 20-33. Từ phân tích vai trị giới
trong gia đình dân tộc Thái, Mơng, Dao, tác giả đã chỉ ra sự biến đổi vai trò giới
trong gia đình ở đây theo cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực… dưới tác động của
chính sách của Đảng nhưng trong những điều kiện xã hội nhất định. “Phân công lao

16


động giới trong sản xuất của người Bru Vân Kiều, huyện D’krong, Quảng Trị (Lê
Kim Lan), Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (5), 2005; “Vai trò giới trong cải thiện sinh
kế của người dân Xê Đăng: nghiên cứu trường hợp xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh
Kon Tum (Bùi Thị Thanh Hà), Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, (1), 2005; “Một số
nét về bình đẳng giới ở các dân tộc thiểu số (qua khảo sát một số địa bàn tại Sa Pa)
(Nguyễn Thị Thanh Tâm), Tạp chí Nghiên cứu Gia Ďình và Giới, (2), 2006; Báo cáo
phân tích Giới: Nghiên cứu Ďịnh tính tại hai xã Xuân Lạc và Bản Thi Huy n Chợ
Đ n - Bắc Cạn (Hoàng Bá Thịnh, Lê Thái Thị Băng Tâm, 2007), Hợp phần nâng
cao năng lực cộng đồng trong quản lý rừng, Chương Trình CASI (CEFM) (Dao);
“Thực trạng và vai trị của phụ nữ dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc trong
chăm sóc sức khỏe sinh sản (Phan Thị Thanh Mai, 2009); Báo cáo hi n trạng bất bình
Ďẳng giới trong cộng Ď ng ngƣời dân tộc thi u số (Vũ Hồng Anh, 2010); “Nữ đại biểu
Quốc hội dân tộc thiểu số qua 65 năm hoạt động của Quốc hội và trong việc thúc đẩy
bình đẳng giới (Bùi Thị Bình, 2014).
Bên cạnh các cơng trình của các tác giả kể trên, còn rất nhiều bài báo của các
nhà nghiên cứu về giới đăng trên các tạp chí như “Bình đẳng giới trong gia đình
người dân tộc Ê-đê ở Đắk Lắk (Nguyễn Minh Tuấn, tạp chí Xã hội học (2), 2012),
bài báo đã tập trung tìm hiểu hai khía cạnh cơ bản của bình đẳng giới trong gia đình
là sự phân công lao động và quyền quyết định các vấn đề của đời sống gia đình giữa
vợ và chồng người Ê-đê ở Đắk Lắk. Bài báo đưa ra kết luận “Ngƣời phụ nữ trong

gia Ďình Ê-Ďê vẫn giữ một vị trí quan trọng, vai trị của họ ln Ďƣợc Ďánh giá
cao , “khối lƣợng cơng vi c gia Ďình mà ngƣời phụ nữ Ê-Ďê Ďảm nhi m là tƣơng
Ďối lớn nhƣng họ cũng nhận Ďƣợc nhiều s chia sẻ từ ngƣời ch ng , “ngƣời phụ nữ
Ê-Ďê cũng giữ quyền Ďƣa ra nhiều quyết Ďịnh trong gia Ďình nhƣng Ďã có s san sẻ,
tham gia của ngƣời ch ng vào hầu hết các quyết Ďịnh quan trọng (tr.87- 88). Từ
những phân tích nêu trên, có thể nói chế độ mẫu hệ của dân tộc Ê-đê và nhiều dân
tộc ít người khác ở Tây Nguyên không hề là sự phủ nhận nam quyền, hạ thấp đàn
ông và chỉ suy tôn nữ quyền, đề cao phụ nữ. Mẫu hệ ở đây luôn ln đi đơi với vai
trị quan trọng của đàn ơng.
Khuynh hướng thứ ba là những nghiên cứu về phụ nữ dân tộc miền núi với
tư cách là những đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác động của các hủ tục, bị bạo

17


hành, bị thiệt thịi trong phân cơng lao động... trong các điều kiện xã hội lạc hậu,
cần được cộng đồng bảo vệ. Đối với gia đình dân tộc thiểu số và vai trò của người
phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và xã hội, chúng ta có thể kể đến một số cơng
trình sau: Đặng Thị Hoa (2001), “Vị thế của người phụ nữ H’mơng trong gia đình
và xã hội , (Nghiên cứu ở bản Hang Kia, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, Hịa
Bình), Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1, tr 33-36. Tác giả phân tích vai trị, vị thế
của phụ nữ H’mơng trong gia đình trước đây cũng như hiện nay và kết luận: Người
phụ nữ H’mơng là người phụ thuộc trong gia đình, họ bị cách biệt trong xã hội vì
khơng có trình độ học vấn, khơng nói được ngơn ngữ phổ thơng, và vì thế khơng thể
hịa nhập vào cộng đồng và không thể chủ động tham gia công tác xã hội. Những
ràng buộc về phong tục tập quán, thói quen trong suy nghĩ, cách làm của họ bị khép
kín trong cộng đồng và chưa thể hòa nhập với nhịp độ phát triển của xã hội trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay; Nguyễn Linh Khiếu (2002),
“Khía cạnh quan hệ giới trong gia đình nơng thơn miền núi (Nghiên cứu trường
hợp xã Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái), Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 1, trang

25- 29. Tác giả đã chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế cần phải khắc
phục, cũng như những xu hướng vận động và phát triển trong tương lai của nơng
thơn miền núi phía Bắc Việt Nam trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay; Đặng Thị
Ánh Tuyết (2005), “Thực hiện bình đẳng giới các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
hiện nay , Luận văn thạc sĩ Xã hội học. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện
bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (Qua khảo sát ở
Yên Bái và Hà Giang), tác giả đã đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ
yếu nhằm thực hiện bình đẳng giới ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều nhưng cơng trình, dự án khác như “Địa vị phụ nữ
và sức khỏe sinh sản, nghiên cứu so sánh giữa hai dân tộc Thái và Ê-đê (Đồn Kim
Thắng, 1998), Tạp chí xã hội học, (1), tr.65-75; Nghiên cứu về giới tại các cộng
Ď ng ngƣời Tày, Nùng tỉnh Cao B ng (Đỗ Thị Bình, 1999), Dự án phát triển nơng
thơn Cao Bằng-Bắc Cạn, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Liên Minh Châu
Âu, TLv 604; “Vấn đề quản lý và sử dụng đất của phụ nữ dân tộc Cơ Tu: trường
hợp ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Đỗ Thị Bình và Hồng
Thị Sen), Tạp chí Khoa học về Phụ nữ (4), 2005; “Sức khỏe sinh sản của phụ nữ

18


dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa (Đoàn Kim Thắng), Tạp chí Nghiên cứu Gia
Ďình và Giới, (3), 2006; “Một số vấn đề về tri thức bản địa, tiếng nói người dân,
trạng thái sốc văn hóa và bối cảnh tổn thương ở các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông.
Qua tham vấn các dân tộc Hmong và Mnong ở huyện Đăk Glong (Mai Thanh Sơn,
Nguyễn Trung Dũng, 2007); Nghiên cứu rà sốt các chương trình phịng chống bạo
lực trên cơ sở giới ở Việt Nam (Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), 2007)…
Những cơng trình trên bước đầu đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
phụ nữ - gia đình theo phương pháp tiếp cận giới - một phương pháp nghiên cứu
mới nhưng rất hiệu quả, đã phác họa một cái nhìn đa dạng về địa vị người phụ nữ
trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Qua đó tác động đến suy nghĩ, quan

niệm, thái độ và hành vi của mọi người đối với gia đình và bình đẳng giới ở Việt
Nam thời gian qua, do vậy đây là những tư liệu hết sức quý giá cho việc triển khai
nghiên cứu của tác giả.
1.1.2 Những cơng trình nghiên cứu về người phụ nữ Ê-đê, Mnơng
Qua tìm hiểu chúng tơi thấy rằng có một số cơng trình nghiên cứu có giá trị về
phụ nữ Tây Ngun và về người phụ nữ Ê-đê, Mnơng, từ đó những đặc điểm về văn
hóa, đời sống, quan niệm, tín ngưỡng, phong tục, tư duy… của các tộc người tại chỗ
Tây Nguyên dần dần được hé lộ. Có thể chia thành các nhóm phương pháp tiếp cận
sau:
- Tiếp cận dƣới góc Ďộ văn hóa, văn học: Có thể nói đây là một khuynh hướng
thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà khoa học. Tiêu biểu có các cơng trình
nghiên cứu như “Diện mạo folklore GiaLai, một phác thảo (Nguyễn Chí Bền,
1993), Tạp chí Văn hóa ngh thuật, (2), tr. 64-69; “Luật tục với phụ nữ Ê-đê xưa và
nay (Thu Nhung Mlơ, 2000), Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, (1), tr. 56-61;
Hồng Thanh (2012),“Luật tục Mnơng bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ , Báo
Ďi n tử Đắk nơng ngày 8/3/2012…
Trong cơng trình Sử thi Ê-Ďê (1991) Phan Đăng Nhật quan tâm đến cấu trúc hệ
thống khan, hệ thống đề tài, đặc điểm thẩm mỹ của nhân vật thông qua việc xem xét
những tác phẩm tiêu biểu như Dam Săn, Dăm Di, Khinh J … Phan Đăng Nhật đặc
biệt quan tâm đến nhân vật trung tâm của hệ thống khan, đó là người anh hùng có
cơng trong chiến đấu bảo vệ buôn làng. Với nữ nhân vật, đã có một vài nhận định

19


về vai trị của họ trong gia đình, trong cộng đồng: “Riêng với chế Ďộ mẫu h nhƣ ở
Ê-Ďê, ngƣời vợ là ngƣời có th c quyền trong gia Ďình. Ngƣời vợ của t trƣởng là
ngƣời nắm th c quyền của dòng họ mà ngƣời ch ng là ngƣời Ďƣợc vợ trao cho
quyền l c Ďó” cho nên “bảo v ngƣời phụ nữ vừa là bảo v danh d , hạnh phúc của
con ngƣời, lại là bảo v quyền l c của ngƣời t trƣởng, là bảo v uy tín cộng Ď ng

[Phan Đăng Nhật, 1991, tr.95].
Với cơng trình Sử thi thần thoại Mnơng (1996) Đỗ Hồng Kỳ đã có cái nhìn
khái quát về nội dung và thi pháp Otndrong của người Mnông. Ở đây nhân vật
người phụ nữ cũng được đánh giá thông qua ý kiến: “Ch ng ta nhƣ thấy Ďƣợc hình
ảnh của xã hội thị tộc mẫu h qua cảnh ph n công lao Ďộng của ngƣời Ďàn bà có uy
quyền trong gia tộc [Đỗ Hồng Kỳ, 1996, tr.64]. Tuy vậy, hệ thống nhân vật chỉ
được nhà nghiên cứu đề cập đến một cách khái quát với mục đích nhận diện sử thi
Mnơng mà chưa đi sâu tìm hiểu, lý giải và phân tích một cách chi tiết, hệ thống.
Võ Quang Nhơn trong cuốn Sử thi anh hùng Tây Nguyên (1997) quan tâm đến
các phương diện thể loại, nội dung cũng như đặc điểm thi pháp… của sử thi. Ngồi ra,
tác giả cịn đề cập đến các yếu tố của văn hóa Tây Nguyên được phản ánh trong sử thi
như: phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống… Theo tác giả sử thi Tây Nguyên mang
âm hưởng ngợi ca các nhân vật anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ cộng đồng. Và
người anh hùng là biểu tượng của lý tưởng, sức mạnh, ý chí của cộng đồng. Như vậy
nhà nghiên cứu đã đặt vấn đề nghiên cứu sử thi anh hùng Tây Nguyên trong mối quan
hệ với lịch sử, xã hội và văn hóa Tây Nguyên. Với cơng trình này, tác giả đã góp phần
định hướng cho nghiên cứu nhân vật sử thi Tây Nguyên.
Phan Đăng Nhật trong Nghiên cứu sử thi Vi t Nam (2001) đã chú trọng đến
cấu trúc hệ thống khan, hệ thống đề tài, đặc điểm thẩm mỹ của các nhân vật sử thi
thơng qua một số khan tiêu biểu trong đó có Đam Săn. Đặc biệt quan tâm đến nhân
vật anh hùng, ơng cho rằng “Ở nhân vật Đam Xăn có ba nhi m vụ: lấy vợ, lao Ďộng,
chiến Ďấu giành lại vợ. Trong Ďó chiến Ďấu giành lại vợ là nhi m vụ trung tâm và
chủ Ďạo [Phan Đăng Nhật, 2001, tr.94]. Chúng ta có thể thấy được vị trí quan trọng
của người phụ nữ trong cộng đồng Tây Nguyên.
Luận án tiến sĩ Văn hóa mẫu h trong sử thi Ê-Ďê (2006) của Buôn Krông
Tuyết Nhung cũng chủ yếu đề cập đến nhân vật người phụ nữ và soi chiếu dưới góc

20



độ văn hóa để tìm hiểu văn hóa mẫu hệ được mô tả qua sử thi Ê-đê. Đây là nguồn tư
liệu quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu vai trò, vị thế của người phụ nữ của
tộc người theo chế độ mẫu hệ.
Trong cơng trình Nhóm sử thi dân tộc Bahnar (2006) tác giả Phan Thị Hồng
đã chú ý tìm hiểu, lý giải hệ thống nhân vật của nhóm sử thi Bahnar. Về hệ thống
nữ nhân vật, tác giả đã bước đầu tìm hiểu vả đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn của các
nữ nhân vật sử thi để khẳng định vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc
giúp người anh hùng chiến thắng.
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Đà Lạt (2007) của Võ Thị Thùy Dung với
tiêu đề Đặc Ďi m nữ nhân vật trong sử thi Tây Nguyên đã tìm hiểu những đặc điểm
nổi bật về tính cách của nữ nhân vật sử thi Tây Ngun nói chung nhằm khẳng định
vai trị, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống nhân vật này bên cạnh nhân vật anh
hùng trung tâm. Tuy nhiên, do nghiên cứu ở nhiều sử thi của các dân tộc khác nhau
dưới góc độ Ngữ văn nên cái nhìn về nhân vật người phụ nữ còn chưa cụ thể, chi
tiết ở từng dân tộc.
Hương Thủy trong bài viết Vai trò của ngƣời phụ nữ trong khan Xing Nhã
(2008) cho rằng vai trò của người phụ nữ thể hiện nét đặc trưng độc đáo rất riêng
của sử thi. Trong sử thi, mối quan hệ gắn bó cộng đồng in đậm dấu ấn trong sinh
hoạt cộng đồng bn làng và gia đình, từ đó chúng ta có thể nhận thấy các mối quan
hệ cộng đồng đều ra đời và nảy sinh từ các mối quan hệ gia đình, và trong mối quan
hệ này, vai trò của người phụ nữ đặc biệt quan trọng. Tác giả cho rằng: “Trong sử
thi Ê-Ďê, vai trò của ngƣời phụ nữ Ďƣợc Ďặt bên cạnh vai trò của những ngƣời anh
h ng, ngƣời anh hùng thời Ďại sử thi là ngƣời anh hùng của xã hội mẫu h , xã hội
mà theo Condominas là xã hội mà ngƣời phụ nữ có vị trí là chủ nhà cịn ngƣời
ch ng, ngƣời Ďàn ông chỉ là ngƣời nuôi [Hương Thủy, 2008, tr.28].
- Tiếp cận dƣới góc Ďộ nhân học, dân tộc học:
Nhận định về vị thế, vai trò người phụ nữ trong gia đình Ê-đê, Nguyễn Duy
Thiệu trong bài nghiên cứu Các mối quan h trong nhà dài Ê-Ďê (Tạp chí Nghiên
cứu Gia Ďình và Giới, số 1 (15), 1994) đã tập trung mô tả quyền sở hữu tài sản của
người phụ nữ, từ những tài sản lớn có giá trị biểu trưng trong gia đình như nhà dài,

bếp, đến những tài sản vốn là của hồi môn của chồng mang về cũng được vợ quản

21


×