Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

Nghiên cứu xây dựng chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển ở việt nam trường hợp tại vườn quốc gia xuân thủy nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.88 MB, 282 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
----***----

HỒNG THỊ THANH NHÀN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ THỊ QUAN TRẮC
ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN Ở
VIỆT NAM - TRƯỜNG HỢP TẠI VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THUỶ, NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI, NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

HỒNG THỊ THANH NHÀN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ THỊ QUAN TRẮC
ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN Ở
VIỆT NAM - TRƯỜNG HỢP TẠI VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THUỶ, NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS. TS. Lê Xuân Cảnh
2. TS. Võ Thanh Sơn

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các kết quả nghiên cứu tham khảo của các tác giả khác đã được trích
dẫn đầy đủ trong luận án.

Tác giả luận án

Hoàng Thị Thanh Nhàn

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng thành kính và biết ơn sâu sắc đến cố PGS. TS. Phạm Bình
Quyền, PGS. TS. Lê Xuân Cảnh và TS. Võ Thanh Sơn, những người thầy đã tận tình
hướng dẫn tơi hồn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình tơi học tập, nghiên cứu tại Trung tâm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục Môi trường đã tạo điều kiện và
cho phép tôi triển khai và sử dụng các tư liệu của dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về đa dạng sinh học” do Tổ chức Hợp tác phát triển Nhật Bản tài trợ, dự
án “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn thiên

nhiên ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tài trợ phục vụ cho
công tác nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia Nhật Bản, Ban quản
lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, các đồng nghiệp, đặc biệt là các chuyên gia của Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã cùng cộng tác, hỗ trợ Nghiên cứu sinh trong quá
trình thực địa, nghiên cứu.
Cuối cùng, lịng tri ân vơ cùng sâu sắc dành cho những người thân trong gia
đình: bố, mẹ, chồng, con và các anh, chị luôn là nguồn động viên, đã cảm thơng,
chia sẻ và giúp đỡ để tơi hồn thành nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014

Hoàng Thị Thanh Nhàn

ii


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BIP

Đối tác về Chỉ thị đa dạng sinh học (Biodiversity Indicators
Partnership)

BVMT

Bảo vệ môi trường


CBD

Công ước Đa dạng sinh học (Biological Diversity Convention)

DPSIR

Động lực- Áp lực- Tình trạng- Tác động- Phản hồi (Driver,
Pressure, State, Impact, Response)

DSR

Động lực- Tình trạng- Phản hồi (Driver, State, Response)

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nước

ĐVĐ

Động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)


HST

Hệ sinh thái

KBT

Khu bảo tồn thiên nhiên

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)

PSBR

Áp lực- Tình trạng- Lợi ích - Phản hồi (Pressure- StateBenefit- Response)

PSR

Áp lực- Tình trạng- Phản hồi (Pressure- State- Response)

PTBV


Phát triển bền vững

RNM

Rừng ngập mặn

RSH

Rạn san hơ

TNTN

Tài ngun thiên nhiên

UNEP

Chương trình Mơi trường Liên hiệp quốc (United Nations
Environment Programme)
iii


VQG

Vườn Quốc gia

WCMC

Trung tâm Quan trắc bảo tồn Thế giới (World Conservation
Monitoring Center)


WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund For
Nature)

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................5
1.1 CÁC KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH
HỌC ............................................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................................5
1.1.2 Vai trò của chỉ thị trong quan trắc đa dạng sinh học .........................................5
1.1.3 Bản chất của chỉ thị đa dạng sinh học ................................................................7
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................................................9
1.2.1 Các vấn đề cơ bản của việc xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học .........................9
1.2.2 Tình hình sử dụng chỉ thị đa dạng sinh học trên thế giới .................................18
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở
VIỆT NAM................................................................................................................20

1.3.1 Nghiên cứu về chỉ thị đa dạng sinh học ở Việt Nam .......................................20
1.3.2 Quan trắc, đánh giá về đất ngập nước ven biển ở Việt Nam ...........................23
1.3.3 Quan trắc, đánh giá về đất ngập nước Vườn quốc gia Xuân Thủy ..................24
1.4 NHẬN XÉT CHUNG .........................................................................................27
1.4.1 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................27
1.4.2 Những vấn đề cần thực hiện trong phạm vi luận án ........................................29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................30
v


2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................30
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................30
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................30
2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN.....................................................................................32
2.2.1 Tiếp cận hệ sinh thái ........................................................................................33
2.2.2 Tiếp cận khoa học liên ngành...........................................................................35
2.2.3 Tiếp cận lịch sử ................................................................................................35
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................36
2.3.1 Nhóm phương pháp nội nghiệp ........................................................................36
2.3.2 Nhóm phương pháp ngoại nghiệp ....................................................................38
2.3.3 Tổng hợp các phương pháp sử dụng cho từng nội dung nghiên cứu ...............42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................45
3.1 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CHỈ THỊ
ĐA DẠNG SINH HỌC .............................................................................................45
3.1.1 Các bước xây dựng chỉ thị ...............................................................................45
3.1.2 Tiêu chí lựa chọn chỉ thị đa dạng sinh học.......................................................50
3.2 KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY53
3.2.1 Nhận dạng các áp lực đối với đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thuỷ...53
3.2.2 Tình trạng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy .................................64

3.2.3 Lợi ích từ đa dạng sinh học ..............................................................................82
3.2.4 Các phản hồi đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học ........................................84
3.2.5 Tóm tắt các đặc điểm PSBR của Vườn Quốc gia Xuân Thủy .........................88
3.3 XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THỦY ...........................................................................................................90
3.3.1 Bối cảnh chính sách và mục tiêu quản lý .........................................................90
3.3.2 Các bên tham gia ..............................................................................................93
3.3.3 Xác định câu hỏi cốt lõi và phát triển mơ hình khái niệm ...............................94
3.3.4 Xác định bộ chỉ thị tiềm năng và cốt lõi ..........................................................96
3.4 THỬ NGHIỆM QUAN TRẮC VÀ HIỆU CHỈNH CHỈ THỊ ..........................101
vi


3.4.1 Thiết kế và quan trắc thử nghiệm chỉ thị........................................................101
3.4.2 Đánh giá và hiệu chỉnh chỉ thị dựa trên kết quả quan trắc .............................101
3.5 DIỄN GIẢI MỘT SỐ CHỈ THỊ TIÊU BIỂU ....................................................117
3.5.1 Xu hướng áp lực (trực tiếp và gián tiếp) từ hoạt động phát triển kinh tế- xã hội
tới đa dạng sinh học ................................................................................................117
3.5.2 Xu hướng biến đổi hệ sinh thái đất ngập nước ..............................................120
3.5.3 Xu hướng biến động các lồi chim ................................................................126
3.5.4 Xu hướng lợi ích có được từ bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học...............128
3.5.5 Mức độ phản hồi về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ............129
3.6 THẢO LUẬN CHUNG ....................................................................................137
3.6.1 Về quy trình xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học và khung phân tích PSBR ..137
3.6.2 Về bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Xuân Thủy ....139
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................145
PHỤ LỤC ....................................................................................................................x


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh các quy trình xây dựng chỉ thị ĐDSH ..........................................17
Bảng 2.1 Toạ độ và địa danh các điểm quan trắc ĐDSH..........................................39
Bảng 2.2 Tổng hợp các phương pháp chính áp dụng trong nghiên cứu ...................43
Bảng 3.1 Phân tích SWOT đối với các quy trình xây dựng chỉ thị ĐDSH...............45
Bảng 3.2 Tiêu chí xác định và phương thức cho điểm, lựa chọn chỉ thị ..................51
Bảng 3.3 Hướng dẫn xác định mức ưu tiên cho mỗi chỉ thị .....................................52
Bảng 3.4 Diện tích và dân số các xã vùng đệm năm 2013 .......................................58
Bảng 3.5 Sự khác biệt về số lượng loài và các chỉ số sinh học của ĐVĐ ................68
Bảng 3.6 Các lồi bị sát q, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ ..............78
Bảng 3.7 Các lồi chim q, hiếm có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ ................79
Bảng 3.8 Đa dạng thành phần loài sinh vật đã biết ở khu vực VQG Xuân Thuỷ .....82
Bảng 3.9 Tóm tắt các đặc điểm PSBR của VQG Xuân Thuỷ...................................88
Bảng 3.10 Mục tiêu quản lý VQG Xuân Thuỷ và các câu hỏi liên quan..................94
Bảng 3.11 Các câu hỏi và chỉ thị tiềm năng..............................................................96
Bảng 3.12 Thiết kế chỉ thị quan trắc thử nghiệm và kết quả quan trắc...................102
Bảng 3.13 Phân nhóm chỉ thị theo các mức độ ưu tiên...........................................112
Bảng 3.14 Dân số và mật độ dân số qua các năm ...................................................117
Bảng 3.15 Nghề nghiệp của chủ hộ ........................................................................118
Bảng 3.16 Tình trạng khai thác tài nguyên trong vùng lõi năm 2013 ....................119
Bảng 3.17 Diện tích NTTS qua các thời kỳ ............................................................120
Bảng 3.18 Biến động diện tích các kiểu HST ĐNN ...............................................121
Bảng 3.19 Số lượng cị thìa qua các năm ................................................................126
Bảng 3.20 Chính sách, quy định về bảo tồn và phạm vi ảnh hưởng .......................130
Bảng 3.21 Tình trạng phản hồi của chính sách .......................................................132
Bảng 3.22 Thống kê các vụ vi phạm bảo vệ tài nguyên ĐNN ................................136


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Tháp thơng tin và tháp quan trắc ĐDSH ......................................................9
Hình 1.2 Khung (a) PSR, (b) DSR, (c) DPSIR, (d) PSBR .......................................11
Hình 2.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu: VQG Xuân Thủy và vùng đệm ...................31
Hình 2.2 Sơ đồ các điểm quan trắc tại khu vực nghiên cứu .....................................41
Hình 3.1 Các bước xây dựng chỉ thị ĐDSH .............................................................50
Hình 3.2 Tỷ lệ % ý kiến xác định các áp lực cao gây suy giảm ĐDSH ...................60
Hình 3.3 Hàm lượng trung bình của DO, BOD5, COD trong nước mặt ...................62
Hình 3.4 Bản đồ phân bố các kiểu HST ĐNN VQG Xn Thuỷ .............................66
Hình 3.5 Khung phân tích xây dựng chỉ thị ĐDSH của VQG Xn Thuỷ...............95
Hình 3.6 Mơ hình khái niệm các vấn đề bảo tồn tại VQG Xuân Thuỷ ....................95
Hình 3.7 Tỷ lệ % về địa điểm khai thác của người dân ..........................................119
Hình 3.8 Biến động diện tích RNM tại vùng lõi và vùng đệm của VQG ...............122
Hình 3.9 Bản đồ các kiểu HST ĐNN qua các thời kỳ ............................................124
Hình 3.10 Bản đồ biến động RNM qua các thời kỳ ................................................125
Hình 3.11 tỷ lệ % số lượng cá thể cị thìa di cư về VQG Xn Thủy trên tổng quần thể
của lồi .....................................................................................................................127
Hình 3.12 Số lượng và doanh thu từ du khách đến VQG Xuân Thuỷ ....................128
Hình 3.13 Nguồn nhân lực quản lý VQG Xuân Thuỷ ............................................134
Hình 3.14 Tổng vốn đầu tư và vốn chi cho ĐDSH .................................................136

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đất ngập nước (ĐNN) là một trong những hệ sinh thái (HST) quan trọng nhất
trên trái đất, có mặt khắp mọi nơi trên thế giới và chiếm diện tích khoảng 8,6 triệu
km2, tương đương 6,4% tổng diện tích trái đất [129], có vai trị rất lớn trong cải thiện
chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, điều chỉnh nồng độ các bon toàn cầu. Ngoài ra,
ĐNN cịn có giá trị giải trí, văn hóa quan trọng và là nơi sống của những loài động,
thực vật thích nghi với điều kiện ẩm ướt. Tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) ĐNN
hiện cung cấp hàng ngày cho con người lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, nhiên
liệu, tạo sinh kế quan trọng cho người dân sinh sống tại các vùng ĐNN... Khoảng
70% dân số thế giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thủy vực
nội địa [29, 99]. Chính vì vậy, việc bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH ĐNN hết sức
quan trọng đối với sự phát triển bền vững (PTBV) của xã hội con người.
Để bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH vùng ĐNN, cần thiết phải thực hiện
quan trắc, đánh giá hiệu quả quản lý ĐDSH ĐNN thông qua việc theo dõi các chỉ thị
ĐDSH. Đến nay, quốc tế đã có các nghiên cứu và hướng dẫn việc xây dựng bộ chỉ
thị quan trắc ĐDSH nói chung và ĐNN nói riêng. Trong đó, Cơng ước ĐDSH (CBD)
đã hướng dẫn xây dựng chỉ thị ĐDSH và quan trắc ở cấp quốc gia. Trên cơ sở hướng
dẫn của CBD, Đối tác về Chỉ thị Đa dạng sinh học (BIP) của Trung tâm Quan trắc
Bảo tồn Thế giới (WCMC) đã thử nghiệm và phát triển thành quy trình xây dựng chỉ
thị [160]. Tuy vậy, cả BIP và CBD đều nhận định đây là một quy trình địi hỏi sự
sáng tạo và khuyến nghị rằng các quốc gia tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của mình
có thể vận dụng, điều chỉnh quy trình, tiêu chí cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần có
nghiên cứu để đánh giá về mặt khoa học và thực tiễn liệu hướng dẫn của Cơng ước
có phù hợp trong điều kiện ở Việt Nam không, đặc biệt là với quy mô của một khu
vực cụ thể.
Việt Nam với sự đa dạng về địa hình, địa mạo, điều kiện địa chất, chế độ khí
hậu, thủy - hải văn đã hình thành nguồn tài nguyên ĐNN phân bố rộng khắp, đa dạng
về kiểu, loại hình cảnh quan và sinh thái, phong phú về tài nguyên và ĐDSH [8]. Các
1



vùng ĐNN của Việt Nam có vai trị hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã
hội, hạn chế thiên tai và bảo vệ môi trường (BVMT). Trong số các loại hình ĐNN thì
ĐNN ven biển là một tài nguyên quan trọng, là nơi luôn diễn ra các hoạt động tương
tác mạnh mẽ giữa hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH), tài nguyên thiên
nhiên (TNTN) và ĐDSH. Đây cũng là một trong những HST dễ bị tổn thương bởi
các tác động của con người và tai biến thiên nhiên, cần được quan trắc, theo dõi
thường xun để có biện pháp quản lý thích ứng, kịp thời nhằm bảo đảm sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên sinh học phục vụ PTBV của xã hội con người [47].
Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ tỉnh Nam Định được ghi nhận là một vùng
ĐNN tiêu biểu có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, thể hiện khu vực này nằm trong
vùng chim quan trọng của quốc tế [83] và đã được quốc tế công nhận là khu Ramsar
đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1989, được công nhận là trung tâm của Khu dự trữ sinh
quyển đồng bằng Sông Hồng từ năm 2005, là khu vực có giá trị to lớn về bảo tồn
ĐDSH. Mặc dầu đã có nhiều nghiên cứu về ĐDSH ở đây, nhưng đến nay VQG vẫn
chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu nền và bộ chỉ thị ĐDSH để đánh giá diễn biến
ĐDSH và hiệu quả quản lý tại khu vực này. Vì thế, VQG vẫn cịn khó khăn trong
việc thực hiện nhiệm vụ báo cáo ĐDSH của VQG đối với Quốc gia cũng như nghĩa
vụ đối với Công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế [14]. Đây cũng là một khó khăn chung đối với các khu bảo tồn thiên nhiên
(KBT) hiện có của Việt Nam. Vì vậy, việc xác lập phương pháp luận về thiết lập bộ
chỉ thị ĐDSH trên cơ sở hướng dẫn của CBD và ứng dụng ở các KBT khơng những
có ý nghĩa đối với việc quản lý của VQG Xn Thuỷ mà cịn có nghĩa đối với các
VQG, KBT khác ở Việt Nam.
Chính vì những lý do trên, việc chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng chỉ thị đa
dạng sinh học ĐNN ven biển ở Việt Nam - Trường hợp tại Vườn Quốc gia Xuân
Thuỷ, Nam Định” mang tính cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
- Góp phần hồn thiện lý luận về xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học ở Việt
Nam và đề xuất được quy trình xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học ở quy mô khu bảo
2



tồn;
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu nền về đa dạng sinh học và xác định được các
nét đặc trưng về PSBR tại VQG Xuân Thủy để làm cơ sở cho việc xác định về chỉ thị
ĐDSH của VQG.
- Đề xuất được bộ chỉ thị đa dạng sinh học cho VQG Xuân Thủy nhằm phục
vụ công tác quản lý đa dạng sinh học của VQG.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định phương pháp luận xây dựng chỉ thị ĐDSH và đề xuất quy trình xây
dựng chỉ thị ĐDSH ở quy mô khu bảo tồn.
- Điều tra, đánh giá thông tin về PSBR của VQG Xuân Thuỷ; Xác định được
các nét đặc trưng PSBR của VQG làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chỉ thị quan
trắc ĐDSH VQG Xuân Thuỷ.
- Thiết kế và thử nghiệm bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH VQG Xuân Thuỷ, tỉnh
Nam Định.
4. Những luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Sử dụng tiếp cận hệ sinh thái và khung phân tích PSBR cho phép
vận dụng, điều chỉnh quy trình xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học của CBD và BIP để
áp dụng cho quy mô KBT ở Việt Nam.
Luận điểm 2: Bộ chỉ thị ĐDSH được đề xuất phản ánh đặc thù ĐDSH của
VQG Xuân Thủy và đáp ứng được mục tiêu quản lý ĐDSH của VQG.
5. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên đề xuất quy trình xây dựng chỉ thị ĐDSH sử dụng khung phân
tích PSBR và phương pháp cho điểm để lựa chọn chỉ thị ĐDSH cho quy mô KBT ở
Việt Nam.
- Cơ sở dữ liệu của ĐDSH của VQG Xuân Thủy được cập nhật, hệ thống hóa.
- Các đặc điểm PSBR của VQG Xuân Thủy được xác định.
- Lần đầu tiên đề xuất được bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH VQG Xuân Thuỷ, tỉnh
Nam Định nhằm hỗ trợ công tác quản lý ĐDSH của VQG.


3


6. Ý nghĩa của luận án
Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần xây dựng và hồn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH, phục vụ mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH,
góp phần bảo vệ tài nguyên sinh vật của đất nước.
Các dữ liệu, thông tin cập nhật về VQG Xuân Thuỷ làm cơ sở cho các nghiên
cứu khoa học tiếp theo về ĐDSH, KT- XH, quản lý bảo tồn tại khu vực.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp xây dựng được bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH
của VQG Xuân Thuỷ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý ĐDSH của VQG.
Những kết quả thử nghiệm xây dựng chỉ thị ĐDSH cho VQG Xuân Thuỷ là
bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chỉ thị ĐDSH ở cấp quốc gia và tại các KBT
trong giai đoạn tới.
7. Bố cục của luận án
Bố cục luận án được trình bày như sau:
Mở đầu: 4 trang
Chương 1. Tổng quan: 25 trang
Chương 2. Phương pháp luận, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên
cứu: 15 trang
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 97 trang
Kết luận và khuyến nghị: 2 trang

4


CHƯƠNG 1.


TỔNG QUAN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH
HỌC
1.1.1 Khái niệm
Quan trắc ĐDSH là hoạt động thu thập, đánh giá thông tin về ĐDSH một cách
có hệ thống vào các thời điểm nhất định tại các địa điểm cụ thể nhằm xác định được
xu hướng và nguyên nhân của sự biến đổi ĐDSH [90].
Chỉ thị ĐDSH là thành phần hoặc thước đo các hiện tượng liên quan đến ĐDSH,
được sử dụng để mơ tả hoặc đánh giá các tình trạng hay sự biến đổi của ĐDSH, hoặc
thiết lập các mục tiêu bảo tồn ĐDSH. Các hiện tượng liên quan đến ĐDSH là áp lực,
tình trạng và phản hồi theo định nghĩa của OECD (2003, 2008) [136, 138].
Thơng số là một thuộc tính có thể đo hoặc quan sát được (OECD, 1993) [132].
Chỉ thị quan trắc ĐDSH, trong nghiên cứu này, là chỉ thị ĐDSH được xây
dựng nhằm quan trắc hiệu quả việc quản lý ĐDSH, bao gồm sự thay đổi của tình
trạng ĐDSH, các lợi ích của ĐDSH, các áp lực đối với ĐDSH và các phản hồi quản
lý ĐDSH.
1.1.2 Vai trò của chỉ thị trong quan trắc đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng, phong phú của HST, loài và gen [163].
ĐDSH cung cấp một loạt các lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho con người thơng qua
ba giá trị chính là: giá trị bảo vệ thiên nhiên và môi trường (giá trị về chức năng sinh
thái), giá trị kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp) và giá trị văn hoá, xã hội [43]. Cùng với
tiến trình PTBV, vai trị của ĐDSH càng được ghi nhận và xã hội loài người đang cố
gắng để hướng tới “nâng cao chất lượng đời sống của con người trong lúc tồn tại,
trong khuôn khổ đảm bảo của các HST”[118].
Năm 1992, CBD đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn nhằm thực hiện 3 mục
tiêu: i) Bảo tồn ĐDSH; ii) Sử dụng bền vững đa đạng sinh học; iii) Chia sẻ công bằng
5



và hợp lý các lợi ích có được từ nguồn tài nguyên di truyền. Để đạt được các mục tiêu
này, cần phải có thơng tin về ĐDSH cũng như cần đánh giá được hiệu quả của các
chính sách, các chiến lược cũng như các biện pháp quản lý. Chính vì thế, CBD đã yêu
cầu mỗi quốc gia thành viên phải xác định các thành phần của ĐDSH có tầm quan
trọng bảo tồn và sử dụng bền vững, quan trắc các thành phần này xem chúng biến
động ra sao, từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo tồn hiệu quả ĐDSH
[160, 163]. Mục tiêu của quan trắc ĐDSH nhằm xác định tình trạng, điều kiện và sự
biến đổi ĐDSH để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý,
đồng thời cải thiện sự hiểu biết cơ bản về ĐDSH [95, 121, 149].
Tuỳ vào mục tiêu quản lý, quan trắc ĐDSH có thể ở các quy mơ khác nhau.
Các chương trình tồn cầu, quốc gia, vùng và điểm là những quy mô căn bản của
quan trắc ĐDSH. Trong đó, các chương trình quan trắc cấp điểm là mức thấp nhất
nhưng lại cần thiết để cung cấp thông tin cho việc quan trắc ĐDSH ở cấp cao hơn.
Đối tượng chính của quan trắc ĐDSH là HST, lồi và gen. Trong đó, các đối
tượng HST và loài được quan trắc khá phổ biến, trong khi quan trắc về gen tương đối
ít do tính phức tạp của nó. Ngồi ra, cùng với sự đổi mới tư duy về bảo tồn, kể từ khi
CBD đưa ra nguyên lý tiếp cận HST, trong đó coi con người là một thành phần quan
trọng và có mối tác động đa chiều tới các thành phần khác của hệ, thì việc quan trắc
không chỉ dừng lại ở các đối tượng là thành phần ĐDSH, mà còn quan tâm đến các
yếu tố tác động từ con người cũng như các phản hồi của họ nhằm cải thiện ĐDSH.
ĐDSH cũng như các mối quan hệ giữa chúng với hệ xã hội con người hết sức phức
tạp, thế nên chúng ta không thể quan trắc tất cả mọi đối tượng. Chính vì vậy, chỉ thị
ĐDSH được sử dụng làm thước đo cho ĐDSH và nhằm để đánh giá việc thực hiện
mục tiêu quản lý [82, 89, 95, 100, 108, 149].
Để quan trắc ĐDSH, Gaines và cộng sự (1999) [107] đã đề xuất cách tiếp cận 3
bước:
 Xác định các câu hỏi quan trắc dựa trên mục tiêu quản lý và đặc trưng của đối
tượng quan trắc;
6



 Xác định phương pháp quan trắc phù hợp;
 Phân tích dữ liệu, diễn giải các thơng tin và tích hợp quản lý.
Các tác giả nhấn mạnh việc xác định câu hỏi quan trắc hết sức quan trọng và
đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan. Việc xây dựng các chỉ thị để quan trắc
cũng được xem là một nội dung quan trọng trong bước xác định phương pháp quan
trắc phù hợp. Các tác giả này cũng đã đưa ra thí dụ về các vấn đề quan trắc ĐDSH và
các phương pháp quan trắc cho mỗi cấp độ tổ chức sinh thái, trong đó tương ứng mỗi
cấp quan trắc sẽ có các vấn đề quan trắc và phương pháp quan trắc tương ứng.
Mặc dù Gaines và cộng sự đã chỉ ra được các bước cơ bản và cách tiếp cận
trong quan trắc ĐDSH [107], song trong nghiên cứu của họ chưa làm rõ được cách
thức thiết lập các chỉ thị ĐDSH cũng như mối quan hệ giữa các quy mô quan trắc
ĐDSH. Đây là một trong những vấn đề sẽ được đề cập và phân tích trong luận án này
và VQG Xuân Thủy sẽ được dùng làm địa bàn để thử nghiệm các đánh giá của luận
án.
1.1.3 Bản chất của chỉ thị đa dạng sinh học
Bản chất của chỉ thị được mô tả: i) là công cụ về thông tin để tổng hợp số liệu
về mức độ phức tạp những vấn đề môi trường nhằm xác định trạng thái hoặc xu thế
chung [81]; ii) Đơn giản hóa, lượng hóa, tiêu ch̉n hóa và truyền tải thơng tin [90];
iii) là thước đo để thể hiện trạng thái của một hệ thống [79]; iv) là một lượng thông
tin nhỏ nhưng đưa ra cái nhìn rộng lớn có ý nghĩa hơn nhằm cảm nhận xu thế thường
khó phát hiện ra; v) Đơn giản hóa và lượng hóa hiện tượng phức tạp theo cách mà có
thể truyền tải thơng tin dễ dàng ; vi) Lượng hóa thơng tin để làm nổi rõ ý nghĩa của
chúng và đơn giản hóa thơng tin về hiện tượng phức tạp nhằm cải thiện việc truyền
thông [82].
Đối tượng sử dụng chỉ thị ĐDSH khá đa dạng, nhưng nhóm sử dụng chính vẫn
là các nhà hoạch định chính sách. Thơng qua các chỉ thị, họ có thể đánh giá được xu
hướng của ĐDSH, xác định nguyên nhân để có những giải pháp quản lý thích ứng
7



[87, 160]. Chính vì vậy, chính sách hoặc mục tiêu quản lý chi phối việc xác định các
chỉ thị ĐDSH [82, 90]. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa chỉ thị ĐDSH với các chỉ
thị sinh học hay chỉ thị sinh thái. Bởi vì chỉ thị sinh thái hay chỉ thị sinh học thường
được dùng để phản ánh cho chất lượng sinh thái hoặc môi trường [98, 158].
Chỉ thị được bảo đảm thực hiện thơng qua một chương trình quan trắc. Tuy
nhiên, khơng phải chỉ thị nào cũng có thể thực hiện quan trắc trực tiếp được mà một
số chỉ thị được xác định thơng qua quy trình tính tốn, dựa vào các thơng số quan trắc
trực tiếp. Chỉ thị có thể là một thơng số đơn lẻ có thể đo đạc được (ví dụ nồng độ
chlorophyll a, số lượng các lồi), hay một giá trị thơng số tổng hợp (ví dụ tổng số lồi
trong diện tích biển), một chỉ số được tính tốn (ví dụ chỉ số Shannon Wiener) hay
chỉ báo xu hướng (ví dụ tăng giảm dân số trong vùng) [103].
Thực tế cho thấy, việc thiết kế chỉ thị nếu không quan tâm đến khả năng đo
đạc, quan trắc thì sẽ khơng khả thi [100]. Ngược lại, việc quan trắc tồn bộ các thơng
tin về đối tượng ĐDSH cũng không thể thực hiện được do thiếu nguồn lực và tài
chính. Chính vì vậy, lựa chọn các chỉ thị ĐDSH phù hợp rất quan trọng và chi phối
việc xác định các thông số quan trắc vừa đủ để cung cấp các thơng tin cho việc tính
tốn và diễn giải các chỉ thị [140].
Việc quan trắc ĐDSH và việc xác định các chỉ thị ĐDSH cần được xem xét
trong một hệ thống thông tin thể hiện cấp độ và mục tiêu sử dụng. Các thông tin này
được cấu trúc theo hình tháp thơng tin (Hình 1.1). Trong đó, các biến số, thông số tạo
nên các chỉ thị đơn, chỉ thị tổng hợp [108]. Tháp thông tin biểu thị đối với những dữ
liệu ở các dạng khác nhau, tương ứng với nhu cầu sử dụng khác nhau của các nhóm
đối tượng. Với cấu trúc càng lên cao trên đỉnh tháp, thơng tin càng có ý nghĩa khái
qt và cơ đọng hơn [90].
Việc xác định các loại hình thơng tin khơng chỉ xem xét ở góc độ hệ thống
thơng tin, mà còn cần xem xét trong bối cảnh quan trắc ĐDSH, thể hiện ở các cấp độ
8



khác nhau. Hệ thống bảo tồn của Canada đã xác lập tháp quan trắc ĐDSH ở các cấp
khác nhau: từ VQG, vùng đến quốc gia [156]. Mỗi VQG sẽ xác định các chỉ thị quan
trắc cơ bản liên quan đến đặc thù của VQG, nhưng bảo đảm cung cấp cả những thơng
tin cần thiết để có thể tập hợp sử dụng ở cấp vùng và quốc gia. Việc quan trắc và báo
cáo được thể hiện theo hình tháp quan trắc mơ tả tại Hình 1.1. [90].

Tháp thơng tin

Tháp quan trắc

Hình 1.1 Tháp thông tin và tháp quan trắc ĐDSH
Giữa tháp thơng tin và tháp quan trắc có một mối quan hệ song song. Các chỉ
thị ở cấp độ KBT cần phản hồi những yêu cầu báo cáo, quan trắc của cấp quốc gia và
đồng thời phản hồi yêu cầu quản lý của KBT. Bên cạnh đó, khi xây dựng chỉ thị
ĐDSH của KBT cần quan tâm đến các thông số, các chỉ thị đơn mới có thể tham gia
vào việc tổng hợp các chỉ thị phức hợp ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, rất ít các
báo cáo đề cập phân tích mối quan hệ giữa các thơng số đo đạc ở hiện trường (cấp
KBT), các chỉ thị ĐDSH cấp KBT và các cấp cao hơn (vùng, quốc gia, khu vực, tồn
cầu).
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Các vấn đề cơ bản của việc xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học
1.2.1.1 Khung phân tích
Việc sử dụng các chỉ thị ĐDSH trong lĩnh vực quản lý giúp cho nhà quản lý
9


trả lời được các câu hỏi tình trạng ĐDSH như thế nào? tại sao lại có tình trạng như
vậy? có thể làm gì để thay đổi tình trạng đó? [90]. Chính vì vậy, chỉ thị ĐDSH khơng

chỉ phản ánh bản chất của ĐDSH (thành phần, cấu trúc, chức năng) để trả lời câu hỏi
thứ nhất mà còn phản ánh các thông tin về áp lực và phản hồi nhằm giải quyết hai
câu hỏi sau là “tại sao có tình trạng như vậy” (nguyên nhân của sự thay đổi) và “có
thể làm gì để thay đổi tình trạng đó?” (các phản hồi của quản lý).
Do tầm quan trọng của chỉ thị ĐDSH nên trên thế giới đã hình thành một số lý
luận về khung phân tích xây dựng chỉ thị. Khung phân tích được sử dụng khá phổ
biến để mơ tả mối quan hệ giữa xã hội và môi trường hay ĐDSH là khung DPSIR (D:
Động lực, P: Áp lực, S: Tình trạng, I: tác động, R: Phản hồi) và khung DPSIR rút
gọn: PSR, DPR [90, 96, 101, 132, 164], trong đó:
D (Driving forces) - Động lực của các biến động mơi trường, tài ngun… (ví
dụ: sản xuất nơng nghiệp).
P (Pressure) – Áp lực đối với mơi trường, ĐDSH (ví dụ: khai thác q mức).
S (State) – Tình trạng ĐDSH (ví dụ: số loài).
I (Impact) – Tác động đối với ĐDSH (ví dụ: mất lồi sinh vật có giá trị).
R (Response) – Phản hồi của xã hội (ví dụ: diện tích đất được bảo tồn).
Trong mối quan hệ nhân quả, các hoạt động phát triển KT- XH được coi là các
động lực tạo ra các áp lực cho môi trường và làm thay đổi trạng thái của mơi trường.
Đến lượt nó, những thay đổi này lại tạo nên tác động tới sức khỏe con người, các HST
và khiến cho xã hội có các phản hồi về các động lực, áp lực, tình trạng hoặc tác động
một cách trực tiếp [113, 133, 136, 153].
Khung thứ nhất (PSR) (a) chia các chỉ thị theo các nhóm áp lực, tình trạng và
phản hồi theo lô gic: áp lực lên môi trường từ con người và hoạt động kinh tế dẫn đến
sự thay đổi về trạng thái và điều kiện của môi trường và kết quả từ những áp lực này
địi hỏi có những phản hồi của xã hội để làm thay đổi các áp lực và tình trạng mơi
trường [134].

10


Tình

trạng(S)

Áp lực
(P)

Tình
trạng (S)

Phản hồi
(R)

Động lực
(D)

(a)

Phản hồi
(R)

Áp lực
(P)

Tình trạng (S)

Phản hồi
(R)

Lợi ích (B)

(b)


Tình trạng
(S)

Áp lực (P)

Tác động
(I)

Động lực
(D)

Phản hồi
(R)

(c)

(d)

Hình 1.2 Khung (a) PSR, (b) DSR, (c) DPSIR, (d) PSBR
Nguồn:(a), (b), (c) từ David Niemeijer, Rudolf S. de Groot (2008) [96]
(d) CBD [90]
Khung phân tích thứ hai là Động lực- Tình trạng- Phản hồi (DSR) (Hình 1.2b).
Trong khung phân tích này, “áp lực” được thay bằng “động lực”. Theo OECD, động
lực có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn tới môi trường trong nông nghiệp và đặc biệt là
thái độ của nông dân, các chính sách của chính phủ và các yếu tố kinh tế, xã hội và
văn hóa khác [132, 134, 165].
Khung phân tích thứ 3, Động lực- Áp lực- Tình trạng- Tác động- Phản hồi
(DPSIR) (Hình 1.2c) cũng trên cơ sở tiếp cận như hai khung trên nhưng phân tích chi
tiết hơn. Khung này phân biệt giữa động lực gián tiếp như các hoạt động phát triển

kinh tế, xã hội và các áp lực trực tiếp lên mơi trường; phân tích tác động của sự thay
đổi đến sức khỏe con người, các HST và vật chất [153].
Các khung trên đều được sử dụng khá phổ biến để phân tích xây dựng chỉ thị
tùy theo mục đích và bối cảnh sử dụng [96, 102, 132]. Đánh giá việc xây dựng và áp
dụng mơ hình phân tích DPSIR, CBD đã nhận ra việc phân biệt giữa các chỉ thị động
lực và chỉ thị áp lực cũng như các chỉ thị tình trạng và các chỉ thị tác động là rất khó
xác định, ví dụ, việc NTTS vừa có thể xem là động lực vừa có thể xem là áp lực đối
11


với ĐDSH nếu được thực hiện không bền vững, hay việc mất các lồi có thể là tình
trạng của ĐDSH hoặc có thể coi là tác động. Hơn nữa, để phù hợp với mục tiêu chung
và mục tiêu của Kế hoạch hành động chiến lược của Công ước (bao gồm cả mục tiêu
liên quan đến lợi ích), CBD đã đề xuất khung phân tích PSBR (Áp lực (P) - Tình
trạng (S) - Lợi ích (B) - Phản hồi (R)) [90].
Tiếp cận của CBD về cơ bản vẫn dựa vào nền tảng của khung DPSIR, nhưng
vận dụng một cách linh hoạt hơn. Trong phần áp lực, CBD đề cập đến cả các nguyên
nhân sâu xa tạo ra các áp lực, về bản chất chính là các động lực trong mơ hình DPSIR.
Nhóm tác động (I) trong mơ hình DPSIR được ẩn trong nhóm tình trạng nếu các tác
động gây ra sự thay đổi ĐDSH và ẩn trong nhóm lợi ích nếu những tác động gây ra
sự thay đổi dịch vụ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến lợi ích của con người.
Điểm cải tiến quan trọng của CBD là việc nhấn mạnh lợi ích từ ĐDSH, thể
hiện thơng qua dịch vụ hệ sinh thái, một yếu tố hết sức quan trọng đối với xã hội lồi
người [168]. Điều này khơng chỉ phản hồi mục tiêu của Cơng ước, mà cịn bảo đảm
tính bền vững của cơng tác bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là các lợi ích gắn liền với cộng
đồng. Thực tế cho thấy, bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp cơ sở cần gắn kết lợi ích của
người dân mới có thể thành cơng [166]. Đây là một cơ hội để xem xét vận dụng việc
áp dụng mơ hình phân tích này trong xây dựng chỉ thị ĐDSH ở cấp độ điểm như
KBT.
Cơ sở lý luận của các khung phân tích DPSIR hay các thể loại khác của DPSIR

(PSR, DSR, PSBR) đều dựa trên nguyên tắc mối quan hệ nhân quả, thừa nhận rằng
hoạt động của con người và mơi trường tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
[90, 95, 132, 164]. Trong đó, hiện trạng (S) là thành phần cốt lõi, vừa là yếu tố chịu
tác động, nhưng cũng là yếu tố chi phối đến việc phản hồi của quản lý. Chính vì vậy,
đây là tiền đề cho việc áp dụng phương pháp tiếp cận HST để xây dựng chỉ thị ĐDSH
mà sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở Chương 2.

12


1.2.1.2 Tiêu chí lựa chọn chỉ thị ĐDSH
Thực tế khơng thể nào quan trắc đồng thời tất cả các khía cạnh của đa dạng
sinh học do thiếu thời gian, ngân sách cộng với tính hết sức phức tạp của các HST
[109, 147]. Vì thế, việc xác định các chỉ thị ĐDSH rất quan trọng trên cơ sở các tiêu
chí nhất định. Trên cơ sở tài liệu của Noss (1990) và cộng sự [131], Bo Normander
đã đề xuất 13 tiêu chí định tính để xác định các chỉ thị ĐDSH thích hợp [85]. Tổng
kết kinh nghiệm do các tổ chức quốc tế đề xuất và thực tiễn từ các nước thành viên
là nền tảng để CBD đề ra bộ tiêu chí lựa chọn chỉ thị. Bộ tiêu chí bao gồm 10 tiêu chí
lựa chọn chỉ thị, trong đó có 7 tiêu chí cho việc lựa chọn các chỉ thị đơn, bao gồm: 1)
Phù hợp và có ý nghĩa về mặt chính sách; 2) Liên quan đến ĐDSH; 3) Có cơ sở khoa
học; 4) Được chấp nhận rộng rãi; 5) Có khả năng giám sát được; 6) Có khả năng mơ
hình hóa; 7) Độ nhạy; ba tiêu chí lựa chọn bộ chỉ thị: 1) Tính đại diện; 2) Số lượng
nhỏ; 3) Hợp nhất và linh hoạt [88].
So với các bộ tiêu chí, thì bộ tiêu chí của CBD đề ra khá tồn diện. Tuy nhiên,
CBD nhấn mạnh rằng không phải chỉ thị nào cũng đáp ứng tồn diện các tiêu chí nêu
trên và cũng khơng có chỉ thị nào lý tưởng cho mọi hồn cảnh. Việc sử dụng các tiêu
chí nào để sàng lọc và lựa chọn chỉ thị tùy thuộc vào cách tiếp cận của người xây
dựng và bối cảnh thực tế. Bộ tiêu chí của CBD có thể sử dụng làm nền tảng để thiết
lập bộ tiêu chí xây dựng chỉ thị theo các ưu tiên đặc thù của quốc gia, đồng thời cần
nghiên cứu và làm rõ hơn nội hàm của các tiêu chí, xác định cách thức sử dụng tiêu

chí trong việc xác định các chỉ thị ĐDSH. Đây là vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu:
xác định tiêu chí và cách thức sử dụng để xác định bộ chỉ thị ĐDSH trong bối cảnh
cụ thể của Việt Nam, đặc biệt trong nghiên cứu này là trường hợp của VQG Xuân
Thuỷ, tỉnh Nam Định.
1.2.1.3 Quy mô
Trên thế giới, tùy theo mục tiêu, cấp độ quan trắc, đánh giá ĐDSH khác nhau
dẫn đến việc tồn tại các bộ chỉ thị ĐDSH khác nhau. Nhiều chỉ thị ĐDSH đã được
xác lập để đánh giá diễn biến ĐDSH trên quy mơ tồn cầu. Ở quy mơ này, các chỉ thị
13


ĐDSH được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực quản lý môi trường, PTBV, quản
lý TNTN và ĐDSH [100, 130, 135, 136, 164], cụ thể ở các báo cáo đánh giá thiên
niên kỷ HST [168], báo cáo về hành tinh sống [169], báo cáo của FAO [104], báo cáo
triển vọng ĐDSH toàn cầu [150]...Các chỉ thị ĐDSH trong các báo cáo này được sử
dụng để phản ánh xu hướng của ĐDSH và các vấn đề liên quan đến áp lực, phản hồi.
Ví dụ, bộ chỉ thị PTBV của Liên hợp quốc (năm 2007) có 2 chỉ thị cốt lõi về ĐDSH,
bao gồm: 1) Tỷ lệ diện tích trên cạn được bảo vệ trên tổng số và theo vùng sinh thái;
2) Sự thay đổi về mức độ đe dọa của các lồi; ngồi ra cịn có 5 chỉ thị bổ sung, bao
gồm: 1) Hiệu lực quản lý của các KBT; 2) Diện tích HST quan trọng được lựa chọn;
3) Độ phân mảnh của môi trường sống; 4) Mức độ phong phú những loài quan trọng
được lựa chọn; 5) Mức độ phong phú của loài ngoại lai xâm lấn [164]. Ngoài ra, nhiều
tổ chức quốc tế khác đã tiến hành xây dựng chỉ thị ĐDSH như CBD, Công ước
Ramsar về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế đề xuất bộ chỉ thị để đánh giá
thực hiện mục tiêu của Công ước [143], OECD xây dựng chỉ thị hợp tác đa phương
với Viện nghiên cứu nguồn gen thực vật quốc tế thiết lập các chỉ thị về nguồn
gen…[90, 135].
Bên cạnh các bộ chỉ thị sử dụng để theo dõi diễn biến ĐDSH ở quy mơ tồn
cầu, thì bộ chỉ thị ĐDSH quy mô quốc gia, KBT và HST cũng khá phổ biến. Vấn đề
quy mơ cịn được xem xét tùy thuộc vào mục tiêu quản lý, ví dụ trong trường hợp của

Công ước Ramsar xem xét các quy mô theo: i) mục đích đánh giá ở phạm vi tồn cầu:
sự xuất hiện/thiếu những vùng ĐNN ở các châu lục và các đảo; ii) Mục đích đánh giá
ở phạm vi lục địa: sự phân bố của các khu vực ĐNN nằm trong các châu lục và các
đảo; iii) mục đích đánh giá ở phạm vi khu vực: các loại ĐNN cụ thể; iv) mục đích
đánh giá ở phạm vi địa phương: đặc điểm của từng vùng ĐNN; và v) mục đích đánh
giá ở phạm vi vùng: sự biến đổi giữa các vùng ĐNN [145].
Các báo cáo và hướng dẫn quốc tế chủ yếu chú trọng đến các quy mơ tồn cầu
và cấp quốc gia, ít nghiên cứu đề cập đến mối liên quan giữa cấp độ điểm (HST,
KBT) với cấp độ quốc gia. Đây là một lỗ hổng lớn vì bảo tồn ĐDSH muốn thành

14


×