Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI KHÁNH LINH

Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC
Ở BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI KHÁNH LINH

Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC
Ở BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
HIỆN NAY

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60. 22.03.08

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Công Nhất

HÀ NỘI – 2014



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin dành để bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Thầy
giáo - PGS.TS Phạm Công Nhất, người hướng dẫn khoa học - đã tận tình hướng
dẫn tơi phương pháp nghiên cứu trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Triết học, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Bộ môn Y đức – Y Xã hội học, trường Đại
học Y Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập, cũng như trong q
trình hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi vơ cùng biết ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
động viên lớn lao về tinh thần trong suốt quá trình tơi hồn thành luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Khánh Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và tài liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được cơng bố qua bất cứ cơng
trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2014
NGƯỜI CAM ĐOAN

Mai Khánh Linh


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
Chương 1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ Y ĐỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
NÂNG CAO Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC Ở BỆNH VIỆN CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY ........................................................ 11
1.1. Lịch sử các quan niệm về đạo đức và y đức ....................................... 11
1.1.1. Các quan niệm về đạo đức ........................................................... 11
1.1.2. Các quan niệm về y đức ............................................................... 13
1.1.3. Khái niệm y đức và các nội dung cơ bản của y đức ...................... 21
1.1.4. Các văn bản pháp luật, hướng dẫn, quy định về y đức ở Việt Nam
và trên thế giới ............................................................................ 24
1.2. Sự cần thiết nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc ở bệnh viện công
trên địa bàn Hà Nội hiện nay ............................................................ 33
1.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động và vai trò của đội ngũ thầy thuốc trong
hệ thống các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay ......... 33
1.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến việc cần phải nâng cao y đức cho đội ngũ
thầy thuốc ở các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay ......... 40
Chương 2: ĐẠO ĐỨC NGHỀ Y Ở CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ......... 49
ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .............. 49
2.1. Thực trạng y đức của người thầy thuốc ở các bệnh viện công trên địa
bàn Hà Nội hiện nay ......................................................................... 49
2.1.1. Thực trạng nhận thức về giá trị nghề y ......................................... 49
2.1.2. Thực trạng về mối quan hệ của các bác sĩ lâm sàng với các công ty
dược và trang thiết bị y tế ............................................................. 55
2.1.3. Thực trạng về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân ................... 61
1


2.2. Nguyên nhân của những biểu hiện tích cực và tiêu cực của đội ngũ bác
sĩ tại các bệnh viện công ở Hà Nội ................................................... 65
2.2.1. Nguyên nhân của những biểu hiện tích cực .................................. 65

2.2.2. Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực .................................. 67
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao y đức người thầy thuốc tại
các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay ............................. 72
2.3.1. Tuyên truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc .... 72
2.3.2. Tăng cường đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ..... 75
2.3.3. Đổi mới chính sách về tiền lương, về sự đãi ngộ đối với thầy thuốc
tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội ................................. 77
2.3.4. Tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức đội ngũ cán bộ y tế theo tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ....................................................... 78
2.3.5. Đổi mới và hồn thiện nội dung chương trình đạo đức y học trong
các trường y trên cả nước ........................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................. 85
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 88
PHỤ LỤC .................................................................................................... 93

2


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1.

Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện ...............34

Bảng 2.1:

Tỷ lệ bác sĩ nhận hỗ trợ của các công ty dược/trang thiết bị y tế ..... 56


Bảng 2.2:

Tỷ lệ bác sĩ nhận sự hỗ trợ của các công ty dược/trang thiết bị y
tế theo số năm kinh nghiệm ...................................................... 57

Bảng 2.3:

Tỷ lệ nhận “phong bì” của người bệnh theo số năm kinh nghiệm .. 64

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đạo đức là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống, xuất hiện cùng với sự ra
đời của xã hội Người. Khi con người bắt đầu lịch sử của mình, tự tách ra khỏi
tự nhiên thì một trong những dấu hiệu chỉ báo của nó là giá trị đạo đức. Dưới
bất kỳ xã hội nào, vai trị của đạo đức ln được thừa nhận và quan tâm.
Mỗi nghề trong xã hội đều có truyền thống, đạo đức của riêng mình.
Đạo đức nghề nghiệp khơng bao giờ tách rời đạo đức chung của nhân loại. Nó
chỉ là sự hiện thực hóa, thể hiện ra những chuẩn mực, lý tưởng, khát vọng
chung của nhân loại trong một lĩnh vực nghề nghiệp.
Y đức (đạo đức nghề y) là đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc.
Nó gồm các bộ quy tắc ứng xử, thái độ, trách nhiệm và bổn phận của người
thầy thuốc trong quá trình hành nghề y. Nghề y là một nghề đặc biệt, vì đối
tượng mà nó hướng tới để tác nghiệp khơng phải là các sự vật vô tri, vô giác
mà là sức khỏe - vốn quý nhất của mỗi con người. Chính vì thế, người thầy
thuốc khi thực hành lâm sàng khơng chỉ cần phải giỏi về chun mơn mà cịn
phải thể hiện đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc, tức là phải
có y đức. Y đức vì thế đã trở thành một trong những chuẩn mực nghề nghiệp

để biết bao các thế hệ thầy thuốc rèn luyện, phấn đấu hướng tới.
Ở nước ta, vấn đề y đức luôn được các thầy thuốc quan tâm trau dồi và
rèn luyện qua nhiều thế hệ. Trong lịch sử y học Việt Nam, có rất nhiều thầy
thuốc khơng chỉ giỏi về y thuật mà cịn nêu cao tấm gương sáng chói về y đức
như Tuệ Tĩnh, Chu Văn An (đời Trần), Lê Hữu Trác (đời Hậu Lê)... đã làm
nên nét đẹp truyền thống của nền y học nước nhà. Truyền thống đó tiếp tục
được phát huy trong q trình xây dựng và phát triển nền y tế mới dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với những tấm gương của các thầy
4


thuốc cách mạng tiêu biểu như: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Giáo sư Hồ Đắc Di,
Giáo sư Tôn Thất Tùng...Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế, nền y tế nước ta đang bước sang một giai đoạn phát triển mới. Mặt
trái của nền kinh tế thị trường đã tác động và có sự phân hóa sâu sắc đến y
đức của người thầy thuốc Việt Nam trong các thành phần kinh tế khác nhau,
trong đó có y đức của đội ngũ các thầy thuốc ở hệ thống các bệnh viện công
trong cả nước hiện nay.
Thủ đô Hà Nội là địa phương có hệ thống các bệnh viện cơng lớn nhất
tồn quốc. Những năm qua, nhờ sự cố gắng của các cấp, các ngành cũng như
chính bản thân đội ngũ thầy thuốc tại các bệnh viện công nên đã đáp ứng
được một phần không nhỏ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Thủ đơ.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trên thực tế chất lượng phục vụ của hệ
thống các bệnh viện công tại Hà Nội còn nhiều bất cập, hạn chế. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là sự xuống cấp về đạo đức nghề
nghiệp của một bộ phận thầy thuốc và cán bộ y tế, có lúc có nơi trở nên
nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận. Để đi tìm câu trả lời lý giải nguyên
nhân mặt hạn chế, yếu kém về y đức của một bộ phận người thầy thuốc trong
hệ thống các bệnh viện công trên cả nước, trong đó có Hà Nội, đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu nhưng kết quả cịn chưa đầy đủ hoặc chỉ mới đề cập rải

rác trong các cơng trình liên quan. Để khắc phục mặt hạn chế của các nghiên
cứu trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “Y đức của người thầy thuốc ở bệnh viện
công trên địa bàn Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học,
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đạo đức, y đức từ xưa đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm.
5


Trong thế kỷ XX, đạo đức nghề y được nhiều nhà nghiên cứu ở Liên Xô
và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu quan tâm. Năm 1930, các bác sĩ V.P.
Oxxilop và N.N. Petaốp công bố nghiên cứu về đạo đức nghề y. Năm 1965,
M.K. Cudơnin có tài liệu “Các thầy thuốc anh hùng Liên Xơ” nói về những
chiến công to lớn của đội ngũ thầy thuốc trong chiến tranh thế giới thứ II. Đặc
biệt trong những năm 1970, nhiều cơng trình lớn đã ra đời như: “Những vấn đề
cơ bản của đạo đức y học” của Đ.I. Pixarep, do bác sĩ Nguyễn Thúy Liên dịch,
NXB Y học Hà Nội, năm 1972; “Những vấn đề đạo đức của người thầy thuốc”
của N.E. Telesnhevskaia và N.I. Pogibko, do GS. Bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ dịch,
NXB Y học Hà Nội xuất bản năm 1986. Các cơng trình nghiên cứu đã bước
đầu nêu lên những nội dung khái quát về mối quan hệ giữa đạo đức và y đức,
về lịch sử y đức, quan niệm về đạo đức nghề y, đạo đức người thầy thuốc Xô
Viết và đưa ra những tiêu chuẩn về mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, giữa
bệnh nhân với bệnh tật, giữa bệnh nhân với xã hội…
Tuy nhiên, phải đến năm 1977, Beauchamp L.T và Childress F.J mới
xây dựng đạo đức y học thành những nguyên lý một cách chi tiết, rõ ràng
[16]. Có thể nói, Beauchamp L.T và Childress F.J là hai tác giả đầu tiên nâng
tầm lý luận đạo đức y học thành “nguyên lý học” (principlism) và khởi nguồn
cho các lý luận trong y văn cũng như dạy-học đạo đức y học theo cá nguyên
lý học [16].

Hiện nay, tại một số nước có nền y học và giáo dục phát triển như Hoa
Kỳ, Anh, Australia…vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc giảng dạy môn
đạo đức nghề nghiệp trong các trường Y. Nội dung của môn học này chủ yếu
tập trung vào những vấn đề đạo đức nghề y, giao tiếp giữa thầy thuốc – người
bệnh và kỹ năng làm việc nhóm dựa theo các nguyên lý đạo đức y học.
Ở Việt Nam, từ sau đổi mới, có một số cơng trình tiêu biểu như: “Sự
biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây
6


dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý nước ta hiện nay”, PGS.TS. Nguyễn
Chí Mỳ chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Hay “Vấn đề đạo
đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Mai Xuân Hợi, Luận án Tiến
sỹ triết học, Hà Nội, 2005...Các nghiên cứu đều cho thấy sự biến đổi của đạo
đức và giá trị đạo đức hiện nay là tất yếu, vì vậy cần có chiến lược định
hướng đúng đắn cho sự phát triển đạo đức, để xây dựng nền đạo đức cách
mạng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề giáo dục y đức trong giảng dạy và thực hành lâm sàng khám
chữa bệnh cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Như cuốn “Đạo đức học và y
đức Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hiền, NXB Y học, 1992, làm rõ mối
quan hệ giữa đạo đức với đạo đức nghề y, đưa ra những yêu cầu và phương
pháp rèn luyện đạo đức cho người thầy thuốc. Cuốn “Đạo đức y học” của GS.
Hoàng Đình Cầu, 1991, nêu lên những nhiệm vụ cụ thể của người thầy thuốc
trong quan hệ với người bệnh.
GS Đỗ Nguyên Phương với tác phẩm: “Phát triển sự nghiệp Y tế ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Y học, Hà Nội 1996; GS.TSKH. Phạm
Mạnh Hùng “Quản lý y tế tìm tịi học tập và trao đổi”, NXB Hà Nội 2004.
Các tác giả đều bàn đến vấn đề đạo đức, y đức và đòi hỏi cấp bách phải nâng
cao đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. GS.TS. Phạm Thị Minh Đức

với cơng trình: “Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác
sỹ ở ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh và trung ương”. Cơng trình đã mô tả thực
trạng nhận thức, thực hành y đức và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành y
đức của bác sỹ đang trực tiếp khám chữa bệnh ở bệnh viện thuốc ba tuyến
bệnh viện huyện, tỉnh, trung ương. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường thực hành y đức cho bác sỹ.
7


PGS. TS. Trần Văn Thụy với cơng trình: “Đại danh y Lãn Ông và cơ sở tư
tưởng của nghề làm thuốc, chữa bệnh”, NXb Y học, năm 2000, đã trình bày một
cách hệ thống những tư tưởng y đức trong y học của Hải Thượng Lãn Ông.
Giáo sư Nguyễn Văn Lê với hai cuốn sách: “Đạo đức và y học” xuất
bản năm 1999 và “Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện”, xuất bản năm
2000, đã chú trọng phân tích những đặc điểm của ngành y và những trách
nhiệm, nghĩa vụ của người thầy thuốc trong mối quan hệ với người bệnh và
xã hội.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể tìm thấy nhiều bài báo trên các tạp chí
khoa học đề cập đến vấn đề y đức của người thầy thuốc trong thời kỳ đổi mới,
như: “Góp phần bàn về những vấn đề đạo đức của người thầy thuốc Việt
Nam” của PGS.TS. Trần Văn Thụy đăng trên tạp chí Nghiên cứu y học số 2
năm 1997; “Mâu thuẫn giữa mặt trái của cơ chế thị trường với bản chất nhân
đạo của ngành y tế Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Phạm Cơng Nhất trên
tạp chí Giáo dục lý luận số 6 năm 1999; “Y đức và nâng cao y đức” của
GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng đăng trên tạp chí Cộng sản số 7 năm
2002…Trước những biểu hiện tiêu cực về y đức trong khám chữa bệnh ngày
càng gia tăng, các bài báo trên đã góp phần cảnh báo thực trạng y đức của
người nhân viên y tế trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, đồng thời
bước đầu đặt ra yêu cầu cần có những quy định pháp lý phù hợp để hỗ trợ
cùng với những chuẩn mực đạo đức, nhằm điều chỉnh hành vi của người nhân

viên y tế một cách hiệu quả, giảm thiểu những vi phạm y đức như hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở phân tích lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn từ đó đưa
ra kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao y đức của đội ngũ thầy
thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
8


Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề có liên quan đến y đức và y đức người thầy
thuốc tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội.
- Phân tích thực trạng y đức người thầy thuốc tại một số bệnh viện công
rtrên địa bàn Hà Nội hiện nay: ưu điểm, hạn chế, các vấn đề đặt ra.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao y đức
người thầy thuốc ở bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: y đức người thầy thuốc ở một số bệnh viện công trên địa
bàn Hà Nội hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng y đức thầy
thuốc trên một vài bệnh viện được lựa chọn.
+ Thời gian: từ những năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài
- Cơ sở lý luận:
Hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng ta về đạo đức cách mạng, y đức
người thầy thuốc.
- Phương pháp luận của đề tài:

Trên nền tảng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề
tài chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn
dịch, lịch sử và lơgic; Ngồi ra đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
có tính chất chun ngành như: phương pháp chọn mẫu, phương pháp nghiên
cứu định lượng (Điều tra bằng bảng hỏi), phương pháp quan sát, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp xử lý thông tin...
9


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: đóng góp một phần vào quá trình nhận thức và hoạt
động giáo dục đào tạo y đức của người thầy thuốc.
- Ý nghĩa thực tiễn: có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu những vấn đề có liên quan, trong giảng dạy.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Nội dung chính gồm
2 chương, 4 tiết. Ngồi ra, luận văn cịn có phần mục lục, tài liệu tham khảo,
hệ thống các bảng biểu, phụ lục.

10


NỘI DUNG
Chương 1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ Y ĐỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NÂNG CAO Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC Ở BỆNH
VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
1.1. Lịch sử các quan niệm về đạo đức và y đức
1.1.1. Các quan niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của kiến trúc
thượng tầng xã hội. Từ xưa đến nay, có nhiều quan niệm về đạo đức. Tiêu

biểu như:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đạo đức là một trong những hình
thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh
hành vi con người trong quan hệ với toàn xã hội” [29, tr 378-379].
Theo Giáo trình Đạo đức học: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là
tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và
đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã
hội, chúng được thực hiện bằng niềm tin cá nhân bởi truyền thống và sức
mạnh của dư luận xã hội [19, tr 8].
Theo quan niệm của Đêmocrit (460-370 TCN): hạt nhân trong đạo đức
học là lương tâm, là sự lành mạnh về mặt tinh thần của từng cá nhân. Đối
tượng của đạo đức là cuộc sống, lương tâm, là trách nhiệm, số phận của mỗi
con người. Đạo đức học của ơng địi hỏi con người phải sống đúng mực, ơn
hịa, khơng gay hại cho người khác bởi: “Chỉ có người nào biết bằng lịng với
sự hưởng lạc vừa phải thì mới có thể được hạnh phúc. Hạnh phúc là ở sự
thanh thản tâm hồn được tự do” [20, tr 177].
Xôcrat (469-399 TCN) cho rằng đạo đức là phải nhận thức chính mình,
nhưng nhận thức của chính mình khơng thể tách khỏi nhận thức chung của xã
11


hội, có nhận thức chung đó mới mang lại tính khách quan, là cơ sở để xác
định sự chuẩn mực trong đạo đức xã hội [27, tr 13]. Ông coi cái thiện và cái
ác là hoàn toàn khác nhau, cũng như không đồng nhất hạnh phúc với các lợi,
mà coi hạnh phúc là đức hạnh. Chỉ có người nào biết đức hạnh là gì mới thực
sự được hạnh phúc [20, tr 184].
Platon (427-347 TCN) là một trong những nhà nhà triết học duy tâm, nhà
tư tưởng kiệt xuất thời kỳ cổ đại. Đạo đức học được Platon quan niệm dựa trên cơ
sở linh hồn, gồm ba bộ phận: lý tính, cảm xúc và cảm tính. Tương ứng với nó là
ba hạng người trong xã hội: các nhà triết học, nhà thơng thái giữ vị trí lãnh đạo

nhà nước; vệ qn bảo vệ nhà nước lý tưởng và nông dân, thợ thủ công, nghề
tự do làm ra của cải vật chất cho xã hội. Theo ông, nhiệm vụ của đạo đức học
là đấu tranh vạch ra con đường đi đến thiện, dựa trên cơ sở xây dựng phẩm
hạnh của con người. Đặc biệt, ơng cho rằng Thượng đế chính là quan toàn tối
cao đối với đạo đức của con người, Thượng đế sẽ phán xử những hành vi vô
đạo đức mà con người gây ra, từ đó khuyên con người nên sống thiện, không làm
điều ác [27, tr 19].
Thời kỳ phong kiến phương Đông, nổi bật quan điểm của Khổng Tử về
đạo đức thể hiện qua các mối quan hệ: vua - tôi, cha mẹ - con cái, chồng - vợ,
anh - em, bạn - bè. Đạo được hiểu là “đường đi lối lại của nề nếp, có phép tắc
rõ ràng…đạo là hệ thống những nguyên lý, những phép tắc, những quy luật
cơ bản của sự vận động” [24, tr 109]. Còn đức là những quy định, yêu cầu
phải thực hiện cho đúng trách nhiệm của mỗi người, mỗi giới. Có thể hiểu,
đức chính là biểu hiện của đạo, là kết quả vận động của đạo [27, tr 39].
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người từ thời kỳ cộng sản
nguyên thủy đến khi xuất hiện giai cấp và các hình thức nhà nước, đạo đức
học cũng có những bước tiến quan trọng. Những khái niệm, phạm trù đạo đức
12


đã từng bước được hình thành, bổ sung và phát triển. Đặc biệt, sự ra đời của
Chủ nghĩa Mác đã đánh dấu cuộc cách mạng về đạo đức học. Trước Mác, các
nhà triết học bàn về đạo đức học đều cố gắng tìm kiếm về bản chất con người,
nhưng chưa đủ cơ sở thuyết phục một cách thỏa đáng, hoặc các quan niệm về
lẽ sống đếu tuyệt đối hóa một mặt nào đó của vấn đề lẽ sống. Ăngghen khi
phân tích về vấn đề này đã viết: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã
có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy
giờ” [5, tr 137].
Khác với các quan điểm trước đó, chủ nghĩa Mác coi đạo đức là sự
phản ánh tồn tại xã hội, vì vậy mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của đạo

đức được hiểu theo nghĩa: nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn và
tồn tại xã hội quyết định; Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của
phản ánh đạo đức, làm cho đạo đức, tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản
xuất tinh thần của xã hội; Sự hình thành, phát triển những quan niệm đạo đức
trong xã hội là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội quy định.
Như vậy, có thể thấy, đạo đức là một hình thái sớm nhất của ý thức xã
hội, nó xuất hiện khi con người có khả năng phân tích, phê phán đời sống hiện
thực, có khả năng lựa chọn, làm theo những quyết định có tính chất cá nhân.
Chính trong điều kiện đó, xuất hiện một nhu cầu xã hội mới phải điều chỉnh
hành vi của cá nhân cho phù hợp với lợi ích của tồn xã hội, tránh những mâu
thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Nói cách khác, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý
thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực, điều tiết hành vi
của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng
xóm, giai cấp, dân tộc hay tồn bộ xã hội) [14, tr 45].
1.1.2. Các quan niệm về y đức
Ở giai đoạn đầu của lịch sử loài người, do lực lượng sản xuất ở trình độ
13


thấp, sự phân cơng lao động xã hội cịn đơn giản, nên các ngành nghề trong
xã hội ít và đạo đức nghề nghiệp chưa ra đời. Nhưng khi trình độ lực lượng
sản xuất phát triển ngày càng cao, sự phân công lao động ngày càng cụ thể, đa
dạng dẫn đến các ngành nghề trong xã hội xuất hiện phong phú, mang các đặc
điểm riêng biệt. Khi hoạt động nghề nghiệp trở thành phương thức kiếm sống
chủ yếu của con người, thơng qua q trình hành nghề, các lợi ích thiết yếu,
trực tiếp nhất của con người được thực hiện. Tuy nhiên, trong q trình hoạt
động nghề nghiệp, con người khơng thể khơng có quan hệ lợi ích với người
khác hay với xã hội, chính vì thế xã hội đặt ra những yêu cầu cụ thể về đạo
đức nghề nghiệp của mỗi nghề, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Đạo

đức nghề nghiệp từ đó ra đời, phát triển và gắn bó mật thiết với đạo đức
chung của xã hội. Có thể coi đạo đức nghề nghiệp là hệ thống quy tắc, chuẩn
mực đạo đức điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ nghề nghiệp,
chúng bị quy định bởi tính đặc thù của mỗi nghề.
Đạo đức nghề y cũng là một bộ phận của đạo đức nói chung, có lịch sử
khoảng 2500 năm tính từ thời Hyppocrate. Những cái nơi được ghi nhận có sự
phát triển của nghề y từ thời kỳ tiền sử là Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp.
Ngay từ khi xuất hiện ngành y, xã hội đã ln địi hỏi người thầy thuốc
phải đề cao y đức – đạo đức nghề nghiệp, chính vì vậy những nguyên tắc
hành nghề y đã được đề cập đến từ rất sớm.
Hyppocrate được coi là ông tổ của nền y học phương Tây, ông đã đưa
ra những lời răn dạy những người hành nghề y dược. Lời thề Hyppocrate đã
trở thành chuẩn mực đạo đức để những người tình nguyện cống hiến cả cuộc
đời của mình cho ngành y đều tuyên thệ và noi theo suốt đời.
Trong nền văn minh Lưỡng Hà, với những văn tự sớm nhất nhân loại
(3.700 – 1000 TCN) đã ghi: “Toàn thể dân chúng là thầy thuốc, kẻ đi đường
có bổn phận thăm hỏi bệnh nhân và không được làm thinh, lẳng lặng bỏ đi”
(Herodotu) [30, tr 13].
14


Trong nền văn minh Ai Cập, ngành y đã được chun mơn hóa nhưng
mang tính thần quyền và thương mại hóa. Sự ảnh hưởng của thần quyền về
sau cho rằng: “Đạo đức của người y sĩ cũng như đạo đức của tu sĩ có thiên
mệnh chữa khỏi bệnh tật và chính Chúa đã tạo ra họ. Do đó đức tính chủ yếu
của thầy thuốc là đức tin, phương pháp điều trị cơ bản là cầu xin” [30, tr 13].
Trong nền y học Ấn Độ cổ đại, kinh Vêđa thế kỷ thứ III TCN, đưa ra
yêu cầu người thầy thuốc cần phải có dáng vẻ đạo mạo, giọng nói thanh thốt,
tính tình cương nghị, khơng vụ lợi, thơng minh, có lý trí, trí tuệ, đồng thời
khiêm tốn, giản dị trong ăn mặc, sạch sẽ, ơn hịa, đứng đắn, thành kính, tháo

vát, chăm chỉ học tập. Nhà phẫu thuật nổi tiếng thời đó, Xushuruta cho rằng:
người thầy thuốc chỉ biết kỹ năng mổ mà khinh rẻ kiến thức y học, không
đáng được kính trọn và vì người ấy có thể đẩy đời sống con người vào những
nguy hiểm. Do đó, ơng đưa ra kết luận: thầy thuốc phải trở thành người cha
đối với người bệnh, người bảo vệ đối với người đang bình phục và là người
bạn đối với người đang khỏe mạnh [26, tr 32].
Còn theo Lão Tử, bản chất của y khoa là cứu người, cái đức của
người thầy thuốc là cứu người mà khơng thấy rằng mình cứu người, vì đấy
là lý đương nhiên như chim bay, cá lặn, gió thổi. Chờ đến lúc vì nhân mới
làm, có nghĩa mới làm, vì lễ hay pháp mới làm, thì đã có phân biệt thân sơ,
có chuyện trả ân, có sợ phép nước. Đức lúc này mỏng q và khơng cịn là
Đạo nữa [30, tr 13].
Galilen – vị thầy thuốc nổi tiếng của đế chế La Mã đã chỉ trích mạnh
mẽ sự dốt nát và tham lam của những thầy thuốc đương thời khi họ đối xử thô
bạo với bệnh nhân. Ơng nhấn mạnh thầy thuốc cần phải có tấm lịng thương
người, khi giao tiếp với bệnh nhân cần mềm dẻo, tế nhị, khơng nói to, đi đứng
nhẹ nhàng. Cịn Avixen – người thầy thuốc thời Phong kiến châu Âu đã nêu
lên đặc tính của người thầy thuốc một cách rất nên thơ “…phải có đơi mắt
15


của con chim đại bàng, đôi tay của người con gái, sự khôn ngoan của con rắn
và quả tim của con sư tử” [26, tr 32].
Ở Việt Nam, nghề y và đạo đức nghề y cũng ra đời sớm, mang đặc
điểm của đạo đức truyền thống phương Đơng và thích ứng với nền nông
nghiệp sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. Lý luận đạo đức nghề y Việt Nam được
xây dựng trên cơ sở lý luận triết học Nho giáo và Phật giáo, trong đó đặc biệt
là sự tự giác rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức của đạo Nho và
đạo Phật.
Tuy nhiên, những chuẩn mực đạo đức nghề y cũng được triều đình

phong kiến chú trọng và đưa thành luật, cụ thể là năm 1483, nhà Lê ban hành
Bộ luật Hồng Đức, trong đó, đặt ra qui chế của nghề y: trừng phạt các thầy
thuốc vụ lợi, cố tình chữa bệnh dây dưa và dùng thuốc quá mạnh gây tử vong,
quy chế vệ sinh: cấm bán nem thiu thịt thối có độc gây bệnh, trừng phạt
nghiêm các vụ bỏ thuốc mê thuốc độc...[25].
Đến thế kỷ 17, 18 giá trị cũng như trách nhiệm, đạo đức của nghề y
được thể hiện qua tư tưởng của các danh y như: Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác, Chu
Văn An, Nguyễn Đình Chiểu. Nổi bật nhất là “Chín điều y huấn cách ngơn”
của Lê Hữu Trác, trong đó ơng nhấn mạnh: Đạo làm thuốc là một nhân thuật
có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng người ta, phải lo cái lo của người, và vui với
cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự của mình chứ khơng
cầu lợi kể cơng [9].
Ơng coi nghề làm thuốc chữa bệnh là một nghề cao quý, là “nhân
thuật”. Vì vậy người làm nghề y khơng chỉ cần tài năng mà cịn cần có đạo
đức cao đẹp. Suốt những năm hành nghề, Lê Hữu Trác đã nghiên cứu, đúc rút
kinh nghiệm và biên soạn cuốn “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Trong cuốn
sách này, ơng dành một phần lớn để trình bày về tư tưởng nhân đạo trong
ngành y, cụ thể là hệ thống chuẩn mực của đạo đức nghề y. Nội dung y đức
16


được ông bàn đến nhiều nhất là vấn đề “nhân”, “nghĩa” của thầy thuốc. Tuy
nhiên, để đạt được chữ “nhân” thì người thầy thuốc cần rèn luyện theo 8 đức
và tránh xa 8 tội sau [9]:
Tám đức tính người thầy thuốc cần có:
- Nhân: là lịng u thương quan tâm đến con người, nhân từ bác ái,
khơng ích kỷ.
- Minh: thông hiểu sâu rộng, sáng suốt minh bạch, không nhầm lẫn
- Trí: phải ln khơn khéo nhạy bén, để tâm lo nghĩ về việc làm, không
cẩu thả tùy tiện

- Đức: phải có đạo đức nhân hậu, làm điều lành để đức về sau, chống
lại điều ác.
- Thành: thành thật, ngay thẳng, trung thực, không dối trá, không thiên lệch.
- Lượng: phải có thái độ hịa nhã, độ lượng, đúng mực, vừa phải.
- Khiêm: phải khiêm tốn học hỏi, thực sự cầu thị, không tự phụ chủ quan.
- Cần: phải chuyên cần nhẫn nại và cần cù chịu khó.
Tám điều người thầy thuốc cần tránh:
- Tội lười biếng: là chẩn đoán qua loa, ngại vất vả, không chịu đến
khám bệnh cẩn thận cho người bệnh mà vội kê đơn thuốc cho xong việc.
- Tội keo kiệt bủn xỉn: là sợ bệnh nhân khơng có đủ tiền cho mình đủ
vốn mà khơng cho thức thuốc tốt cần thiết.
- Tội tham lam: là thấy bệnh nhân chết đã rõ mà không bảo thật với
người nhà bệnh nhân, nói lờ mờ để kiếm tiền.
- Tội lừa dối: khi mới thấy người bệnh đã nói ngay là bệnh khó, bệnh
nặng để làm cho người ta sợ để lấy nhiều tiền.
- Tội bất nhân: là khi thấy bệnh khó, đáng lý nên nói thật, rồi hết lòng
hết sức cứu chữa, nhưng lại sợ mang tiếng nếu thất bại, hoặc sợ không thành
công mà không được hậu lợi, nên không chịu chữa, đến nỗi người ta phải bó
tay chịu chết.
17


- Tội hẹp hòi: là trường hợp người bệnh ngày thường có chuyện bất
bình với mình, khi mắc bệnh phải nhờ mình, liền nảy ra ý nghĩ ốn thì mà
khơng chữa chạy hay khơng chịu chữa hết lịng.
- Tội thất đức: là khi gặp những bệnh nhân mồ cơi, góa bụa, tàn tật,
cùng khổ, khơng có tiền đến cầu cứu, thì cho là chữa mất cơng vơ ích mà bỏ
qua khơng chữa, hay khơng chịu hết lịng cứu chữa.
- Tội dốt: là sức học còn non, nhận xét bệnh còn lờ mờ mà dùng thuốc
sai lầm, nguy hại cho người bệnh.

Theo Hải Thượng Lãn Ông, qua nghề y con người ta có thể tích thêm
chữ “đức”, nếu người đó thực sự giúp ích cho nhiều người bệnh. Cịn nếu lợi
dụng nghề y để làm điều có hại cho người khác, thì là “thất đức” khơng nhỏ.
Bởi vậy, “đạo làm thuốc là một học thuật cao quý để giữ gìn mạng sống, cũng
là đầu mối lớn về đạo đức chân chính”, song, “ khơng có nghề nào vơ nhân
đạo bằng nghề y thiếu đạo đức” [9].
Bước sang thế kỷ XX, khi nước nhà mới giành được độc lập từ tay thực
dân Pháp, Hồ Chủ tịch đã dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành y tế.
Ngay từ năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Người, chương trình của Mặt
trận Việt Minh đã đề ra khẩu hiệu: “Cần khuyến khích nền thể dục Quốc dân,
làm cho giống nòi ngày càng thêm mạnh”. Chương trình cịn chỉ rõ “Lập thêm
nhà thương, nhà đỡ đẻ, nhà dưỡng lão” [30, tr 34].
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành cơng, Người đã kí sắc lệnh thiết
lập Nha Thanh niên và Thể thao Trung ương. Từ năm 1947 đến năm 1967,
Người đã có 25 bài và thư gửi ngành y tế và thương binh xã hội, chỉ ra những
quan điểm cơ bản về chăm sóc, điều trị thương bệnh binh, kết hợp dân quân y,
kết hợp đông và tây y, và các công tác khác của ngành y tế. Điều này cho
thấy, Hồ Chủ tịch đã thấu hiểu được vai trị quan trọng của việc chăm sóc sức
khỏe nhân dân, và ngành y tế vinh dự được Người giao trọng trách đó.
18


Hồ Chủ Tịch đã chỉ ra rằng: “Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu
ớt, mỗi người dân khỏe mạnh tức là cả nước mạnh khỏe, dân cường thì quốc
thinh”, “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần ngày
càng hăng hái, tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng
lợi, kiến quốc càng mau thành công” [30, tr 35].
Với Bác, con người ln chiếm vị trí trung tâm của mọi hoạt động, và
quyền được sống là quyền cao q nhất của con người, trong đó sức khỏe là
yếu tố quan trọng nhất vì khơng có sức khỏe con người khơng làm được việc

gì. Ngay khi đời sống nhân dân ta cịn nghèo khổ, cách mạng cịn khó khăn,
Người đã rất coi trọng việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe: “sạch sẽ thì ít ốm
đau, sức khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có ăn”, và “mình dù
nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ”. Đó chính là tư tưởng nhân văn và tầm
nhìn xa trơng rộng của Bác về vai trò của sức khỏe và chăm sóc sức khỏe
trong xã hội.
Từ việc thấu hiểu vai trò, đặc điểm của nghề y là một nghề đặc biệt,
cứu chữa con người, Bác chú trọng nhấn mạnh đến y đức. Trong lá thư gửi
Hội nghị Quân y lần thứ 6 họp vào tháng 3/1948, Bác viết: “Lương y kiêm từ
mẫu” [12].
Năm 1953, khi gửi thư tới Hội nghị cán bộ Y tế tồn quốc, Người viết:
“bệnh phịng cũng cần thiết như việc trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ
y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải thương yêu người bệnh như
anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân” [11, tr 88].
Người khẳng định: nhân viên y tế nói chung và người thầy thuốc nói
riêng cần phải có lịng nhân ái, lương tâm và trách nhiệm lớn lao đối với
người bệnh. Bởi người thầy thuốc có vai trị rất lớn, có sức thuyết phục và
cảm hóa người bệnh cao, là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh. Người đã lấy
tình cảm sâu sắc nhất của con người là tình mẫu tử để so sánh. Người thầy
19


thuốc phải có cái tâm của người mẹ, sẵn sàng chia sẻ nỗi đau với người bệnh,
sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, hết lòng hết sức cứu chữa và phục
vụ bệnh nhân với tình cảm và lương tâm như của một người mẹ dành tình yêu
thương cho những đứa con của mình. Điều này chính là cơ sở để hình thành
nên phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư của người thầy
thuốc cách mạng.
Trước đây ta thường cho rằng vấn đề y đức chỉ là vấn đề nhân đạo, là
vấn đề bổn phận, là thái độ ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân. Nhưng

ở thời đại Hồ Chí Minh, với tư tưởng Hồ Chí Minh thì y đức được nâng cao
thêm một mức, từ một vấn đề mang tính chất trách nhiệm, bổn phận, mang
tính chất ứng xử đã chuyển thành vấn đề khơng chỉ mang tính chất trách
nhiệm, nhân đạo, mà cịn mang sắc thái của tình cảm cao cả, thiêng liêng,
máu mủ, ruột thịt, gắn bó keo sơn.
Ở đây, Bác còn muốn nhấn mạnh một điều: đã là người thầy thuốc thì
phải phấn đấu trở thành người thầy thuốc giỏi (lương y), nhưng giỏi khơng
thơi thì chưa đủ mà đồng thời còn phải là một người mẹ hiền (từ mẫu). Như
vậy, y đức theo tư tưởng của Người không chỉ là lịng u thương người bệnh
vơ bờ bến mà cịn là tinh thần hăng say với nghề nghiệp, ln ln chịu khó
trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực chun mơn và trình độ tồn diện,
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe của nhân dân. Muốn cho y đức được thực hiện đầy đủ và có ý nghĩa
thực tiễn thì phải khơng ngừng trau dồi y lý, y thuật và làm giàu trí tuệ của mình.
Như đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã tâm sự: “Nghĩ thật sâu xa, tôi hiểu rằng
thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, sống chết trong tay mình nắm,
họa phúc trong tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức
hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành động không thận trọng mà
dám liều lĩnh học địi cái nghề cao q đó chăng [30, tr 37].
20


Bên cạnh đó, quan điểm của Bác về y đức người thầy thuốc cịn thể
hiện ở sự thật thà đồn kết. Năm 1953, trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế
tồn quốc, Người viết: “Về chính trị: cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của
người cán bộ y tế trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn
kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua cơng tác”. Cịn thư gửi Hội nghị y tế toàn
quốc tháng 2/1955 lại căn dặn: “Trước hết phải thật thà đoàn kết. Đoàn kết là
sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết
giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác

sĩ, dược sĩ, cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì cơng việc và địa vị tuy
có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y
tế, trong việc phục vụ nhân dân” [12].
Thực hiện lời dạy này của Bác, trong suốt những năm tháng kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng đất nước, nhiều bác sỹ, chiến sỹ
quân y, dân y đã hy sinh cuộc sống riêng của bản thân, thậm chí cả tính mạng
của mình để phục vụ lý tưởng nghề y nói riêng và đất nước nói chung. Trong
đó, phải kể đến những tấm gương sáng ngời về đạo đức người thầy thuốc như:
bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, bác sỹ Đặng Văn Ngữ, GS. Hồ Đắc Di, GS. Tôn
Thất Tùng, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm...
1.1.3. Khái niệm y đức và các nội dung cơ bản của y đức
1.1.2.1. Khái niệm về y đức
Y đức (đạo đức nghề y) là một khái niệm nằm trong phạm trù đạo đức.
Theo Hội y học thế giới: “Đạo đức nghề y là một nhánh của đạo đức đề
cập đến vấn đề đạo đức trong thực hành y học” [56, pg 5].
Mục 7 phần III của Quy chế bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết

định số1895/1997/QĐ-BYTngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng
Bộ Y tế), mục qui định về y đức có viết “ Y đức là phẩm chất cao đẹp của
21


×