Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

THUC TAP TOT NGHIEP DH NONG LAM QM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUN


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, THU GOM, VẬN
CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ BÌNH LỢI
HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Họ tên sinh viên: PHẠM NGUYỄN HOÀNG LỢI
Ngành: Quản lý mơi trường
Niên khóa: 2016-2020
Tháng 3 năm 2020


LỜI CÁM ƠN
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại đây. Đặc biệt, em
xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thạc sĩ Lê Thị Thủy đã hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo
cho em rất nhiều kinh nghiệm trong q trình thực hiện đề tài khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Vĩnh Cửu, UBND xã
Bình Lợi đã tiếp nhận và hướng dẫn. Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Bình, chị Xuân, chị
Phương đã giúp đỡ, hỗ trợ cung cấp số liệu giúp em hoàn thành đề tài.
Xin gửi lời cám ơn tới các bạn bè thân thiết đã động viên, giúp đỡ trong quá trình
thực hiện đề tài cũng như trong quá trình học tập.
Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn đến gia đình, ba mẹ đã là chỗ dựa vững chắc, luôn
ủng hộ và bên cạnh em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cám ơn chúc sức khỏe tất cả mọi người !!!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020



Sinh viên thực hiện
Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

II


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................... II
MỤC LỤC ......................................................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................. V
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... VII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. VIII
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2 Mục đích, nội dung của đề tài ................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích của đề tài............................................................................................. 2
1.2.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2
1.3 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP – PHỊNG TÀI NGUN VÀ
MƠI TRƯỜNG HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI ............................................... 4
2.1 Vị trí – chức năng ...................................................................................................... 4
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn ............................................................................................. 4
2.3 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................... 6
2.4 Tình hình nhân sự ...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THỰC HIỆN KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
– XÃ BÌNH LỢI HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI ............................................... 8
3.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 8
3.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 8

3.1.2 Địa hình ............................................................................................................ 10
III


3.1.3 Khí hậu ............................................................................................................. 10
3.1.4 Thủy văn ........................................................................................................... 10
3.1.5 Tài nguyên đất .................................................................................................. 10
3.1.6 Tài nguyên khoáng sản ..................................................................................... 11
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................ 11
3.2.1 Phát triển kinh tế ............................................................................................... 11
3.2.2 Giáo dục ............................................................................................................ 12
3.2.3 Y tế ................................................................................................................... 12
3.2.4 Văn hóa ............................................................................................................. 13
3.2.5 Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 13
CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ BÌNH
LỢI HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI.................................................................. 14
4.1 Hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn ............................................................... 14
4.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn ....................................................... 14
4.1.2 Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn ...................................................... 19
4.1.3 Thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn ...................................................... 22
4.2 Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn ................................................................. 28
4.2.1 Cơ sở pháp lý quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn ................................. 28
4.2.2 Cơ quan quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn ....................................... 29
4.3 Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn ............................................ 30
4.3.1 Lao động phương tiện thu gom ........................................................................ 30
4.3.2 Tuyến thu gom .................................................................................................. 31
4.3.3 Tần suất, thời gian thu gom .............................................................................. 44
4.3.4 Phí vệ sinh môi trường ..................................................................................... 45
IV



TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 47

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ xã Bình Lợi ................................................................................................ 9
Hình 2: Vị trí địa lý xã Bình Lợi ......................................................................................... 9
Hình 3: Vị trí các nguồn phát sinh..................................................................................... 17
Hình 4: Rác được lấy từ trạm trung chuyển ...................................................................... 23
Hình 5: Mẫu phân loại thành phần CTRSH ...................................................................... 25
Hình 6: Khối lượng từng thành phần được phân loại ........................................................ 26
Hình 7: Tuyến thu gom trên địa bàn .................................................................................. 32
Hình 8: Tuyến thu gom 1 ................................................................................................... 35
Hình 9: Tuyến thu gom 2 ................................................................................................... 37
Hình 10: Tuyến thu gom 3 ................................................................................................. 39
Hình 11: Tuyến thu gom 4 ................................................................................................. 41

V


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình lấy mẫu ............................................................................................... 24
Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý....................................................................................................... 29

VI


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn .......................................................... 14
Bảng 2: Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn .......................................................... 20
Bảng 3: Thành phần CTRSH trên địa bàn ......................................................................... 22

Bảng 4: Kết quả thành phần CTRSH được phân loại........................................................ 25
Bảng 5: Tổng hợp các tuyến thu gom................................................................................ 42
Bảng 6: Phí vệ sinh mơi trường áp dụng trên địa bàn ....................................................... 45

VII


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn.................................................... 21
Biểu đồ 2: Tỷ lệ thành phần CTRSH được phân loại ........................................................ 26

VIII


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước, xã hội
phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người, song cũng dẫn tới
những vấn đề nan giải như ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Sự phát triển kinh thế
đi kèm với việc gia tăng dân số đang khiến lượng rác thải sinh hoạt tại những thành phố
lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới. Hiện tại, mỗi ngày, Việt
Nam phát sinh thêm 12 triệu tấn rác từ các hoạt động y tế, sinh hoạt. Dự kiến đến năm
2020, lượng rác thải sẽ tăng lên 20 triệu tấn/ngày. Đa phần lượng rác phát sinh tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý ở nước ta cịn
rất lỏng lẻo chủ yếu là chơn lấp.
Xã Bình Lợi thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cách trung tâm huyện về phía
Tây và cách thành phố Biên Hịa 17km. Diện tích đất tự nhiên là 1520 ha, chiếm 1,39%
diện tích đất tịan huyện, gồm 5 ấp, dân số đạt 7730 người chủ yếu sống nhờ vào nông
nghiệp. Theo xu hướng phát triển kinh tế, dân số tăng nhanh xã Bình Lợi cũng đối mặt
với tình trạng rác thải sinh hoạt quá tải , công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý

cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu CTRSH khơng được kiểm sốt chặt chẽ, đúng đắn sẽ gây
ô nhiễm môi trường, mất vẻ mỹ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người
dân. Việc tìm kiếm giải pháp để quản lý CTRSH tại địa phương đạt hiệu quả đang được
cơ quan chức năng quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng phát
sinh, thu gom, vận chuyển CTRSH tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
và đề xuất các biện pháp quản lý.” Nhằm tìm ra hướng xử lý tốt hơn cho vấn đề thu
gom vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn của xã Bình Lợi.

SVTH: Phạm Nguyễn Hồng Lợi

1

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


1.2 Mục đích, nội dung của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn xã Bình Lợi.
Đề xuất các biện pháp để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cho phù hợp
với điều kiện của xã để đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường
một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc bảo vệ mơi trường góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân.
1.2.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện các nội dung sau:
 Tổng quan điều kiện tự nhiên – xã hội trên địa bàn;
 Xác định nguồn gốc, thành phần, khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn;
 Khảo sát và đánh giá hiện trạng, công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải

rắn sinh hoạt tại địa phương;
 Tìm hiểu các văn bản pháp luật áp dụng cho công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại địa phương;
 Tìm hiểu định hướng quản lý, kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa
phương;
 Đề xuất giải pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thu
gom, vận chuyển, chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương;
 Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai tới năm 2029.

SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

2

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


1.3 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: hộ gia đình, chợ, cơ quan trên địa bàn nghiên cứu; hệ thống
quản lý, công tác thu gom vận chuyển tại địa bàn.
Phạm vi nghiên cứu: xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Thời gian nghiên cứu: tháng 9/2019 – tháng 3/2020.

SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

3

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP – PHỊNG

TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH
ĐỒNG NAI
2.1 Vị trí – chức năng
1. Phịng Tài ngun và Mơi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
quản lí nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khống sản,
mơi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo).
2. Phịng Tài ngun và Mơi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng
thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Mơi
trường tỉnh Đồng Nai.
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Phịng Tài ngun và Mơi trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường;
theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
3. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyên quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
5. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.
6. Tham gia xác định giá đất đai; mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa
phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi


4

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng dụng
đất, gia hạn trưng dụng đất.
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thưc hiện cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phịng ngừa, ứng
phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trường
làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải
pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn;
thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên
địa bàn.
8.Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm sốt các lồi sinh vật ngoại
lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm,
hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức các
kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn
gen.
9. Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh
hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm
tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
10. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và
tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.
11.Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước theo thẩm quyền.
12. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt
động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức,
cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

13. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khai khác theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia
cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện.
15. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài ngun khống sản, bảo vệ tài ngun, mơi trường biển và hải
đảo (đối với các huyện có biển, hải đảo).
16. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phịng chống tham
SVTH: Phạm Nguyễn Hồng Lợi

5

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


nhũng, lãng phí về tài ngun và mơi trường theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhan dân cấp huyện.
17. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
18. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi
chính phủ trong lĩnh vực tài ngun và mơi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
19. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuốc Ủy ban
nhân dân cấp xã.
20. Thưc hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ vầ đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài Nguyên và
Mơi Trường.

21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công
chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào
tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phịng theo quy định của
pháp luật.
23. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ
cơng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc quy định
của pháp luật.
2.3 Cơ cấu tổ chức
 Phòng Tài Nguyên và Mơi Trường có Trưởng phịng và khơng q 02 Phó Trưởng
phịng và các cơng chức chun mơn nghiệp vụ.
 Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện
và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phịng.
 Các Phó Trưởng phịng giúp Trưởng phịng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng
và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân cơng.
SVTH: Phạm Nguyễn Hồng Lợi

6

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


 Việc bổ nhiệm Trưởng phịng và các Phó Trưởng phòng do Chủ tịch UBND huyện
quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Sở Tài Ngun và Mơi Trường trình
UBND cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách
chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phịng
và các Phó Trưởng phịng thực hiện theo quy định của pháp luật.

2.4 Tình hình nhân sự
- Trưởng phịng: có 1 người.
- Phó Trưởng phịng: có 2 người.
- Bộ phận đất đai: có 12 người.
- Bộ phận mơi trường – khống sản: có 05 người.
- Bộ phận hành chính – quản trị: có 02 người.

SVTH: Phạm Nguyễn Hồng Lợi

7

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THỰC HIỆN KHÓA
LUẬN TỐT NGHIỆP – XÃ BÌNH LỢI HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH
ĐỒNG NAI
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Bình Lợi được thành lập vào năm 1987 dựa trên sự thay đổi về điều chỉnh địa
giới thị xã Vĩnh An: sát nhập hai xã Bình Long và Lợi Hịa thành một xã lấy tên là xã
Bình Lợi.
Xã Bình Lợi nằm ở phía Tây so với trung tâm huyện Vĩnh Cửu, cách trung tâm
huyện 42 km và cách thành phố Biên Hịa 17 km. Nằm dọc theo sơng Đồng Nai, có dạng
hình chữ C và được bao bọc hầu hết bởi sơng Đồng Nai. Diện tích đất tự nhiên là 1520
ha, chiếm 1,39% diện tích đất tịan huyện.
Đơn vị hành chính được chia ra làm 5 ấp gồm: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5.
 Phía Bắc giáp: xã Tân Mỹ huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương
 Phía Nam giáp: xã Tân Bình huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai
 Phía Tây giáp: xã Bạch Đằng thị xã Tân Un thuộc tỉnh Bình Dương

 Phía Đơng giáp: xã Thạnh Phú huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai

SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

8

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


Hình 1: Bản đồ xã Bình Lợi

Tân Mỹ

Bạch Đằng

Thạnh Phú

Tân Bình

Hình 2: Vị trí địa lý xã Bình Lợi
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

9

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


3.1.2 Địa hình
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, dọc theo thềm sơng Đồng Nai có độ cao từ
5-15m tạo nên phù sa có chiều hướng thấp dần từ Đơng Bắc đến Tây Nam, nhiều cánh

đồng phì nhiêu màu mỡ.
Độ dốc trung bình < 30
Độ cao tương đối: 10 – 15m
Độ cao tuyệt đối: 20m
3.1.3 Khí hậu
Khí hậu của xã chịu ảnh hưởng của khí hậu chung tồn huyện, nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng
11 tới tháng 4 năm sau) thuận lợi cho phát triển cây trồng.
Nhiệt độ trung bình là 25,40C
Lượng mưa đạt: 1956-2139 mm/năm
Lượng bốc hơi trung bình đạt 1100-1300 mm/năm
3.1.4 Thủy văn
Xã Bình Lợi được bao bọc xung quanh bởi sông Đồng Nai và ba rạch lớn như:
rạch Bầu Tre, rạch Xóm Rạch, rạch Cầu Ốc cung cấp đủ nước tưới tiêu, trồng trọt trên địa
bàn xã vào mùa khơ. Tuy nhiên cũng gây nhiều khó khăn, dễ ngập úng vào mùa mưa.
3.1.5 Tài nguyên đất
Bao gồm hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa và nhóm đất gley xám được phân
bố theo dọc thềm sông Đồng Nai và vùng trung tâm xã. Đất có độ phì nhiêu cao, có phản
ứng ít chua, tỷ lệ sét và thịt khoảng 30-40%. Mùn màu đạt từ 2-2,5%, đạm trung bình đạt
từ 0,15 – 0,3%.
Nhóm đất phù sa thích hợp với trồng cây ăn trái, các loại cây công nghiệp ngắn
ngày và các loại rau màu. Trong khi đó, nhóm đất Gley thích hợp cho việc trồng lúa (2
vụ/năm).

SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

10

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy



Tận dụng điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng, người dân tận dụng trồng
cây ăn trái nhiều nhất là bưởi và đạt được nguồn thu lớn. Bên cạnh đó, một số người dân
trồng mía cung cấp một lượng đường cho địa phương và các vùng lân cận.
3.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Tiềm năng sản xuất vật liệu xây dựng là một thế mạnh của xã như sét gạch ngói,
cát xây dựng được tạo nên từ nguồn khai thác cát và sét. Nguồn sét làm gạch ngói rất
phong phú và phân bổ rộng khắp chủ yếu là các khu vực ruộng lúa. Cát xây dựng hiện
được khai thác trong trầm tích lịng sơng đồng nai, từ thác Trị An đến xã Bình Lợi.
Hiện trạng khai thác: Theo đánh giá tác động môi trường trong khai thác cát trên
sông Đồng Nai, lượng cát bổ sung cho tồn tuyến sơng. Cát đươc khai thác trong trầm
tích lịng sơng Đồng nai, tập trung từ thác Trị An đến Xã Bình Lợi. Hiện tại, khu vực xã
Bình Lợi đã ngừng khai thác cát trên sông Đồng Nai.
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Phát triển kinh tế
Xã Bình Lợi là một xã nơng nghiệp, tính tới nay tồn xã có 7730 nhân khẩu với
1786 hộ (nữ là 4015 người). Tổng số lao động là 4595 người, trong đó lao động nơng
nghiệp là 679 người (chiếm 14,8% ), lao động công nghiệp là 3307 người (chiếm 71,9%),
lao động dịch vụ 407 người (chiếm 8,9% ), số lao động khác là 202 người (chiếm 4,4%).
Chủ yếu tập trung sinh sống dọc theo hai con đường lớn là Hương lộ 7 và Hương lộ 15.
Nông nghiệp: Chủ yếu là trồng trọt chiếm 68%, diện tích đất dùng trong sản xuất
nông nghiệp là 1162,9 ha chủ yếu là trồng lúa, mía và một số cây ngắn ngày. Hiện tại tình
hình chăn ni gia súc, gia cầm của xã chiếm khoảng 29,08%, chủ yếu là trâu, bò, gà, vịt.
Cơng nghiệp: Hiện xã có 09 doanh nghiệp tư nhân, công ty và 02 hợp tác xã trên
địa bàn chủ yếu tập trung tại ấp 4 và ấp 5.
Ngư nghiệp: Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản chiếm 6,02 ha, chiếm tỷ lệ
0,47% chủ yếu là các hộ nuôi cá bè dọc theo sông Đồng Nai. Sản lượng đánh bắt hàng
năm khơng lớn chiếm khoảng 0,57%.
SVTH: Phạm Nguyễn Hồng Lợi


11

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


Dịch vụ - thương mại – du lịch: Hiện nay tồn xã có 102 điểm kinh doanh nhỏ lẻ
các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ ăn uống, 02 điểm giết mổ gia cầm.
Định hướng phát triển du lịch của xã là du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch
sử. Trên địa bàn hiện có di tích lịch sử Đình Long Chiến tọa lạc tại ấp 2, được xếp vào di
tích lịch sử năm 2011. Đây khơng những là nơi để thờ cúng mà còn thể hiện nét văn hóa
tín ngưỡng. Nơi đây đã ghi lại nhiều dấu tích lịch sử qua nhiều đời.
3.2.2 Giáo dục
Hiện nay, trên địa bàn xã có 2 trường học gồm: trường mầm non Bình Lợi (3 cơ
sở: ấp 1, ấp 3 và ấp 5) và trường tiểu học Bình Lợi (2 cơ sở: đường Xóm Rạch ấp 3 và
Hương lộ 7 ấp 5). Đội ngũ thầy cơ giáo nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, nhiều
giáo viên đạt các danh hiệu: Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện. Giữ vững 02
trường đạt chuẩn quốc gia (trường tiểu học Bình Lợi cơ sở đường Xóm Rạch, trường
mầm non Bình Lợi cơ sở 2 ).
Năm học 2018-2019 đạt:
 Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% (158/158 trẻ)
 Tỷ lệ trẻ vào mẫu giáo đạt 100%.
 Tỷ lệ học sinh học hết tiểu học vào lớp 6 là 100%.
 Tỷ lệ họcsinh THCS vào lớp 10 là 95%.
3.2.3 Y tế
Xã có 01 trạm y tế nằm tại ấp 3, số lượng nhân viên y tế tại trạm là 11 người gồm
06 viên chức, 01 y sĩ, 02 điều dưỡng và 02 hộ sinh. Năm 2010, trạm được nâng cấp xây
mới với diện tích 975 m2 và gồm 14 phịng bệnh. Đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh
và tiêm chủng vacxin cho người dân trên địa bàn xã.
Trạm y tế xã đã tiến hành thực hiện đầy đủ các chương trình của ngành y tế (tiêm
chủng, phịng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng…) đảm bảo được mục tiêu

chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Hồn thành chương trình tiêm chủng cho trẻ

SVTH: Phạm Nguyễn Hồng Lợi

12

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


em và phụ nữ mang thai. Thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. Các
chương trình y tế cấp quốc gia đều được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
3.2.4 Văn hóa
Hiện xã đã có 05 nhà văn hóa thể thao trên địa bàn 5 ấp phục vụ tốt các hoạt động
văn hóa thể thao. Các hoạt động thể thao của xã, huyện phát động đều được thanh niên và
toàn thể nhân dân trong xã tham gia hưởng ứng cổ vũ.
3.2.5 Cơ sở hạ tầng
Hiện có 02 trục đường lớn chạy qua xã là Hương lộ 7 và Hương lộ 15 kết nối tỉnh
lộ 768 thông thương Biên Hịa và thị trấn Vĩnh An. Ngồi ra cịn có các đường nội bộ
trong xã đã được nhựa hóa phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Hương lộ 15 nối tỉnh lộ 768 với xã Bình Lợi hay xa hơn là trung tâm thị xã Tân
Un tỉnh Bình Dương (qua sơng Đồng Nai). Tuyến đường đi qua xã Thạnh Phú và xã
Bình Lợi. Trong tương lai đây sẽ là con đường đắc đỏ nhất nhì huyện, khi Bình Dương
trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đường này sẽ kẹp giữa 2 thành phố lớn là
Biên Hịa và Bình Dương.
Hương lộ 7 bắt đầu từ nút giao ngã 4 Bến Cá(xã Tân Bình) đến nơi giao cắt với
hương lộ 15 ở xã Bình Lợi. Tuyến đường đi qua xã Tân Bình và Bình Lợi.
Trên địa bàn có 01 chợ (chợ Bình Lợi) nằm tại ấp 3, là một chợ nhỏ khoảng 35-40
tiểu thương chỉ họp chợ vào buổi sáng chủ yếu buôn bán các mặt hàng thực phẩm tươi
sống.
Ngồi ra, cịn có 02 bến đò là bến đò Tân Uyên và bến đò Bạch Đằng phục vụ cho

nhu cầu đi lại giữa hai tỉnh là Đồng Nai và Bình Dương.

SVTH: Phạm Nguyễn Hồng Lợi

13

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI XÃ BÌNH LỢI HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI
4.1 Hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn
4.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn
Hiện nay lượng CTRSH được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu từ các
hộ gia đình (1786 hộ), chợ (1 chợ), cơ quan (1 cơ quan), trường học (5 trường học)…Các
nguồn phát sinh có tỉ lệ, khối lượng, thành phần CTRSH khác nhau đặc trưng cho từng
nguồn, các nguồn phát sinh chủ yếu được liệt kê ở bảng như sau:
Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn
STT

Nguồn phát sinh

Số lượng

Chi tiết nguồn phát sinh

1

Hộ gia đình


1786 hộ

 Ấp 1, ấp 3, ấp 5: các hộ gia đình
sống dọc theo hai tuyến đường chính
là hương lộ 7 và hương lộ 15 gồm
1052 hộ.
 Ấp 2 và ấp 4: các hộ gia đình sống
dọc theo sơng Đồng Nai gồm 734 hộ.

2

Chợ

1

Chợ Bình Lợi nằm tại số 431, hương lộ
15, ấp 3, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu,
Đồng Nai: là một chợ nhỏ tập trung
khoảng 35-40 tiểu thương chỉ buôn bán
vào buổi sáng.

3

Cơ quan hành chính

1

Trụ sở cơ quan làm việc của xã Bình
Lợi, bao gồm: Đảng uỷ, HĐND, UBND,
MTTQVN xã và các tổ chức thành viên,

Công an xã và Ban chỉ huy quân sự xã
nằm tại hương lộ 15 ấp 3.

4

Trường học

5

 Trường mầm non Bình Lợi gồm 3 cơ
sở: cơ sở 1 tại hương lộ 15 ấp 1 (gần
cổng chào), cơ sở 2 tại hương lộ 15
ấp 3 (đối diện chợ Bình Lợi), cơ sở 3
tại hương lộ 7 ấp 5.

SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

14

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


 Trường tiểu học Bình Lợi gồm 2 cơ
sở: cơ sở 1 tại đường Xóm Rạch ấp
3, cơ sở 2 tại hương lộ 7 ấp 5.

7

5


Trạm y tế xã Bình Lợi

1

Nằm tại hương lộ 15 ấp 3

6

Cơ sở sản xuất, cơng ty,
xí nghiệp

9

 Cơng ty TNHH Phúc Hiếu: sản xuất
bê tông tại đường Đa Lộc tổ 6, ấp 1.
 Cửa hàng Nguyễn Ngọc Hồng: cửa
hàng kinh doanh phân bón, thuốc trừ
sâu, thức ăn gia súc tại hương lộ 15,
ấp 3.
 Công ty Nhân Lộc: sản xuất phụ gia,
thức ăn gia súc gia cầm tại ấp 4
 Công ty TNHH Đôi Mắt Vàng: sản
xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy
sản tại hương lộ 7 ấp 4
 Công ty TNHH Vương Tuấn Thành:
sản xuất thức uống đóng chai tại ấp 5
 Huỳnh Cơng Minh (sản xuất mía
đường) tại hương lộ 15 ấp 3
 Công ty TNHH Đại Kim: gia công
đinh tại số 378 hương lộ 15, ấp 1.

 Công ty TNHH MTV Hoàng Quân:
sản xuất gỗ tại ấp 4
 Cơ sở Lê Văn Hiền: cơ sở băm, cắt,
ép phế liệu tại hương lộ 7 ấp 5

Miễu chùa

13

Gồm 2 chùa lớn là chùa Long Vân nằm
tại ngã 3 giữa hương lộ 15 và hương lộ 7
và chùa Bửu Phước nằm tại hương lộ 7
gần cầu Kinh; 11 đình miễu nhỏ.

SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

15

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


8

Nhà văn hóa

Hiện tại có 05 nhà văn hóa trên địa bàn 5
ấp, tuy nhiên không được sử dụng
thường xuyên, chủ yếu được sử dụng
sinh hoạt các tổ chức chính trị, đồn thể
trên địa bàn xã, bình thường đóng cửa.

Lượng CTRSH phát sinh ít (chủ vỏ kẹo
bánh, vỏ trái cây) được người phụ trách
mượn phòng thu dọn và thu gom cùng
với CTRSH trên đường phố. Lượng phát
sinh nhỏ, không thường xuyên, được
người phụ trách tự dọn dẹp nên không
đề cập khối lượng phát sinh theo ngày.
(Tổng hợp dựa trên báo cáo thu gom CTRSH trên địa bàn xã Bình Lợi năm 2018)

SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

5

16

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


Đường Long Chiến

Đường Bến Đơi

Hương lộ 15

Đường Xóm Rạch

Đường Đa Lộc

Đường Bến Đôi 2


Đường Liên ấp 3-4

1

Đường Bầu Tre

2

Hương lộ 7

2

Đường Bầu Lý
Đường xóm giữa ấp 1 (tuyến 1)
Đường xóm giữa ấp 1 (tuyến 2)

Hình 3: Vị trí các nguồn phát sinh
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Lợi

17

GVHD: ThS. Lê Thị Thủy


×