Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo " Quá trình đô thị hoá vùng ven đô Tp.HCM từ sau đổi mới"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.04 KB, 10 trang )

VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ VÙNG VEN ĐÔ TP.
HỒ CHÍ MINH TỪ SAU ĐỔI MỚI (1986 – 1996)
NGUYỄN THỊ THUỶ (*)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm,
sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian
đô thị mở rộng.
Ở Việt Nam, trước 1975 đất nước liên tục bị chiến tranh nên ở miền
Bắc đô thị hoá diễn ra hết sức chậm chạp. Ở miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy
đô thị hoá diễn ra ồ ạt ở Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) nhưng mang tính
cưỡng bức nên đã để lại hậu quả khá nặng nề sau chiến tranh.
Sau năm 1975, cả nước ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
trọng tâm của các tỉnh miền Nam là khắc phục mọi khó khăn khôi phục và
phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đời sống nhân dân. Do vậy những năm
đầu sau giải phóng, đô thị hoá ở Sài Gòn về cơ bản không có gì đáng kể.
Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới, khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển, Sài Gòn với ưu thế là một thành phố
trẻ có tiềm năng về khoa học kỹ thuật, về quan hệ buôn bàn với nước ngoài
và tiềm ẩn nền kinh tế đa thành phần đã nhanh chóng trở thành trung tâm
công nghiệp – thương mại – du lịch - dịch vụ và quan hệ quốc tế. Đây cũng
là thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ đô thị hoá ở Tp. Hồ Chí Minh đã
diễn ra trong không gian rộng lớn cả nội ô và vùng ven đô Tp. Hồ Chí Minh.
Ven đô Tp. Hồ Chí Minh là một vùng rộng lớn bao gồm các quận ven
nội và các huyện cửa ngõ của thành phố như: Bình Thạnh, Tân Bình, Gò
Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Ven đô Tp. Hồ Chí Minh
chiếm 79% diện tích và 17% dân số thành phố (tính tới thời điểm 1996).
Trong chiến tranh cũng như lúc hoà bình vùng ven đô có một vị trí hết sức
quan trọng đối với sự trường tồn của thành phố. Khi chiến tranh xảy ra, vùng
ven là pháo đài xanh để bảo vệ cho sự bình yên của thành phố. Hoà bình lập
lại, vùng ven đô là nơi cung cấp lao động, lương thực thực phẩm để xây


dựng phát triển thành phố. Đồng thời, đây còn là “vành đai xanh” để chắn
lọc gió bụi cho nội ô. Trong quá trình đô thị hoá Tp. Hồ Chí Minh, vùng ven
đô là nơi trực tiếp chịu sự tác động của làn sóng di dân nông thôn – thành
thị. Nơi đây cũng đã xảy ra quá trình đô thị hoá khá mạnh mẽ. Trong phạm
vi bài viết này xin được đề cập đến một số nét nổi bật trong quá trình đô thị
hoá vùng ven đô Tp. Hồ Chí Minh (chủ yếu là các quận ven).
2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ CỦA CÁC QUẬN VEN ĐÔ TP.
HỒ CHÍ MINH
2.1 Quá trình tập trung dân cư đô thị
Trong quá trình đô thị hoá, vấn đề di dân nông thôn – thành thị xảy ra
với hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Indonesia,
Philippin… Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới của đất nước đã làm cho quan
hệ sản xuất được cải thiện, năng lực sản xuất được giảI phóng, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh đã thu hút lao động từ nông thôn
ra thành thị kiếm việc làm. Vì vậy, sau đổi mới Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh đều có sự gia tăng dân số đột ngột, đặc biệt là Tp.
Hồ Chí Minh. Theo điều tra của các nhà xã hội học, mỗi ngày có hàng trăm
người đủ các thành phần trí thức đến công nhân, nông dân đủ mọi lứa tuổi từ
cụ già đến em nhỏ khắp các địa phương trong nước đổ về thành phố với ước
muốn khác nhau: Tìm kiếm công ăn việc làm, thăng quan tiến chức, tìm đất
dụng võ… Do đó đã làm cho sự gia tăng dân số cơ học của Tp. Hồ Chí Minh
vượt trội so với các thành phố khác. Năm 1980 Tp. Hồ Chí Minh có khoảng
3.202.000 người. Năm 1990 là 4.005.000 người và đến năm 2000 là hơn
6.000.000 người. Nếu xét về dân nhập cư: năm 1996 có khoảng 600.000
người. Trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố chỉ khoảng 1,5% mỗi
năm thì tăng dân số cơ học lên đến 2%. Sự gia tăng dân số nhanh đã làm cho
mật độ dân số quá đông. Bình quân là 23.800 người/ km
2
. Trong thực tế lên
tới 35.900 người/ km

2
. Một số quận trung tâm mật độ còn cao hơn: ở quận 5
là 52.900 người/ km
2
, các quận ven nội mật độ dân thấp hơn; Gò Vấp mật độ
dân số cao nhất là 29.945 người/ km
2
(phường 1). Dần dần, các quận nội ô tô
trở nên quá tải, di dân nông thôn – thành thị bành trướng về các quận ven.
Trong 600.000 người nhập cư năm 1996 có 65.609 người tạm trú ở Thủ
Đức, tập trung tại một số phường như Phước Bình: 2.426 người, Hiệp Bình
Chánh: 5.816 người. Phường 26 quận Bình Thạnh có 4.283 người; phường
12 (Bình Thạnh) có 7.576 người (1).
Ngoài bộ phận dân nhập cư từ nông thôn đến, ven đô còn là nơi giãn
dân của nội thành. Với chính sách chỉnh trang đô thị, giải phóng nhà ổ chuột,
nhà trên kênh rạch của thành phố, ven đô đã tiếp nhận thêm một bộ phận dân
cư từ các quận nội thành chuyển ra. Sau đó là những người dân giàu có từ
các quận trung tâm cũng tìm đến ven đô để tậu đất, tậu nhà xây dựng biệt
thực làm nơi thư giãn cuối tuần hoặc vào các ngày tết, lễ. Hơn nữa, cùng với
sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở công nghiệp, xí nghiệp liên doanh
với nước ngoài ở ven càng nhiều. Chủ yếu là dân di cư từ nông thôn ra thành
thị làm các nghề thợ hồ, may mặc, dệt da, chế biến lương thực, thực phẩm.
Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm cho dân số ven đô tăng lên nhanh
chóng (xem bảng 1)
Bảng 1. Sự biến động dân số của ven đô Tp. Hồ Chí Minh qua các
thời kỳ
Năm 1979 1991 1994 1999
Dân số
(nghìn
người)

Mật độ
(người/k
m2)
Dân số
(nghìn
người)
Mật độ
(người/
km2)
Dân số
(nghìn
người)
Mật độ
(người/
km2)
Dân số
(nghìn
người)
Mật độ
(người/
km2)
Tân Bình 264.315 6.955 349.000 9.065 404.993 10.519 581.838 15.113
Bình Thạnh 299.640 12.118 333.000 16.244 385.172 18.788 404.147 19.714
Gò Vấp 199.302 6.768 170.000 8.854 196.836 10.252 308.816 15.926
Quận 8 213.470 11.415 264.000 14.043 302.613 16.096 33.418 154.575
Nhà Bè 97.450 731 127.000 939 147.783 1.092 63.450 645
Bình Chánh 164.953 558 211.000 691 244.381 800 334.010 1.101
Thủ Đức 239.078 1.142 311.000 1.480 362.136 1.722 210.605 4.388
(Nguồn: Niên giám thống kê Tp. Hồ Chí Minh)
Có thể nói rằng áp lực về dân số ngoài yếu tố tích cực là cung cấp lực

lượng lao động dồi dào cho Tp. Hồ Chí Minh, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề
bức xúc mà quân ven cần phải xem xét giải quyết như vấn đề lao động - việc
làm, nhà ở, tệ nạn xã hội…
2.2 Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế
Nét nổi bậc trong quá trình đô thị hoá của ven đô Tp. Hồ Chí Minh là
sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế.
Sau giải phóng, các quận, huyện ven bước ra khỏi cuộc chiến tranh
với một thực trạng nền kinh tế nghèo nàn. Cơ sở hạ tầng yếu kém, đường sá
chủ yếu là đường đất đỏ, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp nhỏ bé. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu và đóng vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế. Để tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng với cả nước, thời kỳ sau 1975
đến những năm 1980 các tỉnh phía Nam cũng như Tp. Hồ Chí Minh và các
quận ven đã ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế ổn định
đời sống nhân dân. Nhiệm vụ trọng tâm của thành phố và các quận ven lúc
này là tập trung cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, xoá bỏ xếp lại
cơ sở sản xuất. Đối với các xí nghiệp công nghiệp tư sản mại bản, Nhà nước
tịch thu chuyển thành xí nghiệp quốc doanh do nhà nước quản lý. Với phần
lớn các xí nghiệp khác của tư sản, Nhà nước áp dụng hình thức công tư hợp
doanh. Thực chất cũng chuyển sang nhà nước quảng lý. Các cơ sở tiểu thủ
công nghiệp tổ chức thành các hợp tác xã, tổ hợp. Về thương nghiệp, thành
lập mạng lưới thương nghiệp hợp tác xã. Một số chuyển sang trực tiếp sản
xuất. Đối với nông nghiệp, thực hiện chính sách khai hoang phục hoá và
phát triển theo con đường hợp tác hoá, thành lập đoàn sản xuất. Khôi phục
kinh tế, sắp xếp lại sản xuất sau chiến tranh là một nhiệm vụ hết sức nặng nề
đối với ven đô thành phố. Mặt khác, việc xoá bỏ các thành phần kinh tế đã
kìm hãm sức sản xuất vốn có của các quận huyện ven đô Tp. Hồ Chí Minh,
làm cho sản xuất chậm phát triển. Nền kinh tế ven đô thời kỳ này về cơ bản
nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người dân, mặc dù
diện tích nông nghiệp có giảm dần.
Từ 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách đổi mới,

khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, năng lực sản xuất được cải thiện, kinh tế đất nước đã phát triển mạnh
mẽ, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trong bối cảnh chung ấy, dưới sự chỉ
đạo của thành uỷ, Ủy ban nhân dân thành phố, Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân ven đô đã tự cho mình một hướng đi thích hợp với thực lực kinh tế
của từng quận. Vì vậy, từ sau 1986 đến nay kinh tế các quận ven đã phát
triển nhanh chóng theo xu hướng chung là công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp – thương mại - dịch vụ ngày càng chiếm vị trí then chốt. Sản xuất
nông nghiệp giảm dân về diện tích và ngày càng đi vào chuyên canh, sản
xuất theo kiểu hàng hoá. Trong đó thế mạnh của từng quận được phát huy
như Tân Bình nặng về phát triển (TTCN) – xây dựng cơ bản – thương mại,
Bình Thạnh thiên về thương mại – du lịch - dịch vụ sau đó là CN – TTCN..
Trong công nghiệp, số lượng cơ sở sản xuất ngày càng tăng, máy móc
trang thiết bị ngày càng hiện đại. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng.
Ngoài sự hợp tác với các cơ sở sản xuất trong nước còn có sự liên doanh liên
kết với nước ngoài và hình thành khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp
Bình Hoà (Bình Thạnh), khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức), khu chế xuất
Tân Thuận (Nhà Bè). Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp (Quận 12). Tốc độ
tăng trưởng của các giá trị sản lượng công nghiệp - dịch vụ ngày càng cao và
giữ vị trí then chốt trong toàn bộ nền kinh tế của các quận ven (xem bảng 2).
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các giá trị sản lượng chia theo
khu vực kinh tế của quận Bình Thạnh, Tân Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
Quận
Khu vực sản xuất
Bình Thạnh Tân Bình
1990 1995 2000 1990 1995 2000
Nông, lâm ngư nghiệp 4.184 2.208 1.678 5.104 3.460 2.715
CN – TTCN 26.661 89.456 215.758 254.254 520.000 1.180.000
TN – DV 68.456 324.448 808.323 980.000 980.000 3.000.000

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội quận Bình Thạnh, Tân
Bình thời kỳ 1996 – 2000)
Do tăng trưởng trong khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
thương mại - dịch vụ cao, thu nhập của người lao động trong khu vực này
cũng cao hơn hẳn so với lao động ở khu vực nông nghiệp. Theo số liệu điều
tra mức sống của dân Việt Nam năm 1997, những người lao động trong khu
vực thương mại - dịch vụ có thu nhập gấp 10,15 lần so với những người lao
động trong khu vực nông nghiệp. Chính vì vậy đã tạo nên sức hút mạnh mẽ
đối với lao động khu vực phi sản xuất nông nghiệp. Trong khi lao động nông
nghiệp giảm, lao động khu vực CN – TTCN, thương mại - dịch vụ tăng (xem
bảng 3).
Bảng 3: Lao động trong các khu vực của một số quận ven. Năm 1995
Quận Bình Thạnh Tân Bình Gò Vấp
Nghìn
người
% Nghìn
người
% Nghìn
người
%
Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp 2.470 1.51 1.508 0.69 5.638 5.7
Khu vực CN – TTCN 52.915 33.7 45.000 20.49 12.509 12.9
Khu vực thương mại - dịch vụ 47.447 30.2 27.500 12.52 7.614 7.8
(Nguồn: - Quy hoạch phát triển xã hội quận Bình Thạnh, Tân Bình
thời kỳ 1996 – 2000
- Gò Vấp 25 năm xây dựng, đổi mới và phát triển 1976 –
2000)
Về sản xuất nông nghiệp, diện tích sản xuất nông nghiệp ở các quận
ven giảm nhanh (Xem bảng 4).
Bảng 4: Diện tích đất nông nghiệp của một số quận ven qua các thời

kỳ
Năm
Quận
1985
Diện tích: ha
1990
Diện tích: ha
1995
Diện tích: ha
1999 – 2000
Diện tích: ha
Bình Thạnh 653 503 233 150 (2000)
Tân Bình - 734.7 367 170 (2000)
Gò Vấp 727.9 697 610.9 540 (1999)
(Nguồn: Niên giám thống kê của các quận)
Diện tích đất nông nghiệp ở các quận ven giảm sút do nhiều nguyên
nhân. Trước hết là do tốc độ đô thị hoá nhanh, đất nông nghiệp đã bị sử dụng
vào mục đích khác như: xây cất nhà máy xí nghiệp, xây dựng nhà ở, công
trình phúc lợi. Một số là do những cư dân giàu có mua bán sang nhượng
chiếm giữ đất lưu thông khá nhiều, và vì sản xuất nông nghiệp thu nhập
thấp, bấp bênh làm cho nhiều hộ nông dân chuyển sang kinh doanh bằng
nghề khác.
Trong ngành nông nghiệp xu hướng chung là diện tích trồng lúa, màu
và cây công nghiệp giảm. Diện tích chuyên canh tăng. Tại quận 12, năm
1998 diện tích trồng lúa giảm 178 ha, diện tích trồng rau xanh giảm 474 ha,
diện tích trồng cây công nghiệp giảm 274, diện tích trồng hoa kiểng tăng.
Riêng năm 1998 quận 12 có hơn 187 ha trồng hoa kiểng. Ở Gò Vấp năm
1976 có 50 ha trồng hoa, năm 1985 có 73 ha, năm 1998 có 98 ha và năm
1999 lên tới 116 ha. Điều đáng phấn khởi là chăn nuôi phát triển theo chiều

×