Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa đông sơn tới khu vực quảng tây trung quốc qua tư liệu khảo cổ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 13 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA ĐƠNG SƠN
TỚI KHU Vực QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC
QUA T ư LIỆU KHẢO CỎ HỌC
Trình Năng Chung*

1. Những bằng chứng khảo cổ
Quảng Tây là khu Vực liền kề với miền Bắc Việt Nam. về điều kiện tự nhiên,
Quaig Tây có hệ sinh thái tương đồng với Bắc Việt Nam, đậc biệt là vùng Đông
Bắc Đặc điểm này góp phần khơng nhỏ tạo nên những đặc trưng văn hóa gần gũi
giữí hai vùng trong suốt thời tiền sử và sơ sử.
Dựa vào những bằng chứng khảo cổ cho thấy, sự ra đời của thời đại kim khí
Quàig Tây có chịu ảnh hưởng rất lớn từ vùng Trung Nguyên phía Bắc. Căn cứ vào
nhữig chiếc qua đồng và dữu đồng mang đặc trưng đồ đồng Trung Nguyên tìm thấy
tại lai địa điểm Miễn Lĩnh và Cảm Chư Nham đều ở công xã Mã Đầu huyện Vũ
Miĩh, cho thấy đồ đồng sớm nhất Quảng Tây có niên đại thời Thương vãn kỳ
(khcàng thế kỷ XIII tr. CN)1. Một chiếc khn đúc đồng bằng đá tìm thấy trong
tầng văn hóa Thương ở địa điểm Cảm Đà Nham, huyện Nà Pha cũng góp phần
khẳig định đồ đồng Quảng Tây có nguồn gốc từ vùng Trung Nguyên đến2.
Từ cuối giai đoạn Xuân Thu đầu Chiến Quốc (thế kỷ VI-V tr.CN) tại khu vực
Quảig Tây, khi cư dân bản địa đã nắm bắt được kỹ thuật luyện kim, đồ đồng mới
thực sự được sử dụng rộng rãi. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của văn hóa
kim khí Quảng Tây. Mộ táng thời này cỏ tính đại diện nổi bật nhất cho văn hóa

• PCS.TS., Viện Khảo cổ học.
'1. Lím Nhật Dũng, 2011, vấn để thời điềm xã hội cồ đại Quảng Tây bước vào thời đại đồng
thiu. Tập luận văn Hội thảo nghiên cứu về văn hóa đồ đồng ở Q uảng Tây và Đông Nam Á,
Nim Ninh, Quảng Tây, trangl39-145 (Chừ Trung Quốc).
2. Đim Phương, 2007, Sự ra đời và phát triển của công nghệ đúc đồng ở Quảng Táy. Quảng
T;y khảo cổ văn tập. Tập 3. Nxb Văn vật, Bấc Kinh, trang 519-533 (C hữ Trung Quốc).
- ỉ)àm Quốc Ninh, 2011, Thảo luận về văn hóa đồng thau Bách Việt ở Quảng Tây. Tập luận
vài Hội thảo nghiên cứu về văn hóa đồ đồng ở Quảng Tây và Đơng Nam Á, Nam Ninh,


Qiảng Tây, trang 270-280 (Chữ Trung Quốc).

303


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

đồng thau vùng này. Từ tài liệu khai quật những khu mộ địa trên đất Quảng Tây cho
thấy dấu ấn Đông Sơn được thể hiện rất rõ.
1. Năm 1955, tại địa điểm Cao Trung, huyện Quý, trong ngôi mộ số 8 đã phát
hiện được 1 trống đồng. Mặt trống có 8 vành hoa văn, giữa mặt trống là hình mặt
trời có 8 tia, một vành hoa văn với 4 chim bay. Các nhà khai quật xếp trống này
thuộc loại trống Thạch Trại Sơn Khi so sánh với các hiện vật Đông Sơn ở Việt
Nam, chúng tôi nhận thấy có sự giống nhau đến từng chi tiết giữa mặt trống đồng
Định Công III với trống đồng Cao Trung, huyện Quý. Trống Định Công III được
phát hiện năm 1973 tại xã Định Cơng, huyện Thiệu n, Thanh Hóa. Cũng giống
như trống Cao Trung, Trống Định Cơng III chỉ cịn một phần của mặt trống.
2. Năm 1971, tại thôn Ương Gia, huyện Cung Thành phát hiện ngôi mộ cuối
thời Xuân Thu, thu được 33 hiện vật đồng thau, bao gồm đồ đun nấu, đồ uống rượu,
nhạc khí, binh khí và cơng cụ sản xuất, trong đó cỏ việt hình hia, đồ hình trụ, đinh
thân thấp đậm sắc thái địa phương1. Trong sổ những di vật trên đáng chú ý là chiếc
việt hình hia rất giống với cơng cụ đồng loại tìm thấy ờ địa điểm Phượng Cách
thuộc Sơn Tây, Hà Nội với họng tra cán có hình sáu cạnh, hai mặt khơng có hoa
văn. Tại huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng tìm được hiện vật tương tự, trong khung hồi
văn ờ phần lưỡi có hình chó đuổi hươu. Có thể nói đó là những dấu ấn sớm của văn
hóa Đơng Sơn trên đất Quảng Tây.
3. Địa điểm núi Ngân Sơn Lĩnh, huyện Bình Lạc là khu mộ địa được khai
quật vào tháng 10 năm 1974. Có tất cả 165 ngơi mộ được phát lộ, trong đó 110 ngơi
mộ thời Chiến Quốc, 45 mộ Hán, 1 mộ Tấn và 9 mộ chưa xác định được niên đại2.
Toàn bộ 110 mộ Chiến Quốc là mộ huyệt đất đứng, đồ tuỳ táng khá phong phú

với 1044 hiện vật bao gồm vũ k h í, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt với 3 dạng
chất liệu chủ yếu là đồ gốm, đồ kim loại và đá ngọc.
Đáng chú ý là, trong bộ vũ khí bằng đồng ở đây chúng ta bắt gặp những loại
hình mang phong cách Đơng Sơn rất rõ nét. Đó là những dao găm cán chắn tay
ngang, giáo lười hình tam giác, lưỡi hình lá tương tự di vật cùng loại ở Phú Lương,
Thiệu Dương, Phượng Hoàng. Đáng chú ý là nhóm rìu x cân (hơn 10 chiếc) với
đầy đủ các tiểu loại tìm thấy ờ rìu lưỡi x Đơng Sơn. Có cả loại rìu đồng vai kép
giống rìu Phú Lương. Trên một số rìu có hình chạm khắc trang trí hình tam giác và
chữ s đối xứng nhau. Đặc biệt hơn cả là nhóm rìu hình lưỡi xéo gồm 7 chiếc với
1. Tưởng Đình Du, 2007, Nghiên cứu so sảnh văn hóa đồng thau Tây Âu - Lạc Việt, Trong
Nghiên cứu Bách Việt. Nxb Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, trang 86-104, (Chữ Trung Quốc).
2. Đội công tác văn vật khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1978,: Mộ Chiến Quốc Ngán Sưn
Lĩnh huyện Bình Lạc, Quảng Táy. Khảo cổ học báo. số 2, trang 211 -258 (Chữ Trung Quốc).

304


ẢNH HƯỞNG CỦA VÀN HĨA ĐƠNG SƠN...

tiều loại rìu hinh bàn chân và rìu lưỡi xéo gót trịn thường thấy ở địa điểm Trung
Màu, Đình Chàng, Vinh Quang ờ vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt N am 1.
Ở Ngân Sơn Lĩnh cũng phát hiện được loại cuốc hình chữ u với phần rìa lưỡi
cuốc hơi khác nhau chút ít, tương tự công cụ cùng loại ở Đông Sơn, Đông Tiến,
Thọ Xuân, Phương Tú, Chiền Vậy, Đông Lâm2. Cũng cần phải nói thêm rằng, tại
Ngân Sơn Lĩnh đã tìm thấy loại khuyên tai 4 mấu bằng đá ngọc có nét phảng phất
khun tai Gị Mun. Do chỗ Ngân Sơn Lình nàm trong vùng Quế Giang giáp với
Hồ N am ở phía Bắc m à nhiều nhà nghiên cứu x e m đây là di tích văn hố của nhóm
Tây Âu trong khối Bách Việt3.
4.
Năm 1972, trong khi khai quật khu mộ cổ ở Phổ Đà, huyện Tây Lâm đã

phát hiện được 4 chiếc trống đồng cùng nhiều hiện vật khác4. Đây là mộ cải táng,
quan tài gồm 4 chiếc trổng ghép lại. Hơn 400 hiện vật được tìm thấy ở bên trong và
bên ngồi ngơi mộ. Xương người’cũng được tìm thấy trong trống đồng. Cả bốn
trống đều được xếp vào loại hình trống Thạch Trại Sơn . Trong đó đáng chú ý là
trống đồng có số hiệu 280 Tây Lâm. Giữa trung tâm mặt trống là văn mặt trời có 16
tia. Các vành hoa văn chủ đạo có vành thứ 7 với 20 con chim bay ngược kim đồng
hồ, rất giống với m otif trên mặt trống đồng Pha Long tìm được ở huyện Mường
Khương, tinh Lào Cai6.
Đặc biệt ờ phần tang trống Tây Lâm có m otif hoa văn hình thuyền, mỗi thuyền
có các hình người hóa trang lơng chim rất giống trên những trống đồng Ngọc Lũ,
Sông Đà, Miếu Môn. Các họa tiết con hươu Tây Lâm được bố trí theo từng đơi một
trong đó một con hươu đực trộn lẫn với một con nai cái tương tự như trên các trống
1. Hà Văn Tấn (chủ biên), 1994, Vân hố Đơng Sơn ở Việt Nam,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Hà Văn Tấn (chủ biên), 1994, Văn hoá Đông Sơn ở Việt M wi,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Tường Đình Du, 2007, Nghiên cứu so sảnh văn hóa đồng thau Tây Âu - Lạc Việt, Trong
Nghiên cứu Bách Việt. Nxb Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, trang 86-104, (Chữ Trung Quốc).
4. Đội công tác văn vật khu tự trị dân tộc Choang Q uảng Tây, 1978, Mộ trống đồng Phổ Đà
huyện Tây Lâm Quàng Túy,Vần vật, sổ 9 (Chữ Trung Quốc ).
5. Đội công tác văn vật khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1978, Mộ trống đồng Phổ Đà
huyện Tây Lâm Quàng Táy,Vần vật, số 9 (Chừ Trung Quốc ).
Hội Nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc, 1988, Trổng đòng cố ở Trung Quốc, Nxb Văn
Vật, Bắc Kinh (Chữ Trung Quốc).
- Trần Tả Mi, Trần Đinh Sơn, 2001, Sơ bộ bàn vé trổng đồng cố tìm thấy trong mộ cổ ở
QuànịỊ Táy. Trong “Nghiên cứu văn hoá đồ đồng và trống đồng” . Nxb Nhàn dân Quí Châu,
Ọuý Châu, trang 52-56 (Chữ Trung Quốc).
6. Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh, 1987, Trổng Đông Sơn. Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.

305



VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

Ngọc Lũ, Miếu Mơn I. Cảnh người hóa trang đang nhảy múa cũng tương tự như
trên các trống Ngọc Lũ, Hồng Hạ, Miếu Mơn I.
Khi nghiên cứu các hoa văn trên trống Tây Lâm, các nhà khảo cổ Trung Quốc
cho rằng, các loại motif hoa văn trên chưa thấy trong các văn hóa cùng thời ờ khu vực
Bắc Trung Quốc, thể hiện ràng lúc bấy giờ văn hóa Hán chưa nhập vào khu vực này.
Rất có khả năng là chúng trực tiếp mô phỏng từ loại trống Thạch Trại Sơn và cũng có
khả năng chịu ảnh hưởng của các khu vực lân cận1. Chúng tôi cho rằng, những trống
đồng Tây Lâm có chịu ảnh hường từ văn hóa Đơng Sơn ờ Bắc Việt Nam.
Qua việc phân tích và so sánh các họa tiết trang trí của trống đồng Tây Lâm
với các trống Đông Sơn sớm của Việt Nam, chúng tơi cho rằng những trổng Tây
Lâm có niên đại tương đương với trống Ngọc Lũ, c ổ Loa, vào khoảng thế kỷ V- IV
trước Công nguyên2.
5.
Tại khu vực núi Oa Cái Lĩnh, thuộc công xã Tường Chu, huyện Điền Đơng
có hai ngơi mộ Chiến Quốc. Tháng 6 năm 1977 nhóm mộ này được tiến hành khai
quật. Đây là những ngôi mộ huyệt đất cỏ xương cốt bên trong cùng nhiều đồ tuỳ
táng bằng đồng và đá3.
Những người khai quật nhận xét nhóm hiện vật ở đây mang đặc tính địa
phương rất rõ, không giống các di vật vùng Trung Ngun. Theo quan sát của tơi thì
tất cả bộ di vật tìm thấy ở đây như trống đồng, dao găm, rìu và dáo đều mang đậm
phong cách Đơng Sơn. Trước hết đó là chiếc trống đồng kiểu Đơng Sơn bị vỡ phần
thân. Hoa văn mặt trống: Phần trung tâm là một ngơi sao có 8 cánh, giữa các cánh
sao là tam giác phủ gạch xiên chéo. Phần hai là một vành để trơn. Phần ba là 4 chim
bay theo chiều ngược kim đồng hồ. Phần bổn là các vành răng cưa. Băng hoa văn ở
tang trổng là hồi văn hình chữ s. Chiếc trổng gợi lại những nét gần gũi với trống
Đông Sơn IV hoặc trống Làng Vạc IV phát hiện được ở Thanh Hóa và Nghệ An
vào năm 1970 và 1972.

Nhừng dấu ấn Đơng Sơn cịn thể hiện rõ ở nhóm di vật mũi giáo, hoặc nhóm
rìu x cân. Và thật thú vị khi bắt gặp những nét tương đồng về hình dáng cũng

1. Trần Tả Mi, Trần Đinh Sơn, 2001, Sơ bộ bàn về trong đồng co tìm thấy trong mộ cổ ở
Quảng Tây. Trong “Nghiên cứu văn hoá đồ đồng và trống đồng” . N xb Nhân dàn Quí Châu,
Quý Châu, trang 52-56 (Chữ Trung Quốc).
2. Trinh Nang Chung, 2012: A study on Bronze Drums o f Dong Son type were found at
Kwcmgxi, China. Society for East Asian Archaeology 5lh World Conference. June. Fukuoka,
Japan.p 106-108.
3. Đội công tác văn vật khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1979, Mộ Chiến Quốc phát hiện
ờ Điền Đơng tình Quàng Táy, Khảo cổ, số 6 (Chữ Trung Quốc).
306


ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA ĐƠNG SƠN...

như phong cách trang trí trên chiếc dao găm chắn tay thẳng Điền Đơng với di vật
đồng loại ở Làng Cà (Phú Thọ). Chiếc vịng tay bàng đá có mặt cắt chừ T và hai
chiếc khun tai 4 mấu tìm thấy ờ đây có nhiều nét gần gũi với di vật cùng loại ờ
Việt Nam.
6. Trên một núi đất nhỏ có tên là An Đẳng Ương thuộc thơn Mã Đầu, huyện
Vũ Minh có một nhóm mộ thời Chiến Quốc. Tháng 10 năm 1985, các nhà khảo cổ
Trung Quốc đã tiến hành khai quật khu mộ này. Có tất cả 86 ngơi mộ, phần lớn là
mộ huyệt đất. Đồ tuỳ táng khá phong phú gồm đồ gốm, đồ kim khí, và đồ đá1.
Phân tích bộ di vật ở đây chúng ta dễ ràng nhận thấy dấu ấn Đông Sơn được
thể hiện thật sinh động. Trong số di vật bàng đồng nổi bật là nhóm rìu lưỡi xoè cân
có số lượng lớn nhất, tiếp đến là nhóm mũi tên, nhóm giáo đồng và rìu lưỡi xéo gót
trịn mang đặc trưng Đơng Sơn. Đáng chú ý là 5 chiếc chng hình thang cân, quai
chng có hình chữ Ư. Chng được xẻ rãnh 2 bên, miệng chng hình thấu kính,
bèn trong có then ngang và quả lắc. Loại chuông này cũng khá phổ biến ở địa điểm

Đông Sơn và Làng Vạc. Trong số 10 chiếc vòng tay bàng đồng có một số chiếc
được trang trí khắc chìm bên ngồi bản vịng hồi văn hình chữ s - một hoạ tiết quen
thuộc của phong cách trang trí Đơng Sơn. Chiếc cuốc sắt duy nhất tìm thấy ở đây
là loại cuốc hình chữ Ư gần gũi với di vật cùng loại ờ Đông Tiến, Đông Lâm ở
đồng bằng Bấc Việt Nam2. Nhóm di vật trang sức bằng đá gồm vịng tai với mặt cắt
hình thang và khuyên tai 4 mấu giống khuyên tai Gò Mun vùng trung du Bắc Bộ.
7. Tại khu vực Tả Giang gần biên giới Việt-Trung, có hai khu mộ ở La Bạc
Loan, huyện Quý. Cuối năm 1976, các nhà khảo cổ Quảng Tây đã tiến hành khai
quật khu mộ sổ 1. Quy mô mộ khá đồ sộ, kết cấu khá phức tạp. Dưới nấm mộ là
phòng mộ với 3 quan tài, mộ đạo và hố chôn đồ tuỳ táng, dưới đáy mộ cũng có hổ
chơn đồ tuỳ táng và 7 quan tài trong đó có 4 chiếc làm bằng thân cây khoét rỗng, 3
chiếc quan tài 6 tấm.
Di vật chôn theo khá phong phú gồm hơn 200 di vật đồng, hơn 20 đồ sắt; gần
10 hiện vật kim loại vàng và thiếc, hơn 50 đồ gốm; một số đồ đá. Đồ đồng có
chng, đỉnh, thạp, lọ vng, lọ dẹt đầu củ tỏi, lọ hình quả đạn, siêu, ấm ba chân,
đĩa bàn, mi, chậu , đèn chín nhánh, gương, móc đai lưng, mũ bịt gọng mui xe,
đầu trục xe, v .v ... Trong số đồ tuỳ táng trên có nhiều đồ vật mang phong cách vãn
kỳ Chiến Quốc và đời Tần, như gương đồng có 4 chữ “sơn”, cuốc sắt hình chữ “ao”

1. Đội cơng tác văn vật khu tự trị dàn tộc Choang Quảng Tây, 1988, Báo cảo sơ bộ khai quật
nhóm mộ Chiến Quốc ở Mã Đầu Art, núi Đẳng ương huyện Vũ Minh, Quàng Tây, Văn vật,
Số 12 (Chữ Trung Quốc).
2. Hà Văn Tấn (chù biên), 1994, Văn hố Đơng Srn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

307


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẰN THỨ T ư

thường thấy trong mộ Sở thời kỳ Chiến Quổc. Lọ vng, đỉnh có nắp giống với

những hiện vật tìm được trong mộ Tần.
Ngồi đồ kim loại ra còn phong phú các đồ gốm, đồ đá và đồ gỗ. Đồ gốm gồm
loại vị 3 chân trang trí dày đặc những vịng chi trịn, cốc thấp khơng hoa văn, và
văn in ơ vng, hộp 3 chân có nắp, miệng có gờ úp nắp, trang trí văn sóng nước,
văn lược. Chiếc cốc bằng đá ngọc mang phong cách vãn kỳ Chiến Quốc - Tần.
Những chế phẩm sơn mài như những chiếc hộp trịn có nắp rất đẹp và thẻ tre có viết
chữ. Những người khai quật xếp mộ La Bạc Loan thuộc sơ kỳ Tây Hán, thế ký II
trước Công nguyên1.
Theo nhận xét của những người viết báo cáo khai quật thì bên cạnh những đồ
tuỳ táng có ảnh hưởng rõ nét của văn hoá đồ đồng Trung Nguyên pha lẫn yếu tố Điền
Sở thì những di vật mang sắc thái địa phương còn được bảo lưu mạnh mẽ. Theo
chúng tơi sắc thái địa phương đó chính là chất Đơng Sơn cịn thấm đẫm trong văn hố
mộ táng này. Trước hết phải kể bộ di vật tuỳ táng chôn theo chủ nhân ngôi mộ.
Trong số di vật đồng, nổi bật là 3 chiếc trống đồng Đông Sơn rất đẹp. Trên
mặt trổng M I: 10 ờ chính giữa mặt có hình ngơi sao 12 cánh, có 7 vành hoa văr. từ
trong ra. Vành chính có khắc hình 10 con chim ngậm cá bay ngược chiều kim đòng
hồ. Trên tang trống là cảnh người hố trang lơng chim chèo thuyền, thân trống l.à
cảnh hoá trang nhảy múa rất gần gũi phong cách trang trí Đơng Sơn trên thân trong
đồng Sơng Đà và Miếu Môn I. Trống đồng mộ M l-1 1 được trang trí các họa tiết
thuyền, người hóa trang lơng chim tương tự như với một sổ trống đồng Đông Son (ờ
miền Bắc Việt Nam như Làng Vạc, Quảng Chính.
Trống đồng M l-13 đã bị phá hủy. Người xưa đã cưa mặt trổng, sau đó trịn;g
M l-13 đã trở thành một khay đồng (Các nhà khảo cổ Trung Quốc gọi là “tam túc
án”). Nếu ta lật phần đáy lên trên thì ấn tượng thật sâu đậm như khi ta chiênn
ngưỡng một mặt trổng đồng Đông Sơn2. Mặt trống Ml-13 được trang trí bằng họia
tiết 4 con chim bay ngược kim đồng hồ, tương tự như với một số trống đồng Đón.g
Sơn ở miền Bắc Việt Nam như Phú Duy, Yên Tập, Miếu Mơn.
Bóng dáng Đơng Sơn cịn thể hiện rõ qua 4 chiếc thạp đồng tìm thấy ở Mó lí.
Những chiếc thạp La Bạc Loan có thân hình trụ, miệng loe, thân thu nhỏ từ lrê:n
xuống. Hai bên thân thạp gần miệng có đơi quai hình chừ Ư lộn ngược trang trí io>a

văn dây thừng tết. Có chiếc có nắp đậy, có chiếc thuộc loại khơng nắp. Trên tìâ.n
1. Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1988, Mộ Hán
Quàng Tây,Vần vật xuất bàn xà, Bắc Kinh. (Chữ Trung Quốc).

La Bạc Loan huyện )uiỷ

2. Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1988, Mộ Hán
Quàng Tâyyữ.n vật xuất bản xã, Bấc Kinh. (Chữ Trung Quốc).

La Bọc Loan huyện luiý

308


ẢNH HƯỞNG CỦA VÂN HĨA ĐƠNG SƠN.

thạp là hoa văn hình học quen thuộc của văn hố Đ ơng Sơn. Đặc biệt chiếc thạp
M 1:2 có hoạ tiết trang trí tương tự như chiếc thạp Làng V ạc. Có thể nói những chiếc
thạp La Bạc Loan là sàn phẩm cùa cội nguồn văn hố Đ ơng Sơn.
Chúng ta cịn thấy thấp thống bóng dáng của những chiếc chng, lục lạc
Đơng Sơn trong bộ sưu tập La Bạc L oan1.
Lối sống Đ ơng Sơn cịn thể hiện ở chỗ những chù nhân khu mộ La Bạc Loan
được chôn cất trong quan tài được tạo từ thân cây khoét rỗng. Đ ó cũng là một loại
hình đặc trưng quan trọng của văn hố táng tục Đ ơng Sơn.

8.
Cũng trên lãnh địa tinh Quảng Tây, trong các khu mộ thuộc thời Tây Hán ở
Quốc Thịnh, Việt Trì, Nguyên Long, Ung Giang người ta thường gặp các loại rìu
xéo gót vng, rìu xéo gót trịn, rìu hình hia được coi là của “Việt tộc”. Xét về hình
dáng, kỹ thuật che tác, đặc biệt về hoa văn trang trí chúng hồn tồn giống với cơng

cụ đồng loại của văn hố Đơng Sơn thường tìm thấy trong di chỉ Đông Sơn, Làng
Cả, Trung Mầu, v.v...2. Rõ ràng ảnh hưởng của văn hố Đơng Sơn đã tác động đến
là rất rõ ràng. Ngược lại, cũng trong khu vực Quảng Tây đã hình thành những loại
cịng cụ có đặc điểm riêng và chúng có ảnh hường trực tiếp đến văn hố Đơng Sơn.
Đỏ là trường hợp những chiếc dao găm có chắn tay hơi cong, phần cán có trang trí
nlũrng khn mặt người nhỏ với hai tay giơ cạo hình cánh cung tìm thấy Ung Giang
và Liều Châu3. Những tiêu bản tương tự cũng đã tìm thấy ở Quảng Đông và Hồng
Kông. Ở đây, chúng tôi muốn liên hệ đến chiếc dao găm do Pajot phát hiện ở đi chỉ
Đông Sơn. Trong tác phẩm “Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung K ỳ ” (năm
1929), nhà khảo cổ học Victor Goloubew có nhắc đến di vật này, tuy nhiên ơng cho
rằng nó khơng phải là sản phẩm đích thực của văn hố Đơng Sơn, mà có xuất xứ từ
nơi khác4. Vậy là, với những phát hiện dao găm có trang trí hình khn mặt người ờ
Quàng Tây cho thấy sự tác động trở lại của văn hố thời kim khí vùng Hoa Nam tới
vỉ\n hố Đông Sơn.
Trong một so sánh khác: Trên chiếc dao găm phát hiện ở thị trấn Thạch Đường,
huyện Linh Sơn, Quảng Tây có hình trang ưí mặt người đeo hoa tai rất gần gũi với
những tượng hình người trên cán dao găm Đơng Sơn. Tuy nhiên, những hình người
trên con dao găm Đông Sơn mang đậm nét đặc trưng của lưu vực sơng Hồng, cịn dao
gầm ờ Thạch Đường đó có ảnh hưởng của yểu tố văn hoá Trung Nguyên.
1, 2. Tường Đình Du, 2007, Nghiên cứu so sánh văn hóa đòng thau Táy Ấu - Lạc Việt, Trong
Nghiên cứu Bách Việt. Nxb Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, trang 86-104, (Chữ Trung Quốc).
3. Hoàng Lợi Tiệp, 1999, Dao găm đồng có hoa vân trang trí mặt người ở kho bào tàng Liễu
Châu. Thông báo nghiên cứu trống đồng cổ đại Trung Quốc, s ố 5 1999 (Chữ Trung Quốc).
4. Hà Văn Tấn (chủ biên), 1994, Văn hố Dóng Sơn ờ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
309


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẦN THỬ TƯ

2. Vài nhận xét


1.
Dựa vào các tài liệu khảo cổ học cho thấy, hơn ở đâu hết, kể từ thời đại đá,
khu vực Bắc Việt Nam và vùng Quảng Tây đã có mối quan hệ văn hóa rất chặt chẽ.
Ngay từ giai đoạn hậu kỳ đá cũ, những tài liệu thu được từ các văn hóa Bạch Liên
Động và Bảo Tích Nham cho thấy sự tương đồng về bản chất với văn hóa Ngườm
và văn hóa Sơn Vi ở Bắc Việt Nam. Sự tương đồng này được lý giải bởi ngoài tác
nhân giao lưu trao đổi giữa các cộng đồng cư dân nguyên thủy sống liền kề nhau
còn phải kể đến sự đồng quy văn hóa ứng xử trong hồn cảnh mơi trường sinh thái
giống nhau (cư trú trong hang động, chế tác công cụ từ đá cuội sông suối, hái lượm
phát triển hơn săn bắt..,)1.
Bước sang giai đoạn đá mới, sự tương đồng về văn hóa giữa cư dân cổ sinh
sống ở Bắc Việt Nam và Quảng Tây vẫn giữ nhịp điệu cổ truyền vốn có từ thời đá
cũ. Đã có những đổi thay mang tính thời đại, đó là những bằng chứng về thuần
dưỡng động vật và thực vật ở giai đoạn đầu của thời đá mới tìm thấy trong lịng văn
hóa Tăng Bì Nham và văn hóa Hịa Bình, về mặt nhân học, cả hai nơi đều phát hiện
những bàng chứng về sự xuất hiện chủng Monggoloid, kết quả của quá trình hỗn
chủng lâu dài giữa Australoid và Monggoloid vào cuối hậu kỳ thời đại đá cũ2.
Trong giai đoạn hậu kỳ đá mới, sự liên kết các văn hóa ở hai khu vực nói trên
càng được đẩy mạnh. Đây là thời kỳ hình thành khối tộc người Bách Việt ở khu vực
Nam Trung Quốc và vùng Bắc Bộ Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu cho biết khu
vực này là nơi sinh sống chủ yếu của tộc í ây Âu Lạc và Lạc Việt, trong đó người
Lạc Việt cư trú chủ yếu lưu vực Tả, Hữu Giang phía Nam Quảng Tây và Bắc Việt
Nam, người Tây Âu cư trú chủ yếu ở phía Bắc Quảng Tây, từ lưu vực Quế Giang
đến trung du Tây Giang (vùng Liễu Giang - Quế Lâm lên phía Bắc và sang phía
Đơng)3. Tây Âu và Lạc Việt là hai tộc người phát triển nhất trong khối Bách Việt ở

1. Trình Năng Chung, 2008, Các di tích hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới ở Quàng Táy Trung
Quôc trong mối quan hộ với Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Trình Năng Chung, 2009, Mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam

Trung Quốc, N xb Khoa học xă hội, Hà Nội.
- Trinh Nang Chung, 2010, Relationships Between the Hoa Binh and Dac Son Cultures anơ
the Early Neolithic o f South China. Vietnam Social Sciences. N o.4 (138), p 92-100.
2. Trình Năng Chung, 2009, Mối quan hệ văn hóa thời tiền sừ giữa Dắc Việt Nam và NcẤtn
Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trinh Nang Chung, 2010, Relationships Between the Hoa Binh and Dac Son Cultures ana
the Early Neolithic o f South China. Vietnam Social Sciences. N o.4 (138), p 92-100.
3. Dung Thiếu Ninh, Ngô Xuân Minh, 2007, Nghiên cứu Dách Việt. Quyển 1. Nxb Khoa học
kỹ thuật Quảng Tây (Chữ Trung Quốc).
- Tường Đình Du, 2007, Nghiên cứu so sánh văn hóa đồng thau Tây Ẩu - Lạc Việt, Trong
Nghiên cứu Bách Việt. Nxb Khoa học kỳ thuật Quàng Tầy, trang 86-104, (Chữ Trung Quốc).

310


ẢNH HƯỞNG CỦA VẮN HĨA ĐƠNG SƠN.

vùrg Lĩnh Nam. Cả hai tộc này hầu như có đầy đù các đặc trưng văn hóa cùa tộc
Bách Việt, chi khác là các yếu tố đó có chỗ đậm nhạt khác nhau so với các tộc
ngiời các khu vực khác. Đây là những cư dân nơng nghiệp trồng lúa nước, có tục ở
nhả sàn, có một nền văn hóa dồng thau phát triển với nhữne, đồ đồng có kiểu dáng
và loa văn độc đáo như trổng đồng, thạp, thố, các loại rìu xéo (việt), dao găm (kiếm
ngẩi), v.v.., có đồ đá có vai, có xẻng đá lớn, thạo bơi chèo thuyền, thích ăn cơm,
rauquả và đồ thùy hải sản, có các tục mai táng độc đáo như mộ quan tài thuyền, mộ
quai tài treo trong vách núi, mộ đất khơng có nấm, thích ca hát nhảy múa với trống
đồru và khèn, theo đa thần giáo, thích xăm mình, mê tín vu thuật, sùng bái vật tổ,
nhcrăng, v.v...1.
2.
Bước sang thời kỳ kim khí, chúng ta chứng kiến quy luật phát triển không
đồriỊ đều trong lịch sử. Tại khu vực Bắc Bộ Việt Nam với tam giác châu sơng Hồng

đát đai phì nhiêu màu mờ, nhiều sơng, sát biển, lại sẵn khống đồng thiếc, có điều
kiệi phát triển nhanh hơn các vùng người Lạc Việt khác.
Đến nay, khảo cổ học Việt Nam đã xác lập được hệ thống văn hóa Tiền Đơng
Sơr - Đơng Sơn. Trên cơ sở văn hóa Đơng Sơn phát triển lên đinh cao, thúc đẩy nền
nôn* nghiệp dùng cày súc vật kéo phát triển, hình thành một nền kinh tế tổng hợp
vớiahiều ngành nghề khác nhau như nghề luyện kim, nghề sản xuất gốm, nghề dệt,
nghi đóng đồ gỗ, v.v..., dẫn đến những thay đổi lớn trong xà hội thời Đông Sơn.
Với những khu mộ lớn có các mộ quy mơ to nhỏ khác nhau, đồ tùy táng nhiều ít
khá: nhau cho thấy trong xã hội văn hóa Đơng Sơn đã cỏ sự phân hóa giàu nghèo
khárõ ràng. Tiêu biểu hơn cả là trong số 5 ngôi mộ thuyền ở Việt Khê, Hải Phịng,
cỏ nột mộ kích thước to lớn, có tới gần 100 hiện vật bàng đồng tùy táng, trong đó
cỏ ả trống đồng.
Giới học thuật Việt Nam hầu như thống nhất cho rằng đến văn hóa Tiền Đơng
Sơn là giai đoạn cuối của xã hội bộ tộc nguyên thủy chuyển sang hình thức nhà
nirớ; vào thời văn hóa Đơng Sơn. Văn hóa Đơng Sơn là văn hóa vật chất của nhà
nướ; sơ khai Văn Lang của Hùng Vương và Âu Lạc của An Dương Vương. Những

1. B;0 tàng Quốc gia Trung Quốc, Bảo tàng khu tự trị Choang, Quảng Tây. 2006, Tinh hoa Âu
Lic. Nxb Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh (Chữ Trung Quốc).
- rrình Năng Chung, 2008, Mối quan hệ văn hoủ giai đoạn hậu kị’ đá mới giữa BắcViệt
Mim và Nam Trung Quốc. Nghiên cứu Trung Quốc, số 8, trang 64-74.
- Trinh Nang Chung, 2009, The Relationship Behveen the Big stone Shovelculíures o f
Giang Xi, China in the culíures o f North Vietnam, Vietnam Social Sciences. Volume XXV,
Ni.5 (133) Sep/Oct 2009, p. 73-76.
- "ường Đình Du, 2007, Nghiên ciru so sánh văn hóa đồng thau Tây Âu - Lạc Việt, Trong
N;hiên cứu Bách Việt. Nxb Khoa học kỹ thuật Ọuảng Tây, trang 86-104, (Chừ Trung Quôc).
311


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TU


ghi chép ít ỏi trong thư tịch cổ Trung Quốc và qua truyền thuyết về họ Hồng Bàng
có thể hình dung nhà nước sơ khai Văn Lang, Âu Lạc còn giữ nhiều nhân tố giai
đoạn cuối cùa xã hội nguyên thủy như việc cha truyền ngôi cho con, hay việc bầu
chọn thủ lĩnh quân sự, v.v...
Trong khi đó, ờ vào giai đoạn sớm của thời kỳ kim khí, tư liệu khảo cổ học
chưa cho phép ta hình dung được bước mở đầu con đường phát triển văn hoá ở khu
vực Quảng Tây. Đến nay, khảo cổ học Quàng Tây chưa xác lập được các giai đoạn
phát triển trong thời đại kim khí như hệ thống Tiền Đơng Sơn - Đông Sơn ở Bắc
Việt Nam. Đến giai đoạn Chiến Quốc (thế kỷ V-VI tr. CN), khu vực Quảng Tâv,
mặc dù cịn tồn tại nhiều đặc điểm văn hố địa phương nhưng đã xuất hiện nhiều
yếu tố ảnh hưởng của văn hoả Sở và văn hoá Trung Nguyên.
Theo các nghiên cứu khảo cổ học, với trình độ phát triển của kinh tế, xà hội
vào khoảng nửa cuối của thiên niên kỷ thứ nhất trước Cơng Ngun, vùng Quảng
Tây có thể đã xuất hiện một số trung tâm kinh tế, văn hố với mơ hình cơ chế xã hội
thủ lĩnh của các cộng đồng người mà sau này thành khối dân tộc Choang cổ chiếm
chủ thể. Khi bàn về địa vị của chủ nhân các ngôi mộ lớn như Phổ Đà Tây Lâm, La
Bạc Loan, Oa Cái Lĩnh, huyện Quý, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng
đó là những người quyền q, có thế lực trong vùng. Ví như chủ nhân mộ Oa Cai
Lĩnh ở Điền Đơng rất có khả năng là người đứng đầu một bộ lạc nhỏ, là thuộc hạ
của vương quốc Câu Đinh thời cổ. Chủ nhân mộ táng trống đồng ở Phổ Đà Tây
Lâm lấy trống đồng làm dụng cụ mai táng, dùng “châu nhu” bọc thi thể, số lượng
đồ tùy táng nhiều, loại hình phong phú, chế tác tinh xảo, cho thấy chủ nhân mộ lúc
đương thời có thân phận rất cao, rất có khả năng là thủ lĩnh của vương quốc Câu
Đinh thời cổ. Mộ cổ ở La Bạc Loan có cấu trúc to lớn, đồ tùy táng vơ cùng phong
phú, cịn cỏ cả người tuẫn táng, chủ nhân mộ lúc sinh thời chắc hẳn là nguờì thống
trị tối cao tại Bố Sơn thời cổ. Mộ Cao Trung ở huyện Quý tuy không thật to, đồ tùy
táng trái lại rất nhiều, lại có tùy táng trống đồng, chủ nhân mộ lúc sinh thời có khả
năng là thủ lĩnh của một nhóm Lạc Việt1. Ở đây, có nhiều điều phài bàn đến là có
hay không một nhà nước Đinh Câu cổ ở khu vực Quảng Tây, vì những tài liệu về

vấn đề này cịn rất ít, chưa có chứng minh cụ thể. Theo tơi, cơ chế xã hội thù lĩnh
dường như thích ứng với những tài liệu hiện có về xã hội thời kim khí ờ Quảng Tây.
Với những bằng chứng khảo cổ học cho thấy giữa chù nhân văn hố Đơng svà cư dân Lạc Việt ờ nam Quảng Tây có mối giao lưu văn hố, kinh tế từ sớm thơng

1. Trần Tả Mi, Trần Đinh Sơn, 2001, Sơ bộ bàn về trổng địng cỗ tìm thấy trong mộ cu ở
Quimg Tây. Trong “Nghiên cứu văn hoá đồ đồng và trống đồng” . Nxb Nhân dân Quí Cháu.
Quý Châu, trang 52-56 (Chữ Trung Quốc).

312


ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA ĐƠNG SƠN.

qua những con dường mịn và các dịng sơng nhỏ. Do điều kiện địa lý, giữa Ọuảng
Tây và Bắc Việt Nam khơng có những dịng sơng lớn như sơng Hồng, sơne Lơ làm
hành lang giao lưu văn hố mà chi có một số sơng ngắn, chi lưu của sông Tả Giang,
Hữu Giang làm cầu nối cho hai vùng này thời cổ. Núi non miền giáp ranh giữa hai
vùng lại hiểm trở, không thuận tiện lắm cho giao thơng và trao đổi văn hố.
Trong khi đó khu vực phía Bắc Việt Nam vẫn duy trì và đẩy mạnh quan hệ với
vùng Tây Nam Trung Quốc. Văn hố đồ đồng Vân Nam có mối liên hệ rõ nét với
văn hoá đồ đồng Bắc Việt Nam từ rất sớm. Có thể vào thời kỳ Vạn Gia Bá, khoảng
thế kỷ VIII đến thế kỷ V trước Công Nguyên, giữa tỉnh Vân Nam và phía Bấc Việt
Nam đã có sự giao lưu mở rộng. Đen giai đoạn văn hoá Điền, tiêu biểu là Thạch
Trại Sơn và Lý Gia Sơn đã đánh ộấu bước phát triển rực rỡ của văn hoá đồ đồng
Vàn Nam. Đày cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cuả mối quan hệ giữa văn hố
Đơng Sơn với văn hoá Điền. Do vậy mối quan hệ giữa cư dân văn hố Đơng Sơn
với khối cư dân cổ ở Lưỡng Quảng có khác với cư dân Điền Việt vùng Tây Nam
Trung Quốc. Mặc dù trước thời Tần Hán, giữa 3 vùng: Vân Nam - Bắc Việt Nam Lưỡng Quảng có mối quan hệ chằng chéo, nhiều chiều khó tách biệt nhưng với
những tài liệu hiện có cho thấy ảnh hưởng của văn hố Đơng Sơn tới vùng Vân

Nam có vẻ trực tiếp hơn, mối quan hệ đa chiều giữa văn hố Đơng Sơn và văn hố
Điền diễn ra cỏ vẻ sôi động hơn là với vùng Lưỡng Quảng.
Nhìn chung văn hố Đơng Sơn ảnh hường tới vùng Quảng Tây cũng có nhiều
mức độ khác nhau tùy theo mơi trường văn hóa cụ thể. Các nhà nghiên cửu thường
cho rằng, trong bộ đồ đồng Đơng Sơn có một số loại hình mang tính chất chỉ thị
như trống, thạp, lưỡi cày, rìu lưỡi xoè, rìu lưỡi xéo. v.v,.. Tài liệu khảo cổ học vùng
Quảng Tây đã hàm chứa đầy đủ những loại hình cơ bản đó tuy khơng phong phủ
bằng vùng Vân Nam. Có lẽ sự giao lưu văn hóa giữa Đơng Sơn và văn hóa thời đại
kim khí Quảng Tây diễn ra vào giữa thời Tây Hán là quyết liệt, mạnh mẽ nhất.
Nhóm Lạc Việt ở vùng phía Nam Quảng Tây có mối quan hệ chặt chẽ với nhóm
Lạc Việt châu thổ sơng Hồng và châu thổ sơng Mã. Mối quan hệ này là trực tiếp, có
ảnh hưởng qua lại.
Mối giao lưu văn hoá giữa cộng đồng người Lạc Việt Bắc Việt Nam và Lạc
Việt Quảng Tây còn thể hiện rõ đến tận thế kỳ I sau Công nguyên, khi mà Hai Bà
Trưng nổi dậy chổng nhà Hán, 65 thành trì đồng loạt đi theo, trong đó có cả những
miền đất ở Quảng Tây, nơi mà ngày nay cịn tìm được miếu thờ của Hai Bà Trưng.
Như vậy, khoảng hơn hai nghìn năm trước, trên nền tảng phát triển đỉnh cao
của văn hố thời đại kim khí, tiêu biểu là văn hố Đơng Sơn, giữa hai khu vực Bắc
Việt Nam và Quảng Tây đã có sự giao lưu trao đổi mạnh mẽ các yếu tố văn hoá,
kinh tế dựa trên những mối liên hệ tộc người của khối Bách Việt. Vãn hố Đơng
Sơn đã đổ lại nhiều dấu ấn đậm nhạt khác nhau trên vùng đất Quảng Tây.
313


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

Tài liệu tham khảo
1. Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1988, Mộ Hán La Bạc Loan huyện Quý
Quảng Tây,Vần vật xuất bản xã, Bắc Kinh. (Chữ Trung Quốc).
2. Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, Bảo tàng khu tự trị Choang, Quảng Tây. 2006, Tinh

hoa Ẩu Lạc. Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh (Chữ Trung Quốc).
3. Dung Thiếu Ninh, Ngô Xuân Minh, 2007, Nghiên cứu Bách Việt. Quyển 1. Nxb. Khơa
học kỹ thuật Quảng Tây (Chữ Trung Quốc).
4. Đàm Phương, 2007, Sự ra đời và phát triển của công nghệ đúc đồng ở Quảng Tây. Quảrag
Tây khảo cổ văn tập. Tập 3. Nxb. Văn vật, Bắc Kinh, trang 519-533 (Chừ Trung Quốc).
5. Đàm Quốc Ninh, 2011, Thảo luận về văn hóa đồng thau Bách Việt ở Quảng Tây. Tập
luận văn Hội thảo nghiên cứu về văn hóa đồ đồng ở Quảng Tây và Đông Nam Á, N am
Ninh, Quảng Tây, trang 270-280 (Chữ Trung Quốc).
6. Đội công tác văn vật khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1978, Mộ trổng đồng Phổ
Đà huyện Tây Lâm Quảng Tây,Vẫn vật, số 9 (Chữ Trung Quốc ).
7. Đội công tác văn vật khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1978,: Mộ Chiến Quốc Ngân
Sơn Lĩnh huyện Bình Lọc, Quảng Tây. Khảo cổ học báo. số 2, trang 211-258 (Chữ
Trung Quốc).
8. Đội công tác văn vật khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1979, Mộ Chiến Quốc phái
hiện ở Điền Đông tinh Quảng Tây, Khảo cổ, số 6 ( Chữ Trung Quốc).
9. Đội công tác văn vật khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, 1988, Báo cáo sơ bộ khquật nhóm mộ Chiến Quốc ở Mã Đầu An, núi Đẳng ương huyện Vũ Minh, Quàng Tây,
Văn vật, Số 12 (Chữ Trung Quốc).
10. Hà Văn Tấn (chù biên), 1994, Văn hố Đơng Sơn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
11. Hoàng Lợi Tiệp, 1999, Dao găm đồng có hoa văn trang tri mặt người ở kho bào tàng
Liễu Châu. Thông báo nghiên cứu trống đồng cổ đại Trung Quốc, số 5 1999 (Chừ
Trung Quốc).
12. Hoàng Tăng Khánh, 1956, Báo cảo sơ bộ chinh lý mộ quách gỗ thời Hán ở huyện Quý,
Quàng Tây, Khảo cổ thông tấn, số 4 (Chữ Trung Quốc ).
13. Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc, 1988, Trống đồng cổ ở Trung Quốc, Nx:b.

Văn vật, Bắc Kinh (Chữ Trung Quốc).
14. Lam N hật D ũng, 2011, vẩn đề thời điểm xã hội cỏ đại Quàng Tây bước vào thời đai


đồng thau. Tập luận văn Hội thảo nghiên cứu về văn hóa đồ đồng ở Q uảng Tây wà
Đông N am Á, N am N inh, Q uảng Tây, tran g l3 9 -1 4 5 (C hữ T rung Quổc).
15. Phạm M inh H uyền, N guyễn Văn H uyên, Trịnh Sinh, 1987, Trổng Đông Sơn. Nx:b.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
314


ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐỔNG SƠN.

16. Trần Tả Mi, T rần Đ inh Sơn, 2001, Sơ bộ bàn vế trống đồng cị tìm tháy trong mộ co ờ

Qng Tây. T rong “N ghiên cứu văn hoá đồ đồng và trống đồng” . N xb. Nhân dân Quí
Châu, Quý C hâu, trang 52-56 (C hừ Trung Quốc).
17. Trình N ăng C hung, 2008, Các di tích hậu kỳ đủ cũ và sơ kỳ đá mới ở Quàng Tây Trung

Quốc trong mối quan hệ với Bắc Việt Nam. Nxb. K hoa học xã hội, H à Nội.
18. Trinh N ăng C hung, 2008, Mối quan hệ văn hoú giai đoạn hậu kỳ đá mới giữa Rắc Việt

Nam và Nam Trung Quốc. N ghiên cứu Trung Q uốc, s ố 8, trang 64-74.
19. Trình N ăng C hung, 2009, Mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam

Trung Quốc, N xb. K hoa học xã hội, Hà Nội.
20. Trinh N ang C hung, 2009, The Relationship Between the Big stone Shovel cultures o f

Guang Xi, China in the cultures o f North Vietnam, V ietnam Social Sciences. Volume
X XV , N o.5( 133) S ep/O ct 2009, p. 73-76.
21. Trinh N ang Chung, 2010, Relationships Between the Hoa Birth and Bac Son Cultures and

the Early Neolithic o f South China. Vietnam Social Sciences. N o.4 (138), p 92-100.
22. Trinh N ang C hung, 2011, Cultural relationship between Northern Viet Nam and South

China after Hoa Binh- Bac Son Period. V ietnam A rchaeology, N o 6, p.31-43.
23. Trinh Nang Chung, 2012: A study on Bronze Drums o f Dong Son type were found at

Kwangxi, China. Society for East Asian Archaeology 5th World Conference. June.
Fukuoka, Japan, p 106-108.
24. Tường Đình Du, Lan Nhật Dũng, 1987, Sơ bộ bàn về văn hoá trước thời Tần ở Quảng
Tây. Trong “Tập luận văn về Hội nghị lần thứ tư Hội Khảo cổ học Trung Quốc” (Chữ
Trung Quốc).
25. Tường Đình Du, 2007, Nghiên cứu so sánh võn hóa đồng thau Tây Ẩu - Lạc Việt, Trong
Nghiên cứu Bách Việt. Nxb. Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, trang 86-104, (Chữ Trung Quốc).

315



×