Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những nhân tố chính chi phối sự phát triển của quan hệ việt nam ấn độ sau chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.72 MB, 13 trang )

NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH CHI PHỐI sụ PHÁT TRIẺN
CỦA QUAN HỆ V IỆ T NAM - ẤN Đ ộ
SAU CHIÉN TRANH LẠNH
Nguyễn Cảnh H uệ*

Trên cơ sở của mối quan hệ truyền thống, hữu nghị từ lâu đời, từ sau Chiến
tranh lạnh, quan hệ Việt Nam - Ắn Độ tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ. Vậy,
những nhân tổ nào đã chi phối đến sự phát triển đó? Bài viết này cố gắng tập trung
làm rõ những nhân tố chính chi phối sự phát triển đó của quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ sau Chiến tranh lạnh, theo tác giả, đó là: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sau Chiến
tranh lạnh được kế thừa mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, đã kinh qua thử
thách của của lịch sử; chính sách tăng cường quan hệ với Đơng Nam Á nói chung
và Việt Nam nói riêng của một số cường quốc, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản
như là nhân tổ khách quan thúc đẩy Án Độ đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam; nhân
tố Trung Quốc; sự quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ và các tầng lớp nhân dân hai
nước trong việc củng cố và tăng cường quan hệ Việt Nam - Án Độ; công cuộc đổi
mới, cải cách của Việt Nam, Ấn Độ tạo thêm những động lực mới thúc đẩy quan hệ
hai nước phát triển; chính sách hướng Đơng của Ắn Độ; cùng là thành viên của
nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương đã tạo thêm nhiều “kênh” để quan hệ hai nước
phát triển.
1.
lịch sử

Mối quan hệ truyền thống, hữu nghị lâu đời, đã kinh qua thử thách của

Việt Nam và Ẩn Độ có quan hệ hữu nghị từ lâu đời. Văn hóa Án Độ đã được
truyền vào Việt Nam từ rất sớm và một cách hịa bình, để lại dấu ấn sâu đậm trong
nền văn hóa Việt Nam. Sang thời kỳ hiện đại, Hồ Chí Minh, Mahátma Ganđi và
J.Nêru ỉà những người đặt nền tảng cho việc xây dựng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
và sự nghiệp đó được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước về sau dày công vun
đắp. Tù năm 1975, sau khi khi Việt Nam độc lập và thống nhất, quan hệ hai nước


phát triển ngày càng mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, nhất là quan hệ chính trị. Vượt qua
những thử thách của thời gian, cùa những khó khăn từ tình hình trong nước cũng
* PGS.TS., Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

171


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

như thế giới và khu vực, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển ngày càng tốt đẹp.
Đây là cơ sở vững chắc mà ít có mối quan hệ nào có được để quan hệ hai nước ph;tt
triển nhanh chóng sau Chiến tranh lạnh.
2.
Chính sách tăng cường quan hệ với Đơng Nam Á nói chung và Việt
Nam nói riêng của một số cường quốc, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nga rút khỏi căn cứ Cam Ranh của Việt
Nam, Mỹ rút khỏi căn cứ ở Philippin đã tạo nên một “khoảng trống quyền lực” ở
Đông Nam Á. Sự phát triển với tốc độ cao và rất năng động của nền kinh tế ở đáy
đã có sức hấp dẫn đối với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhiều nước, nhất là
những nước lớn đã có sự điều chỉnh chính sách và đẩy mạnh quan hệ với các nước
Đông Nam Á, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực có vị trí chiến lược rất
quan trọng này. Trong khi đó, nhiều nước ở Đông Nam Á cũng muốn tăng cường
quan hệ với những nước lớn để tạo ra một sự “cân bằng” quyền lực giữa các nước
lớn ở khu vực này với mong muốn khu vực này không biến thành “bãi chiến
trường” - khu vực tranh giành quyền lực của các cường quốc như trước đây. Tình
hình trên đây, về khách quan đã tác động đến mổi quan hệ ASEAN - Ẩn Độ, một
mối quan hệ có truyền thống từ lâu đời. Là một nước lớn trong khu vực, Án Độ
không muốn chậm hơn so với những nước khác trong quan hệ kinh tế nói riêng và
các quan hệ khác nói chung đối với ASEAN. Ấn Độ cho rằng, Châu Á - Thái Bình
Dương là bàn đạp của mình để vươn ra thế giới và Đông Nam Á là bàn đạp để Ẩn

Độ tiến ra khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chính sách tăng cường quan hệ cùa
một số cường quốc đối với khu vực Đông Nam Á đã làm tăng thêm quyết tâm của
Ấn Độ trong việc thực hiện chủ trương này. Trong sổ những nước lớn đẩy mạnh
quan hệ với các nước ASEAN thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, có hai nước, theo
chúng tơi đáng chú ý là Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là những nhân tố khách
quan góp phần thúc đẩy Ấn Độ tăng cường quan hệ với ASEAN thời kỳ sau Chiến
tranh lạnh.
Với Trung Quốc, kể từ sau khi bình thường hố quan hệ giữa hai nước năm
1991, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng
trên tất cả các lĩnh vực.

về quan hệ chính trị, các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được
duy trì thường xuyên. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu tháng 2/1999, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chừ
thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI là "lảng giềng hữu nghị, hợp tác tocin
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng
12-2000 của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp
tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những
172


NHỮNG NHÂN T ố CHÍNH CHI PHỐI s ự PHÁT TRIỂN.

biện p h áp p h á t triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai ben cũng đã thoả

thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Hai b ên đã có nhiều nồ lực lớn trong việc giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ; tuy
nhicn, quan điểm hai nước còn khác xa về vấn đề biển Đơng - cả hai đều khẳng
định chủ quyền tồn bộ đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Từ những năm đầu thể kỷ
X X I, trong bối cảnh quan hệ ASEAN - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, quan hệ

Trung Quốc - Việt Nam dù vẫn còn bất đồng lớn về vấn đề biển Đơng, nhưng nhìn
chung vẫn khơng ngừng được tăng cường, nhất là quan hệ kinh tế.

về thương mại, năm 2002 tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 3,65 tỷ
U SD , năm 2003 đạt 4,87 tỷ USD. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là

một trong những bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, kim
ngạch thương mại hai nước đạt gần 16 tỷ USD, năm 2008 đạt trên 20 tỷ USD...

về đầu tư trực tiếp, đến giữa tháng 11/2009, Trung Quốc có 661 dự án đầu tư
tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 2,6 tỷ USD, đứng thứ 15/89 quốc gia và
vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam1.
C ó thể nói, Trung Quốc đã vượt xa Ấn Độ trong việc phát triển quan hệ với

ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng về quan hệ kinh tế - thương mại (kỉm
ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2011 mới chỉ đạt 3,5 tỷ USD mặc dầu hai
nước đã rất cố gắng trong nhiều nam qua). Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc - một nước lớn và iuôn luôn là đối thủ cạnh tranh về nhiều
mặt, nhất là trong việc tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á - là nhân tố
khách quan quan trọng thúc đẩy Án Độ đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam.
Với Nhật Bản, tháng 9-1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao. Nhưng, do sự tác động tiêu cực của vấn đề Campuchia nên
trong suốt thập niên 80, quan hệ hai nước ở trong tình trạng lạnh nhạt. Từ đầu thập
niên 90 trở đi, khi vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình khu vực và thế
giới có nhiều biến chuyển thuận lợi, quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng và
ngày càng tốt đẹp.

về quan hệ chính trị, hàng năm, hai bên đều có các cuộc gặp cấp cao và thăm
viếng lẫn nhau. Bước sang thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
phát triển mạnh mẽ. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng

quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài".
I. Theo: Nguyễn Duy Quý (Chủ biên), Tiến trình hợp tác Á-Âu và những đóng góp cùa Việt
Nam. Nxb Khoa học xã hội, 2006, tr.4 13, 414,-Tài liệu cơ bản về Trung Quốc và quan hệ
Trung Quốc-Việt Nam, />0216152122#D55Jtutlm6X6
173


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỔC TÉ LÂN THỨ TƯ

Tiếp đó, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dùng
tháng 10-2006, Chính phủ hai nước quyết tâm tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan
hệ song phương với tư cách là đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở Châu
Ả 1. Tháng 4/2009, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh,
hai nước đã ký Tun bố chung về “Quan hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn
vinh ở Châu Á”. Tháng 10/2010, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đến thăm Việt
Nam, hai bên đã ra “Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về phát
triển tồndiện
quan hệ đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp đó, vào tháng
10/2011, trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã
ra “Tuyên bố chung triển khai hành động trong khn khổ đối tác chiến lược vì hịa
bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản".
Quan hệ chính trị tốt đẹp đã tạo đà cho các mối quan hệ khác phát triển
mạnh mẽ.
Nhật Bản cho đến nay là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam
trên các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển (ODA), du lịch, hợp tác
lao động.

về thương mại, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu giữa hai nước trong hơn 10
năm lại đây như sau: 2,950 tỷ USD (năm 1998); 3,263 tỷ USD (năm 1999); 4,871 tỷ
USD (năm 2000); 5,902 tỷ USD (năm 2003); 9,9 tỷ USD (năm 2006); 21,181 ty

USD (2011). Hai bên đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đơi kim ngạch thương mại song
phương đến năm 2020, dự kiến 40 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản sang Việt Nam được bắt đầu từ năm 1989. So
với nhiều nước khác, Nhật Bản là nước đầu tư vào Việt Nam chậm hơn nhưng tăng
nhanh và ln đứng vào nhóm những nước có đầu tư lớn. Năm 1990 chỉ mới có 1
dự án với sổ vốn là 1 triệu USD, song đầu tư của Nhật đã tăng lên nhanh chóng,
nhất là từ sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam tháng 2-1994. Đến tháng
7-1999, Nhật Bản đã vươn lên đứng hàng thứ ba trong số các nước đầu tư vào Việt
Nam. Tính đến 20/4/2010, Nhật Bản cỏ 1.211 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại
Việt Nam với tổng vốn đăng ký 19,34 tỷ USD, vẫn giữ vị trí thứ 3/84 quốc gia và
vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, sau Đài Loan, Hàn Quốc2.

về viện trợ phát triển (ODA), Nhật Bản cũng là một trong những nhà viện trợ
phát triển hàng đầu cho Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2005, ODA của Nhật Bản
dành cho Việt Nam đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khổi lượng
1. Tuyên bố chung Việt Nam - N hật Bản, .
2. Thông tin cơ bản về N hật Bản và quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, />vi/cn _v ak v /cajb d /n r0 4 0 8 18111106/ns090316152922.

174


NHỮNG NHÂN T ố CHÍNH CHI PHỐI s ự PHÁT TRIỂN.

O D A c ủ a c ộ n g đ ồ n g quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó có viện trợ
k h ơ n g hoàn lại là 1,4 tỷ USD. Năm 2011, dù phải khắc phục hậu quả động đất, sóng

thần v à sự cố hạt nhân, Nhật Bản vẫn cam kết 2,7 tỷ USD vổn vay ODA cho Việt
Nam, là mức cao nhất từ trước tới nay1. Nhật Bản đã cam kết giúp Việt Nam xây
dựng những cơng trình lớn - trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước như: Khu cơng nghệ cao Hồ Lạc, tuyến

đường sắt, đường bộ cao tốc Bắc - Nam...
Hợp tác giáo dục giữa hai nước cũng phát triển mạnh mẽ. số lượng lao động
và thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản đạt 30.000 người trong giai đoạn 20062011. Hiện có khoảng 4000 lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Ước tính trong 4
tháng đầu năm 2012, có 2.137 thực tập sinh Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản.

về hợp tác văn hóa, Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo
tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc - Trung
- Na m. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích
Hồng Thành Thăng Long vào năm 2004. Năm 2006, ủ y ban hỗn hợp Việt - Nhật
bảo tồn di tích Hồng Thành Thăng Long đã được thành lập. Nhiều đoàn sang thăm,
làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức lễ hội tại
mỗi nước.

về du lịch, những năm gần đây, Nhật Bản luôn là một trong năm nước có số
khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất.
Hai bên cũng đang thúc đẩy hợp tác triển khai nhiều dự án quan trọng như:
Xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, khai thác, chế biến đất hiếm, các
dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng quy mơ lớn...2.
Những trình bày ở trên cho thấy, từ đầu những năm 90 trở đi nói chung và từ
đầu thế kỷ XXI đến nay nói riêng, Nhật Bản rất coi trọng việc phát triển quan hệ với
Việt Nam và quan hệ Nhật Bản - Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Ngồi Trung Quốc, Nhật Bản thì các nước khác như Nga, EƯ, Hàn Quốc,... từ
sau Chiến tranh lạnh nói chung và từ đầu thế kỷ XXI trở đi nói riêng cũng tích cực
đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam. Mỹ, Eư, Hàn Quốc đến nay là những đối tác hàng
đầu của Việt Nam về thương mại và đầu tư, còn Nga là đổi tác quan trọng của Việt
Nam về chính trị - quân sự.

1. Thông tin cơ bản về Nhật Bản và quan hệ Việt Nam - N hật Bản, http://www.m ofa.gov.vn.
2. Theo: - Phương Giang, Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản,
liUp://dangcongsan.vn/cpv/M odules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=542991

- Thông tin cơ bàn về Nhật Bản và quan hệ Việt Nam - N hật Bản,
175


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ Tư

Như vậy, sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, do tình hình mới của thế giới cung
như của Việt Nam: sự gặp nhau về lợi ích, quan hệ giừa những nước lớn, trước hết là
Trung Quốc, Nhật Bản với Đông Nam Á mà Việt Nam là một mắt xích quan trọng
được đẩy mạnh. Là một nước lớn trong khu vực, lại có quan hệ lâu đời và gắn bó với
các nước Đơng Nam Á, nhất là với Việt Nam, Ẩn Độ không muốn là nước chậm
chân trong việc giành ảnh hưởng đổi với khu vực rất quan trọng này. Sự tăng cưòng
quan hệ của các nước lớn, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản với Việt Nam là nhân tố
khách quan quan trọng thúc đẩy Án Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam, từ đó dưa
quan hệ hai nước phát triển lên một bước mới ở thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
3. Nhân tố Trung Quốc
Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, là ủ y viên thường trực HĐBA Liên
hợp quốc. Từ năm 1978, thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung
Quốc phát triển hết sức mạnh mẽ, trong hàng chục năm có tốc độ tăng trường trên
dưới 10%/năm, dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Sau hơn 30 năm cải cách và
mở cửa, Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn về nhiều mặt và đến nay
đã thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Sự phát triển của Trung Quốc, về mặt
tích cực là đã đưa đến cho các nước nhiều cơ hội để phát triển trên các lĩnh vực:
thương mại, đầu tư, du lịch... Nhưng, mặt tiêu cực là do tham vọng quá lớn của
Trung Quốc về lãnh thổ đã đe dọa nghiêm trọng đến sự toàn vẹn lãnh thổ của nhiều
nước, nhất là những nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và Ẩn Độ.
Việt Nam và Trung Quốc có tranh chẩp về chủ quyền ở biển Đông. Trung
Quốc ngày càng leo thang và có hành động quyết đốn, ngang ngược trong tham
vọng độc chiếm biển Đông. Việc Trung Quốc yêu sách về chủ quyền 80% biển
Đơng, trong đó có Hồng Sa, Trường Sa của Việt Nam; cắt cáp tàu thăm dò khoáng

sản, bắt nhiều ngư dân và tàu cá Việt Nam khi họ đang hoạt động trong hải phận
của mình, thành lập “thành phổ Tam Sa”, đưa lực lượng bán quân sự xuổng biển
Đơng, mời thầu quốc tế tại chín lơ nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tể và
thềm lục địa của Việt N am ... đã đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền biển đảo của
Việt Nam và làm cho quan hệ Việt - Trung những năm gần đây rất căng thẳng.
Ấn Độ và Trung Quốc có đường biên giới chung dài trên 3000km và luôn tranh
chấp về biên giới, lãnh thổ. Bên cạnh đó, hai nước cịn cạnh tranh ảnh hưởng ở khu
vực Nam Á, Ấn Độ Dương và nhiều nơi khác trên thế giới. Từ thập niên 60 cùa thế
kỷ XX đến nay, cả Ấn Độ và Việt Nam đều xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.
Một Trung Quốc như vậy không phải “Trung Quốc trỗi dậy hịa bình” như
giới lãnh đạo nước này tun bố, mà theo chúng tơi là “sự trỗi dậy khơng hịa bình”.
Điều đó đã làm cho Ấn Độ và Việt Nam, hai nước vổn có quan hệ hữu nghị từ láu

176


NHỮNG NHẨN T ố CHÍNH CHI PHỐI s ự PHÁT TRIỂN.

déu lo ngại Trung Quốc và xích lại gần nhau hơn như một lẽ tự nhiên để tự vệ, để
bao vệ to àn vẹn lãnh thổ cùa mình. Đây là nguyên nhân khách quan thúc đẩy quan
hộ V iệt N am - Ấn Độ phát triển trong những thập niên qua.
4.
Sự quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ và các tầng lóp nhân dân hai
nưóc trong việc củng cố và tăng cường quan hệ Việt Nam - Án Độ
Có thể nói, khơng ngừng tăng cường quan hệ hai nước khơng chỉ là chủ
trương nhất qn của chính phủ mà cịn của nhân dân hai nước. Chủ trương này đã
đư ợ c các nhà lãnh đạo hai nước nhiều lần khẳng định trong các cuộc gặp cấp cao
hay trong những bài trả lời phỏng vấn phóng viên báo chí. Một số dẫn chửng: Phát
biểu nhân chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 9/1992, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam Đồ Mười khẳng định: Việt Nam quyết tâm làm hết sức mình cùng Án Độ để

nàng cao mối quan hệ Việt Nam - Ắn Độ lên tầm cao mới vì hạnh phúc và phồn
vinh của nhân dân hai nước1. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng N. Rao nhân
chuyến thăm của Ngài đến Việt Nam vào tháng 4/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt
khẳng định: Việt Nam luôn dành sự ưu tiên trong việc mở rộng hợp tác với các
nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó, đặc biệt chú trọng việc
tàng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ. Thủ
tướng N.Rao khẳng định: Ấn Độ coi Việt Nam là đối tác đặc biệt. Vì vậy, Ấn Độ
mong muốn khơng ngừng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong tất cả những lĩnh
vực mà hai bên có tiềm năng. Là người bạn cũ của Việt Nam, Ấn Độ không muốn
là người chậm chân trong hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam. Hai bên cũng
chỉ ra những cản trở trong hợp tác, đồng thời trao đổi về những phương hướng mới
và những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt giữa hai
nước về kinh tể, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật nhằm đưa mối quan hệ
đó lên ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước2. Trong các cuộc hội
đàm và hội kiến giữa Chủ tịch nước Trần Đức Lương với các nhà lãnh đạo Ẩn Độ
trong khuôn khổ chuyến thăm của Chù tịch đến Án Độ vào tháng 12/1999, hai bên
đii trao đổi ý kiến sâu rộng về việc củng cố và tăng cường hom nữa mối quan hệ
hừu nghị truyền thống và sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Chủ tịch nước Trần
Đức Lương một lần nữa khẳng định, chính sách trước sau như một của Việt Nam là
tăng cường quan hệ hợp tác mọi mặt mang tính chiến lược với Ẩn Độ3. Năm 2003,
trong chuyến thăm chính thức Án Độ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nông Đức Mạnh, hai bên ký Tuyên bố chung về khn khổ hợp tác tồn diện.

1. Theo Báo Nhân dân, ngày 26, 27/1/1989.
2. Theo Báo Nhân dân, ngày 12/9/1994.
3. Theo Báo Nhân dân, ngàv 3-5/12/1999, Báo Quốc tế số ra từ 6-12/12/1999.

177



VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

Tuyên bố chung khẳng định: Bước vào thế kỷ XXI, hai bên quyết tâm phát huy mối
quan hệ hữu nghị truyền thống và nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao
mới nhằm ứng phó với những thách thức mới của tồn cầu hố, mối đe doạ cùa
khủng bố quốc tế và những thách thức to lớn đối với hệ thống quốc tế. Hai bên phấn
đấu phát triển chiến lược trong quan hệ đổi tác vì lợi ích chung của nhân dân hai
nước, góp phần vào hồ bình, ổn định, hợp tác và sự thịnh vượng của khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương và thế giới”. Đặc biệt, tháng 7/2007, với chuyến thăm Ấn Độ
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã thiết lập quan hệ đổi tác chiến luợc,
cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ và nhân dân hai nước trong việc nàng
cao hơn nữa quan hệ Việt Nam - Ắn Đ ộ...
Chủ trương không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ Việt Nam-Án Độ
cũng là của các đảng phái ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ có nhiều đảng phái chính trị và có thể
họ khơng nhất trí với nhau một số vấn đề, nhưng họ đều thống nhất là ủng hộ chính
phủ trong việc tăng cường quan hệ với Việt Nam.
5. Công cuộc đổi mới, cái cách của Việt Nam, Án Độ
5.1. Công cuộc đổi mới của Việt Nam
Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất
nước. Từ đầu thập niên 90, sau những tháng lợi bước đầu, nước ta thực hiện Chiến
lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội lần thứ VI. đề
ra. Vượt qua khó khăn, thử thách, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn lên
tất cả các lĩnh vực. Ở giai đoạn 1991 - 1995, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của
Việt Nam là 8,18%/năm. Từ 1996 đến 2000, mặc dù bị tác động của cuộc khùng
hoảng kinh tế trong khu vực, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình qn của nưóc ta
vẫn ở mức cao, đạt 6,94%/năm. Đến năm 2000, tổng sản phẩm trong nước đã gấp
2,07 lần so với năm 1990.1 Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực. Từ uột
nước phải nhập khẩu lương thực mồi năm trên dưới 1 triệu tấn gạo, đến năm 1989
Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu được 1,4 triệu tấn và đến năm 2000, xuất khẩu gin 4
triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, sau

Thái Lan.
Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mớ và
giành được nhiều thành tựu quan trọng. Đến cuối thập niên đầu thế kỷ XXI, với
GDP theo đầu người của nước ta đạt trên 1000 USD/năm, đã vượt qua ngưỡng cửa
một nước nghèo, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. NKrng
sự kiện như: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM năm 2)04,
1. Tổng cục Thống kê, Tinh hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 1991 - 2000, Nxb.Tiống
kê, H. 2001, tr. 6, 7.

178


NHỮNG NHÂN T ố CHÍNH CHI PHỐI s ự PHÁT TRIỂN.

APEC năm 2006, gia nhập WTO, ùy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm
kỳ 2008-2009, Chù tịch ASEAN năm 2010... đã góp phần nâng cao uy tín của Việt
Nain ở khu vực và trên thế giới, tạo thêm những cơ hội mới để Việt Nam hội nhập
thế giới.

5.2. Công cuộc cải cách của  n Độ
Sau hơn 40 năm xây dựng đất nước kể từ khi giành được độc lập, Cộng hoà
Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn
hố - xã hội. Nhưng, từ cuối những năm 80, do những khó khăn ở trong nước và
bên ngồi đưa đến, Ấn Độ lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội trầm
trọng. Trước tình hình đó, từ tháng 7-1991, Chính phủ Ẩn Độ đã tiến hành cơng
cuộc cải cách đất nước toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Vượt qua nhiều thử thách,
Án Độ đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa,
xã hội. Nền kinh tế Ấn Độ đã ra khỏi cuộc khủng hoảng trì trệ và đạt tốc độ phát
triển khá cao. Năm 2000, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt hơn 400 tỷ ƯSD, GNP
bình quân đầu người đạt 436 ƯSD/năm. Tăng trưởng GDP năm 2000 đạt 5,85%.

Ấn Độ được xếp vào hàng thứ 6 trên thế giới về sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài và
đứng thứ 25 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài1...
Bước sang thế kỷ XXI, Án Độ đã tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ. Ấn
Độ đặc biệt chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao làm chỗ dựa vững
chắc cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực chinh phục và khai thác khoảng không vũ
trụ, đưa nền kinh tể Ấn Độ phát triển với tốc độ nhanh. Trong mười năm qua, GDP
cùa Ấn Độ liên tục tăng trưởng trung bình 6%/năm. Với nhịp độ tăng trưởng đó, đự
báo đến năm 2025, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới, sau Trung
Quốc và Mỹ.
Công cuộc đổi mới, cải cách của Việt Nam, Án Độ giành được nhiều thành
t\ru đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho quan hệ hai nước phát triển, mở rộng thị
trường trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, khoa học - công nghệ, an ninh
- quốc phịng...
6. Chính sách hướng Đơng của Án Độ
Cùng với cơng cuộc cải cách tồn diện đất nước, Ấn Độ đã điều chỉnh chính
sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới. Nội dung chủ yếu của sự điều chinh
chính sách đối ngoại là đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hố quan hệ. Một trong
những điểm nổi bật của chính sách đổi ngoại Ấn Độ từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
XX là việc thực hiện chính sách "hướng Đơng” với phạm vi khơng gian bao gồm

1. Theo TTTL, TTXVN ngày 6-1 -2001, tr. 17.
179


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

một khu vực rộng lớn chạy dài từ New Zealand lên Đông Nam Á cho đến tận vùng
Đông Bắc Á. Trọng tâm của chính sách hướng Đơng ở thập kỷ 90 là Ấn Độ tập
trung phát triển quan hệ với ASEAN.
Án Độ là nước có quan hệ đổi thoại từng lĩnh vực với ASEAN từ năm 1980 và

trở thành đối tác đầy đủ vào năm 1995, ký TAC với ASEAN vào năm 2003. Ấn Độ
và ASEAN tổ chức thường xuyên các cuộc gặp thượng đỉnh, đổi thoại, làm việc với
các nhóm cơng tác, các quan chức chính phủ... của hai bên. Ấn Độ đặc biệt quan
tâm đến việc tham gia các dự án như: Dự án nổi sông Hằng với sơng Mê Cóng,
Sáng kiến vịnh Ben-gan về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và công nghiệp. Tháng
11-2004, Ấn Độ và ASEAN đã ký văn kiện Đổi tác Án Độ - ASEAN vì hịa binh,
tiến bộ, cùng chia sẻ thịnh vượng. Tháng 8-2008, Ấn Độ và ASEAN đã hoàr tất
đàm phán về Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ. Án Độ đã được mời
tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á ngay từ lần thứ nhất (năm 2005) Cho đến nay,
Ẩn Độ đã thiết lập quan hệ chiến lược với một số nước thành viên ASEAN như:
Indonexia, Việt Nam, Thái Lan.
Từ đầu thế kỷ XXI trở đi, cùng với việc tăng cường quan hệ với ASEAN thì
Ấn Độ mở rộng và đẩy mạnh quan hệ với các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và vì vậy, quan hệ giữa Ấn Độ với các nước này phát triển mạnh mẽ, nhát là
quan hệ thương mại. Đến nay, Ấn Độ đã thành lập quan hệ đối tác chiến lược với
các nước trên.
Với Trung Quốc, từ sau Chiến tranh lạnh, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có
những nỗ lực để cải thiện quan hệ song phương, nhiều chuyến thăm cấp cao đã
được tiến hành để tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Thời gian gần lây,
quan hệ hai nước được xây dựng theo hướng ổn định và hợp tác, tuy nhiên vẫn gặp
khơng ít khó khăn, nhất là vấn đề biên giới-lãnh thổ. Thương mại song phuơng
giữa hai nước đã tăng nhanh chóng, từ 117 triệu USD vào năm 1978 lên 25 tỉ USD
vào năm 2006, đạt tới 37 tỷ USD năm 2007 và trong chuyến thăm Ẩn Độ năm ¡006
của Chủ tịch Hồ cẩm Đào, hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai
chiều lên 40 tỷ USD vào năm 201 o.2 Năm 2006 được chọn là năm Hữu nghị Trung
- Án, và cũng là năm Chủ tịch Trung Quốc Hồ cẩm Đào thăm chính thức Ấn Độ.
Tháng 7-2006, hai nước đã mở cửa lại con đường qua đèo Nathu La lịch sử, V ( n bị
đóng cửa kể từ cuộc chiến tranh năm 1962, một biểu hiện cho sự thông thiơng
Trung - Ẩn.
1. Theo Hà Mỹ Hương, Sự phát triển quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên đối thoại,

.
2. />180


NHỮNG NHÂN T ố CHÍNH CHI PHỐI s ự PHÁT TRIỂN.

Quan hệ Ân Độ - Hàn Quốc cũng phát triển nhanh chóng kể từ đầu thế kỷ XXI.
v ề quan hệ chính trị- ngoại giao, hai nước đã thiết lập quan hệ "đối tác hợp tác
lâu dài vì hịa bình và thịnh vượng chung" năm 2004. Tháng 1/2010, hai nước nhất
trí nâng cấp quan hệ song phương lên mức "quan hệ đối tác chiến lược"1.
v ề quan hệ kinh tế, thương mại hai chiều Ẩn Độ - Hàn Quốc như sau: Năm
2 0 0 1 -2 0 0 2 : 1.612,74 triệu USD; năm 2003-2004: 3.594,03 triẹu USD, năm 20052006: 6.391,06 triệu USD, năm 2007-2008: 8.905,64 triệu USD, năm 2009-2010:
11.997,12 triệu USD 2. Hai bên đặt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại
song phương, lên mức 30 tỷ USD vào năm 2014.
v ề quan hệ an ninh - quốc phòng, từ năm 2007, Ẩn Độ và Hàn Quốc đã thống
nhất tổ chức thường niên các cuộc tập trận hải quân chung. Hai bên nhất trí thiết lập
cơ chế đối thoại thường xuyên về chính sách ngoại giao và an ninh ở cấp thứ
trưởng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cơng nghiệp quốc phịng. Hàn Quốc hy
vọng sẽ xuất khẩu máy bay phản lực huấn luyện hiệu KT-1 sang Án Độ. Trị giá hợp
dồng này có thể lên tới hàng trăm triệu USD khi Ản Độ có kể hoạch đặt mua
khoảng 60 máy bay KT-1 của Hàn Quốc.
Ẩn Độ và Hàn Quốc cũng đã ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực khoa học,
công nghệ nhằm mục tiêu mở rộng hợp tác song phương trong nghiên cứu phát triển
tự động học, tìm kiếm nguồn năng lượng tái sinh và cơng nghệ sinh học. Hai bên
nhất trí thành lập quỹ đặc biệt tài trợ cho các dự án hợp tác của giới chuyên gia hai
nước để thực hiện các chương trình nghiên cứu chung và hội thảo khoa học. Học
viện nghiên cứu vũ trụ Hàn Quốc (KARI) và Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ
(1SRO) đã ký bản ghi nhớ về tìm kiếm khả năng hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ phục
vụ hịa bình3.
Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản cũng phát triển mạnh mẽ trong thập niên đầu thể

kỷ XXI. Trong chuyến thăm Ấn Độ vào giữa năm 2007 của Thủ tướng Shinzo Abe,
hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc xây dựng mối quan hệ chiến lược rộng mờ
bằng việc nhanh chóng ký Hiệp định đổi tác kinh tế (EPA). Theo Hiệp định EPA,

1.

http://74.125.153.132/search?q=cache:LbGZm-ELSRYJ:www.vietnamplus.vn/Home/HanỌuoc-An-Do-lap-quan-he-doi-tac-chien-luoc/20101/32430.vnplus+%22quan+he+an+dohan+quoc%22&cd=8&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

2. Võ Xn Vinh (2011), ASEAN trong chính sách hướng Đơng của Ân Độ, Luận án Tiến sĩ
Lịch sử, Học viện KHXH, Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội, tr. 113,127.
3.

http://74.125.153.132/search?q=cache:LbGZm-ELSRYJ:www.vietnamplus.vn/Home/HanQuoc-An-Do-lap-quan-he-doi-tac-chien-luoc/20101/32430.vnplus+%22quan+he+an+dohan+quoc%22&cd=8&hl=vi&ct=clnk&gI=vn
181


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

Nhật Bản và Ấn Độ sẽ cung cấp cho nhau 3 tỷ USD mỗi bên trong trường hợp xảy
ra khủng hoảng tiền tệ ở mỗi nước. Hai nước đã ký Hiệp định an ninh vào tháng
10/2008 nhân chuyến thăm của Thủ tướng Án Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản.
về quan hệ an ninh - quốc phòng, Nhật Bản và Ấn Độ có một số cuộc tập trận
chung. Một trong những cuộc tập trận đó là cuộc tập trận chung đầu tiên giữa 3
nước Mỹ, Nhật Bản và Án Độ diễn ra hồi tháng 4/2007 kéo dài 1 tuần ở Thái Bình
Dương, ngồi khơi Nhật Bản thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận1. Hai nước
đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào cuối thập niên đầu thế kỷ XXI. về quan
hệ kinh tế, kim ngạch buôn bán song phương đạt hom 12 tỷ USD năm tài khóa
2008-2009, và dự kiến sẽ vượt 20 tỷ USD trong năm 2010. Nhật Bản hiện là nước
đầu tư lớn thứ sáu và là nước viện trợ nhiều nhất Án Độ. Trong năm tài khóa 20082009, Nhật Bản đã viện trợ phát triển 2,5 tỷ USD cho Ấn Độ. Bên cạnh đó, Nhật
Bản cũng viện trợ kinh tế kỹ thuật cho một loạt cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ 2.

Như vậy, cỏ thể nói việc triển khai chính sách “hướng Đơng” của Ấn Độ trong
thời gian qua được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu.
Trong chính sách “hướng Đông”, Việt Nam được Ấn Độ coi là nhân tố quan
trọng. Quan điểm này đã được các nhà lãnh đạo Ấn Độ nhiều lần khẳng định. Chỉ
mấy năm gần đây, quan điểm này đã được nhắc tới nhiều lần. Phát biểu tại lễ kỷ
niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Ấn Độ (19722007), tối 27/2/2007 tại thủ đô Niu Đêli, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Pranab
Mukherjee nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác chủ chốt của Ấn Độ trong ASEAN và
trong chính sách "hướng Đơng"3. Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN trước
chuyến thăm Án Độ vào năm 2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng
Ấn Độ - Ông Manmohan Singh nói: Ấn Độ coi sự hợp tác với Việt Nam đóng vai
trị quan trọng trong q trình hội nhập với toàn khu vực4. Phát biểu trong lễ kỷ
niệm 58 năm Ngày quốc khánh Ấn Độ (26/1/2008) tổ chức ngày 25/1 tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Tổng lãnh sự J.N.Misra khẳng định: Việt Nam là một nhân tố quan
trọng trong chính sách hướng tới phương Đơng của Ẩn Độ5. Nhân dịp kỳ niệm ngày
Quốc khánh Ấn Độ, tại Hà Nội, tối ngày 6/1/2012 khi trả lời phóng viên báo Điện
1. />119/3672244.epi
2. .
3. /ns070301092240#! pZk3d7I
IN Su
4. /ns070704162122
5. /n s08 0128101442#W4KrTM
DLgReZ
182


NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH CHI PHỐI s ự PHÁT TRIỂN.

tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngài E. Ahamed, Quốc vụ khanh Án Độ cũng khẳng
định: Án Độ luôn coi trọng và giành ưu tiên cao trong việc phát triển mối quan hệ
với Việt Nam và coi Việt Nam là trụ cột trong Chính sách hướng Đơng của mình1...

Việc Việt Nam được Ấn Độ coi có vị trí quan trọng trong chính sách hướng Đơng một chính sách được nước này tích cực triển khai và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng - đã góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển mạnh mẽ thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh.
7. Việt Nam và Án Độ cùng là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn đa
phưong, như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ, Hội nghị thượng đỉnh
Đông Á, ASEM, ARF, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Liên hợp quốc (UN),
Phong trào Không liên kết... đã tạo thêm nhiều “kênh” để quan hệ hai nước phát triển.
*
*

*

Trên đây, chúng tơi đã trình bày về những nhân tố chính chi phổi sự phát triển
của quan hệ Việt Nam - Án Độ sau Chiến tranh lạnh. Chúng ta có cơ sở để tin tưởng
chắc chắn rằng, với sự chi phối của những nhân tố đó, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ
tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp
hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên toàn thế giới.

I . />


×