Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vai trò của việt nam trong tam giác phát triển việt nam lào campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.08 MB, 18 trang )

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIẺN
VIỆT NAM - LÀO - CAMPƯCHIA
Lê Phương Hòa

Mở đầu
Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia
được ba Thù tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm lãnh thổ của 10
tỉnh có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới chung giữa ba
nước là Kon Tum, Gia Lai, Đẳc Lắc, Đăk Nông (Việt Nam), Sê Kông, Attapư,
Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanakiri, Mondulkiri (Campuchia). Tổng diện
tích tự nhiên là 111 ngàn km2, tổng dân số năm 2008 khoảng 4,7 triệu người (mật
độ dân sổ 42 người/km2)1.
Tại Hội nghị ủ y ban điều phối chung ba nước về Tam giác phát triển tại Đắc
L ắc ngày 21-22 tháng 12 năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tinh Bình Phước (Việt
Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển
Campuchia - Lào - Việt Nam.
- Tinh Kratie (Campuchia): Kratie là một tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc
Campuchia, tiếp giáp với các tỉnh Stung Treng và Mondulkiri (Campuchia) và tinh
Binh Phước (Việt Nam) trong Tam giác phát triển. Diện tích của tỉnh Kratie là
11.094 km2, dân số khoảng 383 ngàn người (dự báo đến năm 2010 của Hội đồng
Phát triển Campuchia - CDC), mật độ dân sổ 35 người/km2.
- Tinh Champasak (Lào): Champasak là một tỉnh nằm ở phía nam Cộng hịa
DCND Lào, tiếp giáp với các tỉnh Saravan, Sê Kông, Attapư (Lào) và tỉnh Stung
Treng (Campuchia) trong Tam giác phát triển CLV, ngoài ra tỉnh Champasak tiếp
giáp với Thái Lan ở phía Tây. Diện tích của tỉnh Champasak là 15.415 km2, dân số
năm 2008 là 634,7 nghìn người, mật độ dân sổ 41 người/km2.
- Tỉnh Bình Phước (Việt Nam): Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam
B ộ cùa Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Đẳk Nông (Việt Nam) và các tinh Kratie,
TTiS., Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trang thông tin điện tử Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt
Nam, , cập nhật ngày 20 tháng 3 năm 2012.


153


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỬ T ư

Mondulkiri của Campuchia trong Tam giác phát triển. Diện tích của tỉnh Bình
Phước là 6.875 km2, dân số trung bình năm 2008 là 835,3 nghìn người, mật độ dân
sổ 122 người/km2.
Như vậy, khu vực Tam giác phát triển đến nay gồm 13 tỉnh, với tổng diện tích
tự nhiên là 144,3 ngàn km2, dân số trung bình năm 2008 là 6,5 triệu người, chiếm
19,3% về diện tích tự nhiên và 6,1% về dân số so với cả ba nước. Tam giác phát
triển có vị trí chiến lược đổi với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội v à môi
trường sinh thái. Thông qua các hành lang kinh tế dọc theo các trục quốc lộ 78 (của
Campuchia) và 18, 16 (của Lào) nổi với các quốc lộ 14, 19, 24, 49 (của Việt N am )
nối toàn bộ khu vực này với các cảng biển của Việt Nam. Đồng thời qua trục qjốc
lộ 7 (của Campuchia) và 13 (của Lào) nối khu vực này với Phnôm Pênh v à Viên
Chăn; qua các trục quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nổi khu vực này với Hà Nộ và
Thành phố Hồ Chí Minh... Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đ ể ba rước
mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã hội. Nếu so với Việt Nam, ngiồn
nhân lực các tinh thuộc khu vực Tam giác phát triển của Lào và Campuchia đều yếu
và thiếu, tỷ lệ lao động được đào tạo rất thấp, kể cả lực lượng lao động làm cơng tác
quản lý.

về vị trí địa

lý, Tam giác phát triển có vị trí chiến lược đối với cả ba nước về
chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng và môi trường sinh thái. Thông quá
các hành lang kinh tế dọc theo các Ưục quốc lộ 78 của Campuchia và 18,16 của Lào
qua các quổc lộ 14,19, 24, 49 của Việt Nam nối toàn bộ khu vực này với các cảng
biển của Việt Nam. Trong đó quốc lộ 14B, nổi từ quốc lộ 14 đi ra cảng Tiên Sa Đà

Năng), trùng với đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng và Quốc lộ 19 xuất phát
từ biên giới Campuchia - Việt Nam đến cảng Quy Nhom dài 247km. Hiện là rục
đường tốt nhất từ Tây Nguyên đến các cảng biển miền Trung.
Đồng thời thông qua quốc lộ 7 của Campuchia và 13 của Lào nối khu vực này
với Phnôm Pênh và Viên Chăn; qua các trục quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nối
khu vực này với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí M inh... đây là một trong những điều
kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế, xã hội. Tiong
đó vị trí của Việt Nam đóng vai trị quan trọng thu hút nguồn hàng hóa c ác rước
trong khu vực qua Tam giác phát triển ra các cảng biển Việt Nam tới thị trường các
nước trong khu vực và trên thế giới.
1. Tiềm năng, lọi thế của Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia
X é t v ề tiề m n ă n g , T a m g iá c p h á t triển là v ù n g c ó d iệ n tíc h đ ất c a n h tác lớ i v à
m àu m ỡ , n h iề u v ù n g đ ấ t đ ỏ B a z a n v à các loại đ ất đỏ v à n g th íc h h ợ p c h o p h á t riôn
các loại c ây c ô n g n g h iệ p c ó g iá trị k in h tế cao n h ư cà p h ê, c a o su , đ iê u , h ô t i ê u . . v à

154


VAI TRỒ CỦA VIỆT NAM TRO NG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN.

chăn nuôi gia súc. Thực tế khu vực này đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây cơng
nghiệp như cà phê (Đẳc Lắc, Gia Lai, Sê Kông), cao su (Gia Lai, Kon Tum,
Rattanakiri). Tồn vùng có hơn 600 nghìn ha đất đang sử dụng vào trồng cây lâu
năm. Trong đó Việt Nam có tỷ lệ cao nhất chiếm 81,3%, Lào là 10,63% và
Campuchia là 8,05%.
Vùng các tỉnh Nam Lào: Tổng diện tích cây cơng nghiệp lâu năm vào khoảng
hơn 62,2 nghìn ha. Trước đây cây cơng nghiệp lâu năm chủ yếu là cà phê, trồng tập
trung ở vùng cao nguyên Boloven (huyện Thateng của Sê Kơng và một số ít ở
huyện Sanamxay, Sanxay của Attapư) với giống cà phê chủ yếu là cà phê vối
(Robusta), giống cà phê chè (Arabica) mới được phát triển những năm gần đây diện

tích cịn ít. Năng suất cà phê còn thấp chi đạt trung bình 0,8 tấn/ha. Nhưng một vài
năm gần đây đã thu hút được đầu tư trồng cây cao su khoảng 57 nghìn ha và đang
tiếp tục phát triển mở rộng lên 100 nghìn ha trong những năm tới.
Vùng các tỉnh đơng bắc Campuchia: Đây là vùng đất có tiềm năng về phát
triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày. Người Pháp đã đến
đây vào đầu thế kỷ XX và đã trồng cây cao su tại khu vực này với kết quả rất khả
quan. Đây tuy không phải là một vùng đất mới, nhưng do điều kiện địa lý địa hình
cách trở nên chưa được khai thác nhiều. Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu phát
triển ở vùng cao nguyên Rattanakiri với một sổ cây chính là điều (16.000 ha), cao
su (4000 ha) và một ít cà phê, hồ tiêu. Tính đến giữa năm 2007, các doanh nghiệp
Việt Nam đã đầu tư trồng trên 25 nghìn ha cao su tại Oyátìao tình Rattanakiri,
Pechchanda và Conhec tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Tuy nhiên hiện nay chi có
một cơ sở chế biến mủ cao su của công ty Xai Xing (ở Bản Lung - Rattanakiri) công
suất 2000-2500 tấn mủ/năm, không đủ chế biến sản lượng thu hoạch hàng năm,
phần dư thừa chủ yếu là xuất thô sang các vùng lân cận.
Các tinh Tây Ngun của Việt Nam có diện tích vùng cao nguyên ở độ cao
300 - 800m là 2,2 triệu ha, bằng 36,5% diện tích tự nhiên. Đất đỏ bazan 1,36 triệu
ha, chiếm 66% diện tích đất Bazan tồn quốc, phân bố trên 5 cao nguyên: Kon Hà
Nừng 9,8 vạn ha, Pleiku 3-4 vạn ha, Buôn Mê Thuột 33,4 vạn ha, Đắc Nơng 43 vạn
ha. Các cao ngun có tiềm năng phát triển các cây cơng nghiệp có giá trị như cà
phê, cao su... Trong thời gian qua đã hình thành các vùng chuyên canh cây công
nghiệp lâu năm với diện tích trồng cà phê gần 354 nghìn ha và diện tích trồng cao
su lên đến trên 97 nghìn ha phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu với khối lượng
lớn, nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.
So với Vùng Đông Bấc Campuchia và Nam Lào, các tỉnh Tây Nguyên Việt
Nam có năng lực chế biến dồi dào với 6 cơ sở chế biến cao su có tổng cơng st
12.500 tấn (sản phẩm chù yếu là cao su mù khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) và khoảng
155



VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

trên 20 nhà máy chế biển cà phê, tổng công suất trên 30 tấn quả tươi/ha. Sản lượng
thu hoạch mù cao su và cà phê không đủ cung cấp cho chế biến và được thu gom từ
các vùng lân cận của Lào và Campuchia, Trong điều kiện này, việc hợp tác đầu tư
khai thác tiềm năng đất đai của Lào và Campuchia trên cơ sở vốn, công nghệ, kinh
nghiệm, lao động lành nghề và bao tiêu sản phẩm chế biến của Việt Nam, đất đai, lao
động của Lào và Campuchia đang là hình thức hợp tác hiệu quả trong khu vực này
Đây là vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất của mỗi quốc gia với nhiều
loại gỗ quý, hệ thực vật, động vật phong phú, đa dạng và là khu vực tập trung nhiều
khu bảo tồn thiên nhiên như Yokđôn (Việt Nam), Sesup, Amđôngphan, Sepian
(Lào), Veunxai, Lumpát, Phu Nơm Nậm Lơ (Campuchia). Tổng diện tích đất rưng
khoảng 6,87 triệu ha, trong đó các tỉnh Tây Nguyên khoảng 2,39 triệu ha, các tỉnh
của Lào khoảng 1,88 triệu ha và các tỉnh của Campuchia khoảng 2,6 triệu ha, trong
đó thuộc khu bảo tồn thiên nhiên khoảng 630 nghìn ha (chiếm 42,5% đất ìâm
nghiệp). Khu vực này có vai trị quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, nguồn nước và đa dạng sinh học, là
những nguồn tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia.
So với Lào và Campuchia, rừng các tỉnh Tây Nguyên chỉ chiếm 53,5% diện
tích tự nhiên. Tỷ lệ gồ loại giàu chỉ có khoảng 10,4%, loại trung bình 22,7%, cịn lại
67% thuộc rừng nghèo kiệt. Rừng của các tỉnh Nam Lào chiếm gần 70% diện lích
tự nhiên, trong đó rừng giàu chiếm 12,9%, rừng trung bình chiếm 56,8%, rirng
nghèo kiệt chiếm 21,7%. Rừng của các tỉnh Đơng Bắc Campuchia chiếm gần 65%
diện tích tự nhiên và rừng già chiếm gần 50% diện tích rừng.
Với nguồn tài nguyên dồi dào, song với phương thức sản xuất chủ yếu lả tự
cung tự cấp nên công nghiệp chế biến khu vực này của Lào và Campuchia còn yếu
kém. Trong khi đó năng lực chế biến của vùng Tây Nguyên Việt Nam hết sức dồi
dào, đòi hỏi nguồn nguyên liệu lớn để phục vụ, hiện có khoảng 153 cơ sở chế tiến
(chiếm 12,8% so với cả nước). Công suất chế biến đạt khoảng 150-200 nghìn m3
gỗ/năm (gồm gồ xè, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, ván ghép thanh, ván dán, ván dăm..).

Công suất chế biến song mây 1.600 tấn/năm, tre trúc 60-100 nghìn tấn/năm.
Tiềm năng về nguồn nước ở đây dồi dào với nhiều con sông lớn, đây là chu
vực đầu nguồn của các sơng suối nên có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng hạ lưu của
Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngồi sơng Mê Kơng chảy qua địa phận tinh SUng
Treng khoảng lOOkm, trên hệ thống này gồm có 3 sơng chính là sơng Sê Kóng,
sơng Sê San và sông Srêpok. Sông Ba bắt nguồn từ vùng Đông Bắc tỉnh Gia ^ai,
chảy theo hướng Bắc - Nam rồi Tây Bắc - Đơng Nam.
Đây là khu vực có tiềm năng thuỳ điện lớn, trên các sông thuộc 2 tỉnh của
Campuchia có cơng suất lẳp máy tới 4932MW (như thuỷ điện Stung Treng, Hi Sê
156


VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRO NG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN.

San , Hạ Sê San 2, Srêpok 1, Srêpok 2, Srèpok 3, Sê Kông 1, Sê Kông 2...) thuộc 2
tỉnhcủa Lào có tổng cơng suất lắp máy 3.131MW (như thuỷ điện Sê Kông 3,4,5,
Xekunan 1,2,3,4, Xe Xụ, Nậm Kong 1,2,3, Xe Nậm Nọi, Đăk E Meule,
H.Ltmphan N ial...) và thuộc 3 tỉnh của Việt Nam với tổng công suất lắp máy
183 MW (như thuỷ điện Đakbla, Plei Krong, Sê San 3,4, Yaly, Krong Ân, Krong
Kn(. Đăk Mam. Krong Pach...)
Tiềm năng thủy điện thuộc khu vực Tam giác phát triển ước đạt khoảng 9.894
MV, trong đó Việt Nam chỉ chiếm 18,5%, chủ yếu tập trung ở Lào (31,64%) và
Canpuchia (49,85%). Tuy nhiên để nguồn tiềm năng này trở thành thực tế phục vụ
chophát triển và mang lại lợi ích cho mỗi nước địi hỏi cần có nguồn đầu tư, kinh
nghệm và khả năng xây dựng và đặc biệt là thị trường tiêu thụ điện.
Trong một vài năm gần đây với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, các
tập loàn kinh tế và các tổng công ty lớn của Việt Nam như Tổng cơng ty Sơng Đà,
Tậpđồn Điện lực Việt Nam... đã đầu tư xây dựng một sổ cơng trình thủy điện lớn.
Cùig với nhu cầu tiêu thụ điện đang ngày càng tăng của Việt Nam, các nhà đầu tư
Việ Nam đang khai thác các cơ hội đầu tư vào Lào và Campuchia để bù đắp cho sự

thiếi hụt điện năng trong nước và phục vụ nhu cầu tại chỗ của các nước. Với vị trí
liềnkề biên giới của các tiềm năng thủy điện rất thuận tiện cho việc đầu tư khai thác
và (huyển tải điện về Việt Nam. Đây là lợi thế mà khơng nước nào có được khi đầu
tư 'ào thủy điện ở khu vực tam giác phát triển tại Nam Lào và Đông Bắc
Canpuchia. Do vậy đầu tư vào thủy điện ở Lào và Campuchia đang là lợi thế của
các ìhà đầu tư Việt Nam.
Khoảng sản của khu vực Tam giác phát triển rất đa dạng với các mỏ nhôm,
vàn', đá quý... Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có tới trên 200 mỏ và điểm
quặig. Đáng kể nhất là Bơxít có trữ lượng quặng ngun là 3,05 tỷ tấn, quặng tinh
là 15 tỷ tấn. Quặng nằm trong cấu trúc phần trên của lớp phong hóa Bazan, điều
kiệi khai thác lộ thiên thuận lợi. Các khoáng sản vàng có tới 21 điểm với trữ lượng
8,81 tấn vàng gốc và 465 tấn vàng quặng phân bố rải rác ờ cả các tỉnh. Đá quý có ở
Đălv Min, Chư Sê, Pleiku, Đăk Me, Đăk Hia với nhiều loại đá các màu xanh ngọc,
xam lục, xanh opal, nâu, trắng, vàng, xám đen...
Tài nguyên khoáng sản ờ vùng Nam Lào chưa có điều tra đánh giá đầy đủ
nlung nhiều loại khống sản đã được khai thác và có trừ lượng cao, các khống sản
chíih gồm quặng đồng, thiếc, vàng, đá q (Attapư); than đá, vàng... Đặc biệt là
Baixit ở Sê Kông và Attapư với diện tích gần 300km2, chiều dày quặng ổn định từ
3-8.^m, hàm lượng oxít nhơm từ 41-51%. Vùng Saravan là vùng than có triển vọng
tốt (ủa Lào với trừ lượng dự kiến 100 triệu tấn. Mỏ nằm cách biên giới Việt Nam

157


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẦN THỨ TƯ

không xa, nằm gần các nhà máy thủy điện do Việt Nam đầu tư, thuận tiện cho việc
chuyển tải điện về Việt Nam nhưng hiện chưa có doanh nghiệp nào đầu tư.
Tài nguyên khoáng sản ở 2 tỉnh Rattanakiri và Stung Treng gồm có vàng, lưu
huỳnh, đồng, ma giê, các loại đá quý... Nhiều loại khoáng sản được phát hiện tại

tỉnh Stung Treng và tỉnh Rattanakiri như vàng, kim loại, khoáng chất, than đá và
nhiều loại đá quý khác trong đó đặc biệt là Boxit và sắt. Vào thập kỷ cuối này nhiều
loại vàng và đá quý mới được phát hiện tại tinh Rattanakiri chứng tỏ khu vực có
tiềm năng khống sản lớn.
Trong điều kiện điện năng và việc vận chuyển của Lào và Campuchia còn hạn
chế và khơng thuận tiện. Việc khai thác sắt và Boxít của Lào và Campuchia sẽ phụ
thuộc nhiều vào nguồn điện năng đã và đang được đầu tư của Việt Nam cùng như
các tuyến đường vận tải ra biển trong đó đặc biệt là tuyến đường sắt nối Tây
Nguyên với các cảng biển miền Trung.
Tài nguyên thiên nhiên là một lợi thế lớn của vùng, tuy nhiên cho đến nay việc
khai thác tài nguyên chi ở mức độ thô sơ, chủ yếu dạng tận thu tự nhiên chứ chưa
khai thác để phát triển. Đặc điểm này thường đúng với các vùng mới khai phá,
nhưng trong thời gian tới, khu vực này nên phát triển dựa trên một kế hoạch khai
thác tổng thể để đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng.
Việc hợp tác phát triển khu vực biên giới của ba nước chính là sự hồ trợ hợp
tác phát triển giữa ba quốc gia, trong đó phát triển khu vực tam giác biên giới phải
được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với vùng Tây Nguyên, vùng Duyên hài miền
Trung và các tỉnh khác của cả ba nước. Những tiềm năng về đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên rừng và nhiều đặc điểm xã hội có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau
phát triển về các lĩnh vực kinh tế thông qua các hành lang kinh tế dọc theo các trục
quốc lộ 1, 14, 19, 24, 25... qua cửa khẩu đường 78 của Campuchia nổi với đường
19 của Việt Nam và đường 18 của Lào nổi với đường 40 của Việt Nam để nối toàn
bộ khu vực này với các cảng biển của Việt Nam như cảng Đà Năng (qua trục đường
14B); cảng Quy Nhơn (qua trục đường 19), cảng Vũng Rô (qua trục đường 25);
cảng Dung Quất (qua trục đường 24).
Triển khai các hình thức hợp tác song phương, đồng thời tiếp tục hợp tác ba
bên dưới hình thức “tam giác phát triển” trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh
của mỗi nước đang phát huy hiệu quả. Trong đó Việt Nam giữ vai trị khơi dậy tiềm
năng chưa được khai thác theo phương thức kết hợp giữa vốn, cơng nghệ, kinh
nghiệm và lao động có chất lượng của Việt Nam với tiềm năng đất đai, thủy điện và

tài neuyên chưa được khai thác của Lào và Campuchia để phát triển khu vực và
thông thương xuất khẩu ra bên ngoài.

158


VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRO NG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN.

2.
Đóng góp của Việt Nam trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam Lào - Campuchia
Với những tam giác đã thành cơng trong khu vực Châu Á thì thường có nhân
tố trung tâm hay cực tăng trưởng như vai trị của Singapore trong tam giác SUORI
hay Hồng Kơng trong tam giác tăng trưởng Nam Trung Hoa. Nhưng không phải
tam giác nào cũng có được nhân tố này, do vậy để phát triển thì họ phải có những
chiến lược riêng. Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là một trong
những tam giác có điều kiện phát triển thấp, bao gồm các tinh nghèo của 3 nước.
Trong kế hoạch phát triển của mình những năm qua, Tam giác thực hiện chiến lược
phát triển kết hợp giữa Nhà nước và Doanh nghiệp. Trong đó Việt Nam giữ một vị
trí quan trọng trong việc thực thi Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.
Các Tam giác tăng trưởng/phát triển thường được khởi đầu bởi nhà nước và có
sự tham gia của chính quyền ở cấp nhất định trong việc quản lý và thúc đẩy hợp tác
phát triển trong tiểu vùng. Vai trị của chính phủ là tạo ra mơi trường chính sách
thuận lợi cho sự phát triển của tam giác như là khuôn khổ pháp luật và các điều
khoản điều chỉnh. Cụ thể hơn, chính phủ sẽ xác định chính sách khuyến khích đầu
tu cho vùng lãnh thổ của nước mình thuộc tam giác phát triển. Xây dựng cơ sở hạ
tầng bước đầu nhằm đáp ứng nhu cầu của Tam giác phát triển như điện, nước,
đường giao thơng...
Với mục tiêu phát huy và sử dụng có hiệu quả trước mắt và lâu dài mọi tiềm
năng và nguồn lực tăng trường kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng
cách phát triển với các vùng khác của mỗi nước. Chính phủ Việt Nam xác định,

trước mắt tập trung ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, các tuyến đường liên
kết với các cảng biển của Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực, đào tạo lao động có
tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển; đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại nhằm
phát huy nguồn nội lực và thế mạnh của mồi bên trong tam giác phát triển.
Đổi với các tuyến đường giao thông liên kết giữa các địa phương của Việt
Nam với các tỉnh của Lào và Campuchia trong khu vực: Việt Nam đã hoàn thành
xây dựng quốc lộ 40 nối từ tuyến đường Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Bờ Y tỉnh Kon
Tum để thông sang đường 18A tỉnh Attapư của Lào, đang đầu tư xây dựng đường
19 nối với cửa khẩu Lệ Thanh của tỉnh Gia Lai thông sang đường 78 tỉnh
Rattanakiri cùa Campuchia. Đầu tư khu Liên kiểm Cửa khẩu Lệ Thanh và đoạn
đường từ cửa khẩu Đăk Pơ với đường 14 tỉnh Đắc Nông, làm cơ sở phát triển giao
lưu thương mại với tỉnh Rattanakiri và Mondulkiri. Tiếp tục đầu tư các tuyến quốc
lộ 49, 14B, 14E, 24, 25 để nối các tỉnh khu vực tam giác phát triển với các cảng
biển Việt Nam.

159


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẦN THỨ T ư

Trong khuôn khổ hợp tác song phương, bàng vốn vay ưu đãi của Chính phù
Việt Nam, Việt Nam và Lào đã khánh thành tuyến đường 18B từ Attapư (Lào) - Bờ
Y, Kon Tum (Việt Nam) vào tháng 5/2006 dài 113km và khởi công xây dựng 70km
tuyến đường 78 từ Bản Lung đi Oyadao tỉnh Rattanakiri, Campuchia nhàm tạo điều
kiện phát triển ưu thế, làm đầu mối cửa ngõ ra biển của Lào và Campuchia, thúc
đẩy giao lưu kinh tế và hợp tác phát triển trong khu vực Tam giác phát triển.
Đối với hệ thống điện: Việt Nam đã xây dựng đề án kết nổi mạng điện và phát
triển nguồn điện các tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển đến năm 2010 và triển
vọng đến 2020. Các cơ quan chức năng sẽ trao đổi với phía Lào và Campuchia để
cùng phối hợp chương trình này. Hiện tại hệ thống liên kết cung cấp điện bằng

đường dây 22KV cho Lào từ cửa khẩu Bờ Y tỉnh Kon Turn tới các vùng biên giới
tỉnh Attapư, từ cửa khẩu La Lay đến huyện lỵ Kaleum tỉnh Sê Kong đang hoạt động
có hiệu quả và sẵn sàng cung cấp điện cho Campuchia bàng đường dây 22KV qua
cửa khẩu Lệ Thanh tỉnh Gia Lai cho các huyện Oyadao và Bar Kaev tình
Rattanakiri với các điều kiện như Việt Nam đã bán điện cho các tỉnh biên giới khác
của Campuchia.
Hình thành các khu kinh tế cửa khẩu tạo tiền đề phát triển thương mại biên
giới và phát huy thế mạnh sẵn có của mỗi bên. Chính phủ Việt Nam đã quyết định
hình thành Khu Kinh tế cửa khẩu Bờ Y tỉnh Kon Tum và Khu Kinh tế cửa khẩu
đường 19 tinh Gia Lai và cơ bản đã hình thành được hệ thống cơ sở hạ tầng các khu
đô thị, thương mại, dịch vụ sản xuất, đầu tư xây dựng các trạm kiểm soát liên hợp
quốc tế Bờ Y và Lệ Thanh... Bằng những chính sách ưu đãi, phía Việt Nam kêu gọi
các nhà đầu tư của Lào và Campuchia đầu tư vào các khu kinh tế này để phát triển
sản xuất, thương mại và để sử đụng nguồn tiềm năng và năng lực sản xuất sẵn có
của mỗi nước, hợp tác khai thác những ưu đãi chung (GSP) của các nước dành cho
Lào và Campuchia như đã thỏa thuận tại các cuộc gặp của thủ tướng ba nước.
Trong mối quan hệ phát triển thương mại biên giới, Việt Nam đã giúp
Campuchia hoàn thành chợ biên giới Oyadao tỉnh Rattanakiri đi vào hoạt động cuối
năm 2006.
Đối với vẩn đề phát triển nguồn nhân lực, để sớm có một đội ngũ cán bộ
quản lý và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu đặt ra, trong những năm qua, các
địa phương Việt Nam đã chủ động hợp tác đào tạo với các tinh cùa Campuchia và
Lào trong khu vực tam giác phát triển, đầu tư cơ sở vật chất trong đó đã hồn thành
khu ký túc xá học sinh Lào và Campuchia tại trường Đại học Tây Nguyên của Việt
Nam để đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho khu vực tam giác phát triển.
Thông qua Hiệp định hợp tác và Thỏa thuận với chình phủ Lào và Campuchia,
hàng năm Việt Nam sẽ sẵn sàng đáp ứng tích cực yêu cầu phát triển nhân lực cùa
160



VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRO NG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN...

Canpuchia cũng như của Lào. Từng bước tiến tới hợp tác xây dựng cơ sờ vật chất
đè (áp ứng nhu cầu đào tạo tại chồ của mồi nước, trước mắt theo mơ hình trường
dàn tộc nội trú tại Sê Kơng đã giúp Lào.
Bằng vốn viện trợ khơng hồn lại dành cho Campuchia đã hoàn thành đưa vào
su cụng năm 2006 Trường Nội trú với quy mô 150 học sinh tại Bàn Lung tĩnh
Ratunakiri và đang xây dựng trường nội trú quy mơ 150 học sinh tại Mondulkiri
cùaCampuchia.
Hình tlíành các cơ chế hợp tác và điểu phối hoại động hợp tác chung trong
khu vực là một trong những chức năng mà chỉ có nhà nước mới có thể thực hiện.
Việ Nam mặc dù không phải là nước đề xuất ý tường về Tam giác phát triển
nliưig đã chủ động đề xuất và trao đổi những cơ chể, chính sách ưu đãi cùa mồi
nước và ba nước để thúc đẩy xây,dựng Tam giác phát triển nhằm đi đến nhất trí
hìnl thành cơ chế, chính sách ưu đãi trong khu vực, trong đỏ tạo mơi trường thuận
lợi ího thương mại và thu hút đầu tư vào khu vực Tam giác phù hợp với kế hoạch
phá triển của mồi nước cũng như phù hợp với quy định của mỗi nước và thông lệ
quố: tế chung.
Chẳng hạn như đối với Campuchia, Việt Nam đã xem xét một cơ chế thích
hợp để cung cấp hàng hóa, dịch vụ, xăng dầu cho các tinh của Campuchia thuộc khu
vực Tam giác phát triển theo thỏa thuận giữa các thù tướng.
Với Lào, để tạo điều kiện cho người, phương tiện, vật tư qua lại, thúc đẩy hơn
nữa đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Lào nói chung và khu vực tam giác nói
riên», hai bên đã ký Thỏa thuận Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 2007 làm cơ sở để
traođổi và đi đến xây dựng một cơ chế chung cho cả 3 nước.
Việt Nam đã cùng với các bên trao đổi cơ chế phối hợp giữa các ủy ban điều
phổ của ba nước và thúc đẩy tổ chức các cuộc họp ủ y ban điều phối chung về hợp
tác )hát triển khu vực Tam giác theo hình thức luân phiên hàng năm để kiểm điểm
tìnhhình hợp tác và kiến nghị phương thức hợp tác lên ba thủ tướng.
Việt Nam đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư đối với khu vực Tam giác phát

triểi lần đầu tiên. Trong đó có kết hợp tổ chức các đồn doanh nghiệp của Nhật
Bàn và các đổi tác bên ngoài đi khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực. Hội
ni>h được diễn ra trong 2 ngày 20 và 21 tháng 4 năm 2007 với sự tham dự của các
đại )iểu dến từ các bộ, ban, ngành, các lãnh đạo tỉnh trong khu vực của 3 nước
cùn; với đại diện các doanh nghiệp đến từ khu vực và các nước như Nhật Bản,
Truig Ọuốc, Bỉ.
I ỉội nghị là cư hội để giới thiệu với các nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng
nhừie thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư khu vực, đặc biệt là những thông tin về
161


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

quy hoạch phát triển, cơ chế chính sách của mỗi nước và đặc thù trong vùng tam
giác phát triển.
Ở bất kỳ một khu vực nào, muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thì vai trị cùa
doanh nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện của khu vực Tam giác Phút
triển Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi mà năng lực đầu tàu trong kinh tế của nhà
nước cịn yểu thì tầm quan trọng của doanh nghiệp lại càng tăng. Các doanh nghiệp
trong Tam giác phát triển đóng vai trị động lực cho phát triển với một mơi trường
kinh doanh tích cực do nhà nước tạo ra.
Trong những năm qua, tiềm năng của khu vực Tam giác đã được khơi dậy
thông qua các dự án đầu tư lớn vào các lĩnh vực thủy điện, khai thác và chế biến
khoảng sản, phát triển trồng và chế biến cây cơng nghiệp cỏ giá trị cao, trong đó chù
yếu là đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:
Đầu tư khai thác tiềm năng điện
Để đáp ứng yêu cầu điện năng cho khu vực Tam giác phát triển, Việt Nam đã
đầu tư trên lãnh thổ của mình cũng như đang hợp tác với Lào phát huy các nguồn
năng lượng có sẵn của mỗi nước:
Tại Tây Nguyên đã đưa vào vận hành Thủy điện Ialy (720MW) và khởi công

xây dựng thủy điện Buôn Kướp (280MW) trên sông Srepok cùng hệ thống lưới
truyền tải 220KV, 110KV và lưới điện phân phối cấp điện tại chỗ cung cấp điện cho
100% số huyện của các tỉnh này.
Với Lào, theo thỏa thuận của hai chính phủ năm 2007, đến năm 2015 Việt
Nam sẽ mua của Lào 2.000MW vả đạt 3.000MW năm 2020. Theo tiến trình đầu tư,
thỏa thuận mua điện nêu trên có thể đạt được tổng công suất 1457MW (với tổng
mức đầu tư khoảng 1,72 tỷ USD). Nhà máy thủy điện Xekaman 3 (250MW) với
vốn đầu tư 273 triệu USD do Công ty đầu tư và phát triển điện Việt - Lào đầu tư.
Nhà máy thủy điện Xekaman 4 (74MW) với vốn đầu tư 94 triệu USD. Nhà máy
thủy điện Xekaman 1 (322MW) với vốn đầu tư 308 triệu USD.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã có một sổ dự án khảo sát và đầu tư xây
dựng nhà máy Thủy điện ở Lào như Nhà máy Thủy điện vùng thượng lưu Sê Kông
(150MW), Hạ lưu Sê Kông (100MW), Đắc Ymeul (126MW), Nậm Kông 3 (60MW).
Với Campuchia, theo đề xuất của nước này, Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ
trong đánh giá tác động môi trường hạ lưu sông Sê San nhàm khai thác nguồn thủy
năng đáp ứng nhu cầu năng lượng điện và tạo nguồn tiến tới nối mạng điện giữa ba
quổc gia cũng như phồng chống lũ lụt và điều tiết tưới tiêu trên lưu vực sông Sê San
cho cả Việt Nam và Campuchia.

162


VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRO NG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN...

Việt Nam đang tạo điều kiện và khuyến khích các cône ty của Việt Nam đầu
tư xây dựng các nhà máy điện tại Campuchia và giao cho Tổng công ty Điện lực
Việt Nam làm đầu mối. Tháng 6/2007, EVN đã ký với Bộ Cơne nghiệp, Mị và
Năne, lượng Campuchia bản ghi nhớ triển khai nghiên cứu khả thi hai dự án thủy
điện Sê San 1 phía Campuchia và Sê San 5 phía Việt Nam (90MW) nằm trên bicn
giới hai nước và Hạ Sê San 2 (420MW) tại hạ lưu sông Sê San. Hoàn thành và tổ

chức báo cáo Quy hoạch điện trên sông Sê San phần lãnh thổ Campuchia và được
phía bạn chấp nhận. Việt Nam đang đầu tư xây dựng đập điều hòa Sê San 4A gần
biên giới để điều tiết dịng chảy sơng Sê San.
Trong khn khổ hợp tác giữa các địa phương, tỉnh Đắc Lắc đã trinh chính
phủ cho phép xây dựng các nhà mày thủy điện Oplai 1, 2, 3 và 4 thuộc huyện Péch
Chăn Đa; Khảo sát xây dựng nhà máy thủy điện Srepok 4 công suất 235MW.
Đ ầu tư k h a i tác tiềm n ă n g đ ất đ a i

Trong khuôn khổ hợp tác song phương, một sổ công ty lớn của nhà nước và
địa phương Việt Nam giáp với Lào và Campuchia đã sang tìm kiếm thị trường, cam
kết và đang tích cực triển khai các cơng việc đầu tư vào Lào và Campuchia với
những dự án để tận dụng thế mạnh của mỗi nước và có tác động trực tiếp tới phát
triển kinh tế trong vùng theo cơ chế “vốn, cơ sở kỹ thuật và thị trường sẵn có của
Việt Nam với lao động và tiềm năng đất đai của Lào và Campuchia”. Việt Nam sẽ
bao tiêu sản phẩm nguyên liệu để chế biến.
Đầu tư tìm kiếm khai thác và chế biến khoáng sản
Trên các tỉnh Nam Lào, với trữ lượng quặng Bauxít thuộc hai tinh Sê Kơng và
Attapư có diện tích gần 300km2, chiều dài quặng ổn định từ 3-8,8m, hàm lượng oxít
nhơm từ 41-51%. Hiện nay tập đoàn đầu tư Việt Phương thuộc Hội Doanh nghiệp
trẻ Việt Nam đang thành lập dự án thăm dị trình các cơ quan cỏ thẩm quyền của
Lào cấp phép đầu tư.
Tập đồn Cơng nghiệp Than, Khống sản Việt Nam đã ký hợp đồng liên
doanh với công ty Lạn Xạng thành lập công ty liên doanh phát triển công nghiệp Sê
Kông để thăm dị Bauxít tại tỉnh Sê Kơng.
Với vùng than Saravan, Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích các doanh
nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và kinh nghiệm liên doanh với công ty Phon
Sak để khai thác xây dựng tổ hợp điện than tại đây.
Trên các tỉnh Đông Bắc Campuchia, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống
sàn Việt Nam (Vinacomin) đã thành lập công ty liên doanh thăm dị và khai thác
quặng sắt tại Stung Trena, với cơng ty Try Pheap Mining Co.Ltd và Mom Good


163


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THÚ'TU

mining Co. Ltd. của Campuchia và ký Thỏa thuận với chính phủ Campuchia về
thăm dị và khai thác khống sản kim loại ờ Anlong Chewy và Anlong Phe tại
Stung Treng; cử Cơng ty cơng phần Địa chất và Khống sản (Geosimco) tiến hành
khảo sát vùng quặng kim loại tại tinh Stung Treng, lập phương án khảo sát thăm dò
và lên kế hoạch vận chuyển trang thiết bị thi công, thăm dò vùng quặng kim loại tại
vùng này. Tiếp tục làm việc với các cơng ty của Campuchia để tìm kiếm cơ hội hợp
tác, thăm dò vùng quặng kim loại tại vùng này mà trọng tâm là Bauxit và các
khoáng sản đa kim, photphorít, đá vơi, than... và mong muốn Campuchia tạo điều
kiện trong thăm dò và khai thác các loại khống sản này.
Như vậy, trong thời gian qua Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đã có
những hoạt động hợp tác đầu tư, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng Tam giác.
Dù mới trong giai đoạn đầu và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong phối hợp cơ
chế chính sách liên quốc gia, nhưng những hoạt động từ phía Việt Nam đã mang lại
một sự khởi sắc ban đầu cho khu vực, tạo nền tảng động lực cho sự phát triển chung
của vùng.
3.
Việt Nam trong phương hướng hợp tác vùng Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia
Hợp tác trong tam giác phát triển là một trong những ưu tiên hợp tác của ba
nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Mục tiêu này được xác định như sau:
Phối hợp các kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng của cả ba nước nhằm hồ trợ
các nhu cầu của những hoạt động kinh tế then chốt trong Tam giác phát triển như
phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, điện, du lịch và thương mại.
Khai thác tiềm năng về nông, lâm nghiệp, du lịch để phục vụ sự tăng trưởng

của toàn bộ Tam giác phát triển ngay từ đầu.
Tạo dựng nguồn nhân lực ở các ngành kinh tế có nhiều tiềm năng nhất trong
Tam giác phát triển, như nông nghiệp, dịch vụ du lịch và các ngành hồ trợ có liên
quan và nghề tiểu thủ cơng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của hàng hoá, con
người và vốn đầu tư trong phạm vi Tam giác phát triển thông qua sự kết hợp chặt
chẽ giữa thủ tục hải quan và nhập cảnh, bãi bỏ những trở ngại đối với sự đi lại cùa
người dân như yêu cầu về visa, và đảm bảo việc áp dụng một cách nhất quán các
văn bản pháp luật và các quy chế về thương mại.
Để đạt được 4 mục tiêu cơ bản nêu trên, ba nước đã đưa ra hàng loạt các giải
pháp cũng như các chương trình hành động. Trong đó Việt Nam dù khơng phủi là
nước khởi xướng hình thành ý tưởng thành lập tam giác phát triển nhưng đã luôn

164


VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRO NG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN.

chù dộng trong các chương trình hợp tác. Các hoạt động của Việt Nam được tiến
hành song song ở cả cấp nhà nước và hợp tác phối hợp giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài vùng tam giác.
3.1. Đối với các thoả thuận của chính phủ
Việt Nam ngay từ đầu đã chủ động tiến hành nghiên cứu cơ bản, quy hoạch
phát triển các ngành, các tỉnh trong khu vực biên giới ba nước làm cơ sờ hợp tác
phát triển kinh tế và đầu tư giữa ba nước. Cụ thể:
- Tại cuộc họp ủ y ban điều phối chung ba nước lần thứ nhất, Việt Nam đã chù
độne, đề xuất: 1) Việt Nam sẽ chủ trì, phối hợp với các bên cập nhật và điều chỉnh
quy hoạch đã được duyệt để đưa rầ các danh mục dự án ưu tiên phù hợp với tình
hình thực tế hiện tại của mồi nước bàng nguồn vốn của mình và 2) Sớm hình thành
trang tin điện tử chung quảng bá những thông tin cần thiết tới các nhà đầu tư và sẵn

sàng đăng tải các thông tin theo yêu cầu của Lào và Campuchia.
- Việt Nam tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tạo điều kiện
thông thương ra biển Đông của Việt Nam một cách thuận tiện nhất. Việt Nam đảm
bào cung cấp nguồn vốn vay theo thỏa thuận hoàn thành tuyến đường 78 từ Bản
Lung đi Oyađao tỉnh Rattanakiri, Campuchia và Trạm liên kiểm cửa khẩu Phu
Cưa trên trục đường 18B tinh Attapư nối với cửa khẩu Bờ Y tinh Kon Tum, Việt
Nam bàng vôn viện trợ dành cho Lào để hình thành mạng giao thơng khép kín
trong khu vực.
Tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt đào tạo nghề. Hoàn
thành trường nội trú tỉnh Mondulkiri theo thỏa thuận bàng vốn viện trợ dành cho
Campuchia. cấp học bổng cho học sinh, sinh viên Lào và Campuchia theo các
chương trình viện trợ song phương.

về phương thức hợp tác, Việt Nam chủ động kết hợp đa dạng dưới nhiều hình
thức hợp tác ba bên, hợp tác song phương, hợp tác hai bên với đổi tác thứ ba, hợp
tác giữa các ngành trung ương với các ngành trung ương, hợp tác giữa địa phương
với địa phương, hợp tác giữa các doanh nghiệp. Hiện tại vốn đầu tư vào khu vực
thông qua 2 dạng là FDI và ODA. FDI chủ yếu là lĩnh vực sản xuất, làm động lực
thúc đẩy sự phát triển trong tam giác. Còn nguồn ODA chủ yểu vào một số lĩnh vực
hình thành cơ sờ hạ tầng phục vụ lâu dài mục tiêu phát triển.
3.2. Đỗi với doarth nghiệp
Việt Nam xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển của khu vực. Do vậy trong thời gian qua chính phù đã chú
trọng nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt Nam bằng cách tạo ra một môi

165


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư


trường kinh doanh lý tưởng cho các hoạt động kinh doanh qua biên giới, tiếp ục
thúc đẩy đầu tư vào khu vục tam giác phát triển theo hướng:
- Tiến tới đầu tư, hợp tác sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nôig
sản bằng nhiều hình thức; liên kết kinh tế, hình thành các vùng nguyên liệu để ận
dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có và tiềm năng đất đai, lao động của mỗi nước.
- Tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng - điện, hợp tác khai thác nỏ
khoáng sản, trồng và chế biến cây cơng nghiệp có giá trị cao... đẩy mạnh thưcng
mại biên giới.
Chính phủ đã thúc đẩy tăng cường các giải pháp và cơ chế chính sách thúc (ẩy
hợp tác phát triển, khuyến khích thu hút vốn của các doanh nghiệp, của các niớc
đầu tư vào khu vực Tam giác phát triển, phần vốn nhà nước chi tập trung đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng.

về cơ

chế chính sách, chính phủ Việt Nam cho phép khụ vực tam giác thrc
hiện một sổ cơ chế mới có tính chất ưu đãi hơn các khu vực khác trong mỗi nướcvà
được áp dụng tất cả các cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi đang thực hiện trong tác
thỏa thuận song phương giữa Lào và Việt Nam và Campuchia với Việt Nam.

3.3.
Tăng cường hợp tác giữa các địa phương, nâng cao vai trò của tịa
phương Việt Nam trong hợp tác phát triển
c

Như đã trình bày ở phần đầu, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các tnh
bạn trong vùng tam giác, đặc biệt là về mức độ phát triển văn hóa, xã hội và kinhtế.
Sự kết hợp giữa những lợi thế của các địa phương trong việc tận dụng lợi thế về
phát triển của Việt Nam và điều kiện tự nhiên ưu đãi của các tỉnh Nam Lào và Đứig
Bắc Campuchia có thể tạo nên một sự phát triển mới, một bộ mặt mới cho khu vụ:.


về thương

mại, dịch vụ, tại Gia Lai và Kon Tum, chính phủ Việt Nam đã tho
xây đựng Khu Kinh tế cửa khẩu Đức Cơ và Khu Kinh tế cửa khẩu Bờ Y với nhing
chính sách ưu đãi đặc biệt để phục vụ cho việc hợp tác thương mại, dịch vụ và ,ản
xuất xuất khẩu với các tình thuộc Đơng Bẳc Campuchia và Nam Lào. Đây là cơsờ
để các doanh nghiệp Việt Nam cũng như của Lào và Campuchia trong khu vực Tim
giác phát triển tham gia hoạt động đầu tư.
Thương mại xuất khẩu được xem là hướng ưu tiên số một để hợp tác đầu ti vì
các hoạt động trong lĩnh vực này đã được xác lập, tuy còn khiêm tốn. Đây là hưmg
đi truyền thống và mở đường cho mọi hoạt động hợp tác kinh doanh khác. Với lợi
thế hơn hẳn hai nước bạn trong khu vực, các nhà kinh doanh và sản xuất của ^iệt
Nam, nhất là của Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và các tinh lân cận cần phải có nhing
định hướng chiến lược trong việc mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình ;hi
mức độ cạnh tranh chưa thực sự gay gẳt.
166


VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TR O N G TAM GIÁC PHÁT TRIỂN...

về xây

dựng c ơ sở hạ tầng, ở Campuchia và Lào đang c ó nhu càu xây dựng
lớ), mù di dầu là x ây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất.
Niu cầu x ây dựng các cơng trình phúc lợi cũng rất lớn với nguồn vốn của chính phủ
cing như các tơ chức tài trợ bên ngồi. Trong khi đó khả năng về kỹ thuật và nhân
lự; để xây dựng các cơng trình này rất hạn chế, kể cả đội ngũ lao động chính thức
tù các khu vực phát triển của Lào và Campuchia. Đây là cơ hội rất tốt để các nhà
thiu Việt Nam mỡ rộng địa bàn hoạt động của mình. Đi kèm với cung cấp ngun

vít liệu cho x ây dựng với giá cạnh tranh, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
h(àn tồn có khả năne thắng thầu nhiều cơng trình xây dựng tại Lào và Campuchia.
Đè nam bắt được thị trường mới này, các doanh nghiệp Việt Nam cần khảo
sá, thu thập thông tin về các kế hoạch xây dựng của bạn, đánh giá thị trường và
h<ạch định chiến lược thâm nhập thị trường bàng các hình thức mở văn phịng đại
đụn để có điều kiện vươn ra các tinh lân cận.

về

công nghiệp, từ nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào của các tinh trong
niớc cũng như các tinh lân cận của bạn có thể phát triển chế biến nông, lâm sản như
gl, mù cao su, điều... Cũng do hạn chế về kỹ thuật và lực lượng lao động nên đây
là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác theo hướng cung cấp các dây
cluyền chế biến đơn giản đi kèm với dịch vụ sửa chữa và cung cấp phụ tùng, hoặc
là trực tiếp tham gia chế biến để nhập khẩu về Việt Nam phục vụ tiêu dùng hoặc
xiất khẩu sang nước thứ ba. Vùng này cũng đặc biệt có nhiều tiềm năng về cơng
nịhiệp năng lượng với lợi thế đầu nguồn các con sông lớn, tại đây các doanh nghiệp
Vệt Nam đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện để phục vụ nhu cầu tại chỗ
V í cung cấp cho tồn vùng tam giác phát triển.

về nông lâm nghiệp, các tỉnh của Lào và Campuchia có trình độ canh tác chưa
chưa khai thác hết tiềm năng đất đai của mình, nhưng đây cũng là thế mạnh để
thi hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Với kinh nghiệm sẵn có về sản xuất nông
nịhiệp, đặc biệt là canh tác các loại cây công nghiệp dài ngày, doanh nghiệp của
Vệt Nam có điều kiện thuận lợi để tham gia hợp tác sản xuất, chế biến và xuất khẩu
CÍC mặt hàng nơng sản bằng nhiều hình thức như liên doanh, thuê đất sản xuất hoặc
h

ldai thác, chế biến, trồng mới là những lĩnh vực mà hiện nay các đổi tác của Việt
Ntm có nhiều kinh nghiệm, có khả năng mờ rộng hợp tác để khai thác một cách tốt
nlất diện tích rừng cùa các bạn Lào và Campuchia đảm bảo các u cầu về tái sinh


rìng và an tồn mơi trường sinh thái. Diện tích đất trổng đồi núi trọc của Lào và
Cimpuchia nhiều, có khả năng trồng rừng thương mại lấy gồ hoặc ngun liệu giấy,
rìng phịng hộ b ảo vệ môi trường và tôn tạo cảnh quan du lịch.
CÍO,

167


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉƯ HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TU

Đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, với khả năng cho phép của mình, các
tỉnh Tây Nguyên có thể tạo điều kiện giúp đỡ các tinh bạn tạo nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội, trước tiên nguồn nhân lực này là để phục vụ cho các tỉnh
bạn phát triển nhưng đồng thời cũng là tạo nguồn lực phục vụ các dự án mà phía
Việt Nam đầu tư.
Kết luận
Nhìn chung sự phối hợp giữa các bên đang thể hiện định hướng trong Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác Phát triển đã được phê chuẩn.
Việc Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào các chương trình này. Vai trị
của Việt Nam dù khơng thể là một cực hay trung tâm tăng trưởng nhưng có thể coi là
một nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển chung của vùng Tam giác. Với phương
thức kết hợp giữa nhà nước về mặt đường hướng và chính sách và đầu tư của doanh
nghiệp, Việt Nam đã chủ động thúc đẩy quá trình hợp tác và phát triển trong khu vực
để có thể tận dụng tối đa những lợi thế hiện có của mình và các tinh bạn.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng so với tiềm năng và lợi thế
sẵn có thì những gì đạt được còn khiêm tốn và hạn chế. Trong thời gian tới, thông
qua các hoạt động hợp tác song phương và ba bên, Việt Nam cần chủ động phối hợp
và / hoặc kết nối hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh hơn nữa đề tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập và khai thác thị trường của các tỉnh Lào
và Campuchia trong vùng Tam giác phát triển.

Tài liệu tham khảo
1. A .Silem (2002), Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý, N xb Lao động
xã hội, H à Nội.
2. Ban hợp tác Lào và C am puchia, Sáng kiến hình thành Tam giác phát triển Việt Nam -

Lào - Campuchia, H à N ội, 2007.
3. Báo cáo kết quả cuộc họp cấp chuyên viên Uỳ ban Điểu phổi chung lần thứ nhất khu

vực Tam giác phát triền Việt Nam - Lào - Campuchia, Pleiku 17-18 tháng 5 năm 2007.
4. Biên bản Cuộc họp thứ nhất ủy ban điểu phối chung về Tam giác phút triển campuchia

- Lào - Việt Nam, Pleiku, 5/2007.
5. Biên bàn thông qua cuộc họp lần thứ 3 cùa Nhóm cơng tác Tam giác phát triển

Campuchia - Lào - Việt Nam, 10/2004 tại Phnôm Pênh, Campuchia.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đẻ án về việc tố chức Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tam
giác phát triển, Kon Tum, ngày 12 - 16/3/2007.

168


VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRO NG TAM GIÁC PHÁT T R IỂ N ...

7. Hộ Ke hoạch và Đầu tư, Dự thào báo cáo vể hợp tác kinh tế (Tại cuộc họp SOM lần
thứ 3 cuộc gặp Thù tướng ba nước ngày 18/7/2004, Xiêm Riệp, Campuchia)
8. Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển, Báo cáo về “Quy hoạch tổng thể
khu vực biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia (Tam giác phái trien Việt Nam
Lào - Campuchia)", Hà Nội, 6/ 2004.
9. Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Quy hoạch tống thế phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát
triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Hà Nội, tháng 8 năm 2004.

10. Bộ Ngoại giao - Vụ kinh tế đa phương, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế tồn cần
hóa, vẩn đề và giải p háp , Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
11. Bộ Ke hoạch và Đầu tư. Tổng kết đề tài nghiên cửu: S ừ dụng tài nguyên đất và nước
hợp lý làm cơ sờ phát triển nông ngỈỊĨệp bền vừng tinh Đắc Lắc, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nọi, 2003.
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo báo cảo về hợp tác kinh tế (Tại cuộc họp SOM lần
thứ 3 cuộc gặp Thù tướng ba nước ngày 18/7/2004, Xiêm Riệp, Campuchia); Ban hợp
tác Lào và Campuchia.
13. Iìộ Kế hoạch và Đầu tư, Sáng kiến hình thành Tam giác phát triển Việt Nam - Lào và
Campuchia, Hà Nội, 2007.
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Để án vể việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực
tam giác phát triển, Kon Tum ngày 12 - 16/3/2007.
15. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam), Tổng quan chính sách và
thù tục thu hút đầu tư của Việt Nam Vào khu vực Tam giác phát triển ba nước
Campuchia - Lào - Việt Nam, Kon Tum, ngày 19-21 tháng 4 năm 2007.
16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhóm quy hoạch Tam giác phát triển, Bảo cảo về tiến độ và
nội dung cơ bản cùa dự thảo quy hoạch tống thể Tam giác phát triển Việt Nam - Lào Campuchia (Cuộc họp cấp chuyên viên xây dựng Tam giác phát triển, Xiêm Riệp
7/2004), Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2004.
17. Ngô Văn Doanh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Ngơ Doãn Vịnh, Nguyễn Văn Phúc (1997), Xác định cơ cấu lãnh thổ của Việt Nam
theo hướng phát triển có trọng điểm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Duy Dũng chủ biên (2010), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia:
từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2010.
20. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (1998), Bài giáng Kinh tế học Vùng, Hà Nội.
21. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học cùa một số vấn đề trong chiến lược
phát triển kinh tể - x ã hội Việt Nam đến năm 2010 và lầm nhìn 2020 , Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
169



VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉƯ HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

22. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2004), Các quá trình chuyển đổi về
kinh tế v ĩ mô và kinh tế vùng ở Việt Nam, Hà Nội.
23. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong
những năm đầu thế kỳ 21, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Vụ Kinh tế đối ngoại, Bảo cảo kết quả Cuộc họp lần thứ 3 Nhóm cơng tác Tam giác
p hát triển ba nước Campuchia - Lào - ViệtNam, 30/10/2004.
25. UNDP, Chiến lược hướng tới phát triển bền vừng ở Việt Nam, UNDP, 2004.
26. PGS.TS. Ngơ Dỗn Vịnh, Một số vấn để lý luận vể chênh lệch vùng và giải pháp hạn
chế chênh lệch vùng ở Việt Nam, Viện Chiến lược phát triển, 1999, Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á, Đề tài cấp bộ Những khía cạnh dân tộc, tơn giáo, văn hóa trong Tam
giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Hà Nội, 2007.

170



×