Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

LUẬN VĂN TIẾN SỸ HOÀN CHỈNH (Y DƯỢC) đánh giá hiệu quả của laser trong điều trị hội chứng răng nhạy cảm ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.08 KB, 86 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***=***
PHẦN I:
BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
Họ và tên thí sinh :.
Cơ quan cơng tác : Viện đào tạo Răng Hàm Mặt
Trường đại học Y Hà Nội.
Chuyên ngành dự tuyển: Nha Khoa.
Mã số:
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu.
Trong quá trình làm việc, giảng dạy tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt –
Trường đại học Y Hà Nội tôi nhận thấy mơ hình bệnh tật của bệnh nhân đến
khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt đó cú những thay đổi. Nếu trước kia bệnh
nhân thường đến khám khi tổn thương thực thể khá rõ ràng (sâu răng, vỡ răng
hay lung lay răng ...) thì ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân đến khám chỉ với triệu
chứng ê buốt răng khi ăn uống lạnh hay khi vệ sinh răng miệng (được gọi là
hội chứng nhạy cảm ngà) đã tăng lên. Trước nhu cầu đú, đó có nhiều sản
phẩm chống nhạy cảm ngà được đưa ra thị trường và giành được nhiều sự
quan tâm của các bác sĩ chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Trên thực tế một số
sản phẩm đem lại hiệu quả thuyết phục trong việc điều trị hội chứng nhạy
cảm ngà.Việc sử dụng laser là một bước tiến mới có kết quả khả quan. Vì vậy,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của laser trong
điều trị hội chứng nhạy cảm ngà”.


2. Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh.
Nghiên cứu đề tài trên chúng tôi mong muốn thực hiện các mục tiêu
như sau:
* Mụ tả các đặc điểm lâm sàng của hội chứng nhạy cảm ngà.
* Đánh giá kết quả điều trị răng nhạy cảm ngà bằng laser.


* Đánh giá hiệu quả bịt kín ống ngà của laser trên răng người.
Mong muốn đạt được khi đăng ký học nghiên cứu sinh khóa 31
năm 2012.
- Được học tập và nghiên cứu trong môi trường của trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt với nhiều trang thiết bị hiện đại cũng
như sự cập nhật kiến thức mới thường xuyên, liên tục.
- Nâng cao trình độ chuyờn mơn cả về lý thuyết và thực hành lâm sàng
để giảng dạy các thế hệ sinh viên ngày càng tốt hơn.
- Nâng cao kỹ năng phân tích và tổng hợp các vấn đề nghiên cứu.
- Nâng cao kỹ năng tự luận, tư duy logic ... tiến tới có thể tham gia và
chủ trì những đề tài khoa học mới, bên cạnh đó có thể hướng dẫn thêm nhiều
đề tài cho sinh viên.
- Thực hiện hoàn chỉnh một luận án khoa học với nội dung: “Đánh giá
hiệu quả của laser trong điều trị hội chứng nhạy cảm ngà”.
3. Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo.
Trường Đại học Y Hà Nội với bề dày lịch sử hơn 100 năm xây dựng và
phát triển. Ngôi trường là cái nôi đào tạo nờn cỏc thế hệ tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ
có uy tín đang làm việc, cống hiến cho lĩnh vực Y tế trên mọi miền đất nước.
Ngôi trường cũng là nơi làm việc của rất nhiều các giáo sư, tiến sĩ uy tín, có


nhiều kinh nghiệm và hết lòng chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”. Được
học tập trong môi trường chuyên nghiệp sẽ giúp học viên học hỏi được nhiều
kinh nghiệm quý báu của thế hệ đi trước cả về chuyên môn, phương pháp
nghiên cứu khoa học và cả về thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu.
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt thuộc trường Đại học Y Hà Nội không
những là nơi đào tạo chuyờn sõu về chuyên ngành Răng Hàm Mặt mà còn là
cơ sở thực hành tốt với nguồn bệnh nhân phong phú. Viện có nhiều phõn mụn
với nhiều thầy cơ nhiệt tình và giỏi chun mơn sẽ hướng dẫn tốt cho tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu. Bên cạnh đó, Viện có mối quan hệ sâu
rộng với các Bệnh viện, trung tâm giảng dạy, nghiên cứu lớn trong và ngồi

nước giúp học viên có cơ hội tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật hiện
đại và trau dồi khả năng giao tiếp quốc tế. Được học tập, làm việc tại Viện là
cơ hội thuận lợi để học viên hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu đã ấp ủ từ lâu.
4. Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.
Địa điểm nghiên cứu: Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học
Y Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân : Là những bệnh
nhân có răng nhạy cảm ngà đến khám tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn :
+ Bệnh nhân trong độ tuổi 25 – 45
+ Bệnh nhõn có ít nhất hai răng nhạy cảm ngà tại vùng cổ răng (do co
tụt lợi trong viêm quanh răng hay do nguyên nhân khác)


Tiêu chuẩn ngoại trừ :
+ Bệnh nhân đang được điều trị Y khoa, bao gồm cả điều trị tâm lý.
+ Bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, an thần trong vịng
72 giờ trước.
+ Phụ nữ có thai.
+ Bệnh nhân có bệnh lý cơ thể dẫn đến nhạy cảm ngà chưa được điều
trị ổn định.
+ Bệnh nhân đang nhiễm trùng cấp tính hay có bệnh lý ác tính trong
miệng.
+ Bệnh nhân đang làm việc trong môi trường acid hoặc chế độ ăn nhiều
aicd kéo dài.
+ Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật nha chu hay chỉnh hình răng mặt
trong thời gian chưa đến 3 tháng.

+ Những răng có bất kỳ bệnh lý hay khiếm khuyết khác.
+ Những răng được sử dụng làm trụ trong răng giả cố định hay tháo lắp.
+ Những răng mang chụp.
- Nghiên cứu thực nghiệm in vitro : là những răng có chỉ định nhổ được
lựa chọn theo tiêu chuẩn sau :
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Răng có chỉ định nhổ trì hỗn.
- Răng có co tụt lợi làm bộc lộ ngà vùng cổ răng
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.


- Răng có tổn thương hoặc bệnh lý khác kèm theo : sâu răng, nứt vỡ
răng, bệnh lý tủy, bệnh lý cuống.
Phương pháp nghiên cứu :
- Cỡ mẫu : 60 bệnh nhân có nhạy cảm ngà (mỗi người có ít nhất 2 răng
nhạy cảm). Mỗi bệnh nhân được điều trị với cả hai phương pháp (bôi Varnish
Fluoride và laser) và được bảo vệ để kết quả của hai phương pháp không ảnh
hưởng đến nhau.
- Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân :
Nghiên cứu được tiến hành qua các nội dung sau :
+ Đánh giá đặc điểm mẫu nghiên cứu: tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ
liên quan (tật nghiến răng, thói quen chải răng khơng đúng cách, chế độ ăn
nhiều acid...)
+ Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà bằng kích thích cơ học (máy Yeaple)
và kích thích hơi (đầu xịt hơi của máy nha khoa).
+ Nghiên cứu lâm sàng các phương pháp điều trị :
Mỗi bệnh nhân đều được điều trị nhạy cảm ngà bằng 2 phương pháp:
Varnish Fluor và laser Diode.
Bệnh nhân được đặt Ruber dam để bộc lộ một nửa số răng có nhạy cảm

ngà. Sau đó các răng này được điều trị với tia laser diode 780nm, công suất
15mV, mỗi điểm chiếu 2 phút liên tục, tương đương liều 50J/cm2.
Sau đó các răng này lại được che phủ bởi Ruber dam và bộc lộ các răng
có nhạy cảm cịn lại. Các răng này được bơi Fluor Protector (Vivadent) lờn
vựng nhạy cảm, thổi nhẹ để khô tự nhiên trong 1 phút.


Mỗi bệnh nhân được điều trị với quy trình như trên sau 7 ngày, 14
ngày:
+ Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà sau điều trị tại các thời điểm: ngay
sau kết thúc điều trị, sau 7 ngày, sau 14 ngày và sau 3 tháng, 6 tháng bằng các
tiêu chí: triệu chứng chủ quan, đo bằng máy Yeaple (kích thích cơ học), và
dựa vào thang điểm vRS, VAS (với kích thích hơi).
+ So sánh hiệu quả điều trị của hai phương pháp
- Nghiên cứu thực nghiệm in vitro : 40 răng có chỉ định nhổ ( trì hỗn)
được chia làm 2 nhóm can thiệp:
+ Chiếu tia laser lên cổ răng (20 răng), nhắc lại sau 7 ngày, 14 ngày.
+ Bôi Varnish Fluor lên cổ răng (20 răng), nhắc lại sau 7 ngày, 14 ngày.
+ Nhổ răng ngay sau khi kết thúc đợt điều trị (10 răng mỗi nhóm) và
sau điều trị 3 tháng (10 răng mỗi nhóm).
Trước khi nhổ, bơi xanh methylen lờn vựng cổ răng và soi dưới kính
hiển vi điện tử để đánh giá mức độ bít kín ống ngà.
5. Kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết chuẩn bị trong vấn đề dự định
nghiên cứu.
- Được làm việc tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y
Hà Nội là cơ sở đào tạo chuyên ngành Răng Hàm Mặt nên có điều kiện
thường xuyên cập nhật những kiến thức mới trong nước và quốc tế. Mặt khác,
cơ sở khám chữa bệnh của Viện có nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, tiếp
cận được với những kỹ thuật tiên tiến.
- Có kinh nghiệm thiết kế một nghiên cứu y khoa hiệu quả. Có khả năng

lập kế hoạch làm việc khoa học, hiệu quả.


- Có khả năng đề ra các giả thiết nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, số liệu hỗ
trợ giả thiết.
- Đã có kinh nghiệm tham gia cuộc điều tra nhanh của Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt – Viện Răng Hàm Mặt quốc gia phối hợp cùng công ty Colgate
về đáp ứng của Gel Colgate Sensitive trên bệnh nhân có nhạy cảm ngà.
- Viết được bài báo khoa học, tóm tắt nghiên cứu khoa học bằng tiếng
Việt, tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo phần mềm EPI info 6.0, SPSS, test T- student.
6. Dự kiến việc làm các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp:
- Tiếp tục theo dõi tình trạng nhạy cảm trờn nhúm đối tượng nghiên cứu.
- Tham gia nghiên cứu sâu hơn về những biến đổi của ngà răng trên in
invitro sau khi sử dụng các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà.
- Tham gia nghiên cứu những ứng dụng của laser trong điều trị răng
miệng như: hiệu quả hồi phục tổ chức quanh cuống của laser trên bệnh nhân
viêm quanh cuống mãn tính; hiệu quả sát khuẩn lỗ sâu sát khuẩn ống tủy của
laser.


PHẦN II: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU SINH
Đánh giá hiệu quả của laser trong điều trị nhạy cảm ngà


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1


Chương 1: TỔNG QUAN

3

1.1. Một số đặc điểm sinh lý của men răng, ngà răng và xê măng:
1.1.1. Men răng

3

1.1.2. Ngà răng

3

1.1.3. Xê măng

5

1.2 Đặc điểm lâm sàng của hội chứng nhạy cảm ngà.
1.2.1. Định nghĩa

3

6

6

1.2.2. Dịch tễ học nhạy cảm ngà 6
1.2.3. Nguyên nhân 6
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của nhạy cảm ngà


8

1.2.5. Các phương pháp xác định mức độ nhạy cảm ngà
1.3. Điều trị nhạy cảm ngà

14

1.3.1. Điều trị tại nhà

16

11

1.3.2. Điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh Răng – Hàm – Mặt
1.4. Hiệu quả bịt kín ống ngà của laser trên invitro

26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

30

2.1.1. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân
2.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm trên invtro
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Cỡ mẫu

32


2.2.2 Chọn mẫu

32

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu

33

31

17

30

30


2.2.4. Các bước tiến hành 34
2.3. Xử lý số liệu thống kê.

41

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

42

3.1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng của hội chứng nhạy cảm ngà42
3.2. Đánh giá hiệu quả của laser và varnish fluoride trong điều trị nhạy cảm
ngà trên lâm sàng. 44
3.3. So sánh kết quả điều trị của 2 phương pháp: Laser và Varnish fluoride.

44
3.4. Hiệu quả gây bít tắc ống ngà của laser và varnish Fluoride trên răng
người.

45

Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN, DỰ KIẾN KẾT LUẬN 46
4.1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có răng nhạy cảm ngà.
46
4.2. Kết quả điều trị nhạy cảm ngà bằng laser và Varnish Fluoride: 46
4.3. Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà lên các ống ngà
và lên sức khỏe của tủy: 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhạy cảm ngà tuy chưa phải là một bệnh nhưng lại là nguyên nhân
không nhỏ gây ra sự khó chịu thường xuyên về răng miệng và khiến nhiều
người phải đi khám chuyên khoa. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ nhạy cảm
ngà có thể lên tới 57% []. Ở nhóm bệnh nhân cú viờm quanh răng, tỷ lệ này là
72-98%. Hơn nữa, hội chứng nhạy cảm ngà nếu khơng được điều tị kịp thời,
đúng cách có thể gây biến chứng bệnh lý tủy. Vài năm trở lại đây, những
thông tin về hội chứng nhạy cảm ngà, đặc biệt là phương pháp điều trị đã thu
hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
Đã có nhiều sản phẩm chống nhạy cảm được nghiên cứu - ứng dụng như :
Gluma Desensitizer (Heraeus - Germany), MI Varnish


TM

(GC), Systemp –

desensitizer (Vivadent).
Thậm chí, một vài loại kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần
chống nhạy cảm (Sensodyne, Colgate sensitive Pro- Relief...) được sản xuất
với mong muốn đem lại sự tiện lợi cho đông đảo bệnh nhân mắc hội chứng
nhạy cảm ngà. Tuy nhiên, những sản phẩm này đem lại những hiệu quả còn
chưa cao, thời gian tác dụng ngắn đòi hỏi phải dùng thường xuyên và hầu như
khơng có tác dụng với những trường hợp nhạy cảm nặng.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của laser trong việc
hạn chế chứng quá cảm ngà. Những nghiên cứu này cho thấy tia laser có tác
dụng niờm phong các ống ngà do sự đơng vón các sợi Collagen, do đó kết quả
đạt được khá bền vững theo thời gian. Hướng nghiên cứu này đã mở ra một
quan điểm mới trong việc điều trị hội chứng nhạy cảm ngà.


2
Ở Việt Nam, việc điều trị nhạy cảm ngà chủ yếu là sử dụng các hoạt
chất hóa học, những hiểu biết của các nha sĩ về ứng dụng của laser trong điều
trị q cảm ngà cịn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: Đánh
giá hiệu quả của laser trong điều trị nhạy cảm ngà.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của hội chứng nhạy cảm ngà răng
của bệnh nhân tại Trung tâm Công nghệ cao – Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2016.
2. Đánh giá kết quả điều trị răng nhạy cảm ngà bằng laser so sánh với

bôi Varnish Fluor.
3. Đánh giá hiệu quả bịt ống ngà của laser đối với răng người trên in
vitro.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh lý của men răng, ngà răng và xê măng:
1.1.1. Men răng
Men răng là phần tổ chức cứng bao phủ bên ngoài toàn bộ thân răng cho
tới cổ răng giải phẫu. Là tổ chức cứng nhất cơ thể (độ cứng mohs: 5-8, độ
cứng Knoop: 260-360), chứa 95% muối vơ cơ, đó là những tinh thể to nhỏ
khác nhau, có chiều dài khoảng 1àm và rộng 40-100àm. Cỏc tinh thể này có
thể sắp xếp theo hình xương cá, đơi khi sắp xếp theo hình lốc. Phần trụ men
được cấu tạo bởi các tinh thể hydroxy apatit, và chất giữa các trụ men được
hình thành bởi các tinh thể phosphat giả apatit.
Thành phần hữu cơ của men răng (chiếm 5%) là các cấu trúc sợi, đó là
một loại protein loại keratin. Hướng của sợi cũng sắp xếp theo hướng của các
tinh thể vô cơ.
Men răng mỏng nhất ở vùng cổ răng (0,6-0,13mm) và dày nhất ở núm
răng (1,1- 1,7mm). Lớp men phủ bên ngoài thân răng có tác dụng bảo vệ răng
trước các tác nhân kích thích: cơ học, nhiệt độ, hóa học...
1.1.2. Ngà răng
Ngà răng chiếm phần lớn nhất về thể tích của cấu trúc răng. Tùy theo vị
trí cấu tạo mà ngà có thể được phân loại thành: ngà vỏ, ngà quanh tủy, ngà
quanh ống, ngà gian ống.
Về độ cứng, ngà mềm hơn men. Phần ngà cứng nhất là ở vựng cỏch tủy
0,4- 0,6mm cho tới khoảng giữa lớp ngà (82,5kg/mm²), ở gần tủy ngà răng

mềm hơn 30% (50- 60kg/mm²), vùng ngà ở ngoại vi có độ dày khoảng 100àm
ngà tương đối mềm.


4
Thành phần vô cơ chiếm 70% cấu trúc ngà. Thành phần chính là cấu
trúc tinh thể phophat canxi dạng apatit (Ca10(PO4)6(OH)2) dài khoảng 60- 70
nm, rộng 20-30 nm, dày 3- 4nm. Các tinh thể này chiếm 90% ngà quanh ống
và 50% ngà gian ống. Các tinh thể ở ngà răng có kích thước nhỏ hơn ở men
răng nhưng tương tự ở xương răng.
Thành phần hữu cơ của ngà chiếm 20% ( 10%còn lại là nước). Chất tựa
hữu cơ của ngà chứa 91- 92% Collagen phần lớn là Collagen type I.
Quan sát bằng kính lúp có thể thấy có nhiều ống nhỏ chạy theo chiều
dày ngà. Đú chớnh là các ống ngà. Có 2 loại ống ngà:
- Ống ngà chính (ống ngà tiờn phỏt):
Là những ống ngà xuất phát từ bề mặt tủy rồi chạy suốt theo chiều dày
ngà và tận cùng bằng một đầu chột ở gần đường ranh giới men- ngà. Tuy
nhiên không phải lúc nào chúng cũng chạy theo một đường thẳng mà có
những đoạn gấp khúc, đặc biệt là ở vùng cổ răng. Số lượng ống ngà thay đổi
tùy từng vùng, ở vựng thõn răng số lượng ống ngà nhiều hơn chân răng, ở
vùng ngoại biên số lượng ít hơn vùng gần tủy.
Đường kính ống ngà khoảng 3- 5àm ở gần tủy và 1àm ở vùng ngoại biên.
- Ống ngà phụ (ống ngà thứ phát): là những nhỏnh bờn và nhánh tận của
ống ngà chính với kích thước nhỏ hơn nhiều. Đầu ngồi của ống ngà chính
gần đường ranh giới men ngà thường tận cùng bằng 2-3 nhánh tận cùng. Trên
đường đi, ống ngà chính cũng thường cho những nhỏnh bờn hoặc những
nhánh nối giữa hai ống ngà chính.
Mật độ ống ngà cũng thay đổi tùy từng vùng [16] :
Ngà phía ngồi: 15 000 ống/ m² ngà
Ngà trong tâm: 25 000 ống/m²

Ngà gần tủy: 55 000 ống/m²


5
Ở trong ống ngà có dây Tome. Đây là phần đuôi nguyên sinh chất kéo
dài của nguyên bào tạo ngà , có đường kính 0,5 - 5àm và dài 2 – 3mm. Dây
Tome là biểu hiện sống trong tổ chức ngà, nó đảm bảo chức năng trao đổi chất
và sửa chữa ngà. Dây Tome ngắn lại dần dần và ở người trưởng thành dây
Tome không nhất thiết phải đi tới đầu tận cùng của ống ngà.
Trong lòng ống ngà cũn cú cỏc dịch mơ. Ngà răng có độ dày mỏng
khác nhau tùy theo vùng và loại răng. Mỏng nhất là ở cổ răng cửa dưới (0,91,1mm), ở cổ răng nanh là 2- 2,9mm và dày nhất ở rìa cắn răng 3 hàm trên
(4,4mm), ở đỉnh núm răng hàm khoảng 3,0- 3,8mm.
1.1.3. Xê măng
Xê măng là một mô cứng bao bọc chân răng, dày nhất ở vùng chóp răng
và ở vùng giữa các chân răng của răng nhiều chân ( 50-200àm) và mỏng nhất
tại ranh giới men – cement (CEJ) ở vùng cổ răng ( 10 – 50 àm). Xê măng
không chứa thần kinh và mạch máu, nó được ni dưỡng bằng dây chằng nha
chu bao xung quanh. Ở người khỏe mạnh khơng nhìn thấy được xê măng do
nó nằm hồn toàn ở chân răng, trên lớp hạt Tome của ngà.
Đường nối xê măng – ngà là ranh giới phân chia thân răng và chân răng
giải phẫu. Tuy nhiên, 30% trường hợp xê măng và men gặp nhau theo kiểu
đối đầu không phủ lên nhau, 60% xê măng phủ lên men răng và 10% là lộ
ngà. Dạng xê măng và men khơng gặp nhau, để lộ ngà bệnh nhân có thể bị
nhạy cảm ngà và dễ sâu chân răng.
Về mặt vi thể: xê măng được tạo nên bởi một khung sợi khoỏng húa
với các tế bào. Khung sợi bao gồm cả các sợi sharpey và các sợi nội sinh. Các
sợi sharpey là một phần của các sợi Collagen có nguồn gốc từ dây chằng nha
chu, gắn vào phần ngoài của xê măng tạo thành góc 900 với bề mặt xê măng.



6
Xê măng trưởng thành có thành phần vơ cơ chiếm 65%, 23% là thành
phần hữu cơ, 12% là nước. Cấu trúc tinh thể chủ yếu bởi Calcium hydroxy
apatite với công thức hóa học Ca10(PO4)6(OH)2.
1.2 Đặc điểm lâm sàng của hội chứng nhạy cảm ngà.
1.2.1. Định nghĩa
Nhạy cảm ngà được mô tả là một triệu chứng nhói buốt ngắn xuất hiện
từ phần ngà bị lộ ra khi đáp ứng với các kích thích như nhiệt độ, cọ sát cơ
học, luồng hơi hay kích thích hóa học mà khơng phải bất kỳ khiếm khuyết
hay bệnh lý răng nào khác.
1.2.2. Dịch tễ học nhạy cảm ngà
Tỷ lệ mắc nhạy cảm ngà có thể dao động từ 3 đến 57%, ở người viêm
quanh răng tỷ lệ này là 72- 98%. Thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nhiều nhất ở
30-40 tuổi. Nữ gặp nhiều hơn nam [35], [66].
Theo báo cáo của tác giả Hoàng Đạo Bảo Trâm (2012) tỷ lệ nhạy cảm
ngà ở Việt Nam khoảng 47-48% (hay gặp ở lứa tuổi 30-40)
Tiến sĩ Tống Minh Sơn điều tra tình trạng nhạy cảm ngà răng ở công ty
Bảo hiểm Việt Nam, nhận thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà là 47,7%, tập trung ở lứa
tuổi 22-58 [4].
Vị trí răng hay gặp nhạy cảm ngà nhất là răng nanh và răng tiền hàm
thứ nhất. Sau đó là răng cửa và răng tiền hàm thứ hai. Răng hàm ít bị ảnh
hưởng nhất bởi nhạy cảm ngà [25], [35].
Vùng thường gặp nhạy cảm là vùng cổ răng với 90% trường hợp [62].
1.2.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà có thể chia làm 2 pha [62] :


7
- Pha 1 (quan trọng hơn): do co tụt lợi gây lộ lớp xê măng. Xê măng có
khả năng kháng mài mịn thấp vì vậy rất nhanh chóng bị mũn gõy lộ lớp ngà.

Hơn nữa, có khoảng 10% trường hợp giao điểm xê măng – men ở vùng cổ
răng có khoảng cách: xê măng và men không tiếp xúc vào nhau làm lộ lớp
ngà bên dưới.
- Pha 2: thương tổn khu trú xảy ra khi ngà bị bộc lộ do mất men.
Ngà bị lộ do mất men là hậu quả của các tổn thương tổ chức cứng
(không do sâu) như sau [66]:
+ Mịn răng- răng: thường gặp ở người có tật nghiến răng. Tổn thương
tập trung là mòn hai hàm khớp khít nhau, vị trí mịn ưu tiên chính là cỏc nỳm tựa
răng hàm và rìa cắn răng cửa theo hướng từ trên xuống dưới – từ trong ra ngoài.
+ Mài mịn răng: thói quen ăn các thức ăn xơ cứng, kem đánh răng có
các hạt q thơ hay lơng bàn chải q cứng... đều có thể gây nên mịn răng.
Đặc điểm đặc trưng của mòn răng dạng này là khơng có sự khớp khít hai hàm
và khơng có diện mịn ưu tiên. Sự mịn răng có xu hướng làm tù tồn bộ cỏc
nỳm răng hàm. Mịn cổ răng do thói quen đưa ngang bàn chải cũng là nguyên
nhân thường gặp trong nhóm này.
+ Mịn hóa học: thường gặp ở những bệnh nhận mắc chứng ăn vơ độ hay
thói quen ăn uống đồ ăn có tính acid. Đơi khi gặp ở những bệnh nhân mắc hội
chứng trào ngược dạ dày – thực quản với tổn thương mòn ở mặt trong răng
cửa hàm trên.
+ Tiêu cổ răng: đõy là một nguyên nhân rất hay bị bỏ qua khi thăm
khám. Những răng lệch lạc, sang chấn khớp cắn có thể gây nên sự gãy vỡ các
tinh thể apatit ở vùng cổ răng. Tổn thương là những vết lõm tại cổ răng trên
một răng đơn độc.


8

Hình 1.1 : Co tụt lợi và mịn cổ răng gây nhạy cảm ngà
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của nhạy cảm ngà
Nhiều học thuyết đã được sử dụng để giải thích cơ chế của nhạy cảm

ngà. Giả thuyết sớm nhất là học thuyết cơ chế cảm thụ của răng. Giả thuyết
này chỉ ra rằng nhạy cảm ngà được gây ra bởi những kích thích trực tiếp lờn
cỏc đầu thần kinh cảm giác trong răng. Tuy nhiên bằng kính hiển vi điện tử và
các thí nghiệm, người ta đã chỉ ra rằng khơng có sự tồn tại của các tế bào thần
kinh trong các phần cảm giác của phần phía ngồi răng [33], [34].
Cơ chế biến đổi của tế bào tạo răng được đề nghị bởi Rapp gợi ý rằng
tế bào tạo răng đóng vai trị như một cơ quan cảm thụ. Những thay đổi gián
tiếp điện thế màng của các tế bào tạo răng già cỗi tiếp hợp với các sợi thần
kinh đưa đến cảm giác đau từ đầu mút thần kinh nằm ở ranh giới tủy – ngà [].
Tuy nhiên bằng chứng của học thuyết về cơ chế biến đổi của tế bào tạo răng là
thiếu cơ sở và không thuyết phục [60].
Năm 1964, Brannstrom và Astrom đã giải thích cơ chế bệnh sinh của
nhạy cảm ngà bằng thuyết thủy động học. Đó là do sự dịch chuyển của
nguyên bào tạo ngà trong lòng ống ngà [13]. Điều này hoàn toàn phù hợp với


9
nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy những vùng bị nhạy cảm có nhiều ống
ngà mở hơn hẳn những vùng khơng nhạy cảm [47], [52].
Trong điều kiện bình thường, ngà răng được che chắn bởi men và xê
măng không chịu những kích thích trực tiếp. Khi những ống ngà ngoại vi bị lộ
ra sẽ chịu những kích thích trong mơi trường miệng làm tăng dòng chảy trong
lòng ống ngà. Sự thay đổi này gây nên thay đổi áp suất trong tồn bộ ngà răng
làm hoạt hóa các sợi thần kinh A tại ranh giới ngà – tủy hoặc giữa các ống
ngà gây nên ê buốt [35].
Tuy nhiên, các kích thích khác nhau gây nên những hướng dịch chuyển
khác nhau của dịng chảy, do đó tạo nên những cơn đau với những cường độ
khác nhau. Với các kích thích lạnh, luồng hơi hay dung dịch ưu trương: dòng
chảy theo hướng từ tủy ra sẽ hoạt hóa một cách có hiệu quả các đầu mút thần
kinh trong răng hơn so với kích thích nóng là ngun nhân dịng chảy hướng

về phía tủy [62].
Mặc dù cơ chế thủy động học giải thích được hầu hết các trường hợp
nhạy cảm ngà. Tuy nhiên trên thực tế một số trường hợp nhạy cảm ngà vẫn
tồn tại mặc dù các ống ngà đã được bít kín, điều đó chỉ ra cũn cú cỏc cơ chế
khác thêm vào cơ chế thủy động học. Pashley cho rằng có thể có vai trị của
hoạt động thần kinh trong việc gây ra các triệu chứng của nhạy cảm ngà, ví
dụ: sự phóng thích các neuropeptides từ những đầu mút thần kinh bị hoạt hóa
và gây nên một biểu hiện viêm do thần kinh, do đó các triệu chứng của nhạy
cảm ngà có khả năng tự đề kháng [54], [55].
Brugnera đã phân loại các kích thích có thể gây nhạy cảm ngà thành 4
nhóm [15]:
- Cơ học: sự cọ sát cơ học khi lấy cao răng, vệ sinh răng miệng.


10
- Nhiệt: sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong mơi trường miệng, đặc biệt
là các kích thích lạnh.
- Thay đổi áp suất: khi ở trên máy bay hay tàu ngầm.
- Húa học: những chất ưu trương như đường, muối và các sản phẩm vi khuẩn.

Hình 1.2 : Hỡnh ảnh cỏc ống ngà mở trong nhạy cảm ngà

Hình 1.3 : Cơ chế nhạy cảm ngà theo thuyết thuỷ động học


11

Hình 1.4 : Hướng dịng chảy trong ống ngà dưới tác động của kích thích
 : Hướng của dịng chảy trong ống ngà khi gặp kích thích lạnh
 : Hướng của dịng chảy trong ống ngà khi gặp kích thích nóng

1.2.5. Các phương pháp xác định mức độ nhạy cảm ngà
Xác định mức độ ê buốt của nhạy cảm ngà cung cấp một giới hạn mà từ
đó lập ra được biểu đồ về sự thay đổi sau này [62]. Mức độ ê buốt có thể xác
định thơng qua 2 tiêu chí :
- Cường độ kích thích cần có để gây ê buốt : là cường độ kích thích nhỏ nhất
để gây ê buốt (ngưỡng ê buốt). Để xác định ngưỡng ê buốt cần thử lặp lại nhiều
lần cách nhau một khoảng thời gian để thu được giá trị trung bình hay mức
ngưỡng.
- Sự đánh giá chủ quan cảm giác ê buốt gây ra bởi kích thích (hay là sự
định giá đáp ứng sau kích thích), sự đánh giá này dựa vào hai thang phân loại:
+ Phân loại VRS (Verbal rarting scale)
mức 0: khơng thấy khó chịu
mức 1: hơi khó chịu
mức 2: khó chịu nhiều
mức 3: khó chịu nhiều hơn 10 giây


12
Nhược điểm của thang phân loại này là ít sự lựa chọn, khơng mơ tả chi
tiết tình trạng ê buốt
+ Phân loại VAS ( Visual analog scale) có 10 mức đo độ ê buốt:
mức 0 : Khụng ê buốt
mức 1- 3: Ê buốt nhẹ
mức 4- 6 : Ê buốt vừa phải
mức 7 -9: Ê buốt mạnh
mức 10: Ê buốt không chịu nổi
Mặc dù cỏch đỏnh giá này không cho phép phân biệt giữa yếu tố khách
quan và chủ quan gây ê buốt nhưng nó thực tế và hữu dụng để đánh giá nhạy
cảm ngà.
Sự kết hợp hai thang đánh giá này sẽ hạn chế những sai sót.

* Các phương pháp đo mức độ nhạy cảm ngà như sau [35]:
1.2.5.1. Đo bằng kích thích hóa học
Sử dụng dung dịch Glucose hoặc Sucose ưu trương. Dung dịch acid
khơng được sử dụng vì có thể làm trầm trọng triệu chứng.
Quét dung dịch ưu trương lên bề mặt vùng nhạy cảm bằng một que
bông trong vòng 10 giây cho đến khi bẹnh nhân thấy khó chịu.
Sử dụng phương pháp này có nhược điểm là khó kiểm sốt đáp ứng
đạt được.
1.2.5.2. Đo bằng kích thích luồng khí lạnh
Sử dụng luồng khí từ ghế nha khoa được đặt vào răng trong 1 giây với áp
lực 45 psi ở nhiệt độ 19 - 24ºC, khoảng cách 1cm và vng góc với bề mặt răng.


13
Nhược điểm là khó giới hạn vùng răng bị kích thích với kỹ thuật bằng
luồng khí. Thường dùng để lựa chọn ban đầu những răng hoặc người tham gia
nghiên cứu.
1.2.5.3. Đo bằng kích thích nước lạnh
Đây là phương pháp lý tưởng để đánh giá mức độ nhạy cảm ngà và hạn
chế dương tính giả.
Sử dụng bộ dụng cụ chứa nước ở những nhiệt độ khác nhau (từ 020ºC). Bắt đầu với nước ấm và giảm dần nhiệt độ. Áp vào răng khơng nên
q 3 giây, nếu khơng đáp ứng thì để 3 phút trước khi tiếp tục thử nghiệm với
nhiệt độ nhỏ hơn. Nhiệt độ của nước giảm 5 0 với từng bước và thử nghiệm
dừng lại khi xuất hiện cơn ê buốt hoặc khi 00 (không nhạy cảm ngà).
Nếu cả kích thích xúc giác và nhiệt độ (hay luồng khớ) cựng được sử
dụng để đánh giá mức nhạy cảm ngà thì kích thích xúc giác được ứng dụng
trước để ngăn ngừa có thể có những cơn ê buốt dài sau kích thích nhiệt (do
nhiệt độ thấp) hoặc sự mất nước do luồng khí sau kích thích hơi.
1.2.5.4. Đo bằng kích thích nhiệt điện
Dụng cụ sử dụng là một đầu bịt nhiệt độ áp vào bề mặt răng. Nhiệt độ

trờn cõy thăm dò phụ thuộc vào loại dụng cụ sử dụng. Thử nghiệm bắt đầu ở
25ºC, giảm 5ºC mỗi bước thử cho đến khi có đáp ứng ê buốt. Thanh nhiệt này
phải tiếp xúc đúng với bề mặt răng để đảm bảo nhiệt độ được truyền đầy đủ
trong mỗi lần kích thích.
1.2.5.5. Đo bằng kích thích điện
Luồng điện được truyền từ từ vào bề mặt răng có thể được sử dụng để
đánh giá nhạy cảm ngà.


14
Tuy nhiên, luồng điện có thể xun qua mơ nha chu tác động đến thần
kinh quanh răng gây nên dương tính giả.
* Trong kỹ thuật luồng hơi hay hóa học, cường độ kích thích là khơng
thay đổi, biến số nghiên cứu dựa vào đáp ứng của bệnh nhân: đó là mức trung
bình của các lần đánh giá dựa vào thang phân loại VRS hoặc VAS. Ngược lại,
trong các kỹ thuật nhiệt điện, điện, nước lạnh hay cơ học bệnh nhân có thể
đáp ứng cả sau kích thích nên biến số nghiên cứu dựa vào sự tăng lên hay
giảm đi của cường độ kích thích.
1.2.5.6. Đo bằng kích thích cơ học
Dụng cụ kích thích là một que sonde bịt đầu và máy nén cơ học, hoặc
sử dụng máy Yeapde. Những kích thích này được đặt vng góc với răng,
cường độ tăng dần cho đến khi tới ngưỡng ê buốt. Sử dụng máy Yeaple sự
biến đổi được kiểm soát bởi một thiết bị điện từ. Đây là một phương pháp đơn
giản và cho kết quả chính xác.
Trong đa số trường hợp, nếu độ mạnh khoảng 70g là ngồi ngưỡng kích
thích ê buốt, răng được coi như không nhạy cảm. Bắt đầu thử bằng cường độ
nhỏ nhất, sau đó tăng dần tới khi có cảm giác ê buốt. Mỗi lần cường độ kích
thích tăng thêm 5g.
1.3. Điều trị nhạy cảm ngà
Theo thuyết thủy động học, nhạy cảm ngà là do thay đổi dòng chảy

trong ống ngà kích thích đầu mút thần kinh tận cùng ở vùng ranh giới ngà –
tủy. Vì vậy, để điều trị nhạy cảm ngà có thể tác động vào nhiều nhân tố trong
chuỗi thủy động học. Dựa vào sự tác động này có thể chia các phương pháp
điều trị nhạy cảm ngà thành 3 nhóm:


15
- Nhóm có tác dụng đóng kín ống ngà: sự đóng ống ngà có thể bằng cơ
chế thụ động như sự kết tủa của Canxium phosphate của nước bọt hay sự kết
dính Protein huyết tương với các thành phần nước bọt trong lòng ống ngà.
Hoặc bằng cơ chế chủ động như lớp lắng đọng những vật chất vô cơ hoặc sản
phẩm hữu cơ trong ống ngà [66].
Trong nhóm này bao gồm các sản phẩm chứa oxalate, calcium... hoặc
các resin, glass – ionomer. Laser cũng được xếp vào nhóm điều trị này.
- Nhóm có tác dụng làm đơng dịng chảy trong ống ngà: Laser và các
glutaraldehyde hoặc HEMA (2 Hydroxyethyl methacrylate 35%) được xếp
vào nhóm này.
- Nhóm có tác dụng làm tăng ngưỡng kích thích thần kinh: bao gồm các
muối có ion K+.
Theo Landry và Voyer, các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà nên
hiệu quả ngay từ lần đầu và phải đáp ứng với những đặc điểm sau [42]:
- Không kích ứng tủy hoặc khơng ê buốt
- Thực hiện dễ dàng
- Hiệu quả lõu dài
- Không làm nhiễm màu răng
- Không gây hại mô mềm và dây chằng quanh răng
- Giá thành thấp



×