Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Lý thuyết và vấn đề áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.97 KB, 7 trang )

Lý thuyết và vấn đề áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
I.Phần mở đầu
Trong nông nghiệp thì đối tượng chủ yếu là cây trồng, vật nuôi do đó việc đánh
giá chính xác hiệu quả kinh tế trong sản xuất là cơ sở để các đơn vị thực hiện các
biện pháp canh tác hợp lí, lựa chọn các giống cây tròng phù hợp với đặc điểm tự
nhiên của vùng.
Chính vì thế mà hiệu quả kinh tế được xem trọng và được đánh giá một cách
thường xuyên và chính xác, và đây được xem là tiêu chuẩn cao nhất của mọi lựa
chọn kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II. Nội Dung
1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1 Khái niệm hiệu quả
Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản
là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả
năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo
những tỷ lệ nhất định. Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đạt được hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.
• Hiệu quả kỹ thuật:
Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản
ánh trình độ, khả năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố
đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của
sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị
sản phẩm.
• Hiệu quả phân bổ:
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng
kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một


lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả
phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính đến các yếu tố giá cảu các yếu tố đầu vào và
đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá.
• Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng
nguồn lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.
2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những
quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất
muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là:
nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá
trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch
này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả
kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội.
Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt
của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau,
gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất
lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh
tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả
nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.
3 Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong SXNN
- Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông
nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất
nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp

bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế
cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
4 Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:
• Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được
một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó
người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa
các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác
định.
• Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số
giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.
H =

Q/

C
Trong đó:

Q: Khối lượng tăng thêm

C: Chi phí tăng thêm
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi
phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu

quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
• Quan điểm 3 : xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động
giữa chi phí và kết quả sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết
quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu tăng
thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.
H =
C
Q


%
%
%

Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được
%

C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra
5 . Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
• Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch
vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường
là 1 năm.
GO =

=
=
ni
i
ii

PQ
0
Trong đó: Pi: đơn giá/sản phẩm
Qi: khối lượng sản phẩm thứ i
• Tổng chi phí (TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao dộng đã
đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm.
TC = IC + A (khấu hao) + CL (lđ gia đình và các vật chất tự có)
• Chi phí trung gian (IC) : Là bộ phận cấu thành cảu tổng giá trị sản xuất bao
gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản
phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi
phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.
IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài)
• Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần
giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một
bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO - IC
• Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao
động của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA – A – Thuế
• Lợi nhuận (LN): Là hiệu số giữa doanh thu và chi phí.
LN = GO – TC
• Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị diện tích (GO/S): Chỉ tiêu này cho biết
trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
• Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị diện tích (VA/S): Chỉ tiêu này cho biết trên
mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
• Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này
cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị
giá trị sản xuất.
• Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này
cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị

giá trị gia tăng.
• Thu nhập hốn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu này
cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị
thu nhập hỗn hợp.
• Lợi nhuận tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (LN/IC): Thể hiện 1 đơn vị
chi phí mua ngoài bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
• VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được
bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu
tư sản xuất.
• GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động
của một đơn vị diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu
giá trị sản xuất.
• VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị
diện tích phản ánh một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1
đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2 Vấn đề ứng dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất trong nông
nghiệp
Bài toán ứng dụng: Phân tích hiệu quả của hoạt động nuôi tôm:
Thông tin đầu vào
1.Đầu tư ban đầu
1.1.Máy móc (5 năm) 150 (trđ)
1.2. Đào ao (20 năm),
diện tích ao: 1ha
100 (trđ)
2. Chi phí
2.1. Thức ăn
+ Thức ăn công nghiệp
• Số lượng
• Giá

+ Rong
Số lượng
Giá
20.000 (kg)
11.500 (đ)
200 (kg)
8000 (đ)
2.2. Tôm giống 20 (trđ)
2.3. Vận chuyển 4 (trđ)
2.4. Vệ sinh ao nuôi 50 (trđ)
2.5. Dầu chạy máy 30 (trđ)
2.6. Lao động
+ Lao động thuê ngoài
+ Lao động gia đình
( 100.000đ/công)
250 (công)
70 (công)
3. Thu nhập
Tổng sản lượng 20.000 (kg)
Giá bán 40.000 đ/kg
• GO = 20.000 * 40.000 = 800 (triệu đồng)
• IC = 360,6 – 17,5 = 352,6 trđ
A= ((150/5) + (100/20))/2 = 17,5 triệu)
• TC = 352,6 + 17,5 + 7 = 377,1 trđ
• VA = 800 – 352,6 = 447,4 trđ
• MI = 447,4 – 17,5 = 429,9 trđ
• LN = 800 – 377,1 = 422,9 trđ
• GO/S = 800/1 = 800
Trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được 800 đơn vị giá trị sản xuất.
• VA/S = 447,1/1 = 447,1

Trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được 447,1 đơn vị giá trị gia tăng.
• GO/IC = 800/352,6 = 2,27
Cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 2,27 đơn vị giá trị sản xuất.
• VA/IC = 447,4/352,6 = 1,27
Cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,27 đơn vị giá trị gia tăng.
• MI/IC = 429,9/352,6 =1,22
Cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,22 đơn vị thu nhập hỗn
hợp.
• LN/IC = 422,9/352,6 =1,20
Cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,20 đơn vị lợi nhuận.
• VA/GO = 447,4/800 = 0,56
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được 0,56 đồng giá trị
gia tăng
• GO/LĐ = 800/320 = 2,5
Cho biết một ngày công lao động tạo ra 2,5 đơn vị giá trị sản xuất.
• VA/LĐ = 447,4/320 = 1,40
Cho biết một ngày công lao động tạo ra 1,40 giá trị sản xuất.
• LN/TC = 422,9/377,1 = 1,12
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,12 đồng lợi nhuận.
III. Kết luận:
Hiện nay với những yêu cầu khắc nghiệt của cơ chế thị trường đã và đang đặt ra
cho các thành phần tham gia sản xuất kinh doanh 2 con đường lựa chọn: Hoặc là
đổi mới, tự khẳng định và phát triển không ngừng, hoặc là rập khuôn, làm ăn thua
lỗ.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh
nghiệp, hộ gia đình là điều kiện giúp cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, các
chủ hộ hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó
đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm giúp cho doanh nghiệp. hộ gia đình khắc
phục những tồn tại, phát huy những mặt mạnh để từ đó đứng vững và phát triển đi
lên.

×