Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE CUONG HK I SINH 8 CO DAP AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.36 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN SINH HỌC LỚP 8
Câu 1: Cho VD và phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động của các
hệ cơ quan trong cơ thể?
Khi bị tổn hệ thần kinh trung ương, tuỳ theo tổn thương ở phần nào mà bệnh nhân có thể
ngưng tim (hệ tuần hoàn), ngưng thở (hệ hô hấp), liệt chi (hệ vận động) hoặc tiểu tiện, đại
tiện không tự chủ (hệ bài tiết, hệ tiêu hoá),… Điều này chứng tỏ hệ thần kinh điều hoà hoạt
động các hệ cơ quan trong cơ thể.
Câu 2: Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:
Tế bào là đơn vị cấo tạo của cơ thể, có thể thực hiện đầy đủ những chức năng của cơ thể
như: trao đổi chất, lớn lên và sinh sản, trả lời kích thích. Vì vậy ta nói tế bào cũng là đơn vị
chức năng của cơ thể.
Câu 3: Phản xạ là gì? Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh
trong phản xạ đó.
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
- VD: Trời lạnh→ nổi da gà (da săn lại)
Phân tích : Nhiệt độ lạnh của môi trường kích thích cơ quan thụ cảm ở da làm phát sinh
xung thần kinh, xung thần kinh này theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương
thần kinh. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới
cơ chân lông làm cho cơ này co giúp da săn lại, cơ thể chống được lạnh.
Câu 5: Vai trò của bộ xương đối với cơ thể người? Vai trò của từng loại khớp xương ?
- Vai trò bộ xương : Bộ xương là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của cơ.
- Vai trò các khớp xương :
+ Khớp động giúp cơ thể cử động dễ dàng, linh hoạt trong hoạt động lao động (tay, chân).
+ Vai trò của khớp bán động giúp cơ thể cử động có hạn chế, tạo dáng đứng thẳng (cột sống).
+ Khớp bất động : cố định, tạo khung bảo vệ phần bên trong (hộp sọ).
Câu 6: Nguyên nhân của sự mỏi cơ ? Biện pháp tăng cường khả năng của cơ ?
- Nguyên nhân của sự mỏi cơ : Do không cung cấp đủ năng lượng và thiếu oxi nên tích
tụ axit lactic gây mỏi cơ.
- Biện pháp tăng cường khả năng của cơ :
+ Thường xuyên tập thể dục thể thao, lao động chân tay (lao động trên vườn, ruộng).


+ Trạng thái thần kinh sảng khoái, ý thức cố gắng.
+ Khối lượng và nhịp co cơ thích hợp.
Câu 7 : Tại sao phải tập thể dục giữa buổi học, giữa buổi làm việc (lao động trí óc) với
những động tác vui càng tốt ?
- Vì tập thể dục làm tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan khác như : hệ hô hấp
cung cấp oxi cho cơ thể nhiều hơn, hệ tuần hoà máu thải axit lactic được nhanh hơn giúp xua
tan mệt mỏi.
- Với những động tác thể dục vui, gây cười giúp tinh thần sảng khoái cho thời gian còn
lại của buổi học, buổi làm việc đạt năng suất cao hơn.
Câu 8 : Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng
hai chân ?
- Cột sống có 4 chỗ cong tạo dáng đứng thẳng, những chỗ cong có tác dụng như lò xo.
- Xương chậu nở rộng có thể nâng đỡ phần trên cơ thể.
- Xương bàn chân hình vòm, xương gót phát triển giúp đi, chạy dễ dàng, linh hoạt bằng
2 chân.
Câu 9: Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của mỗi thành phần.
- Máu gồm huyết tương (chiếm 55% ) và các tế bào máu (chiếm 45% ) gồm: hồng cầu,
bạch cầu và tiểu cầu.
* Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng, dễ dàng vận chuyển các chất .
* Tế bào máu:
- Hồng cầu: vận chuyển O
2
và CO
2
.
- Bạch cầu (5 loại): bảo vệ cơ thể.
- Tiểu cầu: thành phần chính tham gia đông máu.
Câu 10: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Vì tim hoạt động theo chu kì là 0,8 giây gồm 3 pha, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, nghĩ
0,7 giây; tâm thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây⇒ tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4 giây đủ

để tim hồi phục hoàn toàn, vì vậy mà tim hoạt động cả đời mà không mệt mỏi.
Câu 11: Các biện pháp nào dể tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch?
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, thấp khớp, bạch hầu.
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch.
Câu 12: Trình bày tắt quá trình hô hấp ở động vật.
- Nhờ hoạt động của lòng ngực và các cơ hô hấp mà ta hít vào và thở ra, làm cho không khí
trong phổi thường xuyên được đổi mới, đây là giai đoạn thông khí.
- Chức năng quan trọng của hệ hô hấp là sự trao đổi khí, gồm trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
+ Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O
2
từ không khí phế nang vào máu và của
CO
2
từ máu vào không khí phế nang.
+ Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và của CO
2
từ tế
bào vào máu.
Câu 13: Dung tích sống là gì? Làm thế nào để ta có dung tích sống lí tưởng?
- Dung tích sống là thể tích khí lớn nhất mà một cơ thể hít vào và thở ra một lần.
- Để cơ thể có một dung tích sống lí tưởng ta phải thường xuyên, đều đặn tập thể dục và
thể thao đúng phương pháp ngay từ lúc còn nhỏ và trong thời gian lâu dài.
Câu 14: Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng
làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các
tác nhân có hại?
- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm,
làm ẩm không khí đi vào phổi:
+ Khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhầy có tác dụng làm ẩm
+ Mũi có lớp mao mạch dày đặc có tác dụng làm ấm không khí đi vào phổi.

- Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại:
+ Mũi có nhiều lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do niêm mạc tiết ra giữ các
hạt bụi nhỏ, lớp lông nhung quét bụi ra khỏi khí quản.
+ Sụn thanh thiệt (nắp thanh quản) đậy kín đường hô hấp để khỏi lọt thức ăn vào đường
dẫn khí khi nuốt.
+ Họng có 6 tuyến amidan và một tuyến V.A. chứa nhiều tế bào limphô tiết kháng thể
để vô hiệu quá các tác nhân gây nhiễm.
Câu 15: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Trong khói thuốc lá có các chất khí độc hại cho hệ hô hấp như:
- Nicôtin làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí→ có thể
gây ung thư.
- NO
X
gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao.
- CO chiếm chỗ của oxi trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu oxi, đặc biệt
khi cơ thể hoạt động mạnh.
Câu 16: Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”.
Khi nhai kĩ thì thức ăn được nghiền nhuyễn nhỏ, thấm đều dịch tiêu hoá nên hiệu suất
tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ càng nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.
Câu 17:Tóm tắt phương pháp làm tiêu bản mô cơ vân.
- Rạch da đùi ếch lấy một bắp cơ đùi còn tươi đặt trên lam
- Dùng kim nhọn rạch bao cơ theo chiều dọc bắp cơ, dùng ngón cái và ngón trỏ đặt 2
bên mép rạch, ấn nhẹ sẽ thấy những sợi mảnh nằm dọc bắp cơ, đó là các tế bào cơ.
- Lấy kim mũi mác gạt nhẹ cho các sợi cơ đó tách khỏi bắp cơ dính vào bản kính, rồi bỏ
bắp cơ tách ra, nhỏ 1 giọt dung dịch sinh lí 0,65% NaCl lên các tế bào cơ, đậy lamen và quan
sát dưới kính hiển vi.
Câu 18: Trình bày cách sở cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay.
- Dùng một nẹp đở lấy cẳng tay, lót trong nẹp bằng gạt hay vải sạch gấp dày ở chỗ đầu
xương.
- Buộc định vị ở hai chỗ đầu nẹp và hai bên chỗ xương gãy.

- Dùng băng y tế hoặc băng vải băng từ trong ra cổ tay, băng cần quấn chặt, sau đó làm
dây đeo cẳng tay vào cổ.
Câu 19: Cách sơ cưu cầm máu khi chảy máu mao mạch và tĩnh mạh.
- Tập băng vết thương ở lòng bàn tay.
- Các bước tiến hành:
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu
không chảy ra nữa).
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iôt.
+ Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán.
+ Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miệng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương
và dùng băng buộc chặt lại.
- Lưu ý: sau khi băng, nếu vết thương vẫn chảy máu, cân đưa ngay đến bệnh viện cấp
cứu.
Câu 20: So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phương pháp hô hấp
nhân tạo.
So sánh 2 phương pháp hô hấp nhân tạo:
* Giống nhau:
- Mục đích: Phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.
- Cách tiến hành:
+ Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12 – 20 lần/phút.
+ Lượng khí được thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200ml.
* Khác nhau:
- Cách tiến hành:
+ Phương pháp hà hơi thổi ngạt: Dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi qua
đường dẫn khí.
+ Phương pháp ấn lồng ngực: Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào
lồng ngực.
- Hiệu quả: phương pháp hà hơi thổi ngạt có nhiều ưu thế hơn như:
+ Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi
+ Không làm tổn thương lồng ngực (như làm gãy xương sườn)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×